Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

sử dụng facebook một cách lành mạnh cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.54 KB, 21 trang )

Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp huyện dành cho học sinh trung học
năm học 2018-2019
ĐƠN VỊ DỰ THI: TRƯỜNG THCS LÊ THÁNH TÔNG

Tên dự án dự thi

Nghiên cứu sử dụng facebook một cách lành mạnh cho học sinh THCS ở
trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Lĩnh vực dự thi:
Khoa học xã hội và hành vi

Tác giả (hoặc các tác giả):
Phạm Vũ Diễm My
Trần Thị Kim Diệu

Trang 1


2. MỤC LỤC
Trang
2. Mục lục...............................................................................................................................1
3. Lời cảm ơn..........................................................................................................................2
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................................2
4. Tóm tắt nội dung dự án........................................................................................................
5. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu.....................................................................
6. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu.......................................................
7. Phương pháp nghiên cứu (tài liệu và thực nghiệm).............................................................
8. Số liệu/kết qủa nghiên cứu...................................................................................................
9. Phân tích số liệu/ kết qủa và thảo luận.................................................................................
10. Kết luận..........................................................................................................................16


11. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................16
PHỤ LỤC.............................................................................................................................17
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PHHS

Phụ huynh học sinh

THCS

Trung học cơ sở

TH

Tểu học

TP

Thành phố


FB

Facebook

VTN

Vị thành niên

Trang 2


3. LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu dự án, chúng em xin chân thành cảm ơn: Phòng
GD&ĐT huyện Xuân Lộc, Ban giám hiệu, GV trường THCS Lê Thánh Tông, đặc biệt là cơ
Trần Thị Hoa Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá thực hiện và
hoàn thành dự án, nhất là việc sử dụng phần mềm xử lý số liệu.
Để hoàn thành dự án khoa học kỹ thuật, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Ban
Tổ chức cuộc thi KHKT cấp huyện đã tạo kiện cho chúng em biết đến và có cơ hội tham
gia cuộc thi, chia sẻ những sáng kiến của mình đến bạn bè cũng như được giao lưu, học
hỏi các bạn. Bên cạnh đó chúng em cũng xin trân trọng cảm ơn các bạn học sinh trường
THCS Lê Thánh Tông đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thời gian cũng như cung cấp một số
tư liệu, thông tin cần thiết để tơi hồn thành dự án.
Trong q trình nghiên cứu và hoàn thiện dự án, chúng em đã hết sức nỗ lực, song
chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, khiếm khuyết. Chúng em kính mong nhận được nhiều sự
đóng góp, chỉ dẫn của ban tổ chức cuộc thi cũng như các thầy cô giáo, bạn bè để dự án
của em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3



4. TĨM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
Về mặt lí thuyết nghiên cứu, có rất nhiều đề tài liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
tuy nhiên nhóm chúng em chia thành hai vấn đề sau: Hành vi sử dụng mạng xã hội của
giới trẻ và tác động của mạng xã hội đế với trẻ. Ngoài ra, chúng em cũng thực hiện tổng
quan nghiên cứu về thực tiễn liên quan đến đề tài là điều tra trực tiếp hành vi, thời gian và
mục đích sử dụng FB của đối tượng học sinh tham gia phỏng vấn chuyên sâu. Qua đó,
chúng em nhận thấy được mặt tích cực và tiêu cực của giới trẻ trong việc sử dụng FB giúp
giới trẻ nhận biết được hành vi tích cực, tiêu cực và hướng giới trẻ đến việc sử dụng FB
một cách lành mạnh.
5. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc sử dụng các trang mạng xã hội dường
như trở thành thói quen phổ biến của mỗi con người đặc biệt
là mạng xã hội facebook. Hiện có hàng nghìn học sinh cấp 2,
3 trên cả nước dùng phần lớn thời gian trong ngày để sử dụng
facebook. Mạng xã hội không chỉ khiến các bạn mất thời gian,
sao nhãng chuyện học hành mà còn khiến các em rơi vào thế
giới ảo. Ở lứa tuổi chúng em suy nghĩ cịn rất non nớt, khơng
biết rằng rất nhiều cạm bẫy đang giăng ra chờ mình tự rơi vào.
Thực tế, đã có nhiều bạn bị các đối tượng xấu lợi dụng lòng
tin, lừa đảo, đe dọa và xâm hại gây hậu quả nặng nề về tâm lý.
Ơng Hồng Xn Phóng, Cục Phịng chống tội phạm cơng nghệ cao, Bộ Cơng an
cho biết: “cùng với sự phát triển của mạng Internet, tội phạm xâm hại trẻ em cũng đang
ngày càng gia tăng với những diễn biến phức tạp, khó lường. Càng ngày, việc xâm hại trẻ
em thông qua internet càng tăng” [3].
Theo báo cáo của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 720 vụ xâm
hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục trẻ em gồm 573 vụ, chiếm 79,5% tổng số vụ xâm hại
trẻ em. Qua đó, lực lượng cơng an đã xác minh, điều tra xử lý hình sự 538 vụ với 579 đối

tượng, xử lý hành chính 55 vụ và đang điều tra 127 vụ [4].
Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho biết, mỗi năm Việt
Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình
dục chiếm hơn 60%. Những hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em chỉ khi chạm ngưỡng
hình sự mới bị phát hiện, xử lý, do đó những con số được nêu ra có thể chỉ là “phần nổi
của tảng băng chìm” [4].
Ơng Hồng Xn Phóng nói: “Cách tiếp cận phổ biến và tinh vi mà các đối tượng
sử dụng hiện nay là thông qua công nghệ, các hệ thống mạng xã hội, các chương trình tin
nhắn trực tuyến, qua các website khiêu dâm, qua nói chuyện chat, cửa sổ game. Với cách
này, tội phạm không cần lộ diện, không mất công sức nhưng lại đạt hiệu quả cao. Đối
tượng chỉ cần ngồi một chỗ và thực hiện hành vi lôi kéo, dụ dỗ, xâm hại đối với hàng trăm
em ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, ở Việt Nam hiện nay, với số lượng người tham gia
mạng xã hội chiếm 31% dân số thì nguy cơ trẻ em bị xâm hại thông qua các trang mạng xã
hội đang là thực trạng đáng báo động” [3].
Trang 4


Thực tế hằng ngày, chúng em thường bắt gặp các nhóm HS trường em sau giờ tan
học tập trung một góc, tại các quán ăn vặt, quán cà phê, mải mê, chăm chú nhìn vào màn
hình những chiếc điện thoại thơng minh, xì xào bàn tán với vẻ mặt say mê, thích thú.
Khơng chỉ sau giờ học mà thời gian ở nhà, thay vì tập trung vào việc học, nghỉ ngơi, vui
chơi các bạn lại tiếp tục “dán mắt” vào màn hình điện thoại. Có thứ gì thu hút sự chú ý của
các bạn đến vậy? Đó chính là mạng xã hội facebook.
Nhiều học sinh xem “facebook” giống như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Các bạn
liên tục cập nhật trạng thái, đăng ảnh và chăm chú theo dõi bình luận, ấn nút “like”. Càng
có nhiều bạn bè, thêm nhiều người theo dõi các bạn càng cảm thấy tự hào.
Chúng em cịn thấy có nhiều bạn cùng lớp với em mê FB đến nỗi qn cả việc nhà,
trì hỗn việc học hành và thậm chí nhiều bạn có tình cảm yêu đương với các đối tượng lạ
mặt, lớn hơn nhiều tuổi. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn lưu luyến FB mà không
thể tập trung được.

