Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) đề tài Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.39 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


TIỂU LUẬN

VAI TRỊ CỦA CON NGƯỜI TRONG
Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƯỚC
MƠN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
GVHD: …
SVTH: Lê Đức Tính..............................12345678
Nguyễn Văn A..........................12345678
Nguyễn Thị B............................12345678
LỚP: 19PLDC09

TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020
NHÓM 1
Tên đề tài: Nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam
STT
1
2
3
4
5


Họ và tên

Mã số sinh viên

- Nhóm trưởng:
Nhận xét của giảng viên:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


MỤC LỤC
---oOo--Phần 1: Giới thiệu chung
1.....Lý do chọn đề tài
2.....Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.....Mục đích của đề tài


PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học kỹ thuật đã thực sự trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công
nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám càng ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong mỗi sản
phẩm làm ra, chúng ta, những con người càng tỏ rõ vai trị quyết định của mình trong
tiến trình phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại. Nhân tố con người đã trở thành

yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của xã hội.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải hiểu sâu
sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định này của nhân tố con người.
Thêm nữa, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội và vận khí mới, đặc biệt là
trong thời đại ngày nay khi toàn cầu hóa trở nên tất yếu và cần thiết. Điều đó cũng có
nghĩa là chúng ta đang có thêm nhiều cơ hội và thách thức mới. Muốn phát triển và đi
lên khơng cịn con đường nào khác ngồi thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nhằm đưa nước ta thốt khỏi tình trạng lạc hậu.
Đảng ta khẳng định: “Đưa đất nước thốt khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đưa nước
ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên nên nhóm quyết định lựa
chọn đề tài “Vai trị của yếu tố con người và các giải pháp nhằm phát huy vai trị
con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Hi vọng sẽ tiếp cận và
làm rõ được các vấn đề của đề tài, tuy nhiên trong q trình thực hiện vẫn khơng thể
tránh khỏi thiếu sót.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đối tượng được đề cập và nghiên cứu trong đề tài này chính là vai trị của yếu tố
con người và các giải pháp nhằm phát huy vai trò con người trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sử dụng kiến thức được giảng dạy, cùng việc tham khảo giáo trình, sách, tài liệu
giấy và các tư liệu Internet, tổng hợp và chắc lọc các thông tin liên quan để làm rõ vấn
đề. Phân chia nghiên cứu và tổng hợp thông tin, sử dụng kiến thức được học để phân
tích và phân loại các thông tin phù hợp.


Sử dụng các kiến thức thực tiễn để tiến hành nghiên cứu, so sánh và rút ra kết
luận về vấn đề nêu trên.
3. Mục đích của đề tài
Sử dụng các dữ liệu và thông tin từ các phương tiện truyền thông cũng như thông

tin thực tế để khái quát hiện trạng thực tế của vấn đề con người trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Sơ bộ các vấn đề chung về con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện
nay.
Đi sâu phân tích, tìm hiểu chung về q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ
đó xác định vai trị của nhân tố con người trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Cụ thể q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, nêu lên thực trạng
nguồn lực con người Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nêu lên phương hướng và giải pháp khắc phục các mặt hạn chế trong vấn đề
nhân lực. Và cuối cùng là chốt lại vấn đề.


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ-NIN VỀ CON
NGƯỜI
1. Con người là gì
Theo quan điểm của Mác-Lê-nin
Trong quan niệm của triết học Mác-xít, con người là một thực thể trong sự thống
nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân
theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của xã hội.
Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơbắc (1845): “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những
quan hệ xã hội”.
Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người khơng phải là trừu
tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể
thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất
đích thực của con người.
Ở đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là người sáng tạo
các quan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của

những mối liên hệ xã hội của nó. Hơn thế, mỗi cá nhân là sự tổng hợp không chỉ của
các quan hệ hiện có, mà cịn là lịch sử của các quan hệ đó.
Thơng qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi
chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội lồi người. Vạch ra vai trị của
mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân
và xã hội là một cống hiến quan trọng của triết học Mác-xít.
So sánh với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Con người trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống
nhất giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao
gồm sức khoẻ, tri thức, năng lực thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần...
Người cho con người là tài sản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con
người, coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, nhân tố quyết định
thành công của cách mạng.
6


Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng tạo có ý thức,
chủ thể của lịch sử.
Việc đề cao nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược
phát triển là tư tưởng nhất quán của Đảng ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường
đang thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ
sở vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú. Lợi ích cá nhân ngày
càng được chú ý, tạo cơ hội mới để phát triển cá nhân.
Có thể khẳng định, Luận điểm của C.Mác về bản chất con người đến nay vẫn còn
nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, đó là những bài học hết sức quý báu trong việc phát
huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần sớm
hiện thực hóa mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2. Bản chất của con người

Khi phê phán quan điểm của Phơ Bách, Mác đã khái quát bản chất con người,
điều đó được Mác khẳng định: “Phơ Bách hồ tan bản chất tơn giáo và bản chất con
người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hợp những quan hệ
xã hội.”
Bản chất con người được thể hiện trên những nội dung sau:
2.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
Kế thừa quan niệm đúng đắn về con người trong lịch sử triết học, Mác với quan
điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng đã phân biệt rõ hai mặt sinh vật và
xã hội thống nhất trong con người hiện thực.
Khi tiếp cận bản chất con người ở góc độ này cần theo hướng:
Thứ nhất, con người là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là
sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên.
Như vậy, tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự tồn tại của con người là giới tự
nhiên. Con người là động vật cao cấp, là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quá
trình tiến hoá lâu dài của giới sinh vật, như thuyết tiến hoá của Đác uyn đã chứng
7


minh. Vì vậy, con người là bộ phận của giới tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ
của con người. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ xuất hiện một số
giả thuyết cố chứng minh học thuyết của Đác uyn là khơng có cơ sở như: con người
hiện tại là sự lai tạp giữa người ngoài hành tinh với con người ở trên trái đất, y học đã
tạo ra được con người trong ống nghiệm và thực tế đã thành công như trước kia chúa
tạo ra con người bằng cách đó… Trên thực tế, con người hiện đại có cấu trúc cơ thể
khơng khác gì con người cách đây 50 vạn năm. Nhưng về mặt xã hội thì con người
hiện đại có bước tiến xa hơn về năng lực, sự sáng tạo, lối sống.
Thứ hai, là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như nhu
cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống, sinh
hoạt tình dục… Nhưng giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến xa hơn

so với động vật, kể cả so với khi con người mới thốt thai khỏi động vật. Chính q
trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người qui định bản tính sinh học trong
đời sống con người. Như vậy, con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính sinh vật.
Thứ ba, mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất trong con người, mặt tự nhiên là
“nền” cho con người, mặt xã hội nâng mặt tự nhiên của con người lên trên động vật.
Con người khác động vật ở chỗ có tư duy và hoạt động có mục đích. Mác khơng
thừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính
sinh vật. Con người là một sinh vật nhưng có nhiều điểm khác với sinh vật. Vậy con
người khác con vật ở chỗ nào? Trong lịch sử đã có nhiều nhà tư tưởng lớn đưa ra tiêu
chí về sự khác nhau giữa con người và con vật có sức thuyết phục như:
Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ biết sử dụng công cụ lao động,
Arixtốt đã gọi con người “là động vật có tính xã hội”. Pascal nhấn mạnh đặc điểm và
sức mạnh của con người là ở chỗ biết suy nghĩ: con người là “một cây sậy nhưng là
cây sâỵ biết suy nghĩ”. Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản
chất con người, nhưng đều phiến diện, không nói lên được nguồn gốc của những đặc
điểm ấy và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau.
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhìn vấn đề bản chất con
người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét không phải một cách chung chung trừu
tượng, phiến diện như các nhà tư tưởng khác.

