Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm ở trẻ em nhập khoa Hô hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 05/2018 đến tháng 05/2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.07 KB, 7 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II LẦN THỨ 29 NĂM 2022

ĐẶC ĐIỂM VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TẮC NGHẼN HẬU NHIỄM
Ở TRẺ EM NHẬP KHOA HÔ HẤP 1 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
TỪ THÁNG 05/2018 ĐẾN THÁNG 05/2021
Nguyễn Hồng Phong1, Phạm Xn Tín2,
Huỳnh Minh Thiện1, Lê Thanh Tuyền1, Đỗ Thị Thúy Hằng1
TÓM TẮT

35

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
cận lâm sàng và điều trị của bệnh nhân viêm tiểu
phế quản tắc nghẽn (VTPQTN) hậu nhiễm nhập
khoa Hô Hấp 1- Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng
05/2018 đến tháng 05/2021.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt
ca tiền cứu và hồi cứu.
Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng
05/2018 đến tháng 05/2021, chúng tơi có 13 ca
bệnh thỏa tiêu chí đưa vào nghiên cứu. Trong đó
có 11 nam, 2 nữ. Tuổi trung bình của trẻ khi
được chẩn đốn là 14.26 tháng. 100% các trẻ
thuộc dân tộc Kinh và đến từ các tỉnh miền Đơng
Nam Bộ.
Chúng tơi ghi nhận 100% trẻ có tiền căn
nhiễm trùng hô hấp dưới nặng cần hỗ trợ hô hấp.
Trong đó, viêm phổi do sởi chiếm 46,2%, viêm
phổi do Adenovirus chiếm 15,4%, viêm phổi do
Parainfluenza virus chiếm 7,7%, viêm phổi
không xác định tác nhân chiếm 30,8%. Biểu hiện


thường gặp nhất của bệnh là ho, khị khè, khó thở
với trên 80% các trường hợp. Ran ngáy là dấu
hiệu hằng định nhất, ghi nhận ở 100% các trẻ.
Về hình ảnh học, HRCT ghi nhận ứ khí và
kiểu hình thể khảm là hai hình ảnh hằng định
Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hồng Phong
Email:
Ngày nhận bài: 25.8.2022
Ngày phản biện khoa học: 23.9.2022
Ngày duyệt bài: 10.10.2022
1
2

268

nhất với 100% các trường hợp. Các hình ảnh
khác bao gồm dày thành phế quản (92,3%), xẹp
phổi (69,2%), đơng đặc (46,2%), dãn phế quản
(23,1%).
Biện pháp điều trị chính trong nghiên cứu của
chúng tôi là Corticoid kết hợp Azithromycin giúp
cải thiện điểm số độ nặng của bệnh trên 92,3%
các trường hợp. Có 1 trường hợp ghi nhận tác
dụng phụ tăng men gan do Azithromycin.
Kết luận: Tất cả các trẻ VTPQTN hậu nhiễm
trong nghiên cứu đều có đợt nhiễm trùng hơ hấp
dưới nặng trước đó cần hỗ trợ hơ hấp. Triệu
chứng ho, khò khè, thở mệt là biểu hiện thường

gặp nhất. Ran ngáy được ghi nhận ở tất cả các
trẻ. Hình ảnh ứ khí và thể khảm trên CT scan
ngực có ở 100% các trường hợp. Phác đồ
Corticoid kết hợp Azithromycin an toàn và giúp
cải thiện điểm số độ nặng của bệnh trên 92,3%
các trường hợp.
Từ khóa: Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu
nhiễm

SUMMARY
CLINICAL FEATURES OF CHILDREN
WITH POST-INFECTIOUS
BRONCHIOLITIS OBLITERANS
ADMITTED TO RESPIRATORY
DEPARTMENT 1 - NHI DONG 2
HOSPITAL FROM MAY 2018
TO MAY 2021
Objectives: Describe the epidemiological,
clinical,
subclinical
and
therapeutic
characteristics of children with post-infectious


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

bronchiolitis obliterans admitted to the
Respiratory Department 1- Nhi Dong 2 Hospital
from May 2018 to May 2021.

