Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ giảm bạch cầu hạt trung tính tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng và Bệnh viện Nhi Trung Ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.84 KB, 7 trang )

Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở TRẺ
GIẢM BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM
HẢI PHÒNG VÀ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Vũ Văn Quang1, Trần Thị Thắm1
TÓM TẮT

37

Đặt vấn đề: Bạch cầu hạt trung tính
(BCHTT) có vai trị quan trọng trong hệ thống
miễn dịch bảo vệ cơ thể và các phản ứng viêm
cấp tính. Khi số lượng BCHTT giảm thấp làm
tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Một số đặc điểm
lâm sàng và xét nghiệm của các trẻ giảm BCHTT
ở tuyến tỉnh có thể khác tuyến Trung ương. Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là
nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên
cứu bao gồm 416 trẻ tại Bệnh viện Trẻ em Hải
Phòng (BVTE) Hải Phòng và 1430 trẻ tại Bệnh
viện Nhi Trung ương. Kết quả: Nhóm ở BVTE
Hải Phịng: tỉ lệ mắc, 0,8%; trẻ dưới 12 tháng,
44%; mức độ giảm BCHTT nặng và rất nặng,
15,5%; nhóm nguyên nhân tiên phát, 0,2%; nhóm
nguyên nhân thứ phát, 97,8%; nguyên nhân
nhiễm trùng, 93,6%. Nhóm Bệnh viện Nhi Trung
ương: tỉ lệ mắc, 4,1%; trẻ dưới 12 tháng, 36%;
mức độ giảm nặng và rất nặng, 17,8%; nhóm
nguyên nhân tiên phát, 0,5%; nhóm nguyên nhân
thứ phát, 90,7%; nguyên nhân nhiễm trùng,


83,1%; bệnh máu, tự miễn, hoá chất, 14,9%. Kết
luận: Tỉ lệ mắc, mức độ giảm nặng và rất nặng,
nguyên nhân tiên phát, và nhóm nguyên nhân do
bệnh về máu, bệnh tự miễn và hoá chất tại Bệnh
viện Nhi Trung ương cao hơn rõ rệt so với ở
Trường đại học Y Dược Hải Phịng
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Văn Quang
Email:
Ngày nhận bài: 09.02.2022
Ngày phản biện khoa học: 02.03.2022
Ngày duyệt bài: 15.6.2022
1

250

BVTE Hải Phòng. Ngược lại, bệnh nhân giảm
BCHTT tại BVTE Hải Phịng chủ yếu là nhóm
ngun nhân thứ phát, đứng đầu là nhiễm trùng.
Từ khoá: giảm bạch cầu hạt trung tính, giảm
bạch cầu hạt trung tính di truyền

SUMMARY
CLINICAL AND SUBCLINICAL
FEATURES IN CHILDREN WITH
NEUTROPENIA AT HAI PHONG
CHILDREN'S HOSPITAL AND
NATIONAL CHILDREN'S HOSPITAL
Introduction: Neutrophils play an important
role in the body's protective immune system and
acute inflammatory responses. When the number

of neutrophils is low, the risk of infection
increases. Some clinical and laboratory
characteristics of children with neutropenia at the
provincial level may be different from those at
the central level. Materials and Methods: This
is a cross-sectional study. The study subjects
included 416 patients at Haiphong Children's
Hospital and 1430 patients at the National
Children's Hospital. Results: In Haiphong
Children's Hospital: incidence, 0.8%; patients
under 12 months old, 44%; severe and very
severe neutropenia, 15.5%; group of primary
causes, 0.2%; group of secondary causes, 97.8%;
infectious causes, 93.6%. In National Children's
Hospital: incidence rate, 4.1%; patients under 12
months, 36%; severe and very severe reduction,
17.8%; group of primary causes, 0.5%; group of
secondary causes, 90.7%; infectious causes,
83.1%; blood diseases, autoimmune and


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

chemical, 14.9%. Conclusions: The incidence,
severity and high severity, primary cause, and
group of causes due to blood diseases,
autoimmune diseases, and chemicals were
significantly higher at the National Children's
Hospital than at Haiphong Children's Hospital. In
contrast, neutropenia patients at Haiphong

