Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Xây dựng chỉ số thành phố bền vững - Cách tiếp cận cho việc thực hiện phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.5 KB, 14 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

XÂY DỰNG CHỈ SỐ THÀNH PHỐ BỀN VỮNG
CÁCH TIẾP CẬN CHO VIỆC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Triệu Thanh Quang*
Dương Thị Ngọc Oanh**

Tóm tắt: Đơ thị hóa là một trong những vấn đề nóng gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam trong những thập kỷ gần đây. Những vấn đề về quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, ô nhiễm môi trường, bất cập xã hội ở đơ thị có ngun nhân từ đơ thị hóa địi hỏi cần sớm
có những giải pháp thiết thực phù hợp cho sự phát triển bền vững. Các nghiên cứu trên thế giới
cho thấy áp dụng cách tiếp cận dựa trên các chỉ số là một phương thức thực hiện hiệu quả cho
việc đẩy mạnh phát triển đơ thị bền vững. Bài viết này tìm hiểu những nội dung của thành phố bền
vững và kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng bộ chỉ số thành phố bền vững. Thông qua việc
nghiên cứu thực trạng đơ thị hóa ở Việt Nam và kinh nghiệm thực tiễn tại các địa phương đã triển
khai áp dụng các mơ hình đơ thị trong phát triển đơ thị, bài viết đã cho thấy chiến lược phát triển
đô thị gắn với các mơ hình đơ thị bền vững phù hợp với bối cảnh từng địa phương đang trở thành
một xu hướng và việc sử dụng các bộ chỉ số làm thước đo đánh giá sự phát triển đồng thời định
hướng cho mục tiêu phát triển của đô thị là rất cần thiết cho việc thực hiện phát triển các đô thị
bền vững tại Việt Nam.
Từ khóa: Chỉ số thành phố bền vững; Đô thị bền vững; Thành phố bền vững.
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới sống ở các khu vực đô thị, theo báo cáo của Liên hợp
quốc, tỷ lệ này sẽ lên tới 68% vào năm 2050 (UNDESA, 2019). Đơ thị hóa có mối quan hệ chặt
chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Nó vừa là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh
tế- xã hội vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế. Phát triển đô thị bền vững được xem là
một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh 95% sự tăng trường
đô thị sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển (UN-HABITAT, 2020), việc làm rõ những định hướng
cho sự phát triển đô thị bảo đảm sự phát triển bền vững là hết sức cần thiết.
Triệu Thanh Quang, Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội


Việt Nam.
**
Dương Thị Ngọc Oanh, Thạc sĩ, Khoa Quy hoạch, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
*

300


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Là một quốc gia đang phát triển, trong những những năm qua, q trình đơ thị hóa ở Việt
Nam diễn ra một cách nhanh chóng. Đi cùng với quá trình này là một loạt các vấn đề mới nảy sinh
và ngày càng tăng áp lực cho các nhà quản lý cần phải giải quyết như ô nhiễm môi trường, việc
làm, di dân, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội,… thách thức sự phát triển bền vững ở các đơ thị.
Trong bối cảnh đó, nhiều giải pháp được đưa ra ở cả cấp độ quốc gia cũng địa phương như việc
ban hành và thực hiện Luật Quy hoạch, các quy hoạch đô thị, chiến lược phát triển đô thị. Nhiều
thành phố đưa các chiến lược và giải pháp để thực hiện phát triển đô thị bền vững. Mặc dù vậy,
nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc lồng ghép các tiêu chí bền vững vào phát triển đô thị chưa được
thực hiện một cách hiệu quả. Trong khi đó, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy áp dụng cách
tiếp cận dựa trên các chỉ số là một phương thức thực hiện hiệu quả cho việc đẩy mạnh phát triển
đô thị bền vững. Nghiên cứu này trước hết tập trung làm rõ những nội dung của thành phố bền
vững và kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng bộ chỉ số thành phố bền vững, đồng thời đánh giá
sơ bộ về việc vận dụng cách tiếp cận bộ chỉ số ở Việt Nam trong phát triển đơ thị bền vững. Trên
cơ sở đó, bài viết đề xuất những hướng đi cho việc sử dụng bộ chỉ số như một phương thức quản
lý đô thị ở Việt Nam trong thời gian tới.
2. Khái niệm thành phố bền vững và vai trị của nó trong phát triển đơ thị
2.1. Khái niệm thành phố bền vững
Phát triển bền vững vốn được xem là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai (WCED, 1987). Nội dung
của phát triển bền vững được Liên hợp quốc đưa vào Chương trình Nghị sự 2030 với trọng tâm là

17 mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs). Trong đó, phát triển đơ thị bền vững được xem là một
trong 17 mục tiêu. Theo đó phát triển đơ thị hướng tới việc xây dựng các thành phố dành cho tất
cả mọi người, an tồn, có khả năng chống chịu và bền vững. Từ đó, thuật ngữ “thành phố bền
vững” trở thành một thuật ngữ phổ biến trong các chính sách, các tài liệu học thuật liên quan đến
phát triển đô thị.
Mặc dù được sử dụng ngày càng phổ biến, tuy nhiên đến nay vẫn khơng có một định nghĩa
thống nhất nào cho thành phố bền vững. Theo Schraven và cộng sự (2021), có đến 35 tên gọi khác
nhau đã được sử dụng từ năm 1990-2019 để ám chỉ các đơ thị có tính chất đô thị bền vững như:
thành phố carbon thấp, thành phố sinh thái, thành phố xanh, thành phố thông minh. Sự khác biệt
này xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu, đề án, dự án gắn với việc phát triển
đô thị, thành phố bền vững.
Thành phố bền vững được mô tả theo các trụ cột của phát triển bền vững. Thành phố bền
vững được cho là sự phát triển hiện tại của thành phố không hạn chế sự phát triển của nó trong
tương lai; là thành phố mà khả năng tái tạo của nó theo thời gian được xem xét dựa trên ba trụ cột:
kinh tế, xã hội và môi trường (Castells, 2000); là thành phố được thiết kế, quy hoạch đáp ứng yêu
cầu cân bằng giữa các khía cạnh mơi trường, kinh tế, xã hội (Bibri, 2021); là thành phố có thể duy
trì nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên đồng thời đạt được tiến bộ về kinh tế và xã hội trong khi
301