Method: Prospective and retrospective study
of case series
Results:During the period from May 2018 to
May 2021, we recorded 13 cases that met the
diagnostic criteria and were included in the
study, including 11 boys and 2 girls. The mean
age of children at diagnosis was 14.26 months.
100% of the children are Kinh ethnic group and
most of them come from the Southeast provinces.
Regarding the medical history, we recorded
that 100% of children had a history of severe
lower respiratory tract infection requiring
respiratory support. In which, pneumonia caused
by measles accounted for 46.2%, pneumonia
with unknown agent accounted for 30.8%,
pneumonia caused by Adenovirus accounted for
15.4% and pneumonia caused by Parainfluenza
virus accounted for 7.7%. The most common
manifestations of the disease are cough,
wheezing, shortness of breath in over 80% of
cases. Wheezing is the most consistent sign
observed in 100% of children.
On chest HRCT, air retention and mosaic are
the two most consistent images with 100% of
cases. Other images include bronchial wall
thickening
(92.3%),
atelectasis
(69.2%),
consolidation (46.2%), bronchiectasis (23.1%).

The main treatment in our study was
Corticosteroid combined with Azithromycin,
which improved the disease severity score in
92.3% of cases. There was 1 case reported side
effect of increasing liver enzymes due to
Azithromycin.
Conclusion: All children with post-infectious
bronchiolitis obliterans in our study had a
previous episode of severe lower respiratory tract
infection requiring respiratory support. Cough,
wheezing, and shortness of breath are the most

common symptoms. Wheezing was noted in all
children. The image of air retention and mosaic
on chest CT scan was present in 100% of the
cases studied. Corticosteroid regimen combined
with Azithromycin is safe and helps to improve
disease severity score in 92.3% of cases.
Key word: Post-infectious bronchiolitis
obliterans.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn được báo
cáo lần đầu vào năm 1901, là hội chứng tắc
nghẽn mạn tính đường dẫn khí nhỏ do viêm.
Có nhiều ngun nhân gây ra tình trạng này.
Ở trẻ em thì hậu nhiễm trùng là nguyên nhân
thường gặp nhất, do đó thể bệnh này có tên
là viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm.
Sinh bệnh học của bệnh đến nay vẫn chưa

được hiểu cặn kẽ, dẫn đến chẩn đoán thường
ở giai đoạn trễ và điều trị chưa đạt được hiệu
quả tối ưu. Bệnh diễn tiến dần thành bệnh
phổi mạn, gây ảnh hưởng lâu dài đến chức
năng hô hấp và chất lượng cuộc sống của trẻ,
tăng chi phí chăm sóc y tế. Chúng tơi tiến
hành nghiên cứu này nhằm mô tả những đặc
điểm của bệnh về lâm sàng, cận lâm sàng và
điều trị; góp phần giúp chẩn đốn bệnh sớm,
tìm kiếm các phương pháp điều trị để giảm
thiểu tác động của bệnh lên chức năng hô
hấp của trẻ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả hàng loạt ca tiền cứu và hồi cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập
khoa Hô Hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2 được
chẩn đoán VTPQTN hậu nhiễm trong
khoảng thời gian từ tháng 05/2018 đến tháng
05/2021.

269


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II LẦN THỨ 29 NĂM 2022

Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán
VTPQTN hậu nhiễm và hồn tất liệu trình

điều trị từ 3 đến 6 tháng.
Thân nhân bệnh nhi đồng ý tham gia
nghiên cứu
VTPQTN hậu nhiễm được chẩn đoán khi
thỏa tất cả 4 tiêu chuẩn sau:
- Tiền căn nhiễm khuẩn hô hấp dưới
nặng (viêm phổi, viêm tiểu phế quản) ở trẻ
trước đó hồn tồn khỏe mạnh.
- Khị khè kéo dài do tắc nghẽn đường
dẫn khí nhỏ sau tổn thương ban đầu nói trên
ít nhất 6 tuần và không đáp ứng với điều trị
steroid và dãn phế quản.
- Hình ảnh CT ngực phù hợp với ứ khí
và/hoặc kiểu hình thể khảm, có thể kèm các
hình ảnh khác như dày thành phế quản, dãn
phế quản, xẹp phổi
- Loại trừ các bệnh phổi mạn tính khác:
Lao, hen nặng, loạn sản phổi, dị vật đường
thở, suy giảm miễn dịch.
Tiêu chuẩn loại trừ: không

Thu thập số liệu:
Thu thập dữ liệu bằng cách ghi nhận tình
trạng bệnh, khám lâm sàng, các kết quả xét
nghiệm, các biện pháp điều trị theo bệnh án
mẫu.
Xử lý số liệu:
Số liệu thu thập được sẽ được mã hố và
nhập vào chương trình quản lý dữ liệu của
phần mềm SPSS phiên bản 26.