Children's Hospital were mainly secondary
causes, led by infections.
Key
word:
neutropenia,
hereditary
neutropenia.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch cầu hạt trung tính (BCHTT) có vai
trị quan trọng trong hệ thống miễn dịch bảo
vệ cơ thể và các phản ứng viêm cấp tính5.
Khi số lượng BCHTT giảm thấp làm tăng
nguy cơ bị nhiễm trùng. Giảm BCHTT được
đặc trưng bởi việc giảm số lượng tuyệt đối
của BCHTT trong máu ngoại vi. Đối với trẻ
dưới
1
tuổi,
số
lượng
BCHTT
≤1000BC/mm3 (1G/l) còn đối với trẻ ≥1
tuổi, số lượng BCHTT ≤1500BC/mm3
(1,5G/l) được xác định là giảm2. Giảm
BCHTT ở trẻ em được chia thành các mức
độ như sau: Nhẹ (1 - 1,5×109/l); vừa (0,5 1,0 ×109/l), nặng (< 0,5×109/l) và rất nặng (<
0,2×109/l)5 Giảm BCHTT kéo dài trên 3
tháng gọi là giảm bạch cầu hạt trung tính
mạn tính4. Giảm BCHTT thường gặp ở trẻ

em với các biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, từ
nhiễm khuẩn nhẹ đến nhiễm khuẩn nặng đe
doạ đến tính mạng.
Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng (BVTE) là
bệnh viện cấp 1 thành phố; đây là nơi đầu
tiên chẩn đoán được bệnh nhân giảm
BCHTT di truyền tại Việt Nam. Bệnh viện
Nhi Trung Ương là trung tâm nhi khoa lớn
nhất Việt Nam; bệnh viện tuyến cuối đối với
bệnh nhi nặng, trong đó có bệnh liên quan
đến giảm BCHTT. Vậy các bệnh nhân bị

giảm BCHTT ở hai bệnh viện này có gì khác
nhau? Làm sao quản lý điều trị bệnh nhân
giảm BCHTT ngay từ tuyến tỉnh? Xuất phát
từ những câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành đề
tài với mục tiêu:
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng ở trẻ giảm bạch cầu hạt trung tính tại
Bệnh viện Trẻ em Hải Phịng và Bệnh viện
Nhi Trung Ương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian
nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
1846 bệnh nhân giảm bạch cầu hạt trung
tính vào điều trị tại Bệnh viện trẻ em Hải
Phịng và Bệnh viện Nhi trung ương được
lựa chọn vào nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa chọn

- Tất cả bệnh nhân từ 1 tháng đến 15 tuổi
vào điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phịng
và Bệnh viện Nhi trung ương có kèm theo
giảm bạch cầu hạt trung tính.
- Giảm bạch cầu hạt trung tính là giảm số
lượng tuyệt đối của BCHTT ở máu ngoại vi.
Tiêu chuẩn giảm bạch cầu hạt trung tính tuỳ
theo lứa tuổi25:
+ Dưới 1 tuổi ≤ 1,0 G/l.
+ Trên 1 tuổi ≤ 1,5G/l.
- Giảm bạch cầu hạt trung tính di truyền:
Xác định được gen đột biến gây giảm bạch
cầu hạt trung tính.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Các trẻ có giảm bạch cầu hạt trung tính
trong độ tuổi sơ sinh (0 – 28 ngày).
- Bố mẹ trẻ không đồng ý cho trẻ tham
gia nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại hai bệnh
viện: Bệnh viện trẻ em Hải Phòng và Bệnh
viện Nhi Trung ương.
251


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 01/01/2017
đến 31/12/2017 tại Bệnh viện Trẻ em Hải

