Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự hình thành và phát triển thanh nhạc trên thế giới - Các phương pháp đào tạo thanh nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.54 KB, 6 trang )

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THANH NHẠC TRÊN THẾ GIỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO THANH NHẠC
Nguyễn Thị Lưu An1
1. Chương trình âm nhạc
TĨM TẮT
Nghệ thuật Thanh nhạc trên thế giới được hình thành và phát triển từ thời trung cổ, xuất
hiện trong nhà thờ và sau đó chuyển biến mạnh mẽ trong âm nhạc thế tục. Trải qua nhiều thế
kỳ, nghệ thuật thanh nhạc đã có những bước chuyển mình lớn, đề ra phương pháp đào tạo
thanh nhạc với những kỹ thuật hát cao và mang tính khoa học. Đặc biệt, trong thời kỳ Phục
Hưng ở châu Âu đã từng bước hình thành những trường âm nhạc - đào tạo thanh nhạc có hệ
thống với chương trình học cụ thể cho các loại giọng hát và nhiều thể loại như romance, ca
kịch,… Đỉnh cao là các trường phái thanh nhạc cổ điển gắn liền với nghệ thuật Bel canto của
Italia và châu Âu đã hình thành và phát triển đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của toàn nhân
loại, và đó là những kiến thức được ứng dụng thiết thực cho sự phát triển đào tạo thanh nhạc
ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Hình thành, phát triển, nghệ thuật thanh nhạc, phương pháp đào tạo.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ca hát là một môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ. Tuy là âm nhạc, nhưng cơ
quan tạo nên giọng hát của con người khác xa với những nhạc cụ bình thường. Có thể gọi là
một nhạc cụ sống với sức mạnh biểu hiện lớn lao. Khả năng phổ cập rộng rãi. Đã làm cho nghệ
thuật ca hát trở thành một phương tiện truyền cảm giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và giải
trí vơ cùng quan trọng. Nghệ thuật ca hát ra đời cùng với sự xuất hiện tiếng nói của lồi người.
Khi con người biết trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ. Cũng là lúc họ đã biết biểu hiện tình cảm
của mình bằng cách ca hát.
Một giọng hát đẹp mới chỉ dừng lại có tố chất, cịn muốn giọng hát hay thì phải phát triển
giọng hát thông qua luyện tập kỹ thuật thanh nhạc, từ đó mới có được giọng hát hồn hảo.
Nhiệm vụ quan trọng đối với người hát và học hát đó là ln phải luyện tập kỹ thuật thanh nhạc
để hồn thiện giọng hát và duy trì lâu dài. Trong suốt thời kỳ phát triển của loài người, thanh
nhạc cũng đã từng bước hình thành và phát triển thể hiện qua các tác phẩm âm nhạc và các kỹ
thuật luyện tập giọng hát.
Các tác phẩm âm nhạc có tác dụng phản ánh tư tưởng, cảm xúc cũng như tác động mạnh
mẽ và sâu sắc đến trí tuệ của con người. Nó làm rung động tình cảm lắng đọng trong tâm hồn


của mỗi con người. Chắp cánh cho sức tưởng tượng được bay bổng, làm giàu nhựng giá trị
thẩm mỹ của mọi người, giúp mỗi người nhận thức, yêu đời và yêu cuộc sống hơn. Trong âm
nhạc, thanh nhạc gắn liền với ngôn ngữ. Bởi thế, nó có được vị trí vơ cùng quan trọng trong đời
sống văn hóa, sinh hoạt của con người trong xã hội.
74


