Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

SKKN một số biện pháp sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động giáo dục cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 39 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP SẮP XẾP, BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG
ĐỒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON”


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN

------  -------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP SẮP XẾP, BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG ĐỒ
CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON”

Tác giả: Hồ Thị Nữ
Tổ chuyên môn: 2 & 3
Năm học: 2021 - 2022
ĐT: 0976040267


LỜI TỰA!
Hẳn nhiều người trong chúng ta đã biết đến bộ phim hoạt hình nổi tiếng
Câu chuyện đồ chơi (Toy story)của đạodiễn người MỹJohn Lasseter. Câu chuyện
trong bộ phim kể về cuộc sống và cuộc phiêu lưu của các nhân vật trong thế giới
đồ chơi, làm hấp dẫn, nức lòng các bạn nhỏ trên toàn thế giới. Theo miêu tả của
tác giả, những ông khoai tây, những phi hành gia, những chú lợn đất hay cô búp
bê kia, trong con mắt người lớn, có thể chỉ là những vật dụng vô tri vô giác, chúng
“giả vờ” nằm yên khi con người đi qua. Nhưng thực thế, chúng là những sinh thể
có linh hồn, có tình cảm, có nhịp sống, trải nghiệm và những hành trình riêng. Bộ


phim đánh thức trong chúng ta, những người lớn, một điều rằng: Thế giới đồ chơi,
thế giới của trí tưởng tượng, đối với con trẻ, quan trọng và đẹp đẽ tới nhường nào!


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đối với trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là phương tiện giúp trẻ phát triển thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, góp phần hình thành những yếu tố ban đầu về
nhân cách trẻ, trẻ được học được chơi một cách hứng thú, thỗ mãn nhu cầu chơi
của trẻ. Tìm hiểu tình hình thực tế qua mỗi lần chuyển từ lớp này sang lớp khác, phòng
học này sang phòng học khác, ở nhiều lớp học trong trường nói chung trong độ tuổi
mẫu giáo bé 3- 4 tuổi nói riêng, tơi nhận thấy sự sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi
của giáo viên ở các lớp chưa được chú trọng. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp không khoa học,
không hợp lý; Chưa có sự phân loại đồ dùng đồ chơi để thuận tiện cho việc dễ cất, dễ
quan sát, dễ lấy; Đồ dùng đồ chơi không được vệ sinh định kỳ gây ẩm mốc biến dạng;
Có những danh mục bị lãng quên không sử dụng đến thực sự rất lãng phí. Ở khía cạnh
khác, lại có tình trạng chỉ một loại đồ chơi mà dùng cho trẻ chơi từ chủ đề này sang
chủ đề khác rất đơn điệu, nhàm chán, hiệu quả giáo dục trẻ không cao... Thực trạng
tồn tại nói trên một phần do trẻ 3- 4 tuổi kỹ năng còn hạn chế, lại chưa được chú trọng
rèn ý thức sử dụng và bảo quản khiến cho đồ dùng đồ chơi xuống cấp nhiều... Mặt khác
trong một bộ phận giáo viên vẫn còn tồn tại suy nghĩ: Dạy chay rồi cũng xong, hư
hỏng rồi làm bổ sung sau...Hoặc trong thực tiễn khi cho trẻ chơi nhiều thì đồ chơi
sẽ hư hỏng đến lúc thi, dự giờ, đồ chơi khơng cịn đẹp, hiệu quả sử dụng khơng cịn
cao. Tất cả những tồn tại đó đã gây ra sự lãng phí kinh tế của nhà trường, cơng sức của
giáo viên và trên hết là thiệt thòi cho trẻ.
Trăn trở của tôi là: Cần lắm những giáo viên mầm non tâm huyết với nghề,
chú ý tập trung rèn cho trẻ ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Người giáo viên mầm
non ấy cịn phải khéo léo, sáng tạo và có những giải pháp sắp xếp- Bảo quản đồ
dùng đồ chơi cho trẻ thật khoa học, an tồn và mang tính thẩm mỹ. Từ đó thu hút
sự chú ý của trẻ tham gia hoạt động với đồ dùng đồ chơi. Vừa tránh sự lãng phí tài

sản chung vừa vận dụng tối đa các đồ dùng đồ chơi vào dạy- học- vui chơi góp
phần giúp trẻ phát triển một cách tồn diện. Đó chính là lý do để tơi lựa chọn đề tài
“ Một số biện pháp sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng trong hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non”.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài trước hết khảo sát thực trạng và thực nghiệm các giải pháp nhằm kiểm
nghiệm và đánh giá hiệu quả tích cực của việc sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ
chơi một cách khoa học, hệ thống. Từ đó đúc rút kinh nghiệm và đề xuất áp dụng


các giải pháp vào thực tiễn nhằm giúp giáo viên thuận tiện, tiết kiệm thời gian và
tiền bạc; Giúp trẻ hình thành, phát triển ý thức sắp xếp và giữ gìn đồ dùng đồ chơi,
tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi một cách đầy đủ và ý
nghĩa nhất.
3. Đóng góp mới của đề tài
Khi đi sâu tìm hiểu thực tiễn cũng như tìm tịi các nguồn tài liệu tham khảo, tơi
chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp, chưa có ứng dụng nào toàn diện, đầy đủ và
khoa học về vấn đề sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi sao cho thật sự hiệu quả và cụ
thể. Vì vậy qua q trình thực hiện, tơi thấy đề tài của bản thân đã có những yếu tố mới,
thực sự có tín hiệu tốt, có sức lan tỏa trong đồng nghiệp. Đề tài của tơi đóng góp vào
việc giúp giáo viên có cái nhìn mới cũng như có những giải pháp về việc bảo quản
và sắp xếp đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng trong hoạt
động giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi nói riêng.
Đề tài này đề xuất các giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm giúp giáo viên có cách
nhìn nhận đúng tầm quan trọng và thực hiện việc sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi
một cách hiệu quả hơn. Từ đó giáo viên sẽ giảm được đáng kể lượng thời gian dành cho
việc làm mới, bổ sung đồ dùng đồ chơi hàng năm mà lớp vẫn có lượng đồ dùng đồ chơi
phong phú, bền và đẹp. Thực hiện các giải pháp mà đề tài đặt ra cũng sẽ giúp tiết kiệm
về kinh phí cho nhà trường, cho các nhóm lớp khi không phải mua bổ sung nhiều đồ
dùng đồ chơi cho trẻ sau mỗi năm học. Đặc biệt các giải pháp còn hướng tới giúp trẻ

được trải nghiệm về cách lấy- Cất đồ dùng đồ chơi, từ đó hình thành cho trẻ thói quen
và ý thức sắp xếp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, sạch đẹp, góp phần hình thành ở
trẻ thái độ biết trân trọng các sản phẩm vật chất và tinh thần của con người.


