Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

sự tác động của dân số đến môi trường phụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.92 KB, 3 trang )

Như vậy, sự tác động của dân số đến môi trường phụ thuộc vào quy mô dân số và các yếu tố
có liên quan đến mức tác động bình qn đầu người. Từ đó có thể thấy rằng nếu dân số cứ
tiếp tục gia tăng mà khơng được kiểm sốt kết hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội và
cơng nghệ thì sẽ xâm hại rất lớn đến môi trường [1], [2], [5]. Bởi 2 lý do:
- Thứ nhất: quy mô dân số tăng làm cho tổng lượng cầu về các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ
tiêu dùng tăng. Trong đó có thể kể đến (i) Sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất của con người làm
thu hẹp mơi trường sống của các lồi sinh vật khác dẫn đến mất cân bằng và giảm sự đa dạng
sinh học; (ii) Nhu cầu sử dụng các loại tài nguyên khác (ngoài đất đai) của con người gia tăng
nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu dùng làm cho các nguồn tài nguyên dần trở nên
cạn kiệt, biến đổi địa tầng và thay đổi diện tích đất bao phủ; (iii) Gia tăng mức độ ô nhiễm gây
nên biến đổi khí hậu, hệ sinh thái bị hủy hoại, làm biến mất nhiều loài sinh vật bên cạnh đó xuất
hiện nhiều loại sinh vật khác gây hại đến cuộc sống của con người như virus Sars gây ra đại
dịch Sars năm 2003 hay gần đây nhất là virus Corona gây ra đại dịch toàn cầu Covid-19.
- Thứ hai: với sự phát triển của kinh tế - xã hội tuân theo xu hướng tự nhiên về nhu cầu thì
càng ngày con người càng gia tăng về nhu cầu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu
dùng. Khi mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của mỗi người tăng lên thì mức tác động bình quân
đầu người tăng lên. Trong kinh tế học, tiêu dùng thường được tính qua chỉ tiêu GDP bình qn
đầu người (Gross Domestic Product_tổng sản phẩm quốc nội). Thực tế cho thấy, trong vài thế
kỷ qua GDP bình quân đầu người đều tăng trưởng một cách vững chắc ở hầu hết các quốc gia,
do đó gia tăng tác động của con người lên mơi trường.
Với sự phân tích trên, có thể thấy rằng nếu dân số tăng lên theo cấp số cộng thì tác động của
việc tăng dân số đó tới mơi trường sẽ là cấp số nhân. Những tác động tiêu cực của sự gia tăng
dân số lên môi trường trên một số mặt như sau:
- Nảy sinh tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho việc
sản xuất và tiêu dùng của con người. Điều này dẫn tới nhiều loại tài nguyên có nguy cơ cạn
kiệt, môi trường và hệ sinh thái bị biến dạng một cách nghiêm trọng;
- Lượng rác thải phát sinh từ các quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng của con
người vượt quá ngưỡng chịu đựng của Trái đất. Dẫn đến hệ lụy là sức ép về không gian cho
việc chứa rác thải, sức ép về hạ tầng kỹ thuật cho việc xử lý các loại rác thải đang tạo ra gánh
nặng cho nhiều quốc gia.
- Sự phân hóa giàu, nghèo ngày càng trở nên rõ rệt hơn giữa các khu vực dân cư trong cùng 1


quốc gia, hệ thống chính trị, đặc biệt là khu vực đô thị và nông thôn. Điều này dẫn tới việc bất
bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực cho phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường. Hệ quả
của thực trạng này làm gia tăng các làn sóng di dân tới các khu vực thành thị. Góp phần hình
thành các siêu đơ thị dẫn tới cơ sở hạ tầng không đáp ứng được với mức tăng dân số. Tình
trạng quá tải xảy ra một cách phổ biến ở các thành phố lớn như: ùn tắc giao thông, quá tải
bệnh viện, trường học,… tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, tiếng ồn ngày càng gia
tăng [1], [4].
Kết luận
Xin được viện dẫn một kết quả tính tốn của các nhà khoa học thay cho phần kết của bài viết


này, “nếu dân số tăng 1% thì thu nhập quốc dân phải tăng 3 - 4% để bảo đảm ổn định mức
sống, mà nếu tăng 5% thu nhập quốc dân hàng năm thì trong vịng 10 - 15 năm lượng sử dụng
tài nguyên thiên nhiên sẽ tăng gấp đôi” [3]. Vì vậy, để đảm bảo kiểm sốt được mức độ cho
phép của môi trường, tất cả các quốc gia cần thực hiện đồng thời 2 việc đó là: kiểm sốt dân số
và kiểm sốt tiêu dùng.
Dân số tăng kéo theo nạn phá rừng
Phá rừng là một trong những ngun nhân gây ra nạn ơ nhiễm mơi sinh, mất cân bằng sinh
thái, dẫn đến sự  biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ qt, lở  đất và phát sinh nhiều loại
dịch bệnh. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Mơi trường Mỹ, mỗi năm bình qn trên thế
giới có khoảng 33 triệu hécta rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn
CO2 vào mơi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt
độ  trái đất nóng lên. Bên cạnh đó, với nạn phá rừng như  hiện nay, người ta  ước tính tới năm
2050 có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước
Ở  nước ta, theo thống kê của Bộ  NN ­ PTNT, tổng diện tích rừng hiện có là 13.118.773 ha,
trong đó rừng tự  nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là 2.770.182 ha. Hiện nay độ  che phủ
của rừng chỉ cịn chưa đầy 40%, trong đó diện tích rừng ngun sinh chỉ  cịn 10%. Tuy nhiên,
diện tích rừng tự  nhiên của nước ta đang suy giảm với tốc độ  chóng mặt và độ  che phủ  của
rừng đã và đang bị suy giảm do nạn phá rừng ngày càng trở nên trầm trọng.
Ngun nhân chủ yếu dẫn đến nạn phá rừng, theo Cục Kiểm lâm ­ Bộ NN và PTNT là do áp lực

