Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

16 hoàng thị phúc nguyên 022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.32 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH | TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Giảng viên: TS. Phạm Thị Kiên
Mã lớp học phần: 22D1PHI51002704
Sinh viên: Hoàng Thị Phúc Ngun
Khóa – Lớp: K47 – IBC02
MSSV: 31211023022

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2022


Đề bài: Phân tích cơ sở lý luận và nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. Vận
dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cuộc sống của bản thân
em.

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phép biện chứng đã trải qua ba hình thức lịch
sử, trong đó phép biện chứng duy vật là hình thức sau cùng, phát triển nhất, gạt bỏ tính thần
bí và kế thừa những hạt nhân hợp lý của triết học cổ điển Đức và phép biện chứng duy tâm.
Để tránh được những sai lầm trong tư duy và nhận thức, Nguyên tắc toàn diện của phép
biện chứng duy vật đã ra đời. Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật dựa trên
cơ sở lý luận là Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Dựa vào đó, nguyên tắc này đã đưa ra
bốn yêu cầu cơ bản đối với việc nhìn nhận một sự vật hiện tượng, bởi mối liên hệ giữa
chúng không hề tầm thường và đơn giản.
1. Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật
1.1. Cơ sở lý luận của Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật
Để giải thích được những đối tượng nghiên cứu, phép biện chứng duy vật đã đưa ra nội


dung gồm hai nguyên lý khái quát, sáu cặp phạm trù cùng ba quy luật cơ bản. Trong đó,
cơ sở lý luận của Ngun tắc tồn diện chính là Ngun lý về mối liên hệ phổ biến.
* Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối rằng buộc tương hỗ, quy
định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các
đối tượng với nhau. Trong quá trình tồn tại và phát triển, các sự vật luôn đứng trong
mối quan hệ tương tác qua lại. Quá trình tương tác vừa khiến cho các đối tượng thể hiện
thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là những đối tượng thực tồn,
vừa làm cho các thuộc tính của nó thay đổi, thậm chí là chuyển hóa. Khái niệm mối liên
hệ này ngược lại với khái niệm cô lập (tách rời). Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là
chúng khơng thể tồn tại song song với nhau. Các đối tượng hồn tồn có thể liên hệ với
nhau ở khía cạnh này và đồng thời cơ lập với nhau trên khía cạnh khác.

1


Khái niệm “mối liên hệ phổ biến” dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, khẳng
định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới,
không loại trừ sự vật, hiện tượng, hay là lĩnh vực nào. Phát triển từ mối liên hệ giữa các
sự vật ra từ ý thức, tinh thần của các nhà duy tâm, phép biện chứng duy vật thừa nhận
có mối liên hệ phổ biến giữa các đối tượng. Không chỉ các đối tượng vật chất có các
mối liên hệ hữu hình, mà các đối tượng vơ hình như tư duy (khái niệm, phán đốn, suy
lý) và các phạm trù khoa học – hình thức của nhận thức cũng có mối liên hệ với nhau
và có mối liên hệ với những vật thật. Thế giới không phải là hỗn loạn các đối tượng mà
giống như một hệ thống mạng lưới của “các sợi dây liên kết”, nối các sự vật lại với
nhau. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối quan hệ qua lại với nhau, quy định
lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau và khơng thể tách biệt nhau. Tính thống nhất
vật chất của thế giới chính là cơ sở tồn tại đa dạng các mối liên hệ.
* Tính chất của mối liên hệ phổ biến
- Tính khách quan: Các sự vật hiện tượng vật chất có mối liên hệ với nhau, các sự vật

hiện tượng tinh thần có mối liên hệ với nhau. Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của
thế giới là cái vốn có. Nó tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người,
nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ chứ không thể quy
định và có sự tác động lên nó.
- Tính phổ biến: Khơng có sự vật hiện tượng, quy trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập. Ở
bất kì đâu, trong tự nhiên, xã hội hay tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng,
chúng giữ vai trị và vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật hiện
tượng. Mối liên hệ này không chỉ diễn ra giữa các đối tượng mà cịn các mặt, các yếu
tố và q trình của các đối tượng đó.
- Tính đa dạng, phong phú: Mối liên hệ phổ biến có thể được chia ra làm nhiều dạng:
có mối liên hệ chung và riêng, mối liện hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ chủ
yếu và thứ yếu… Tuy vậy, việc phân loại này chỉ có tính tương đối vì các mối liên hệ
này rất phức tạp và không thể tách rời nhau.

