Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Giáo trình mô đun Kinh tế thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.13 KB, 32 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG CĐ KINH TẾ – KỸ THUẬT

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: KINH TẾ THỦY SẢN
NGHỀ: NI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định Số:…/QĐ….ngày…tháng…năm……của

NĂM 2021

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

2


LỜI GIỚI THIỆU
Kinh tế là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề trong quá trình sản xuất và
phân phối các sản phẩm, các dịch vụ. Nghiên cứu ứng xử của con người trong việc
lựa chọn các phương thức sản xuất, các hình thức sử dụng các tài nguyên vật chất
và con người nhằm thoả mãn nhu cầu và đòi hỏi của con người. Kinh tế quan tâm
đến tất cả các công đoạn từ sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Hay nói cách
khác, kinh tế liên quan đến ứng xử của người sản xuất, sự thay đổi của thị trường
và ứng xử của người tiêu thụ đối với một loại sản phẩm. Nghiên cứu kinh tế nhằm


trả lời các câu hỏi:
Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai?
Mục đích của sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ thoả mãn nhu cầu
của con người. Các nhu cầu cơ bản của con người là lương thực, thực phẩm, quần
áo, nhà ở và an ninh. Trong quá trình phát triển, nhu cầu của con người ngày càng
được nâng cao, do vậy mục tiêu của các nhà sản xuất là tạo ra các sản phẩm thoả
mãn nhu cầu của chính bản thân họ và thoả mãn người khác. Mỗi một con người
trong xã hội có thể đóng cả hai vai, một mặt là nhà sản xuất, một mặt là người tiêu
thụ. Nơng/ngư dân có thể sản xuất cá nhưng họ phải mua các sản phẩm từ các nhà
sản xuất khác. Do vậy, có thể nói mục tiêu sản xuất là nhằm nâng cao lợi ích xã
hội , nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc đảm bảo mọi người có đủ khả
năng thoả mãn nhu cầu của chính họ. Nơng dân ni cá tham gia vào việc thoả
mãn nhu cầu về cá của con người và cũng có thể tham gia vào q trình tái tạo.

3


MỤC LỤC
Bài 1. Các khái niệm cơ bản.

Trang
6

1. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế

6

2. Các khái niệm cơ bản trong quản lý


12

3. Vốn của doanh nghiệp

16

4. Ý nghĩa tiền tệ của thời gian

16

Bài 2. Hạch toán trong doanh nghiệp

11

2.1. Chi phí của doanh nghiệp

14

2.2. Ứng dụng chi phí – thu nhập – lợi nhuận trong hoạch định sản
xuất kinh doanh.

19
20

2.3. Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

21

2.4. Mối quan hệ đầu vào – đầu ra của doanh nghiệp


23

2.5. Các nguyên tắc cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận

24

Bài 3. Một số vấn đề về thị trường thủy sản.

25

2.1. Khái niệm về thị trường và marketing

25

2.2. Lý thuyết cung – cầu

26

2.3. Khái niệm về marketing và hiệu quả marketing

26

2.4. Nghiên cứu thị trường

27

2.5. Một số vấn đề chung về rủi ro

29


2.6. Đo lường rủi ro và thái độ đối với rủi ro

29

Tài liệu tham khảo

32

4


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Kinh tế thủy sản
Mã số môn học: MH27
Thời gian môn học: 45 giờ ( Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 28 giờ,
Kiểm tra: 02 giờ)
Vị trí, tính chất của mơn học
- Vị trí mơ đun:
Là môn học được dạy song song khi học các mơ đun
kỹ thuật cơ sở và chun mơn nghề.
- Tính chất mô đun: Môn học giảng dạy về kinh tế thủy sản trong sản xuất
giống, nuôi nước ngọt, lợ mặn và ứng dụng hoạt động kinh tế ngành thủy sản.
Mục tiêu của mơn học
- Kiến thức:
+ Trình bày được các các niệm, vấn đề cơ bản trong thị trường thủy sản;
Mô tả được các hoạt động kinh doanh thủy sản về chi phí, thu nhập, doanh thu, rủi
ro; đặc điểm của các hoạt động nghề thủy sản.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện được một số hoạch toán về kinh tế thủy sản có hiệu quả.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Năng lực tự chủ: chủ động tham gia tích cực trong việc thực hiện các bài
thực hành; có tinh thần cầu tiến trong công việc cũng như trong học tập.
+ Người học tuân thủ đúng nguyên tắc hoạt động kinh tế thủy sản.
Nội dung môn học

5


Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ THỦY SẢN
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này người học có khả năng:
Về kiến thức: Nêu được các khái niệm cơ bản trong kinh tế
Về kỹ năng: Vận dụng các khái niệm vào trong sản xuất kinh doanh.
Về thái độ: Nâng cao ý thức và phương pháp làm việc khoa học tự giác học
tập, làm chủ tri thức
1. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế
1.1. Sự khan hiếm của tài nguyên:
- Sự khan hiếm là khái niệm về sự giới hạn khả năng cung cấp về sản phẩm vật
chất hay dịch vụ. Trên trái đất, tài nguyên thường có hạn và không đủ tài nguyên
để sản xuất ra đủ sản phẩm thoả mãn nhu cầu dường như là vô hạn của con người.
o Nếu khơng khan hiếm, khơng có nhu cầu sử dụng tài nguyên
o Nếu không khan hiếm, tất cả tài nguyên đều được sử dụng tự do
- Sử dụng tài nguyên: Là việc sử dụng vật chất vào quá trình sản xuất. Cần lựa
chọn hình thức sử dụng “tốt nhất” các tài nguyên có hạn.
o Sử dụng “tốt nhất” phải phù hợp với mục đích sống của mỗi cá nhân
và của toàn xã hội
o Nguồn tài nguyên có hạn phải được phân phối cho các mục đích sử
dụng khác nhau
1.2. Sự lựa chọn