về  dân số  tăng cơ  học như di cư  tự do  ở  các vùng có rừng, bình qn mỗi năm gây thiệt hại
5.000ha. Riêng các tỉnh Tây Ngun, Bình Phước, Bình Thuận từ năm 2005 đến nay đã có trên
23 ngàn hộ dân di cư tự do từ các địa phương khác đổ về, đã và đang làm gia tăng nạn đốt phá
rừng bừa bãi trong khu vực
Vì lợi ích trước mắt, người dân sinh sống  ở  khu vực có rừng đã phá rừng lấy đất canh tác,
trồng cây cơng nghiệp có thu nhập cao hơn. Đặc biệt, nạn sang nhượng đất với giá cả  từ  vài
chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi hécta diễn ra khá phổ biến. Một số địa phương đã cho phép
xây dựng, triển khai dự án cải tạo rừng một cách ồ ạt từ năm 2007 đến nay nhưng khơng thực
hiện đúng quy hoạch, khơng làm tốt cơng tác tun truyền, khiến người dân có tâm lý sợ  hết
đất và bao chiếm đất, phá rừng trái pháp luật.
Dân số tăng... rác thải gia tăng
Trong những năm qua, do u cầu của sự  nghiệp phát triển kinh tế, nhiều khu cơng nghiệp
(KCN), cụm cơng nghiệp (CCN) đã được hình thành. Những KCN, CCN đi vào hoạt động, thu
hút số  lượng lớn lao động từ  các nơi đến tạo nên sự  gia tăng dân số  cơ  học tại các khu vực
này. Mặt khác, do u cầu mưu sinh, nhiều lao động nơng thơn, di cư tự do ra các đơ thị lớn là
cho dân số  tại các đơ thị  nước ta tập trung q đơng khiến mơi trường sống ở  khu vực đơ thị
trở nên ngột ngạt. Thiếu nước sạch sinh hoạt, ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn  do lượng phương
tiện giao thơng nhiều... đặc biệt là rác thải sinh hoạt gia tăng gây sức ép lớn về mơi trường.
Đơn cử như Hà Nội, tính đến cuối năm 2010 tổng dân số  của thành phố  khoảng hơn 6,6 triệu
người,   tăng  2,1%  so  với năm  2009;  cùng với  đó mỗi  năm  có  hàng  triệu  người  từ   các địa


phương đến cư  trú để  học tập, làm việc Dân số  tăng kéo theo lượng rác thải sinh hoạt cũng
tăng theo. Sở TN ­ MT Hà Nội cho biết, cách đây 5 năm, tổng lượng chất thải rắn phát sinh của
Hà Nội mới chỉ khoảng 1.500 ­ 1.600 tấn/ngày ­ đêm và chất thải cơng nghiệp nguy hại khoảng
24.000 ­ 25.000 tấn/năm. Hiện tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đã tăng gấp ba lần, lên đến
5.000 tấn/ngày­đêm, trong đó 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đơ thị
 Cịn  ở  TP Hồ  Chí Minh, khơng chỉ  đối mặt với khối lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ  mà ơ
nhiễm khơng khí, tiếng ồn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo đánh giá của GS­TS Lê
Huy Bá, Giám đốc Viện Khoa học cơng nghệ  ­ Quản lý mơi trường cùng với cộng sự  Hà Viết

Cường, gia tăng dân số cơ học kéo theo vấn nạn kẹt xe và theo đó các phương tiện giao thơng
thải ra một lượng lớn chất thải vào khơng khí đang là tác nhân quan trọng khiến cho sức khỏe
người dân bị   ảnh hưởng...Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ  mơi trường TP Hồ  Chí Minh: ơ
nhiễm khơng khí tại thành phố  ngày càng tăng cao là do lượng xe máy tăng q nhanh thời
gian gần đây. Hiện tồn thành phố  có khoảng 4 triệu xe gắn máy, trên 300 ngàn ơ tơ các loại.
Đáng lo ngại là có đến gần 60% lượng xe máy khơng đạt tiêu chuẩn khí thải.
Thay cho lời kết
Để giảm sức ép của sự gia tăng dân số đối với mơi trường đã có nhiều giải pháp được đưa ra,
nhưng thực tế chưa có giải pháp nào tối ưu Nhiều ý kiến cho rằng, điều quan trọng là cần thực
hiện tốt chính sách dân số  nhằm điều tiết sự  phát triển dân số  hợp lý; điều chỉnh q trình di
cư, bảo đảm sự  phân bố  dân cư, lao động hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, tình hình
phân bố  lực lượng sản xuất của từng vùng, từng địa phương. Có chính sách giải pháp phát
triển kinh tế đồng đều ở các địa phương, vùng miền nhằm tránh thu hút dân số vào một số khu
vực gây mất cân đối như hiện nay. Bên cạnh đó cần giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức
về mơi trường, ý thức và trách nhiệm bảo vệ mơi trường cho cộng đồng...



×