Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.71 KB, 7 trang )

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đư ợc tỉnh Hà Nam chú
trọng từ rất sớm. Cụ thể, căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân t ỉnh Hà Nam đã ban
hành Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 26/8/2010 và Quy ết định số
12/2011/QĐ-UBND ngày 20/5/2011 quy đ ịnh mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề
cho LĐNT tỉnh Hà Nam giai đo ạn 2010 – 2015. Bên cạnh đó, UBND tỉnh
đã ban hành Kế hoạch số 1590/KH-UBND ngày 11/11/2011 và K ế hoạch số
1448/KH-UBND ngày 05/7/2016 về triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn t ỉnh Hà Nam đến năm 2020”.

Ảnh minh họa (internet).
Việc thực hiện các chính sách về đào tạo nghề (ĐTN) cho lao đ ộng nông
thôn (LĐNT) tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên,
vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: việc thực hiện Đề án chủ yếu dựa vào
ngân sách trung ương, ngân sách c ủa tỉnh mà chưa thực hiện được xã hội
hóa; sự tham gia của doanh nghiệp (DN) còn hạn chế; đội ngũ giáo viên, cơ


sở vật chất phục vụ đào tạo còn thiếu… do vậy, hiệu quả cơng tác ĐTN cịn
chưa cao.
Thực trạng lực lượng lao động và lao động nông thôn tỉnh Hà Nam
Những năm qua, kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Nam đạt được nhiều thành tựu
khả quan. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 (theo giá so sánh
2010) ước đạt 38.083,5 tỷ đồng, tăng 7% so v ới cùng kỳ năm 2019. Đây là
mức tăng thấp nhất so với các năm trước (so với cùng kỳ năm 2019 tăng
12%; 2018 tăng 11,9%; 2017 tăng 10,8%; 2016 tăng 12,6%), tuy nhiên, đây
vẫn là mức tăng trưởng cao thứ 3 trong khu vực đồng bằng sông Hồng,
đứng thứ 6 tồn quốc 1 .
Góp phần vào những kết quả đã đạt được phải kể đến thế mạnh về lực


lượng lao động đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” của tỉnh. Năm
2020, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 478.523 người, chiếm
55,52% tổng dân số, mang lại cơ hội lớn để tận dụng nguồn nhân lực chất
lượng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của tỉnh 2 . Tỷ lệ lao
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số của Hà Nam còn
thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước, tuy cao hơn t ỷ lệ chung của các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ nhưng vẫn thấp hơn đáng kể các tỉnh lân cận, như: Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình. Từ đó cho thấy, cơ cấu “dân số vàng” không
chỉ là thế mạnh riêng của tỉnh Hà Nam. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc đã qua đào tạo đều ở mức thấp hơn mặt bằng chung của cả
nước và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2020, chỉ 22,05% tổng số người
từ 15 tuổi trở lên đang tham gia lao đ ộng được đào tạo có bằng cấp, chứng
chỉ 3 . Đây có thể nói là điểm trừ trong cuộc cạnh tranh thu hút v ốn đầu tư,
cần khắc phục để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Nam trong
giai đoạn tới.
Thời gian qua, lực lượng lao động thuộc khu vực nơng thơn đã có xu hư ớng
giảm đi và lao động khu vực thành thị đã tăng lên đáng k ể, tuy nhiên, đến
năm 2020 vẫn còn 74,61% lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông
thôn 4 . Điều này cho thấy, LĐNT vẫn là lực lượng lao động chính, là
đội quân chủ lực trong xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Mặc
dù LĐNT chiếm tỷ lệ lớn nhưng số lượng LĐNT đã qua đào t ạo chiếm tỷ lệ
rất ít. Tỷ lệ này có tăng lên nhưng mức tăng hằng năm khơng đáng k ể. Năm
2020, tỷ lệ LĐNT đã qua đào tạo mới chỉ đạt 16,1% 5 . Để phát huy hơn nữa
tiềm năng của LĐNT, đòi hỏi tỉnh Hà Nam cần có những giải pháp hồn


thiện chính sách ĐTN cho LĐNT nh ằm nâng cao chất lượng nguồn lao
động, tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư, tạo động lực cho phát triển
kinh tế – xã hội giai đoạn tới.
Một số giải pháp đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam

Thứ nhất, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức về học nghề.
Tăng cường tuyên truyền về tầm quan trọng của lực lượng lao động dồi
dào, có tay nghề trình độ cao để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài
nước. Việc hạn chế về chất lượng lao động còn kéo theo các hệ lụy khác
như làm gia tăng cách bi ệt giữa DN trong nư ớc và DN nước ngồi, do
khơng đủ nguồn lực lao động, các DN này sẽ không liên kết với DN trong
nước. Đối với một tỉnh có diện tích nhỏ, hạn chế về tài nguyên thiên nhiên
như Hà Nam, việc phát huy, khai thác ti ềm năng nguồn lực con người cần
phải được coi trọng, nêu cao hơn nữa. Cần coi việc đào tạo, trang bị kiến
thức nghề nghiệp cho lực lượng lao động nói chung và LĐNT nói riêng là
yêu cầu cấp thiết để hình thành lực lượng lao động dồi dào về số lượng,
bảo đảm về chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong nhiều lĩnh vực từ nông
nghiệp cho đến các ngành công nghi ệp, xây dựng và dịch vụ.
Trong thời đại cơng nghiệp hóa nơng nghi ệp như hiện nay, người nông dân
đã trở thành những “công nhân nông nghi ệp”. Việc nắm vững các kỹ năng
trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến, sử dụng, vận hành thành thạo kỹ thuật và
máy móc nơng nghi ệp hiện đại đang trở thành u cầu phổ biến. Tăng
cường tuyên truyền những lợi ích thiết thực của việc học nghề nhằm thay
đổi nhận thức của LĐNT về ĐTN để người lao động (NLĐ) tự nguyện, chủ
động tham gia đào t ạo, đào tạo lại, nhất là với đối tượng học sinh, thanh
niên sắp bước vào độ tuổi lao động. Đồng thời, tạo tâm lý coi tr ọng học
nghề cho các bậc phụ huynh, cho cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để
triển khai, thực hiện các chính sách v ề ĐTN cho LĐNT.
Thứ hai, hồn thiện chính sách đối với người học nghề.
Mở rộng, bổ sung các đối tượng được nhận hỗ trợ học nghề từ ngân sách
nhà nước để tránh bỏ sót các đối tượng có nhu cầu học nghề. Khơng chỉ
chú trọng đầu tư, hỗ trợ lực lượng lao động trẻ, còn cần phải mở rộng ra
các đối tượng là hộ nông thôn mới thoát nghèo, đ ối tượng quá tuổi lao
động nhưng vẫn có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề, đối tượng
muốn chuyển đổi nghề… Cần có chính sách miễn giảm học phí, cho vay

học phí đối với người học nghề, nhất là đối với các ngành nghề phù hợp


với định hướng quy hoạch, phát triển của tỉnh, tăng định mức hỗ trợ học
nghề đối với các đối tượng có hồn cảnh khó khăn, gia đình có cơng v ới
cách mạng… để tạo cơ hội cho NLĐ tham gia học nghề.
Thứ ba, hồn thiện chính sách đối với cơ sở dạy nghề.
Cần nghiên cứu, xây dựng các chính sách tạo điều kiện cho DN, tổ chức, cá
nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích huy động sự
tham gia của DN trong ĐTN; khuy ến khích DN đóng góp kinh phí đào t ạo
khi tiếp nhận NLĐ đã qua đào t ạo. Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn ngân
sách được đầu tư, hỗ trợ. Từng bước thực hiện tính đúng, tính đ ủ chi phí
đào tạo theo lộ trình; thực hiện chuyển từ cơ chế cấp kinh phí theo dự tốn
cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sang cơ chế đấu thầu, đặt
hàng, giao nhiệm vụ đào tạo. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý; thực hiện tốt các chính sách đối với nhà giáo; huy
động các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, nghệ nhân,… tham gia giảng
dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Phối hợp cùng DN xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình đào t ạo
trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và yêu cầu của thị trường lao
động. Thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới, tập trung xây dựng
chương trình, giáo trình, h ọc liệu dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề
dưới 3 tháng đáp ứng yêu cầu đào tạo. Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết
bị theo ngành nghề và trình độ đào tạo, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.
Chú trọng đổi mới chương trình đào tạo theo chuẩn năng lực, chuẩn đầu ra,
gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng, lấy nhu cầu tuyển dụng làm căn
cứ để xây dựng các khóa ĐTN. Thiết kế chương trình linh hoạt và đa dạng
để vừa đáp ứng nhu cầu học nghề chính quy tập trung của lao động trẻ mới
gia nhập lực lượng lao động, vừa đáp ứng nhu cầu học nghề của đối tượng
chuyển đổi nghề. Quản lý q trình đào t ạo và chuẩn hóa các điều kiện bảo

đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thường xuyên thực hiện tự đánh giá
và mời các trung tâm kiểm định tiến hành đánh giá đ ộc lập theo tiêu chuẩn
quốc gia.
Hằng năm có kế hoạch khảo sát thị trường lao động, nắm bắt kịp thời thông
tin lao động theo từng ngành nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng kịp thời
cho NLĐ xác định chọn đúng nghề để học hoặc tự tạo được việc làm ổn
định, tránh tình trạng NLĐ sau khi đào tạo khơng có việc làm phù hợp gây
lãng phí cho Nhà nước cũng như bản thân NLĐ. Xây dựng hệ thống thông