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

vẫn bảo đảm an tồn trước các rủi ro mơi trường hay là thành phố tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội được đo lường bằng các chỉ số kinh tế - xã hội dưới khả năng chịu đựng của môi trường
(Abbas và cs, 2018).
Thành phố bền vững cũng được mô tả dựa trên những kết quả mong đợi của người dân về
một thành phố mà họ muốn sống. Theo đó, thành phố bền vững là thành phố cho phép tất cả người
dân có thể đáp ứng được nhu cầu của họ mà không làm tổn hạn đến thế giới tự nhiên hoặc gây
nguy hiểm cho điều kiện sống của những người khác ở hiện tại hoặc trong tương lai. Thành phố
bền vững là thành phố đáng sống được đánh giá dựa trên các chỉ số về chất lượng cuộc sống
(Burnett, 2007).

Chương trình Nghị sự Đơ thị mới của Liên hợp quốc (2020) nhấn mạnh bốn khía cạnh chính
của đơ thị bền vững: kinh tế, xã hội, mơi trường và khơng gian. Đó là bốn thành tố bảo đảm sự bền
vững của đô thị trong tương lai và được xem như bốn trụ cột mà các chương trình phát triển đơ thị
cần phải tính đến và cũng sẽ là nội dung được đánh giá về tính bền vững của đơ thị. Chương trình
nghị sự này cũng được xem như một công cụ thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt
là SDG 11 (UN-HABITAT, 2020).
Như vậy, có thể hiểu thành phố bền vững là thành phố mà trong q trình phát triển của nó
ln duy trì được sự phát triển kinh tế, bảo đảm phân phối cơng bằng và hài hịa các lợi ích kinh
tế - xã hội cho tất cả mọi công dân của thành phố đồng thời môi trường sinh thái được bảo đảm an
tồn và có xu hướng ngày càng được cải thiện góp phần vào sự phát triển của các vùng lân cận.
2.2. Mối liên hệ giữa phát triển đô thị và phát triển bền vững
Phát triển đơ thị có mối liên hệ mật thiết với phát triển bền vững. Mối liên hệ này được thể
hiện đầy đủ trên cả 3 trụ cột của phát triển bền vững.
Thứ nhất, dưới khía cạnh kinh tế, đơ thị hóa vừa là yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế,
vừa là kết quả biểu hiện của tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Đô thị hoá làm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế ở đô thị dẫn đến cơ hội việc
làm, cơ hội giáo dục tại các vùng đô thị đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đơ thị hóa
dẫn tới việc gia tăng nhu cầu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường của người
dân ở đơ thị; qua đó mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong
khi đó, tăng trưởng kinh tế trên thế giới cho thấy chủ yếu đến từ khu vực đơ thị. Theo Grubler và
Fisk (2013), có đến 80% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu được tạo ra từ các thành phố. Các đô
thị là nơi cung cấp việc làm chính, là nơi năng lực sản xuất, năng suất lao động được phát huy để
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Mặc dù đơ thị hóa thường đi liền với tăng trưởng kinh tế, tuy
nhiên cũng có những bằng chứng cho thấy, đơ thị hố mất cân bằng có thể là một cản trở cho sự
phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ như q trình đơ thị hoá ở khu vực châu Phi và Sahara được ghi
nhận dù sự suy giảm kinh tế trong khu vực này là tương đối rõ ràng trong giai đoạn 1970-2000
(Grubler & Fisk, 2012).
302



RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Q trình phát triển đơ thị còn phản ánh sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động trong các ngành nghề kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng bền
vững được phản ánh trong cơ cấu lao động, việc làm của các đơ thị. Chính vì vậy, phát triển đô thị
theo hướng bền vững cũng sẽ là cơ sở và là kết quả đo lường tính bền vững của nền kinh tế.
Thứ hai, dưới khía cạnh xã hội, đơ thị hố tạo động, lực tích cực cho tăng trường kinh tế, từ đó
có thêm nguồn lực để xố đói giảm nghèo và phát triển con người ở cả vùng đô thị và nông thôn.
Ở chiều ngược lại, đơ thị hố làm thay đổi cấu trúc nhân khẩu và cấu trúc xã hội của cả khu
vực thành thị và nơng thơn. Chính vì vậy, phát triển bền vững phụ thuộc vào sự thành công trong
việc quản lý và phát triển đơ thị. Đơ thị hóa khiến các quốc gia phải đối mặt với những thách thức
như nhu cầu nhà ở, hạ tầng giao thông, việc làm, dịch vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cho
người dân vùng đô thị và lực lượng dân di cư từ thành thị ra nông thôn. Đặc biệt, người nghèo ở
đô thị cũng được cho là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi các cú sốc kinh tế, thiên tai, dịch bệnh
và biến đổi khí hậu. Ví dụ như, sự phát triển các đô thị ở châu Phi và Sahara cho thấy, tỷ lệ sinh
và tử ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực nông thôn. Kết quả này được cho là do các bệnh
truyền nhiễm dễ lây lan ở khu vực đô thị đông dân cư và điều kiện vệ sinh kém. Cư dân khu ổ
chuột thành thị phải đối mặt với nguy cơ môi trường nhiều hơn, như tình trạng ơ nhiễm, thiếu
nguồn nước sạch và vệ sinh kém dẫn tới các rủi ro về sức khoẻ gia tăng. Điều này cũng được minh
chứng ở tỷ lệ tử vong do Covid-19 đang gây ra ở khu vực thành thị các quốc gia đang phát triển
(Friesen & Pelz, 2020). Chính vì vậy, việc giải quyết bất bình đẳng ở khu vực đơ thị là chìa khóa
bảo đảm sự phát triển các đơ thị bền vững (Gaigbe-Togbe, 2015).
Thứ ba, đơ thị hóa tác động tới mơi trường một cách trực tiếp và gián tiếp. Trước hết, q
trình đơ thị hố dẫn tới việc phát triển quỹ đất đô thị và thu hẹp đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
Điều này ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của chính đơ thị và các vùng phụ cận của nó, qua đó
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững.
Thêm vào đó, mơi trường cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng tiêu dùng đi liền với quá trình đơ
thị hố. Do thu nhập cao hơn, người dân thành thị có xu hướng tiêu dùng bình qn đầu người
nhiều hơn so với người dân nông thôn. Các thành phố ngày nay chiếm từ 71 đến 76% lượng khí
thải CO2 và từ 67 đến 76% lượng sử dụng năng lượng tồn cầu (Seto và cs, 2014). Vì thế, đơ thị