Với những nền tảng đào tạo thanh nhạc trên thế giới sẽ là chiếc chìa khóa giúp cho những
người làm cơng tác đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam có thể sáng tạo trong chun mơn, cũng như
phát huy tính ứng dụng trong công tác đào tạo nhằm mục tiêu đào tạo tài năng ca hát cũng như
góp phần giữ gìn, phát triển giá trị văn hố âm nhạc truyền thống của dân tộc ta thông qua âm nhạc.
2. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THANH NHẠC
2.1. Thanh nhạc trước thế kỷ XVII- XVIII
- Thời kỳ Cổ đại: Giai đoạn từ khi loài người xuất hiện biết nói, có chữ viết đến thế kỷ V
sau Cơng ngun. Lúc này người cổ sơ thường nói to và vang hàng ngày để truyền tin, kêu gọi,
cầu cứu… Đây chính là kỹ thuật sử dụng giọng hát to, vang, rõ lời. Ca hát như “hị, dơ” bắt
nguồn từ cuộc sống lao động của họ, họ đã biết thống nhất động tác khi thực hiện ca hát. Âm
nhạc có làn điệu, lời ca đơn giản với các hình thức hát một bè, giai đoạn này biểu diễn đồng ca
nam chiếm ưu thế hơn đồng ca nữ.
Âm nhạc Hy Lạp cổ đại: Giai điệu và lời thơ gắn bó chặt chẽ với nhau. Âm nhạc chủ yếu
là những bài dân ca hoặc tự sáng tác theo dân ca. Dân ca là giá trị tinh thần của những người
lao động, vì thế nó thể hiện sự gần gũi với tất cả mọi người. Thể loại Thanh nhạc thời bấy giờ
là Epich và Lirich.
- Thời kỳ Trung cổ: Âm nhạc nhà thờ bắt đầu phát triển. Các thể loại nhạc hát chiếm ưu
thế chủ yếu trong nhà thờ là Him, Xêcăng, Trôp, Gregory, hát Tích Thánh. Chúng ta có thể hiểu
hát Tích Thánh là cơ sở cho sự phát triển thể loại như Oratorio sau này. Lúc này, thánh ca
Grégorie (Gregorian, Gregory) rất được chú trọng. Sự phát triển của hát bè được góp phần bởi
các thể loại như conduct, mote…Hát đồng ca nam được thể hiện một bè là chính. Giai đoạn này
kỹ thuật hát chưa phát triển, cách hát cịn thơ, giọng hát thể hiện cịn cứng. Đây chính là giai
đoạn bắt đầu đặt nền móng cho kỹ thuật thanh nhạc sau này, kỹ thuật hát hài hòa đã được chú

ý và từng bước phát triển.
Thanh nhạc thời kỳ trung cổ bao gồm các dịng là thanh nhạc phục vụ trong tơn giáo và
thanh nhạc thế tục. Thanh nhạc trong tôn giáo là các bài thánh ca, tố ca và các bài tụng ca...
nhằm truyền bá tư tưởng, giáo lý đạo Cơ đốc. Thanh nhạc trong đời sống thế tục là những bài
hát phản ánh đời sống lao động, sinh hoạt của đơng đảo các tầng lớp nhân dân. Hai dịng âm
nhạc này đã song song tồn tại và hỗ trợ nhau để cùng phát triển.
-Thời kỳ phục hưng: Thời kỳ phục hưng (renaissance) được bắt đầu từ thế kỷ XIV đến
cuối thế kỷ XVI. Ở Italia, âm nhạc chịu ảnh hưởng tư tưởng văn nghệ phục hưng và có bước
chuyển biến mạnh mẽ từ âm nhạc nhà thờ đến âm nhạc thế tục. Những thành tựu của âm nhạc
thời kỳ này có thể kể đến một số điểm nổi bật về các mặt như:
Thể loại: Sự phát triển của romance rất mạnh mẽ, romance là các ca khúc nghệ thuật đã
làm phong phú thể loại trong thanh nhạc. Các nhà nghiên cứu về thanh nhạc đã khẳng định
rằng: Romance chiếm vị trí chủ chốt trong kho tàng tác phẩm thanh nhạc. Ngoài romance, các
thể loại thanh nhạc khác như song ca, tam ca cho đến hợp xướng cũng được phát triển.
Thể loại thứ hai phải kể đến là Ca kịch. Sự ra đời của Ca kịch thời kỳ phục hưng đã ảnh
hưởng sâu sắc đến ca kịch các nước châu Âu sau này. Đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng
được nâng cao của xã hội, kỹ thuật ngày càng cao của nhạc sỹ sáng tác và các nghệ sỹ biểu diễn
đã xuất hiện các trường phái thanh nhạc.
75