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, đồ dùng đồ chơi cũng là một bộ phận của cơ sở vật chất
trong trường mầm non, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế theo ý đồ
sư phạm mà giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động học và chơi của trẻ, đồng
thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp trẻ thoã mãn nhu cầu học và chơi. Đối
với trẻ độ tuổi mẫu giáo bé (3- 4 tuổi), các nghiên cứu cho thấy đặc điểm tư duy
của trẻ đang chuyển từ trực quan hành động sang trực quan hình ảnh. Do vậy, đồ
dùng đồ chơi với tính chất mơ phỏng lại các đối tượng trong thiên nhiên và trong
đời sống sinh hoạt của con người là phương tiện rất cần thiết để trẻ tìm tịi, khám
phá, trải nghiệm, mở rộng hiểu biết về tự nhiên xã hội và rèn luyện các kỹ năng.
Đồ dùng đồ chơi là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình giáo dục phát
triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non.
Nhưng trên thực tế, đồ dùng đồ chơi được cấp phát hằng năm chưa thể đáp
ứng được hết nhu cầu giáo dục mầm non do nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục
nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cịn rất hạn chế. Bên cạnh đó, có những
hạng mục đồ chơi hiện có trong lớp học nhưng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu
học và chơi của trẻ. Trong khi trẻ em vốn rất thích được tham gia các hoạt động có
đồ dùng đồ chơi trực quan và cịn gì vui hơn khi trẻ được chơi và học tập với các
đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích. Do đó việc sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi vừa
mang tính thẩm mỹ, khoa học, hợp lý là rất quan trọng. Nó sẽ giúp trẻ dễ dàng
quan sát, thuận tiện trong việc lấy và cất đồng thời giúp giáo viên dễ dàng phát
hiện ra những đồ dùng đồ chơi hư hỏng để kịp thời khắc phục sửa chữa. Nó vừa
đảm bảo sự an toàn cho trẻ, vừa tăng tuổi thọ của đồ dùng đồ chơi đồng thời giúp
giáo viên luôn chủ động trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ, bởi “ Đồ dùng,

đồ chơi, học liệu được coi là sách giáo khoa giúp trẻ phát triển toàn diện”.
Đồ dùng đồ chơi là công cụ hỗ trợ đắc lực trong q trình học và chơi của cơ
và trẻ như thế nhưng việc sắp xếp, bảo quản đồ dùng, thiết bị dạy học thì khơng
phải lớp nào cũng thực hiện tốt. Từ đó gây lãng phí và ảnh hưởng khơng nhỏ đến
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy chúng ta những người làm công tác giáo
dục cụ thể là những giáo viên mầm non như chúng tôi cần xác định và hành động
đúng để góp phần giữ gìn đồ dùng đồ chơi có độ bền cao tránh lãng phí cho nhà
trường, cũng như tạo cho trẻ có bộ sưu tập đồ dùng đồ chơi phong phú, nhằm góp
phần nâng hiệu quả giáo dục mầm non.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng của đề tài
Những năm gần đây, bản thân tơi được phân cơng là tổ phó tổ chun mơn
khối 2&3 tuổi, có điều kiện được đi đến các lớp dự giờ thường xuyên, vừa là giáo


viên chủ nhiệm ở các lớp học khác nhau. Khi tiếp nhận lớp, qua khảo sát đồ dùng
đồ chơi đầu năm tôi băn khoăn rất nhiều về vấn đề sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ
chơi. Khi tiến hành khảo sát, kiểm kê toàn bộ đồ dùng đồ chơi trong nhóm lớp tơi
thật sự hoang mang bởi một số đồ dùng đồ chơi còn nguyên tem mác bị lãng quên
đã lâu không sử dụng đến, đồ dùng đồ chơi để hỗn độn, lộn xộn, một số đồ dùng
đồ chơi xuống cấp nhanh...Xa hơn nữa là khi nghe lãnh đạo trường tôi khi đi làm
công tác kiểm định ở các trường mầm non về có nói rằng “ Đồ chơi thì nhiều mà
bỏ trong hộp cất cao- Cất kín khơng có ký hiệu gì hết khi đồn hỏi mới đưa ra thì
các đồ dùng đồ chơi có trong danh mục thuộc trường cấp phát còn mới y nguyên
chưa từng sử dụng…” Tôi ngẫm ra một điều: Đây là vấn đề cần chấn chỉnh, khắc
phục cho bản thân và đồng nghiệp. Từ đó tơi đã chú trọng tập trung ưu tiên vấn đề
sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi, nhất là thời điểm đầu năm học chú trọng tới
công tác kiểm kê phân loại đồ dùng đồ chơi. Tôi đã lưu lại những hình ảnh cụ thể
để đúc rút kinh nghiệm và khi thực hiện đã nhận ra một số thuận lợi và khó khăn
như sau:

2. Thuận lợi
- Trường tơi đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi chăm sóc ni dạy
trẻ cũng như các cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi cấp tỉnh.
- Trong đội ngũ của trường vừa có nhiều giáo viên tâm huyết, nhiều kinh
nghiệm lâu năm trong nghề, vừa có những giáo viên trẻ rất tài năng trong hội hoạ,
có năng khiếu vẽ- Cắt dán những đồ dùng đồ chơi sáng tạo và đẹp mắt.
- Ban Giám Hiệu luôn quan tâm chỉ đạo mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi
đầu năm học.
- Trong mỗi lớp đều có phịng kho vừa là nơi để chăn chiếu gối, vừa như
một thư viện thu nhỏ cất đặt đồ dùng đồ chơi đã và chưa sử dụng cho từng chủ đề.
- Bản thân tôi là một giáo viên thật sự rất yêu nghề, yêu trẻ, là giáo viên có
tuổi đời và tuổi nghề cao trong tổ, là tổ phó tổ chun mơn khối 2&3 được đi thăm
lớp dự giờ nên có nhiều cơ hội đi và hiểu rõ tình hình sắp xếp và bảo quản đồ dùng
đồ chơi ở các lớp trong tổ.
3. Khó khăn
- Về nhà trường: Là trường cơng lập nên vấn đề kinh phí để mua sắm bổ
sung đồ dùng đồ chơi cho trẻ cịn nhiều hạn chế, có những danh mục đồ dùng đồ
chơi nằm ngoài khả năng chi duyệt mua sắm cho lớp. Mặt khác, có những danh
mục được phê duyệt nguồn kinh phí nhưng trên thị trường lại khơng có những loại
đồ dùng đồ chơi chuẩn chỉnh về màu sắc, chất lượng và độ an toàn khi sử dụng nên
nhà trường cũng gặp khó khăn khi mua sắm. Bên cạnh đó đồ dùng đồ chơi cho trẻ
mầm non do dùng nhiều nên mau cũ, nhanh hư hỏng, vì thế giáo viên phải giành
rất nhiều thời gian để làm bổ sung nhằm đảm bảo đủ cho trẻ học và chơi.