hóa và phát triển bền vững có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, các chính sách phát triển
bền vững cần hướng tới việc cải thiện đời sống của dân cư thành thị và nông thôn, đồng thời tăng
cường mối liên kết giữa thành thị và nông thôn ở cả ba khía cạnh của sự phát triển bền vững là
kinh tế, xã hội và môi trường.
3. Chỉ số thành phố bền vững - công cụ thực hiện phát triển đô thị bền vững
3.1. Chỉ số thành phố bền vững
Ngày nay, việc sử dụng chỉ số đo lường hiệu quả được áp dụng ngày một rộng rãi vào việc
đo đạc, đánh giá việc thực hiện chính sách. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra lợi ích của việc sử
dụng bộ chỉ số đối với sự phát triển của thành phố. Nó là cơng cụ quan trọng để đo lường và định
303


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

lượng những cải thiện trong việc thực hiện cung cấp các dịch vụ công thông qua các quy hoạch,
kế hoạch được xây dựng (Bertuglia và cs, 2012). Sử dụng bộ chỉ số có thể phản ánh các mục tiêu
ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển của đô thị (Mega & Pedersen, 1998).
Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển các đô thị bền vững, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế
cũng đã đưa ra các bộ chỉ số đánh giá tính bền vững của các thành phố. Tuy vậy, với những khác
biệt trong cách tiếp cận, các quốc gia, tổ chức cũng đưa ra những bộ chỉ số khác nhau.
Theo Ahvenniemi (2017), có 8 khung đánh giá đã được sử dụng là:
1. Bộ chỉ số phát triển bền vững cộng đồng được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
(ISO). Với trọng tâm đánh giá chỉ số về dịch vụ thành phố và chất lượng cuộc sống tại ISO
37120 (ISO, 2014, 2018). Bộ chỉ số này đánh giá thành phố dựa trên các khía cạnh: kinh
tế, giáo dục, năng lượng, mơi trường, giải trí, sự an tồn, nơi ở, chất thải rắn, viễn thơng,
đổi mới, tài chính, khả năng cấp cứu và cứu hoả, quản trị, sức khoẻ, giao thông, quy hoạch
đô thị, nước thải, nước và vệ sinh môi trường (ISO, 2018).
2. Khung đánh giá dành cho các thành phố bền vững của châu âu (RFSC): Đây là một công
cụ đánh giá trực tuyến dành cho các bên liên quan đến quản lý và phát triển đô thị hướng
đến mục tiêu phát triển bền vững. Bộ công cụ này không dành riêng cho từng địa điểm và

có thể điều chỉnh để phù hợp với các khu vực có các hồn cảnh khác nhau.
3. Cộng đồng BREEAM (BREEAM Communities): Một phương pháp đánh giá môi trường
được mở rộng để đánh giá tính bền vững với việc xem xét các tác động xã hội và kinh tế
của sự phát triển. Cộng đồng BREEAM được áp dụng trong việc đánh giá các quy hoạch,
quản trị địa phương. Trọng tâm trong đánh giá của BREEAM là: quản trị, kinh tế và xã
hội, tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, đất và sinh thái, giao thông và sự di chuyển, và
sự sáng tạo.
4. LEED là một hướng dẫn cho phát triển khu vực (LEED ND) (LEED, 2016) được phát triển
bởi Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên (Hoa Kỳ). Đây là một chứng nhận xanh được
áp dụng cho phát triển khu vực gồm một tập hợp các tiêu chuẩn có thể đo lường để xác
định liệu sự phát triển có vượt mức chịu đựng của môi trường.
5. CASBEE là một hệ thống đánh giá tồn diện về hiệu quả mơi trường xây dựng. Nó được
thiết kế để vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vừa giảm thiểu việc sử dụng
tài nguyên. Công cụ này được áp dụng trong việc đánh giá thành phố thông qua sử dụng
phương pháp tiếp cận 3 trụ cột mấu chốt là kinh tế, xã hội và môi trường.
6. STATUS được phát triển bởi Đơn vị nghiên cứu cộng đồng và thông tin phát triển
(CORDIS) của Ủy ban châu Âu. Đây là các công cụ và mục tiêu phát triển bền vững được
áp dụng cho phát triển đô thị, một sáng kiến chung của các nhà nghiên cứu và thực hành
địa phương để phát triển khu vực. Các công cụ liên quan cho phép thiết lập các mục tiêu
hướng tới sự bền vững của đô thị.
304