Phân tích số liệu: Thống kê sẽ được thực
hiện bởi phần mềm SPSS
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 13 trẻ thỏa tiêu chuẩn và được đưa vào
nghiên cứu
Đặc điểm dịch tễ
Giới tính: Giới nam chiếm đa số. Nam: 11
trẻ (84,6%). Nữ: 2 trẻ (15,4%)
Dân tộc: 100% các ca thuộc dân tộc kinh
Độ tuổi: Trẻ có độ tuổi trung bình là 14,26
tháng, ca bệnh nhỏ nhất 9,73 tháng, ca bệnh
lớn nhất 21,67 tháng
Tiền căn nhiễm trùng hô hấp dưới

Bảng 1: Tác nhân nhiễm trùng hô hấp dưới
Tác nhân
Tần số
Tỉ lệ (%)
Viêm phổi không xác định tác nhân
4
30,8
Viêm phổi do Adenovirus
2
15,4
Viêm phổi do Parainfluenza virus
1
7,7
Viêm phổi do sởi
6
46,2

Tất cả các ca bệnh đều có đợt nhiễm trùng hơ hấp dưới nặng trước đó và cần hỗ trợ hơ hấp.
Trong đó có 5 ca nặng phải đặt nội khí quản và thở máy.
Bảng 2: Các biện pháp hỗ trợ hô hấp trong giai đoạn nhiễm khuẩn cấp
Phương pháp hỗ trợ hô hấp
Tần số
Tỉ lệ (%)
Thở oxy cannula
5
38,5
Thở NCPAP
3
23,1
Thở máy
5
38,5
Đặc điểm lâm sàng lúc chẩn đoán
Ran ngáy là triệu chứng hằng định ở tất cả các ca VTPQTN hậu nhiễm. Xếp sau đó là khị
khè, thở nhanh, thở co lõm ngực, chiếm 84.6% các trường hợp.

270


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Bảng 3: Phân bố triệu chứng lâm sàng lúc chẩn đoán
Triệu chứng lâm sàng
Tần số
Tỉ lệ (%)
Ho
11

84,6
Sốt
2
15,4
Khò khè
11
84,6
Thở nhanh
11
84,6
Thở co lõm ngực
11
84,6
Ran ngáy
13
100
Ran ẩm
9
69,2
Trong 13 trẻ thì có 7 trẻ phụ thuộc các phương pháp hỗ trợ hô hấp (oxy canula, CPAP, thở
máy) và khơng cai được. 6 trẻ cịn lại thở khí trời nhưng có dấu hiệu thở co lõm ngực, thở
nhanh, mệt khi vận động và có những đợt khó thở kịch phát cần điều trị với hỗ trợ hơ hấp, khí
dung dãn phế quản, không thể xuất viện được.
Bảng 4: Phương pháp hỗ trợ hơ hấp lúc chẩn đốn
Phương pháp hỗ trợ hơ hấp
Tần số
Tỉ lệ (%)
Khí trời
6
46,2

Thở oxy qua cannula
2
15,4
NCPAP
3
23,1
Thở máy
2
15,4
Điểm số độ nặng của bệnh được đánh giá theo thang điểm FAN, sau đó phân chia thành
nhóm nguy cơ tử vong thấp khi điểm số là 1,2,3. Nhóm nguy cơ tử vong cao khi điểm số là
4,5 (p=0.03).
Bảng 5: Đánh giá độ nặng của bệnh theo thang điểm FAN
Điểm
Tiêu chuẩn
1
Khơng triệu chứng
2
Có triệu chứng, SpO2 khí trời ≥ 90% trong mọi điều kiện
3
Có triệu chứng, SpO2 khí trời ≥ 90% khi thức, nhưng < 90% khi ngủ/gắng sức
4
Có triệu chứng, SpO2 khí trời < 90% trong mọi điều kiện
5
Có triệu chứng kèm cao áp phổi
Khi đánh giá độ nặng của bệnh theo FAN, chúng tơi có 7 ca điểm 4 trong số 13 ca. Đây là
những ca phụ thuộc các phương pháp hỗ trợ hô hấp (oxy canula, CPAP, máy thở) và có nguy
cơ tử vong cao, chiếm 53,8%.
Bảng 6: Phân bố điểm số độ nặng
Điểm số độ nặng