1.2. Nguyên tắc toàn diện
2


Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong
những Nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật.
Nguyên tắc này có những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn như
sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống
nhất của tất cả các mặt, bộ phận, yếu tố, thuộc tính, mối liên hệ của chỉnh thể đó tránh
sự phiến diện một chiều.
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và
nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới
có thể phản ánh được đầy đủ được sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, mối liên
hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét các đối tượng trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi

trường xung quanh, kể các các mặt của mối liên hệ trung gian, gián tiếp, trong không
gian và thời gian nhất định.
Thứ tư, nắm vững Nguyên tắc tồn diện sẽ khơng mắc phải ba sai lầm là chủ nghĩa phiến
diện (quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc
chú ý tới nhiều mặt nhưng lại không xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối
tượng), chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô Nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau
vào một mối liên hệ phổ biến), chủ nghĩa ngụy biện (đánh tráo giữa mối liên hệ cơ bản
và khơng cơ bản).
2. Vận dụng ngun tắc tồn diện của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và
thực tiễn cuộc sống
2.1.

Áp dụng ngun tắc tồn diện trong nhìn nhận vị trí của mình trong mối
quan hệ với những sự vật, hiện tượng xung quanh

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chỉ ra rằng, con người không tồn tại biệt lập. Mác –
Lênin quan điểm rằng: “Con người là thực thể sinh học xã hội. Con người là một sinh
vật có tính xã hội, vừa là sản phẩm cao nhất trong q trình tiến hóa của tự nhiên và lịch
sử xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo mọi thành tựu văn hóa trên trái đất. Dựa vào Ngun
tắc tồn diện, để có thể phát triển, con người khơng thể chỉ nhìn nhận bản thân trong
3


một phạm vi hẹp xung quanh mà phải nhìn vào tổng thể các mặt, các yếu tố xung quanh
và cả q trình phát triển. Và để có thể nhìn nhận các mối liên hệ xung quanh, tơi xin
phân tích hai mặt cấu thành con người tôi là mặt sinh học và mặt xã hội.
Về mặt sinh học, nhân cách là bẩm sinh, thống nhất, ổn định và bất biến. Bản tính và
khí chất của tơi tốt ra bên ngồi một phần là từ nhân cách ở bên trong. Những yếu tố
này là được thừa hưởng từ cha mẹ, và chính nó tạo nên sự hịa hợp trong gia đình. Sự
phát triển mặt thể chất (chiều cao, cân nặng, dáng người,…) đi kèm với sự phát triển về

