Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 54 trang )

Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN U CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
-

Hội đồng Sáng kiến Trường THPT Thống Nhất
Hội đồng Sáng kiến Sở GD & ĐT Bình phước
Tơi ghi tên dưới đây:
S Họ và tên

Ngày
tháng
năm
sinh

1 Lê Thị Lương

18/6/19 Trường
85
THPT
Thống Nhất


T
T

1

Nơi cơng
tác

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc tạo
ra sáng kiến

Giáo
viên

Đại học SP
Giáo dục
chính trị

100%

Là tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến “Giáo dục đạo đức kinh doanh trong
dạy học mơn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân cho học sinh THPT”

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Khơng có
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/10/2017

Trang 1


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

* MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
A. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
Nếu ta coi nhân cách cơng dân là một tổng thể hữu hình thì đạo đức kinh doanh
chính là một mảnh ghép trong tổng thể ấy. Thiếu bất kỳ mảnh ghép nào đều làm cho tổng
thể ấy trở nên méo mó, thiếu hồn thiện. Thế nhưng, trong cơng tác giáo dục nhằm hình
thành nhân cách cơng dân cho học sinh THPT lại ít ai để ý đến mảnh ghép này dẫu biết
rằng sau khi tốt nghiệp THPT số học sinh có định hướng nghề nghiệp tham gia các hoạt
động sản xuất, kinh doanh chiếm tỉ lệ rất cao.
Và, thực tế đang diễn ra là:
Với mong muốn đạt được lợi nhuận trong thời gian càng sớm càng tốt, khơng ít
nhà sản xuất, kinh doanh lớn, nhỏ coi vấn đề đạo đức như là yếu tố phụ, vậy nên khó
tránh khỏi tình trạng làm ăn theo kiểu “chộp giật”, hay mang tính “ăn xổi”, điều này dẫn
tới hiện tượng làm hàng giả, hàng kém chất lượng khá phổ biến trên thị trường.
Theo báo cáo của Đội Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, tính từ đầu năm đến
tháng 11/2017, các lực lượng phối hợp trên địa bàn thành phố đã thanh tra, kiểm tra

56.052 vụ, phát hiện 51.228 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh
trái phép và trốn thuế…. Trong đó có 3.772 vụ vi phạm hàng cấm, hàng nhập lậu; 12.878
vụ gian lận thương mại; 429 vụ hàng giả kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ; 34.149
vụ kinh doanh trái phép, trốn thuế…Những con số này cũng nằm trong tình hình chung
của cả nước.
Nghiêm trọng nhất là các vấn đề liên quan đến sự nguy hiểm cho sinh mạng con
người phát sinh từ việc suy thoái đạo đức kinh doanh đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực
trên mỗi mâm cơm, từng ngày người dân phải cảnh giác với không biết bao nhiêu vụ thực
phẩm bẩn được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng và thường là vụ sau
lại có mức độ nghiêm trọng hơn vụ trước cả về số lượng lẫn chất lượng.
Theo tìm hiểu của Báo Tuổi trẻ, hai cơ sở sản xuất là Công ty TNHH Minh Oanh
và chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân Sản xuất – Thương mại Hà Tiết, ở ấp 7, xã Lê
Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đã sản xuất ra một loại cao “độc nhất
vơ nhị” bởi ngun liệu chính là từ… lịng lợn thối và phân lợn. Họ “nấu cao” bằng cách
mua lòng lợn thối, phế phẩm ruột lợn (bã phân) về rồi đổ chung vào nồi i-nox lớn có trục
quay cùng với xút (NaOH), bột đinh hương, phẩm màu và một số hóa chất khác (tất cả
đều được nhập từ Trung Quốc) để vừa tẩy, làm lòng lợn nhũn ra, vừa át mùi hơi thối sẵn
có. Khi tất cả đã được nghiền nhuyễn như bột, đồng thời chuyển thành dung dịch màu
nâu, nguyên liệu “cao” này tiếp tục được gạn lọc rồi trộn với cồn 90 độ. Ngâm trong môi
trường như vậy khoảng nửa tháng, “cao” được vớt ra, sấy khô và đóng thành từng miếng
Trang 2


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT


mang bán hoặc… xuất khẩu. Với nhãn mác rằng “cao thuốc tiên” có tác dụng rất tốt cho
những người hiếm muộn, làm trắng da.
Một ví dụ khác từ món ăn hàng ngày, đó là món ăn từ vịt là món ăn dân dã, rất phổ
biến trong các bữa ăn gia đình hay các bữa tiệc chiêu đãi người thân. Từ vịt người ta có
thể chế biến ra thành nhiều món, nhưng vịt nướng ln là món hấp dẫn người dân bởi
mùi vị và màu sắc.
Thế nhưng cơng nghệ chế biến món ăn bình dân này “siêu bẩn”. Vịt mua về được
vứt đống, bừa bộn trên những sàn mổ nhầy nhụa nước hơi thối. Dưới nền tiết khơ đã đóng
cạnh, phân vịt vung vãi, ruồi muỗi bu đậu khắp nơi. Tất cả những dụng cụ tham gia vào
công việc giết mổ như dao, chậu, khăn… đều không hề được lau rửa sạch sẽ mà được vứt
bừa bộn dưới nền đất bẩn thỉu. Mùi hôi nồng nặc cả khu mổ. Đa phần vịt được đưa vào
chế biến đã có phẩm chất kém, để lâu ngày. Các nơi mổ vịt sống cũng thường dùng loại
vịt cỏ của Trung Quốc to mập nhưng nhạt thịt và nhạt da. Để làm bắt mắt, các chủ quán
phết lên thịt vịt một lớp phẩm màu hoặc nhúng vào hóa chất hương liệu màu khiến sau
khi nướng vịt trơng rất bắt mắt và có mùi thơm hấp dẫn. Các hóa chất, phẩm màu này đều
độc hại và đã bị cấm, song trên thực tế vẫn được các chủ quán sử dụng một cách phổ
biến.
Trên đây là hai ví dụ điển hình cho thấy hiện khơng có yếu tố câu thúc người ta
quan tâm đến đạo đức trong kinh doanh.
Đạo đức trong kinh doanh là một phạm trù rất rộng, câu chuyện cịn dài nhưng có
lẽ khơng thừa khi chúng ta nghiệm lại câu nói của một giáo sư người Mỹ khi đề cập đến
đạo đức trong kinh doanh: “Cộng đồng cần phải được bảo vệ để tránh khỏi những con
người đặt lợi ích cá nhân lên trên hết”.
Khơng một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn
mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó khơng thể thay thế vai trị của đạo đức
kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm
của mỗi người.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào khiến cho mọi người “thấm” trong mình đạo đức
trong kinh doanh, để họ khơng trở thành “những con người đặt lợi ích cá nhân lên trên
hết” ấy. Câu trả lời có lẽ cần quay lại trách nhiệm của giáo dục nói chung, của mơn giáo

dục cơng dân nói riêng. Học sinh trung học phổ thông là lực lượng lao động chuẩn bị
tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, ngay từ khi các em còn ngồi trên
ghế nhà trường, môn Giáo dục công dân cần quan tâm đến việc tích hợp giáo dục đạo đức
kinh doanh, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành nhân cách công
dân cho học sinh trong nền kinh tế thị trường. Và đó cũng chính là lí do thơi thúc tơi tìm
hiểu về đạo đức kinh doanh và tích hợp đạo đức kinh doanh trong giảng dạy mơn GDCD,
góp phần hình thành nhân cách cơng dân cho học sinh THPT.
Trang 3


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

2. Tính mới của đề tài
Ý tưởng đề tài của tơi xuất phát từ nhu cầu của thực tế cuộc sống. Trước một thực
tế là tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh như một “dịch bệnh” đang lan tràn trong xã
hội, gây hoang mang, phẫn nộ cho người tiêu dùng thì một giáo viên giảng dạy mơn
GDCD mang trên vai trọng trách giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cơng dân cho
học sinh phải có trách nhiệm lồng ghép đạo đức kinh doanh vào giảng dạy môn GDCD
một cách hợp lí cả về nội dung và phương pháp để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
Thế nhưng, cho đến nay hầu như chưa có nghiên cứu hay giải pháp hiệu quả nào
về tích hợp giáo dục đạo đức kinh doanh trong giảng dạy mơn GDCD THPT từ chính các
thầy cơ giảng dạy bộ mơn này mà chỉ có nghiên cứu của một số giảng viên đại học như
bài viết của cô Nguyễn Thị Linh Huyền (giảng viên trường Đại học Tây Bắc) với chủ đề
“Giáo dục đạo đức kinh doanh-một nhân tố quan trọng trong dạy học môn GDCD ở các
trường THPT” có nội dung chủ yếu đề cập đến tính cấp thiết của việc đưa đạo đức kinh