8


Theo Mác mặt xã hội của con người, có điểm nổi bật, hơn hẳn và phân biệt với
động vật là con người có hoạt động lao động sản xuất vật chất. Qua quá trình lao động
sản xuất: con người sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống cho mình và
cho đồng loại. Sản xuất ra các giá trị tinh thần làm phong phú thêm đời sống của mình.
Lao động là yếu tố hình thành bản chất xã hội của con người, hình thành nhân cách ở
con người.
Thứ tư, là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội nên ở con người luôn chịu sự chi

phối của ba hệ thống qui luật:
Hệ thống qui luật tự nhiên: qui định sự phù hợp của cơ thể sống với môi trường,
qui luật trao đổi chất, qui luật biến dị, di truyền.
Hệ thống qui luật tâm lý ý thức: như sự hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin,
ý chí…
Hệ thống qui luật xã hội: qui định mối quan hệ giữa người với người, đó là qui
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qui luật
với cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng…
Tóm lại, con người khác con vật ở cả ba mặt: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với
xã hội và quan hệ với bản than. Cả ba mối quan hệ đều mang tính xã hội, trong đó
quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát mọi hoạt động của con người, cả
trong lao động sinh con đẻ cái và trong tư duy.
2.2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội
Luận điểm trên chỉ rõ: khơng có con người trừu tượng thốt ly khỏi điều kiện cụ
thể, con người luôn tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định. Nghĩa là con người cùng
với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức.
Luận điểm đó được biểu hiện trên các góc độ sau:
Bản chất con người được qui định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức là bị qui
định bởi mối quan hệ giữa người với người. Đó là các quan hệ giữa người với người ở
một hình thái kinh tế xã hội đã bỏ qua, ở hình thái kinh tế - xã hội đương đại, ở một ý
nghĩa nào đó là quan hệ giữa người với người theo định tính, theo mục tiêu lý tưởng.
Đó là các mối quan hệ về vật chất, quan hệ về tinh thần giữa người với người. Quan hệ
giữa người với người trong xã hội đương đại qui định bản chất của con người thì suy
đến cùng quan hệ vật chất, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định nhất.
9


Bởi vì đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần, động cơ chi phối hoạt động của
con người là lợi ích, trong đó lợi ích kinh tế là quyết định nhất.
Bản chất con người phải đặt trong quan hệ đồng loại (cộng đồng) với cá nhân

trong đó mặt cộng đồng có xu hướng xích lại gần hơn. Con người hồ nhập vào cộng
đồng, mang bản chất của nó vào và thể hiện bản sắc của nó. Hồ nhập vào cộng đồng
khơng có nghĩa là đánh mất bản sắc cá nhân mà ngược lại củng cố thêm bản sắc cá
nhân. Khi đề cập tới yếu tố cộng đồng thì cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp là
những cộng đồng cơ bản nhất chi phối con người. Nhấn mạnh vấn đề trên khơng có
nghĩa là bỏ qua cộng đồng nhân loại, cộng đồng người.
Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Con người
ln bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt tinh thần của thời
đại. Thời đại nào có con người ấy. Tuy nhiên khơng được q nhấn mạnh, đi đến chỗ
tuyệt đối hoá thực tế của con người trong những điều kiện nhất định sẽ dẫn tới sai lầm
vì khơng thể giải thích nổi những hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội.
Luận đề khẳng định bản chất con người của Mác khơng có nghĩa là phủ nhận mặt
tự nhiên của con người. Trái lại luận đề trên muốn nhấn mạnh sự khác biệt giữa con
người và loài vật trước hết là ở bản chất xã hội của con người. Mặt khác cũng chỉ rõ sự
biểu hiện phong phú ở mỗi cá nhân về phong cách, nhu cầu, lợi ích trong cộng đồng xã
hội.
2.3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Khơng có thế giới tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì khơng tồn tại con người.
Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh.
Song điều quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. Các
Mác đã từng viết “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm
của hoàn cảnh và của giáo dục…cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người
làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân các nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục.”
Điều đó cũng được Ăng ghen khẳng định trong tác phẩm “Biện chứng của tự
nhiên”: thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái
hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực
mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề
biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật,
10



hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người càng tự mình làm ra lịch sử của
mình một cách có ý thức bấy nhiêu.”
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, qua hoạt động thực tiễn, con người tác
động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã
hội. Thế giới động vật dựa vào những điều kiện sẵn có của tự nhiên, với xã hội lồi
người thì trái lại, thơng qua hoạt động thực tiễn họ sáng tạo ra thiên nhiên thứ hai của
mình.
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con
người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản
thân con người. Trên cơ sở nắm bắt qui luật của lịch sử xã hội, con người thông qua
hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với
mục tiêu và nhu cầu thực tiễn do con người đặt ra.
Khơng có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử. Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ đối với điều
kiện lịch sử xã hội, luôn vận động biến đổi cũng phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất
con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà trái lại, là một hệ thống mở, tương
ứng với điều kiện tồn tại của con người. Có thể nói rằng sự vận động và tiến lên của
lịch sử sẽ qui định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi
của bản chất con người.
Do đó, để phát triển bản chất người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hồn
cảnh mang tính người nhiều hơn. Hồn cảnh đó chính là mơi trường tự nhiên và xã hội
tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính
mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thơng qua đó con người tiếp nhận
hồn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hồn cảnh trên nhiều phương diện
khác nhau.
Đó là mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai
đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.
3. Sự phát triển của xã hội loài người
Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội: chiếm hữu

nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, Phù hợp với bốn hình thái

11


kinh tế xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà
nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Thời kỳ tiền sử:
Ở thời kỳ tiền sử, hình thái kinh tế xã hội của nhân loại là cộng sản nguyên thủy.
Thời kỳ này là thời kỳ dài nhất trong lịch sử xã hội loài người, kéo dài hàng triệu năm.
Tất cả các dân tộc trên trái đất đều phải trải qua giai đoạn này. Đây là thời kỳ đặt nền
tảng cho đặc trưng và truyền thống của từng dân tộc. Là thời “thơ ấu” của từng dân
tộc, tộc người.
Thời kỳ cổ đại:
Xã hội chiếm hữu nơ lệ ở thời kì cổ đại xuất hiện ở phương Đông sớm nhất. Từ
khoảng 3000 năm TCN, tại các nước Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ và nhiều quốc gia
khác. Tại các nước châu Âu xã hội này xuất hiện muộn hơn.
Thời kỳ trung đại:
Chế độ phong kiến (476-1640) là một chế độ được hình thành nên bởi sự phân
phong ruộng đất. Xuất hiện trong thời kì trung đại, q trình phong kiến hóa diễn ra và
được xác lập sớm nhất ở Trung Quốc. Khi nhà Tần thống trị Trung Quốc, chế độ
phong kiến Trung Quốc bắt đầu. Tần Thủy Hồng chính là vị “vua phong kiến” đầu
tiên trong lịch sử.
Trước và sau đầu công nguyên các nước châu Á đều lần lượt bước sang xã hội
phong kiến. Ở Tây Âu, xã hội loài người với hình thái phong kiến được xác lập vào
năm 476 – sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.
Thời kỳ cận đại:
Khi chế độ phong kiến trên thế giới suy tàn vào thế kỷ thứ XV-XVI. Xã hội tư
bản chủ nghĩa (1640-1917) được thiết lập. Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan thắng lợi
năm 1609 đã lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha. Hà Lan sau đó đã thành lập nhà

nước tư sản đầu tiên trên thế giới. Điều này đã báo hiệu một thời đại mới – thời đại của
cách mạng tư sản. Vào năm 1640, cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã mở đầu lịch sử
cho thời kỳ cận đại trên toàn thế giới.
Thời kỳ hiện đại:
Từ năm 1917 đến nay, xã hội loài người lúc này hầu như tồn tại dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa.
12


Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi đã mở ra thời kỳ
hiện đại. Năm 1922, nhà nước Xơ-viết thành lập Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Xô-viết (Liên Xô) đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong quá khứ và hiện tại, vẫn có nhiều nước tự nhận là nước xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn nào cho việc một quốc gia đi theo chế
độ chủ nghĩa xã hội.
Trải qua nhiều năm, hiện nay có 4 quốc gia được công nhận là xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Lào. Ở hình thái kinh tế – xã hội
này, khơng có giai cấp, con người tự do, bình đẳng. Sự bình đẳng dựa trên cơ sở sở
hữu chung và điều khiển chung với các phương tiện chung.
Trên lý thuyết, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch
sử xã hội lồi người. Là tổ chức mà thơng qua đó, đảng của giai cấp cơng nhân thực
hiện vai trị lãnh đạo của mình đối với tồn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến
trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu
mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là
hình thức chun chính vơ sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.