o Sự hạn chế và khan hiếm được hình thành do các nhu cầu, địi hỏi của
con người là không thể thoả mãn, do vậy cần phải có sự chọn lựa
o Nếu tất cả các hoạt động của con người là hồn hảo thì trước tiên tất
cả mọi người sẽ đáp ứng nhu cầu của chính bản thân họ
o Những vật chất và sản phẩm có địi hỏi cao sẽ được lựa trọn trước
o Việc lựa chọn là nội dung cơ bản của kinh tế
=>VD: Do khơng có thời gian cắt cỏ để ni cá trắm cỏ trong ao, tơi có thể ni
các đối tượng nuôi khác và sử dụng thức ăn công nghiệp
o Khi bạn khơng muốn làm một việc này, bạn có thể làm các công việc
khác thay thế
o Thời gian cũng là một tài nguyên có hạn nên phải lựa chọn các sử
dụng thời gian phù hợp cho các công việc khác nhau
o Trong cuộc sống, lựa chọn thường xảy ra nhất là việc sử dụng tài
chính
o Các nhà sản xuất thường đặt câu hỏi “Tôi nên đầu tư bao nhiêu, và tơi
có thể tiết kiệm bao nhiêu”
o Hoặc trong cuộc sống chúng ta thường đặt câu hỏi nên chi bao nhiêu
cho việc mua thực phẩm, quần áo, các hoạt động giải trí...
o Con người thường cho rằng, ta khơng thể mua một vài thứ này nếu
như ta vẫn còn mong muốn mua những thứ khác hơn.

6


=> Mục tiêu của kinh tế: Có thể nói mục tiêu của con người dường như là vô
hạn
o Cần phải quyết định hình thành hệ thống các ưu tiên về nhu cầu và
đòi hỏi cũng như ưu tiên phân phối tài nguyên nhằm đạt được các nhu
cầu đó
o Do vậy, kinh tế trở thành môn khoa học về việc đưa ra các lựa chọn


Tài nguyên
thiên nhiên

Sinh thái

Môi trường

Trang trại gia đình
Gia súc
Gia cầm
Thuỷ sản
Cây trồng
Trang thiết bị

Lao động
gia đình

Tiêu thụ sản phẩm
Đầu



đất

sản

C

Sản phẩm của hệ

thống sản xuất

B
A
Bán sản phẩm
Thị trường

Hình. Hệ thống sản xuất/hệ thống kinh tế
A - Các hoạt động ngoài trang trại
B - Lao động thuê
C

-

Mua

thuê

hoặc

7

xuất


1.3. Kinh tế thị trường
Một nền kinh tế được đặc trưng bởi một thị trường cạnh tranh trong đó giá
cả các loại sản phẩm được quyết định một cách độc lập bởi cung và cầu gọi là kinh
tế thị trường, nhiều khi được gọi là nền kinh tế cạnh tranh. Nền kinh tế cạnh tranh
được đặc trưng bởi:

- Khách hàng là thượng đế, khách hàng có quyền lợi tối cao. Tiềm lực kinh
tế của khách hàng quy định cầu và quy định mức độ sản xuất
- Sử dụng nguồn lợi hợp lý và có hiệu quả. Việc cạnh tranh sống còn sẽ
thúc đẩy các nhà sản xuất phải đưa ra các loại sản phẩm với giá cả phổ biến trên
thị trường.
- Đảm bảo chắc chắn khía cạnh tự do kinh tế, kinh tế thị trường đòi hỏi mức
độ tương đối cao về tính độc lập của mỗi đơn vị sản xuất cũng như mức độ lựa
chọn về kinh tế. Kinh tế thị trường khác với nền kinh tế kế hoạch (kinh tế tập
trung). Trong kinh tế thị trường, quyết định của các nhà sản xuất được xác định
dựa trên tài nguyên họ có, thị hiếu người sử dụng và giá cả trên thị trường.
1.4. Kinh tế kế hoạch (kinh tế tập trung)
Các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập kế hoạch quyết định sản xuất
các loại sản phẩm và phân phối cho người sử dụng. Giữa hai nền kinh tế tập trung
và kinh tế thị trường có rất nhiều hệ thống kinh tế khác, gọi là các hệ thống kinh tế
trong thời kỳ chuyển đổi
1.5. Các hệ thống kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi (kết hợp)
Một nền kinh tế kết hợp được thể hiện bởi các hoạt động kinh tế tự do của
các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, các quyết định sản xuất đôi khi được đưa ra từ các
cơ quan trung ương hoặc cấp trên. Trong các nền kinh tế kết hợp, các quyết định
về nhà xưởng, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng được quyết định và tiến
hành bởi trung ương. Chính phủ có thể đứng ra mua và trang bị tới trên 50% tổng
số tài sản của đơn vị sản xuất, đặc biệt đối với các ngành kinh tế lớn như khai thác
mỏ, cơ khí chế tạo. Điều đó thể hiện chính phủ vẫn duy trì một mức độ nào đó
quyền điều hành đối với các đơn vị sản xuất. Chính phủ, trong thời kỳ kinh tế
chuyển đổi thường khuyến khích phân phối đều thu nhập trong xã hội và cung cấp
khung pháp lý phù hợp với nền kinh tế tự do.
1.6. Chức năng của hệ thống kinh tế
1.6.1 Quyết định loại sản phẩm sản xuất: Liên quan đến việc đánh giá và
xác định nhu cầu, đòi hỏi của xã hội. Xác định được đâu là nhu cầu quan trọng
nhất, mức độ nào thì thoả mãn được các nhu cầu.

- Kinh tế phải đưa ra được các phương pháp xác định giá trị đối với mỗi
loại sản phẩm và dịch vụ mà nó có thể được chấp nhận bởi xã hội cũng như thể
hiện được nhu cầu của xã hội đối với mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà họ có thể
sản xuất.
- Giá trị của mỗi loại sản phẩm được định lượng bởi giá của nó trên thị
trường và được xác định bởi người mua.
8