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

7. SustainLane là một diễn đàn online của cộng đồng sống bền vững và lành mạnh đánh giá
các thành phố bền vững. SustainLane xếp hạng thành phố bền vững ở Hoa Kỳ với trọng
tâm hướng đến mơ hình về chất lượng cuộc sống cho mọi người và sự phát triển kinh tế
sẵn sàng đối mặt với một tương lai không chắc chắn (Lynch và cs, 2011).
8. Bộ chỉ số Đơ thị của Chương trình định cư của Liên hợp quốc: Gồm 20 chỉ số chính, 8 mục

đánh giá và 16 chỉ số mở rộng để đo lường việc thực hiện và xu hướng đạt được chương trình
nghị sự về mơi trường sống và các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (UNHSP, 2004).
Các quốc gia cũng thực hiện việc đánh giá với những bộ chỉ số khác nhau trong thực hành
phát triển các thành phố bền vững.
Tại Canada, các chỉ số thành phố bền vững được phát triển từ chương trình chỉ số thành phố
tồn cầu (GCIP). Theo đó, có hai nhóm chỉ số chính được tiến hành xem xét là: (1) Dịch vụ mà
thành phố cung cấp bao gồm giáo dục, nguồn tài chính, sự kiến tạo, dịch vụ xã hội, giao thơng,
chất thải, nước, năng lượng, việc ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, dịch vụ y tế, chất thải rắn
và quy hoạch đô thị; và (2) Chất lượng cuộc sống bao gồm sự tham gia của xã hội dân sự, kinh tế,
sự giàu có, văn hóa, mơi trường, bình đẳng xã hội, công nghệ và sự đổi mới (LGMB, 1994).
Tại Mỹ, năm 2010, nhóm làm việc về phát triển đô thị bền vững với sự tham gia của nhiều
bên liên quan từ các cơ quan chính phủ, khối tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận đã đưa ra khung
đánh giá về phát triển đô thị bền vững. Theo đó, đơ thị bền vững được đánh giá ở 3 khía cạnh: (1)
Về an sinh xã hội bao gồm sức khỏe, sự an toàn, nhà ở, khu vực sinh sống, không gian công cộng,
và tiếp cận các dịch vụ giao thông; (2) Các cơ hội kinh tế bao gồm sự đa dạng và tính cạnh tranh
trong nền kinh tế, giao thông và cơ sở hạ tầng gắn liền với việc sử dụng đất, tăng trưởng gắn liền
với tài sản, tiếp cận thị trường vốn, tín dụng, tiếp cận giáo dục, việc làm và đào tạo; và (3) Chất
lượng môi trường bao gồm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên thiên
nhiên, quản lý rác thải và ơ nhiễm, khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu; giao
thơng, ơ nhiễm tiếng ồn và hiệu quả carbon, môi trường tự nhiên đa dạng và hệ sinh thái vận hành
phù hợp (Lynch và cs, 2011).
Có thể nói, mặc dù có sự khác nhau trong các tiêu chí đánh giá, hầu hết các bộ chỉ số được sử
dụng đều xoay quanh các trụ cột chính của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.
Và sự khác biệt trong các chỉ số đánh giá ở các quốc gia phụ thuộc lớn vào điều kiện cụ thể về
kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế của các nước. Chính vì vậy, việc xem xét xây dựng bộ chỉ
số đánh giá thành phố bền vững cần bảo đảm các tiêu chí cứng như các yếu tố kinh tế, xã hội, môi
trường, bên cạnh đó cũng cần phải xem xét các chỉ số linh hoạt tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể
của các quốc gia, các thành phố cần đánh giá. Trong khung đánh giá đo lường chỉ số thành phố
bền vững do Mori & Christodoulou (2012), Mori & Yamashita (2015) đề xuất, thành phố bền vững
cần được đánh giá theo ba trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và mơi trường. Tuy

nhiên, trong q trình đánh giá cần phải bảo đảm ba yêu cầu của việc đánh giá là đánh giá tính bền
vững tương đối và tuyệt đối và đánh giá những tác động không mong muốn. Đồng thời, việc thực
305


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

hiện đánh giá cần xem xét hai chỉ số: chỉ số hạn chế và chỉ số tối đa. Nếu như chỉ số hạn chế liên
quan đến khía cạnh mơi trường và xã hội nhằm giới hạn những tác động tiêu cực tới môi trường
và bảo đảm sự công bằng trong lợi ích kinh tế ở một chừng mực có thể chấp nhận được, thì chỉ số
tối đa liên quan đến khía cạnh kinh tế và lợi ích xã hội. Theo đó phát triển bền vững là việc mang
lại những lợi ích kinh thế mà khơng có bất cứ sự đe dọa nào tới các chỉ số hạn chế.
3.2. Ý nghĩa của việc sử dụng bộ chỉ số thành phố bền vững
Với mục tiêu xây dựng các thành phố bền vững, bộ chỉ số thành phố bền vững thực hiện hai
vai trò cơ bản: hướng dẫn thực hiện xây dựng thành phố bền vững và đánh giá q trình phát triển
đơ thị.
Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến phát triển đô thị bền vững đều tập trung
nghiên cứu đánh giá các chỉ số đô thị bền vững ở khía cạnh khoa học hơn là tính thực hành của
nó. Nghiên cứu của Ahvenniemi và cộng sự (2017) tập trung làm rõ sự giống và khác nhau giữa
các bộ chỉ số thành phố thông minh và thành phố bền vững. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thành
phố thông minh chú trọng nhiều đến các khía cạnh cơng nghệ hiện đại và hai trụ cột kinh thế và
xã hội, trong khi đó thiếu hụt những đo đạc về mơi trường - khía cạnh cần nhiều sự quan tâm trong
khung đánh giá thành phố bền vững. Hay nghiên cứu của Schraven và cộng sự (2021) đối với các
nghiên cứu từ năm 1990 đến năm 2019 về các cách gọi tên khác nhau đối với thành phố bền vững
chỉ ra rằng, sự khác biệt giữa các chỉ số theo các tên gọi chủ yếu thể hiện các con đường khác nhau
được lựa chọn cho sự phát triển đô thị bền vững chứ khơng có sự đánh đổi nào đối với mục tiêu
SDG 11 về phát triển đô thị bền vững.
Bên cạnh những nghiên cứu tiếp cận bộ chỉ số ở khía cạnh khoa học về sự đánh giá, cũng có
những nghiên cứu xem xét bộ chỉ số thành phố bền vững như một hướng dẫn thực hành việc phát
triển đô thị bền vững. Nghiên cứu của Huang và cộng sự (2009) chỉ ra rằng, việc sử dụng bộ chỉ