13



CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA HIỆN NAY
1. Khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1. Cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt
động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành cơng nghiệp cơ khí.
Ngồi ra, Cơng nghiệp hóa cịn được hiểu là q trình nâng cao tỷ trọng của cơng
nghiệp trong tồn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó
là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, năng suất lao động, …
Có thể nói q trình cơng nghiệp hóa là q trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở
một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền
công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của q
trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế – xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ,
đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mơ lớn. Cơng
nghiệp hóa cịn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ
trong nhận thức tự nhiên.
1.2. Hiện đại hóa
Hiện đại hóa được hiểu là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và
công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý
kinh tế xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động phổ
thông ứng dụng những thành tựu công nghệ. Đây là một thuật ngữ tổng quát nhằm
biểu đạt tiến trình cải biến nhanh chóng khi con người nắm được khoa học kỹ thuật
tiên tiến và dựa vào đó để phát triển xã hội với một tốc độ mau chóng chưa từng thấy
trong lịch sử.
Vì vậy, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay được hiểu là quá trình chuyển đổi
căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động
thủ công là chính sang sử dụng lao động phổ thơng cũng như công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.
Có thể thấy rằng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa theo tư tưởng mới khơng cịn bị

giới hạn về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn thuần mà chỉ
14


nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như các quan niệm trước
đây vẫn nghĩ.
2. Vai trị của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Lịch sử cơng nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa thế kỷ
XVII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng
công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ
khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình cơng nghiệp hóa của thế giới. Tuy
vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm “công nghiệp hóa” mới được dùng để thay thế
cho khái niệm “cách mạng công nghiệp”, mặc dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh,
một thế hệ cơng nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản.
Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến,
hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao”.
Vai trị của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong việc phát triển nền kinh tế:
Giúp đảm bảo và tạo điều kiện cho sự thay đổi về nền sản xuất xã hội, làm tăng
năng suất lao động và tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên. Từ đó sẽ góp
phần phát triển kinh tế, cải thiện được đời sống của nhân dân và một phần quyết định
tới sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo các điều kiện vật chất đối việc củng cố và tăng
cường vai trò của nền kinh tế Nhà nước. Nhờ đó con người sẽ được phát triển một
cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.
Giúp cho nền khoa học và công nghệ có điều kiện được phát triển nhanh chóng
và đạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến. Tạo điều kiện bổ sung lực lượng vật chất và kỹ

thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm bảo về đời sống kinh tế, chính trị và
xã hội trong đất nước ngày càng phát triển hơn. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được
xem là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

15


Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã
hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng
thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.
Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, nông dân và tri
thức.
Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phịng và an ninh quốc
gia.
3. Tính tất yếu khách quan của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong hồn cảnh hiện
tại của nước ta và thế giới
3.1. Hoàn cảnh
Nhịp độ chuyển biến của thế giới nhanh chóng đến mức khó hình dung. Q
trình đó làm cho tính chất của thời đại càng phức tạp thêm bởi những biểu hiện mới
của nó.
Sau khi Liên Xơ tan rã, chủ nghĩa tư bản thay đổi chiến lược ra sức lợi dụng quá
trình quốc tế hóa và tồn cầu hóa để tư bản hóa tồn thế giới. Đó là sự áp đặt giá trị,
đồng hóa thế giới theo màu sắc tư bản chủ nghĩa; là sự đe dọa, chà đạp, phá vỡ các giá
trị truyền thống của các dân tộc và các quốc gia có chủ quyền. Vì thế, vấn đề nổi bật
trên đời sống chính trị quốc tế hiện nay là các tầng lớp, giai cấp bị áp bức, bóc lột và
các dân tộc, các quốc gia độc lập quyết tâm chống lại sự áp đặt và can thiệp, bảo vệ
chủ quyền, bảo vệ giá trị truyền thống và định hướng phát triển xã hội của mình. Trong
bối cảnh ấy, định hướng xã hội chủ nghĩa là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội lồi

người.
Q trình tồn cầu hóa, một mặt, tạo điều kiện cho sự hội nhập và vươn lên của
tất cả các nước, nhưng mặt khác, nó cũng là sự phân chia thành hai thái cực giàu ngèo,
tạo thế độc quyền chưa từng thấy của các trung tâm cơng nghiệp phát triển trong các
lĩnh vực tài chính, kỹ thuật cơng nghệ. Do đó, một số nước "sinh sau đẻ muộn" khi
bước vào q trình cơng nghiệp hóa gặp rất nhiều khó khăn.
Bản thân các nước tư bản phát triển cũng gặp nhiều thách thức lớn. Do tư bản tập
trung cao độ, do sự phụ thuộc lẫn nhau trong q trình "tồn cầu hóa" ngày càng đi
16