Như chúng ta đã biết, FB có nhiều mặt hại. Với sự ngây thơ trong sáng của bạn ở
lứa tuổi HS các bạn dễ dàng bị dụ dỗ, lừa gạt, bên cạnh đó, một số thông tin trên FB là sai
lệch, chưa kiểm chứng nhưng giới trẻ vẫn like và share mà không hiểu tác hại của nó.
Vậy, việc chơi FB của giới trẻ đặc biệt trẻ ở tuổi THCS nếu không kiểm sốt được
tác hại của nó và giới hạn thời gian sử dụng FB thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ?.
Làm sao giúp trẻ biết cách phòng chống nạn xâm hại tình dục, thân thể qua mạng internet?.
Làm thế nào để giới trẻ hiện nay sử dụng Facebook theo hướng tích cực?. Chính vì thế
nhóm nghiên cứu hướng đến đề tài: “Nghiên cứu sử dụng facebook một cách lành mạnh
cho học sinh THCS ở trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.
1.2. Cơ sở lí luận nghiên cứu
Những quan điểm, khái niệm liên quan đến đề tài: Tâm lí lứa tuổi VTN, FB, những
tác động tiêu cực của FB đến giới trẻ, hành vi xâm hại trẻ qua mạng xã hội.
Để thiết kế và xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài, chúng em đã dựa trên việc
nghiên cứu 2 vấn đề phổ biến về tình trạng nghiện FB và tác động tích cực, tiêu cực của
FB đối với người dùng nói chung và học sinh THCS nói riêng.
Những nghiên cứu về hành vi Facebook của trẻ VTN ở Việt Nam
Hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho công nghệ thông tin Việt Nam nhanh chóng
đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Mạng máy tính ngày càng được mở rộng, sự cập
nhật thơng tin và hình thức giải trí trên mạng càng phong phú và hiện đại hơn. Việc sử
dụng Facebook tại Việt Nam bắt đầu từ những năm 2009-2011... Từ đấy, việc tìm hiểu về
hành vi sử dụng Facebook trở thành sự quan tâm của báogiới, các nhà nghiên cứu về văn
hóa và Tâm lí học. Năm 2012 là một năm đầy phát triển của Facebook.
Theo báo cáo lợi nhuận quý ba của Facebook, có tổng cộng 1,01 tỉ người dùng tích
cực hàng tháng (tính đến 30-9-2012), tăng trưởng 26% mỗi năm. Trên bản đồ thế giới, Việt
Nam xếp thứ 54 trên tổng số 213 nước có người sử dụng Facebook. Một điều đáng ghi
nhận nữa là trong tháng vừa qua, tính về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ xếp sau Libya
(số lượng người sử dụng tăng 38,72% so với tháng 7-2011) để trở thành đất nước có số
người sử dụng Facebook tăng nhiều thứ hai. Từ đây, xuất hiện hàng loạt vấn đề về hành vi
sử dụng Facebook ở Việt Nam [1; tr 19].
Theo thống kê của trang web wearesocial.net vào năm 2012 như sau:

Trang 5


- Số lượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam là: 8.5 triệu người, tăng gấp 3 lần
so với năm 2009.
- Trung bình cứ 3 giây có một người dân Việt Nam đăng ký tài khoản FB. Và tính
đến hết tháng 1/2017, Việt Nam có hơn 50 triệu người dùng internet, chiếm 53% dân số.
Theo thống kê của FB năm 2018 cũng cho thấy, Việt Nam có đến 63 triệu người
dùng mạng xã hội, trong đó số tài khoản facebook là 48 triệu. Còn theo báo cáo của Quỹ
Nhi đồng Liên Hợp quốc (Unicef) trong năm 2017, hơn 1/3 trong số người sử dụng
internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên, trong độ tuổi từ 13-24. Phần
lớn trẻ em tự học cách dùng internet (68%) hoặc học từ bạn bè (17%), rất ít học từ cha mẹ
mình (2%) hoặc nhà trường (11%) [2; tr3].
Nghiện facebook – thực trạng đáng báo động với giới trẻ!!!
Theo khảo sát của Bộ GD&ĐT, có đến hơn 97% trong số 424 học sinh 15-18 tuổi
đang sử dụng Facebook. Và gần đây đã liên tiếp xuất hiện nhiều vụ học sinh nghiện
Facebook q nặng phải cưỡng chế nhập viện, thậm chí có trường hợp phát điên vì bị cấm
dùng Facebook.
Điển hình gần đây nhất là trường hợp bệnh nhân TQT, nam, 11 tuổi, ngụ Hà Nội,
được cha mẹ mua cho điện thoại từ sớm và tham gia Facebook khá sành sỏi.
Theo mẹ T. kể lại, mọi dịp hè gia đình đều cho T. về Nghệ An chơi với ông bà hai
tháng, thế nhưng năm nay dù khuyên bảo nhiều đến thế nào T. vẫn không chịu về quê mà
nhất quyết ở lại TP vì sợ về q thì khơng có Internet chơi điện thoại. Gia đình cứ ngỡ
cháu thích cơng nghệ nên đành cho cháu học các lớp văn hóa hè ở TP thay vì về quê. Nào
ngờ cháu trốn học liên tục, giả ốm để về nhà nằm ôm điện thoại. “Thời gian sau hè tính
tình con trai tơi kỳ lạ hẳn, cháu hay nổi cáu, còn thường xuyên đánh bạn ở lớp. Vợ chồng
tơi có tham khảo ý kiến các bác sĩ, sau đó ngắt Internet, cấm điện thoại cháu thì đúng hai
ngày sau cháu co giật, ngất xỉu. Chúng tôi phải vội vàng đưa cháu vào BV Bạch Mai điều
trị” - bà Lệ Chi, mẹ T. kể. Trước đó, Viện Sức khỏe tâm thần BV Bạch Mai cũng đang điều
trị cho trường hợp bệnh nhân 14 tuổi do có tình trạng co giật, thường có hoang tưởng ảo

