Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã tại
huyện Ba Vì, thành ph ố Hà Nội
Cán bộ, công chức cấp xã là những người làm việc trong bộ máy chính
quyền cấp xã, là những người trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện,
đưa đường lối, chính sách, pháp lu ật của Đảng và Nhà nước vào cuộc
sống. Vì vậy, đội ngũ này có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện
quản lý nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Trong
những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Ba Vì đã
được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm bảo đảm về số lượng và chất
lượng. Để nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã tại huyện Ba Vì, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, bài viết đã
đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương.
Ảnh minh họa (bavi.hanoi.gov.vn).
Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì có 31 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn Tây Đằng và
30 xã 1 . Chính quyền xã thuộc huyện Ba Vì được tổ chức và thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ đúng quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân năm 2003 (đối với nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các nhiệm
kỳ trước đó) và hiện nay theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015, bao gồm Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân (UBND) xã.
Từ tháng 8/2008, Ba Vì đư ợc sáp nhập về thành phố Hà Nội, được sự quan
tâm của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Huyện ủy, UBND huyện Ba
Vì và Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức (CBCC) cấp xã của huyện được nâng lên, góp phần thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Theo số liệu của Ban Tổ chức
Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện Ba Vì, tính đến ngày 31/12/2021, huy ện
Ba Vì có tổng số 619 CBCC cấp xã, trong đó cán b ộ có 316 ngư ời; cơng
chức có 303 người, cụ thể như sau:
Qua số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện
Ba Vì có tỷ lệ cơ cấu tương đối đồng đều, tỷ lệ CBCC là nữ chiếm 19%; Tỷ
lệ CBCC là người dân tộc Kinh chiếm 84,4%. Số CBCC là đảng viên
chiếm 98.3%, điều đó cho thấy sự quan tâm phát tri ển đảng trong đội
ngũ CBCC cấp xã ở huyện Ba Vì.
Thực tế hiện nay số cán bộ cấp xã ở huyện Ba Vì có độ tuổi từ 46 – 60 với
186 CBCC chiếm tỷ lệ 63%, dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 8,2%. Độ
tuổi CBCC từ 31 – 45 chiếm tỷ lệ 28,8%. Lý giải vì sao số cán bộ giữ các
chức vụ chủ chốt có độ tuổi từ 46 – 60 là chủ yếu, bởi thực tế ở độ tuổi này
mới hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của một người lãnh đạo. Bên cạnh
đó, tỷ lệ cơng chức độ tuổi từ 31 – 45 chiếm đa số, đây là cơ sở để địa
phương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị.
Số CBCC có thâm niên cơng tác trên 10 năm chi ếm tỷ lệ cao, điều đó giúp
cho cấp ủy, chính quyền cấp xã có đội ngũ CBCC dày d ặn kinh nghiệm, có
kỹ năng, giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh tại địa bàn.
Nhìn từ bảng phân tích số liệu ở trên thì số CBCC chức cấp xã của huyện
Ba Vì hiện nay có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá (76,6%), sau đ ại học
chiếm tỷ lệ thấp (6,8%). Như v ậy, với vai trị của cơng nghệ thơng tin và
do nhu cầu công việc nên đa số CBCC cấp xã đã và đang sử dụng máy tính,
qua đó góp phần quan trọng trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được
giao.
Đối với trình độ ngoại ngữ tỷ lệ CBCC có chứng chỉ chưa đạt yêu cầu, đại
đa số CBCC cấp xã không biết hoặc biết ít ngoại ngữ. So sánh trình độ tin
học và ngoại ngữ, số cơng chức có 2 loại chứng chỉ chiếm tỷ lệ cao hơn so
với đội ngũ cán bộ cấp xã. Do vậy, để đáp ứng trong thời kỳ hội nhập vấn
đề đặt ra, đó là bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) kiến thức chuyên
môn thì việc ĐTBD kiến thức chung trong đó có trình độ quản lý nhà nư ớc,
ngoại ngữ, tin học đối với CBCC hiện nay ở Ba Vì là rất cần thiết.
Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Theo đánh giá, đa s ố CBCC cấp xã của huyện đều có bản lĩnh chính trị
vững vàng, tin tư ởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, được nhân dân tin
yêu, giúp đỡ. Tuy nhiên, v ẫn còn một số CBCC không gương mẫu, phai
nhạt lý tưởng, giảm ý chí chiến đấu, vi phạm nguyên tắc đảng, tính tự phê
bình và phê bình khơng cao; quan liêu, lãng phí, c ục bộ, tiêu cực còn xảy
ra.
Mặc dù, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Ba Vì đã được bảo đảm về số
lượng và nâng cao chất lượng nhưng vẫn còn một số hạn chế như: một số
CBCC thiếu kinh nghiệm thực tiễn, tinh thần học hỏi chưa cao nên trong
thực thi cơng vụ cịn nhiều thiếu sót, xử lý cơng việc thiếu chính xác, làm
mất nhiều thời gian, cơng sức của người dân, chậm tiến độ triển khai công
việc, gây ra tình trạng trì trệ ở nhiều khâu; triển khai thực hiện nhiệm vụ
được giao còn chậm, chưa chủ động, vẫn cịn tình trạng chờ văn bản giao
việc hoặc đôn đốc mới triển khai thực hiện; công tác tham mưu có lúc chưa
nhanh nhạy, hiệu quả chưa cao; việc phối hợp giữa các cấp, các bộ phận
trong thực thi cơng vụ có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; một bộ phận CBCC
cịn có biểu hiện gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, người dân trong gi ải
quyết công việc.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do công tác ĐTBD
chuyên môn, nghiệp vụ chưa được chú trọng đúng mức, chưa gắn với quy
hoạch cán bộ và vị trí việc làm. Cơng tác đánh giá k ết quả ĐTBD chưa đầy
đủ và khách quan, còn mang tính hình th ức; đào tạo theo hình thức tại
chức, từ xa chưa thực sự hiệu quả. Chất lượng, số lượng và cơ cấu đội ngũ
CBCC cấp xã tại huyện Ba Vì nhìn chung chưa đ ồng đều, có nhiều mặt
chưa tương ứng, chưa ngang t ầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tinh thần trách nhiệm, phong cách làm
việc còn có mặt yếu kém và chậm được đổi mới.
Một số kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
cơng chức cấp xã tại huyện Ba Vì
Một là, đổi mới cơng tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng đội ngũ CBCC cấp
xã.
Việc tuyển dụng, bố trí CBCC cấp xã cần căn cứ vào nhu cầu công việc, vị
trí cơng tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh thực tế cần tuyển dụng;
phải căn cứ vào ngành, ngh ề đang thiếu và đòi hỏi cao về chất lượng đầu
vào. Việc tuyển dụng cần phải được công khai, thông tin r ộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh – truyền hình,
trang thơng tin đi ện tử về các nội dung như: yêu c ầu, số lượng chức danh
cần tuyển, lịch thi, tiêu chuẩn ưu tiên cho ngư ời dự tuyển biết để thu hút
nhiều người tham gia dự tuyển, vừa bảo đảm tính cơng khai, cơng b ằng,
dân chủ, minh bạch vừa lựa chọn được người tài, có tâm huyết vào làm
việc trong hệ thống chính quyền cấp xã.
Cần xây dựng hệ thống các hình thức tuyển dụng phù hợp theo hướng quy
định phương thức tuyển dụng khác nhau theo lĩnh v ực quản lý nhà nước.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc quy đ ịnh về tiêu chuẩn của từng chức
danh CBCC cấp xã; kiên quyết khơng bố trí những người khơng đủ điều
kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ vào các chức danh theo quy
định.
Trong cơng tác bố trí, sử dụng CBCC cấp xã cần tạo điều kiện và cơ hội
phát triển bình đẳng cho mọi CBCC để họ phát huy được sở trường và năng
lực cơng tác của mình.
Hai là, cần có đánh giá, rà sốt tổng thể, tồn diện đội ngũ CBCC cấp xã.