tin thị trường lao động, dự báo nguồn nhân lực của tỉnh và cả nước để xây
dựng, triển khai kế hoạch ĐTN gắn với giải quyết việc làm; thành lập bộ
phận quan hệ DN tại các cơ sở đào tạo để nắm bắt nhu cầu, giới thiệu việc
làm cho học sinh, sinh viên sau khi t ốt nghiệp.
Thứ tư, huy động các chuyên gia gi ỏi tại các DN tham gia xây d ựng
chương trình đào t ạo.
Các chuyên gia này sẽ trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập
cho học sinh, sinh viên; tham gia đánh giá năng l ực, kỹ năng nghề cũng
như thái độ học sinh, sinh viên. Phối hợp với các huyện, xã trên địa bàn và
các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề; tổ chức
các lớp ĐTN phù hợp với nhu cầu của NLĐ; sự phát triển của sản xuất
nông nghiệp, kinh tế – xã hội khu vực nông thôn và nhu c ầu tuyển dụng
của DN. Đa dạng các hình thức, phương pháp ĐTN theo hư ớng mở, linh
hoạt, liên thơng giữa các trình độ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều
kiện lao động và tập quán dân cư ở địa phương. Không chỉ ĐTN trong các
trường nghề, trung tâm dạy nghề mà còn tổ chức dạy nghề trên các phương
tiện thông tin đại chúng, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại chỗ (trên đồng
ruộng, trang trại), dạy nghề theo hình thức kèm cặp, cầm tay chỉ việc,
truyền nghề tại các làng nghề. Mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng
đào tạo hoặc đặt hàng giữa cơ sở dạy nghề với DN.

Thứ năm, đẩy mạnh liên kết giữa người học, nhà trường, DN.
Việc liên kết trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thực hành, thực tập và giải
quyết việc làm sau tốt nghiệp giữa người học – nhà trường – DN là rất hiệu
quả. Đẩy mạnh hợp tác vùng nhằm phát huy thế mạnh là địa phương cửa
ngõ của Thủ đô Hà Nội, tăng cường giao lưu, liên k ết với các cơ sở, trung
tâm dạy nghề lớn tại Hà Nội để được hỗ trợ về giáo viên, giáo trình… góp
phần nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Tăng
cường hợp tác quốc tế, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, liên kết đào tạo
giữa các trường cao đẳng, trường trung cấp trong tỉnh với các cơ sở đào tạo
nghề của các nước phát triển để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường
lao động trong nước và xuất khẩu lao động có tay nghề; thúc đẩy phát triển
mơ hình đào tạo chương trình nghề trọng điểm quốc tế; khuyến khích tổ
chức hội thảo khoa học, tham quan mơ hình đào t ạo tiên tiến, chia sẻ trao
đổi kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.


Thứ sáu, nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về ĐTN cho
LĐNT.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý về ĐTN, cần bố trí đầy đủ nhân sự làm
công tác quản lý ĐTN cấp tỉnh và cấp huyện theo hướng chun mơn hóa,
hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng cán bộ làm cơng tác quản lý về ĐTN
theo hình thức kiêm nhiệm tại cấp huyện. Chính thực trạng này làm cho
cơng tác thực hiện chính sách ĐTN tại cấp huyện cịn yếu trong khi cấp
huyện lại là cấp lập kế hoạch, tổ chức triển khai chính sách trực tiếp và
chủ yếu nhất. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã, có chính sách đào t ạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ. Có chế độ đãi ngộ phù hợp để đội ngũ này n tâm cơng
tác nhằm bảo đảm chính sách đư ợc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời tại
cấp cơ sở.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách ĐTN. Tăng
cường cơ chế phối hợp giữa các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị
– xã hội và người dân trong lập kế hoạch thực hiện, tuyên truyền, vận
động, huy động nguồn lực, theo dõi, giám sát và đánh giá th ực hiện chính
sách. Kiện tồn tổ chức bộ máy quản lý nhà nư ớc về ĐTN các cấp, trên cơ
sở phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn về dạy nghề ở mỗi cấp, tránh trùng
lặp và kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Bảo đảm hệ thống tổ chức bộ máy từ
trên xuống dưới hoạt động thống nhất, tinh giản, thuận lợi cho việc điều
hành, hạn chế sự xáo trộn, chồng chéo, gây ảnh hưởng đến công tác ĐTN
cho LĐNT. Huy động tối đa sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, như:
Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên… vào vi ệc
xây dựng và thực hiện chính sách đào t ạo nghề. Thậm chí, coi việc ĐTN
cho hội viên, đồn viên là trách nhi ệm chính trị của các cơ quan này.
Chú thích:
1. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam. Hà Nam th ực trạng kinh tế – xã hội giai
đoạn 2016 – 2020 và vị trí trong khu vực đồng bằng sông Hồng. H. NXB
Thống kê, 2020.
2, 3, 4, 5. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam. Niên giám thống kê 2020 tỉnh Hà
Nam. H. NXB Thống kê, 2021.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Thị Vành Khuyên. Thực hiện chính sách đào t ạo nghề cho lao động
nơng thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sỹ Quản lý Hành
chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội, 2016.


2. Lê Văn Hịa. Giám sát và đánh giá chính sách cơng . H. NXB Chính trị
quốc gia, 2016.
3. Lê Thị Hải Vân. Đơ thị hóa và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội. H.
NXB Khoa học Xã hội, 2013.
3. Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nước ta hiện

nay. , ngày 20/11/2013.
4. Thách thức trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi gia nh ập
TPP. , ngày 24/6/2016.



×