- Sản phẩm càng được đòi hỏi nhiều, nhu cầu càng cao thì người mua càng
sẵn sàng bỏ tiền ta mua và mua với giá cao hơn. Trong khi đó, lượng cung của một
sản phẩm càng lớn thì giá sản phẩm đó càng thấp hơn.
- Điều này cho phép ta quyết định sản xuất một loại sản phẩm nào đó dựa
vào thị trường. Người tiêu thụ có thu nhập cao hơn thường ảnh hưởng đến cơ cấu
giá cả nhiều hơn so với những người có thu nhập thấp. Nhưng nhiều người có thu
nhập thấp trong xã hội (độ lớn của thị trường) cũng quyết định cơ cấu giá cả. Hay
nói cách khác, độ lớn của thị trường cũng quan trọng như là giá cả.
1.6.2. Quản lý sản xuất: Liên quan đến việc sử dụng tài nguyên cho các hoạt động
sản xuất
- Hệ thống giá cả trong nền kinh tế tự do quyết định việc tổ chức sản xuất
- Khái niệm hiệu suất thể hiện mối quan hệ giữa nguyên liệu sản xuất và
sản phẩm. Hiệu suất kinh tế được đánh giá trong quan hệ tiền tệ đó là lợi ích lớn
hơn và chi phí thấp hơn.
- Nguyên liệu (tài nguyên) được sử dụng theo chiều hướng đạt được hiệu
suất kinh tế tối đa
1.6.3. Phân phối sản phẩm: Việc phân phối sản phẩm được hình thành cùng với
việc quyết định sản xuất loại sản phẩm gì và tổ chức sản xuất như thế nào.
- Thu nhập của một đơn vị sản xuất phụ thuộc vào
o Lượng các nguyên liệu (tài nguyên) đưa vào sản xuất
o Giá nguyên liệu

o Giá trị lao động
- Phân phối thu nhập phụ thuộc vào phân phối quyền sử dụng các tài nguyên
trong nền kinh tế và mức độ sử dụng các tài nguyên này vào sản xuất để tạo
ra các sản phẩm phục vụ thị hiếu của người sử dụng ở mức giá cao nhất.
- Chênh lệch về thu nhập là do việc sử dụng không đồng đều và không phù
hợp các tài nguyên vào sản xuất.
- Việc sở hữu các tài sản, tài nguyên trong xã hội sẽ được điều chỉnh thơng
qua các chính sách thuế, trợ cấp, thay đổi về mặt thể chế, cải cách ruộng
đất...
1.6.4. Điều chỉnh ngắn hạn: Mọi hệ thống kinh tế phải có khả năng cung cấp và
điều chỉnh sản phẩm trong giai đoạn các dịch vụ cung cấp không thể thay đổi.
Ví dụ, sản phẩm thủy sản được sản xuất theo mùa vụ và nguồn sản phẩm chỉ có
trong một thời gian nhất định, do vậy trước tiên, sản phẩm phải được cung cấp
đều cho tất cả mọi đối tượng sử dụng. Sau đó, sản phẩm phải được rải đều qua
các giai đoạn thời gian đến lần thu hoạch tiếp theo.
1.6.5. Duy trì và tăng trưởng kinh tế: Mọi hệ thống kinh tế phải có khả năng
duy trì và mở rộng khả năng sản xuất.
- Duy trì - Giữ vững khả năng và nhịp độ sản xuất ở giai đoạn suy giảm giá
trị tư liệu sản xuất (thời kỳ khấu hao)
- Mở rộng - Tiếp tục tăng về loại sản phẩm và lượng tài sản quốc gia cùng
với việc phát triển công nghệ.

9


1.6.1. Thị hiếu
Một giả định quan trọng trong kinh tế đó là trong cuộc sống con người
thường đưa ra các quyết định đúng đắn
- Như vậy, trong việc lựa lựa chọn việc các sản phẩm, ta có thể nói sản
phẩm được lựa chọn luôn là sản phẩm thoả mãn nhất đối với người lựa chọn trong

điều kiện của họ
- Người nuôi cá thường gặp phải các vấn đề trong lựa chọn giữa mua các
loại thức ăn và hoá chất do tiềm lực kinh tế của họ bị hạn chế
- Các nhà quản lý có thể phải đưa ra các quyết định cho việc đầu tư vào
khai thác biển hay nuôi trồng thuỷ sản. Cũng tương tự như người dân, các nhà
quản lý cũng gặp phải khó khăn về tài chính, do vậy họ có thể quyết định vừa có
sản phẩm đánh bắt thông qua khai thác quy mô nhỏ vừa có sản phẩm NTTS thơng
qua ni NTTS ngọt quy mơ lớn.
Thông thường, việc đưa ra quyết định không chỉ trong việc lựa chọn giữa
hai hình thức mà trong vơ số khả năng khác nhau.

cong thay thế trong sản xuất
§-êng Đường
cong
thay thÕ trong s¶n xt



Vùng khơng thể sản xuất

A

Độ dốc của đường giới hạn sản xuất

A2

E2
E1

A1


Đường giới hạn sản xuất

Vùng có thể sản xuất

O

Tôm
B2

B1

B

Sơ đồ 1: Đường cong thay thế trong sản xuất

10


Sơ đồ 1 thể hiện hình thức lựa chọn hữu hiệu trong sản xuất nuôi thủy sản
với 2 sản phẩm được lựa chọn là tơm và cá. Ta có thể thấy trên sơ đồ gồm 2 vùng,
vùng có thể thực hiện được (bên dưới đường cong) và vùng không thể thực hiện
được (bên trên đường cong).
- Nếu toàn bộ nguồn lực sử dụng để ni cá, ta có lượng OA sản phẩm
được tạo ra
- Ngược lại, nếu toàn bộ nguồn lực đầu tư cho ni tơm, ta có lượng OB
sản phẩm tạo ra
- Nếu các nguồn lực được sử dụng để sản xuất cả 2 sản phẩm trên, ở các
mức đầu tư khác nhau ta có các lượng sản phẩm từ mỗi hoạt động khác nhau
Đường cong có chiều hướng đi xuống thể hiện rằng: trong giới hạn của một