vào chiều sâu, trong khi đó các thể chế thuộc kiến trúc thượng tầng vẫn chưa vượt khỏi
phạm vi các quốc gia, dân tộc tư sản, nên mâu thuẫn vốn có giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản không hề giảm, mà ngày càng tăng.
Q trình tồn cầu hóa khi được gắn với việc tập trung tư bản thì đồng thời cũng
làm cho quy mơ bóc lột của chủ nghĩa tư bản mở rộng, làm cho mâu thuẫn thời đại
thêm sâu sắc. Vì thế việc giải quyết những mâu thuẫn thời đại đòi hỏi phải có sự tự
giác cao, đồng thời cần có sự phối hợp khu vực và quốc tế, cần có nội dung, phương
pháp thích hợp.
Chính trong bối cảnh thế giới phức tạp như vậy, các dân tộc càng phải độc lập, tự
chủ và không ngừng sáng tạo, càng hội nhập thì càng cần phải phát huy bản sắc dân
tộc, giá trị chuẩn mực của dân tộc "hội nhập mà không hòa tan". Đúng là thế giới phát
triển theo quy luật của nó, nhưng cách thức phát triển và bước đi là vơ cùng phong
phú, đa dạng. Mỗi nước phải tìm ra định hướng phát triển cho mình trên cơ sở những
xu hướng vận động của thời đại.
Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đang ra sức phát huy những
thành tựu đã đạt được, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới có bước phát triển mới, sáng tạo
mơ hình phát triển kinh tế- xã hội đậm nét Việt Nam, đưa nước ta tiến bước vững chắc
trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế thời đại.
3.2. Tính tất yếu khách quan của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

Một là, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực
lượng sản xuất, của sự phát triển xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua khi muốn
phát triển.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện sẽ tạo cơ sở vật chất để tăng
cường tiềm lực củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia và tạo
môi trường kinh tế – xã hội ổn định cho sự phát triển kinh tế.
Hai là, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật
chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với một trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao
động xã hội sử dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất.

17


Mỗi phương thức sản xuất có cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng đặc trưng cho
xã hội đó. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền cơng nghiệp lớn hiện
đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và
cơng nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội có trình độ xã hội q
cao hơn cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản. Vì thế, từ chủ nghĩa tư bản hay
trước chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế phổ biến và được
thực hiện thông qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đối với nước ta, từ một nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ
sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thơng qua cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi bước tiến của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hồn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm

cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần
của người dân khơng ngừng được nâng cao, trên cơ sở đó từng bước nâng dần văn
minh của xã hội.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn làm cho khối liên minh cơng nhân,
nơng dân và trí thức ngày càng được tăng cường, củng cố, đồng thời nâng cao vai trị
lãnh đạo của giai cấp cơng nhân.
Tóm lại, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định thắng lợi con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế, Đảng ta xác định cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
4. Mục tiêu của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mục tiêu cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một
nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống
vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước
công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
18


Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể.
Đại hội X xác định mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng
để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong
nước và quốc tế, Đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo q trình thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới. Những quan điểm này
được Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII nêu ra và được phát
triển, bổ sung qua các Đại hội VIII, IX, X, XI của Đảng. Dưới đây khái quát lại những
quan điểm cơ bản của Đảng về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới:

Một là, cơng nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Nước ta thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức
đã phát triển. Chúng có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ
kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là
lợi thế của các nước đi sau, khơng phải là nóng vội duy ý chí. Vì vậy, Đại hội X của
Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Hai là, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta liiện nay diễn ra trong bối
cảnh tồn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tể đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn
đầu tư nước ngồi, thu hút cơng nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của thế giới… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững.
Trong các yếu tố tham gia vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố
con người ln được coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu
19


là: vốn; khoa học và công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý
nhà nước, trong đó con người là yếu tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con người
đáp ứng yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hỏa đất nước cần đặc biệt chú ý đến
phát triển giáo dục, đào tạo.
Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Khoa học và cơng nghệ có vai trị quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm

chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung.
Nước ta nên lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa
học, cơng nghệ cịn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu
cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế
kết họp với phát triển công nghẹ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ
công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.
Năm là, phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Xây đựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết
kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ như vậy mới có khả năng xóa
đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn
hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng... Mục tiêu đó thể
hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của phát
triển.
5. Thực trạng về nguồn lực ở nước ta hiện nay
Hiện nay, dân số nước ta hơn 98 triệu người, trong đó tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động chiếm khoảng 68,7%. Đây là một lợi thế vô cùng thuận lợi để chúng ta khai
thác, sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ cho sự nghiệp
dựng xây, kiến thiết đất nước. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 64,5%
(theo đánh giá của Tổng cục Thống kê quý I/2021); năng suất lao động của Việt Nam
được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016 – 2020 tăng 5,8%/năm, cao hơn giai
đoạn 2011 – 2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Đóng góp của năng suất các
20


nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 –
35%).
Về số lượng nguồn nhân lực: Việt Nam hiện có lực lượng lao động dồi dào so với

nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tổng số dân của Việt Nam năm 2020 là
97.757.118 người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đơng Nam Á, trong đó
có 54,56 triệu người (chiếm gần 58% dân số) đang trong độ tuổi lao động. Tỷ trọng
dân số tham gia lực lượng lao động cao nhất ở nhóm tuổi 25-29.
Về chất lượng nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức
thấp trong bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân
kỹ thuật bậc cao. Lao động Việt Nam đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay
nghề, cơng nhân kỹ thuật bậc cao.
Về đặc trưng vùng địa lý: Lực lượng lao động đã được đào tạo có bằng, chứng
chỉ (từ sơ cấp trở lên) ở khu vực thành thị cao gấp 2,5 lần khu vực nông thôn. Tỷ lệ lực
lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ cao nhất ở vùng Đồng bằng sông
Hồng (31,8%) và Đông Nam Bộ (27,5%); thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long
(13,6%).
Về năng suất lao động: Theo số liệu thống kê mà Bộ Kế hoạch – Đầu tư năm
2019, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapore;
19,5% của Malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia; 56,9% của
Philippines, 68,9% của Brunei. So với Myanmar, Việt Nam chỉ bằng 90% và chỉ bằng
88,7% Lào. Trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao
hơn Campuchia.
Những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam
hiện nay:
Bên cạnh kết quả đã đạt được, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay
còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là những đòi
hỏi của thị trường lao động thời kỳ hội nhâp. Lao động ở nước ta vẫn chủ yếu là lao
động phổ thơng, thiếu hụt nhiều lao động có tay nghề kỹ thuật cao; lao động vẫn chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; nhiều ngành, nghề, lĩnh
vực ln ở trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao như:
21



kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm tốn, cơng nghệ thơng tin, điện tử, viễn thơng,
cơ khí chế tạo…; cơ cấu nhân lực lao động của Việt Nam cũng còn nhiều bất cập.
Cơ cấu trình độ của nhân lực lao động Việt Nam là: 1 đại học trở lên/0,32 cao
đẳng/ 0,61 trung cấp/0,37 sơ cấp. Trong khi đó, theo quy luật của thị trường lao động,
những người lao động trực tiếp (trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) phải nhiều hơn
rất nhiều lần so với lao động gián tiếp (trình độ đại học). Tính đến hết tháng 3/2021, cả
nước có 417,3 nghìn người có chun mơn kỹ thuật bị thất nghiệp (chiếm 39,7%),
nhưng người có trình độ đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (155,5 nghìn
người) .
Những hạn chế, tồn tại trên là do:
Một số cấp ủy nhận thức chưa đầy đủ về vai trò nguồn nhân lực trong phát triển
kinh tế – xã hội của địa phương;
Chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ
khoa học trẻ…, thực hiện chưa hiệu quả;
Việc phân công, phân nhiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa hợp lý; công
tác phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, giữa cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo và cơ
sở đào tạo chưa chặt chẽ; công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh;
Việc bố trí nguồn nhân lực chưa đúng chun mơn, năng lực cũng phần nào ảnh
hưởng đến hiệu quả, năng suất lao động;
Chưa thực hiện tốt việc dự báo nguồn nhân lực, giáo dục hướng nghiệp và công
tác phân luồng học sinh sau trung học.
6. Giải pháp cho nguồn lực ở nước ta hiện nay
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị về tầm
quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa hàng đầu bảo đảm cho việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao được diễn ra thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm
để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị và bản thân người

