Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở trung tâm GDTX Sóc Sơn, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.22 KB, 115 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường bên cạnh
những tác động tích cực còn có nhiều tác động tiêu cực nhất là suy thoái về
đạo đức, trong đó có đạo đức kinh doanh biểu hiện ở tình trạng buôn bán hàng
cấm, sản xuất hàng giả,hàng nhái, hàng kém chất lượng làm tổn hại đến sức
khỏe người tiêu dùng hay tình trạng kinh doanh trái phép, trốn thuế...gây tác
động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội.
Học sinh THPT là lực lượng lao động quan trọng chuẩn bị tham gia
vào nền sản xuất xã hội cần được bồi dưỡng nhiều khía cạnh đạo đức trong đó
có đạo đức kinh doanh thông qua các môn học khác nhau trong hệ thống giáo
dục quốc dân, đặc biệt là môn Giáo dục công dân.Ở cấp THPT, môn Giáo
dục công dân là một trong những môn học góp phần giáo dục toàn diện nhân
cách học sinh trong đó có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và
pháp luật….được thực hiện thông qua các nội dung dạy học khác nhau. Đây
là môn khoa học xã hội với những đặc thù tri thức nhằm đào tạo học sinh
thành những người lao động mới, có phẩm chất tốt đẹp của người công dân
trong tương lai.
Tuy nhiên việc dạy học Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay
vẫn chưa thực sự chú trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức kinh doanh cho học
sinh. Việc dạy học mới chỉ dừng lại ở những nội dung cơ bản trong sách giáo
khoa mà chưa giúp học sinh có những kiến thức thực tế từ thực tiễn đời sống
xã hội, nhất là kiến thức về những hoạt động kinh tế, về đạo đức kinh doanh.
Từ đó học sinh chưa vận dụng được các kiến thức đã được học tập vào cuộc
sống của bản thân, gia đình và xã hội của mình.
Vì thế, cần nghiên cứu về cả nội dung cũng như phương pháp dạy học
môn Giáo dục công dân đặc biệt là tích hợp nội dung giáo dục đạo đức kinh
doanh trong dạy học Giáo dục công dân cho học sinh THPT đáp ứng yêu cầu
đặt ra của thực tiễn phát triển của đất nước. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giáo dục
1


1


đạo đức kinh doanh trong dạy học phần công dân với kinh tế cho học sinh
THPT ở trung tâm GDTX Sóc Sơn, Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa
học của mình.
2.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
2.1.Mục đích của luận văn
Nghiên cứu nội dung và PPDH nhằm giáo dục đạo đức kinh doanh cho
HS thông qua dạy học phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở TT
GDTX Sóc Sơn
2.2.Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc giáo dục đạo đức kinh
doanh trong dạy học phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở TT
GDTX Sóc Sơn, Hà Nội.
- Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học phần
công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở TT GDTX Sóc Sơn, Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
kinh doanh trong dạy học phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở TT
GDTX Sóc Sơn, Hà Nội.
- Thực nghiệm giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học phần công
dân với kinh tế cho học sinh THPT ở TT GDTX Sóc Sơn, Hà Nội.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề giáo dục đạo đức kinh
doanh trong dạy học phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở trung
tâm GDTX Sóc Sơn, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu nội dung giáo dục đạo
đức kinh doanh thông qua các bài giảng phần “công dân với kinh tế” ở môn
GDCD lớp 11
- Phần khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sóc Sơn – Hà Nội.

2

2


4.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lí luận của luận văn là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Dạy học đạo đức, đặc biệt
là giáo dục đạo đức kinh doanh trong môn Giáo dục công dân ở trường THPT
- Luận văn sử dụng các phương pháp: logic – lịch sử, phân tích tổng
hợp, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, thực nghiệm sư phạm,
phỏng vấn chuyên gia…
5.Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy
học phần công dân với kinh tế ở TT GDTX Sóc Sơn, Hà Nội.
- Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức kinh doanh và những vấn đề đặt
ra trong dạy học phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở TT GDTX
Sóc Sơn, Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả giáo dục đạo đức
kinh doanh trong dạy học phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở TT
GDTX Sóc Sơn, Hà Nội.
6.Ý nghĩa của luận văn
- Góp phần nghiên cứu đạo đức kinh doanh thông qua dạy học phần
công dân với kinh tế cho học sinh THPT
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên
cứu và dạy học môn GDCD lớp 11, 12 và các chuyên đề giáo dục đạo đức
kinh doanh.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học của giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy
học phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT Ở trung tâm GDTX Sóc
Sơn, HÀ Nội.

3

3


Chương 2: Biện pháp giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở trung tâm GDTX Sóc
Sơn, Hà Nội.
Chương 3: Thực nghiệm biện pháp giáo dục đạo đức kinh doanh trong
dạy học phần công dân với kinh tế cho học sinh THPT ở trung tâm GDTX
Sóc Sơn, Hà Nội.

4

4


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ”
CHO HỌC SINH THPT Ở TRUNG TÂM GDTX SÓC SƠN, HÀ NỘI
1.1. Đạo đức kinh doanh và giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy
học phần “công dân với kinh tế” cho học sinh THPT ở trung tâm GDTX
Sóc sơn, Hà Nội.