doanh vào dạy học môn GDCD ở các trường THPT nhưng chưa chỉ ra địa chỉ tích hợp cụ
thể trong môn GDCD THPT và phương pháp giảng dạy hiệu quả.
Tiếp thu quan điểm và định hướng của cô, từ thực tế giảng dạy của giáo viên
GDCD, tôi muốn phát triển đề tài theo hướng mới như sau:
- Chỉ ra cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học môn
GDCD THPT
- Làm rõ thực trạng nhận thức về đạo đức kinh doanh của học sinh THPT tại
trường THPT Thống Nhất.
- Chỉ rõ nội dung tích hợp, địa chỉ tích hợp và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học học môn GDCD THPT.
Đề tài đã góp phần nghiên cứu đạo đức kinh doanh thơng qua dạy học mơn GDCD
cho học sinh THPT và có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu
và dạy học môn GDCD lớp 10,11, 12 và các chuyên đề giáo dục đạo đức kinh doanh.
B. Nội dung
1.Khái quát về đạo đức kinh doanh
1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Marketing là hoạt động hướng dòng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ chảy từ
người sản xuất đến người tiêu dùng. Triết lý của Marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu
của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích cho tồn
xã hội. Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu
dùng: Người sản xuất có “vũ khí” trong tay, đó là kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết về
sản phẩm để quyết định có đưa sản phẩm của mình ra bán hay khơng, cịn người tiêu
dùng ln ở thế bị động, họ chỉ được vũ trang bằng quyền phủ quyết với vốn kiến thức
hạn hẹp về sản phẩm. Hơn nữa, họ thường xuyên bị tấn công bởi những người bán hàng
Trang 4


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất


Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

có trong tay sức mạnh ghê gớm của các công cụ Marketing hiện đại. Hậu quả là người
tiêu dùng phải chịu những thiệt thịi lớn: Vệ sinh thực phẩm khơng đảm bảo, tân dược
giả, đồ gia dụng không đảm bảo chất lượng.
Chính vì lẽ trên khái niệm đạo đức kinh doanh đã xuất hiện. Tuy nhiên, với tư
cách là một khái niệm mang tính hàn lâm, đạo đức kinh doanh cũng mới chỉ tồn tại được
khoảng bốn chục năm trở lại đây. Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman
Bowie là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm này trong một hội nghị khoa học vào năm
1974. Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ để phổ biến trong các cuộc
tranh luận của các lãnh đạo trong giới kinh doanh, người lao động, các cổ đông, người
tiêu dùng cũng như các giáo sư đại học ở Mỹ và từ đó lan ra tồn thế giới. Tuy nhiên,
không phải tất cả những nhà nghiên cứu, các tác giả và diễn giả đều có chung quan điểm
về đạo đức kinh doanh. Trước hết giữa kinh doanh và đạo đức ln có sự mâu thuẫn. Một
mặt, xã hội luôn mong muốn các công ty tạo ra nhiều việc làm lương cao, nhưng mặt
khác, những công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao
động. Người tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất còn các cơ sở
thương mại lại muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định về bảo vệ
môi trường trong hoạt động sản xuất của họ. Chính từ đó nảy sinh xung đột không thể
tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh, do khác biệt về lợi ích của cơng ty
với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng và toàn xã hội.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức kinh
doanh.
Theo định nghĩa của Trần Hữu Quang có bài viết trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn,
số ra ngày 2 tháng 8 năm 2009, thì “Đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề
nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các hiệp hội ngành nghề hay do chính doanh
nghiệp ban hành) nhằm làm sao doanh nghiệp có thể đảm bảo trách nhiệm của mình đối
với các đối tác xã hội và đối tác tài chính cũng như đối với xã hội".

Stoner và các đồng tác giả (1995) định nghĩa đạo đức kinh doanh là quan tâm tới
kết quả ảnh hưởng mà mỗi quyết định điều hành - quản trị tác động lên người khác, cả
bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Đó cũng là việc xem xét quyền và nghĩa vụ của
mỗi cá nhân, các nguyên tắc nhân văn cần tuân thủ trong quá trình ra quyết định và bản
chất các mối quan hệ giữa con người với con người.
Mạng kinh doanh trực tuyến www.bnet.com thì định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh
là hệ thống các nguyên tắc luân lý được áp dụng trong thế giới thương mại, chỉ dẫn các
hành vi được chấp nhận trong cả chiến lược và vận hành hàng ngày của tổ chức. Phương
thức hoạt động có đạo đức ngày càng trở nên cần thiết trong tìm kiếm thành cơng và xây
dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp”.
Trang 5


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

Ý thức được sự phức tạp của vấn đề giáo sư Philip V. Levis từ trường đại học
Abilence Christian Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185 đinh nghĩa được
đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm 1961 đến năm 1981 để tìm
ra “đạo đức kinh doanh” được những định nghĩa ra sao trong các tài liệu nghiên cứu và
trong ý thức của các nhà kinh doanh. Sau khi tìm ra điểm chung của các khái niệm trên,
ông tổng hợp lại và đưa ra khái niệm đạo đức kinh doanh như sau:
“ Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức
hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực của các
chủ thể kinh doanh trong những trường hợp nhất định”.
1.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh ln gắn liền với lợi ích kinh tế, nền đạo đức kinh doanh
cũng có những đặc trưng riêng của nó. Chẳng hạn, tính thực dụng, coi trọng hiệu quả
kinh tế luôn là yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với giới kinh doanh, thì đối với người khác
đơi khi lại là những biểu hiện không tốt. Khi đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta
thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mực về:
- Tính trung thực trong kinh doanh: Do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các
lợi ích kinh tế nên tính trung thực là một yêu cầu nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho các
chủ thể của nền KTTT, là biểu hiện chữ tín trong quan hệ thị trường. Tính trung thực của
đạo đức kinh doanh được thể hiện như không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm
lời, hoặc kiểu kinh doanh “chụp giật”, “ăn xổi” vì những thủ đoạn đó chỉ là nhất thời chứ
không thể tồn tại lâu dài, sẽ sớm bị xã hội phát hiện và tẩy chay. Tính trung thực còn
được thể hiện như giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất qn trong lời nói và
việc làm; Trung thực trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước để không đi vào con
đường làm ăn phi pháp như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế, vi phạm bản
quyền, quảng cáo sai sự thật, không buôn bán những mặt hàng quốc cấm hoặc tiến hành
những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục của dân tộc; Trung thực ngay cả với bản
thân mình để không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”… Thiếu trung thực cũng
có nghĩa là thiếu tài năng kinh doanh chân chính.
- Tơn trọng con người:
Với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính
đáng, tơn trọng hạnh phúc, tơn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng
mức, tôn trong quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
Đối với khách hàng: tơn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.
Đối với đối thủ cạnh tranh: tơn trọng lợi ích của đối thủ.

Trang 6


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất


Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

- Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: đó là cần tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi
trường (môi trường tự nhiên và mơi trường văn hố xã hội), bình đẳng về giới, đảm bảo
an toàn lao động, trả lương cơng bằng… Giáo viên có thể lấy ví dụ, nêu gương những
doanh nhân làm từ thiện để giúp đỡ những người bất hạnh hay việc họ đóng góp xây
dựng trường học, đường xá, bệnh viện…

- Đức tính khiêm tốn và lịng dũng cảm: Khiêm tốn cũng có nghĩa là người giàu
lịng tốt, ln quan tâm đến lợi ích của người khác và của xã hội: Hăng hái học tập, rèn
Trang 7


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

luyện để trở thành người lương thiện, sống có đạo đức, có ý thức bảo vệ danh dự và phẩm
giá của bản thân mình và mọi người xung quanh. Tính khiêm tốn giúp chủ thể kinh doanh
biết tự khẳng định mình để tiến bộ nhanh, giúp con người dễ gần gũi, dễ tiếp xúc với mọi
người, sống thanh thản, nhân ái, vị tha, lành mạnh, khắc phục được những thói xấu ích
kỷ, tham lam, thô bạo, coi thường người khác. Người kinh doanh khơng chỉ có những
đức tính khiêm tốn mà cịn phải có lịng dũng cảm, người dũng cảm là người dám đương
đầu với mọi gian nan, thử thách, không chùn bước trước khó khăn, gian khổ. Dũng cảm