số thành phố bền vững giúp cho việc phân tích vai trị phát triển đơ thị đối với tính bền vững của
Đài Loan. Cụ thể nghiên cứu chỉ ra rằng, môi trường tự nhiên ở đô thị là một trong những thành
phần quan trọng nhất và kinh tế đơ thị đóng một vai trị tích cực và quan trọng đối với sự phát triển
bền vững của Đài Loan. Theo Pravitasari và cộng sự (2018), việc xây dựng chỉ số đơ thị bền vững
có thể được xem là một cách tiếp cận để đánh giá việc thực hiện phát triển bền vững ở Indonesia.
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy sử dụng bộ chỉ số là một phương pháp hiệu quả để chỉ ra vị trí của
các vấn đề đối với sự phát triển bền vững. Báo cáo kết luận, việc sử dụng bộ chỉ số có thể giúp cho
việc bản đồ hóa các vấn đề của thành phố, từ đó giúp cho việc ban hành các quyết sách phù hợp
đến giải quyết vấn đề và xây dựng thành phố bền vững.
Việc đánh giá bộ chỉ số thành phố bền vững tại Trung Quốc cho thấy, mặc dù xem bộ chỉ số
vừa là công cụ để hướng dẫn thực hành phát triển đô thị, vừa là công cụ để đánh giá việc thực hiện
mục tiêu phát triển đô thị bền vững, nhưng hệ thống chỉ số vẫn gặp nhiều hạn chế trong việc hướng
dẫn thực hành đô thị bền vững. Vấn đề mấu chốt của nó là khơng có bộ phận chính thức giám sát
việc áp dụng các chỉ số này và cũng thiếu những phương pháp giám sát có hiệu quả (Shen & Zhou,
306


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

2014). Điều này đặt ra một thực tế, để bộ chỉ số có thể thực hiện được vai trị dẫn dắt q trình
phát triển bền vững ở đơ thị cần có các ngun tắc triển khai chặt chẽ và hiệu quả hơn.
4. Thực tiễn phát triển đô thị và những định hướng phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam
4.1. Thực tiễn quá trình đơ thị hóa tại Việt Nam
Q trình đơ thị hóa nhanh chóng được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng trong
quá trình phát triển của Việt Nam trong thời gian qua. Nếu như mức độ đơ thị hóa năm 1931 chỉ ở
mức 7,5%, đến năm 1989 là 22% thì đến năm 2019 đã đạt 39,2%. Trong vịng 10 năm qua, mức
độ đơ thị hóa tăng gần 10 điểm %, gần bằng 1/2 cho cả 78 năm trước đó. Năm 1999 chỉ có có 629
đơ thị, đến năm 2019 con số này đã đạt 835 đô thị (T. L. Nguyễn, 2021). Năm 1986, dân số đô thị
của Việt Nam chỉ là 11,8 triệu người, chiếm khoảng 19% tổng dân số cả nước (Phạm, 2017), đến
năm 2019, dân số thành thị là 33,1 triệu người chiếm 34,4% tổng dân số cả nước (GSO, 2020).

Bảng 1. Mức độ đơ thị hóa và số lượng đô thị ở Việt Nam giai đoạn 1931-2019
Năm

1931

1979

1989

1999

2009

2019

%

7,5

19,2

22,0

23,7

29,3

39,2

629


752

835

Số đô thị
Nguồn: (T. L. Nguyễn, 2021)

Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng đô thị ở Việt Nam cũng từng bước được cải
thiện. Hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ phát triển, không gian xanh được mở rộng, khu thương mại, dịch
vụ, giải trí phát triển, mở rộng. Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư mới, nâng cấp. Đến nay, tỷ
lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 88%; tỷ
lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm còn khoảng 20%. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại đô thị
đạt khoảng 86%. Diện tích bình qn sàn nhà ở tồn quốc đạt 24,25 m2/người. Chất lượng các
cơng trình xây dựng về cơ bản được bảo đảm, đáp ứng được nhu cầu của người dân đô thị (T. L.
Nguyễn, 2021).
Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, q trình đơ
thị hóa trong thời gian qua cũng nảy sinh nhiều vấn đề thách thức sự phát triển ở đô thị cũng như
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
Thứ nhất, đơ thị hóa gây sức ép rất lớn lên hệ sinh thái. Quá trình đơ thị hóa nhanh chóng ở
Việt Nam đã dẫn đến một số bất cập như tình trạng mở rộng đơ thị có mật độ thấp, sử dụng đất đai
chưa hiệu quả (T. L. Nguyễn, 2021). Q trình đơ thị hóa mở rộng sang khu vực nơng thơn dẫn
tới tình trạng mất đất trong sản xuất nông nghiệp và suy giảm hệ thống thảm thực vật và hệ thống
ao hồ (Phạm, 2017). Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn thách thức về an ninh
lương thực và chất lượng cuộc sống cả vùng thành thị và nông thơn.
Thứ hai, đơ thị hóa ở Việt Nam đã và đang góp phần làm ơ nhiễm và suy thối mơi trường
nghiêm trọng ở đô thị và các khu vực lân cận. Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 nước ô nhiễm
307



QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

khơng khí ở châu Á; bụi mịn và chất lượng khơng khí ln ở mức báo động tại các thành phố, đặc
biệt là các thành phố lớn (T. H. Nguyễn, 2019). Trong khi đó, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa hồn
chỉnh và khơng đồng bộ, chưa thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Hệ thống cây xanh,
công viên cũng như các hạ tầng kỹ thuật khác không đáp ứng yêu cầu của người dân đô thị (T. L.
Nguyễn, 2021).
Thứ ba, đơ thị hóa đang làm nảy sinh các vấn đề xã hội của đô thị ở Việt Nam. Dân số đô thị
tăng nhanh do di cư khó kiểm sốt, trong khi kết cấu hạ tầng không đủ đáp ứng đã làm nảy sinh
các vấn đề xã hội tại các đô thị lớn như nhà ở, nước sinh hoạt, tệ nạn xã hội. Nhiều khu nhà ổ
chuột, nhà trên kênh rạch, nhà tạm xuất hiện, nhất là ở các đô thị lớn, như Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Hải Phịng, Cần Thơ. Khoảng cách về mức sống giữa khu vực đô thị và khu vực nông
thôn ngày càng chênh lệch; tệ nạn xã hội khu vực đô thị ngày càng phức tạp (T. L. Nguyễn, 2021).
Thứ tư, trong cơng tác quản lý q trình phát triển đơ thị cịn một số vấn đề tồn tại như: chính
sách và hệ thống cơ sở pháp lý cịn chồng chéo dẫn tới việc phối hợp giữa các bộ ngành, địa
phương chưa thực sự hiệu quả; công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch còn thiếu đồng bộ;
các mơ hình phát triển đơ thị chưa rõ ràng; việc lồng ghép các tiêu chí bền vững vào phát triển đô
thị thực hiện chưa được hiệu quả; việc phân loại đơ thị cịn có yếu tố bất hợp lý dẫn đến kích thích
các địa phương chạy theo thành tích, mở rộng quy mô các đô thị và đầu tư quá mức, không quan
tâm đến các chỉ tiêu thực chất (T. L. Nguyễn, 2021).
4.2. Thực tiễn triển khai áp dụng các mơ hình đơ thị trong phát triển đơ thị ở Việt Nam
Trong thời gian qua, một số đô thị tại Việt Nam cũng đã có những hướng đi trong việc tìm
kiếm các mơ hình phát triển thích hợp cho địa phường, đồng thời hướng tới các yêu cầu về phát
triển đô thị bền vững như đô thị thông minh, đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị nén,… và chỉ số
cho các mơ hình tương ứng cũng đã được các đô thị sử dụng như một công cụ đánh giá và định
hướng cho sự phát triển của mình. Điển hình cho việc triển khai các mơ hình đó là thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành
đơ thị thơng minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025” bắt đầu được triển khai. Theo
đó, mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, thành phố sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững,

trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đô thị. Mục tiêu
tổng quát đến năm 2020 của thành phố là: (1) Bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hướng đến kinh
tế tri thức, kinh tế số; (2) Quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; (3) Nâng cao chất lượng môi
trường sống và làm việc; và (4) Tăng cường sự tham gia quản lý của người dân (Quyết định
6179/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ
thị thơng minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025, 2017).
Theo báo của của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, sau hai năm thực hiện, giai đoạn I của Đề
án đã thu được những kết quả ban đầu như: thành lập được quy chế khai thác kho dữ liệu dùng
chung và dữ liệu mẫu; trung tâm điều hành được hoàn thành; các trung tâm dự báo và mô phỏng
308


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

phát triển kinh tế - xã hội bước đầu phát huy có hiệu quả trong công tác dự báo chỉ tiêu tăng trưởng
và các kịch bản tăng trưởng; thí điểm thành cơng hai mơ hình thí điểm đơ thị thơng minh tại Quận
1 và Quận 12. Với những kết quả đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trong giai đoạn
sau theo hướng triển khai đại trà các lĩnh vực, khu vực khác của thành phố (Lê, 2020).
Tại thành phố Đà Nẵng, năm 2008, Đà Nẵng chính thức triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng
- Thành phố môi trường” thực hiện đến năm 2020 theo Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày
21/08/2008 nhằm mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố môi trường”, với 10 chỉ tiêu
cho 3 tiêu chí: (1) Chất lượng mơi trường khơng khí gồm chỉ số ơ nhiễm khơng khí, độ ồn tại khu
dân cư và đường phố, tỷ lệ các nhà máy kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí, diện tích khơng gian xanh
đơ thị bình qn trên người; (2) Chất lượng môi trường nước gồm tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch
bình quân, tỷ lệ chất lượng nước đạt yêu cầu tại các khu vực sông, ven biển, hồ và nước ngầm, tỷ
lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý, tỷ lệ nước thải công nghiệp đạt yêu cầu xả thải và (3) Chất
lượng môi trường đất gồm tỷ lệ gom chất thải rắn sinh hoạt, tỷ lệ tái sử dụng chất thải rắn công
nghiệp (Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”, 2008).
Sau 12 năm thực hiện, theo đánh giá, Đà Nẵng đã đạt được kết quả tích cực với việc hồn