1.1.1. Đạo đức kinh doanh và giáo dục đạo đức kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài
người, bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học.
Đạo đức liên quan tới những cam kết về luân lí, trách nhiệm và công bằng xã
hội. Đạo đức trong tiếng anh là ethics, từ này bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp
ethiko và ethos, nghĩa là phong tục hoặc tập quán. Như Aristoteles đã nói,
khái niệm trên bao gồm ý tưởng cả về tính chất và cách áp dụng. Vì vậy, đạo
đức phản ánh tính cách của cá nhân và trong thời đại ngày nay thì có thể nói
lên cả tính chất của một doanh nghiệp, vì doanh nghiệp chính là tập hợp của
các cá nhân.
Đạo đức kinh doanh là một khái niệm không cũ mà cũng không mới.
Với tư cách là một khía cạnh luân lí trong hoạt động thương mại, đạo đức
kinh doanh đã lâu đời như chính thương mại vậy. Trong bộ luật Hammurabi
từ khoảng 1700 TCN đã có quy định về giá cả, thuế quan, cách thức hoạt
động thương mại và những hình phạt hà khắc cho những kẻ không tuân thủ.
Đó có thề được coi là bằng chứng cho sự nỗ lực đầu tiên của xã hội loài người
để phân định ranh giới đạo đức cho các hoạt động kinh doanh. Trong tác
phẩm “Plitics” (ra đời vào khoảng năm 300 TCN) Aristoteles đã chỉ ra rõ ràng
những mối liên hệ thương mại khi bàn về quản lý gia đình. Giáo lí của đạo Do
Thái và Thiên chúa giáo, Ví dụ như trong Jalmud (năm 200 SCN) và 10 điều

5

5


răn (Exodus 20:2 – 17; Deuteronomy 5:6 – 21), đều đã đưa ra những quy tắc
đạo đức được áp dụng trong hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm mang tính hàn lâm, đạo đức

kinh doanh cũng chỉ mới tồn tại được khoảng hơn 40 năm trở lại đây. Nhà
nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đã
đưa ra khái niệm này trong một Hội nghị Khoa học vào năm 1971. Kể từ đó,
đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh
luận của các lãnh đạo trong giới kinh doanh, người lao động, các cổ đông,
người tiêu dùng cũng như các giáo sư đại học ở Mỹ, và từ đó lan ra toàn thế
giới. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà nghiên cứu, các tác giả và diễn
giả đều có chung quan điểm về đạo đức kinh doanh. Trước hết, giữa kinh
doanh và đạo đức luôn có sự mâu thuẫn. Một mặt, xã hội luôn muốn các công
ty tạo ra nhiều việc làm lương cao, nhưng mặt khác, những công ty này lại
mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao động. Người tiêu
dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp còn các cơ sở thương mại lại
muốn có lãi suất cao nhất. Xã hội mong muốn giảm ô nhiễm môi trường , còn
các công ty lại mong muốn tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định
về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của họ. Chính từ đó đã nảy
sinh những xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh
doanh. Do khác biệt về lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động,
người tiêu dùng và toàn thể xã hội. Vì tất cả những điều đối lập nói trên là tất
yếu nên các nhà quản lí buộc phải làm sao để cân bằng lợi ích của các công ty
với lợi ích của các cổ đông và những người có quyền lợi liên quan, bao gồm
nhân viên, khách hàng và toàn thể cộng đồng.
Cho đến nay, đã đưa ra kết luận về đạo đức kinh doanh, trong đó khái
niệm sau có thể được coi là đơn giản nhất. Đạo đức kinh doanh là những
nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều chỉnh hành vi
của các nhà kinh doanh. Định nghĩa này khá chung chung, vì thế cũng bỏ qua
nhiều nhân tố quan trọng, ví dụ như: những loại hành vi nào những nguyên
6

6



tắc đạo đức có thể điều chỉnh, hay những ai có thể được coi là “ nhà kinh
doanh” và hành vi của họ cần được điều chỉnh như thế nào?
Ý thức được sự phức tạp của vấn đề giáo sư Philip V. Levis từ trường
đại học Abilence Christian Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185
đinh nghĩa được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ
năm 1961 đến năm 1981 để tìm ra “đạo đức kinh doanh” được những định
nghĩa ra sao trong các tài liệu nghiên cứu và trong ý thức của các nhà kinh
doanh. Sau khi tìm ra điểm chung của các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và
đưa ra khái niệm đạo đức kinh doanh như sau:
“ Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực
đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự
trung thực của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp nhất định”.
Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích kinh tế, nên đạo đức
kinh doanh có những đặc trưng riêng của nó. Chẳng hạn, tính trung thực, coi
trọng hiệu quả kinh tế luôn là yêu cầu đặt ra đối với giới kinh doanh, thì đối
với người khác đôi khi lại là biểu hiện không tốt. Khi đánh giá về đạo đức
kinh doanh, người ta thường dựa vào nguyên tắc và chuẩn mực về:
- Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung
thực trong chấp hành pháp luật của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn
thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện
nững dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thực trong giao tiếp với bạn
hàng (giao dịch, đàm phàn, kí kết) và người tiêu dùng. Không làm hàng giả,
khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi
tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung thực ngay với bản
thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “ chiếm công vô tư ”.
- Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền:
tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm


7

7


năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và
các quyền hạn hợp pháp khác.
Đối với khách hàng: tôn trọng nhu vầu, sở thích và tâm lí khách hàng …vv
Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ và cạnh tranh
lành mạnh.
- Sự khiêm tốn và lòng dũng cảm: sự khiêm tốn và lòng dũng cảm là đức
tính rất cần đối với mỗi người kinh doanh. Nó giúp họ tránh được sự kiêu ngạo
và sự tự ti – những tình cảm cực đoan của chủ nghĩa cá nhân. Qua đó, tạo điều
kiện cho mỗi doanh nhân đương đầu với thử thách, dám làm dám chịu.
- Tôn trọng bí mật thương mại: bí mật thương mại cần phải được bảo
vệ vì nó là một loại tài sản đặc biệt mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu
bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi thế cạnh tranh
trong kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Vai trò của giáo dục đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh hiện diện trong mọi lĩnh vực hoạt động quản lý
của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không nhận diện rõ vấn đề đạo đức sẽ
đưa ra những quyết định sai lầm gây thiệt hại cho doanh nghiệp và xã hội. Do
vậy, đạo đức kinh có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế xã hội.
Đối với cá nhân: Giáo dục đạo đức kinh doanh sẽ làm cho mỗi cá nhân
ý thức được các hành vi kinh tế mình đang thực hiện có đúng với pháp luật
không? Có được pháp luật chấp thuận không?
Giáo dục đạo đức kinh doanh còn hướng mỗi cá nhân thực hiện những
chuẩn mực đạo đức tốt đẹp như: tính trung thực, tôn trọng con người, sự
khiêm tốn, lòng dũng cảm và tôn trọng những bí mật trong kinh doanh….Góp
phần điều chỉnh hành vi của mỗi chủ thể trước khi tham gia vào quá trình

kinh doanh. Nhất là đối với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì
việc giáo dục đạo đức kinh doanh càng cần thiết. Vì nó sẽ cung cấp cho các
em những kiến thức thực tiễn trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng hóa…
để các em nhận thức rõ hơn trong kinh doanh ngoài lợi nhuân kiếm được từ
8

8


hoạt động sản xuất, buôn bán hàng hóa thì chưa đủ, mà phải có đạo đức kinh
doanh ở trong nó, nếu không nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con
người, trực tiếp là đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp: Giáo dục đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh
hành vi của các chủ thể kinh doanh; vào chất lượng của doanh nghiệp; vào sự
cam kết và tận tâm của nhân viên; làm hài lòng khách hàng; tạo ra lợi nhuận cho
doanh nghiệp và góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Đối với xã hội: Giáo dục đạo đức kinh doanh có vai trò làm tuân thủ
luật pháp xã hội; nâng cao chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng; làm tăng
khả năng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất để đem lại sản phẩm tốt nhất cho
người tiêu dùng; hơn nữa giáo dục đạo đức kinh doanh còn có vai trò bảo vệ
môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tham gia cứu trợ xã hội.
1.1.2. Nội dung giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học phần
công dân với kinh tế
Trong chương trình dạy học môn Giáo dục công dân ở THPT, phần “
Công dân với kinh tế ” là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức về
kinh tế chính trị học, cung cấp và trang bị những kiến thức cơ bản cho học
sinh về sự hình thành, phát triển kinh tế hàng hóa, các khái niệm, quy luật
kinh tế cơ bản trong nền kinh tế hàng hóa như: hàng hóa, tiền tệ, quy luật
cung – cầu, cạnh tranh, quy luật giá trị…, cùng định hướng phát triển của nền
kinh tế nhiều thành phần, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phần “ Công dân với kinh tế ” được cấu trúc trong chương trình gồm 7
bài với gợi ý phân phối chương trình như sau:
Bài 1 (2 tiết): Công dân với sự phát triển kinh tế
Bài 2 (3 tiết): Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
Bài 3 (2 tiết): Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 4 (1 tiết): Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Bài 5 (1 tiết): Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
9

9


Bài 6 (2 tiết): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Bài 7 (2 tiết): Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường
vai trò quản lí của nhà nuớc
Các bài học trong chương trình đước cấu tạo theo một hệ thống lôgic.
Mở đầu học phần là cái nhìn tổng quan về toàn bộ nền kinh tế, về vai trò
quyết định của của cải vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Trong đó, bài học cũng chỉ ra những yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất và ý nghĩa của sự phát triển kinh tế. Các yếu tố của quá trình sản xuất
bao gồm: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó yếu
tố sức lao động đóng vai trò quan trọng và quyết định các yếu tố còn lại.
Cùng với đó, sự phát triển kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi
cá nhân, gia đình và xã hội (bài 1).
Tiếp theo là các vấn đề chung về phát triển kinh tế hàng hóa và các quy
luật chi phối sự vận động của nền kinh tế hàng hóa (bài 2 – bài 5). Trong
những bài này các khái niệm của nền kinh tế thị trường được làm rõ như:
hàng hóa, tiền tệ, thị trường và nguồn gốc, vai trò của chúng trong nền kinh tế
hàng hóa (bài 2). Đồng thời, bài học cũng nhắc đến các quy luật chi phối sự

vận động của nền kinh tế hàng hóa như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,
quy luật cung cầu . Quy luật giá trị chỉ ra rằng tronh nền sản xuất và lưu thông
hàng hóa phải dựa trên cơ sở lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng
hóa, vì vậy quy luật giá trị có tác dung rất lớn đến việc sản xuất cũng như lưu
thông hàng hóa trong nền kinh tế (bài 3).
Nền kinh tế hàng hóa không chỉ chịu sự chi phối của quy luật giá trị mà
còn chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu. Quy luật
cạnh tranh đem lại những tích cực và hạn chế nhất định cho nền kinh tế. Hiểu
được bản chất của cạnh tranh sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn đúng đắn về
nền kinh tế và bắt đầu hình thành kĩ năng tư duy chấp nhận cạnh tranh và phải
có năng lực cạnh tranh để chiến thắng cạnh tranh thì mới tồn tại được trong
nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh khốc liệt này (bài 4). Quy luật cung
10