2.2. Thanh nhạc thời kỳ Baroque
Âm nhạc thời kỳ Baroque kế thừa tư tưởng âm nhạc thời kỳ phục hưng. Những thành quả
âm nhạc thời kỳ phục hưng đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện nghệ thuật opera trong thế kỷ XVII,
trở thành động lực phát triển và hoàn thiện các thể loại, hệ thống mới trong thời kỳ baroque.
Ngoài ra, nhân tố tác động, hỗ trợ cho sự ra đời, phát triển opera thời kỳ này chính là việc đào
tạo thanh nhạc bel canto. Sau này, bel canto đã có mối quan hệ mật thiết với opera, cùng song
song phát triển, việc đưa opera và đào tạo thanh nhạc bel canto đã cho thấy sự phát triển của
thanh nhạc và cho thấy ca hát có kỹ thuật đã bước vào kỷ nguyên mới. Các nhà nghiên cứu cho
rằng: Đóng góp cho sự phát triển của thanh nhạc, khơng một thời đại nào có thể thay thế vai trị

lịch sử và sự cống hiến to lớn, độc đáo của thời đại baroque.
Thanh nhạc thời kỳ Baroque với tư tưởng trào lưu chủ nghĩa khai sáng thế kỷ XVIII: Tư
tưởng này đã ảnh hưởng rất lớn đến âm nhạc nói chung và thanh nhạc nói riêng. Về thể loại âm
nhạc, khí nhạc và opera thời kỳ này đều đạt được những thành tựu to lớn: khí nhạc với các thể
loại như liên khúc, concerto; opera đã xuất hiện opera buffa và cải cách opera seria. Đặc biệt
thời kỳ này đã xuất hiện những nhạc sỹ, nghệ sỹ bậc thầy, có vị trí quan trọng trong lịch sử âm
nhạc và nghệ thuật thanh nhạc thế giới như Antonio Vivaldi (1678-1741), Jaen Philipe Rameau
(1683-1764), Johann Sebastian Bach (1685-1750), George Frideric Handel (1685-1759).
Như vậy, có thể thấy ở thế kỷ XVIII, thành tựu lớn nhất của thanh nhạc vẫn là opera với
sự cải cách opera của Christoph Willibard Gluck (1714-1787).
2.3. Thanh nhạc thời kỳ cổ điển Vienne
Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa khai sáng, từ nửa cuối thế kỷ XVIII ở Đức đã xuất hiện
những nhân vật vĩ đại, đó là các triết gia Kant, Hegel; các nhà thơ Goethe, Schiller mà tư tưởng
của họ đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa nghệ thuật châu Âu và thế giới. Trong thời kỳ
này, âm nhạc Đức - Áo cũng xuất hiện những nhạc sỹ vĩ đại thế giới như Haydn, Mozart,
Beethoven. Với những cống hiến to lớn của Bach, Handel, vị thế âm nhạc của Đức đã dần được
khẳng định.
Thủ đô Vienne của nước Áo đã trở thành trung tâm nghệ thuật âm nhạc châu Âu. Tiếp
thu truyền thống âm nhạc của Bach, Handel... Các nhạc sỹ Haydn, Mozart, Beethoven đã lập
nên thời kỳ âm nhạc cổ điển Vienne với những thành tựu vơ cùng to lớn về cả khí nhạc cũng
như thanh nhạc. Haydn với các sáng tác những thể loại lớn cho thanh nhạc; Mozart không chỉ
thành công rực rỡ về opera mà còn là nhà cách tân opera; Beethoven mặc dù khơng viết nhiều
cho thanh nhạc nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác ca khúc Đức sau này.
2.4. Thanh nhạc thời kỳ Lãng mạn
Bước vào thế kỷ XIX, thanh nhạc châu Âu có những biến chuyển rất lớn. Nếu như trước
thế kỷ XIX người ta cho rằng chỉ có opera mới là nghệ thuật thanh nhạc chính quy, cao thượng,
trang nhã, cịn các ca khúc khơng được coi trọng thì trong thời kỳ âm nhạc lãng mạn, ca khúc
nghệ thuật (romance) đã được mọi người đánh giá cao và họ rất coi trọng. Hầu hết các nhạc sỹ
đều có những sáng tác thể loại thanh nhạc này. Nhờ có thơ trữ tình của các nhà thơ như Goethe,
Schiller, Heine... Ca khúc lãng mạn được nâng lên một tầm cao mới, các ca khúc này đã thể

hiện sự hoàn hảo và phong phú, nhất là với các tác phẩm của các tác giả Schubert, Schumann,
Webert, Mendelssohn...
76