giác khi bị cha mẹ cấm sử dụng Facebook.
Nhận xét về tình trạng nghiện FB, Bác sỹ Nguyễn Hoài Sa, BV Tâm thần Hà Nội
cho biết “Hiện mỗi ngày có đến hơn 68% trẻ sử dụng Facebook bất cứ lúc nào khi rảnh và
sử dụng mỗi ngày” [4].
Bác sĩ La Đức Cương giám độc bệnh viện tâm thần trung ương I cho biết “có tới 12
- 15% người mắc bệnh là do nguyên nhân nghiện mạng xã hội và nghiện game” [5]. Các
bệnh nhân đến viện thường rơi vào các trạng thái đã mắc trầm cảm với các biểu hiện như
thất thần, trạng thái đờ đẫn, không tập trung, cơ thể suy nhược, có bệnh nhân bị sút cân
nghiêm trọng... Đặc biệt, gần đây, có một trường hợp nam sinh bị lên cơn co giật do sử
dụng mạng 10 tiếng mỗi ngày .
Tác động tích cực, tiêu cực của FB
* Tích cực:
FB là nơi cập nhật thông tin nhanh nhất, trao đổi việc học, việc làm, mua bán:
- Dễ dàng chia sẻ suy nghĩ theo cách đơn giản nhất
- Facebook là nơi hỏi đáp theo cách nhanh nhất
- Nơi trao đổi học tập theo nhóm, học tập cộng đồng
Trang 6


- Có thể trao đổi mua bán, tăng doanh thu cho gia đình
Facebook là nơi gắn kết mọi người:
Một trong những tiện ích đầu tiên của facebook mà đa số người sử dụng cơng nhận
đó là góp phần kết nối và đưa mọi người đến gần nhau hơn
- Có thể học được cách hiểu người khác
- Đơi khi sẽ tìm bạn cũ một thời mà khó có thể gặp ở một nơi khác.
- Trên ứng dụng facebook ta dễ dàng làm quen với nhiều người
* Tiêu cực:
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Khi chơi FB, mắt ta tiếp
xúc trực tiếp với màn hình điện

thoại cũng như máy tính điện tử
với khoảng cách 20-30cm. Một
khoảng cách rất gần làm ảnh
hưởng tiêu cực đến thị lực của
mọi người, giảm khả năng quan
sát (cận thị), thậm chí là mù lịa.
Theo các báo cáo khoa học gần
đây, ánh sáng xanh khiến não
ngừng sản xuất Melatonin, một
hormone giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ. Vì vậy, ánh sáng từ màn hình có thể làm gián
đoạn chu kỳ giấc ngủ, khiến người dùng khó ngủ hơn, dần gây hại cho sức khoẻ.
* Không chỉ thế, khi chơi Facebook, đa số mọi người đều ngồi sai tư thế. VD như:
Trên là sự khác biệt giữa tư thế ngồi đúng và sai. Nhưng các bạn hãy lưu ý, mặc dù
có tư thế ngồi đúng nhưng chơi Facebook quá lâu sẽ có hại.

Trang 7


Khi chơi facebook, vì q đam mê khơng bận tâm đến các vấn đề xung quanh. Đối
tượng chơi facebook sẽ bỏ qua việc ăn uống hoặc ăn uống sơ sài.
→ Thiếu chất dinh dưỡng → Chậm phát triển, còn bỏ bữa nhiều lần.
Một số tác hại khi bỏ bữa ăn nhiều lần:
Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp
Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa, dạ dày có thể muốn “nổi loạn
Nhanh lão hóa, phản ứng chậm chạp
Các bệnh mãn tính có thể xuất hiện
Ảnh hưởng đến kết quả học tập
Nhiều bạn học sinh mê FB mà quên đọc sách, bỏ bê
bài vở, kết quả học tập sa sút. Nhiều bạn online facebook cả
ngày lẫn đêm dẫn đến không đử, sức khỏe, sức lực để học

tập, làm việc. Thứ tế cho thấy, đa số học sinh lạm dụng FB
thì kết quả học tập kém hơn nhiều những bạn không dùng
FB. Nhiều bạn học sinh vừa học, vừa sử dụng facebook
nhưng khơng phải chỉ để tị mị tìm hiểu về mạng xã hội mà
các bạn đang chờ like và câu like, dù những thông tin họ
đưa lên chẳng đâu vào đâu.
Làm tổn hại đến kinh tế gia đình
Để sử dụng facebook người dùng phải sử dụng điện
thoại thơng minh có thể kết nối wifi hoặc 3G, mà chi phí
của những chiếc điện thoại này khơng hề rẻ
Trung bình giá của chiếc điện thoại thơng minh phải hơn một triệu, như vậy sẽ ảnh
hưởng đến chi tiêu gia đình. Theo thống kê, một người sử dụng mạng ở các nhà mạng như
Viettel, Mobie, vinaphone… phải tốn khoảng 160.000đ - 230.000đ để trả tiền mạng hàng
tháng. Nếu cho cước sử dụng mang Internet là 160.000đ/tháng (phí cước trung bình) thì 1
năm phải trả: 160.000 x 12 = 1.920.000đ.
Dân số nước ta hiện nay vào khoảng 93.000.000 (trừ trẻ em và con số hao hụt khác)
thì 1 năm nước ta trả khoảng: 70.000.000 x 1.920.000 = 134.400.000.000.000đ (Một trăm
ba mươi bốn nghìn bốn trăm tỷ đồng) một con số vô cùng lớn!!!
Dễ sa vào TNXH, vi phạm pháp luật, bị lừa gạt, bị xâm hại
Tệ nạn trộm cắp tiền để mua điện thoại và tiền để vào quán nét
Nhiều HS đăng tin chửi nhau trên facebook dẫn đến mối quan hệ khơng thể giải
quyết mâu thuẫn bằng lời nói mà sử dụng bạo lực gây nên những kết cục thương tâm
Từ các trang mạng Facebook, nhiều kẻ xấu đã lợi dụng chúng để lừa đảo mọi người
bằng các chiêu trị như hack nick, bn bán hàng “ảo”, nạp tiền qua thẻ điện thoại, sử dụng
ma túy, và đặc biệt nhất đó là xâm hại tình dục với trẻ….
Trên cơ sở việc tiếp cận nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng FB cũng như tác
dộng của FB với trẻ chúng em mạnh dạn xây dựng mơ hình nghiên cứu về sự tác động đến
tâm lý của hs THCS khi sử dụng FB như sau
Tác động tích cực
Mạng xã hội FB