10


cầu giúp chủ thể sản xuất định hướng cụ thể cho kế hoạch sản xuất của mình,
hình thành cho học sinh biết phân tích nhu cầu thị trường và khả năng cung
của nền kinh tế xã hội từ đó cần cân nhắc trước khi sản xuất một hàng hóa
nào đó (bài 5).
Hai bài cuối học phần đề cập tới định hướng phát triển nền kinh tế của
đất nước. Đó là việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực
hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nuớc (bài 6, 7).
Có thể thấy, học phần được sắp xếp lôgic với các kiến thức cơ bản nhất
của bộ môn kinh tế chính trị nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức, kĩ
năng và giúp hình thành thái độ tích cực cho học sinh trong cuộc sống.
Về kiến thức: Giúp các em hiểu được một số phạm trù, quy luật kinh tế
cơ bản và phương hướng trong việc xây dựng, phát triển kinh tế trtrong thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Ngoài ra, học phần còn giúp các

em hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng, phát triển kinh
tế cá nhân, gia đình và xã hội.
Về kĩ năng: Giúp các em có thể vận dụng được những kiến thức đã học
để lí giải một số vấn đề về phát triển kinh tế trong đời sống xã hội. Bên cạnh
đó các em có kĩ năng nhận xét, đề xuất và tham gia giải quyết những hiện
tượng kinh tế gần gũi, phù hợp với lứa tuổi, có kĩ năng định hướng nghề
nghiệp phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội, tham gia vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Về thái độ: Giúp các em tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh
tế của Đảng và Nhà nuớc. Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc
xây dựng kinh tế gia đình và góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Như trên vừa phân tích, phần “ Công dân với kinh tế ” môn Giáo dục
công dân lớp 11 trực tiếp cung cấp những kiến thức cơ bản góp phần hình
thành, phát triển những kiến thức kinh doanh, đồng thời giáo dục đạo đức
kinh doanh cho học sinh THPT. Nhưng để giáo dục đạo đức kinh doanh và
biến đạo đức kinh doanh trở thành nhận thức của mỗi học sinh cùng những kĩ
11

11


năng vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống cần có vai trò to lớn của giáo
viên bộ môn trong việc tổ chức dạy học với các PPDH tích cực và phương
pháp kiển tra đánh giá phù hợp.
Bên cạnh hoạt động tổ chức dạy học trên lớp, hoạt động tự học ở nhà
của học sinh được chú ý nhiều hơn như việc tìm hiểu khảo sát thị trường,
phân tích cung cầu về hàng hóa, tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
của một số cơ sở sản xuất địa phương… là cơ hội để học sinh hiểu rõ hơn nội
dung những kiến thức kinh tế trong bài học và dần dần hình thành kĩ năng tổ
chức sản xuất kinh doanh cũng như đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị

trường đầy biền động như hiện nay.
Trong quá trình dạy học các kiến thức phần “ Công dân với kinh tế ”
các giáo viên không chỉ sử dụng PPDH truyền thống như phương pháp thuyết
trình mà còn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khác như: phương
pháp nêu gương, phương pháp trường hợp, phương pháp dạy học tình huống
và đóng vai, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề…. Nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Ngoài ra, giáo viên
còn sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại có sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin như: máy chiếu, máy tính, video… bước đầu đem lại hứng thú cho
người học.
Như vậy có thể khẳng định, hoạt động dạy học môn giáo dục công dân
phần “Công dân với kinh tế” đóng vai trò to lớn, trực tiếp trong việc hình thành
và kiến thức kinh doanh và giáo dục đạo đức kinh doanh cho học sinh THPT.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục đạo đức kinh doanh trong
dạy học phần “Công dân với kinh tế” cho học sinh THPT ở trung tâm
GDTX Sóc sơn, Hà Nội
1.2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học phần “
Công dân với kinh tế” ở trung tâm GDTX Sóc Sơn, Hà Nội
Để có thêm cơ sở thực tiễn của việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho học
sinh THPT trong dạy học môn Giáo dục công dân phần “ Công dân với kinh tế”,
12

12


chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học phần này ở trung tâm Giáo
dục thường xuyên Sóc Sơn, Hà Nội và tập trung vào một số vấn đề sau:
- Phương pháp dạy học của giáo viên trong quá trình dạy học Giáo dục
công dân phần “ Công dân với kinh tế”.
- Thái độ học tập môn Giáo dục công dân của học sinh.