- Về giáo viên: Một số giáo viên chưa có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ
tài sản chung, sắp xếp cẩu thả, tuỳ tiện, cũng có những giáo viên cách sắp xếp bảo
quản lại kỹ quá dẫn đến lãng quên hoặc ngại lấy khi cần sử dụng, có khi lại sợ cho
trẻ chơi làm hư hỏng nên không cho trẻ được học và chơi với đồ dùng đồ chơi.
Giáo viên chưa thật sự chú trọng cho trẻ trải nghiệm xếp- Cất đồ dùng đồ chơi để

rèn ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi cho trẻ nên đồ dùng đồ chơi nhanh xuống cấp
và hư hỏng. Một số giáo viên trẻ chưa toàn tâm toàn ý trong công tác bảo quản và
sắp xếp đồ chơi khoa học cho nhóm lớp. Có nhiều giáo viên cũng do có năng khiếu
làm đồ dùng đồ chơi nên chủ quan lơ là trong việc sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ
chơi với suy nghĩ sẽ làm thay thế cái mới…
- Về trẻ: Trẻ 3- 4 tuổi ý thức sắp xếp và giữ gìn đồ dùng đồ chơi cịn nhiều
hạn chế. Nếu cơ khơng chú ý rèn ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi cho trẻ ngay từ
đầu và thường xun thì điều có thể xảy ra đó là: Trẻ có thể xé đi những bức tranh
đẹp, bẻ gãy hết các bút màu, bẻ các đồ dùng đồ chơi, đưa đồ chơi của lớp về nhà,
đồ dùng đồ chơi chơi xong khơng có ý thức sắp xếp lên giá, có thu dọn thì cũng
khơng gọn gàng…
Trước thực trạng trên tơi thật sự băn khoăn, trăn trở và mong muốn nghiên
cứu về các giải pháp. Nhưng khi tìm kiếm tài liệu trên các kênh thơng tin tơi nhận
thấy rất ít các cơng trình, bài viết liên quan đến việc sắp xếp và bảo quản đồ dùng
đồ chơi cho trẻ mầm non. Tơi tự hỏi: “ Khơng có thơng tin hay là vấn đề này chưa
được mọi người coi trọng? Liệu đề tài mình chọn có được sự quan tâm chú ý hay
khơng” Vì nỗi lo đó tơi nghĩ khơng nên mạo hiểm và đã từng 2- 3 lần quyết định từ
bỏ để lựa chọn 1 đề tài thuộc lĩnh vực khác có tính an tồn hơn… Nhưng sau 1 thời
gian do dự, cuối cùng tôi vẫn bảo vệ theo quan điểm của mình bởi tính cấp thiết về
sự bảo quản, sắp xếp đồ dùng đồ chơi và lợi ích mà nó mang lại, tôi lại kiên định
lựa chọn viết tiếp đề tài này để chia sẻ cùng đồng nghiệp và áp dụng sáng kiến, đề
tài là đúc rút qua những năm gần đây nhưng với đặc thù của năm học này trẻ nghỉ
dịch dài nên tôi đã phân chia cụ thể trong khoảng thời gian để thực hiện tính trong
2 năm học từ thời điểm tháng 8/ 2020 đến tháng 4/2022 tại 4 lớp khối mẫu giáo bé
3- 4 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác.
4. Điều tra khảo sát thực trạng
Tôi đã tiến hành điều tra khảo sát thực trạng về những tiêu chí dẫn đến việc
sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi chưa có hiệu quả trong 4 lớp khối mẫu giáo
bé 3- 4 tuổi có kết quả cụ thể như sau:



Bảng khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài
Đạt
Chưa đạt
Số
TT
Nội dung khảo sát
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số
Số
lớp
lượng
lượng
%
%
1 Phân loại đồ chơi theo chủ đề
4
1
25%
3
75%
4

1

25%

3


75%

3

Ý thức sắp xếp, giữ gìn đồ dùng
đồ chơi ở lớp - ở nhà của trẻ
Bảo quản đồ dùng đồ chơi

4

1

25%

3

75%

4

Cập nhật, kiểm kê tài sản

4

1

25%

3


75%

5

Theo dõi tài sản cho mượn

4

0

0%

4

100%

2

Khi khảo sát mức độ sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ tơi đã
đưa ra 5 tiêu chí cụ thể để đánh giá, phân tích từng tiêu chí đó. Qua những tiêu chí
này để có cái nhìn cụ thể hơn, rõ ràng hơn về sự sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ
chơi, khả năng thực hiện của giáo viên, kỹ năng thực hiện của trẻ. Từ đó đưa ra
những giải pháp phù hợp và thực tế để khắc phục. Qua bảng khảo sát cũng cho
thấy các tiêu chí mà cơ và trẻ thực hiện hầu như ở các lớp chưa đạt, có lớp đạt
nhưng tỷ lệ chưa cao. Đặc biệt ở tiêu chí 5 thì chưa lớp nào đạt được.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Từ thực trạng ở các lớp trong khối nói chung và ở lớp tơi phụ trách nói riêng
về việc sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong
hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non, tôi đã đưa ra một số biện
pháp cụ thể như sau:

1. Biện pháp 1: Phân loại đồ dùng đồ chơi theo chủng loại và theo chủ đề.
Để việc sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
trong hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non mang lại kết quả cao,
việc đầu tiên mà giáo viên cần làm là phải phân loại đồ dùng đồ chơi một cách
khoa học theo chủng loại cũng như theo chủ đề rồi mới đưa ra các kế hoạch tiếp
theo.
1.1. Phân loại đồ dùng đồ chơi theo chất liệu và chủng loại.
Thời điểm để phân loại đồ dùng đồ chơi hợp lý nhất là vào đầu năm học. Cứ
mổi năm bản thân tôi nhận nhiệm vụ ở lớp mới thì khi nhìn vào phịng kho tơi
khơng xác định được đồ dùng đồ chơi của lớp có những loại gì, ở vị trí nào, vì thế
mà việc đầu tiên là tơi cùng đồng nghiệp tìm chỗ rộng nhất trong lớp tập kết tất cả
đồ dùng đồ chơi tung ra, rồi sau đó mới rà sốt chủng loại, chất liệu xem đồ dùng,
đồ chơi, học liệu gì mới gom về 1 chỗ.
Ví dụ: Đồ chơi lắp ghép bằng nhựa có nút ghép lớn, nút ghép nhỏ, lắp ghép
khối, lắp ghép hình ảnh để một mớ hỗn độn với nhau tơi sẽ chọn những hộp đồ có
chỗ chứa tương ứng và phân riêng từng hộp.