Trang 8

Tâm lý, nhận thức,
hành vi của trẻ

Hướng đến sử
dụng FB lành
mạnh


Tác động tiêu cực

6. GIẢ THIẾT KHOA HỌC VÀ PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
6.1. Giả thiết khoa học
- Tình hình nghiện FB ở giới trẻ ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm
trọng.
- Sử dụng facebook cách thiếu lành mạnh làm thay đổi về tâm sinh lý, nhận thức,
sao nhãng về học hành, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt của giới trẻ.
-Tình hình xâm hại trẻ qua mạng internet ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ
nghiêm trọng qua từng vụ án.
- Có thể đưa ra các giải pháp để hướng giới trẻ đến với việc sử dụng facebook một
cách lành mạnh, sử dụng FB thành công cụ học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh. Đồng
thời, đưa ra các giải pháp giúp trẻ sớm phát hiện và phòng chống các hành vi xâm hại trẻ.
6.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá, phân tích tác động của FB đến tâm lý của HS THCS
- Tác động, hướng trẻ đến việc sử dụng FB lành mạnh
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Tài liệu và thực nghiệm)
7.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng em thu thập các dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu trên báo, tạp chí hoặc

một số trang web uy tín cũng như một cơng trình nghiên cứu khác được cơng bố về việc sử
dụng FB của trẻ VTN, Tư liệu tác hại của việc sử dụng máy tính, điện thoại khi truy cập
thường xuyên các trang mạng xã hội đối với sức khỏe đối với con người, tác hại của việc
sử dụng máy vi tính, điện thoại, ipab trong thời gian lâu từ nguồn google.vn; một số báo
cáo về việc sử dụng FB của giới trẻ hiện nay.
7.1.2. Phương pháp nghiên cứu về thực tiễn
Phương pháp trưng cầu ý kiến (Aken)
Phương pháp này chúng em thực hiện như sau: Điều tra trên 400 HS ở trường
THCS Lê Thánh Tông ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, thuộc học sinh khối 6,7,8,9 với
các bước như sau
+ Xác đinh mẫu điều tra (1)
+ Thiết kế mẫu phiếu điều tra (2)
+ Phát phiếu điều tra (3)
+ Thu phiếu điều tra (4)
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Đối tượng phỏng vấn chuyên sâu: Ban giám hiệu và các giáo viên trường THCS Lê
Thánh Tơng hình thức thiết kế bao gồm hai phần:
+ Giới thiệu thông tin đối tượng phỏng vấn
+ Nội dung cần phỏng vấn
Phương pháp quan sát
Chúng em nghiên cứu tập trung quan sát thái độ, cảm xúc hành vi của đối tượng
tham gia phỏng vấn để đánh giá triệt để hơn.
Trang 9


Phương pháp điều tra thực tiễn
Chúng em tìm hiểu về Nick FB của đối tượng HS được phỏng vấn để tìm hiểu thực
tiễn về sử dụng FB của nhóm HS này, hình thức thiết kế qua bảng biểu sau:
Nội dung
Ghi nhận nhóm nghiên cứu

Thời gian sử dụng FB
Mục đích sử dụng FB
Hành vi tích cực
Hành vi tiêu cực
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu (Thực nghiệm)
Với kết quả phỏng vấn và các dữ liệu lý thuyết thu thập được, chúng em xem xét kỹ
lưỡng và phân tích, tập hợp theo từng chủ đề căn cứ theo nội dung nghiên cứu; sau đó
chúng em sử dụng phần mềm IBM SPSS 20.0 để thống kê các số liệu thu thập được. Nhằm
kết nối các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, đề tài sử dụng phương pháp phân tích và phép tư duy
biện chứng để đưa ra những đánh giá, nhận định về thực trạng sự tác động của FB HS ở
trường THCS thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
8. SỐ LIỆU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
a. Số liệu
Nghiên cứu được tiến hành trên 400 HS từ 11 đến 15 tuổi là học sinh ở trường
THCS Lê Thánh Tơng. Có thể mơ tả khách thể nghiên cứu ở bảng 5.1 sau đây:
Bảng 5.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Thông tin về khách thể nghiên cứu
Trường

Giới tính
Học lực

THCS Lê Thánh Tơng

Nam
Nữ
Giỏi
Khá
TB
Yếu


K6
K7
K8
K9

Số lượng
100
100
100
100
200
200
80
120
140
60

Tỉ lệ
25%
25%
25%
25%
50%
50%
20%
30%
35%
15%


Tổng
400

400
400

Bảng 5. 1 cho thấy thông tin về khách thể được phân tích khái quát như sau:
Trong tổng số 400 HS thuộc 4 khối 6,7,8,9 độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi được khảo sát
mỗi khối là 100 HS ở trường THCS Lê Thánh Tông huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Chúng em thực hiện khảo sát ở trường này do dặc điểm là trường mà chúng em
đang tham gia học tập. Vì là bạn học cùng trường nên chúng em dễ dàng tiếp xúc, tìm hiểu
những tâm tư, tình cảm, hành vi của các bạn trong việc sử dụng FB, dễ dàng quan sát được
thái độ của các bạn.Xét về giới tính, có 200 (50%) HS nam và 200 (50%) HS nữ. Về học
lực, có 80 (20%) HS có học lực giỏi, 120 (30%) HS có học lực khá, có 140 (35%) HS có
học lực trung bình, 60 (15%) HS có học lực yếu.

Trang 10


Ngồi ra chúng em cịn giao lưu kết bạn qua FB với một số HS ở trường THCS trên
huyện Xuân Lộc để thực hiện phỏng vấn qua tin nhắn để tìm hiểu thêm về việc sử dụng FB
của các HS này để lấy thêm nguồn minh chứng cho đề tài.
9. Phân tích số liệu/ kết quả và thảo luận
a. Kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng facebook của học sinh THCS ở trên địa
bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Nghiên cứu được tiến hành trên 400 HS k6,7,8,9 là học sinh ở các trường THCS Lê
Thánh Tông tại huyện Xn Lộc. Có thể mơ tả thực trạng nghiên cứu ở biểu đồ sau:
5%Biểu

đồ 5.1. Tình hình sử dụng FB của HS


HS sử dụng FB

95%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 10/2018 tại trường THCS Lê Thánh Tơng ở
huyện Xn Lộc.

Biểu đồ 5.1 cho thấy có đến 380 HS THCS đã và đang sử dụng FB, chiếm tỉ lệ 95%
trên toàn mẫu. Như vậy, rõ ràng FB đang trở thành một loại hình giải trí “hot” và được
phần lớn HS sử dụng.
Từ số lượng 380 HS có sử dụng mạng xã hội, chúng em tiếp tục điều tra mục đích
sử dụng FB và mức độ yêu thích và sử dụng FB của HS đã thu thập thống kê thành biểu đồ
sau
21% 100%

25.8%
83.7%

100
80
60
40
20
0

71%

42%


100%

Mục đích sử dụng FB
Biểu đồ 5.2.2. Mục đích sử dụng FB của HS

Chơi game
Học tập
CN status
Like, cmt, share
Đăng ảnh
Live
Xem tin tức
Nhắn tin
Giao lưu
Mua sắm

Biểu đồ 5.2. Mức độ yêu thích sử dụng FB của HS

Trang 11

73.7%


Mức độ sử dụng FB của HS

Mức đ ộ yêu thích FB c ủa HS
8%

u thích
75.5%


Khơng u thích

Thường xun
Thi thoảng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 10/2018 tại trường THCS Lê Thánh Tông ở
huyện Xuân Lộc.