đơn vị đầu tư, việc đầu tư tăng sản lượng của một loại sản phẩm sẽ làm giảm sản
lượng của sản phẩm thay thế. Hay nói cách khác, đường cong phản ánh giá trị của
một loại sản phẩm trong sản phẩm khác. Đây chính là giá trị cơ hội hoặc giá trị
của một cơ hội đã bị bỏ qua thay thế bằng một cơ hội mới.
1.6.2. Phân loại kinh tế
Trong nghiên cứu kinh tế, người ta thường chia ra làm hai loại kinh tế chính, đó là
1.6.2.1. Kinh tế vi mơ: Nghiên cứu về các đơn vị kinh tế cụ thể trong ngành kinh
tế nói chung
- Kinh tế vi mơ tập trung vào 1 đơn vị kinh tế hoặc tập hợp của các đơn vị
khác nhau trong nền kinh tế
- Liên quan đến việc nghiên cứu về các đơn vị sản xuất, ví dụ các đơn vị
ni thuỷ sản, và mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất với nhau, quan hệ đến
ngành thuỷ sản và ngành kinh tế nói chung
1.6.2.2. Kinh tế vĩ mơ: Quan tâm đến tồn ngành kinh tế, nghiên cứu các chức
năng của hệ thống kinh tế nhằm phù hợp với các vấn đề về lạm phát, đình trệ hay
thất nghiệp ở mức độ quốc gia hoặc ở mức ngành kinh tế như nông nghiệp, thuỷ
sản....
1.6.3. Các hệ thống kinh tế
Các hệ thống kinh tế được hình thành dựa trên các hình thức sử dụng tài
nguyên. Các hệ thống kinh tế khơng hồn tồn phụ thuộc hoặc cần thiết phải liên
quan đến hệ thống chính trị. Hơn nưa, tất cả các hệ thống kinh tế đều phải đưa ra
các quyết định về:
- Loại sản phẩm và dịch vụ nào được sản xuất
- Ai sẽ liên quan đến q trình sản xuất
- Để có các loại sản phẩm và dịch vụ đó cần sử dụng những tài nguyên nào
- Các sản phẩm làm ra được phân phối như thế nào
- Các sản phẩm và dịch vụ đó phục vụ ai.

11



Một hệ thống kinh tế sẽ được đánh giá thông qua việc liệu hệ thống đó có
mang lại hiệu quả cao nhất trong giới hạn tài nguyên và công nghệ cho phép. Hay
nói cách, việc sản xuất ra các loại sản phẩm phải đảm bảo có lợi và tối đa hố
phúc lợi xã hội và lợi ích cộng đồng.
2. Các khái niệm cơ bản trong quản lý.
2. 1. Khái niệm
Quản trị là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý để tổ
chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sẩn xuất nhằm đạt được những
mục tiêu đã định.
Mục đích của quản trị doanh nghiệp là làm cho mọi người lao động hoạt
động thống nhất theo môt mục tiêu chung, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh
đạt kết quả trên cơ sở sử dụng, phối hợp có hiệu quả các hoạt động của con người
với các yếu tố vật chất kỹ thuật trong q trình lao động.
2.2. Vai trị của quản trị doanh nghiệp
Quản trị là sự cần thiết khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp nó có
vai trị quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Nhằm điều hòa phối hợp hoạt động của tập thể trong quá trình lao động để
đạt mục tiêu chung.
- Thực hiện sự kết hợp hài hịa lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội
- Tạo nên sự ổn định, tính tổ chức và kỷ luật cao trong hệ thống.
2.3. Các chức năng quản lý trong doanh nghiệp
- Chức năng kế hoạch: Nhằm đề ra mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, các biện pháp thực hiện mục tiêu đó trên cơ sở hoạt động nhịp nhàng, cân
đối giữa các bộ phận của doanh nghiệp.
- Chức năng tổ chức: Đó là sự kết hợp các bộ phận riêng lẻ trong doanh
nghiệp. Các yếu tố sản xuất với nhau thành một hệ thống, đồng thời làm cho hoạt
động của mọi người trong doanh nghiệp ăn khớp với nhau theo đúng kế hoạch đã
đề ra. Mục tiêu là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho công tác quản trị.
- Chức năng chỉ huy: Chỉ huy là chức năng cơ bản của nhà quản trị, hiểu

được yếu tố con người trong doanh nghiệp.
- Chức năng kiểm tra: Xem xét toàn bộ diễn biến của quá trình sản xuất,
đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu kế hoach, phát hiện kịp thời, tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục các sai sót, lệch lạc.
- Chức năng hạch tốn: Phân tích và tổng hợp các quá trình sản xuất, kinh
doanh và các yếu tố của q trình đó theo chỉ tiêu kinh tế.

12


Các hoạt động quản trị thường xuyên diễn ra trên mọi mặt hoạt động của
trang trại và tác động tới tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì
vậy nó rất phong phú và phức tạp.
2.3.1 .Chức năng hoạch định
Đây là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị trang trại. Hoạch định là
quá trình xác định những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp tốt nhất để thực hiện
những mục tiêu và nhiệm vụ đó Dự đốn và kế hoạch hố là những nghiệp vụ
phản ánh chức năng hoạch định của các nhà quản trị khi xác định chiến lược sản
xuất kinh doanh. Xây dựng các kế hoạch, các chiến lược kinh doanh phải dựa trên
cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh của trang trại, đồng thời sử dụng các kiến
thức của khoa học dự báo để tính tốn, lựa chọn.
2.3.2 Chức năng tổ chức phối hợp và điều khiển
Sau hoạch định là một quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh để đạt được mục tiêu của trang trại. Quá trình này cần có sự kết hợp các
nguồn lực và các yếu tố kinh doanh. Để thực hiện kết hợp này, cần phải tổ chức,
phối hợp và điền khiển chúng thông qua một loạt các hoạt động như: xác định
khối lượng các

13



cơng việc cần hồn thành theo một mục tiêu kinh doanh nào đó; xác định
trách nhiệm, sự liên quan và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố và người lao
động trong trang trại; phân công và điều khiển các cơng việc. Trong số hàng loạt
những cơng việc đó điều khiển là công việc diễn ra hàng ngày của các nhà quản trị.
Điều khiển là các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, động viên, thúc đầy những người
dưới quyền làm việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao. Muốn thực
hiện công việc điều khiên, các nhà quản trị phải thường xuyên ra các quyết định.
Vì vậy việc lựa chọn quyết định đúng có ý nghĩa rất quan trọng.
2.3.3 Chức năng kiểm tra giám sát
Kiểm tra là một chức năng cơ bản của quản trị trang trại nhằm mục đích
xác định thực chất các cơng việc đã được thực hiện theo mục tiêu đã định. Trên cơ
sở kiểm tra để biết mức độ các công việc đã được thực hiện, phát hiện những lệch
lạc về mục tiêu hay những trục trặc trong việc thực hiện các cơng việc.... để có sự
chấn chỉnh kịp thời. Để làm tốt chức năng kiểm tra, phương pháp kiểm tra phải
phù hợp với từng loại công việc là các đối tượng thực hiện công việc. Kiểm tra
qua giấy tờ sổ sách là một biện pháp quan trọng, nhưng kiểm tra một cách sâu sát
tại hiện trường cơ sở là biện pháp cần thiết và quan trọng hơn.
2.3.4 Chức năng điều chỉnh và thúc đẩy:
Hoạt động kinh doanh và công tác quản trị chịu sự chi phối của rất nhiều
yếu tố. Việc định hướng và xác lập sự cân đối trong kết hợp các yếu tố chỉ là
tương đối. Vì vậy, điều chỉnh những bất hợp lý do sự tác động của các nhân tố chủ
quan và khách quan là công việc thường xun và cần thiết. Nó hồn tồn khác
với nhận thức trước đây trong nền kinh tế "kế hoạch tập trung cho rằng kế hoạch
đã được phê duyệt cần phải nghiêm chỉnh thực hiện, không được thay đổi".
Để điều chỉnh kịp thời, đúng các nội dung cần điều chỉnh và mức độ cần
điều chỉnh cần phải thường xuyên kiểm tra phát hiện các bất hợp lý, tìm ra các
nguyên nhân của nó, xác định đúng mức độ và đề ra các biện pháp thực hiện theo
các nội dung đã điều chỉnh.
Ngồi điều chỉnh quản trị cịn có chức năng thúc đẩy các hoạt động kinh