- Nhận thức của giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học phần
công dân với kinh tế.
- Đánh giá của học sinh về việc thu nhận các kiến thức về giáo dục đạo
đức kinh doanh sau khi được học phần “ Công dân với kinh tế”.
Việc khảo sát được tiến hành với 4 giáo viên giảng dạy môn Giáo dục
công dân và 200 học sinh khối 11 và học sinh khối 12 của trung tâm GDTX
Sóc Sơn, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu : phỏng vấn giáo viên và học sinh trong trung
tâm, dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học; phát phiếu điều tra để thu thập
thông tin; thống kê toán học để đánh giá kết quả phiếu điều tra. Kết quả điều
tra cho phép có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
-

Về phương pháp dạy học môn GDCD phần “Công dân với kinh tế”
Bảng 1.1: Mức độ sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học
GDCD
Các mức độ
STT

1
2
3
4
5
6
7
8

13


Phương pháp

Thuyết trình
Nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
Nêu gương
Trường hợp
Tình huống & đóng vai
Phát hiện & giải quyết vấn đề
PPDH khác

13

Thường
xuyên

Thỉnh
thoảng

4/4
4/4
3/4
2/4
2/4
2/4
3/4
2/4

1/4
2/4

2/4
1/4
1/4
2/4

Chưa bao
giờ

1/4


Bảng 1.1 cho thấy: Phương pháp dạy học của giáo viên GDCD vẫn phổ
biến là các PPDH truyền thống. Mức độ sử dụng các PPDH truyền thống như
thuyết trình, nêu vấn đề lên đến mức tối đa 4/4. Còn các phương pháp dạy học
mới và hiện đại khác như: nêu gương, trường hợp, tình huống và đống vai,
phát hiện và giải quyết vấn đề… mới chỉ sử dụng ở mức độ nhất định. Thậm
chí ở phương pháp sử dụng tình huống và đóng vai còn có giáo viên chưa bao
giờ thực hiện. Điều đó chứng tỏ, PPDH truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong
quá trình giảng dạy môn GDCD tại trung tâm GDTX Sóc Sơn, Hà Nội.
Bảng 1.2: Đánh giá của học sinh về cách thức dạy học của giáo viên
bộ môn
STT
1
2
3
4
5

Đánh giá về cách thức dạy học của giáo viên
Nhiệt tình giảng dạy

Có đổi mới phương pháp
Giảng dạy chủ yếu là lí thuyết, ít vận dụng thực tiễn
Dạy học khô khan, đơn điệu
GVchưa có hình thức, biện pháp khích lệ HS tích cực
học tập và tham gia bài giảng

Số HS
135
90
15
12
25

Tỷ lệ %
67,5%
45%
7,5%
6%
12,5%

Kết quả điều ta cho thấy: theo học sinh, mặc dù giáo viên rất nhiệt tình
giảng dạy, có sự đổi mới trong PPDH song vẫn không tránh khỏi một số hạn
chế chủ yếu là: dạy học lí thuyết, đôi khi còn khô khan đơn điệu; chưa có hình
thức, biện pháp khích lệ học sinh tích cực tham gia vào quá trình học tập trên
lớp. Để nâng cao chất luợng học tập của học sinh thì cần sự phối hợp từ hai
phía. Học sinh cần phải xác định được mục đích, động cơ học tập đúng đắn.
Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, để học sinh
có điều kiện thể hiện tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của mình.
-


Về nhận thức, tinh thần học tập môn GDCD của học sinh
Điều tra khảo sát thái độ học tập và nhận thức của học sinh về môn học
thu được kết quả như sau:

14

14


+ Về nhận thức của học sinh về môn GDCD: chúng tôi đã tiến hành
gửi phiếu câu hỏi (phụ lục 2) cho 200 học sinh khối 11 và khối 12 trong
trường và đạt đựoc kết quả như sau:
Bảng 1.3. Thực trạng nhận thức của học sinh về môn GDCD
STT
1
2
3
4

Nhận thức về vị trí, vai trò của môn GDCD
Là môn học cần thiết, thiết thực
Là môn học không cần thiết, không thiết thực
Là môn học cũng được, không học cũng không sao
Chỉ là môn học phụ

Số HS
150
5
20
32


Tỷ lệ %
75
2,5
10
16

Kết quả cho thấy, phần lớn học sinh có nhận thức đúng về môn học và
vị trí, vai trò của môn học. Cũng có một số em coi đây chỉ là môn học phụ,
không thiết thực (2,5%) không có liên quan gì đến kì thi tốt nghiệp . Một bộ
phận không nhỏ các em cho rằng đó là môn học nặng về lí luận, trừu tượng,
khó hiểu, khó học, khó nhớ. Do đó dẫn đến tình trạng trong quá trình học tập
học sinh có những biểu hiện, thái độ học tập như sau:
Bảng 1.4. Thực trạng thái độ học tập môn GDCD của học sinh
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Thái độ học tập
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường

Ít hứng thú
Không hứng thú
Khát khao học tập
Hay nêu thắc mắc
Tập trung chú ý
Kiên trì học tập
Thụ động học tập

Số HS
35
45
90
14
5
16
14
45
20
5

Tỷ lệ %
17,5
22,5
45
7
2,5
8
7
22,5
10

2

Phần lớn học sinh không mấy hứng thú với môn học, chưa có thái độ
tích cực học tập. Do thái độ học tập với môn học chưa đúng nên học sinh
chưa có phương pháp học tập và thời gian biểu dành cho môn học phù hợp,

15

15


học chỉ mang tính chất đối phó là chủ yếu là học trong vở ghi, trong sách giáo
khoa, ít có sự liên hệ với thực tiễn. Cụ thể:
Bảng 1.5. Phương pháp học môn GDCD của học sinh
STT
1
2
3
4
5
6
7
-

Phương pháp học tập bộ môn
Học theo vở ghi
Học vở ghi kết hợp với sách giáo khoa
Học ý cơ bản, trọng tâm
Học bằng cách lập đề cương, dàn bài
Học có liên hệ, vận dụng vào thực tiễn

