Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIÊỦ LUẬN cao học, TTHCM vận tư tưởng điểm hồ chí minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong bối cảnh quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.18 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại là một hệ thống luận điểm khoa học thấm đượm tinh thần độc lập, tự
chủ và tinh thần quốc tế trong sáng, khơng những có giá trị chỉ đạo đối với
sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay mà cịn có giá trị định hướng lâu
dài cho cả sự nghiệp đấu tranh của nhân dân ta vì các mục tiêu cao cả của
thời đại là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Theo Hồ
Chí Minh, sức mạnh dân tộc là sức mạnh tổng hợp của các cộng đồng quốc
gia dân tộc và các dân tộc trong một quốc gia; gồm cả sức mạnh vật chất và
tinh thần, truyền thống và hiện đại, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an
ninh, quốc phòng; được xây dựng và tăng cường trong mỗi giai đoạn và cả
quá trình lịch sử dân tộc. Sức mạnh dân tộc được biểu hiện thông qua sức
mạnh của thể chế chính trị, tiềm lực kinh tế, chính trị, quốc phịng an ninh;
sức mạnh của khối đại đồn kết toàn dân tộc; sức mạnh của truyền thống và
các giá trị văn hóa được khơi dậy, phát huy...; trong đó, yếu tố quyết định để
phát huy sức mạnh dân tộc là giữ vững tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự
cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh thời đại là
sức mạnh của chân lý, lẽ phải, niềm tin, lương tri, trí tuệ của nhân loại; là
sức mạnh của tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và các nhân tố tiến bộ xã
hội của thời đại. Biểu hiện của sức mạnh thời đại chính là chủ nghĩa Mác Lênin với lý luận cách mạng, khoa học, tiền phong. Sự hình thành, tồn tại và
phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới cùng với tính ưu việt
của nó đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời đại. Sức mạnh thời
đại còn là những thành tựu của khoa học công nghệ và sức mạnh của các lực
lượng u chuộng hịa bình trên thế giới, của tình đồn kết quốc tế vô sản vô
tư trong sáng...
1


Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi Đảng và Nhà
nước ta phải biết vận dụng đúng đắn các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí


Minh về các phương pháp, quan điểm, đường lối, chính sách...một cách
nhuần nhuyễn và đường lối đối ngoại sáng suốt, nhạy bén, kết hợp nguyên
tắc và sách lược ngoại giao sao cho uyển chuyển, tạo mơi trường hồ bình,
thuận lợi cho cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, đưa
nước ta đi lên con đường Chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế ngày càng
phức tạp, với xu thế "Hợp tác, phát triển, hịa bình, hội nhập" là xu thế lớn hiện
nay, vì những lý do nói trên, tơi chọn đề tài: “Vận tư tưởng điểm Hồ Chí
Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong bối cảnh
quốc tế hiện nay” làm tiểu luận chuyên đề tự chọn trong chương trình cao
cấp lý ln chính trị của mình. Đây là vấn đề cấp bách và phù hợp với thực
tiễn Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế của thế giới trong giai đoạn hiện
nay.
2. Bố cục của tiểu luận
Bố cục của tiểu luận như sau:
A. Mở đầu
B. Nội dung
- Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại.
- Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại của Đảng ta trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo

2


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC

MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

1. Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của
mình, giai cấp vơ sản ở mỗi nước phải biết tạo ra sức mạnh tổng hợp, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để giành thắng lợi cho cách mạng.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác - Ăngghen đã chỉ rõ: Giai cấp
vơ sản có sứ mệnh lịch sử lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản
ở từng quốc gia dân tộc và trên phạm vi toàn thế giới. Sức mạnh để thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản không chỉ giới hạn trong phạm vi từng dân tộc,
mà phải mở rộng ra vơ sản tồn thế giới. Mác - Ăngghen kêu gọi Vơ sản tồn
thế giới, đồn kết lại. Nói cách khác, cách mạng vơ sản muốn giành thắng lợi
phải tạo ra được sức mạnh tổng hợp, kết hợp giữa các yếu tố khách quan và chủ
quan, dân tộc với thời đại, trong nước và ngoài nước.
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển đến giai đoạn tột cùng
thành chủ nghĩa đế quốc. Sự khai thác, bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc đã trở thành một phương thức đảm bảo cho sự tồn tại phát triển của
chúng. Lúc đó, bên cạnh mâu thuẫn giữa tư bản và vơ sản cịn xuất hiện
mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các nước thuộc địa. Trong điều kiện
lịch sử mới này, Lênin đã phát triển các quan điểm của Mác - Ăngghen về
vấn đề dân tộc, thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Theo Lênin, cuộc đấu
tranh của giai cấp vơ sản ở chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu
không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc
địa, cách mạng giải phóng thuộc địa muốn thắng lợi thì phải liên hiệp lại.
Nếu trước đây Mác - Ăngghen khẳng định Vơ sản tồn thế giới, đồn kết
lại thì bây giờ Lênin bổ sung Vơ sản tồn thế giới và các dân tộc bị áp bức
đoàn kết lại.
Như vậy, từ bản chất quốc tế của giai cấp vô sản, từ xu thế chung của thời
đại và thực tiễn kẻ thù của giai cấp vô sản là một lực lượng quốc tế, cách mạng
vô sản muốn thắng lợi địi hỏi phải có sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân

tộc với sức mạnh thời đại. Nhận rõ yêu cầu khách quan này là cơ sở quan trọng
cho các đảng cộng sản ở các nước định ra chiến lược và sách lược phù hợp với
điều kiện của mình. Trung thành với tư tưởng đó của các nhà lý luận mácxít
Hồ Chí Minh nói: Trong thời đại ngày nay sự nghiệp giải phóng các dân
tộc thuộc địa muốn giành thắng lợi phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc
mình với sức mạnh do xu thế chung của thời đại tao ra. Để thực hiện điều
đó, Người kêu gọi: Lao động tất cả các nước đoàn kết lại. Nghiên cứu luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Hồ Chí Minh nhận xét:
“Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các
3


nước thuộc địa”. Nhận thức trên là cơ sở quan trọng để hình thành quan điểm
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Cơ sở thực tiễn
a) Thực tiễn thế giới
Sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học kỹ thuật vào những năm 60
của thế kỷ XX, cùng với những ứng dụng thành tựu khoa học đó vào mọi mặt
đời sống xã hội, làm cho nền sản suất thế giới phát triển mạnh, đem lại cho con
người và thời đại sức mạnh chưa từng có. Hồ Chí Minh khẳng định: "Thế giới
ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa
học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời
mới, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên, cũng như làm chủ được
vận mệnh của xã hội và của bản thân mình". Đây là một đặc điểm của thời đại,
các nước muốn phát triển không thể tự bó hẹp trong phạm vi dân tộc mình, mà
phải mở rộng ra bên ngoài, chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, tận dụng được sức
mạnh của thời đại nhân lên sức mạnh dân tộc.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 giành thắng lợi, đã mở ra một thời
đại mới - Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm
vi toàn thế giới. Thực tiễn này đã giúp cho Hồ Chí Minh thấy rõ cách mạng giải

phóng dân tộc thuộc địa ở các nước muốn thắng lợi triệt để phải đi theo "con đường
cách mạng vô sản". Xu thế chung của thời đại đòi hỏi các dân tộc phải nhận thức
được yêu cầu tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Sự hình thành, phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai là một nhân tố quan trọng tạo ra sức mạnh của
thời đại. Các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện tinh thần quốc tế vơ sản của mình
giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cách mạng của giai
cấp cơng nhân, nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản đã
góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, qua đó đóng góp tích cực vào việc bảo
vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Nhận thấy vai trò của nhân tố thời đại
này, Hồ Chí Minh chủ trương phát huy sức mạnh của các trào lưu cách mạng
trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa phục vụ cho sự nghiệp cách
mạng của dân tộc.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh nhận
thấy chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng quốc tế, chúng liên minh lại để chống
vô sản ở mọi nơi chưa đủ mà cịn dùng vơ sản da trắng đi đàn áp, bó lột vơ sản
da đen. Người kết luận: Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của nhân dân lao động ở
chính quốc và nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Muốn đánh bại chủ
nghĩa đế quốc, giai cấp vô sản phải tập hợp lực lượng chiến đấu trong tất cả
nhân dân lao động ở các nước thuộc địa; lao động ở thuộc địa với vơ sản ở chính