Số ca
Tỉ lệ (%)
2
6
46,2
3
0
0
4
7
53,8

271


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II LẦN THỨ 29 NĂM 2022

Bảng 7: Nguy cơ tử vong theo FAN lúc chẩn đoán viêm tiểu phế quản tắc nghẽn
Nguy cơ tử vong
Tần số
Tỉ lệ (%)
Thấp
6
46,2
Cao
7
53,8
Đặc điểm hình ảnh CT scan ngực lúc chẩn đốn
Hình ảnh hằng định nhất của tất cả bệnh nhân là ứ khí và kiểu hình thể khảm, 100% các ca
đều có hình ảnh này. Các hình ảnh khác gồm: dày thành phế quản, xẹp phổi, đông đặc, dãn

phế quản.
Bảng 8: Phân bố các đặc điểm trên CT scan ngực
Tổn thương
Tần số
Tỉ lệ (%)
Ứ khí
13
100
Dày thành phế quản
12
92,3
Thể khảm
13
100
Xẹp phổi
9
69,2
Dãn phế quản
3
23,1
Đơng đặc
6
46,2
Đặc điểm điều trị
Phác đồ điều trị VTPQTN hậu nhiễm tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2. Dùng trong 6 tháng:
▪ Mức độ 1: Chỉ khị khè hoặc ran phổi.
Khơng thở nhanh, không co lõm:
Azithromycin 10mg/kg x 3 ngày mỗi tuần +
ICS liều cao

▪ Mức độ 2: Thở nhanh/ co lõm/ co kéo
cơ hô hấp phụ. Không cần hỗ trợ hô hấp:
Azithromycin + Truyền Methylprednisolone
10 mg/kg/ngày x 3 ngày mỗi tháng
▪ Mức độ 3: Thở nhanh/ co lõm/ co kéo
cơ hô hấp phụ. Cần hỗ trợ hô hấp:
Azithromycin + Truyền Methylprednisolone
30 mg/kg/ngày x 3 ngày mỗi tháng
Bảng 9: Phân bố mức độ điều trị viêm
tiểu phế quản tắc nghẽn
Mức độ điều trị
Tỉ lệ
Tần số
đặc hiệu
(%)
Mức độ 1
0
0
Mức độ 2
6
46,2
Mức độ 3
7
53,8
272

Kết quả điều trị sau 6 tháng
Điểm số độ nặng của bệnh được đánh giá
lại sau đợt điều trị. Có 6 ca điểm 1 và 7 ca
điểm 2. Ghi nhận 12 ca trong số 13 ca bệnh

cải thiện điểm số độ nặng. Tất cả các trẻ đều
có nguy cơ tử vong thấp sau điều trị. Điều
đáng chú ý là tất cả cả các ca phụ thuộc oxy,
CPAP hay máy thở đều cai được các phương
tiện hỗ trợ hô hấp, chuyển sang thở khí trời.
Bảng 10: Phân bố điểm số độ nặng sau
điều trị
Điểm số độ nặng của
Tần
Tỉ lệ
bệnh
số
(%)
1
6
46,2
2
7
53,8
Bảng 11: Tỉ lệ cải thiện điểm số độ nặng
Tần
Tỉ lệ
Kết quả điều trị
số
(%)
Cải thiện thang điểm độ
12
92,3
nặng của bệnh
Không thay đổi

1
7,7
Về tác dụng phụ của thuốc chúng tôi ghi
nhận 1 trường hợp tăng men gan (chiếm tỉ lệ