Nửa cuối thế kỷ XIX, nghệ thuật thanh nhạc châu Âu có những đột phá: các nước như
Tây Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Tiệp Khắc, Hungary và Nga bắt đầu hình thành
trường phái âm nhạc dân tộc. Các tác giả đã chịu ảnh hưởng của âm nhạc thời kỳ lãng mạn, họ
viết các tác phẩm mang đậm màu sắc âm nhạc dân tộc mình như Nga, Tiệp Khắc, Hungary, Ba
Lan... phục vụ cho cuộc sống tinh thần của mọi người.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO THANH NHẠC
3.1. Một số phương pháp đào tạo thanh nhạc trên thế giới
Theo các nhà nghiên cứu, việc đào tạo thanh nhạc đã có từ thế kỷ IV. Từ thế kỷ IV đến
thế kỷ VI là giai đoạn chuyển hóa từ đào tạo tự nhiên sang đào tạo có ý thức. Từ thế kỷ VII, khi
Giáo hoàng Grigori le Grand mở trường dạy nhạc tại Lateran, được gọi là "thời kỳ đầu đào tạo
thanh nhạc" với trung tâm - cái nôi Italia. Trong đào tạo thanh nhạc, phương pháp ca hát ngày
càng được coi trọng, hình thành lớp người chuyên dạy hát. Việc đào tạo thanh nhạc thời kỳ này
đã đạt được những thành tựu quan trọng, đó là việc việc hình thành một phương pháp có hệ
thống trong đào tạo thanh nhạc. Trong thanh nhạc đã có sự phân chia các loại giọng nữ cao, nữ
trung, nam cao, nam trầm; phân biệt khu vực cộng minh của giọng đầu, giọng ngực, giọng cổ...
[1; 25-48]. Các khái niệm về hơi thở, giả thanh, nguyên âm, phụ âm đã được đề cập, có phương
pháp đào tạo cho từng giọng và từng âm khu. Ở Italia, ngay từ thế kỷ XII - XIII trong các trường
dạy thanh nhạc đã có chương trình giảng dạy cho từng buổi với các kỹ thuật được phân chia
một cách khá chi tiết và bài bản.
Thế kỷ XVI - XVII, Italia bắt đầu đào tạo thanh nhạc theo phương pháp bel canto, đào
tạo các ca sỹ bel canto biểu diễn opera seria. Nghệ thuật thanh nhạc bel canto là lối hát hay với
giọng hát đẹp hào hoa, có phong cách riêng hát aria và thể hiện kỹ xảo ca hát cực kỳ khó và cao
siêu. Đào tạo thanh nhạc bel canto thế kỷ XVII - XVIII gồm hai giai đoạn là giai đoạn khởi đầu
và giai đoạn hình thành của phương pháp bel canto. Đào tạo thanh nhạc bel canto gắn liền với
quá trình nghiên cứu, thực tế giảng dạy của những nhà sư phạm lỗi lạc như Caccini, Tosi,

Pistocchini, Bernachi, Porpra và Mancini. Caccini là người đứng đầu bel canto tại Florence.
Ơng đã cho ra mắt cơng trình “Âm nhạc mới” đề cập cụ thể đến vấn đề phương pháp ca hát,
trình bày quan điểm của ơng về huấn luyện cơ bản, luyện kỹ xảo và về lý thuyết thanh nhạc.
Tosi đề cập đến vấn đề về ngẫu hứng, về recitativo và về tư cách người thầy. Mancini đề cập
đến vấn đề về phát âm, về khoang miệng, về tư thế, về mặt huấn luyện và về kỹ xảo…
Từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thể kỷ XIX các tác phẩm opera mang đặc trưng phong
cách bel canto của Rossini, Donizetti và Bellini đã đưa lối hát bel canto đang đà suy thoái một
lần nữa phát triển lên đến đỉnh cao. Vì vậy, người ta gọi tác phẩm opera của ba nhà soạn nhạc
này là “opera bel canto”. Trong opera bel canto, các tác giả chú trọng đến các aria ngắn có giai
điệu đẹp, có thể phát huy ưu thế giọng hát và kỹ thuật thanh nhạc của ca sỹ. Các ca sỹ bel canto
lại tìm thấy đất dụng võ của mình trên sân khấu opera. Đây chính là “thời đại hồng kim lần
thứ hai” trong lịch sử nghệ thuật thanh nhạc.
Thế kỷ XIX, dựa vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta đã vận dụng những
thành tựu của các ngành sinh lý học, vật lý học để nghiên cứu và giải thích bằng khoa học về
phương pháp phát thanh âm trong quá trình học tập, rèn luyện giọng hát. Trải qua quá trình đào
tạo lâu dài, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp phương pháp giảng dạy thanh nhạc theo các mô
77