Tự nghiên cứu, trao đổi trước theo hướng
dẫn của giáo viên
Học phối hợp bằng nhiều cách

Số HS
45
90
86
15
30
34

Tỷ lệ %
22,5
45
43
7,5
15
17

50

25

Đánh giá của học sinh về kết quả học tập phần “ Công dân với kinh tế” đối
với việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho bản thân.
Điều tra 200 học sinh khối 11 và 12 sau khi hoc xong phần “ Công dân
với kinh tế” thu được kết quả như sau:
Bảng 1.6. Đánh giá của học sinh về kiến thức kinh tế thu nhận được sau
khi học phần “ công dân với kinh tế”

Rất cần thiết
Cần thiết

83,5%
11,6%

Bình thường
Không cần thiết

4%
0,9%

Theo kết quả thu được thì hầu hết học sinh đều nhận thức được tầm
quan trọng của học phần “ Công dân với kinh tế” trong chương trình GDCD
lớp 11 (83,5%) và (11,6%). Từ đó, cung cấp các kiến thức cơ bản để các em
có hiểu biết về nền kinh tế của đất nước và đồng thời cũng lồng ghép những
nội dung giáo dục đạo đức kinh doanh cho từng học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn
một bộ phận nhỏ học sinh cho rằng phần “ Công dân với kinh tế” là không
cần thiết phải học chiếm 0,9%. Nguyên nhân thực tế dẫn đến thực trạng này là
do trong quá trình học tập các em chưa chú ý nghe giảng và không biết cách
áp dụng những kiến thức thầy cô truyền đạt vào thực tế bài giảng. Hoặc cũng
do giáo viên chưa truyền đạt tri thức đến học sinh một cách dễ hiểu, khoa học.
16

16


Qua điều tra, thăm dò, trao đổi và tổng hợp kết quả các phiếu điều tra
đối với giáo viên giảng dạy bộ môn và học sinh trong trung tâm, tác giả luận
văn nhận thấy rằng:

Trong hệ thống các môn học trong chương trình đào tạo bậc THPT ở
Việt Nam hiện nay, học sinh thường quan niệm môn GDCD là môn học phụ.
Sự quan tâm, chú ý, hứng thú và tích cực của học sinh đối với môn học là
chưa nhiều. Học sinh học GDCD với tâm lí học để cho qua, thậm chí không
muốn học bộ môn này, nhất là đối với những em có thiên hướng học lệch.
Thực tế đó xuất phát từ những nguyên nhân sau: môn GDCD không nằm
trong danh sách các bộ môn thi tốt nghiệp và thi đại học; nội dung chương
trình môn GDCD ở trường THPT tương đối kho khan và trừu tượng với quá
nhiều nội dung và liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như triết học,
đạo đức, kinh tế, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật….; đội ngũ giáo viên
chưa được quan tâm đúng mức…. Từ đó dẫn đến tình trạng , chất lượng dạy
và học bộ môn không có điều kiện được nâng cao.
Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực của giáo viên
giảng dạy bộ môn GDCD trong nhà trường không thường xuyên, chỉ diễn ra
chủ yếu ở những giờ có tham dự, đánh giá hoặc do những yếu tố khác chi
phối nên khó có điều kiện thực hiện; lối truyền thụ một chiều còn khá phổ
biến. Chính điều đó đã dẫn đến sự đơn điệu, nhàm chán, khiến môn GDCD
chưa thực sự thu hút sự chú ý của học sinh. Vì vậy, nó cần được thay thế bằng
những phương pháp tích cực hơn, hiệu quả hơn, chủ động hơn để có thể nâng
cao hơn nữa chất luợng của môn học. cũng qua thực tiễn, dạy học phần “
Công dân với kinh tế” ở trung tâm GTTX Sóc Sơn, chúng tôi cho rằng: Cần
phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trong đó có sự kết
hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy
học hiện đại nhằm phát huy tối đa ưu điểm và khắc phục hạn chế của từng
phương pháp.

17

17



1.2.2. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học
phần công dân với kinh tế ở trung tâm GDTX Sóc Sơn, Hà Nội
Nhiệm vụ phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
đang đòi hỏi chúng ta nhanh chóng đổi mới nội dung cũng như tìm ra được
phương pháp dạy học khoa học, mang lại chất lượng và hiệu quả như mong
muốn. Vì vậy, cần phải đổi mới phương pháp dạy học cũng như nội dung dạy
hoc. Trong dạy học mỗi học phần đều có khung kiến thức chung, bên cạnh đó
giáo viên có thể lồng ghép những nội dung phù hợp để bài học hay hơn, dễ
hiểu hơn và áp dụng được vào thực tiễn nhiều hơn. Đặc biềt trong phần “
Công dân với kinh tế” cần phải tăng cường nội dung giáo dục đạo đức kinh
doanh cho học sinh vì những lí do cơ bản sau đây:
Một là, những đòi hỏi từ sự phát triển của xã hội
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, công
nghệ thông tin… kiến thức không còn là tài sản riêng của trường học . Học
sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau. Các
nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt
giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và cách học.
Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà
còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy học, là phương tiện dạy học hiện đại,
hữu ích và hiệu quả. Công nghệ thông tin giúp cho người học mở rộng hiểu
biết với tầm nhìn xa trông rộng qua hệ thống internet kết nối thôngbtin trong
nước và toàn thế giới.
Vấn đề đặt ra với trung tâm là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ,
tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn
đối với ngành giáo dục nói chung, trung tâm và giáo viên nói riêng. Giáo viên
không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh
biết cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.
Hai là, xuất phát từ những yêu cầu của sự phát triển kinh tế.