Phòng và từ 01/01/2018 đến 30/06/2018 tại
Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu:
Cơng thức tính cỡ mẫu:
Áp dụng cơng thức: Cỡ mẫu và chọn mẫu
cho nghiên cứu thực trạng giảm bạch cầu hạt
trung tính trong số các bệnh nhân nhập viện:

p(1 - p)
d2
n = Z²(1-α/2) x
Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu
α: 0,05 (Mức ý nghĩa thống kê – độ tin
cậy 95%)
Z1-α/2: 1,96 (Giá trị Z được tra từ bảng ứng
với α)
p = 10,2%. (Theo kết quả nghiên cứu của
Srdjan Denic và CS năm 2016 về tỷ lệ bệnh
nhân giảm BCHTT ở một số quốc gia trên
thế giới 10
d = 0,02 (mức độ sai khác lớn nhất của
nghiên cứu so với thực tế)
Như vậy, cỡ mẫu dự kiến là n = 880 Trên
thực tế cỡ mẫu là: 1846 bệnh nhân.
- Cách chọn mẫu thuận tiện không xác
suất

2.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
2.3.1. Một số đặc điểm lâm sàng: tỉ lệ
mắc, độ tuổi, giới tính, nguyên nhân…
2.3.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng:
xét nghiệm thông thường, xét nghiệm gen
2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập
số liệu
2.4.1. Cách tiến hành nghiên cứu và thu
thập số liệu

252

- Tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phịng: Lấy
danh sách bệnh nhân có giảm bạch cầu hạt
trung tính từ khoa Huyết học hàng ngày.
- Tại Bệnh viện Nhi Trung ương: Lấy
danh sách bệnh nhân có giảm BCHTT từ
thống kê của phịng Cơng nghệ thơng tin.
- Các bệnh nhân vào viện được làm các
xét nghiệm cơ bản và các xét nghiệm chẩn
đoán nguyên nhân tuỳ theo các triệu chứng
lâm sàng gợi ý.
2.4.2. Cách lựa chọn các bệnh nhân
giảm bạch cầu hạt trung tính để lấy máu
xét nghiệm phát hiện đột biến gen
- Giảm bạch cầu hạt trung tính mạn tính,
mức độ nặng: BCHTT ≤ 0,5G/l, kéo dài ≥ 3
tháng.
- Giảm bạch cầu hạt trung tính cấp tính
nặng, mức độ nặng ≤ 0,5G/l kèm theo có một

trong các dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhân
suy giảm miễn dịch khác.
- Tất cả các bệnh nhân trên trước khi lấy
máu xét nghiệm phát hiện đột biến gen đều
được làm tuỷ đồ để loại trừ các bệnh về máu.
- Xét nghiệm phát hiện đột biến gen: theo
đúng quy trình đã được chuẩn hoá
2.5. Quản lý và xử lý số liệu
- Số liệu sau khi đã thu thập sẽ được làm
sạch sau đó được xử lí bằng phần mềm SPSS
20.0
- Sử dụng các test thống kê để đánh giá sự
khác biệt giữa các tỷ lệ. Mức ý nghĩa thống
kê p< 0,05 sẽ được sử dụng trong thống kê
suy luận
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỉ lệ mắc giảm BCHTT trong các
bệnh lý Nhi khoa
Năm 2017, tại bệnh viện Trẻ em Hải
Phòng có 47487 nhập viện điều trị, trong đó
số bệnh nhân giảm bạch cầu hạt trung tính là
416 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 0,9%. Trong 6


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

tháng 2018 (từ tháng 1 đến tháng 6), tại Bệnh
viện Nhi trung ương có 34476 nhập viện điều
trị, trong đó số bệnh nhân giảm bạch cầu hạt
trung tính là 1430 bệnh nhân chiếm tỷ lệ


4,15%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p< 0,001.
3.2. Độ tuổi, giới tính bệnh nhân

Bảng 1. So sánh về độ tuổi và giới tính giữa BVTE Hải Phòng và Bệnh viện Nhi Trung
ương
BVTE Hải Phòng
Bệnh viện Nhi Trung ương
p
n
%
n
%

1.0
0.5
0.0

Số lượng BCHTT (G/l)

1.5

Nam
242
58
875
61
> 0,05
Nữ

174
42
555
39
> 0,05
< 12 tháng
183
44
512
36
0,006
Từ 12 tháng
233
56
908
64
0,007
Nhận xét: Khơng có sự khác biệt về giới ở các đối tượng nghiên cứu giữa 2 bệnh viện. Tỉ
lệ bệnh nhi < 12 tháng tại BVTE Hải Phòng cao hơn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và ngược
lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
3.3. Mức độ giảm BCHTT tại thời điểm vào viện

BVTE Hải Phịng

BV Nhi TW

Hình 1. So sánh số lượng bạch cầu hạt trung bình giữa nhóm bệnh nhân tại Bệnh viện
Trẻ em Hải Phòng và Bệnh viên Nhi Trung ương tại thời điểm vào viện.
Nhận xét: Khơng có sự khác biệt về số lượng tuyệt đối bạch cầu hạt trung bình giữa hai
bệnh viện (p=0,6).