Kết quả khảo sát cho thấy học sinh sử dụng FB chủ yếu để vui chơi giải trí, đọc tin
92%
tức, Like, comment,
share, đăng ảnh chiếm 100%; mục đích chơi game chiếm 84.2%; cập
nhật satus chiếm 83.7%; Live stream chiếm 25.8%; giao lưu và kết bạn chiếm 71%; mua
sắm chiếm 42% trong khi đó sử dụng cho việc trao đổi học tập và thu thập kiến thức chỉ
chiếm 25.8%. Về mức độ yêu thích FB có 92% HS u thích FB, về mức độ sử dụng
thường xuyên chiếm tới 75.5%. Con số này, cho ta thấy sự đáng lo ngại về tình trạng sử
dụng FB ở HS. HS xem FB là phương tiện giải trí hàng đầu của mình, thậm chí các bạn
cịn bỏ rất nhiều thời gian để sử dụng vào đích chơi game, Like, comment, share, đăng
ảnh, cập nhật satus, giao lưu kết bạn. Khi được hỏi vì sao các bạn lực chọn FB mà khơng
phải mạng xã hội khác thì một số bạn cho rằng FB có tính năng liên kết rộng rãi với cộng
đồng, dễ sử dụng, có sự liên kết với các trang khác, các ứng dụng tiện ích, phong phú, đa
dạng, FB dễ sử dụng. Chúng em tiếp tục phỏng vấn 50 phụ huynh thì kết quả cho thấy đến
54,3% phụ huynh cho rằng con em mình xem FB là trang giải trí hàng đầu hiện giờ. Điều
này cho thấy HS rất có hứng thú với FB, ưu tiên lựa chọn trang mạng xã hội này để giải trí
từ rất nhiều các trang mạng xã hội và các kênh giải trí khác. Số lượng HS đang sử dụng
nhưng khơng thích FB chỉ chiếm 8%, tổng số HS sử dụng FB lên đến 380 người người,
chiếm 95% toàn mẫu. Trong tổng số HS khơng sử dụng FB (5%) thì khơng có HS nào
chưa từng nghe đến mạng xã hội FB và cho biết sẽ thử sử dụng FB vào một ngày gần đây.
Điều này minh chứng rằng FB hiện nay đang rất phổ biến, được giới trẻ tham gia sử dụng

xem đây là trang giải trí hàng đầu của mình. Tuy nhiên trong số 380 HS sử dụng FB chỉ có
rất ít HS hiểu đúng nghĩa FB chiếm 6.25%; số HS không trả lời được chiếm 49.5%. Như
vậy, qua kết quả điều tra cho thấy HS không hiểu rõ về trang mạng xã hội này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý, nhận thức, hành vi của mình, dễ sa vào những cám dỗ, lệch lạc,
tiêu cực, dễ bị kẻ xấu lợi dụng và dẫn đến hậu quả không lường. Mặc khác việc sao lãng
học hành, chỉ chú tâm vào lối sống ảo là tác hại ảnh hưởng lớn nhất đến tương lai của mỗi
HS.
b. Kết quả nghiên cứu về thời điểm học sinh bắt đầu có hành vi sử dụng Facebook
Nhóm tác gải tiến hành khảo sát trên 380 HS trong 400 HS được cho là đã và đang
sử dụng FB. Kết quả điều tra được thể hiện qua biểu đồ 5.3 như sau:
Trang 12

24.5%


5.3.1. Thời điểm HS bắt đầu sử dụng FB
1 năm trở lại đây
Từ khi là HS TH
Bắt đầu học THCS
Không nhớ rõ

27,6%

Biểu đồ 5.3 cho thấy phần lớn HS tiếp cận với FB từ rất sớm. Có đến 32,9% HS sử
dụng FB từ khi 26,3%
còn là học sinh THCS. Bên cạnh đó, có 27, 6% HS sử dụng FB khoảng
một năm trở lại đây.
Như vậy, nhìn chung, HS bắt đầu sử dụng FB ở lứa tuổi THCS là chủ
32,9%
yếu. Nghĩa là HS đã có thời gian sử dụng FB trung bình khoảng từ 1 đến 3 năm.

Độ tuổi THCS ln có những mong muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh
gắn liền với những nhu cầu xã hội như nhu cầu giao tiếp, mở rộng mối quan hệ và đặc biệt
là nhu cầu tự khẳng định mình. FB có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu đó cho HS. Bên
cạnh đó, có 26,3% HS khơng nhớ là mình chơi khi nào, chỉ biết là từ lâu rồi và có đến
13,2% HS sử dụng FB khi là học sinh tiểu học. Vậy rõ ràng HS tiếp cận FB từ rất sớm.
Điều này cho thấy những dấu hiện ban đầu của hành vi nghiện hay hành vi nghiện FB
cũng như sự ảnh hưởng của nó đối với HS THCS khơng chỉ xảy ra trong thời gian gần đây
mà có thể đã xuất hiện trước đó. Nhưng chỉ khi thật sự có những trường hợp đáng tiếc xảy
ra do việc sử dụng FB thì xã hội nói chung và các cơ quan quản lí nói riêng mới chú ý
quan tâm đến vấn đề này. Để làm rõ hơn điều này tác giả kết bạn và phỏng vấn một bạn
HS có nick FB là KTT thuộc trường THCS Nguyễn Hiền thì bạn HS này cho biết rằng
mình khơng nhớ đã sử dụng FB bao lâu, chắc khoảng hơn 3 năm rồi. Số liệu cho thấy mức
độ trẻ hóa sử dụng FB của giới trẻ trên địa bàn huyện Xuân Lộc nói riêng và cả nước nói
chung, đặt ra một vấn đề rất lớn trong việc quản lý thời gian sử dụng FB của giới trẻ đặc
biệt là HS THCS và sự tiếp cận FB một cách tích cực lành mạnh mà khơng ảnh hưởng đến
tâm lý, hành vi nhận thức của HS, hướng HS đến hoạt động tích cực.
c. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về sử dụng FB của HS
Chúng em tìm hiểu về Nick FB của 100 đối tượng HS từ các trường THCS ở huyện
Xuân Lộc qua tìm hiểu quan sát thực tiễn về sử dụng FB của nhóm học sinh này, hình thức
thiết kế qua bảng biểu sau:
Bảng 5.2. Thực tiễn về sử dụng FB của HS THCS ở huyện Xuân Lộc
Nội dung
Ghi nhận nhóm nghiên cứu
Thời gian sử dụng FB Đa phần các bạn online thường xuyên; có nhiều bạn để chế độ
online trong giờ học.
Mục đích sử dụng FB Chơi game; cập nhật status; Live; bán hàng onlie; Comment,
share, like; đăng ảnh.
Hành vi tích cực
Đăng hình ảnh hoạt động của trường, lớp; chia sẻ kiến thức học
tập, lời hay ý đẹp, tin tức hay; bán hàng online.