khơng có nghĩa là liều lĩnh mà nó địi hỏi có sự quyết tâm, có nghị lực, có sự thơng minh
và sáng suốt. Sự khiêm tốn và lòng dũng cảm là đức tính rất cần đối với mỗi người kinh
doanh. Nó giúp họ tránh được sự kiêu ngạo và tự ti. Qua đó, tạo điều kiện cho mỗi cá
nhân dám đương đầu với thử thách, “dám làm dám chịu”, “tay trắng làm nên”.
- Tơn trọng bí mật thương mại: Bí mật thương mại là những thơng tin được sử
dụng trong q trình tiến hành hoạt động kinh doanh bao gồm: công thức, thành phần
một sản phẩm, thiết kế một kiểu máy móc, công nghệ và kỹ năng đặc biệt, các vấn đề tài
chính, quy trình đấu thầu các dự án có giá trị lớn…. Bí mật thương mại cần được bảo vệ
vì nó là một loại tài sản đặc biệt mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu bí mật thương
mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, người lao động trực tiếp liên quan đến bí mật thương mại có nghĩa
vụ bảo mật khơng được tiết lộ hay sử dụng thơng tin tích luỹ được trong q trình làm
việc tại doanh nghiệp. Chìa khố để giải quyết vấn đề bảo vệ bí mật thương mại nằm ở
việc cải thiện mối quan hệ với người lao động mà yếu tố then chốt là tạo ra môi trường
đạo đức trung thực. Ở đó, người chủ đối xử đàng hoàng với nhân viên, bằng cách đánh
giá đúng mức độ đóng góp, xác định đúng chủ quyền đối với các ý tưởng. Được như vậy,
người lao động thực sự thấy rằng, những tài sản của doanh nghiệp cũng là của họ chứ
khơng phải của riêng ơng chủ. Theo đó, họ sẽ tự giác có ý thức bảo mật thơng tin của
doanh nghiệp mà khơng cần sự ràng buộc có tính pháp lý.
1.3. Vai trò của giáo dục đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh hiện diện trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh
doanh. Nếu người sản xuất, kinh doanh không nhận diện rõ vấn đề đạo đức sẽ đưa ra
những quyết định sai lầm gây thiệt hại cho doanh nghiệp và xã hội. Do vậy, việc giáo dục
đạo đức kinh doanh có vai trị rất lớn trong đời sống kinh tế xã hội.
Đối với cá nhân: Giáo dục đạo đức kinh doanh sẽ làm cho mỗi cá nhân ý thức
được các hành vi kinh tế mình đang thực hiện có đúng với pháp luật khơng? Có được
pháp luật chấp thuận khơng?
Giáo dục đạo đức kinh doanh cịn hướng mỗi cá nhân thực hiện những chuẩn mực
đạo đức tốt đẹp như: tính trung thực, tơn trọng con người, sự khiêm tốn, lịng dũng cảm
và tơn trọng những bí mật trong kinh doanh….Góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi chủ

Trang 8


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

thể trước khi tham gia vào quá trình kinh doanh. Nhất là đối với các em học sinh đang
ngồi trên ghế nhà trường thì việc giáo dục đạo đức kinh doanh càng cần thiết. Vì nó sẽ
cung cấp cho các em những kiến thức thực tiễn trong hoạt động sản xuất, bn bán hàng
hóa…để các em nhận thức rõ hơn trong kinh doanh ngoài lợi nhuân kiếm được từ hoạt
động sản xuất, bn bán hàng hóa thì chưa đủ, mà phải có đạo đức kinh doanh ở trong
nó, nếu khơng nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người, trực tiếp là đến sức
khỏe người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp: Giáo dục đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi
của các chủ thể kinh doanh; vào chất lượng của doanh nghiệp; vào sự cam kết và tận tâm
của nhân viên; làm hài lòng khách hàng; tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và góp phần
vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Đối với xã hội: Giáo dục đạo đức kinh doanh có vai trị làm tuân thủ luật pháp xã
hội; nâng cao chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng; làm tăng khả năng cạnh tranh
giữa các nhà sản xuất để đem lại sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng; hơn nữa giáo
dục đạo đức kinh doanh cịn có vai trị bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và tham gia cứu trợ xã hội.
2. Thực trạng nhận thức về đạo đức kinh doanh của học sinh THPT Thống
Nhất
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhận thức về Đạo đức kinh doanh của học sinh
cũng dựa vào các tiêu chí đặt ra là đối với người tiêu dùng, nhà đầu tư, cơ quan
pháp lý, tình hình nội bộ của cơng ty, quyền sở hữu trí tuệ, hình thức đánh bóng
thương hiệu, môi trường cũng như đối với đối thủ cạnh tranh…
Đối tượng khảo sát của tôi là học sinh lớp 10 ở thời điểm đầu năm học khi mà các
em chưa được học giáo dục đạo đức kinh doanh trong môn GDCD. Trong tổng số mẫu
nghiên cứu là 100 học sinh lớp 10 trong đó, có 54% là nữ và 46% là nam. Đạo đức kinh
doanh của học sinh là tìm hiểu việc cụm từ “Đạo đức kinh doanh” đã trở nên quen thuộc
hay vẫn còn xa lạ với học sinh? Chỉ có 25% học sinh được hỏi trả lời có nghe về Đạo đức
kinh doanh. Có đến 75% học sinh trả lời chưa từng nghe về Đạo đức kinh doanh bao giờ.
Cụ thể nhận thức về đạo đức kinh doanh của học sinh lớp 10 trường THPT Thống
Nhất được thể hiện như sau :
2.1 Đạo đức trong kinh doanh về phương diện pháp luật và đối xử đúng mực
đối với đối thủ cạnh tranh.
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải tuân thủ
đúng nội dung và tinh thần của luật pháp, có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế
cho nhà nước cũng như có những đóng góp cho hoạt động chính trị để thể hiện sự
Trang 9


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

thiện chí hợp tác với cơ quan pháp lý. Với phần đánh giá này, tôi đã hỏi các học sinh
rằng, nếu có một dịch vụ đi lại khác chi phí thấp hơn dịch vụ hiện tại bạn đang sử dụng
vì lý do họ trốn được thuế của nhà nước. Như vậy bạn suy nghĩ như thế nào ?

Bảng 1: Tinh thần hợp tác với cơ quan pháp lý
Đáp áp của ứng viên
Tỷ lệ (%)
Nếu có dịch vụ này người dân sẽ tiết kiệm được 41,0
khoản chi phí đi lại
Họ chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt chứ khơng nghĩ cho 50.0
lợi ích lâu dài
Họ khơng có tinh thần hợp tác với cơ quan pháp lý
19.0
Tổng
100
Theo kết quả từ bảng trên, chúng ta thấy được 50% học sinh chọn phương án
“Họ chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt chứ khơng nghĩ cho lợi ích lâu dài”, phương án
“Họ khơng có tinh thần hợp tác với cơ quan pháp lý” chiếm 19%. Điều này cho
thấy có 59% học sinh thể hiện được nhận thức của mình về vấn đề mối quan tâm
đến chính phủ cũng như tạo quan hệ, hợp tác với cơ quan pháp lý. Cịn lại là 41%
nghĩ rằng nếu có dịch vụ xe này sẽ tiết kiệm cho người dân. Tuy nhiên, khi kinh
doanh việc tạo mối quan hệ cũng như hợp tác với cơ quan pháp lý là điều rất quan
trọng, đó là một trong những tiêu chí hàng đầu nằm trong Đạo đức kinh doanh.
Như vậy hơn 40% học sinh chưa quan tâm đến việc tạo mối quan hệ cũng như hợp tác
với cơ quan pháp lý.
Đối với đối thủ cạnh tranh đối xử như thế nào là đúng mực. Khi tơi hỏi rằng: “Bạn
nghĩ gì khi một công ty tung tin đồn thất thiệt, bôi nhọ trên mạng
Internet để triệt hạ đối thủ cạnh tranh nhằm tăng doanh số cho cơng ty mình?”
Bảng 2: Đối xử đúng mực đối với đối thủ cạnh tranh
Đáp án của ứng viên
Tỷ lệ (%)
Họ đã đối xử không đúng mực với đối thủ cạnh tranh
30
Khơng có gì lạ vì nó khá phổ biến và trở thành công cụ 26

kinh doanh trong xã hội ngày nay đối với các doanh
nghiệp khi che giấu được trước pháp luật
Họ đã không tuân thủ đúng pháp luật
44
Tổng
100
Nhìn vào bảng chúng ta dễ dàng nhận thấy có đến 26% học sinh xem chuyện
đối xử khơng đúng chuẩn mực đối với đới thủ cạnh tranh và xem đây như là công
cụ để kinh doanh trong xã hội ngày nay. Điều này cũng cần quan quan tâm, con số
khá cao trong nhận thức của hoc sinh về cách thức đối xử với đối thủ cạnh tranh.
3.2 Đạo đức trong kinh doanh về phương diện nhà cung ứng, khách hàng
Trang 10


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

Để nhận thức đúng đắn về đạo đức kinh doanh, học sinh cần nhận thức đúng
đắn về phương diện đối với nhà cung ứng, với khách hàng của doanh nghiệp. Như vậy,
đối với khách hàng, tức là người tiêu dùng. Tôi đã hỏi rằng: Theo bạn doanh nghiệp sẽ
làm gì khi nhân viên của công ty ký hợp đồng mua bán với khách hàng, đề nghị khách
hàng đưa tiền mua sản phẩm cho nhân viên này giữ để nộp tiền vào cơng ty. Sau đó nhân
viên này chỉ nộp một phần vào cơng ty, cịn tất cả số tiền cịn lại thì chiếm giữ khơng nộp
vào cơng ty cũng khơng trả lại cho khách; đến khi khách vào công ty phản ánh thì cơng
ty mới biết và liên hệ với nhân viên bán hàng này yêu cầu vào công ty làm việc nhưng
người này không vào và tự ý bỏ việc?