Để có cơ sở đánh giá, rà sốt, lựa chọn, UBND huyện Ba Vì cần xây dựng
lại vị trí việc làm theo đơn v ị hành chính mới cùng với khung năng lực, xác
định rõ tiêu chí, tiêu chu ẩn từng vị trí việc làm cả trong q trình sắp xếp
đội ngũ CBCC cấp xã cho phù hợp với thực tiễn. Việc đánh giá, sàng lọc,
lựa chọn đội ngũ CBCC phải bảo đảm khách quan, chính xác theo tiêu chí,
tiêu chuẩn đã được địa phương xây dựng, ban hành. Kết quả đánh giá, sàng
lọc phải phân chia ra 3 loại CBCC để bố trí, sử dụng cho phù hợp, cụ thể
như sau:
(1) Đối với CBCC có năng lực tốt, đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và lâu
dài, được ưu tiên bố trí, sử dụng;
(2) Đối với CBCC thiếu một số tiêu chí, tiêu chu ẩn nhưng có triển vọng, có
thể đào tạo lại và bồi dưỡng để sử dụng;
(3) Đối với CBCC có năng lực yếu khơng có khả năng phát triển, khó đào
tạo lại hoặc bồi dưỡng, rèn luyện, cần giải quyết theo chính sách tinh gi ản
biên chế, cho nghỉ việc hoặc chuyển lĩnh vực khác phù hợp. Đặc biệt đối
với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cần quan tâm bố trí cân đối, hài hịa
giữa các xã trong tồn huy ện Ba Vì.
Ba là, về công tác ĐTBD CBCC cấp xã.
Cần chủ động xây dựng kế hoạch ĐTBD đội ngũ CBCC cấp xã cho từng
năm và cả nhiệm kỳ. Tổ chức rà sốt để có phương án ĐTBD đ ối với những
người còn thiếu tiêu chuẩn quy định. Đồng thời, xây dựng phương án bố
trí, sắp xếp sang vị trí công tác khác đối với những người được cử đi
ĐTBD nhưng khơng hồn thành đúng th ời gian quy định.
Đối với đội ngũ CBCC lớn tuổi ở cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì hiện
nay, nếu khơng đáp ứng đủ trình độ chun mơn, khơng có nhu c ầu ĐTBD
thì có thể giải quyết theo chế độ thơi việc để kiện tồn và chuẩn hóa đội
ngũ cán bộ, cơng chức cho phù hợp với quy định.
Trong công tác ĐTBD, phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị và vị trí
cơng tác của mỗi CBCC. Cần đổi mới tư duy trong công tác ĐTBD theo
hướng gắn ĐTBD với sử dụng, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm chứ
không chạy theo bằng cấp. Đặc biệt, đối với các xã như: Ba Vì, Đá Chơng,
Minh Quang, n Bài…, v ới số đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống
cần phải quan tâm cử CBCC đủ điều kiện đi bồi dưỡng tiếng dân tộc; có
chính sách khuyến khích đối với CBCC đi học tiếng dân tộc để khích lệ
tinh thần học hỏi và phát huy năng lực công tác của họ.
Chú trọng công tác ĐTBD tin học và ngoại ngữ cho CBCC cấp xã. Nguồn
kinh phí ĐTBD được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của địa phương.
Ngồi ra, nếu CBCC có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghi ệp vụ
nhưng không nằm trong diện được cử đi học hay cấp kinh phí đào tạo thì
cần có chính sách linh động nhằm tạo điều kiện hỗ trợ về thời gian giúp họ
có cơ hội nâng cao trình đ ộ chun mơn.
Bốn là, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh
giá đối với đội ngũ CBCC cấp xã.
Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá CBCC c ấp xã tại huyện Ba Vì phải
được thực hiện thường xuyên kết hợp với kiểm tra đột xuất, có trọng tâm,
trọng điểm của cấp ủy đảng, chính quyền và các đồn thể ở cấp xã cũng
như thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc cấp xã. Đặc biệt, cần nêu cao tinh th ần tự phê bình và phê bình, tinh
thần tương thân tương ái, tuy ệt đối không lợi dụng công tác kiểm tra, giám
sát để moi móc, cố ý trù dập cán bộ.