mặt tâm lý (nhận thức, cảm xúc, tình cảm, nhu cầu, ý chí…) khiến cho con càng ngày
càng có những nét giống bố mẹ. Mặt sinh học bên cạnh yếu tố di truyền còn chịu tác
động của hồn cảnh địa lý. Ví dụ như người miền Trung Việt Nam dưới sự tác động của
đất đai thổ nhưỡng cùng khí hậu, họ có dáng vóc, phong tục tập qn, tính cách, giọng
nói khác với người ở miền Nam Việt Nam. Hoặc một ví dụ khác, cùng là người Việt
Nam, nhưng một người sinh ra ở Mỹ và một người sinh ra ở Việt Nam thì người Mỹ sẽ
có tính cách phóng khống hơn và vóc dáng cao lớn hơn người Việt Nam (do phong tục
ăn uống ảnh hưởng bởi người Mỹ và điều kiện địa lý tại đó). Chính những khác biệt này
đã tạo cho bản thân tôi sự tương đồng về mặt sinh học với một số cá thể khác lân cận.
Về mặt xã hội, con người mang bản chất xã hội – lịch sử và văn hóa. Trong suốt giai
đoạn phát triển của mình, chúng ta khơng thể thốt ly hồn cảnh lịch sử xã hội mà luôn
nằm trong sự giao lưu về văn hóa, tư tưởng và phương thức sống với mơi trường xung
quanh. C.Mác nhận định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hịa
những quan hệ xã hội”. Các mối quan hệ đó có thể là quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại,
chính trị, kinh tế,… hay gần gũi hơn là với gia đình, bạn bè. Sự tiếp xúc với các mối
quan hệ dần dần sẽ tạo cho con người sự thay đổi trong tư duy và hành động. Tơi có thể
thốt ra khỏi vỏ bọc nhút nhát e dè của mình khi tiếp xúc với những người bạn có tính
cách sơi nổi xung quanh để có thể ngày càng hướng ngoại là một ví dụ.
Xét yếu tố giáo dục, thơng qua q trình học tập tôi nhận ra rằng một nền giáo dục
không chỉ làm con người thay đổi về tư duy mà còn hành động. Các tơn giáo, các quốc
gia, các gia đình có cách giáo dục riêng đối với các cá nhân. Giáo dục sẽ vạch ra một
khuôn mẫu cho con người để giải phóng họ khỏi sự u mê và lạc lối. Một nền giáo dục
4


phát triển sẽ tạo ra con người phát triển, không chỉ về tri thức mà còn kỹ năng và kỹ
xảo. Bước chân vào môi trường đại học tôi được tiếp xúc nhiều thứ hơn những bậc học
khác: những tri thức mới, những kỹ năng mới, những vấn đề mới cần phải giải quyết,…
điều này làm tôi trưởng thành hơn tôi của quá khứ.
Thế nhưng, tôi, chúng ta là duy nhất cho mặc cho điểm giống với những cá thể khác về

mặt sinh học và mặt xã hội. Hoạt động thực tiễn và ý thức tự điều chỉnh mình khiến cho
chúng ta có vốn sống, tri thức, văn hóa và tình cảm khác nhau. Chúng ta có những trải
nghiệm riêng biệt không ai giống ai. Mặc dù đều là sản phẩm của xã hội, chịu ảnh hưởng
của xã hội nhưng trong quá trình hoạt động chúng ta để lại những dấu ấn và tạo nên giá
trị riêng biệt không ai giống ai. Điều đó thể hiện ở lý tưởng sống, thái độ sống, mục đích
sống và phong cách sống.

2.2.

Ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống

Là một sinh viên UEH, tôi nhận thức được bản thân chính là quá khứ, hiện tại và tương
lai của xã hội. Từ việc nhìn nhận bản thân theo Ngun tắc tồn diện, tơi có thể thấy
được tổng thể vị trí bản thân ở đấu, có mối liên hệ như thế nào với vũ trụ quanh mình.
Quá trình sinh sống của tơi đã để lại những dấu ấn trong quá khứ, những thành tích và
cả những sai lầm. Những kinh nghiệm góp nhặt được từ quá khứ sẽ ảnh hướng tới hành
động và động lực trong hiện tại. Chính hành động hiện tại của tơi sẽ vạch ra cho tôi
những lối đi trong tương lai. Vận dụng tốt Ngun tắc tồn diện sẽ giúp tơi tránh khỏi
những sai lầm như phiến diện. Ý thức được điều đó, tơi có thể lên cho mình một kế
hoạch để phát triển bản thân cả về thể chất và tâm lý. Với lý tưởng, thái độ và mục đích
sống, tơi tự tạo ra “chất riêng” của mình nhưng đồng thời cũng góp sức vào cải tạo mơi
trường xung quanh.

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (7.2021) Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị
Quốc gia Sự Thật Hà Nội – 2021, tr.86, tr.90.
2. V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, tr.29, tr.239.

3. Phạm Thị Kiên, Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực
trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội,
2021, tr.10, tr.24.

6



×