18

18


Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra:
từ nay đến năm 2020 chúng ta phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp hiện đại. Mục tiêu CNH, HĐH là xây dựng nước ta trở thành một
nuớc công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí,
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và xây dựng thành
công xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
đòi hỏi đất nước cần có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực
hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công
việc với hiệu quả cao.
Đáp ứng yêu cầu trên, người lao động cần phải năng động, sáng tạo, có
kiến thức và kĩ năng mang tính chuyên nghiệp, sẵn sàng gánh vác trách
nhiệm. Dám chịu trách nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng của người
lao động và là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức kinh doanh. Yêu cầu
đối với lao động không chỉ đơn thuần là kiến thức mà còn là năng lực giải
quyết các vấn đề linh hoạt, sáng tạo trước các tình huống khó khăn phức tạp
của cuộc sống và sự dám chịu trách nhiệm không phải là những phẩm chất
sẵn có ở mỗi con người mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình
giáo dục. Như vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Ngành
giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó cần quan tâm đến đổi mới
phương pháp dạy học để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, đất nước đã thu

được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn
đề cần tiếp tục đổi mới nhất là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào
tạo phổ thông. Các em là những người chủ nhân tương lai của đất nước, là
nguồn nhân lực chủ yếu của nền kinh tế. Vì vậy, việc trang bị cho các em
19

19


những khái niệm cơ bản, những quy luật cơ bản của nền kinh tế, hơn nữa còn
giáo dục cho các em đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh tế để các em có
thể vận dụng vào thực tiễn, bởi các em chính là những chủ nhân tưuơng lai
của đất nước. Việc đổi mới phương pháp dạy học phần “ Công dân với kinh
tế” nhằm góp phần tăng thêm niềm tin của các em vào đường lối, chính sách
kinh tế của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế mới hiện
nay trên cơ sở hiểu biết đầy đủ những chủ trương chính sách. Đồng thời góp
phần xây dựng thế giới quan khoa học, cách mạng, phẩm chất con người mới
với môi trường mới trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Trong quá trình đổi mới, đất nước ta đang “ hình thành hệ giá trị và
chuẩn mực của xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu
của thời đại”. Những nét cơ bản về phương hướng giáo dục tư tưởng đạo đức
được Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định là: “tăng cường giáo dục công dân,
giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sacư văn hóa dân tộc, ý
chí vươn lên của bản thân và tiền đồ của đất nước”. Ngoài những nét cơ bản
nói trên, con người mới thích ứng với thời đại hiện nay phải là những con
người không cam chịu đói nghèo, thiếu thốn, có ý chí vươn lên làm giàu bằng
sức lao động của mình, làm theo pháp luật. Đó là những con người năng lao
động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, không thị động, có hiểu biết và kĩ năng về
nhiều lĩnh vực, con người đa năng, có khả năng di chuyển nghề nghiệp, cơ

động trong cơ chế thị trường luôn biến động.
Đổi mới phương pháp dạy học phần “ Công dân với kinh tế” nhằm làm
cho học sinh nhận thức được những đòi hỏi mới của thời đại và hướng về đó
để rèn luyện và học tập. Nó đòi hỏi việc dạy học phần “ Công dân với kinh
tế” phải gắn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, gắn với đường lối, chính
sách, biện pháp kinh tế của Đảng và Nhà nước, vừa có tác dụng giáo dục lí
tưởng, tư duy kinh tế, vừa giáo dục đạo đức kinh doanh, đồng thời tạo hứng
thú cho người học.
20

20


Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học
công nghệ thể hiện qua các lí thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng
cao, rộng và nhanh vào thực tế buộc các chương trình, sách giáo khoa và
phương pháp dạy học cần phải được xem xét, điều chỉnh và đổi mới. Học vấn
mà nhà trường trang bị cho các em không thể thâu tóm được mọi tri thức
mong muốn. Vì vậy, phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới
kiến thức của loài người trên cơ sở đó mà học tập suốt đời. Xã hội hiện đại
đòi hỏi người học có học vấn không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri
thức có dạng sẵn có đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn có khả năng chiếm lĩnh,
sử dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, các
hiện tượng một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao
động và trong quan hệ với mọi người. Nội dung được hình thành phổ biến
trong nhà trường phải góp phần quan trọng để phát tiển hứnh thú và năng lực
nhận thức của học sinh, cung cấp cho học sinh những kĩ năng cần thiết cho
việc tự học, tự giáo dục sau này. Để thực hiện các yêu cầu trên vào thực tiễn
phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương
trình…thì việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết.