doanh và cả quản trị hoạt động kinh doanh. Thúc đẩy có nghĩa là đơn đốc, là tạo
điều kiện để hoạt động kinh doanh diễn ra đúng nội dung, đúng tiến độ và bảo đảm
chất lượng. Các nhà quản trị có thể dùng các phương pháp hành chính tổ chức,
phương pháp giáo dục và các phương pháp kinh tế để thực hiện chức năng thúc
đẩy .
2.4. Các phương pháp quản trị
Phương pháp quản trị sản xuất kinh doanh là các cách thức tác động có
hướng đích của chủ thể quản trị tới khách thể kinh doanh để đạt mục tiêu đề ra
trong những điều kiện kinh doanh nhất định. Một số phương pháp quản trị có thể
áp dụng cho trang trại bao gồm:
2.4.1 Phương pháp hành chính tổ chức:

14


Đây là các phương pháp tác động trực tiếp đến cơ chế tổ chức của hệ thống
(bộ máy) quản trị và kỷ luật của các trang trại.
Về thực chất, đó là các tác động trực tiếp của bộ máy quản trị trang trại đến
tập thể người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát (bằng lời hay
bằng văn bản) có tính bắt buộc. Nó bắt buộc người lao động phải thực hiện, khơng
có sự lựa chọn, nếu vi phạm sẽ bị xử lý.
Phương pháp hành chính - tổ chức có vai trị hết sức to lớn. Nó xác lập trật
tự, kỹ cương lao động, khâu nối hoạt động giữa các bộ phận có liên quan, giữ
được bí mật, ý đồ kinh doanh, giải quyết các vấn đề kịp thời và nhanh chóng.
Tuy nhiên, các phương pháp hành chính - tổ chức chỉ phát huy tác dụng khi
các quyết định quản trị dựa trên cơ sở các yêu cầu khách quan của các hoạt động
kinh doanh, tuyệt đối không dựa vào ý muốn chủ quan không căn cứ của chủ thể
quản trị. Mặt khác, nó cịn địi hỏi chủ trang trại quyết định dứt khốt, rõ ràng, dễ
hiểu, có địa chỉ người thực hiện và không để người tiếp nhận hiểu sai lệch ý đồ
của quyết định quản trị.

2.4.2. Các phương pháp kinh tế
Các phương pháp kinh tế là những cách thức tác động chủ thể quản trị đến
đối tượng quản trị và các khách thể kinh doanh một cách gián tiếp thơng qua có lợi
ích kinh tế.
Thực chất của phương pháp kinh tế là các chủ thể quản trị gián tiếp tác
động đến đối tượng quản trị bằng các biện pháp kinh tế, để các đối tượng quản trị
tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
Cơ sở của nguyên tắc này là: sự thống nhất về lợi ích sẽ dẫn đến thống nhất
về mục đích và hành động. Lợi ích là một trong các động lực cơ bản trong mọi
hoạt động của con người, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh nơng nghiệp.
Vì thế, các phương pháp kinh tế đã tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của đối
tượng quản trị. Nó là phương pháp quản trị tốt nhất để thực hành tiết kiệm, làm
cho người lao động hăng hái sản xuất, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Các phương pháp kinh tế có vai trị rất quan trọng trong quản trị sản xuất
kinh doanh. Nhưng nhà quản trị phải xác định được lúc nào cần sử dụng các
phương pháp kinh tế, mức độ khuyến khích bao nhiêu mới tạo được hiệu quá tối
ưu. Các biện pháp kinh tế có thể ví như con dao hai lưỡi nếu sử dụng tốt rất có
hiệu quả, nếu sử dụng khơng tốt sẽ có hại. Đây là những điều cần lưu ý tránh lạm
dụng phương pháp kinh tế trong quản trị sản xuất kinh doanh.
2.4.3. Phương pháp giáo dục
Các phương pháp giáo dục là cách thức tác động của chủ thể quản trị đến
nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình
lao động của họ.
Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa lớn trong quản trị sản xuất kinh
doanh. Bởi vì, dựa trên cơ sở vận dụng cụ quy luật tâm lí, chủ thể quản trị làm cho
người lao động phân biệt rõ lợi - hại, đúng - sai... để nâng cao tính tự giác làm việc,
15



gắn bó với trang trại, hơn nữa các phương pháp giáo dục góp phần đắc lực trong
trang bị các tri thức về xã hội, về lựa học kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn cho
người lao động. Đây là vấn đề hết sức cần thiết đối với các trang trại, vì do đặc
điểm lịch sử, chất lượng nguồn lao động nông nghiệp thường thấp kém so với các
ngành khác Hoạt động sản xuất nơng nghiệp địi hỏi sự chăm sóc nghiêm ngặt, tự
giác của người lao động đối với cây trồng, gia súc. Trong nhiều trường hợp, mệnh
lệnh hành chính có khi khơng mang lại kết quả mong muốn, các phương pháp kinh
tế không phát huy tác dụng phương pháp giáo dục lại trở nên hữu hiệu.
Mỗi phương pháp quản trị có một cách thức tác động khác nhau và tác
động đến những mặt khác nhau. Vì vậy, vận dụng tổng hợp các phương pháp trong
quản trị sản xuất kinh doanh nói chung. trong các trang trại nói riêng là cần thiết.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định. phương pháp này được nhấn mạnh
hơn phương pháp khác, nhưng sự nhấn mạnh đó cũng chỉ là nhất thời. Cần năng
động và hết sức mềm dẻo khi sử dụng các phương pháp tác động đến con người
trong quản trị sản xuất kinh doanh.