Hoặc như: Đồ dùng đồ chơi cho các lĩnh vực Thể chất- Tốn- Khám phá
khoa học- Lễ hội tơi cũng phân riêng hộp để thuận tiện khi cần dùng đến khơng
phải tìm kiếm lật tung cả lên…
Và khi đã phân loại được như vậy hàng ngày khi tổ chức cho trẻ hoạt động
tôi thấy rất nhẹ nhàng và hợp lý lúc tiến hành cho mỗi nhóm trải nghiệm với một
loại đồ chơi với khẩu lệnh của cô giáo. Trẻ lấy- Sử dụng và cất đồ dùng đồ chơi rất
nhanh nhẹn và gọn gàng không hề lẫn lộn.

Phân loại đồ chơi theo chất liệu- chủng loại
1.2. Phân loại đồ dùng đồ chơi theo chủ đề.
Ngay từ đầu năm nhà trường đã chỉ đạo đến các tổ chuyên môn về xây dựng
phân phối chương trình vậy nên giáo viên phải nắm được đồ dùng đồ chơi này phục

vụ cho bài học nào hoạt động nào? Chủ đề gì? để có những đề xuất với nhà trường
mua sắm hoặc giáo viên tự làm để có đủ trong hoạt động của trẻ. Giáo viên phải lên
kế hoạch sử dụng đồ dùng đồ chơi theo phân phối chương trình, trong đó thể hiện sự
phân loại đồ dùng đồ chơi theo các lĩnh vực hoạt động, theo chủ đề.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch đã xây dựng, tôi xếp ô tô, tranh ảnh, đồ
dùng, đồ chơi của từng chủ điểm, phân ra từng loại bỏ vào 1 hộp, đánh tên từng
loại rõ ràng dán lên hộp để khi sử dụng thuận tiện, học đến chủ điểm nào thì lấy
hộp đồ dùng chủ điểm đó xuống trưng bày ở giá, tủ đồ chơi. Chủ đề nào học rồi tôi
lại hướng dẫn trẻ cùng lau chùi sạch sẽ, xếp cất vào hộp và gác lên tủ, lên giá.
Không để nhiều đồ dùng đồ chơi ở trên giá góc trong lớp như vậy giúp cơ và cháu
khơng bị rối mắt, cũng dễ lấy sử dụng khi hoạt động. Mặt khác đồ dùng không bị
xếp chồng chất che lấp, bám bụi bẩn, đỡ bị hư hỏng và có thể sử dụng được nhiều
năm liền.
Khi sắp xếp phân loại đồ dùng đồ chơi tôi luôn chú trọng:


- Không để đồ dùng đồ chơi lẫn lộn các chủng loại, lĩnh vực, các chủ đề với nhau.
- Không để đồ dùng đồ chơi chưa sử dụng chồng chéo che lấp tầm nhìn, cao
quá hoặc nơi ẩm thấp.
- Các đồ dùng phải được dán mã theo thông tư 01(Văn bản hợp nhất của
BGD& ĐT), khi đóng chủ đề hoặc khơng dùng nữa cho vào hộp theo chủ đề có tên
chủ đề bên ngoài ở nơi dễ thấy:

Đồ dùng đồ chơi đã phân loại theo chủ đề
Làm tốt công tác phân loại thì khi đến chủ đề nào giáo viên chỉ cần chuyển
nguyên danh mục ghi rõ trên hộp ra sắp xếp lên giá, như vậy là đồ dùng đồ chơi
của chủ đề đó đã được đưa ra để sử dụng triệt để, tối đa tránh lãng phí.
Vậy nên phân loại đồ dùng đồ chơi theo chủng loại và theo chủ đề là việc làm
thiết thực, là yếu tố then chốt vừa để bảo quản vừa để khai thác và sử dụng từ đó
mang lại hiệu quả cao trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ

2. Biện pháp 2: Sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi
2.1. Hướng dẫn cách sắp xếp và rèn ý thức giữ dìn đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Đề tài tuy là tâm niệm ấp ủ bao năm, mổi khi tôi chuyển đến lớp mới, phịng
học mới và tơi đã thực hiện cụ thể trên trẻ trong năm học 2020- 2021 rồi nhưng tôi
muốn năm nay được trải nghiệm ở trẻ với những hình thức mới nhất với các minh
chứng cụ thể nhất. Dịch bệnh kéo dài, các con không được đến trường thời gian dài,
nay thời gian chỉ còn 2 tháng là đến hè các con được đi học. Điều này có ý nghĩa với
bản thân của cơ và trẻ nói chung và với tơi nói riêng, đó là thêm 1 lần tôi được cho
trẻ trải nghiệm ý thức sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi.


Đây là một trong những giải pháp giúp trẻ hỗ trợ giáo viên tạo nên môi trường lớp
học ngăn nắp, gọn gàng, đồ chơi có độ bền cao, hình thành cho trẻ 1 kỹ năng mềm…
Thật sự có lỗi với trẻ nếu như thiếu đi giải pháp này, nếu như việc sắp xếp và
bảo quản đồ dùng đồ chơi trong lớp chỉ dành riêng cho giáo viên. Tâm niệm điều đó
nên tơi cũng đã có giải pháp hướng trẻ tham gia cùng cơ giáo trong việc hình thành
cho trẻ thói quen nề nếp biết cất gọn đồ dùng đồ chơi sau khi học và chơi…
Tập cho trẻ đồ dùng đồ chơi lấy cất đúng chỗ quy định, cất đúng chủng loại của
đồ dùng đồ chơi, khi còn đồ chơi như hạt, lắp ghép mắc kẹt dưới giá trẻ nhặt lên trẻ
thì tự tìm đúng hộp để cất trẻ thì nhặt đưa cho cô giáo.