Hành vi tiêu cực
Đăng hình ảnh, clip nhạy cảm; những status xúc phạm thầy cô,
bạn bè; chia sẻ những thông tin sai lệch; chia sẻ game trong đó
có game thiếu lành mạnh.
Trang 13

13,2%


Nguồn: Kết quả nghi nhận của tác giả, tháng 10/2018 về các hoạt động thực tiễn
sử dụng FB của HS THCS ở huyện Xuân Lộc.
Qua kết quả điều tra ghi nhận, chúng em thấy rằng nhiều HS có hành vi tiêu cực khi
sử dụng FB nhưng rất nhiều bạn HS vào comment và like ủng hộ thậm chí nhiều HS cịn
chia sẻ mà khơng hiểu được hậu quả tiêu cực việc làm của mình. Nhiều bạn thậm chí cịn
xúc phạm đến danh dự của thầy cô, bạn bè và dùng những ngơn ngữ tục tiểu thiếu văn hóa,
thậm chí nhũng từ ngữ gợi dục lên mạng xã hội. Bên cạnh đó, sử dụng FB để đe dọa bạn
bè, xúi giục, kích động đánh nhau.
Chun mục đăng ảnh để tìm kiếm người yêu, bình chọn mình với các bạn cùng
trang lứa được giới trẻ rất yêu thích nhưng đằng sau mỗi bài viết là sự mâu thuẫn xích
mích rất lớn khi người được lựa chọn nhiều, được lựa chọn ít dẫn đến tình bạn bị rạng nứt,
thậm chí là sự thù hằn, nói xấu lẫn nhau, thậm chí xúc phạm và đánh nhau. Bên cạnh việc
tìm kiếm tình u, cịn dẫn đến hệ lụy rất lớn khi có nhiều đối tượng xấu lợi dụng sự non
nớt, chưa nhận thức rõ của HS này dụ dỗ các bạn vào cạm bẫy… tệ hại hơn nữa là sự xâm
hại tình dục đối với các bạn hoặc lợi dụng các bạn làm điều trái đạo đức, trái pháp luật.
d. Kết quả phỏng vấn chuyên sâu về thực trạng sử dụng FB của HS
Chúng em thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với đối tượng: Ban giám hiệu và các
giáo viên trường THCS Lê Thánh Tông tổng cộng 60 người. Thông qua nội dung phỏng
vấn chúng em thu thập được số liệu như sau:
Nội dung
Số lượng Tỉ lệ

Thầy cơ cho biết tình hình HS sử dụng FB Nhiều, thường xuyên 45
75%
ở trường minh
Ít, thi thoảng
15
25%
Nhà trường có tạo những trang web, fan Có
60
100%
page để hướng HS vào hướng tích cực hay Khơng
0
0%
khơng?
Thầy cơ đã từng kiểm soát việc sử dụng FB Đã từng kiểm soát
22
36.7%
của HS mình chưa?
Chưa từng kiểm sốt 38
63.3%
Các hoạt động chủ yếu mà thầy cơ thấy Tích cực
41
68.3%
được khi HS sử dụng FB là tích cực hay Tiêu cực
19
31.7%
tiêu cực
Thầy cơ đã từng hướng HS mình sử dụng Đã từng
27
45%
FB lành mạnh chưa?

Chưa từng
33
55%
Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 10/2018 tại trường THCS Lê Thánh Tông ở huyện
Xuân Lộc
.Qua kết quả số liệu ghi nhận của chúng em cho thấy rằng việc HS sử dụng FB rất

nhiều và thời gian thường xuyên chiếm đến 75%; Nhà trường cũng tạo ra nhiều trang web,
fanpage để hướng HS vào hoạt động tích cực, tuy nhiên khi hỏi về sự tương tác và quan
tâm của các em HS này đến trang web, fanpage thì nhiều GV nhận định rằng HS rất ít
quan tâm, nếu có quan tâm thì chủ yếu là quan tâm về các hoạt động hình ảnh, vui chơi
giải trí cịn các hoạt động về học tập HS rất ít quan tâm, chủ yếu đối tượng quan tâm là các
Trang 14


HS có học lực Giỏi, Khá. Cũng qua số liệu khảo sát cho thấy việc GV kiểm soát hoạt động
sử dụng FB của HS và hướng HS đế việc sử dụng FB một cách tích cực, lành mạnh là
chưa được sự quan tâm đồng bộ của GV. Lý giải điều này nhiều GV cho rằng mình ít sử
dụng FB và sử dụng mạng xã hội với những GV lớn tuổi gặp rất nhiều khó khăn, Gv cũng
hạn chế sử dụng FB để quản lý giờ giấc của con em mình. Số liệu cũng cho thấy HS sử
dụng FB vào những hành động tiêu cực chiếm đến 31.7%. Rõ ràng cho thấy sự quan tâm
và quản lý của GĐ với HS vẫn chưa chặt chẽ. Song dù tích cực hay tiêu cực thì việc sử
dụng FB thường xuyên và lâu dài sẽ gây hệ lụy lớn cho giới trẻ, ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe, tâm lý, nhận thức và hành vi của trẻ nhất là hành vi trái đạo đực, trái pháp luật.
e. Thảo luận
 Nguyên nhân
+ Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do ý thức của HS lứa tuổi THCS vẫn con bồng bột, chưa có suy nghĩ
chính đáng, nhận thức tâm lý, hành vi nhận thức kém. HS ở lứa tuổi này chưa phân biệt ró
hành vi đúng sai.

Thứ hai, do đua địi, thích học làm người lớn, thích khám phá mà mãng xã hội FB
lại là cầu nối lớn nhất cho HS khám phá về mọi mặt xã hội.
+ Ngun nhân khách quan
Từ phía gia đình
Thứ nhất, nhiều gia đình cha mẹ rất nng chiều con cái, sẵn sàng bỏ ra hàng triệu
đồng để mua điện thoại, Ipad, Laptop cho con để phục vụ việc học tập nhưng lại khơng
quả lý, kiểm sốt chặt chẽ dẫn đến con sử dụng các phương tiện họ tập này thành công cụ
chỉ để vui chơi, giải trí, sống ảo…
Thứ hai, nhiều gia đình bố mẹ cũng đam mê và nghiện mạng xã hơi, thậm chí nhiều
bố mẹ thấy con mình được khen, tán đồng trên mãng FB thì cảm thấy tự hào và khuyến
khích con sử dụng.
Thứ ba, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục
con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội, khơng nhìn thấy sự tiêu cuewjc của con khi sử
dụng mạng XH, nhiều cha mẹ còn thỏa hiệp với con.
Thứ tư, một số gia đình có hồn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp
hành án phạt tù; bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì ghẻ hoặc bố dượng; mồ côi cả bố mẹ các
bạn phải ở với ông bà, anh chị em ruột; sống một mình, sống cơ đơn và các bạn tìm đến
mạng XH như một niềm an ủi và dần dà mạng XH là một phần khơng thể thiếu của các
em.
Từ phía nhà trường
Một là, việc tuyên truyền giáo dục, quản lý sử dụng FB của HS vẫn chưa hiệu quả,
thậm chí nhà trường vẫn chưa thực hiện được. Nhà trường chỉ quản lí hoạt động của HS
khi ở trên lớp.
Trang 15