3. Vốn doanh nghiệp.
Vốn bao gồm: Tiền mặt, số dư tài khoản séc hay số dư tiền gởi, củng như là
quỹ luân chuyển khác.
Tiền đầu tư vào vật nuôi, cây lâu năm, máy móc nhà xưỡng, đất đai và
những tài sản có thể mua bán.
Nguồn gốc của vốn gồm có:
Vốn tự có, hay của chủ sở hữu: Là vốn chênh lệch giữa tổng tài sản và
tổng nợ của đơn vị.
Vốn tự có từ bên ngồi: Một hay nhiều nhà đầu tư bên ngồi góp vốn
cùng với doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng theo tỉ lệ ăn chia.
Thuê tài sản: Có những lợi thế riêng so với tài sản được sở hữu, bất ổn do
tài sản thuộc sỡ hữu của người khác.
Ký kết hợp đồng với các nhà dịch vụ trong nông lâm ngư: Các chủ doanh
nghiệp mức lời được hưởng thấp hơn so với các doanh nghiệp. Chịu sử quản

lý của chủ sở hữu
Tín dụng: năng lực hay khả năng vay mượn tiền. Nó đóng vai trị quan
trọng trong việc đáp ứng và sử dụng vốn, thường đứng sau vốn tự có.
4. Ý nghĩa tiền tệ của thời gian
-

Giá trị tương lai (FV)
Giá trị hiện tại (PV)
Lãi suất (i) = CPhi cơ hội của vốn
Khoản thanh toán (PMT)
Thời đoạn (n)
Chuỗi kim niên
16


17


Chương 2: HẠCH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
Về kiến thức:
- Trình bày được cách tính chi phí, thu nhập, lợi nhuận và hoạch định
trong sản xuất kinh doanh.
Về kỹ năng:
- Tính được khấu hao tài sản cố định và hạch toán lời lỗ trong sản xuất
kinh doanh.
- Vận dụng được vào hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp.
Về thái độ:

- Tuân thủ đúng nguyên tắc tính toán trong thu, chi của doanh nghiệp
- Nhận thức được vai trò của việc lập kế hoạch sản xuất quan trọng cho
doanh nghiệp.
- Nâng cao ý thức, rèn luyện bbanr thân và phương pháp làm việc với vai
trò là một nhà quản lý
1. Chi phí của doanh nghiệp
1.1 Chi phí cố định: chi phí bằng tiền và chi phí khơng bằng tiền.
- Chi phí cố định
Chi phí cố định gồm nhiều khoản: chi phí bằng tiền và chi phí khơng bằng
tiền
- Tài sản cố định thỏa mãn 4 điều kiện sau:
+ Có thể sinh lời trong tương lai
+ Có thể xác định được nguyên giá
+ Giá trị lớn (5tr đồng trở lên)
+ Thời hạn sử dụng dài hơn một năm.
- Chi phí biến đổi
Tính trực tiếp cho từng đợt hay từng chu kỳ sản xuất nhất định của đơn vị
hay doanh nghiệp
- Khái niệm về chi phí bình qn

18


Bài 1: Tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính
Tài sản cố định với giá mua ban đầu 1400 USD, giá trị thải hồi là 100 USD
và thời gian sử dụng 10 năm, mức khấu hao là 30%
Bài 2: Tính khấu hao tài sản cố đinh theo phương pháp cân bằng giảm
Bảng 3.2: mức khấu hao tính theo phương pháp cân bằng giảm (D.B) (Shang &
ctv,1990)
Năm khấu

hao
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Giá trị
đầu năm
1400
980
686
480
336
235
164
115
81
57

Khấu hao (tỷ lệ khấu hao R=30%)
Cách tính
Khấu hao/năm
1400*0.3
420

980*0.3
294
686*0.3
206
480*0.3
144
336*0.3
101
235*0.3
71
164*0.3
49
115*0.3
35
81*0.3
24
57*0.3
17

Giá trị cịn lại ( cuối năm)
Cách tính
Cịn lại
1400-420
980
980-294
686
686-206
480
480-144
336

336-101
235
235-71
164
164-49
115
115-35
80
81-24
57
57-17
40

Bài 3: Tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tồng số năm
Bảng 3.3:mức khấu hao tính theo phương pháp tổng số năm.
Năm
khấu hao
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Giá trị
đầu năm

1400
1164
951
762
596
454
336
242
171
124

Mức khấu hao hàng năm
Cách tính
Khấu hao
(1400-100)*10/55
236
(1400-100)*9/55
213
(1400-100)*8/55
189
(1400-100)*7/55
165
(1400-100)*6/55
142
(1400-100)*5/55
118
(1400-100)*4/55
95
(1400-100)*3/55
71

(1400-100)*2/55
47
(1400-100)*1/55
24

Giá trị cịn lại(cuối năm)
Cách tính
Cịn lại
1400-236
1164
1164-213
951
951-189
762
762-165
596
596-142
454
455-118
336
336-95
242
242-71
171
171-47
124
124-24
100

1.2 Chi phí biến đổi(hay biến phí):

2. Ứng dụng chi phí - thu nhập – lợi nhuận trong hoạch định SXKD
Bài tập 1: Tính thu nhập của 1 vụ sản xuất tơm sú

19


Bảng 3. Dự tốn và phân tích tài chính ni tơm sú
Các khoản mục

Chi phí
Thời gian sử
(USD)
dụng (năm)
10732
20
3967
10
2000
20
16699
217
3
125
10
75
10
875
7
375
10

87
10
20
10
250
10
150
10
1250
10
187
5
3611

Ao ni
ống PVC
Cống cấp thốt nước
1. Tổng giá trị cơng trình
Chài, lưới
Bể chứa
Bơm nước xách tay
Xe đẩy
Máy bơm nước lớn
Máy đo oxy
Máy đo Ph
Máy chế biến thức ăn
Tủ đá
Phương tiện chuyên chở khác
Dụng cụ khác
2. Tổng giá trị máy móc, thiết bị