Ba là, phương pháp dạy học phần “ công dân với kinh tế” ở các
trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay vẫn chủ yếu theo phương
pháp truyền thống.
Những năm gần đây, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu chương trình, nội
dung thì phương pháp dạy học phần “ Công dân với kinh tế” diễn ra vẫn còn
chậm chạp, phương pháp dạy học truyền thống vẫn đang được sử dụng phổ
biến ở hầu hết các trung tâm và ngày càng bộc lộ rõ những mặt hạn chế của
nó dẫn đến việc chưa áp dụng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo
cũng như mục tiêu, nhiệm vụ phải giáo dục đạo đức, đặc biệt là giáo dục đạo
đức kinh doanh cho học sinh THPT. Trong đó một số hạn chế tiêu biểu là:
Đa số giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết
trình xen kẽ hỏi đáp, nặng nề thông báo, giảng giải kiến thức, chưa phát huy
21

21


được tính tích cực và phát triển tư duy học sinh, làm cho học sinh học tập một
cách thụ động.
Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, giáo viên chưa tiến hành hiệu
quả một số hình thức dạy học tích cực khác nhau như: nêu gương, trường hợp,
thảo luận nhóm, tình huống và giải quyết vấn đề…
Cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học còn thiếu thốn, chưa đồng bộ.
Việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh thông qua các phương
pháp lượng giá thường xuyên còn rất hạn chế, vẫn còn tập trung chủ yếu vào
các kì thi cuối kì.
Bốn là, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của người học.
Học sinh THPT nói chung và học sinh THPT ở trung tâm giáo dục
thường xuyên nói riêng đều có thể cập nhật thông tin nhanh và chia sẻ thông
tin trong xã hội một cách chóng mặt. Tuy nhiên, về mặt nhận thức thì hai đối

tuợng học sinh này có cách nhìn nhận hoàn toàn khác nhau. Đối với học sinh
ở các trường THPT thì mục tiêu học tập của các em là để chuẩn bị kiến thức,
hành trang để thi vào các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên
nghiệp. Còn đối với các em học sinh phổ thông ở trung tâm giáo dục thường
xuyên thì mục tiêu học tập của các em lại khác, mục tiêu của các em chính là
có được tấm bằng phổ thông, sau đó tìm việc làm, kinh doanh hay buôn bán…
Nếu như uớc mơ của các em học sinh THPT là trở thành kĩ sư, bác sĩ, nhà
khoa học… còn uớc mơ của các em học sinh ở trung tâm giáo dục thường
xuyên thường đơn giản hơn vì chất luợng đầu vào của các em thấp hơn rất
nhiều so với các em học sinh ở các trường THPT. Vì vây, uớc mơ của các em
có thể đơn giản hơn, bình dị hơn… Uớc mơ ấy là tìm kiếm việc làm phù hợp
với khả năng, trình đội của mình. Vì thế có rất nhiều em lựa chọn tìm kiếm
việc làm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, hay nhiều em lại tìm kiếm con
đường kinh doanh, buôn bán để làm giàu cho bant thân và gia đình. Chính vì
lẽ đó, việc giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học phần “ Công dân với
kinh tế” cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên là rất cần thiết.
22

22


23

23


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, chúng tôi đã đi vào phân tích những cơ sở khoa học
của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong dạy học
phần “ Công dân với kinh tế” ở trung tâm GDTX Sóc Sơn, Hà Nội. Dù áp

dụng phương pháp dạy học nào đi nữa cũng không thể thay thế được những
phương pháp dạy học truyền thống, tuy nhiên các phương pháp dạy học
truyền thống không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Do điều kiện khách quan
khiến chúng bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, để mục tiêu đào tạo đạt
kết quả cao nhất cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp
các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại để phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của các phương
pháp đó.
Trên cơ sở phân tích những cơ sở khoa học của việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực trong phần “Công dân với kinh tế”. chúng
tôi tiến hành thực nghiệm đổi mới phương pháp ở trung tâm GDTX Sóc Sơn
để đề xuất với những giải pháp đổi mới hiện nay.

24

24


CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ” CHO HỌC
SINH THPT Ở TRUNG TÂM GDTX SÓC SƠN, HÀ NỘI
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức kinh doanh
trong dạy học phần “Công dân với kinh tế” cho học sinh THPT ở trung
tâm GDTX Sóc Sơn, Hà Nội
2.1.1. Nguyên tắc tính thực tiễn
Các tri thức của môn GDCD ở trường THPT liên quan trực tiếp với
những vấn đề đang diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế,xã hội…Do đó, nó
tác động trực tiếp và thường xuyên tới nhận thức, cũng như hành động của
học sinh, thông qua học sinh tác động trực tiếp tới mọi thành viên của xã hội.
Vì vậy, việc giảng dạy và học tập môn GDCD gắn liền với cuộc sống sinh

động của xã hội, làm cho những tri thức của bộ môn thực sự là cơ sở cho hành
vi và hoạt động của học sinh chính là bản chất của nguyên tắc tính thực tiễn
trong dạy học môn GDCD ở trường THPT.
Mọi tri thức khoa học suy cho cùng đề xuất phát từ nhu cầu của thực
tiễn, là kết quả nhận thức của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn.
Trong nhà trường, muốn học sinh tiếp thu được các tri thức khoa học,
tranh được sự mò mẫm trong hoạt động nhận thức thì cần phải khái quát
những tri thức khoa học sẽ trang bị cho học sinh bằng những kết quả thực
tiễn, quá trình dạy học phải liên hệ với thực tiễn, với đời sống. Tri thức được
truyền thụ cho học sinh càng gần với cuộc sống sinh động, càng gắn bó với sự
biến đổi không ngừng của hiện thực khách quan bao nhiêu thì giá trị và vai trò
của nó đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh càng
cao bấy nhiêu.
Trong dạy học, phải kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn tri thức của môn
học với thực tiễn sinh động trong quá trình giảng dạy mới có thể khẳng định
giá trị đích thực của môn GDCD, mới giúp cho học sinh hiểu róy nghĩa của

25

25


×