253


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

3.4. Mức độ giảm BCHTT
Bảng 2. So sánh mức độ giảm BCHTT giữa BVTE Hải Phòng và Bv Nhi Trung ương
BVTE Hải Phòng
Bệnh viện Nhi Trung ương
p
n
%
n
%
Giảm nhẹ
127
30,5
495
34,6
0,13
Giảm vừa
224
54
682
47,6
0,03
Giảm nặng
48
11,5
170

11,9
0,9
Giảm rất nặng
17
4
83
5,9
0,21
Tổng
416
100
1430
100
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân giảm BCHTT mức độ vừa ở BVTE Hải Phòng cao hơn ở Bệnh
viện Nhi Trung ương. Sự khác biệt với p = 0,03.
3.5. Nhóm nguyên nhân giảm BCHTT
Bảng 3. So sánh theo nhóm nguyên nhân gây giảm BCHTT giữa BVTE Hải Phòng và
Bệnh viện Nhi Trung ương
BVTE Hải Phòng Bệnh viện Nhi Trung ương
Nhóm ngun nhân
p
n
%
n
%
Tiên phát
1
0,2
7
0,5

0,18
Thứ phát
407
97,8
1299
90,8
0,03
Khơng rõ ngun nhân
8
2
124
8,7
0,04
Tổng
416
100
1430
100
Nhận xét: nhóm ngun nhân thứ phát ở BVTE Hải Phịng có tỉ lệ cao hơn ở Bệnh viện
Nhi Trung ương. Sự khác biệt với p=0,03.
3.6. Nguyên nhân thứ phát
Bảng 4. So sánh nguyên nhân thứ phát gây giảm BCHTT giữa BVTE Hải Phòng và
Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung
BVTE Hải Phòng
Nguyên nhân thứ phát
ương
gây giảm BCHTT
p
n

%
n
%
Nhiễm trùng
381
93,6
1079
83,1
<0,05
Bệnh về máu
16
4
135
10,4
<0,05
Bệnh tự miễn
2
0,5
4
0,3
<0,05
Hoá chất
5
1,2
54
4,2
<0.05
Thuốc
3
0,7

7
0,5
>0,05
Khác
0
0
20
1,5
Tổng
407
100
1299
100
Nhận xét: Tỉ lệ nguyên nhân nhiễm trùng ở BVTE Hải Phòng cao hơn rõ rệt ở Bệnh viện
Nhi Trung Ương (p<0,05). Ngược lại, Bệnh viện Nhi Trung ương có tỉ lệ nguyên nhân bệnh
về máu, bệnh tự miễn, hoá chất cao hơn hẳn ở BVTE Hải Phòng (p<0,05).

254


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

IV. BÀN LUẬN
Tỉ lệ trẻ mắc giảm BCHTT trong thời gian
nghiên cứu ở BVTE Hải Phòng là 0,9% và ở
Bệnh viện Nhi Trung ương là 4,15%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điều
này có thể được giải thích Bệnh viện Nhi
Trung ương là tuyến cuối về điều trị các
bệnh lý nhi khoa. Bởi vậy, rất nhiều các bệnh