4


quốc, nếu tách riêng mỗi lực lượng, mỗi bộ phận thì khơng thể nào thắng được
kẻ thù.
Những đặc điểm tình hình thế giới nổi bật nêu trên đã được Hồ Chí Minh
khái quát trong Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội II của Đảng (2.1951): “Năm

mươi năm vừa qua có những biến đổi mau chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế
kỷ trước cộng lại... loài người đã tiến một bước dài trong việc điều khiển sức
thiên nhiên... chủ nghĩa tư bản từ chỗ tự do cạnh tranh, đã đổi ra độc quyền lũng
đoạn, đã tiến lên chủ nghĩa đế quốc... Cách mạng Tháng Mười Nga thành công,
Liên xô nước xã hội chủ nghĩa thành lập, rộng một phần sáu thế giới và gần một
nửa loài người đã tiến vào con đường dân chủ mới, những dân tộc bị áp bức lần
lượt nổi dậy chống chủ nghĩa đế quốc địi độc lập tự do”. Đó là một sự tổng kết
ngắn gọn và sâu sắc, bao quát được những vấn đề cơ bản của thực tiễn thế giới
nửa đầu thế kỷ XX. Nhận thức đúng về tình hình thế giới, về thời đại là một cơ
sở quan trọng để Hồ Chí Minh đề ra chiến lược, sách lược cách mạng nói chung,
việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nói riêng để đưa cách
mạng Việt Nam đến thắng lợi. Cách phân tích và nhìn nhận về thời đại của Hồ
Chí Minh cịn có ý nghĩa đối với chúng ta hôm nay, khi thời đại mới đang tiếp
diễn phức tạp.
b) Thực tiễn Việt Nam
Vào giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Đến Việt Nam, đế quốc Pháp có trong tay một đội quân nhà nghề,
trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, tiềm lực kinh tế mạnh,
nhưng cũng phải mất gần một phần ba thế kỷ mới đặt được ách thống trị lên
toàn đất nước ta. Các phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân
Việt Nam diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm thà chết không chịu
làm nô lệ. Kết quả cuối cùng, tất cả các phong trào kháng pháp của nhân dân
Việt Nam đều bị thất bại, “những đám đen lại bao phủ đất nước Việt Nam”.
Từ thực tiễn trên cho thấy Việt Nam một dân tộc nhỏ, nền kinh tế lạc hậu,
chậm phát triển, chống lại đế quốc thực dân có tiềm lực kinh tế, quân sự ban
đầu mạnh hơn mình, khơng thể khơng phát huy sức mạnh bên trong và bên
ngoài để giành thắng lợi. Mặt khác, do địi hỏi khách quan của sự nghiệp giải
phóng dân tộc lúc này phải có một giai cấp tiến tiến, nắm bắt được xu thế
phát triển của thời đại, lãnh đạo định ra đường lối gắn cách mạng Việt Nam
với cách mạng thế giới. Thực tiễn đó là nguyên nhân đầu tiên thơi thúc

Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước và tìm thấy con đường cứu nước
đúng, đáp ứng được yêu cầu khách quan mà xã hội Việt Nam đòi hỏi là kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để giải phóng đất nước.
Nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ
thực tiễn tình hình thế giới và Việt Nam đã được nghiên cứu và khảo nghiệm,
Hồ Chí Minh có nhận thức mới về sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam

5


để thực hiện con đường giải phóng dân tộc mà các nhà u nước đương thời
khơng nhìn thấy được, hoặc nhìn khơng đầy đủ. Cách mạng Việt Nam muốn
thắng lợi phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Quan điểm trên
của Nguyễn Ái Quốc được hình thành từng bước, từ nhận thức cảm tính đến
nhận thức lý tính, thơng qua hoạt động thực tiễn mà tổng kết thành lý luận: kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho
cách mạng.
II. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP
SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI.
Theo Hồ Chí Minh sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế
giới, của nhân dân lao động thế giới. Phải dựa vào sức mạnh của Dân tộc là chủ
yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại.
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước hiện nay là phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, của đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh
giữa trí thức và nơng dân, cá nhân và tập thể, xã hội, phát huy mọi tiềm lực
của các thành phần kinh tế của toàn xã hội.
Xây dựng xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận
dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay sức mạnh tập trung ở cuộc cách
mạng khoa học cơng nghệ, xu hướng tồn cầu hóa. Chúng ta cần phải ra sức
tranh thủ tối đa các cơ hội để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phải có cơ chế

chính sách để thu hút đầu tư, kinh nghiệm quản lí và cơng nghệ hiện đại, thực
hiện kết hợp với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh hợp với lịng
dân

1. Q trình nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nội dung lớn
của
tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy trong xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại là một yêu cầu quan trọng.
Nhân dân ta có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong
đấu tranh chống kẻ thù xâm lược cũng như trong lao động sản xuất nhân dân
Việt Nam đã thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự thông minh sáng
tạo, ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Trong truyền thống dân tộc ấy Hồ
Chí Minh nhìn thấy nổi bật lên sức mạnh của lòng yêu nước. Tinh thần yêu
nước của nhân dân Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc, vì phải
ln ln đối đầu với nhiều khó khăn của tự nhiên và chiến tranh xâm lược, sự
đô hộ của kẻ thù từ nhiều phương kéo đến. Lòng yêu nước Việt Nam đã trở
thành sức mạnh, một thứ đạo lý, một lẽ sống của mỗi người dân, cũng là một
6


tiêu chí cao nhất để đánh giá con người trong xã hội ta.
Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng
dân tộc đã phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước
xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước
phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đồn
kết tồn dân. Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam,
đó là sức mạnh thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc

đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lịng tin
chân chính khơng gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được nhân lên
nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời đại của chúng ta mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
Cuộc cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả
loài
người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử. Theo Hồ Chí Minh sức mạnh thời
đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới.
Trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào
hồn cảnh cụ thể của Vịêt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức
mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại.
Những nội dung, nguyên tắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại là một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thời đại ngày nay, đặc biệt là giai đoạn hiện nay đang diễn ra một cuộc
đấu tranh gay gắt trên mặt trận tư tưởng cũng như về hoạt động thực tiễn mà
chúng ta cần nhận thức đúng đắn để tiến hành những hoạt động quốc tế phù
hợp phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Do vậy
phải giáo dục cho nhân dân có được niềm tin về lý tưởng XHCN trong điều
kiện thế giới có nhiều biến đổi. Cần phải xử lý nghiêm minh, công bằng đối
với những hành vi vi phạm pháp luật làm suy thoái tư tưởng, băng hoại đạo
đức xã hội.
Hội nhập quốc tế mà không được chệch hướng XHCN, bảo đảm mục tiêu xây
dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh
và góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới.
Không ngừng bảo vệ và pháy huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân
tộc, làm cho bản sắc văn hoá được giữ vững và phát triển. Giữ vững tinh thần
độc lập tự chủ trong tiếp thu sức mạnh bên ngoài, kết hợp sức mạnh trong
nước. Việc giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng, ý thức
bảo vệ văn hố dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hố nước ngồi là những yêu
cầu cấp thiết được đặt ra đối với việc “mở cửa”. Cơng tác đối ngoại được xác

định có vai trò quan trọng đối với việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh của thời đại.
Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nội
7


dung lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó được vận dụng và phát triển
trong thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung
cuả tư tưởng này rất phong phú, sâu sắc về thời đại, về sự kết hợp các sức
mạnh này trong thực tiễn đấu tranh. Tư tưởng của Người còn thấm đượm chủ
nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cách mạng triệt để nên ảnh hưởng to lớn đến
cuộc đấu tranh lâu dài cho nhân dân các nước vì sư nghiệp”Giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người”.

2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại.
a) Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách
mạng thế giới.
Đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, Hồ Chí
Minh rút ra kết luận: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc khơng có con đường
nào khác con đường CMVS. Đặt cách mạng VN vào quỹ đạo cách mạng vơ
sản, Hồ ChíMinh đã khắc phục được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước
của nước ta.
Về thực tiễn, Người luôn luôn quan tâm hình thành các tổ chức để
thực hiện sự kết hợp này: 1921 người sáng lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc
địa ở Pari, báo Người cùng khổ, hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông
(1925). Trên các diễn đàn quốc tế, Người luôn khẳng định vai trò của CM thuộc
địa và sự cần thiết liên minh chiến đấu giữa cách mạng giải phóng dân tộc
với cách mạng vơ sản chính quốc, cách mạng giải phóng dân tộc giữa các
nước thuộc địa với nhau.

Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động là thời đại có những biến
đổi cực kỳ to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó nổi bật
lên hai sự kiệnquan trọng nhất làm thay đổ nội dung của thời đại: một là, chủ
nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa, đã hình thành hệ thống thuộc địa của chúng; hai là thắng lợi của
cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại đó các dân tộc không
thể tồn tại biệt lập, vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh
chung của lồi người.
Trong thời đại mới, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng "cơng cuộc
giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của
cách mạng vơ sản", rằng "cần thiết phải có liênminh chiến đấu chặt chẽ giữa
các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để chống kẻ
thù chung".
Sau khi nắm được đặc điểm và những yêu cầu đặt ra trong thời đại mới,
Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách
mạng thế giới. Người viết: "Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong
8


cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân
An Nam"; "Cách mệnh trước hết phải có Đảng để trong thì vận động và tổ
chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc tộc bị áp bức và vô sản giai cấp
ở khắp mọi nơi". Và Người đã làm tất cả để gắn cách mạng Việt Nam với cách
mạng thế giới.

b) Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền

với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Tinh thần vị quốc chân chính đối lập
với tinh thần vị quốc của bọn phản động cầm đầu các nước tư bản, đế quốc.
Trong kháng chiến chống, Pháp, Mỹ, người luôn giáo dục cho nhân dân ta
phân biệt rõ người Pháp-Mỹ chân chính với những người Pháp-Mỹ thực dân,
đế quốc; những người lao động u hịa bình cơng lý ở các nước tư bản, đế
quốc, với những người Pháp-Mỹ hiếu chiến, xâm lược.
Cách mạng giải phóng dân tộc các thuộc địa phải biết đồn kết với những
người lao động chân chính ở các nước đế quốc. Người đấu tranh không mệt
mỏi chống những biểu hiệu của tư tưởng "sô vanh", "vị kỷ" nhằm củng cố
tăng
cường tính đồn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Đặt cách mạng
VN vào quỹ đạo CMVS thế giới là sự kết hợp tinh hoa dân tộc với trí tuệ thời
đại, làm cho chủ nghĩa yêu nước truyền thống phát triển thành chủ nghĩa yêu
nước
XHCN, lòng yêu nước với yêu CNXH.
Để có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí
Minh yêu cầu các Đảng Cộng sản phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân
chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng cho giai cấp công nhân và
nhân dân lao động nước mình. Và Người ln nhắc nhở nhân dân ta rằng:
"Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần "vị quốc" của bọn đế
quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế".
Để kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã triệt để phát huy sức mạnh
của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, đồng thời Người đã
nỗ lực không mệt mỏi để củng cố và tăng cường tình đồn kết, hữu nghị giữa
Việt Nam với các dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hồ bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

c) Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của
các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại, đồng thời

khơng qn nghĩa vụ quốc tế của mình.
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng tiến bộ

9


trên thế giới nhưng không ỷ lại trông chờ, mà phải nêu cao tinh thần tự lực
cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, phải đem sức ta để tự giải phóng cho
ta.
Ta khơng nhận sự giúp đỡ một chiều của bạn bè quốc tế, mà phải bằng
thành quả của cách mạng nước ta để góp phần tăng cường sức mạnh cách
mạng thế giới, theo tinh thần giúp bạn là tự giúp mình.
Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ
Chí Minh xác định sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh
thời đại có vai trị quan trọng, sức mạnh thời đại chỉ phát huy tác dụng thông
qua sức mạnh dân tộc. Người khẳng định: Trong đấu tranh cách mạng ta phải
"tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính". Người cịn viết: "Muốn người
ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã"; "Một dân tộc không tự
lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được
độc lập". Trong Lời kêu gọi gửi tới những người anh em ở thuộc địa, Người
viết: Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng cơng thức của
Các Mác, chúng tơi xin nói với anh em rằng, cơng cuộc giải phóng anh em
chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.
Khẳng định sức mạnh dân tộc giữ vai trị quyết định nhưng Hồ Chí Minh
không hề xem nhẹ việc tranh thủ sức mạnh thời đại, đặc biệt là tranh thủ sự ủng
hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng tình, ủng hộ của
nhân dân u chuộng hồ bình trên thế giới. Để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân u
chuộng hồ bình trên thế giới, Người yêu cầu Đảng ta phải có đường lối độc
lập, tự chủ đúng đắn. Trong đường lối đó, phải kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu

tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình với các mục tiêu cơ bản của loài
người tiến bộ là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Bên
cạnh đó, Người cũng yêu cầu Đảng ta phải động viên nhân dân ta tích cực
thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.

d) Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng "làm
bạn với tất cả các nước dân chủ".
Phương châm đối ngoại mà Hồ Chí Minh đề ra cho Việt Nam sau khi
nước ta giành được độc lập là "sẵn sàng làm bạn với mọi nước dân chủ khơng
gây thù ốn với một ai"; "Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một
điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hồ
bình".
Trong quan hệ với tất cả các nước, Hồ Chí Minh đã giành ưu tiên cho
quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước láng giềng gần
gũi với Việt Nam.
Hồ Chí Minh là người đã đặt cơ sở đầu tiên cho tình hữu nghị giữa
nhân dân Việt Nam với nhân dân nhiều nước trên thế giới. Sự hiểu biết và tin
10


cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước đã được Người tạo dựng ngay từ
những năm tháng Người bôn ba ở nước ngoài. Từ khi nước ta giành được độc
lập, Những hoạt động ngoại giao không mệt mỏi của Người đã nâng cao địa
vị của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cườngquan hệ hữu nghị với các
nước, các dân tộc.
III. VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ
HIỆN NAY
1. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