Cất bút vào lọ đúng màu sắc

Cất đồ chơi đúng chủng loại

Hướng dẫn trẻ được cách sắp xếp đồ dùng đồ chơi như vậy nên lớp tôi lúc nào
cũng rất gọn gàng, hầu như bút chỉ mòn đi chứ gãy vụn là rất ít; trong khi đó ở khá
nhiều các lớp khác, bút màu qua sử dụng trẻ bẻ gãy vụn, thậm chí có cả tình trạng mốc
lên.
- Mỗi chủ đề, mỗi tuần, mỗi ngày cô giáo cần chú trọng công tác sắp xếp đồ

dùng đồ chơi trên giá gọn gàng nhưng phô diễn và hấp dẫn trẻ, giúp hình thành cho trẻ
quen với cách sắp xếp quen thuộc từ đó giúp trẻ có kỹ năng cất xếp đồ chơi gọn gàng.
Ví dụ: Đầu năm cơ cho trẻ quan sát các giá đồ chơi, nhắc cho trẻ nhớ vị trí
đặt đồ dùng đồ chơi, khi trẻ sử dụng xong cho trẻ cất cô cần quan sát nếu thấy trẻ
cất nhầm hoặc để bừa bãi thì cơ hỏi và nhắc trẻ ngay “đồ chơi để ở đó đúng chưa,
nó thường để ở chỗ nào? Con thấy đồ chơi đặt như thế này đã đúng vị trí chưa? Có
đẹp không nhỉ?”. Trẻ sẽ tự sửa và đặt đúng vị trí đồ dùng đồ chơi tình huống được
lặp lại với trẻ này trẻ khác. Dần dần trẻ tự quan sát và nhắc nhở nhau cùng thực
hiện cất xếp đồ chơi gọn gàng.


Cách hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi tôi tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn hộp đựng phù hợp
Hầu hết trẻ rất thích những cái gì rõ nhất, bắt mắt nhất. Do đó, nếu trẻ khơng
nhìn thấy đồ vật, trẻ thường khơng nhớ rằng nó ở đó.
Hộp đựng tốt nhất là những hộp trong suốt để trẻ có thể nhìn thấy và xác
định được dễ dàng những đồ vật bên trong hộp. Những cái hộp đó dùng đựng đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ. Chúng sẽ dễ dàng nhìn thấy đồ ở bên trong, dễ dàng hơn
trong việc lấy và cất đồ dùng đồ chơi. Tôi luôn coi việc xếp đồ trong những hộp
này là nguyên tắc và nhận thấy có hiệu quả rõ rệt. Một nguyên tắc nữa cũng cần
giữ là chơi xong phải dọn dẹp đồ chơi cất vào chỗ qui định.

Đồ dùng đồ chơi đựng hộp nhựa nhìn rõ đồ dùng đồ chơi bên trong
Bước 2: Luôn để đồ dùng ở cùng một vị trí
Trẻ sẽ thoải mái hơn trong việc thực hiện các cơng việc trong lịch trình sinh
hoạt hàng ngày khi trẻ biết vị trí để tìm đồ dùng mà trẻ cần sử dụng.
Trẻ vốn chóng qn vì vậy sau khi trẻ đã ổn định rồi, thì dần giới thiệu các
đồ dùng đồ chơi, góc chơi và thường xuyên theo dõi nhắc nhỡ để giúp cho trẻ thích
ứng, linh hoạt trong hoạt động cất gọn đồ dùng đồ chơi.
Ví dụ: Khi nhìn thấy đồ dùng đồ chơi trẻ cất sai vị trí, tranh thủ lúc trẻ chờ

chuẩn bị giờ ăn tôi cầm đồ chơi lên và hỏi trẻ: Đây là cái gì? Dùng để làm gì?Đồ
dùng cất ở đây có đúng khơng? À nó đang buồn vì bị đặt nhầm chỗ đấy? Phải đặt
nó ở chỗ nào mới đúng nhỉ?
Đây cũng là cách để giáo viên nhắc nhỡ chung cho cả lớp giúp trẻ nhớ cách
sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng vị trí. Chính vì thế mà trẻ lớp tơi có ý thức rất cao


trong sắp xếp đồ dùng đồ chơi như: Khi thấy có đồ chơi đặt sai chỗ là các con tự
chuyển lại đúng hoặc nhắc bạn làm đúng.
Đồ chơi luôn để cùng vị trí giúp trẻ chủ động cất gọn và sắp xếp theo đúng
mong muốn của cô giáo.

Đồ chơi để cố định ở góc
Bước 3: Thay đổi cách hướng dẫn trẻ
Ban đầu cô hướng dẫn cụ thể tên đồ dùng đồ chơi và vị trí đặt từng loại đồ
dùng đồ chơi trong từng hộp rồi cho trẻ nhặt cất vào đồng thời cô thực hiện cùng
trẻ và để trẻ nhặt món cuối cùng xếp vào hộp. Những lần sau giảm dần sự hỗ trợ
của cơ để từng nhóm trẻ các con sẽ dọn dẹp đồ dùng đồ chơi hết vào hộp. Khi đã
thành thói quen trẻ sẽ chủ động cất gọn đồ dùng đồ chơi.


Tự giác cất đồ chơi đúng chỗ cố định của lớp
Bước 4: Tạo thói quen sắp xếp
Điều quan trọng là trẻ bắt chước thói quen sắp xếp từ người lớn. Nếu trẻ có
lịch trình sinh hoạt rõ ràng, được tổ chức tốt và lặp lại, trẻ sẽ trở nên có trách
nhiệm với những đồ dùng của mình và dần dần thể hiện sự độc lập theo thời gian.
Làm quen với các kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Dạy trẻ một số quy định của lớp học:
- Trò chuyện với trẻ về các đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Cơ dẫn trẻ đến từng góc, phịng để đồ. Hướng dẫn trẻ cách sắp xếp đồ

dùng, đồ chơi trong lớp.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh thực hiện sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
Ví dụ: Dạy trẻ xếp đồ chơi đúng nơi quy định
- Cơ có gì đây? Đàn, míc, trống…
- Đây là những đồ dùng, đồ chơi ở góc nào?
- Những đồ dùng, đồ chơi này để làm gì?
- Học xong, chơi xong với những dụng cụ âm nhạc này chúng mình phải làm gì?
- Các con cất ở đâu?
- Cô mời 1 bạn đi cất những nhạc cụ âm nhạc này vào góc âm nhạc cho cô nào?
- Bạn cất dụng cụ âm nhạc vào góc âm nhạc vậy đã đúng chưa?
- Bạn đã để ngăn nắp các đồ dùng, đồ chơi này chưa?
- Trên tay cơ đang có đồ chơi gì đây? – Nút ghép, gạch…
- Đây là đồ chơi thuộc góc nào? – Góc xây dựng
- Khi học và chơi xong ở góc xây dựng chúng ta cần làm gì với các đồ chơi này?
- Các con sẽ cất ở đâu?
- Cô mời 1 bạn đi cất đồ chơi vào góc xây dựng cho cơ nào?
- Bạn đã cất đúng góc xây dựng chưa?
- Bạn đã cất ngăn nắp chưa?
- Còn đây là đồ chơi gì? – Bóng, gậy thể dục, quả bơng…
- Đây là đồ chơi ở góc nào?
- Các đồ chơi ở góc phát triển vận động để làm gì?