3. Tổng chi phí khấu hao/năm
Giống
Thức ăn
Cơng th mướn
Điện
Nhiên liệu
Chi phí lặt vặt khác
4. Tổng biến phí
5. Tổng chi phí
Sản lượng thu hoạch (kg)
Đơn giá bán (USD)
6. Tổng thu nhập
7. Lợi nhuận

Khấu hao
536,6
396,7
100
1033,3
72,3
12,5
7,5
125
37,5
8,7
2
25
15
125
37,4

467,9
1501,2

1300
2225
2737
400
202
900
7764
9265,2
2267
8,8
19949,6
10684,4

3. Lợi nhuận và hiệu quả của doanh nghiệp
- Mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập đóng vai trò sống còn đối với hoat
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tăng lợi nhuận là mục
đích cơ bản của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh.
Bài tập ứng dụng
Một trang trại nuôi trồng thủy sản với diện tích 50 ha, trong đó
diện tích thực ni là 30 ha, thực hiện nuôi 1 vụ/năm. Thời tiết tốt – trung
bình – xấu tương ứng với các xác suất (pt) 0,2; 0,5 và 0;3. Giả sử tương ứng
(y) là 4 tấn/ha/vụ; 3 tấn/ha/vụ và 2 tấn/ha/vụ. Khi thu hoạch sản phẩm có thể
20


xảy ra một trong 3 khả năng của thị trường sản phẩm, đó là giá cao (150
triệu đồng/tấn), giá trung bình (120 triệu đồng/tấn) và giá thấp (90 triệu

đồng/tấn) với xác suất dự tính (pp) là 0,3; 0,6; và 0,1
Tích của xác suất về thời tiết và xác suất về giá được ký hiệu là CP
(CPn = pt.pp). Tổng chi phí bình qn/ha/năm khơng thay đổi (TC = 240
tr.đ/ha/năm). Tính tổng thu nhập và giá trị kinh tế kỳ vọng EMV.
Trả lời:
* Thời tiết tốt:
- TR1 = CP1*Y1*P1 = 0,2*0,3*4*150 = 36 triệu đồng
- TR2 = CP2*Y1*P2 = 0,5*0,3*4*120 = 72 triệu đồng
- TR3 = CP3*Y1*P3 = 0,3*0,3*4*90 = 32 triệu đồng
* Thời tiết bình thường:
- TR4 = CP4*Y2*P1 = 0,2*0,6*3*150 = 54 triệu đồng
- TR5 = CP5*Y2*P2 = 0,5*0,6*3*120 = 108 triệu đồng
- TR6 = CP6*Y2*P3 = 0,3*0,6*3*90 = 48 triệu đồng
* Thời tiết xấu:
- TR7 = CP7*Y3*P1 = 0,2*0,1*2*150 = 6 triệu đồng
- TR8 = CP8*Y3*P2 = 0,5*0,1*2*120 = 12 triệu đồng
- TR9 = CP9*Y3*P3 = 0,3*0,1*2*90 = 5,4 triệu đồng
Tổng thu nhập = 36 + 72 + 32 + 54 +108 + 48 + 6 +12 + 5,4 = 373,4 triệu
đồng
EMV = 373,4 – 240 = 133,4 triệu đồng/ha/năm
Các nguyên tắc kinh tế cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận
(1) Nguyên tắc chung: MR = MC thu nhập tăng thêm từ 1 sản phẩm bằng
CP để làm ra nó
(2) Nguyên tắc sử dụng một loại đầu vào: MVP = MIC thu nhập tăng
thêm do tăng 1 đơn vị đầu vào bằng với CP để làm ra SP tăng thêm đó.
(3) Nguyên tắc kết hợp nhiều loại đầu vào: ∆X1.Px1 = ∆X2. Px2 đạt chi
phí thấp nhất
(4) Nguyên tắc kết hợp nhiều đầu ra (sản phẩm): ∆Q1. Pq1 = ∆Q2. Pq2 sự
kết hợp các đối tượng nuôi đạt lợi nhuận cao nhất.
4. Mối quan hệ đầu vào – đầu ra của doanh nghiệp

Giả sử một công ty nào đó đến đặt cho doanh nghiệp thực hiện 1
Thường vụ gồm 17 tủ dứng tương tự nhu trên, nhưng phức tạp hơn. Tính ra
21


để làm 1 tủ phải mất 146 giờ công. Vậy, doanh nghiệp có thể tính ngay lãi
thơ của thường vụ trên là: 2.600 x 146 x 17 = 6.454.200 (d).
Nếu khách hàng chấp nhận mức lãi thô thuong vụ gồm 17 tủ dứng ở
mức cao nhất mà doanh nghiệp dua ra là: 34.748.000d thì doanh nghiệp có
mức lãi lớn (mức lãi thô dạt hon dự kiến).
Nếu khách hàng không chấp nhận mức giá trên, mà thuong luợng trả
ở mức giá thấp hon 34.748.000d, doanh nghiệp có thể chấp nhận, nhung nếu
thấp hon 28.791.200d thì khơng duợc vì khơng dạt mức lãi thô dự kiến.
Vậy, giá thuong luợng của doanh nghiệp trong khoảng từ 28.791.200d
dến 34.748.000d.
Chú ý khi tính giá don hàng:
+ Phải tách riêng lãi từ vật chất (20%) và lãi từ giờ công (100%). Tuỳ
diều kiện mà lấy ở các phần khác nhau, tuỳ ngành nghề và trình dộ thợ khác
nhau mà lấy lãi công ở hệ số khác nhau
+ Thu nhập khác nhau giữa các doanh nghiệp không phải hồn tồn từ
giá giờ cơng, mà quan trọng là tổng giờ cơng thực hiện. Nhu ví dụ trên, nếu
hợp dồng khác ký 200 giờ cơng, doanh nghiệp sẽ có lãi gấp dôi.
Mức lãi thô = Doanh thu – Chi phí trực tiếp
ở phuong thức này, kế hoạch của doanh nghiệp không lấy chỉ tiêu
doanh thu nữa mà lấy chỉ tiêu mức lãi thô.
Giả sử, doanh nghiệp dặt kế hoạch lãi thô một nam là 220 don vị tiền
tệ, mức lãi thô này sau khi dã bù dắp các chi phí chung sẽ là lợi nhuận của
doanh nghiệp. Thơng thuờng, chi phí chung dã xác dịnh cho một thời kỳ
(1 nam) nên kế hoạch lãi thô dã hàm chứa trong nó kế hoạch lợi nhuận.
Với giả sử trên, doanh nghiệp làm việc 1 nam 220 ngày, có nghia là

mỗi ngày doanh nghiệp phải tạo ra duợc 1 don vị lãi thơ dể dảm bảo hồn
thành kế hoạch.
22