hình: (a). Phương pháp mơ phỏng mang tính truyền nghề; (b). Phương pháp giáo tài, rèn luyện
cách hát đúng, bồi dưỡng về tiếng vang, kỹ xảo âm thanh và cách biểu cảm âm nhạc thông qua
các bài luyện giọng; (c). Phương pháp dựa trên cơ chế hoạt động của bộ máy thanh âm, điều
chỉnh vị trí và sự hoạt động của bộ máy thanh âm để đạt được cách hát phù hợp với quy luật
hoạt động sinh lý của con người [1; 46].
Từ đầu thế kỷ XIX, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa, thành quả của bel canto,
trên thế giới đã xuất hiện hai trường phái lớn đào tạo thanh nhạc, tiêu biểu cho hai khuynh
hướng chủ yếu trong phương pháp giảng dạy bel canto ở châu Âu, đó là trường phái Lamperti
kiên trì theo phương pháp đào tạo theo chủ nghĩa kinh nghiệm để giải quyết cách phát âm của
tiếng hát và trường phái Garcia dựa trên những nghiên cứu khoa học để giải quyết cách phát
âm, để cách phát âm giọng hát phù hợp với quy luật hoạt động sinh lý. Cả hai trường phái đều

đã đào tạo được rất nhiều các ca sỹ kiệt xuất.
Trường phái thanh nhạc Lamperi: Lamperi là nhà sư phạm âm nhạc lỗi lạc Italia thế kỷ
XIX. Ông giới thiệu cách học hát và cách sáng tác các bài luyện thanh vocalize. Ông đã tiến hành
việc phân chia giọng hát của nam và nữ. Về hơi thở, ông phân chia thành các bước trong huấn
luyện với các sắc thái cường độ khác nhau. Về rèn luyện, xử lý liền giọng (legato), âm luyến
(portamento), âm nẩy (staccato), âm lớn dần (crecendo) và các vấn đề về luyện giọng, nhả chữ.
Trường phái thanh nhạc Lamperti với “kỹ xảo ca hát của bel canto” với các nghiên cứu,
đào tạo giọng nữ, giọng nam; về phát âm ngôn ngữ và về aria.
Trường phái thanh nhạc của Garcia với cơng trình nghiên cứu “báo cáo nghiên cứu về
giọng hát”, phân chia hai âm khu của giọng hát là âm khu giọng ngực và âm khu giọng đầu giả thanh. Về âm sắc, Garcia II cho rằng mỗi âm khu có một đặc điểm và tính chất riêng.
Đến thế kỷ XX, sự nghiên cứu khoa học phục vụ cho đào tạo thanh nhạc càng được phát
triển và nâng cao nên phương pháp Đào tạo thanh nhạc ngày càng khoa học và phát triển. và
gần gũi hơn nữa với đời sống.
Các phòng trà ca nhạc, các chương trình ca nhạc xuất hiện nhiều và phổ biến. Tuy nhiên,
lối hát nhạc nhẹ được sử dụng chủ yếu tại các không gian này. Kỹ thuật Thanh nhạc nhạc nhẹ
phát triển song song với kỹ thuật Thanh nhạc cổ điển.
Kỹ thuật Bel canto vẫn được coi là kỹ thuật chính thống trong Âm nhạc chuyên nghiệp,
tồn tại song song các lối hát kỹ thuật khác. Kỹ thuật chỉ phục vụ cho âm thanh và tình cảm.
Nhiều thể loại Thanh nhạc nhạc nhẹ phát triển rực rỡ, cùng đồng hành phát triển và được
giới trẻ ưa chuộng: EDM, Rap, Jazz, Rock, R&B…
Nhiều phương pháp dạy học Thanh nhạc được sử dụng: phương pháp sư phạm Thanh
nhạc theo kinh nghiệm, phương pháp sư phạm Thanh nhạc toàn vẹn, phương pháp sư phạm
Thanh nhạc theo ngữ âm, phương pháp sư phạm Thanh nhạc theo linh cảm và phương pháp sư
phạm Thanh nhạc theo cơ chế [2;38].
Trải qua các thời kỳ có thể thấy, nhiều ca sỹ không chỉ hát mà họ cịn kiêm làm nhạc
cơng, nhạc sỹ sáng tác, họ là những tài năng âm nhạc góp phần cho sự phát triển của âm nhạc
nói chung và nghệ thuật thanh nhạc nói riêng.
3.2. Ứng dụng trong đào tạo thanh nhạc tại Việt Nam: Với những phương pháp đào tạo
thanh nhac kinh điển trên thế giới, các trường đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam đã tiếp thu vận dụng
78