- Chơi xong, học xong chúng mình để ở đâu?
- Cơ mời 1 bạn lên cất đồ chơi vào góc vận động giúp cô nào?
- Việc cất đồ chơi đúng các góc chơi được gọi là cất đồ đúng nơi quy định
đó các con.
- Các con có biết đúng nơi quy định là như thế nào không?
định.


Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi khi chơi xong và cất đúng nơi qui

Hướng dẫn tên gọi và vị trí của đồ dùng đồ chơi
Ngồi hướng dẫn cụ thể thì trị chơi cũng giúp trẻ ghi nhớ và hứng thú hơn
với việc cất gọn đồ dùng đồ chơi như:
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Phân loại đồ chơi và cất đúng nơi quy định
- Chia trẻ thành 2 đội chơi
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi: Cô cho trẻ quan sát đồ chơi ở 2 góc
chơi cụ thể cho trẻ gọi tên và vị trí cơ đã xếp đồ chơi sau đó cho trẻ nhặt tất cả vào
trong 1 rổ, trong 1 khoảng thời gian mỗi bạn lấy 1 đồ chơi mình thích và sắp xếp
lên đúng giá góc. Đội nào lấy được nhiều và đúng là đội thắng cuộc, đội thua phải
nhảy lò cò.
Cần dạy trẻ về việc chơi xong thì tự sắp xếp lại đồ chơi của mình để hơm
sau cịn chơi tiếp.


Lên kế hoạch vệ sinh đồ dùng đồ chơi hàng tuần, tháng treo ở góc tuyên
truyền. Hướng dẫn trẻ làm, giữ gìn, bảo quản đồ chơi hàng ngày.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh, sắp xếp đồ chơi trên giá
Hướng dẫn trẻ cách sắp xếp và rèn ý thức giữ dìn đồ dùng đồ chơi cho trẻ
qua việc tham gia cùng cô giáo sắp xếp đồ dùng đồ chơi, trẻ sẽ dần hình thành thói
quen ngăn nắp sạch sẽ có ý thức bảo quản, giữ dìn và yêu quý đồ dùng đồ chơi.
Đây là một trong những giải pháp giúp trẻ hỗ trợ giáo viên tạo nên môi
trường lớp học ngăn nắp, gọn gàng, đồ dùng đồ chơi có độ bền cao, hình thành cho
trẻ 1 kỹ năng mềm. Sẽ khơng đạt kết quả như mong muốn nếu như thiếu đi giải
pháp này.
2.2. Giáo viên chủ động bảo quản, sắp xếp đồ dùng đồ chơi
Trong mỗi lớp ở trường tơi đều có 1 phịng kho. Nơi đây nếu như giáo viên
khơng chú trọng sắp xếp thì đồ dùng đồ chơi sẽ bị chất đống lẫn lộn. Dùng xong cứ

chất vào không sắp xếp thì nó sẽ như 1 kho phế liệu làm cho giáo viên rất ngại khi
cần tìm đồ dùng đồ chơi để dạy trẻ. Nhưng nếu như giáo viên có sự sắp xếp và bảo
quản đồ dùng đồ chơi thì nó sẽ như là 1thư viện thu nhỏ rất gọn gàng giúp cho giáo
viên rất dễ dàng lấy cất đồ dùng đồ chơi cho trẻ khi cần. Tôi nhớ đã có lần Ban
giám hiệu khi vào phịng kho lớp tơi đã nói: trong phịng kho kín cũng gọn gàng
sạch sẽ thế này nói gì các phịng khác. Đồng nghiệp mỗi khi có dịp vào phịng kho
lớp tơi cũng trầm trồ về sự sắp xếp khoa học và thường xuyên giữ được sự sạch sẽ


gọn gàng. Trên thực tế, nếu chúng ta chịu khó bỏ ra một khoảng thời gian ban đầu
sắp xếp khoa học đẹp mắt thì nó sẽ duy trì và tạo cho mình một thói quen tốt trong
sắp xếp và lớp học ln có cảnh quan gọn gàng, đặc biệt là giáo viên sẽ tiết kiệm
được rất nhiều thời gian về sau khi tìm kiếm đồ chơi để sử dụng trong tổ chức hoạt
động cho trẻ.

Đồ dùng đồ chơi xếp gọn ở phịng kho
Thơng thường thì mỗi chủ đề diễn ra trong thời gian 4 – 5 tuần. Khi kết thúc
chủ đề, tôi luôn phối hợp cùng đồng nghiệp và các cháu cất xếp gọn gàng, đồ dùng
đồ chơi nào đã sử dụng cho chủ đề mà không vận dụng được cho chủ đề sau thì vệ
sinh sạch sẽ cất xếp vào hộp đặt gọn vào kho và để lên hàng phía trên cao.
Năm học này khi được phân cơng đến một lớp cùng độ tuổi nhưng lớp ở vị
trí mà nhiều năm mưa, nước thường vào đến phòng ngủ và phịng kho. Phịng kho
chật kín đồ che hết cả cửa sổ và lối đi, thời gian nghỉ học gần 3 tháng bàn và ghế
nhựa của trẻ do để cố định ở khu vực hành lang phía sau nơi có ánh nắng chiếu vào
vì vậy bàn ghế bị biến tính, mốc cũ chồng mốc mới. Nhìn vào tưởng chừng bàn
ghế sẽ đưa vào tài sản thanh lý nhưng qua tìm hiểu tơi thấy chất liệu của ghế cịn
rất đẹp, giá trị sử dụng còn cao, tuổi thọ của bàn mới chỉ 3 năm. Tôi đã rửa sạch
lau khô nhưng vẫn không cải thiện được bao nhiêu.Nghĩ rằng nếu bỏ đi thì thật sự
rất tiếc mà để trẻ sử dụng những đồ dùng như thế này thì thật là có lỗi. Vì vậy qua
nghiên cứu tôi vẫn mạnh dạn thử: Dùng chất tẩy rửa thấm đều lên tất cả bề mặt để



2- 3 giờ đồng hồ, sau đó kỳ cọ tỉ mỉ cuối cùng kết quả thật ngạc nhiên vì đồ dùng
được trở về khoảng 70% so với ban đầu.