Hai là, Chưa có sân chơi, hoạt động nổi trội để hướng HS vào các hoạt động, giúp
các em dần dà tránh xa FB.
Ba là, Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, phụ huynh về quản lý sử dụng
điện thoại cũng như sử dụng mạng xã hội của HS, rất nhiều phụ huynh cịn địng tình hành

vi sử dụng FB của con em nên nhà trường khó can thiệp, giải quyết.
Bốn là, do HS có niềm tin lớn ở bạn bè nên HS sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng tiêu cực
nếu tiếp xúc vào những nhóm bạn xấu trên Fb. Tuy nhiên, hầu như gia đình, nhà trường
vẫn chưa quan tâm nhiều đến những mối quan hệ mở và quan hệ ẩn trong nhóm của HS
khi sử dụng FB.
Từ phiá xã hội
Việc sử dụng FB chiếm đại đa số trong xã hội. chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến
HS, FB trở thành “món ăn tinh thần” của mỗi người tham gia mạng xã hội này.
f. Đề xuất
 Giải pháp chung
Thứ nhất, cần coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục, quản lý và định hướng hành vi
sử dụng FB cho HS là điều quan trọng cần thiết.
Thứ hai, nhà trường cần phối hợp với các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội
cần phối hợp đẩy mạnh tổ chức các cơng tác vui chơi, giải trí lành mạnh thu hút HS để
các em quên lãng đi mạng xã hội FB.
Thứ ba, nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hành vi sử dụng điện
thoại, FB của học sinh trong giờ học, giao tiết, ra chơi giữa giờ để quản lý, ngăn chặn.
Nhà trường thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để thông báo kịp thời cho PHHS
biết được các hành vi sử dụng mãng hội tiêu cực của HS.
Thứ tư, Phụ huynh cần cần quản lý chặt chẽ thời gian, sinh hoạt của con trẻ.
Quan tâm tới sự phát triển tâm, sinh lý, nhận thức, hành vi và việc học tập của con em
mình khi trẻ sử dụng FB, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà
trường để nắm bắt tình hình học tập, tư tưởng, các mối quan hệ của con em. Thường
xuyên theo dõi, kiểm sốt mối quan hệ của con mình trên FB, ln là người bạn của con
để con chia sẽ và khéo léo hướng con về hoạt động tích cực.
Thứ năm, Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở cai nghiện FB nếu thấy con có dấu
hiệu nghiện để cứu lấy tương lai của trẻ.
Thứ sáu, Cộng đồng xã hội cần chung tay xóa bỏ, lên án nhũng hành vi sai lệch,
lợi dụng mạng xã hội làm điều sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật
 Giải pháp cụ thể

Để sử dụng Facebook hiệu quả, tích cực. Bản thân HS phải ý thức được việc mình
làm, tập tính tự lập, tự chủ bản thân. Hạn chế tối đa việc post những status mang tính tiêu
cực, nhảm nhí, khơng mang lại những giá trị thiết thực. Ví dụ: “Tơi buồn khơng hiểu vì sao
tôi buồn”, “Hôm nay chán thế!”, v.v… Không truy cập vào những ứng dụng (App) nhảm
nhí trên Facebook. Có thể nói rằng đó là những ứng dụng mà người dùng tạo ra để “câu
view, câu like” cho Page của họ, chứ thực chất thì khơng có một chút giá trị gì cả, chỉ làm
Trang 16


phí phạm khoảng thời gian q báu của mình. Điều quan trọng, HS phải biết tự lập, biết
kiểm soát được bản thân.
THường xuyên làm mới những trang web, fanpage của nhà trường bằng các hoạt
động bổ ích, thậm chí có thể trở thành lớp học online, trường học trực tuyến lý tưởng. Học
sinh sẽ trao đổi môn học, cách học thay vào việc vào những trang thiếu lành mạnh. Bên
cạnh đó, nhà trường phối hợp với một số HS lập một diễn đàn trên Facebook có tên như là
“Câu lạc bộ Học tập”, “Diễn đàn học tập”, “điều muốn trao đổi với giáo viên” , “ Khuất
mắc tâm lý, giới tính”, “Những thầm kín về xâm hại tình dục trẻ”... Tại các trang này, các
thành viên - gồm HS cũng như các thầy cô giáo, phụ huynh - thoải mái chia sẻ nội dung về
bài vở, các tài liệu, trao đổi những khuất mắc giữa giáo viên và HS, giữa HS với phụ
huynh, giáo viên với phụ huynh; những khuất mác về giới tính, thậm chí chia sẻ về việc bị
xâm hại của HS, hành vi lợi dụng HS làm điều xấu… Bên cạnh đó, nhà trường thường
xuyên đăng những bức ảnh, những câu chuyện ý nghĩa trên Facebook để làm thay đổi suy
nghĩ nhiều người tác động vào lòng người nhất là giới trẻ vì họ là lớp người tâm lý cịn
non nớt, dễ xúc động. Đơi khi chỉ cần một câu chuyện, hình ảnh cảm động có thể thay đổi
cuộc đời của một con người…
Ngoài ra biến việc học sinh bức xúc nói xấu giáo viên, cha mẹ, bạn bè lên trang
mạng mà thay vào đó là gửi thư trao đổi với giáo viên. Trực tiếp thẳng thắng nói chuyện
với ba mẹ, thầy cơ. Từ đó, mối quan hệ giữa thầy cơ và học sinh, gia đình sẽ trở nên dễ
hiểu nhau hơn. Ba, mẹ và thầy cô có thể gián tiếp quản lý con em, học trị của mình.
Hướng dẫn HS tự bảo vệ mình khi sử dụng FB

Một là, chặn những fan page, tài khoản facebook thiếu lành mạnh.
Hai là, hạn chế gia lưu, kết bạn và gặp mặt người lạ đặc biết là đối tượng lớn hơn
mình nhiều tuổi.
Ba là, chặn lời mời sử dụng và chặn các ứng dụng trên Facebook.
Bốn là, luôn bảo mật thông tin FB.
Năm là, cách xử lý khi bị hack nick Facebook:
Sử dụng chức năng ForgetPassword
Lúc này bạn chỉ có cách
là click vào “Forget Password”
(Tiếng Việt: Quên mật khẩu) và
nhập email hoặc username
facebook của bạn để giúp
facebook xác định được tài khoản mà bạn đang gặp vấn đề. Facebook sẽ làm theo đúng
thủ tục mặc định là hỏi bạn email để nhả thơng tin reset password về. (Bạn có thể trực
tiếp truy cập vào địa chỉ: />
Lưu ý
Để phòng ngừa, các bạn cần phải đảm bảo thông tin cá nhân được bảo mật an tồn,
khơng nên mua những món hàng có giá trị như điện thoại, máy tính bảng… với một mức
giá cực rẻ như “Đại hạ giá”, “Sale 50%”,… thì hãy tránh xa vì có thể chúng là virus dùng
Trang 17