nhân nặng được gửi về từ các tỉnh thành phía
Bắc. Các bệnh nhân này vào viện với chẩn
đoán nhiễm trùng nặng, bệnh về máu hay
ung thư cần điều trị hoá chất. Các nghiên cứu
trên thế giới cho thấy sự dao động lớn về tỉ lệ
mắc giữa các quốc gia8910.
Từ Bảng 1 cho thấy trẻ nam mắc giảm
BCHTT nhiều hơn trẻ nữ nhưng khơng có sự
khác biệt về tỉ lệ giới giữa hai bệnh viện. Kết
quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên
cứu của một số tác giả khác18. Về độ tuổi,
Số bệnh nhân trên 1 tuổi ở từng bệnh viện
cũng chiếm tỷ lệ cao hơn số bệnh nhân dưới
1 tuổi. Tỉ lệ trẻ dưới 12 tháng tuổi ở BVTE
Hải Phòng cao hơn ở Bệnh viện Nhi Trung
ương (p=0,006); ngược lại, Bệnh viện Nhi
Trung ương có tỉ lệ bệnh nhân giảm BCHTT
từ 12 tháng tuổi cao hơn một cách rõ rệt
(p=0,007). Các nghiên cứu khác cho độ tuổi
trung bình của các bệnh nhân dao động từ
22-24 tháng. Các tác giả cũng đồng ý một
điểm là trẻ giảm BCHTT ở nhóm dưới 12
tháng tuổi thường nhẹ và nhanh hồi phục
hơn137.
Về mức độ giảm BCHTT, từ Hình 1 cho
thấy mức độ giảm BCHTT của các bệnh
nhân ở cả hai bệnh viện là không có sự khác
biệt. Khi chúng tơi phân loại theo mức độ
giảm thì thấy tỉ lệ bệnh nhân có BCHTT
giảm vừa ở BVTE Hải Phòng cao hơn ở

Bệnh viện Nhi Trung ương một cách có ý
nghĩa thống kê (p=0,03). Tỉ lệ bệnh nhân
giảm BCHTT mức độ nặng và rất nặng ở

Bệnh viện Nhi Trung ương cao hơn ở BVTE
Hải Phòng nhưng khơng có sự khác biệt.
Tổng thể, ở cả hai bệnh viện chủ yếu là bệnh
nhân giảm BCHTT ở mức độ nhẹ và vừa.
Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với
nghiên cứu của Ngô Ngọc Đức và một số tác
giả khác18.
Từ Bảng 3. thể hiện kết quả phân loại
giảm BCHTT theo nhóm nguyên nhân. Theo
cách phân loại này, giảm BCHTT thứ phát có
số lượng bệnh nhân nhiều nhất (n = 1706)
chiếm tỷ lệ 92,4%. Tỉ lệ nhóm nguyên nhân
gây giảm BCHTT thứ phát ở BVTE Hải
Phòng cao hơn rõ rệt ở Bệnh viện Nhi Trung
ương (p=0,03). Trong khi đó, tỉ lệ bệnh nhân
giảm BCHTT không xác định được nguyên
nhân ở Bệnh viện Nhi Trung ương cao hơn
hẳn BVTE Hải Phịng. Điều này có thể được
giải thích vì tuyến Trung ương tập trung
nhiều bệnh nhân phức tạp hơn mà chúng ta
chưa đủ phương tiện kỹ thuật để chẩn đốn
chính xác, chẳng hạn như giảm BCHTT tự
miễn346. Hiện nay tại Việt Nam chưa có một
báo cáo nào về giảm BCHTT tự miễn ở trẻ
em. Nguyên nhân giảm BCHTT tiên phát có
8 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 0,4%. Mặc dù

BVTE Hải Phòng là nơi đầu tiên chẩn đoán
xác định được một trường hợp giảm BCHTT
tiên phát bằng phân tích đột biến di truyền
gen ELAN2, 7 bệnh nhân còn lại điều được
phát hiện tại Viện Nhi Trung ương, trong đó
phát hiện 6 bệnh nhân đột biến gen ELAN2
và 1 bệnh nhân đột biến gen HAX1. Đặc
điểm chung của các bệnh nhân giảm BCHTT
tiên phát là giảm mức độ nặng, kéo dài trên 3
tháng, thường thành từng đợt kèm theo
nhiễm khuẩn nặng đe doạ tính mạng68. Do
tần suất đột biến gen ELAN2 chiếm tới 60%
nên gen này được ưu tiên phân tích trước.
Một trường hợp khơng phát hiện đột biến
gen ELAN2 nhưng có biểu hiện tổn thương
255