Ghế trẻ ngồi trước và sau khi tiếp nhận lớp
Quả thật “Của bền tại người”, chính vì điều đó mà mổi chúng ta cần lưu ý để
bảo quản sắp xếp đồ dùng đồ chơi, muốn được tốt phải có kế hoạch đề phòng các
tác nhân gây hại như:
Đề phòng nước vào, đồ dùng đồ chơi luôn đặt ở trên giá để tránh bão lụt.
Để giúp cho đồ chơi bền đẹp và an tồn hơn, khơng phơi dưới nắng q
lâu hay ngâm nhiều giờ liền trong nước. Với những chất liệu như gỗ hoặc nhựa
thì rất dễ bị biến tính và khơng sử dụng được nữa
Đề phòng hoả hoạn: Sắp xếp đồ dùng đồ chơi thống, tránh xa ổ điện.
Đề phịng cơn trùng gây hại (Chuột mối)bằng cách thường xuyên kiểm tra
các góc nhà; kiểm tra tủ, giá để đồ dùng đồ chơi, các thùng hộp, thùng bằng bìa
giấy khơng để sát nền nhà.
Đồ dùng đồ chơi trẻ cần phải sử dụng và bảo quản sao cho đúng cách để
tránh hư hại và gây nguy hiểm cho trẻ.Đồ chơi luôn là một phần rất quan trọng
trong cuộc sống hàng ngày của các trẻ nhỏ.Nó khơng chỉ giúp trẻ vui chơi ngoan
ngỗn hàng ngày mà cịn là phương tiện giúp trẻ phát triển trí tuệ nhiều hơn.
Năm học này dù không dạy học trực tiếp nhưng việc sắp xếp và bảo quản sắp
xếp đồ dùng đồ chơi giúp cho bản thân tôi và đồng nghiệp thuận tiện rất nhiều khi sử
dụng đồ dùng đồ chơi để quay video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc và nuôi dạy trẻ ở
nhà.
Các em đồng nghiệp trong khối cũng từng xuýt xoa “ Cũng từng ấy đồ dùng
đồ chơi mà sao với chị cần cái gì có cái đó, của lớp em giờ để đâu khơng nhớ, giờ
đảo lên để tìm rất khó khăn…”



Chính vì những thay đổi về sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi mà lớp của
tôi thay đổi sang diện mạo mới, tháng 8/2020 hưởng ứng cuộc thi “ Tạo mơi
trường nhóm lớp” do nhà trường phát động đầu năm đạt loại Tốt, tháng 8/2021 lớp
tôi vươn lên giành giải Xuất Sắc được Ban Giám hiệu và đồng nghiệp ghi nhận và
khen ngợi “ Các góc chơi được tận dụng trang trí sắp xếp hài hồ rất là hợp lý, đồ
dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng đẹp mắt phô diễn hết cái đẹp và giá trị của đồ
dùng đồ chơi.”


Sắp xếp các góc chơi của lớp
3. Biện pháp 3: Cập nhật tài sản cập nhật đầy đủ và kịp thời
3.1. Kiểm tra đồ dùng đồ chơi của lớp
Hàng năm ngay từ đầu năm tôi đã cùng các giáo viên chủ nhiệm trong khối
cùng với đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường phụ trách về cơ sở vật chất của
nhà trường, khảo sát về cơ sở vật chất đồ dùng trang thiết bị dạy học trong lớp, mà
nhà trường đã bổ sung trong nhiều năm qua, các danh mục đồ dùng đồ chơi được
bổ sung từ các nguồn: Được cấp, tự mua sắm, được tặng, tự làm… Những đồ dùng
đồ chơi này đều được vào Sổ tài sản của lớp.Để quản lý đồ dùng đồ chơi hiệu quả
việc cần thiết đầu tiên là phải lập Sổ tài sản ghi các trang bên trong cụ thể:
Phần I: Tên đồ dùng- Học liệu; Thiết bị dạy học; Sách- Tài liệu có mã hàng
Phần II: Thống kê tài sản khác
Phần III: Thống kê cơng tác xã hội hóa đồ dùng- Đồ chơi- Thiết bị
Phần VI: Đồ dùng đồ chơi tự làm

Sổ tài sản
Và để quản lý theo dõi tài sản, biết được lớp mình thiếu cái gì? Cái nào cịn
sử dụng được, cái nào đã hỏng cần thanh lý thì giáo viên phải cập nhật danh sách
của lớp đầy đủ, kịp thời, cũng thông qua việc cập nhật tài sản sẽ biết được nguồn
gốc và thời gian tài sản có ở lớp, cùng với sổ này, lãnh đạo nhà trường dễ dàng
kiểm tra việc quản lý đồ dùng đồ chơi. Giúp cán bộ quản lý nắm bắt được số lượng

đồ dùng đồ chơi hiện có theo từng năm học.
Cơng tác cho mượn: Để tránh tình trạng đồng nghiệp mượn đồ dùng khơng
nhớ trả làm hư hỏng thất lạc đồ dùng đồ chơi thì giáo viên cần có sổ, biểu bảng ghi


chú mổi khi cho mượn để khi sử dụng xong đồng nghiệp nhớ mang đồ dùng đến
xác nhận tình trạng thiết bị và kí trả nếu qn thì hỏi để đòi về.

Sổ theo dõi cho mượn đồ dùng đồ chơi
Đồ dùng đồ chơi của lớp đánh dấu riêng được kiểm tra hàng tháng, phát hiện
ra đồ dùng đồ chơi còn thiếu dễ dàng tìm về.
Cũng chính vì sự sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi khoa học mà ở lớp
tôi tất cả các đồ dùng đồ chơi đều có độ bền cao
Ví dụ:
- Bộ bàn trịn màu xanh cấp phát cùng lúc nhiều lớp bị gãy thanh sắt ngang,
rỉ zét đã thanh lý nhưng ở lớp tôi vẫn sử dụng bình thường.
- Thìa cho trẻ ăn cơm tơi làm dấu khoan lỗ mà sau gần 10 năm vẫn còn giữ
số lượng đủ sử dụng.
- Bộ đồ chơi nấu ăn, ấm chén tôi đã sưu tầm nguyên liệu tre và gáo dừa ở
quê làm qua từng năm có sơn lại màu mới, sửa sang 1 số chi tiết lỗi do thời gian sử
dụng gần 10 năm nay vẫn còn như mới.