đã được Đảng ta tổng kết thành một bài học kinh nghiệm trong lịch sử, là quy
luật giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, tồn qn ta phải nhận rõ vai trị, tầm
quan trọng của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo ra
sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.
Thực tiễn quá trình vận động và biến đổi của cách mạng nước ta hơn nửa
thế kỷ qua cho thấy: ở giai đoạn cách mạng nào, thời kỳ nào tư tưởng kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của Hồ Chí Minh được quán triệt và vận
dụng đúng thì cách mạng phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi, ngược lại
thời kỳ, giai đoạn cách mạng nào, xa rời tư tưởng đó, thì cách mạng bị trở ngại
và tổn thất. Vì vậy, việc nhận thức, quán triệt đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình hiện nay có một ý
nghĩa quan trọng.
Tổng kết 30 năm đổi mới (1986 - 2015) Đảng ta khẳng định: “Kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Công cuộc đổi mới diễn ra vào lúc cách mạng khoa
học - công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão, toàn cầu hoá kinh tế ảnh
hưởng đến cuộc sống các dân tộc, các cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì
hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội diễn ra sôi nổi. Tiến hành
đổi mới, nhân dân ta ra sức tranh thủ tối đa cơ hội tốt nhất do những xu thế nói
trên tạo ra. Tổng kết lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới, Đại hội lần thứ XII của
Đảng chỉ rõ "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" là một trong 5 bài
học kinh nghiệm lớn của cách mạng nước ta. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới, từ thực tiễn trong nước và thế giới hiện nay, để tạo ra sức mạnh tổng hợp
của đất nước không thể không kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại.
Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phải gắn liền với phê phán các quan
điểm không đúng như quá đề cao sức mạnh dân tộc, coi nhẹ những điều kiện
11



thuận lợi của yếu tố thời đại. Ngược lại chỉ chú ý tới mở rộng quan hệ bằng mọi
giá, không quan tâm tới các lĩnh vực khác ở mức độ cần thiết, không "khéo" sử
dụng ngoại lực để nhằm mục đích "bồi bổ" thêm cho nội lực.
Hiện nay và trong những năm trước mắt, tình hình quốc tế, khu vực đang
có nhiều biến động phức tạp, bất lợi cho sự phát triển của cách mạng nước ta.
Thực tiễn đó địi hỏi chúng ta phải xử lý tốt ngay trong mỗi khâu, mỗi bước của
quá trình xây dựng tạo ra sức mạnh dân tộc, trên cơ sở đó có thể khai thác, tận
dụng được sức mạnh của thời đại. Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của vấn
đề này, Đảng ta nhấn mạnh: “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển
mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với Đảng và
nhân dân ta”.
Nước ta đang đứng trước thời cơ lớn và những nguy cơ, thách thức lớn.
Sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhằm tranh thủ thời
cơ, vượt qua nguy cơ, thách thức, đưa đất nước đến mục tiêu độc lập thống
nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhận thức
rõ vai trò, tầm quan trọng của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, trước những thay đổi to lớn của tình hình trong nước và thế giới,
quán triệt và thực hiện tốt đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng,
đó cũng là tiếp tục thực hiện tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình mới.
2. Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước thắng lợi.
Để đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, Hồ Chí Minh ln
xác định phải phát huy sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của khối đại đồn kết
tồn dân là chính, nhưng biết tranh thủ sự giúp đỡ toàn diện từ bên ngoài. Tư
tưởng đó đã được thực tiễn lịch sử Việt Nam khẳng định, chứng minh là đúng và
cần được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa trước bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay.

Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực đó là yêu cầu khách quan để đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đến thắng lợi. Sức mạnh của dân tộc
trong điều kiện mới đó là sức mạnh của vật chất và tinh thần do nhân dân ta tạo
dựng nên trong quá trình tồn tại và phát triển. Sức mạnh của dân tộc được thể hiện
cả trong hiện thực và khả năng tiềm tàng; sức mạnh của con người và trí tuệ Việt
Nam; sức mạnh của sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại... Sức mạnh của thời
đại được biểu hiện qua những nét đặc trưng nổi bật là: Sự tồn tại vận động những
mâu thuẫn cơ bản của thời đại trong điều kiện mới vẫn khơng làm thay đổi tính
chất nội dung của thời đại, loài người vẫn ở trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội; phong trào đấu tranh cho hồ bình, hữu nghị, độc lập dân
tộc... vẫn không ngừng phát triển; xu thế tồn cầu hố, quốc tế hố, xã hội hố mọi
mặt của đời sống xã hội không ngừng phát triển; cách mạng khoa học kỹ thuật và