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

thần kinh và chậm phát triển tinh thần vận
động, chúng tơi quyết định phân tích và tìm
thấy đột biến gen HAX1. Có một số gen nữa
khi đột biến gây giảm BCHTT nhưng với tần
suất thấp và chúng tôi cũng chưa có điều
kiện để phân tích; điều này cũng góp phần
giải thích tại sao vẫn cịn nhiều bệnh nhân
giảm nặng BCHTT mạn tính khơng tìm được
ngun nhân356.
Từ Bảng 4 cho thấy một số nguyên nhân

phổ biến gây giảm BCHTT thứ phát như sau
nhiễm trùng, do dùng thuốc, do dùng hố
chất hay do các bệnh tự miễn... nhóm ngun
nhân nhiễm trùng ở BVTE Hải Phịng có tỉ lệ
cao hơn rõ rệt ở Bệnh viên Nhi Trung ương
(p<0,05); trong khi nhóm bệnh về máu, bệnh
tự miễn ở Bệnh viện Nhi Trung ương có tỉ lệ
cao hơn một cách rõ rệt so với BVTE Hải
Phịng (p<0,05). Điều này có thể được giải
thích như sau: giảm BCHTT do nguyên nhân
nhiễm trùng thường giảm mức độ nhẹ, trung
bình và thường hồi phục sau 5 đến 7 ngày
điều trị, ít khi phải chuyển viện. Trong khi đó
nhóm bệnh về máu và tự miễn thì đa số bệnh
nhân từ các tỉnh phải chuyển lên tuyến cuối
là Bệnh viện Nhi Trung ương.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 416 bệnh nhân giảm
BCHTT tại BVTE Hải Phòng và 1430 bệnh
nhân tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho phép
chúng tơi có thể đưa ra một số kết luận sau:
Tỉ lệ mắc, mức độ giảm nặng và rất nặng,
nguyên nhân tiên phát, và nhóm nguyên
nhân do bệnh về máu, bệnh tự miễn và hoá
chất tại Bệnh viện Nhi Trung ương cao hơn
rõ rệt so với ở BVTE Hải Phòng. Ngược lại,
bệnh nhân giảm BCHTT tại BVTE Hải
Phịng chủ yếu là nhóm ngun nhân thứ
phát, đứng đầu là nhiễm trùng.


256

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngơ Ngọc Đức (2015), "Khảo sát tình trạng
giảm số lượng bạch cầu hạt trung tính ở bệnh
nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Trẻ em Hải
Phòng", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú.
2. Nguyễn Cơng Khanh, Nguyễn Hồng Nam
(2016), Sách giáo khoa Nhi khoa, Giảm bạch
cầu, NXB Y học, tr. 1024 - 1031.
3. Angelino G et al (2014), "Etiology, clinical
outcome, and laboratory features in children
with neutropenia: Analysis of 104 cases",
Pediatric Allergy and Immunology 25, 283 - 289.
4. David C. Dale, Audrey Anna Bolyard
(2017), "An update on the diagnosis and
treatment of chronic idiopathic neutropenia",
Curr Opin Hematol, 24(1), 46 - 53.
5. Laurence A. Boxer (2012), "How to approach
neutropenia", Hematology, 174 - 182.
6. Karapinar TH, Y Oymak et al (2016),
"Chronic
neutropenia
in
childhood:
Experience from a single center", J Pediatr
Hematol Oncol, 38(1), 35 - 38.
7. Pascual C, Trenchs V et al (2016),
"Outcomes and infectious etiologies of fibrile
neutropenia in non - immunocompromised

children who present in an emergency
department", Eur J Clin Microbiol Infect Dis,
35(10), 1667 - 1672.
8. Ruo - Lan Gong, Jing Wu, Tong - Xin
Chen (2018), "Clinical, laboratory, and
molecular characteristics and remission status
in children with severe congenital and noncongenital
neutropenia",
Frontiers
in
Pediatrics, 6(305), 1- 8.
9. Srdjan Denic, Saad Showqui et al (2009),
"Prevalence, phenotype and inheritance of
benign neutropenia in Arabs", BMC Blood
Disorders, 9(3), 1 - 8.
10. Srdjan Denic, Hassib Narchi et al (2016),
"Prevalence of neutropenia in children by
nationlity", BMJ Hematology, 16(15), 1 - 7.



×