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

7.7%) ở tháng điều trị thứ 6 do sử dụng
Azithromycin kéo dài. Chỉ số AST 111 U/L,
ALT 130 U/L. Sau khi ngưng thuốc thì men
gan sau đó trở lại bình thường.
IV. BÀN LUẬN
Chúng tơi có 13 ca bệnh thỏa các tiêu chí
để đưa vào nghiên cứu.
Về đặc điểm dịch tễ chúng tôi ghi nhận có
11 nam, 2 nữ (tỉ lệ nam/nữ là 5,5: 1), so với
nghiên cứu của V.Aguerre và cộng sự thì tỉ
lệ nam/nữ là 3,4:1, của tác giả Ya-Nan-Li là
2,2:1 [8,7]. Điều này phù hợp với các tổng
quan về VTPQTN hậu nhiễm, tỉ lệ mắc bệnh
ở trẻ nam cao hơn so với nữ. Tuổi mắc bệnh
trung bình là 14,26 tháng (nhỏ nhất là 9,73
tháng và lớn nhất là 21,67 tháng), so với tác
giả Ya-Nan-Li với tuổi trung bình là 2,32
tuổi. Điều này cho thấy các trẻ VTPQTN hậu
nhiễm thường mắc bệnh trong vòng 2 đến 3
năm đầu đời.
Về đặc điểm lâm sàng, chúng tôi ghi nhận
92,3 % các trẻ sinh đủ tháng, đủ cân. Chỉ có

1 ca tiền sử sinh non 30 tuần, nặng 1500
gram. Ca này sau sinh trẻ không thở máy,
khơng bơm Surfactant, nằm viện 6 tuần, sau
đó khỏe cho đến khi bị viêm phổi lúc 7,2
tháng. Ghi nhận 1 trẻ bị thơng liên thất đã
phẫu thuật, sau đó trẻ ổn định cho đến trước
khi bị viêm phổi nặng do sởi lúc 6,3 tháng.
11 trẻ cịn lại khỏe mạnh khơng có tiền căn
bệnh lý.
Trong đợt nhiễm khuẩn hơ hấp dưới trước
đó, chúng tơi ghi nhận 30,8% ca viêm phổi
khơng xác định tác nhân gây bệnh, 46,2%
viêm phổi do sởi, 15,4% viêm phổi do
Adenovirus,
7,7%
viêm
phổi
do
Parainfluenza virus. So với nghiên cứu của
tác giả Ya-Nan-Li, VTPQTN hậu nhiễm do

Adenovirus chiếm đến 50% các trường hợp.
Theo tác giả Fei Huang, VTPQTN hậu
nhiễm do Adenovirus chiếm đến gần 66%.
Sự khác biệt trên do nghiên cứu của chúng
tơi được tiến hành trong thời gian có dịch
sởi, kéo theo tình trạng VTPQTN hậu sởi
cũng tăng theo. Thứ hai là do hạn chế trong
nghiên cứu của chúng tôi, chưa xét nghiệm
chẩn đoán tác nhân siêu vi cho tất cả các ca

bệnh, nên số ca không xác định tác nhân lên
đến 30,8%. Chúng tôi ghi nhận tất cả các
bệnh nhân đều có đợt nhiễm trùng hơ hấp
dưới nặng cần hỗ trợ hơ hấp. Trong đó
38,5% các trường hợp thở máy, 23,1% thở
NCPAP và 38,5% thở oxy canula.
Về đặc điểm cận lâm sàng lúc chẩn đốn,
trên CT ngực chúng tơi ghi nhận 100% các
trường hợp có ứ khí, 100% có kiểu hình thể
khảm, so với nghiên cứu của Giberto lần lượt
là 92% có ứ khí và 88% có kiểu hình thể
khảm[6], trong nghiên cứu của Ya - Nan - Li
kiểu hình thể khảm chiếm 97,6% các trường
hợp[7]. Đây là hai hình ảnh tương đối hằng
định cũng như phù hợp với đặc điểm sinh lý
bệnh. Tất cả bệnh nhi trong nghiên cứu của
chúng tôi đều dưới 3 tuổi nên không thể thực
hiện đo chức năng hô hấp.
Về đặc điểm điều trị, chúng tơi ghi nhận
có 15,4% các trường hợp phải thở máy lúc
chẩn đoán (2/13 ca), 23,1% bệnh nhân thở
NCPAP (2/13 ca), 15,4% thở oxy cannula
(2/13 ca). Các trường hợp này phụ thuộc hỗ
trợ hơ hấp, khơng cai được. Các ca cịn lại
thở khí trời lúc chẩn đốn nhưng trẻ thở co
lõm ngực, khị khè, mệt khi vận động và có
những cơn khó thở kịch phát, khơng thể xuất
viện. Về điều trị đặc hiệu, có 46,2% ca được
điều trị ở mức độ 2, 53,8% ca được điều trị ở