Nhu vậy, một don hàng khách dua dến, nếu nhẩm tính dịnh mức thời
gian hết 7 ngày thì nguời nhận hợp dồng dã có thể nhẩm tính rằng don hàng
phải tạo ra duợc 7 don vị tiền tệ lãi thô.
Nếu chi phí trực tiếp tính ngay duợc hết 10 don vị thì giá don hàng có
thể xác dịnh duợc ngay là 7 + 10 = 17 don vị tiền tệ.
Tuy nhiên, dây chỉ là mức giá mà theo dó doanh nghiệp sẽ thực hiện
duợc kế hoạch lãi thô một nam theo bình quân.
5. Các nguyên tắc kinh tế cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận
- Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mỗi đơn vị hay một cơ sở hoặc một cá
nhân tham gia sản xuất kinh doanh
* Nguyên tắc chung kết hợp đầu vào và đầu ra để tối đa hóa lợi nhuận
+ MR > MC
+ MR = MC
+ MR < MC
* Nguyên tắc sử dụng một loại đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận
+ MVP > MIC
+ MVP = MIC
+ MYP < MIC
* Nguyên tắc kết hợp nhiều loại đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận
6. Ứng dụng chi phí – thu nhập – lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh
Bài. Dự toán và phân tích tài chính 1 ha ni tơm
CHI PHÍ
CÁC KHOẢN MỤC
(USD)
-AAo ni

Ống PVC
Cống cấp thốt nước
Khu ương trữ sản phẩm
1. Tổng giá trị cơng trình
Chài, lưới.
Bể chứa.
Bơm nước xách tay.
Xe đẩy.
Máy bơm nước lớn.

-B10732,5
3967,5
2000,0
250,0
16950,0
217,5
125,0
75,0
875,0
375,0
23

TH. GIAN
KHẤU HAO
SỬ DỤNG
HÀNG NĂM
(Năm)
-C-D20
536,5
10

396,8
20
100,0
15
16,7
1050,0
3
72,5
10
12.5
10
7,5
7
125,0
10
37,5


Máy đo oxy.
Máy đo pH.
Máy chế biến thức ăn & tủ đá.
Phương tiện chuyên chở khác.
Dụng cụ khác.
2. Tổng giá trị máy móc, thiết bị.
3. Tổng chi phí khấu hao/ năm
BIẾN PHÍ
Giống ($0,008/PL)
Thức ăn ($0,28/kg)
Cơng th mướn ($5/h)
Điện

Nhiên liệu
Chi phí lặt vặt khác
Tổng chi phí (TVC)
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH
Tiền cơng vận hành ($ 6,85/h)
Th đất
Cơng bảo trì cơng trình xây dựng
Lãi xuất tiền vay dài hạn
Khấu hao hàng năm
Thuế khác
Bảo hiểm
Tổng chi phí cố định (TFC)
A. TỔNG CHI PHÍ (TFC+TVC)
Sản lượng tôm thu hoạch, Q (kg)
Đơn giá bán, P (USD/kg)
B. TỔNG THU NHẬP, TR(USD)
Năng suất tôm Q/S (kg/ha)
Năng suất lao động vận hành (kg/
giờ quản lí)
Sức sản xuất của vốn (Q/TC)
Sức sản xuất của thức ăn (Q/Số
lượng thức ăn)
Chi phí sản xuất 1kg tơm TC/Q
(USD/kg)
Chi phí lao động/kg tơm (USD/kg)
Thời gian lao động/kg tôm (h/kg)

87,5
20,0
375,0

1250,0
187,5
3587,5

10
10
10
10
5

1300,0
2222,5
2737,5
412,5
202,5
932,5
7807,5

162500 PL
7937,5 Kg
547,5 giờ

2500,0
1950,0
715,0
1312,5
1519,1
100,0
580,0
8676,6

16484,1
2267,5
8,82
20000,0
2267,5
6,26

362,5 giờ

0,14
0,29
7,27
1,20
0,24
3515,9

C. LỢI NHUẬN (USD),
LN=TR – TC
Tỷ suất lợi nhuận = (TR-TC)/TC %
Thời gian thu hồi vốn (năm)
T = {(1) + (2)} / (3 + C)
Giá hoàn vốn = TC/Q (USD/kg)
Sản lượng hoàn vốn = TC/P (kg)

21,3
4,08
7,27
1868,9
24


8,8
2,0
37,5
125,0
37,5
465,8
1515,8


Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
Về kiến thức:
- Trình bày một số vấn đề cơ bản về thị trường, lý thuyết cung cầu.
Về kỹ năng:
- Tiên đốn tình hình cung cầu và giá trị sản phẩm
- Vận dụng mua giá nguyên liệu cũng như định giá sản phẩm vào thị
trường thủy sản hiện nay, nuôi trồng, chế biến, thu mua, sản xuất giống,
xuất khẩu.
Về thái độ:
- Tuân thủ các quy định trong thu mua nguyên liệu và định giá phù hợp
thị trường trong và ngoài nước
- Nâng cao ý thức quản lý và phương pháp làm việc khoa học tự giác học
tập, rèn luyện làm chủ và vận dụng tri thức.
1. Các nền kinh tế, các câu hỏi cơ bản và hướng giải quyết
- Các nền kinh tế trong lịch sử
+ Nền kinh tế cổ truyền
+ Nền kinh tế kế hoạch
+ Nền kinh tế thị trường
+ Nền kinh tế pha trộn

- Các ngành kinh tế trong một đơn vị sản xuất kinh doanh
+ Ngành sản xuất chính
+ Ngành sản xuất bổ sung
+ Ngành sản xuất phụ
2. Khái niệm về thị trường và marketing
- Định nghĩa
* Thị trường là nơi người mua và người bán đến với nhau để trao đổi mua
bán
* Thị trường là tổng hòa các các mối trao đổi hàng hóa giữa người mua và
người bán thơng qua quan hệ hàng hóa – tiền tệ
Phân loại thị trường
25


×