các kỹ thuật thanh nhạc để đào tạo giọng hát cho các tài năng ca hát của mình một cách sáng tạo:
Mỗi trường phái thanh nhạc có hàng chục, thậm chí hàng trăm mẫu luyện thanh làm cơ sở cho
việc học tập kỹ thuật thanh nhạc.Từng dòng nhạc phản ánh tâm tư tình cảm của con người trong
mọi hồn cành như áp dụng kỹ thuật thanh nhạc trong ca hát các bài dân ca, những bài hát mang
âm hưởng dân ca,… Bằng những kiến thức sư phạm, kinh nghiệm của mình, người giảng viên
thanh nhạc sẽ tiếp cận một cách có khoa học về tố chất tự nhiên trong giọng hát của người học.
Điều này, mục đích là đưa ra những biện pháp nhằm phát triển giọng hát, cũng như đào tạo thanh
nhạc mang tính định hướng cho việc hình thành và phát triển giọng hát của người học. Như vậy,
ca hát có kỹ thuật sẽ đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của mọi lứa tuổi, cũng như khi hồn
thành việc học tập người học có thể sáng tạo trong biểu diễn phục vụ cộng đồng những giá trị
thẩm mỹ về cuộc sống mà âm nhạc mang lại.
4. KẾT LUẬN
Kỹ thuật Thanh nhạc cổ điển châu Âu vốn đã là một kỹ thuật đặt nền móng kinh điển cho
nghệ thuật Thanh nhạc trên toàn thế giới. Những kỹ thuật đó khai thác triệt để được các quãng
giọng, cách lấy hơi, kỹ thuật rung láy… của giọng hát con người. Bên cạnh đó, nghệ thuật thanh
nhạc chuyên nghiệp của nhân loại mà đỉnh cao là các trường phái thanh nhạc cổ điển gắn liền
với nghệ thuật Bel canto của Italia và châu Âu đã hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ qua
đã và đang tiếp tục ảnh hưởng, chi phối và dẫn dắt toàn bộ các hoạt động biểu diễn, đào tạo
thanh nhạc chuyên nghiệp của toàn nhân loại. Việc sử dụng và vận dụng những kỹ thuật này
vào Thanh nhạc cổ truyền Việt Nam là một điều cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo tính dân tộc,
những ca sỹ, nghệ nhân hay giáo viên đào tạo thanh nhạc cần nghiên cứu nghiêm túc trong việc
vận dụng uyển chuyển và linh hoạt những kỹ thuật kinh điển đó phù hợp với lối hát và bài bản
Thanh nhạc cổ truyền Việt Nam đáp ứng nhu cầu thưởng thức của mọi người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Mộ La (2005), Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây, NXB Từ điển Bách khoa.
2. Nguyễn Trung Kiên (2007), Giáo trình thanh nhạc trình độ đại học cho các giọng nữ cao, nam cao,
nam trung, nam trầm, Nhạc viện Hà Nội .
3. Tô Ngọc Thanh chủ biên và nnk (2003), Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc

Việt Nam thế kỷ XX (tập 1), Nxb Viện Âm nhạc, HN.
4. L. Dimitriev (2004), Phương pháp thanh nhạc cơ bản, NXB. Âm nhạc Mát-xcơ-va.
5. I. K. Nazarenco (1968), Nghệ thuật hát, NXB. Âm nhạc Mát-xcơ-va.

79



×