Bảng 3: Trách nhiệm với người tiêu dùng
Đáp áp của ứng viên
Tỷ lệ (%)
Công ty sẽ chịu trách nhiệm bồi thường tồn bộ cho 26
khách hàng
Trình báo cơ quan cơng an để được hỗ trợ, khi nhân 15
viên trả lại tiền sẽ trả cho khách hàng
Trách nhiệm của công ty tùy vào các quy định về 54
giao nhận tiền và cách thực hiện hợp đồng
Không phải lỗi của công ty, nếu khách hàng có lỗi 5
khi thực hiện việc giao tiền với nhân viên bán hàng
này, công ty sẽ không chịu trách nhiệm
Khác
0
Tổng
100
Nhìn vào bảng chúng ta thấy rằng 54% học sinh chọn rằng họ sẽ có trách
nhiệm tùy thuộc vào các quy định về giao nhận tiền và cách thực hiện hợp đồng.
Nghe qua như vậy chúng ta thấy rằng thực chất nhận thức của học sinh chỉ dừng
lại ở việc tuân thủ đúng pháp luật, nhưng đạo đức kinh doanh khơng chỉ dừng lại ở
đó mà nó cịn phải tiến xa hơn. Thực chất của vấn đề này là doanh nghiệp cần có
nhiều trách nhiệm hơn nữa. Như vậy, 54% học sinh chưa nhận thức đúng đắn
về đạo đức đối với khách hàng, người tiêu dùng của doanh nghiệp.
3.3 Đạo đức trong kinh doanh đối với người lao động trong doanh nghiệp,
môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Để tìm hiểu về nhận thức đạo đức kinh doanh của học sinh ở phương diện đối với
lao động trong doanh nghiệp và đối với môi trường xã hội tôi đã đặt câu hỏi như sau:
“Bạn nghĩ sao khi trong một cơng ty các nhân viên cấp dưới nói xấu nhau, khơng có thái
độ hợp tác với nhau mà ln cạnh tranh để tìm cơ hội thăng tiến cho mình, vì vậy mơi
trường làm việc của nhân viên ln chịu áp lực dẫn đến tình hình nội bộ ln ln

căng thẳng?”
Trang 11


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

Bảng 4 : Môi trường làm việc của nhân viên
Đáp án của ứng viên
Tỷ lệ (%)
Bình thường vì trong một cơng ty tình trạng này 38
là ln xảy ra
Các nhân viên khơng có sự tơn trọng lẫn nhau
11
Doanh nghiệp khơng tạo ra được mơi trường làm 51
việc tốt cho nhân viên
Tổng
100
Nhìn vào bảng chúng ta thấy được rằng có tới 38% học sinh cho rằng việc
cạnh tranh giữa các nhân viên như vậy là bình thường. Tuy nhiên, thực tế nếu các doanh
nghiệp có mơi trường làm việc như vậy là khơng hợp đạo đức kinh doanh. Vì một mơi
trường làm việc lại khơng tạo được sự đóng góp thật sự cho nhân viên về hiệu quả công
việc mà lại chỉ chú trọng đến mối quan hệ hoặc những thông tin khơng chính thức nghĩa
là doanh nghiệp đó đang tạo điều kiện cho những nhân viên thiếu năng lực nhưng lại
giỏi cạnh tranh khơng lành mạnh được thăng tiến. Đó là mơi trường khơng lành
mạnh để nhân viên được đóng góp năng lực cũng như được đánh giá đúng năng lực

cá nhân cũng như đóng góp cho sự phát triển của tập thể. Một câu hỏi khác là : “Bạn
nghĩ gì khi doanh nghiệp nước ngồi có thái độ phân biệt đối xử với các lao động cộng
đồng sắc tộc thiểu số, khác màu da, tơn giáo và giới tính đối với các nước khác. Ví dụ
như những người lao động này sẽ gặp phải những thiệt thòi nhất định trong bố trí cơng
việc, bị trả lương thấp và khơng được xét tăng lương?”
Bảng 5: Thái độ phân biệt đối xử của doanh nghiệp với lao động
Đáp áp của ứng viên
Tỷ lệ (%)
Họ không tôn trọng người lao động
25
Họ đã vi phạm luật lao động
48
Có thể chấp nhận vì khi sử dụng những lao động này 10
rất phức tạp, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số khó
khăn nhất định nên họ có thái độ như vậy
Doanh nghiệp chỉ tìm cách ép giá lao động
17
Tổng
100
Nếu nhìn nhận sơ bộ chúng ta dễ dàng nhận thấy đa số các học sinh không đồng ý
với cách thức đối xử của doanh nghiệp, nhưng nếu nhìn nhận sâu sắc hơn về bản chất của
các câu trả lời chúng ta sẽ thấy rõ rằng thực chất học sinh chỉ đồng ý rằng họ đã vi phạm
pháp luật nhưng thực chất là nếu đúng với quan điểm đạo đức kinh doanh thì chỉ
có 25% học sinh có nhận thức đúng về điều này – nghĩa là thực chất doanh nghiệp chưa
cư xử đúng đạo đức đối với người lao động.

Trang 12


Giáo viên: Lê Thị Lương

Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

Về đối xử với mơi trường tự nhiên thì như thế nào? Tôi đã hỏi các học sinh rằng:
“Cho biết quan điểm của bạn về việc một cơng ty nước ngồi đến lập nhà máy
ở Việt Nam để lợi dụng sự lỏng lẻo trong những quy định về môi trường của Việt Nam?”
Bảng 6: Bảo vệ môi trường tự nhiên
Đáp áp của ứng viên
Tỷ lệ (%)
Do sự lỏng lẻo của pháp luật VN nên họ có thể 46
tận dụng cơ hội
Họ khơng có trách nhiệm với mơi trường
9
Họ chỉ quan tâm đến lợi ích của mình chứ khơng 44
quan tâm đến môi trường
Tổng
100
Với câu hỏi này chúng ta nhận thấy rằng có 46% học sinh chưa nhận thức được
vấn đề về bảo vệ môi trường tự nhiên, họ nhận thức rằng nếu pháp luật lõng lẻo họ có thể
tận dụng cơ hội đó để kinh doanh. Như vậy là khơng phù hợp với đạo đức kinh doanh về
phương diện bảo vệ mơi trường tự nhiên.
Nhìn chung qua phần phân tích nhận thức về đạo đức kinh doanh của học
sinh trường THPT Thống Nhất cụ thể cho từng phương diện như : nhận thức về việc tuân
thủ các quy định của pháp luật, đối xử đúng mực với người tiêu dùng, với môi
trường tự nhiên, với người lao động, khách hàng, nhà cung ứng... Qua đó, chúng ta
thấy rằng trong nhận thức của học sinh thì hầu hết các học sinh nhận thức chưa đúng mực
về đạo đức kinh doanh cụ thể ở từng phương diện, đặc biệt có những phương diện

hơn 50% học sinh cho rằng cư xử như thế là điều bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh đó
thì cũng có những học sinh có nhận thức rất sâu sắc về đạo đức kinh doanh
nhưng con số này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong đa số các phương diện tính trung bình
chưa hơn 20%.
3. Giải pháp dạy học theo hướng tăng cường giáo dục đạo đức kinh doanh
trong dạy học phần môn GDCD cho học sinh THPT
3.1. Sự cần thiết giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học GDCD ở trường
THPT
Khái niệm đạo đức kinh doanh có nội hàm là những quy định, quy tắc và các tiêu
chuẩn, hành vi của chủ thể trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh bao gồm
việc tuân thủ pháp luật, việc thực hiện trách nhiệm mang tính đạo đức của doanh nghiệp,
việc bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và
quyền lợi của cộng đồng. Để thực hiện đạo đức kinh doanh ở nước ta thì việc hồn thiện
hành lang pháp lý, việc tuyên truyền, giáo dục, xây dựng các quy tắc ứng xử về đạo đức
kinh doanh là những giải pháp quan trọng, cấp thiết để từng bước xây dựng đạo đức kinh
doanh ở Việt Nam.
Trang 13