Đối với những CBCC cấp xã yếu kém về năng lực và phẩm chất, khơng đáp
ứng được u cầu cơng tác thì cần có kế hoạch ln chuyển sang làm cơng
việc khác phù hợp, hoặc động viên họ xin thôi việc để bố trí, tuyển dụng
người có đủ năng lực đáp ứng được vị trí cơng tác.
Bên cạnh đó, cần có chính sách đ ộng viên, khen thư ởng kịp thời, xứng
đáng đối với những CBCC được Nhân dân tín nhi ệm, gắn liền với hiệu quả
công việc được giao. Đồng thời, phải có hình thức xử lý phù hợp, nghiêm
minh đối với CBCC khơng có năng l ực, khơng hoàn thành nhi ệm vụ, vi
phạm những quy định trong thực thi nhiệm vụ.
Năm là, thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, trí th ức trẻ.
Có kế hoạch thực hiện các chính sách theo hư ớng mở rộng các đối tượng
nhằm thu hút nhân tài, các trí th ức trẻ về làm việc tại UBND cấp xã tại
huyện Ba Vì. Trong đó, có chính sách thu hút nh ững sinh viên tốt nghiệp
đại học đạt loại khá, giỏi, xuất sắc trở lên về công tác, cống hiến tại địa
phương; tích cực tuyên truyền và thực hiện nghiêm chính sách thu hút nhân
tài về làm việc tại cơ sở; xây dựng chính sách phù hợp áp dụng cho các đối
tượng CBCC đi học theo hướng khuyến khích; tăng ngu ồn ngân sách dành
cho công tác ĐTBD. Thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách về tiền
lương, khen thư ởng đối với CBCC cấp xã.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích CBCC tự học tập, rèn luyện để
nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách
nhiệm trong thực thi công vụ, như hỗ trợ kinh phí học tập, tổ chức kiểm tra
sát hạch công chức kết hợp với khảo sát lấy ý kiến phản hồi của người dân
về thái độ, tinh thần phục vụ, kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ
CBCC cấp xã để làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, quy hoạch và giải
quyết chính sách tinh gi ản biên chế.
Sáu là, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Cần trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất và các phương tiện làm việc
khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của CBCC cấp xã,
đặc biệt là các địa phương ở vùng núi, kinh t ế còn khó khăn để giúp họ
hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi các phương tiện kỹ thuật như máy tính,
máy in, đường truyền kết nối internet phải bảo đảm thì hoạt động quản lý
nhà nước tại địa phương mới được diễn ra đầy đủ và kịp thời. Nếu cơ sở
khơng đáp ứng, sẽ gây khó khăn và hạn chế trong hoạt động quản lý nhà
nước của các xã tại huyện Ba Vì. Vì vậy, cần phải kịp thời trang bị các
máy móc, thiết bị và cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới.
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Ba Vì, thành ph ố Hà
Nội là q trình lâu dài, địi h ỏi ý thức và tinh thần trách nhiệm cao của cả
hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền cấp xã và mỗi CBCC. Do đó,
cần phát huy vai trị lãnh đ ạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền
cấp xã, sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị – xã hội
và người dân. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đồng bộ và có lộ trình,
tại từng thời điểm thích hợp sẽ ưu tiên giải pháp phù hợp để nâng cao chất
lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Ba Vì, TP. Hà N ội trong thời gian
tới.
Chú thích:
1. Ba Vì. , truy c ập ngày 24/10/2022.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo số 211/BC-UBND ngày 24/6/2021 của Ủy ban nhân dân huyện
Ba Vì về tổng kết hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân huyện
nhiệm kỳ 2016 – 2021.
2. Đinh Văn Mậu (Chủ biên). Tài liệu bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã
về quản lý nhà nước. H. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2012.
3. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
4. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2019).
5. Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
6. Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 c ủa Bộ Nội vụ hướng dẫn
một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
7. Văn bản số 3256/UBND-SNV ngày 03/10/2022 c ủa Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc khắc phục tình trạng cán bộ, cơng chức, viên
chức nghỉ việc, thôi việc.