Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.3 KB, 2 trang )

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn ở Việt Nam, mục tiêu của chính sách
tiền tệ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ và rộng
hơn là góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết một số vấn đề xã hội.
Từ năm 2003 đến năm 2006, lạm phát vẫn diễn ra tại Việt Nam nhưng theo nhận
định các chuyên gia thì đây chỉ là một thứ chất “bôi trơn” cho mục tiêu tăng
trưởng kinh tế. Đến năm 2007, lạm phát diễn ra nhanh chóng mà không dự báo
hay có thể kìm lại được. Nó trở thành một mối quan tâm mà bất kì ai cũng nhắc
đến khi gặp nhau. Nó tác động đến mọi mặt của đời sống mà hậu quả để lại quá to
lớn khó có thể bù đắp.
Năm 2008 diễn tiếp trong bối cảnh lạm phát đang dần trở nên cao trào. Vấn đề lạm
phát không còn là của riêng ai mà là của toàn xã hội, chung tay hợp sức, hợp tác
cùng Chính phủ và các cán bộ điều hành chính sách là một điều tất yếu để vượt
qua giai đoạn khó khăn này. Khắc phục, ngăn chặn lạm phát là điều cần làm ngay
bây giờ chứ không thể chần chừ được nữa.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài “Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ” với mục
đích hệ thống lại các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và thực trạng lạm phát tại
Việt Nam diễn ra trong thời gian qua nhằm trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, biện
pháp kiểm soát lạm phát để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển đất
nước mà Quốc hội đã đề ra.




3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU:
 Đề tài sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau để thu thập tài liệu rồi
tổng hợp lại để đưa ra cách nhìn tổng quan nhất, hợp lý nhất trong khả năng người


viết:
 Phương pháp tổng hợp: Thu thập và sử dụng có hiệu quả các tài liệu
 Phương pháp phân tích: Được sử dụng để làm rõ, củng cố vững chắc
hơn các luận điểm cũng như để các luận điểm được trình bày một cách khoa học
 Phương pháp logic, so sánh: Giúp cho cấu trúc vấn đề đưa ra sẽ đi
theo một thứ tự hợp lý, thông qua đó sẽ làm sáng tỏ nội dung.

 Nguồn tài liệu chủ yếu của đề tài chính là các bài viết từ các báo
điện tử và các website của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có liên
quan đến vấn đề mà đề tài đề cập.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục theo quy định
của một đề tài nghiên cứu khoa học, kết cấu của đề tài bao gồm ba chương:
CHƯƠNG I: Tổng quan về chính sách tiền tệ và lạm phát trong nền kinh tế.
CHƯƠNG II: Tình hình lạm phát và thực thi chính sách tiền tệ tại Việt Nam
nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong thời gian qua.
CHƯƠNG III: Một số đề xuất cho chính sách tiền tệ có hiệu quả trong mục tiêu
kiềm chế lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam.

×