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

Nhằm góp phần vào việc thực hiện những giải pháp đó thì việc giáo dục đạo đức
kinh doanh cho học sinh (HS) ở các trường THPT qua dạy học môn GDCD là một nhiệm
vụ quan trọng bởi vì đây là lực lượng lao động tương lai của đất nước. Sau khi tốt nghiệp
THPT, các em học tiếp lên CĐ, ĐH hay học nghề, thậm chí có nhiều em tham gia vào các

hoạt động kinh tế ngay và trở thành chủ thể trong nền KTTT. Có thể nói, dù ở bất cứ
ngành nghề khác nhau, trình độ khác nhau, vai trị, vị trí việc làm của các em trong tương
lai có khác nhau nhưng đều cần phải tuân theo những giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã
hội, trong đó có đạo đức kinh doanh. Việc tuân thủ đạo đức kinh doanh không chỉ làm gia
tăng lợi nhuận cho mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân mà cịn góp phần giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo quyền con người, bình đẳng
giới…v.v.
Một trong những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng sau năm
2015 là chuyển quá trình giáo dục từ dạy chữ sang kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và
dạy nghề. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã nêu giải pháp: Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục
truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
Ở cấp THPT, GDCD là mơn học góp phần giáo dục tồn diện nhận cách học sinh
trong đó có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật...nhằm đào tạo
học sinh trở thành những người lao động mới, có phẩm chất tốt đẹp của người công dân
trong tương lai. Việc bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức nói chung, đạo đức kinh doanh
nói riêng là một q trình giáo dục lâu dài, trong đó, nhà trường giữ vai trị hết sức quan
trọng. Thông qua các hoạt động giáo dục, nội dung giáo dục, phẩm chất và nhân cách học
sinh từng bước được hoàn thiện. Với đặc thù về nội dung dạy học, mơn GDCD có nhều
lợi thế để làm tốt cơng tác giáo dục đạo đức học sinh.
Mục tiêu môn học GDCD ở THPT cũng hướng đến sự cần thiết của giáo dục đạo
đức (đạo đức kinh doanh là một chuẩn mực của đạo đức học) như: giúp HS biết được một
số phạm trù cơ bản của đạo đức học, hiểu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tham gia phát
triển kinh tế của công dân. Biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh, phê phán
đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với khả năng của bản
thân. Giúp HS nhận rõ trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiẹp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, hình thành những năng lực cơ bản như: tự hoàn thiện bản thân, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh…hình thành ở các em tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm của tuổi

trẻ trước sự phát triển của đất nước.
Giáo dục đạo đức kinh doanh hướng mỗi cá nhân thực hiện những chuẩn mực đạo
đức tốt đẹp như: tính trung thực, tơn trọng con người, sự khiêm tốn, lòng dũng cảm và
Trang 14


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

tơn trọng những bí mật trong kinh doanh, góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi chủ thể
trước khi tham gia vào quá trình kinh doanh. Đối với học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường thì việc giáo dục đạo đức kinh doanh là cần thiết, vì nó sẽ cung cấp cho các em
những kiến thức thực tiễn trong hoạt động sản xuất, bn bán hàng hóa để các em nhận
thức rõ hơn trong kinh doanh ngoài việc kiếm được lợi nhuận từ việc sản xuất, bn bán
hàng hóa cong cần phải có đạo đức kinh doanh nếu khơng sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống
con người, trực tiếp là đến quyền lợi người tiêu dùng đồng thời uy tín của doanh nhân
cũng sẽ giảm sút từ đó tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Vì thế, mỗi con người
cần bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của đạo đức kinh doanh.
Như vậy, đạo đức kinh doanh là một kiểu loại đạo đức đặc thù, biểu hiện riêng của
đạo đức xã hội trong lĩnh vực kinh doanh. Những ai làm kinh doanh mà không tuân thủ
đạo đức kinh doanh, trong chừng mực nào đó, được coi là khơng tn thủ quy tắc, chuẩn
mực đạo đức xã hội và do vậy sớm hay muộn cũng bị cộng đồng xa lánh, lợi nhuân sẽ bị
suy giảm. Do vậy để xây dựng đạo đức kinh doanh cho các chủ thể tham gia vào các
thành phần kinh tế ở nước ta thì cần coi trọng việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho HS
qua dạy học mơn GDCD.
3.2. Nội dung tích hợp giáo dục những phẩm chất đạo đức kinh doanh trong

dạy học môn GDCD ở trường THPT.
Môn GDCD ở THPT gồm các phần: Cơng dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học; Công dân với đạo đức (Lớp 10); Công dân với kinh tế; Công
dân với các vấn đề chính trị- xã hội (lớp 11); Cơng dân với pháp luật (lớp 12). Việc giáo
dục đạo đức kinh doanh cần được lồng ghép trong các bài học và GV định hướng cho các
em những chuẩn mực cơ bản của đạo đức kinh doanh là:
- Giáo dục tính trung thực trong kinh doanh: Do kinh doanh là hoạt động gắn
liền với các lợi ích kinh tế nên tính trung thực là một yêu cầu nhằm đảm bảo lợi ích kinh
tế cho các chủ thể của nền KTTT, là biểu hiện chữ tín trong quan hệ thị trường. Tính
trung thực của đạo đức kinh doanh được thể hiện như không dùng các thủ đoạn gian dối,
xảo trá để kiếm lời, hoặc kiểu kinh doanh “chụp giật”, “ăn xổi” vì những thủ đoạn đó chỉ
là nhất thời chứ khơng thể tồn tại lâu dài, sẽ sớm bị xã hội phát hiện và tẩy chay. Tính
trung thực cịn được thể hiện như giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán
trong lời nói và việc làm; Trung thực trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước để
không đi vào con đường làm ăn phi pháp như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế,
vi phạm bản quyền, quảng cáo sai sự thật, không buôn bán những mặt hàng quốc cấm
hoặc tiến hành những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục của dân tộc; Trung thực
ngay cả với bản thân mình để khơng hối lộ, tham ơ, thụt két, “chiếm cơng vi tư”… Thiếu
trung thực cũng có nghĩa là thiếu tài năng kinh doanh chân chính. Nội dung này có thể
được tích hợp ở một số bài có nội dung liên quan ở môn GDCD.
Trang 15


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT


Ví dụ: Trong bài 10 GDCD lớp 10 khi phân tích cho HS hiểu vai trò của đạo đức
trong sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội, GV cần nhấn mạnh: tính trung thực là
một quy tắc, chuẩn mực đạo đức để hoàn thiện nhân cách con người. Trong kinh doanh
cũng như trong các hoạt động khác nếu thiếu trung thực thì mọi phẩm chất, năng lực khác
sẽ khơng còn ý nghĩa. Hay trong bài 4 GDCD lớp 11, khi giảng về tính hai mặt của cạnh
tranh, GV chỉ rõ cho HS nhận thấy có nhiều cách để làm giàu nhưng về cơ bản có hai
cách: Thứ nhất: làm giàu bằng trí tuệ, bằng khả năng thực sự, bằng cái tâm, bằng cả mồ
hơi và nước mắt của mình. Đây là cáh làm giàu đực cả xã hội đồng tình. Thứ hai: làm
giàu bằng sự lừa đảo, gian lận hay những hành vi xảo quyệt khác thì chắc chắn khơng
duy trì được lâu dài, khơng bền vững vì sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc chịu sự trừng
phạt của pháp luật.
- Giáo dục ý thức tôn trọng con người: Đây là một nội dung quan trọng cần được
lồng ghép trong dạy học GDCD ở THPT. Khi giảng về quyền Bình đẳng trong lao động,
bình đẳng trong kinh doanh ở bài 4 GDCD 12, GV cần giải thích cho HS hiểu về sự tôn
trọng đối với người lao động như: đảm bảo quyền và lợi ích xứng đáng cho người lao
động không phân biệt sự khác nhau về dân tộc, giới tính, tơn giáo, địa phương, vùng văn
hóa, tổi tác hay ngoại hình; tơn trọng quyền riêng tư cá nhân, đảm bảo về điều kiện, môi
trường làm việc; cung cấp thông tin trung thực về sản phẩm sản xuất với người tiêu dùng,
những thông tin cần phải được cung cấp rõ trên bao bì, nhãn hiệu, cơng dụng, cách dùng,
hạn sử dụng vì những thơng tin khơng chính xác sẽ làm mất đi sự tin cậy của người tiêu
dùng; đảm bảo an toàn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và kỹ thuật cơng nghệ trong q
trình gia công và lắp ráp sản phẩm; thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa để tránh
hư hại biến chất nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng...Có thể nói, kinh doanh có đạo đức
ln đi liền vớ cạnh tranh lành mạnh, kể cả việc tôn trọng đối thủ.
- Giáo dục đạo đức kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội: GV cần cho HS
nhận thức rõ phát triển sản xuất, kinh doanh phải đi lền với bảo vệ môi trường (mơi
trường tự nhiên và mơi trường văn hố xã hội), khơng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm
làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền xững của dân tộc, nhân loại. Lợi ích trong sản xuất,
kinh doanh phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sống, cần đảm bảo quyền bình đẳng
về giới, đảm bảo an tồn lao động, trả lương công bằng… ngày nay, việc cá nhân, tập thể

tích cực làm cơng tác từ thiện như : hiến đát, bỏ tiền xây dựng bệnh viện, trường học ,
giúp đỡ người nghèo, ngườ gặp khó khăn, hoạn nạn .. đang là một điểm sáng, nét đẹp văn
hóa trong đạo đức kinh doanh. Giáo viên có thể lấy ví dụ, nêu gương những doanh nhân
làm từ thiện để giúp đỡ những người bất hạnh hay việc họ đóng góp xây dựng trường
học, đường xá, bệnh viện…
Nội dung này có thể lồng ghép trong bài 14 và bài 15 GDCD lớp 10, GV nêu rõ
một trong những trách nhiệm xây dựng Tổ quốc là HS cần tích cực tham gia góp phần
Trang 16