12


công nghệ đang tiếp tục diễn ra như vũ bão; nền kinh tế trí thức đang khơng ngừng
được mở rộng.
Thực tiễn cho thấy chỉ có trên cơ sở phát huy sức mạnh của nội lực, chúng
ta mới có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả sự ủng hộ giúp đỡ từ bên ngoài,
tận dụng được sức mạnh của thời đại. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay, vai trò quyết định của sức mạnh nội lực được biểu hiện không chỉ
bảo đảm cho sự bền vững của Tổ quốc mà còn tạo điều kiện tranh thủ kết hợp
tốt nhất sức mạnh của ngoại lực, hạn chế những khó khăn, nhân lên những thuận
lợi do xu thế chung của thời đại tạo ra. Khẳng định rõ mối quan hệ giữa sức
mạnh của nội lực và sức mạnh của ngoại lực, Hội nghị lần thư Tư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã khẳng định: “Khơi dậy và phát huy tối đa
nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế” để đẩy nhanh công cuộc đổi mới đi
đến thắng lợi. Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Nội lực là quyết định, ngoại
lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất

nước”. Đại hội XII của Đảng xác định "Phát huy cao độ nội lực đồng thời ra sức
khai thác ngoại lực". Đó là quan điểm nhất quán của Đảng ta về phát huy nội
lực, tranh thủ ngoại lực trước tình hình mới hiện nay.
Phát huy nội lực, để tranh thủ ngoại lực thông qua việc nắm bắt cơ hội, khai
thác những điều kiện thuận lợi bên trong và bên ngoài đã được Đảng ta chỉ rõ:
Cùng với những thắng lợi đã giành được từ trước công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong những năm đổi mới,
làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật của
nền kinh tế được tăng cường. Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên,
lao động. Nhân dân ta có phẩm chất tốt đẹp. Tình hình chính trị xã hội ổn định.
Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết kinh tế và những xu thế tích cực trên
thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh,
tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý mở rộng
thị trường - phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. "Đó là cơ hội
lớn”.
Phát huy nội lực, giữ vững vai trò quyết định từ việc xác định mục tiêu,
phương hướng, nội dung, bước đi cụ thể cả trong xây dựng, khai thác, sử dụng
phát huy sức mạnh của thời đại. Quan điểm trên của Đảng ta đó là sự vận dụng
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với
sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.
3. Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại trên ngun tắc bình
đẳng, cùng có lợi, tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
Theo Hồ Chí Minh Việt Nam phải mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị và hợp
tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ và khơng gây thù ốn với một
ai. Tư tưởng trên làm cơ sở cho Đảng ta định ra đường lối ngoại giao hiện nay là
đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập,

13



chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
sẵn sàng giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hồ bình. Những đặc
điểm chi phối đến chính sách đa phương hố, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang phát triển mạnh mẽ,
thúc đẩy xu thế tồn cầu hố kinh tế, làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia dân tộc. Tính hai mặt của tồn cầu hố kinh tế chẳng những đem lại
cho các nước thời cơ phát triển nhanh, đi tắt đón đầu, mà cịn tao ra nguy cơ tụt
hậu ngày càng xa hơn, biến một số nước thành “thuộc địa cơng nghệ”.
Xu hướng có tính chất phổ biến giữa các nước hiện nay là cùng hợp tác
nhằm giải quyết các vấn đề mang tính chất tồn cầu như phát triển kinh tế, ứng
dụng khoa học công nghệ, quan tâm đến môi trường, dân số, dịch bệnh, khủng
bố... mà không có một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được.
Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, hệ thống
xã hội chủ nghĩa lâm vào thối trào, lợi dụng tình hình đó chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch càng đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hồ bình” dưới nhiều
hình thức làm suy yếu cách mạng thế giới trong đó có Việt Nam, tiến tới lật đổ
chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đòi hỏi đường lối đối ngoại của Đảng ta phải
phân biệt rõ bạn, thù, đối tác, đối tượng trong quan hệ quốc tế, mặt khác phải
biết tranh thủ mâu thuẫn để thêm bạn, bớt thù tạo ra môi trường thuận lợi cho
đất nước tập trung phát triển kinh tế.
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý - chính trị với tài ngun, mơi trường, dân số
có tiềm năng về nhiều mặt, đặc điểm đó tạo ra những thuận lợi cho xây dựng và
phát triển đất nước, nhưng cũng đặt ra cho nước ta trở thành địa bàn tranh chấp,
xung đột lợi ích giữa các nước lớn và các nước trong khu vực.
Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải khéo xử lý các mối quan hệ, chủ động
hội nhập quốc tế, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ, mở
rộng quan hệ hợp tác và phát triển với tất cả các nước có chế độ chính trị xã hội
và con đường phát triển khác nhau; quan hệ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, văn hố, khoa học kỹ thuật... để giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự
cường, thực hiện ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi. Đó là sự cụ thể hố tư

tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong điều kiện mới.