Đồ dùng đồ chơi có độ bền gần 10 năm
3.2. Kiểm kê đồ dùng đồ chơi
Đầu năm học chú trọng kiểm kê tài sản cập nhật nên dự trù những đồ dùng đồ
chơi mà lớp đã có, các thiết bị dạy học được kiểm kê theo định kỳ 1 lần/1năm (vào
thời gian chuẩn bị cho năm học mới. Rà soát theo danh danh mục đồ dùng đồ chơi
được cấp để làm dự trù mua sắm xin bổ sung, rà soát từng góc các đồ dùng đồ chơi tự
làm dành cho trẻ cịn thiếu để đề xuất cũng như tìm ngun vật liệu làm đồ dùng đồ

chơi. Từ những số liệu nhận được, đồng chí hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất dễ dàng
nắm được số lượng thiết bị sau một học kỳ, sau một năm học; Biết được những thiết
bị nào đã bị hư hỏng, thiết bị nào còn thiếu. Qua việc kiểm kê theo định kỳ cán bộ phụ
trách ĐDDH sẽ lập ra danh sách các thiết bị hư hỏng để thanh lý kịp thời. Từ đó, vừa
tạo được khơng gian thống mát vừa có thêm diện tích để xếp đặt các thiết bị mới.
Đồ dùng đồ chơi cũng được kiểm tra đúng nguyên tắc: Đưa ra những đồ
dùng đồ chơi hỏng để hội đồng xem xét thẩm định, nếu hỏng khơng dùng được thì
xin thanh lý và phải có biên bản rõ ràng, cụ thể và có đầy đủ chữ ký của các bên,
kiểm tra đồ dùng đồ chơi thường xuyên. Tìm các bộ phận bị hư hỏng mà có thể
nguy hiểm cho trẻ như mảnh vụn trên đồ chơi bằng gỗ, những bộ phận rời nhỏ,
hoặc dây tiếp xúc và sửa lại cho trẻ. Sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ bộ phận đồ chơi
bị hỏng. Các bộ phận bị hỏng có thể rơi ra và gây nguy hiểm cho trẻ. Thiếu các bộ
phận này cũng có thể khiến đồ chơi trở nên nguy hiểm. Những đồ dùng đồ chơi
hỏng khơng ăn tồn cần làm giấy đề xuất thanh lý.
Khắc phục đồ dùng đồ chơi hư hỏng: Những đồ dùng đồ chơi qua thời gian
sử dụng không tránh khỏi hư hỏng, rách nát một số chi tiết cịn lại các bộ phận
khác cịn tốt có thể thay thế được thì cần gom lại đề xuất nhà trường sữa chữa thay
thế tránh tình trạng đồ dùng đồ chơi chỉ hư hỏng 1 chi tiết là vứt bỏ cả rất lãng phí
Ví dụ: Quả bóng hỏng có thể cắt đơi làm cái ơ, cái mũ, xe hỏng có thể lấy
phần bánh xe thay thế cho xe hỏng bánh…Tôi sẽ để tất cả những đồ dùng đồ chơi
cịn có thể sữa chữa để dùng tiếp vào 1 hộp riêng cùng với hộp đựng dụng cụ sữa
chữa để thuận tiện cho việc lựa chọn lắp ráp và bổ sung cho đồ chơi hoàn chỉnh sử
dụng được cho trẻ.


Đồ dùng đồ chơi có thể sữa chữa
4. Biện pháp 4: Phối hợp cùng đồng nghiệp
4.1. Phối hợp với giáo viên trong nhóm lớp
Giáo viên trong lớp là người bạn cộng sự rất quan trọng, muốn thực hiện
công tác sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi được tốt thì giữa 2 cơ phải có sự

phối hợp hiểu ý, nhịp nhàng.
Bản thân tôi là giáo viên lâu năm, nên thường xuyên được phân công kèm
cặp các em trẻ, các em tuổi đời tuổi nghề cịn ít, kỹ năng sắp xếp và bảo quản đồ
dùng đồ chơi còn hạn chế nhưng các em thơng minh sáng tạo có ý thức học hỏi,
nên trong công tác phối kết hợp cũng rất thuận tiện…
Tôi luôn ý thức phải tạo cho các em thói quen sắp xếp gọn các loại đồ dùng
đồ chơi trong và sau khi sử dụng, vừa tạo thói quen tốt cho mình vừa làm gương
cho trẻ về tính gọn gàng, các loại đồ dùng đồ chơi sau mổi lần kết thúc chủ đề cần
gom và để vào nơi quy định…
Cùng tham gia thảo luận cách sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi, nhớ tên
các góc chơi, đồ chơi xếp trên giá để cùng thống nhất cách thực hiện và hướng dẫn
cho trẻ cùnglàm


Vậy nên ngồi việc chăm sóc giáo dục các cháu tôi luôn kèm cặp truyền cho
các em tinh thần làm việc tận tâm, phải biết chịu thương chịu khó với nghề, cần sự
hi sinh thời gianvà hỗ trợ nhau khi cần thiết.
4.2. Phối hợp với giáo viên trong khối mẫu giáo bé
Đề tài được thực nghiệm trong khối lớp nên bản thân tôi luôn ý thức các nội
dung được trải nghiệm ở các lớp trong khối mẫu giáo bé
Để đề tài có hiệu quả bản thân tơi là 1 giáo viên lâu năm lại cốt cán trong
khối nên tôi chủ động cho các giáo viên trong khối của mình cùng trải nghiệm vì
tơi biết các giáo viên trẻ cũng rất cần những kinh nghiệm trong việc sắp xếp và bảo
quản đồ dùng đồ chơi nhưng những trải nghiệm mà họ có được trong cơng việc lại
chưa nhiều, họ cịn rụt rè, khơng dám chia sẻ với đồng nghiệp vì sợ lộ sự hạn chế
của mình và cảm thấy lúng túng khi giải quyết khó khăn và cịn tùy tiện trong sắp
xếp và bảo quản nên tình trạng đồ dùng đồ chơi tiện đâu đặt đó, khơng chắc chắn
đây có phải là tài sản của lớp mình khơng nêntơi muốn chia sẻ cùng các bạn với tư
cách là một đồng nghiệp và cũng có thể là một người đi trước và năm học này giải
pháp thực sự mang lại hiệu quả cao khi trẻ nghỉ dịch chưa đến trường, các cô hầu

như làm việc theo khối lớp có nhiều thời gian nêu ý tưởng và đóng góp ý kiến cũng
như thống nhất cách thức tối ưu mang lại hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Trong khối tơi sẽ lập 1 trang trên Zalo có đầy đủ tên các thành viên
trong khối lớp để cùng chia sẽ những kinh nghiệm, những thông tin giữa các lớp
với nhau. Khi Ban giám hiệu giao nhiệm vụ hoặc phát động phong trào gì tơi
thường chủ động xin ý tưởng của các em sau đó thảo luận và đưa ra ý kiến thống
nhất! Năm học này chúng tơi có 2 khoảng thời gian làm việc cùng nhau trong khối
lớp để học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm về kỹ năng sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ
chơi như:
• Quay video, cần có tính gọn gàng và ngăn nắp trong việc chuẩn bị đồ dùng
dạy học, thực hiện ở trường quay và thu dọn sau khi hoàn thành video.
Có những hoạt động khi thực hiện thiếu đồ dùng chúng tôi lại cùng nhau làm
đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động.


×