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng như bảo vệ
mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng,
sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. HS cần có thái độ phê phán với những hành vi
làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Hoặc trong bài 9 lớp 12, khi phân tích một số nội dung cơ bản của pháp luật về
phát triển kinh tế, GV cần giúp HS nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân
khi thực hiện các hoạt động kinh doanh như: kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy
phép kinh doanh và những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm, có ngĩa vụ nộp thuế, bảo
vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuân thủ các quy định về quốc phòng,
an ninh trật tự, an tồn xã hội.
- Giáo dục đức tính khiêm tốn và lòng dũng cảm: trong dạy học GDCD, GV cần
giáo dục cho HS thấy người có đức tính khiêm tốn cũng có nghĩa là người giàu lịng tốt,

ln quan tâm đến lợi ích của người khác và của xã hội: Hăng hái học tập, rèn luyện để
trở thành người lương thiện, sống có đạo đức, có ý thức bảo vệ danh dự và phẩm giá của
bản thân mình và mọi người xung quanh. Tính khiêm tốn giúp chủ thể kinh doanh biết tự
khẳng định mình để tiến bộ nhanh, giúp con người dễ gần gũi, dễ tiếp xúc với mọi người,
sống thanh thản, nhân ái, vị tha, lành mạnh, khắc phục được những thói xấu ích kỷ, tham
lam, thô bạo, coi thường người khác. Người kinh doanh không chỉ có những đức tính
khiêm tốn mà cịn phải có lòng dũng cảm, người dũng cảm là người dám đương đầu với
mọi gian nan, thử thách, không chùn bước trước khó khăn, gian khổ. Dũng cảm khơng có
nghĩa là liều lĩnh mà nó địi hỏi có sự quyết tâm, có nghị lực, có sự thơng minh và sáng
suốt. Sự khiêm tốn và lịng dũng cảm là đức tính rất cần đối với mỗi người kinh doanh.
Nó giúp họ tránh được sự kiêu ngạo và tự ti. Qua đó, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân dám
đương đầu với thử thách, “dám làm dám chịu”, “tay trắng làm nên”.
Ví dụ: khi giảng về phạm trù nghĩa vụ, lương tâm trong bài 11 GDCD lớp 10, GV
cần khẳng định: khiêm tốn là sự thể hiện tính thiện, người khiêm tốn là người có nhân
cách, lương tâm, các em cần phải hăng hái học tập, rèn luyện để trở thành người lương
thiện, sống có đạo đức, có ý thức bảo vệ danh dự và phẩm giá của bản thân mình và mọi
người xung quanh. Trong bài 14 GDCD lớp 10, khi giảng về truyền thống yêu nước của
dân tộc Việt Nam, GV nêu rõ cho HS hiểu một trong những biểu hiện của lòng yêu nước
là cầ cù, sáng tạo trong lao động để xay dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, khẳng định
thương hiệu hàng hóa và vị thế việt nam trên trường quốc tế. HS cần dũng cảm phên phán
những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Giáo dục ý thức tơn trọng bí mật thương mại:
Nội dung này có thể được lồng ghép trong bài 3 GDCD lớp 11 khi giảng về biểu
hiện của quy luật giá trị trong lĩnh vực xản xuất. GV cần phân tích cho HS thấy, để sản
Trang 17


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất


Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

xuất có lãi và giành được ưu thế trong cạnh tranh, người sản xuất pahir tìm mọi cách đẻ
giảm giá trị cá biệt hàng hóa của mình xuống thấp hơn giá trị xã hội. Muốn vậy phải
giành ưu thế về khoa học công nghệ để tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm
trong khi chất lượng được nâng cao làm cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất
đều được lợi. Do vậy, bí mật thương mai được các doanh nghiệp, cơng ty rất quan tâm vì
khơng những chúng có giá trị mà cịn có khả năng tạo ra giá trị. Nếu bí mật thương mại bị
tiết lộ sẽ làm mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh oanh. Vì vậy,
người lao động trực tiếp liên quan đến bí mật thương mại có nghĩa vụ bảo mật, không
được tiết lộ hay sử dụng thộng tin tích lũy được trong q trình làm việc tại doanh
nghiệp.
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy
học môn GDCD THPT
3.3.1. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp trong giờ học chính khóa.
Để giáo dục đạo đức kinh doanh và biến đạo đức kinh doanh trở thành nhận thức
của mỗi học sinh cũng những kỹ năng vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống cần có vai
trị to lớn của giáo viên bộ môn trong việc tổ chức dạy học với các phương pháp dạy học
tích cực và phù hợp. Trong q trình dạy học, GV không chỉ sử dụng các phương pháp
dạy học truyền thống mà còn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khác như:
* Phương pháp nêu gương
Nêu gương là phương pháp sử dụng những điển hình, những tấm gương mẫu mực
“người tốt, việc tốt” cụ thể sinh động trong đời sống để kích thích tính tích cực, tự giác
của học sinh.
Trong giáo dục, tấm gương được sử dụng như một phương tiện. Nó làm cho chuẩn
mực đạo đức trở nên trực quan hơn, cụ thể hơn, có sức thuyết phục hơn. Lời nói sẽ giảm
giá trị, giảm ảnh hưởng nếu nó khơng có các tấm gương thực tế sinh động, cụ thể của
người khác chứng minh.

Cơ chế tâm lí của phương pháp này là sự tác động qua lại giữa chủ thể và môi
trường, tạo ra những ảnh hưởng tâm lí lành mạnh trong tập thể, cịn gọi là “bắt chước”.
Tâm lí bắt chước có mặt ở mọi lứa tuổi, được diễn ra dưới nhiều mức độ có tính chất
khác nhau, tùy thuộc vào trình độ nhận thức , nhưng tất cả đều có ý nghĩa giáo dục tốt.
Trong phương pháp nêu gương, mỗi “tấm gương” được sử dụng như một phương
tiện trực quan. “Gương tốt cho hình ảnh tốt” chúng có tác dụng giáo dục rất lớn. Đối với
học sinh THPT thì tấm gương tốt nhất đó là bạn bè cùng lớp, cùng trường, là thầy cơ giáo
đang dạy dỗ các em . Sau đó là hình tượng các nhân vật văn học, cuộc đời, tuổi trẻ, sự
nghiệp của các danh nhân văn hóa, các nhân vật đời thường người tốt việc tốt…Đặc biệt
là tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Trang 18


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

Khi sử dụng phương pháp nêu gương để đạt hiệu quả giáo dục cao thì nhà giáo
dục cần lưu ý:
- Lựa chọn tấm gương điển hình, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tạo ra ấn
tượng tốt, cảm xúc mạnh để kích thích thái độ, tình cảm lành mạnh ở học sinh.
- Khi nêu gương cần phải giới thiệu sự kiện, phân tích nguyên nhân, ý nghĩa,
những bài học rút ra từ những tấm gương đó, nhằm giúp học sinh nhận thức đầy đủ ý
nghĩa và có ý thức noi theo.
- Cần khách quan, công bằng, đúng mực khi nêu gương học sinh trong lớp, khơng
“thổi phồng” thành tích cho nhân vật và tránh lặp lại nhiều lần, vì có thể gây phản ứng
đối lập giữa tập thể và cá nhân được nêu gương.

- Những tấm gương giáo dục cần phải có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể sinh động,
khơng trừu tượng. Chính vì vậy tấm gương ần sưu tầm từ các nguồn khác nhau như:
người thật việc thật (từ sách báo, ti vi, các phương tiện thông tin đai chúng…), từ những
tác phẩm văn học, từ những câu chuyện kể, danh nhân lịch sử, bản thân giáo viên cũng là
một tấm gương cho học sinh noi theo.
Phương pháp nêu gương dựa vào tính bắt chước, tính ưu thế của tư duy trực quan.
Nêu một tấm gương tốt là để học sinh soi mình vào mà học tập, ccó gắng thực hiện được
những hành động, hành vi, việc làm cụ thể như những tấm gương đó. Những mẫu mực cụ
thể sẽ làm cơ sở, chỗ dựa quan trọng cho học sinh ý thức đạo đức của các e đang được
hình thành nhưng chưa đầy đủ. Bởi vậy, nêu gương được sử dụng với phương pháp
khuyến khích, đàm thoại, kể chuyện.
Có thể tiến hành phương pháp nêu gương theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Lựa chọn tấm gương: căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung giáo dục, đặc điểm đời sống,
khả năng kinh nghiệm của học sinh…mà giáo viên lựa chọn tấm gương phù hợp để nêu.
Đó có thể là những tấm gương lấy từ học sinh trong lớp, trong trường, từ các cá nhân
trong cộng đồng, các phương tiện truyền thơng…Song tấm gương ở đây cần mang tính
chất tiêu biểu, mẫu mực, gần gũi với cuộc sống học sinh.
Ngoài ra, giáo viên có thể chuẩn bị những bức ảnh, tranh liên quan đến tấm gương
minh họa.
Bước 2: Nêu gương
Bằng biện pháp kể chuyện, đàm thoại, giải thích, trình bày, trực quan…Giáo viên
giúp học sinh ý thức được tấm gương đó là tốt và vì sao tốt. Trên cơ sở đó, các em sẽ rút
ra kết luận phù hợp – cần bắt chước hay tránh tấm gương vừa nêu. Điều dặc biệt quan
trọng là ở đây việc nêu gương phải gân được ở các em ấn tượng, cảm xúc, làm cho các
em ghi nhớ tấm gương lâu hơn và điều đó ln nhắc nhở các em cần phải cố gắng học
tập, vươn lên trở thành những người tốt, điển hình trong xã hội.
Trang 19



Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

Bước 3: Tổng kết
Sau khi nêu gương, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra những bài học từ những tấm
gương đã nêu. Từ đó, phải làm gì để có thể trở thành những tấm gương, những điển hình
sáng trong xã hội.
Trong dạy học GDCD giáo viên có thể sử dụng phương pháp nêu gương như một
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nhờ vào việc nêu những tấm gương mẫu mực,
gần gũi với cuộc sông hàng ngày trong các hoạt động kinh tế như: những nhà kinh tế giỏi
trên thế giới, những doanh nhân trên thế giới và trong nước, hay điển hình nhất là những
tấm gương làm giàu từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nông thơn…
Ngồi việc dạy học những tri thức cơ bản trong sách giáo khoa, giáo viên có thể
tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục đức kinh doanh cho học sinh. Việc lồng ghép đó
có thể tiến hành đan xen trong những nội dung dạy học phù hợp.
Ví dụ trong bài 1: Công dân với sự sự phát triển kinh tế, để làm cho bài học thêm
phong phú và kích thích học sinh giáo viên có thể nêu một số những tấm gương tiêu biểu,
điển hình về làm kinh tế giỏi để kích thích tính tích cực, tự giác của học sinh. Đó là
những tấm gương như:
1. Cụ Hồng Thị Minh Hồ
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ kinh doanh tơ lụa với thương hiệu Phúc Lợi mà cha mẹ
chồng của cụ để lại. Những năm 30 - 40 của thế kỷ trước thương hiệu này đã làm nên
"tượng đài" của ngành kinh doanh tơ lụa Việt Nam, chứ không phải thương
hiệu Khaisilkvừa bị chính ơng chủ này làm “sụp đổ” như mọi người đánh giá.
Gia đình cụ Hồng Thị Minh Hồ ln trọng chữ Tín trong kinh doanh. Cũng nhờ
biết trọng chữ Tín mà họ trở nên giàu có nhanh và nổi tiếng khơng chỉ trong nước mà cả

nước ngồi. Triết lý kinh doanh của người phụ nữ ấy chính là đạo làm người và làm
nhiều điều thiện giúp người. Cụ Minh Hồ ln nhắc nhở mình rằng trong làm ăn thì phải
tính cho được lỗ, lãi. Khi đã có lãi một đồng thì nên tích lũy 7 hào và 3 hào còn lại nên
làm việc phúc đức, cứu người. Phải chăng vì thế mà cụ có uy tín cao trong giới doanh
nhân ngày đó và người tiêu dùng thì cũng tin vào thương hiệu của nhà cụ.
“Nhiều thương gia nước ngoài sang Hà Nội làm ăn đã nghe tiếng vải Phúc Lợi và
về nước họ chia sẻ với bạn làm ăn. Từ đó, uy tín của gia đình tơi lan rộng ra các nước
trong khu vực", ơng Trịnh Cần Chính, con trai cụ kể.
Vợ chồng cụ Hoàng Thị Minh Hồ đã từng hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng
và nhiều tài sản khác. Với tư duy của một nhà buôn, hai cụ cũng thừa hiểu bỏ tài sản ra
giúp Cách mạng cũng đâu để mong gì lấy lại mà chỉ mong "Dân tộc bớt đổ máu là chúng
tôi mừng rồi...", cụ bà Hồng Thị Minh Hồ giải thích.
2. Trịnh Thế Đức
Trang 20


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

Từ một anh cơng nhân “mảnh đất cắm dùi khơng có”, thế nhưng với khát vọng
làm giàu, vượt qua chính mình, chàng thanh niên trẻ đất Hưng Yên đã từng bước vươn
lên làm chủ công nghệ, trở thành Giám đốc công ty Điện lạnh Việt Đức (Cầu Giấy, Hà
Nội)
Chia sẻ bí quyết thành cơng, Đức cho hay: để có tên tuổi, để trụ vững trên thương
trường một trong những nguyên tắc nghề nghiệp sống còn là doanh nghiệp phải giữ được
chữ “tín” và ln đảm bảo yếu tố “khách hàng là thượng đế”. Trong đó, sản phẩm kinh

doanh phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, đồng thời phải có chế độ hậu mãi tốt…
Qua việc lấy một số tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, giáo viên cũng có thể
u cầu các em về nhà sưu tập những tấm gương “người thật, việc thật” . Đó là những
tấm gương biết vươn lên trong cuộc sống, những tấm gương làm giàu thừ hai bàn tay
trắng hoặc những doanh nhân thành công trên thế giới….
Bên cạnh đó, trong khi sử dụng phương pháp nêu gương giáo viên cũng nên sử
dụng những gương xấu khi lợi dụng những thủ đoạn phi pháp để đạt đựoc lợi nhuận về
cho bản thân mình.Qua đó, thấy được những hậu quả xấu từ việc thực hiện những hành vi
trái đạo đức trong kinh doanh như: phạt hành chính, phạt hình sự… để dăn đe, ngăn chặn
các em không được “bắt chước” những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh đó.
Trong bài 4. Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa, để làm cho bài học
thêm phần hứng thú, cũng như lồng ghép thêm nội dung giáo dục đạo đức kinh doanh
trong đó, giáo viên có thể nêu những tấm gương về những cá nhân, những doanh nghiệp
đã thực hiện cạnh tranh lành mạnh nhằm đem lại sản phẩm có chất lượng, giá thành cạnh
tranh và mẫu mã đẹp cho người tiêu dùng như: các hãng điện thoại Sam Sung, Sony,
Nokia… Bên cạnh những tấm gương tiêu biểu đó, giáo viên cũng lấy những ví dụ thêm
về những cá nhân, doanh nghiệp làm ăn phi pháp, trốn thuế, lậu thuế, buôn bán hàng giả,
hàng nhái… và những hậu quả mà các tổ chức đó phải nhận để học sinh ý thức được rõ
hơn về nội dung bài học cũng như giáo dục đạo đức kinh doanh cho học sinh.
Ví dụ như vụ ơng chủ thương hiệu Khaisilk vừa bị lên án vì bán khăn Trung Quốc
dán mác Việt Nam. Sự việc của Khaisilk đã gây nên một chấn động rất lớn bởi rất nhiều
người đã và đang tin tưởng thương hiệu Khaisilk. Khăn lụa Khaisilk thường được dùng
làm quà cho các đối tác, bạn bè quốc tế khi sang Việt Nam để ngoại giao hay hợp tác kinh
doanh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến “cái nhìn” của bạn bè quốc tế vào những sản phẩm,
thương hiệu có xuất xứ từ Việt Nam. Việc mất uy tín của thương hiệu chỉ là một phần
nhưng tổn thất lớn nhất chính là việc mất niềm tin trong nhân dân.

Trang 21



Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

Như vậy việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học GDCD sẽ giúp cho
học sinh học bài một cách tự giác, tích cực, chủ động hơn. Nếu áp dụng một cách nhuần
nhuyễn và kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ làm cho q trình dạy
học đạt hiệu quả cao
* Phương pháp trường hợp
Phương pháp nghiên cứu trường hợp (PP NCTH) trong giáo dục và đào tạo có
nguồn gốc từ đầu thế kỉ 20. Từ năm 1908 ở trường Thương mại Harvard ở Boston (Mỹ)
đã sử dụng trong việc đào tạo các nhà kinh tế xí nghiệp, với mục đích chuẩn bị tốt hơn
cho sinh viên vào thực tiễn nghề nghiệp. Trong dạy học theo trường hợp,thay vì trình bày
lí thuyết, người ta bàn thảo về những trường hợp cụ thể trong thực tiễn. Như vậy PP
NCTH là một phương pháp dạy học, trong đó trọng tâm của q trình dạy học là việc
phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp (tình huống) được lựa chọn trong
thực tiễn.
PP NCTH là một PPDH, trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực
tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm
việc nhóm. PP trường hợp là phương pháp điển hình của dạy học theo tình huống và dạy
học giải quyết vấn đề.
PP NCTH đề cập đến một tình huống từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp, tình
huống đó đã gặp hoặc có thể gặp trong cuộc sống và cơng việc nghề nghiệp hàng ngày.
Những tình huống đó chứa đựng những vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết các vấn đề
đó địi hỏi có những kết luận dựa trên cơ sở lập luận. Các trường hợp cần được xử lí về
mặt lí luận dạy học. Bên cạnh việc mơ tả trường hợp (mơ tả sự kiện) cần có sự lí giải,
Trang 22



Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

phân tích về mặt lí luận dạy học, dưới dạng những định hướng, trợ giúp cho việc dạy và
học phù hợp với mục đích đã đặt ra.
Có thể đưa ra những đặc điểm sau đây của phương pháp trường hợp:
- Trường hợp được rút ra từ thực tiễn dạy học hoặc phản ánh một tình huống thực
tiễn dạy học. Do đó trường hợp thường mang tính phức hợp.
- Mục đích hàng đầu của phương pháp trường hợp không phải là việc truyền thụ tri
thức lí thuyết mà là việc vận dụng tri thức vào việc giải quyết vấn đề trong những tình
huống cụ thể.
- Học sinh đặt trước những tình huống cần quyết định, họ cần xây dựng các
phương án giải quyết vấn đề cũng như đánh giá các phương án đó, để quyết định phương
án giải quyết vấn đề.
- Học sinh cần xác định những phương hướng hành động có ý nghĩa quyết định
trong việc tìm ra quyết định.
Cùng với sự phát triển của PP NCTH, có nhiều dạng trường hợp khác nhau được
xây dựng, chúng cũng khác nhau ở quy mơ và tính chất của vấn đề được mơ tả cũng như
trọng tâm của nhiệm vụ khi nghiên cứu trường hợp. Có trường hợp trọng tâm là việc phát
hiện vấn đề, hoặc trọng tâm là việc lí giải vấn đề, hay trọng tâm là việc đánh giá, phê
phán cách giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
Các dạng của PP NCTH gồm có: trường hợp tìm vấn đề, trường hợp giải quyết
vấn đề, trường hợp tìm thơng tin, trường hợp đánh giá phương án giải quyết vấn đề.
Phương pháp trường hợp được tiến hành theo các giai đoạn sau:

- Giai đoạn nhận biết trường hợp (làm quen với trường hợp): Nắm được vấn đề và
tình huống cần quyết định. Tự nhận biết các mối quan hệ về chuyên môn.
- Giai đoạn thu thập thông tin: Thu thập thông tin về trường hợp từ các tài liệu sẵn
có và tự tìm. Mục đích nhằm học cách tự lực thu thập thơng tin, hệ thống hóa và đánh giá
thơng tin.
- Giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu phương án giải quyết: Tìm các phương án giải
quyết và thảo luận (tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, điều tra). Phát hiện tư duy sáng tạo, tư
duy theo nhiều hướng, làm việc trong nhóm, hiểu các ý kiến khác nhau, biết trình bày các
ý kiến trong nhóm.
- Giai đoạn quyết định: Quyết định trong nhóm về phương án giải quyết. Đối
chiếu và đánh giá các phương án giải quyết trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá đã được
lập luận.
- Giai đoạn bảo vệ: Các nhóm lập luận và bảo vệ các quyết định của nhóm. Bảo vệ
các quyết định với những luận cứ rõ ràng, trình bày các quan điểm một cách rõ ràng, phát
hiện các điểm yếu trong lập luận.
Trang 23


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

- Giai đoạn so sánh: So sánh các phương án giải quyết của nhóm với các quyết
định trong thực tế. Cân nhắc mối quan hệ theo các phương án giải quyết khác nhau; việc
quyết định ln liên quan đến các tình huống, điều kiện, thời gian cụ thể.
Việc sử dụng PP NCTH trong dạy học sẽ có những ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm:

-Việc sử dụng PP NCTH tạo điều kiện cho việc xây dựng tình huống nhằm gắn lí
thuyết với thực tiễn.
- Tích cực hóa động cơ của người học.
- PP NCTH yêu cầu có sự cộng tác làm việc và thảo luận trong nhóm. Trọng tâm
của làm việc nhóm là q trình giao tiếp xã hội và q trình cùng quyết định trong nhóm.
- PP NCTH tạo điều kiện phát triển các năng lực then chốt chung như năng lực
quyết định, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp
và cộng tác làm việc.
Cần phân biệt rằng việc sử dụng các trường hợp làm ví dụ minh họa cho giờ học
thuyết trình khơng phải là PP NCTH, mà chỉ là ví dụ minh họa, PP NCTH cần bao gồm
việc tự lực giải quyết vấn đề và góp phần giải quyết tư duy tích cực – sáng tạo của học
sinh.
Hạn chế:
- PP NCTH địi hỏi nhiều thời gian, thích hợp cho việc vận dụng nhưng khơng
thích họp cho việc truyền thụ tri thức mới một cách hệ thống.
- Đòi hỏi cao đối với giáo viên: Nhiệm vụ truyền thụ tri thức của giáo viên là thứ
yếu. Giáo viên cần biết làm việc với tư cách là người điều phối và tổ chức q trình học
tập.
- Địi hỏi cao đối với người học: Hình thức học quen thuộc là lĩnh hội tri thức
được sắp xếp sãn một cách hệ thống từ giáo viên khơng cịn thích hợp. Học sinh cần biết
vận dụng tri thức một cách tự lực và thường có khó khăn trong việc tự lực với mức độ
cao
Các trường hợp được lựa chọn từ những tình huống thực tiễn, hoặc những tình
huống có thể xảy ra. Khi xây dung một trường hợp cần bao gồm những nội dung:
-Phần mô tả trường hợp: Các trường hợp cần được mô tả rõ ràng và cần thực hiện
các chức năng lí luận dạy học như: trường hợp cần chứa đựng vấn đềvà có xung đột;
trường hợp cần có nhiều cách giải quyết; trường hợp cần tạo điều kiện cho người học có
thể trình bày theo cách của mình; trường hợp cần vừa sức, phù hợp với điều kiện thời
gian và người học có thể giải quyết được trên cơ sở kiến thức và kĩ năng của họ.
- Phần nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ học sinh cần giải quyết khi nghiên

cứu trường hợp. Các nhiệm vụ cần xác định rõ ràng, vừa sức với học sinh và nhằm mục
tiêu của bài học.
Trang 24


Giáo viên: Lê Thị Lương
Trường: THPT Thống Nhất

Đề tài: Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
môn GDCD với việc hình thành nhân cách cơng dân
cho học sinh THPT

- Phần yêu cầu và kết quả: Phần này đưa ra những yêu cầu cần thực hỉện được
trong khi nghiên cứu trường hợp. Việc đưa ra những yêu cầu nhằm định hướng cho việc
nghiên cứu trường hợp.
Ví dụ: Trường hợp về “Thuốc chữa ung thư giả”
Mơ tả trường hợp
Ơng Đỗ Văn Dũng, Trưởng Phòng Quản lý Dược Sở Y tế TP HCM cho biết, năm
2014 thuốc H-Capita 500 mg Caplet chữa các loại ung thư vú, dạ dày, đại trực
tràng, được Sở đấu thầu tập trung với giá kế hoạch mời thầu là 66.000 đồng một viên.
Kết quả đợt đấu thầu này, thuốc của Công ty VN Pharma trúng thầu với giá 31.000 đồng
một viên.
Khi vừa nhập về Việt Nam, Bộ Y tế xác định lô thuốc này không rõ nguồn gốc,
không đủ các điều kiện sử dụng cho người. Do đó Bộ đã niêm phong lơ hàng, cấm lưu
hành ra thị trường. "Nhờ phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên tồn bộ số thuốc vi phạm
khơng được đưa ra thị trường, không giao thuốc cho bệnh viện. Sở Y tế TP HCM đã
quyết định hủy kết quả trúng thầu đó", ơng Dũng cho biết.
Cơng ty VN Pharma bị cáo buộc làm giả hồ sơ 9.300 hộp thuốc H-Capita 500 mg
dùng để chữa ung thư. Giám định của Bộ Y tế cho thấy lô thuốc này chứa 97% hoạt chất
capecitabine kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Vụ án đang được tòa án xét xử những

ngày qua.
Hoạt chất capecitabine được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác
để điều trị một số loại ung thư như vú, đại tràng, trực tràng, dạ dày. Cơ chế hoạt động của
thuốc là làm chậm hoặc ngăn sự tăng trưởng các tế bào ung thư và giảm kích thước khối
u. Quá trình bào chế thuốc cần đảm bảo đúng quy chuẩn mới có thể phát huy được tác
dụng như mong muốn. Thuốc làm giả hoặc không đủ hàm lượng theo quy định của nhà
sản xuất sẽ không đảm bảo công năng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh
nhân.
Thuốc chứa capecitabine lưu hành trên thị trường hiện nay có nhiều nguồn gốc
xuất xứ kể cả biệt dược gốc và thuốc thuộc nhóm thế hệ thứ hai. Giá cả vì vậy cũng khác
nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc và nơi sản xuất.
( />Nhiệm vụ:
Hãy đọc trường hợp trên và thảo luận:
1) Trường hợp trên nói về hiện tượng gì đang diễn ra trong xã hội?
- Đó là một hiện tượng kinh doanh bình thường mà muốn có lợi nhuận cao người
sản xuất vẫn tiến hành dù biết đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Trang 25


×