14


C. KẾT LUẬN
Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế, khu vực có những biến đổi to lớn và sâu
sắc, với nhiều mối quan hệ đan xen, đa dạng, phức tạp. Các nước với chế độ xã
hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh,
cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Khu vực Đông Nam Á tiếp tục
phát triển năng động, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định (các
hoạt động khủng bố, xung đột tôn giáo, tranh chấp tài nguyên, lãnh thổ, biển,
đảo, đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên...). Trong
xu thế hồ bình, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ,
những thách thức về an ninh đối với nước ta cũng đa dạng, phức tạp, liên quan
đến tranh chấp chủ quyền biển, đảo và mưu đồ lợi dụng “mở cửa” để đẩy mạnh
“diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Trong bối cảnh
đó, tồn Đảng và tồn dân ta cần qn triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để phát huy bài học kinh nghiệm mang tính quy luật của cách mạng Việt
Nam về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước
với sức mạnh quốc tế trong tình hình mới, rất cần thống nhất, nhất quán một số
định hướng cơ bản:
Một là, phải ln đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết, với nội hàm
cụ thể hiện nay là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bảo vệ vững chắc
độc lập và chủ quyền quốc gia. Đây là cơ sở hàng đầu để Đảng, Nhà nước và
nhân dân quyết định những vấn đề đối nội, đối ngoại trọng đại của đất nước.
Hai là, kế thừa tinh thần “đem sức ta tự giải phóng cho ta”, phải biết “tự

lực cánh sinh”, tự lực, tự cường. Sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh là yếu tố
quyết định; sức mạnh thời đại, quốc tế, sức mạnh bên ngoài là yếu tố quan trọng,

15


chỉ có tác dụng và hiệu quả khi sức mạnh bên trong được chuẩn bị kịp thời, đầy
đủ.
Ba là, phòng chống mọi biểu hiện tuyệt đối hóa. Khơng được thần thánh
hóa sức mạnh dân tộc mà xem nhẹ sức mạnh thời đại, coi việc tìm kiếm những
nguồn lực quốc tế là sự lệ thuộc vào nước ngoài, là dẫn tới mất độc lập, mất bản
sắc trong phát triển, từ đó dẫn tới bảo thủ, biệt lập và nhất định sẽ đi đến chủ
nghĩa dân tộc hẹp hịi. Cũng khơng được xem nhân tố quốc tế như cứu cánh cho
mọi vấn đề, dẫn tới xem nhẹ sức mạnh dân tộc, lãng phí nhiều lợi thế nội sinh,
vơ tình bỏ rơi nhiều di sản quý báu cho sự hưng thịnh của đất nước hiện nay.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức
mạnh quốc tế là vấn đề chiến lược, quyết định thành bại của sự nghiệp cách
mạng, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung và phương thức kết hợp
phải được xác định phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Trong tình hình hiện nay,
cần kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của các thời kỳ trước kia; đồng thời, cần
bám sát yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, lợi ích của quốc gia dân tộc và các xu thế
vận động của thế giới đang đổi thay để bảo đảm cho Việt Nam có được sức
mạnh tổng hợp to lớn nhất, vững bước trên con đường độc lập dân tộc và
CNXH, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ: VI, VII, VIII, IX, X,

XI và XII.
2. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị tập 1: “Triết học Mac – Lê Nin”
(2016), Nxb Lý luận chính trị.
3. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị tập 4: “Tư tưởng Hồ Chí Minh”
(2016), Nxb Lý luận chính trị.
4. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị tập 13: “Quan hệ Quốc tế”
(2016), Nxb Lý luận chính trị.
5. GS,TS Phùng Hữu Phú (Chủ biên): Chiến lược Đại đồn kết Hồ Chí
Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, H.21995.
6. Ủy ban MTTQ Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất, (Kỷ yếu Hội kha học), Nxb.Chính trị
quốc gia, H.1996.
7. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đồn kết với vấn đề phát huy đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới,
(Kỷ yếu Hội thảo khoa học), Nxb. Chính trị quốc gia, H.2004.
8. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 1-12, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

17



×