thành 7/10 chỉ tiêu đặt ra. Quan trọng hơn đó là việc ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường tại
Đà Nẵng ngày càng được quan tâm, thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân, các doanh
nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Thành phố Đà Nẵng được các bộ, ngành, các tổ chức trong và ngoài
nước ghi nhận, đánh giá cao và đạt nhiều giải thưởng, chứng nhận trong nước và quốc tế về phát
triển, quản lý đô thị, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu. Một số giải thưởng danh giá gồm: một trong 11 thành phố bền vững về mơi trường của
ASEAN (năm 2011); là đơ thị có khơng khí sạch và có hàm lượng cacbon phát thải thấp của châu
Á (năm 2012); là thành phố phong cảnh châu Á (năm 2013); là đô thị xuất sắc trong phong trào
xây dựng đô thị xanh sạch đẹp, thành phố xuất sắc trong chuyển đổi (năm 2015); là Thành phố
Xanh quốc gia của Việt Nam (năm 2018) (Quyết định 1099/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng Ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn
2021-2030, 2021).
Tương tự như Đà Nẵng, thành phố Hội An cũng bắt đầu thực hiện mục tiêu xây dựng thành
phố Hội An - thành phố sinh thái vào năm 2009. Theo đó, một số chỉ tiêu phân đấu cho thành phố
sinh thái Hội An vào năm 2030 là: (1) Diện tích đất giao thơng đạt hơn 22 m2/người; (2) Cây xanh
công cộng hơn 21 m2/người; (3) Nước sạch cho người dân đạt 100%; (4) chất lượng khơng khí,
tiếng ồn, tỉ lệ nước thải sinh hoạt đạt 90 - 100% theo TCVN; (5) Tỉ lệ gia đình khơng xả rác thải,
thu gom chất thải rắn đạt 100%. Ngoài ra, trên 30 tiêu chí khác quan trọng với đời sống dân sinh
và văn hóa của thành phố cũng đạt 85 - 100% (Xây dựng Hội An thành đô thị sinh thái, 2009).
Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong phương hướng phát triển Hội An đến năm 2030
với các nhóm tiêu chí cơ bản: (1) Đảm bảo mơi trường tự nhiên: “Thoáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
309


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

với 19 tiêu chí; (2) Đảm bảo mơi trường xã hội: “Thuận tiện - An toàn - Văn minh - Thân thiện và
có bản sắc địa phương” với 12 tiêu chí; và (3) Đảm bảo sự bền vững với 11 tiêu chí.
Tóm lại, cùng với chiến lược phát triển đơ thị gắn với các tiêu chí phân loại đơ thị, trong
những năm gần đây, chiến lược phát triển đô thị gắn với các mơ hình đơ thị bền vững phù hợp với

bối cảnh địa phương khác nhau tại Việt Nam đang là một xu hướng được quan tâm nhiều nhất. Sự
lựa chọn hướng phát triển này có thể xem như là vừa đáp ứng xu hướng phát triển chung trên thế
giới gắn với các giá trị căn bản của phát triển bền vững đồng thời phát huy được ưu điểm, đặc thù
của từng địa phương, vùng, miền nhằm xây dựng các đơ thị có bản sắc đáp ứng ngày một cao hơn
yêu cầu của sự phát triển đô thị hướng tới mục tiêu xây dựng các thành phố dành cho tất cả mọi
người, an tồn, có khả năng chống chịu và bền vững.
5. Kết luận
Thực tế hơn một nửa dân số thế giới sống ở khu vực thành thị và đơ thị hóa là một trong trong
những xu thế ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển. Vì vậy, việc làm rõ những định hướng cho sự phát triển đô thị bảo đảm hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Những lý thuyết và bài học quốc tế về phát triển
đô thị cho thấy, việc sử dụng các bộ chỉ số làm thước đo đánh giá sự phát triển đồng thời định
hướng cho mục tiêu phát triển nên được áp dụng nhằm hướng tới phát triển các đô thị bền vững.
Việc tồn tại nhiều bộ chỉ số khác nhau cho định hướng và đánh giá sự phát triển của đô thị
phản ánh thực tế việc xây dựng các mục tiêu phát triển đô thị cần được đặt trong bối cảnh, đặc thù
của các đô thị, mong muốn của người dân cũng như chính quyền. Tuy vậy, những giá trị cốt lõi
của phát triển bền vững ở các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường phải được bảo đảm trong việc
đánh giá. Đặc biệt, trong khi khía cạnh kinh tế, xã hội cần được xem xét một cách tương đối và có
những tiêu chuẩn khác nhau giữa các khu vực, các vùng khác nhau, việc đánh giá khía cạnh mơi
trường cần được bảo đảm theo những tiêu chuẩn thống nhất phù hợp nhất cho từng giai đoạn.
Đối với Việt Nam, đô thị hóa đã và đang đáp ứng nhu cầu phát triển ngày một cao của người
dân cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, đơ thị hóa cũng đặt ra
những vấn đề, thách thức cần phải được giải quyết. Những đe dọa về nguồn tài ngun ngày một
khan hiếm, suy thối, ơ nhiễm môi trường ngày một trầm trọng, những vấn đề xã hội ở đô thị đang
ngày càng trở thành những bức xúc xã hội, đã đặt ra những yêu cầu mới cho phát triển đô thị.
Những hạn chế trong cách tiếp cận truyền thống về phát triển đô thị gắn với liền với những tiêu
chí phân loại đơ thị khơng phản ánh hết được bản chất và mong muốn về phát triển thực chất và
bền vững. Vì vậy, những thử nghiệm ban đầu ở một số địa phương trong việc sử dụng các mơ hình
khác nhau của đơ thị bền vững với các bộ chỉ số thành phố bền vững là những gợi mở cho việc
hình thành và phát triển các bộ chỉ số, bộ công cụ đánh giá và định hướng phát triển đơ thị bền

vững. Để c có những gợi ý, đề xuất chính sách hiệu quả hơn cho việc sử dụng cách tiếp cận bộ chỉ
số cho việc thực hiện phát triển đơ thị, rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu, đa chiều, liên
ngành để làm rõ hơn những vấn đề cơ bản, cốt yếu trong cách tiếp cận này, từ đó có thể vận dụng
thành công trong việc thực hiện phát triển các đô thị bền vững tại Việt Nam.
310