được đào tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc phát triển nguồn

22


nhân lực chất lượng cao là để phục vụ cho đất nước, chứ không phải để phục vụ cho
một cá nhân, tổ chức nào.
Hai là, có cơ chế, chính sách sử dụng hợp lý, phù hợp nguồn nhân lực chất
lượng cao.
Trên cơ sở nền tảng những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà
nước về tiền lương, trọng dụng nhân tài thì mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ
vào tình hình cụ thể của mình để hỗ trợ phần nào điều kiện về vật chất hoặc tạo điều
kiện thuận lợi về môi trường công tác cho nguồn nhân lực chất lượng cao được phát
huy thế mạnh, sở trường của mình.
Ba là, phát huy vai trị, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, đơn vị để phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cần có sự tham gia đầy đủ, có trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong đề
xuất, xây dựng chương trình phối kết hợp đào tạo bồi dưỡng, lựa chọn nguồn nhân lực
chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực.
Bốn là, các cơ quan, ban, ngành tổ chức hội nghị lắng nghe ý kiến của các nhà
tuyển dụng, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù
hợp.
Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động, liêm chính, các cơ quan, ban, ngành
cần thường xuyên lắng nghe người dân và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, bất cập,
tạo điều kiện thuận lợi nhất để đánh thức, khơi dậy nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững ổn định ở mỗi cơ
quan, đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh chuyển đổi số vào thực hành làm việc ở các
doanh nghiệp để người lao động được tiếp cận với công nghệ mới, từ đó tích cực, chủ
động trong tự học, tự nghiên cứu để áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 vào sản xuất, ứng dụng, giải quyết công việc; các cơ quan, ban, ngành

phải thực hiện nghiêm túc những cam kết, kế hoạch, lộ trình và lời hứa trong hội nghị
gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo các tỉnh với doanh nghiệp, nhà đầu tư, cũng như
nguyện vọng, mong muốn của nguồn nhân lực chất lượng cao.
Năm là, tăng cường công tác phối hợp, liên kết với các trường, viện, học viện, cơ
sở đào tạo của trung ương, các trường ở địa phương.

23


Khuyến khích các cơ sở đào tạo của địa phương phối hợp với các cơ sở đào tạo
trong và ngoài nước, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng hình thức
đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều
hơn vào đào tạo nhân lực. Có cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong
việc liên kết với các cơ sở đào tạo để đặt hàng nguồn nhân lực. Tạo điều kiện cho các
cơ sở kinh tế thành lập cơ sở đào tạo, hằng năm tổ chức tốt hội chợ việc làm để giải
quyết việc làm, đồng thời, nắm bắt kịp thời nhu cầu sử dụng lao động trên thị trường.

24


KẾT LUẬN
Với vị thế như hiện tại, Việt Nam dù không phải là nước phát triển hay dẫn đầu
về bất kỳ xu thế nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang cố gắng hết mình trên trường hội
nhập quốc tế, biểu hiện rõ nét nhất chính là nỗ lực hồn thành nhanh nhất q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và hiển nhiên, trong q trình lâu dài đó
khơng thể phủ nhận tầm quan trọng của nhân tố con người.
Qua nghiên cứu trên đây, nhóm cũng muốn chứng minh tầm quan trọng của nhân
tố con người trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dù ở thời đại
nào, dù đối chiếu với phương diện hay tư tưởng, quan điểm nào, thì nhân tố con người
vẫn đóng vai trị cực kỳ quan trọng.

Và để góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
chúng ta, mỗi cơng dân Việt Nam, cũng chính là nhân tố con người, cần tích cực trau
dồi, học hỏi cũng như chủ động tiếp cận với những thay đổi mới mẻ từ quá trình hội
nhập mang đến. Đồng thời cũng không quên giữ vững thái độ trân trọng bản sắc dân
tộc, quyết tâm phát triển bản thân để phát triển đất nước nhưng không được đánh mất
bản sắc của chính mình.

25


×