để đánh cắp thông tin của người dùng. Tránh tiết lộ thơng tin của mình cho người khác
biết…
Khi gặp những tình huống như bạn là người may mắn thứ 123456789 đăng nhập
vào facebook và bạn được nhận phần thưởng như xe máy, điện thoại… và phải nạp tiền
qua thẻ cào dể làm “chi phí nhận thưởng, chuyển hàng…” thì khơng nên nghe lời họ và
làm theo. Phải tìm hiểu xem chương trình đó có thật khơng, nếu nghi ngờ thì hãy báo cho
cơ quan chức năng để xử lý.
10. KẾT LUẬN

Từ quá trình nghiên cứu cơ sở lý luân,,̣ thực tiễn kết hợp với những phân tích, đánh
giá các thơng tin thu thập được sau thời gian thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu, chúng
em đã tổng hợp và phản ánh được thực trạng sử dụng FB của HS THCS trên huyện Xuân
Lộc nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, thấy được những ảnh hưởng tâm sinh lý,
hành vi, nhận thức của HS khi sử dụng Fb nhất là hành vi tiêu cực từ đó đề xuất các biên
pháp nhằm mục tiêu góp phần hướng HS đến sử dụng Fb một cách tích cực, biến FB thành
sân chơi, giải trí lành mạnh và đặc biệt là chú trọng GD đạo đức, ý thức học tập cảu HS,
giảm thiểu những tác động tiêu cực của FB với HS: (1) Nâng cao nhận thức sử dụng FB
của HS dưới hình thức tuyên truyền trực tiếp; (2) Giảm thiểu những tác đọng tiêu cực mà
FB mag đến cho người dùng bằng cách tổ chức nhiều câu lạc bộ thú vị trong nhà trường;
(3) Tăng cường phối hợp với PH để kiểm soát, quản lý chặt cẽ thời gian sử dụng FB của
HS. Những biện pháp này thực sự có ý nghĩa và đem lại hiệu quả cao khi được sự ủng hộ,
chung tay của Gia đình - Nhà trường và Xã hội.
Kết quả của dự án nghiên cứu có được lành nhờ sự nỗ lực, cố gắng của bản thân
nhóm tác giả; sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn; sự tạo điều kiện của BGH và
đội ngủ GV trường THCS Lê Thánh Tơng. Tuy vậy, do có những giới hạn nhất định về
điều kiên nghiên cứu lý luận và khả năng tiếp cận thực tiễn nên báo cáo kết quả nghiên
cứu của dự án vẫn không tránh khỏi những thiếu sót vàhan chế nhất đinḥ. Nhóm nghiên
cứu chúng tơi mong nhân được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia thẩm đinh,,̣ của các
thầy cô giáo và các bạn để dự án tiếp tục được hoàn thiên hơn trong thời gian tới, góp phần
giảm thiểu hành vi tiêu cực của HS khi sử dụng FB đồng thời hướng HS đến các hoạt dộng
có ích, lành mạnh.
11. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Lê Hòa An (2013), “Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con
người - một thách thức mới cho Tâm lí học hiện đại”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (49).
[2] Lê Đức Huấn (2018), Thực trạng của Facebook với giới trẻ hiện nay, tạp chí
giáo dục vào thời đại, (43).
[3] Https://vov.vn/tin-24h/nu-sinh-dung-10-tieng-vao-facebook-va-nhung-he-luy499368.vov
[4] Http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2018-08-06/hon-2000-tre-em-bixam-hai-moi-nam-chi-la-phan-noi-cua-tang-bang-chim-60679.aspx

[5] Https://news.zing.vn/nguoi-nghien-facebook-o-vn-un-un-nhap-vien-tam-thanpost810330.html
Trang 18


[6]
Http://kenh14.vn/chuyen-gia-bao-dong-ve-tinh-trang-bi-tam-than-do-nghienmang-xa-hoi-cua-gioi-tre-hien-nay-20171009110248055.chn

Trang 19


PHỤ LỤC
Mẫu 1
Tổng hợp kết quả điều tra việc sử dụng FB của HS trường THCS Lê Thánh Tông- Xuân lộc
Dùng cho đối tượng là: HS
Tổng số phiếu điều tra: 400

Stt
1
FB là gì
2

Câu hỏi khảo sát điều tra
Hiểu đúng nghĩa
Khơng trả lời được
Các bạn có sử dụng facebook khơng? Có
Khơng

Kết quả trả lời
25
198

380
20

Mẫu 2
Tổng hợp kết quả điều tra mục đích sử dụng FB, mức độ yêu thích và thời gian sử dung FB của
HS trường THCS Lê Thánh Tông- Xuân lộc
Dùng cho đối tượng là: HS
Tổng số phiếu điều tra: 380 HS thuộc 400 HS mẫu 1

ST
T

1

2
3

4

Câu hỏi khảo sát
Chơi game:
Học tập:
Cập nhập status
Like và comment, share:
Các bạn sử dụng facebook vào Đăng ảnh:
các vấn đề nào sau đây
Live stream:
Xem tin tức
Nhắn tin
Giao lưu, kết bạn

Mua sắm
Bạn có yêu thích FB khơng?
u thích
Khơng u thích
Mức độ sử dụng FB bao lâu?
Thường xuyên
Thi thoảng
Một năm trở lại đây
Thời điểm bạn bắt đầu sử dụng Từ khi còn là HS tiểu học
FB?
Bắt đầu học THCS
Không nhớ rõ, chỉ nhớ là
lâu rồi

Trang 20

Kết quả trả lời
280
98
318
380
380
80
380
380
270
160
361
19
287

93
105
50
125
100


Mẫu 3
Tổng hợp kết quả phỏng vấn về việc sử dụng FB của HS qua 60 GV trường THCS
Lê Thánh Tông- Xuân lộc.
Dùng cho đối tượng là: GV
Tổng số GV được phỏng vấn:60 người.

Câu hỏi phỏng vấn
Thầy cô cho biết tình hình HS sử dụng FB ở Nhiều, thường xuyên
trường minh
Ít, thi thoảng
Nhà trường có tạo những trang web, fan page Có
để hướng HS vào hướng tích cực hay khơng?
Khơng
Thầy cơ đã từng kiểm sốt việc sử dụng FB của Đã từng kiểm sốt
HS mình chưa?
Chưa từng kiểm sốt
Các hoạt động chủ yếu mà thầy cơ thấy được Tích cực
khi HS sử dụng FB là tích cực hay tiêu cực
Tiêu cực
Thầy cơ đã từng hướng HS mình sử dụng FB Đã từng
lành mạnh chưa?
Chưa từng


Trang 21

Kết quả trả lời
45
15
60
0
22
38
41
19
27
33



×