273


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II LẦN THỨ 29 NĂM 2022

mức độ 3 và khơng có trường hợp nào được
điều trị ở mức độ 1. Sau 6 tháng điều trị,
chúng tôi ghi nhận 92,3% trường hợp (12/13
ca) cải thiện điểm số độ nặng của bệnh, 7,7%
không thay đổi (1/13 ca). 100% các trường
hợp sau điều trị đều thuộc nhóm nguy cơ tử
vong thấp (53,8% điểm số 2, 46,2% điểm số
1). Tất cả trẻ phụ thuộc hỗ trợ hô hấp đều cai
được dụng cụ hỗ trợ, thở khí trời. Nhóm trẻ
khơng phụ thuộc hỗ trợ hơ hấp có thể xuất
viện, chăm sóc tại nhà.
Về tác dụng phụ của điều trị, chúng tôi
ghi nhận 1 trường hợp tăng men gan vào
tháng thứ 5 của quá trình điều trị, AST 111
U/L, ALT 130 U/L. Sau khi tầm sốt ngun
nhân, chúng tơi nghĩ nhiều đây là tác dụng
phụ của Azithromycin, bệnh nhân được kết
thúc liệu trình sớm một tháng. Sau khi ngưng
thuốc thì men gan trở lại bình thường.
V. KẾT LUẬN
VTPQTN hậu nhiễm là bệnh lý tương đối
hiếm ở trẻ em. Bệnh thường gặp ở nam nhiều
hơn nữ. Tất cả các bệnh nhân đều có tiền căn
nhiễm khuẩn hơ hấp dưới nặng trong vịng 2
năm đầu đời. Biểu hiện lâm sàng thường gặp

là ho, khị khè, khó thở kéo dài. Trên CT
ngực, hai hình ảnh tương đối hằng định nhất
là ứ khí và kiểu hình thể khảm, trong đó kiểu
hình thể khảm có tính gợi ý cao trong chẩn
đoán thể bệnh này. Việc điều trị với 2 liệu
pháp chính là Corticoid và Azithromycin
giúp cải thiện điểm số độ nặng ở gần như tất
cả các bệnh nhân.

274

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Castro-Rodriguez JA, Daszenies C, Garcia
M (2006). ‘‘ Adenovirus pneumonia in
infants
and
factors
for
developing
bronchiolitis obliterans: a 5-year follow-up’’,
Pediatric Pulmonology, 41(10): pp. 947 - 953.
2. Ema Kavaliunaite, Paul Aurora (2019).
‘‘Diagnosing and managing bronchiolitis
obliterans in children ’’, Expert Review of
Respiratory Medicine, 13(5): pp. 481-488.
3. Fei Huang, Yu-Cong Ma, Fang Wang
(2021). ‘‘Clinical analysis of adenovirus
postinfectious bronchiolitis obliterans and
non-adenovirus postinfectious bronchiolitis
obliterans in children’’, Lung India, 38(2):

pp.117 - 121.
4. Gilberto B. Fischer, Edgar E. Sarria, Rita
Mattiello
(2010).
‘‘Post
Infectious
Bronchiolitis Obliterans in Children’’,
Paediatric Respiratory Reviews, 11: pp.233 239.
5. Leland L.Fan (1997). ‘‘Factors Influencing
Survival in Children with Chronic Interstitial
Lung Disease’’, American Journal of
Respiratory
and
Critical
Care
Medicine,156:pp939-942.
6. Steven R. Boas (2016). ‘‘Bronchiolitis
Obliterans’’, in Nelson Text book of
pediatrics. Elsevier, 20th ed, pp.2053 - 2055.
7. V. Aguerre, C. Castanos, H. Gonzalez Pena
(2010).
‘‘Postinfectious
Bronchiolitis
Obliterans in Children: Clinical and
Pulmonary Function Findings’’, Pediatric
Pulmonology, 45: pp. 1180 - 1185.
8. Ya-Nan-Li, Li -Liu, Hong-Mei-Qiao (2014).
‘‘Post-infectious bronchiolitis obliterans in
children: a review of 42 cases’’, BMC
Pediatrics, 14: pp.238.




×