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Tài liệu tham khảo
1. Abbas, H., Shaheen, S., Elhoseny, M., Singh, A. K., & Alkhambashi, M. (2018). Systems
thinking for developing sustainable complex smart cities based on self-regulated agent systems
and fog computing. Sustainable Computing: Informatics and Systems, 19, 204-213.
/>2. Ahvenniemi, H., Huovila, A., Pinto-Seppä, I., & Airaksinen, M. (2017). What are the
differences
between
sustainable
and
smart
cities?
Cities,
60,
234-245.
/>3. Bertuglia, C. S., Clarke, G. P., & Wilson, A. G. (2012). Modelling the city: Performance,
policy and planning. Routledge.
4. Bibri, S. E. (2021). Data-driven smart sustainable cities of the future: An evidence
synthesis approach to a comprehensive state-of-the-art literature review. Sustainable Futures, 3,
100047. />5. Burnett, J. (2007). City buildings—Eco-labels and shades of green! Landscape and Urban
Planning, 83(1), 29-38. />6. Castells, M. (2000). Urban sustainability in the information age. City, 4(1), 118-122.
/>7. Friesen, J., & Pelz, P. F. (2020). COVID-19 and Slums: A Pandemic Highlights Gaps in

Knowledge About Urban Poverty. JMIR Public Health and Surveillance, 6(3), e19578.
8. Gaigbe-Togbe, V. (2015). The impact of socio-economic inequalities on early childhood
survival: Results from the demographic and health surveys. United Nations, Population Division,
Technical Paper, 1, 30.
9. Grubler, A., & Fisk, D. (2012). Energizing sustainable cities: Assessing urban energy.
Routledge.
10. GSO. (2020). Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
/>11. Huang, S.-L., Yeh, C.-T., Budd, W. W., & Chen, L.-L. (2009). A Sensitivity Model (SM)
approach to analyze urban development in Taiwan based on sustainability indicators.
Environmental impact assessment review, 29(2), 116-125.
12. Lê, T. (2020). Đề án Đô thị thông minh của TPHCM đang được triển khai ra sao? Cổng
Thơng tin điện tử thành phồ Hồ Chí Minh. />13. LGMB. (1994). A framework for local sustainability: A response by UK Local
Government to the UK Government’s first strategy for sustainable development. Luton : Local
Government Management Board.
311


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

14. Lynch, A. J., Andreason, S., Eisenman, T., Robinson, J., Steif, K., & Birch, E. L. (2011).
Sustainable urban development indicators.
15. Mega, V., & Pedersen, J. (1998). Urban Sustainability Indicators; European Foundation
for the Improvement of Living and Working Conditions: Dublin, Ireland, 1998. ISBN 92-8284669-5.
16. Mori, K., & Christodoulou, A. (2012). Review of sustainability indices and indicators:
Towards a new City Sustainability Index (CSI). Environmental Impact Assessment Review,
32(1), 94-106. />17. Mori, K., & Yamashita, T. (2015). Methodological framework of sustainability assessment
in City Sustainability Index (CSI): A concept of constraint and maximisation indicators. Habitat
International, 45, 10-14. />18. Nguyễn, T. H. (2019). Ơ nhiễm khơng khí đơ thị-Thực trạng và giải pháp. Tổng Cục
Thống Kê, Con Số và Sự Kiện. />19. Nguyễn, T. L. (2021). Nhận diện vấn đề đô thị và quản lý phát triển đô thị khi đất nước
dần trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tạp Chí Cộng Sản.

/>20. Phạm, Đ. N. (2017). Phát triển kiến trúc bền vững, kiến trúc xanh ở Việt Nam. Nxb. Trí
Thức.
21. Pravitasari, A. E., Rustiadi, E., Mulya, S. P., & Fuadina, L. N. (2018). Developing
regional sustainability index as a new approach for evaluating sustainability performance in
Indonesia. Environ. Ecol. Res, 6, 157-168.
22. Quyết định 1099/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Ban hành Đề án
“Xây dựng Đà Nẵng - thành phố Môi trường” giai đoạn 2021-2030. (2021).
/>23. Quyết định 6179/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Hồ Chí
Minh trở thành đơ thị thơng minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025. (2017).
/>24. Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
Đề án “Xây dựng Đà Nẵng-Thành phố Môi trường”, (2008). />312


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

25. Schraven, D. (2021). Past, present, future: Engage with sustainable urban development
through 35 city labels in the scientific literature 1990-2019. Journal of Cleaner Production, 292
(2021). />26. Seto, K. C., Dhakal, S., Bigio, A., Blanco, H., Delgado, G. C., Dewar, D., Huang, L.,
Inaba, A., Kansal, A., & Lwasa, S. (2014). Human settlements, infrastructure and spatial planning.
27. Shen, L., & Zhou, J. (2014). Examining the effectiveness of indicators for guiding
sustainable urbanization in China. Habitat International, 44, 111-120.
28. UNDESA. (2019).
((ST/ESA/SER.A/420).).

World

Urbanization

Prospects:


The

2018

Revision

29. UN-HABITAT. (2020). The New Urban Agenda.
30. WCED. (1987). Report of the World Commission on Environment and Development:
Our Common Future. Accessed Feb, 10, 1-300.
31. Xây dựng Hội An thành đô thị sinh thái (2009). Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng.
/>
313



×