Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khai thác giá trị văn hóa, lịch sử và cảnh quan các chùa trong phát triển du lịch thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.98 KB, 9 trang )

KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ VÀ CẢNH QUAN CÁC
CHÙA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HUẾ
Lê Thuỵ Khanh1
1. Khoa Cơng nghiệp văn hố. Email:
TĨM TẮT
Trên cơ sở nhận thức tiềm năng từ các chùa có giá trị nổi bật ở thành phố Huế, bài báo
trình bày một số giá trị về mặt kiến trúc, văn hóa lịch sử và cảnh quan chùa thuận lợi cho việc
phát triển du lịch. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác một số
chùa ở thành phố Huế trong phát triển du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục
vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.
Từ khố: Chùa, du lịch, giá trị văn hóa, khai thác, lịch sử và cảnh quan, thành phố Huế
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong suốt chiều dài lịch sử, Thừa Thiên Huế được coi là trung tâm Phật giáo lớn, với
mật độ chùa chiền, niệm phật đường, am tự cao nhất cả nước.
Một trong những yếu tố tạo cho Huế cái vinh dự được gọi là thủ đô Phật giáo là vì trên
mảnh đất khơng rộng, người khơng đơng này có số lượng chùa nhiều nhất so với bất kỳ một địa
phương nào trên lãnh thổ Việt Nam. Chùa Huế là một thực thể sống động và phát triển, chứa
đựng những dịng chảy văn hóa đặc sắc nối q khứ với hiện tại, nối con người với văn hóa tâm
linh... Từ nhiều năm nay, hệ thống chùa Huế đã trở thành điểm đến tham quan, nghiên cứu hấp
dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước, là địa chỉ hành hương, thiện nguyện của nhiều
tăng ni phật tử trong cả nước.
Hiện nay du khách đến với chùa Huế chỉ dừng lại ở việc thưởng ngoạn cảnh quan, kiến
trúc - sinh cảnh, đến với không gian tâm linh để chiêm bái, thư giãn. Nhưng như thế thôi cũng
chưa đủ để hiểu hết kho tàng văn hóa, lịch sử, tơn giáo đặc sắc và độc đáo ẩn chứa đằng sau
mái ngói thâm u, tường rêu cổ kính của những ngơi chùa nơi đây.
Hệ thống chùa ở Huế là nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc mà lâu nay chưa được quan tâm
đầu tư khai thác đúng mức. Do đó, bài viết nhằm đi sâu tìm hiểu những nét đẹp về kiến trúc,
cảnh quan và những giá trị văn hóa của chùa Huế đối với phát triển du lịch, nhằm làm quảng
bá thêm những địa chỉ du lịch độc đáo hấp dẫn đến với du khách.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như:


- Phương pháp thư viện và phương pháp chuyên gia: nhằm tập hợp tư liệu, khảo sát, đánh
giá các cơng trình liên quan phục vụ đề tài;
96


- Phương pháp lịch sử, phương pháp lơgic để tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển các
chùa ở Huế và thực trạng khai thác giá trị văn hóa, lịch sử và cảnh quan các Chùa trong phát
triển du lịch thành phố Huế. Từ đó rút ra những xét, đánh giá về quá trình này.
- Các phương pháp liên ngành: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, dự báo
khoa học… để làm rõ những nội dung cụ thể của đề tài.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái Quát Chung Về Chùa Huế
Hiện nay ở Huế còn lưu giữ, bảo tồn trên 100 ngơi chùa cổ, trong đó có hàng chục Tổ
đình và hầu hết đều giữ được nét cổ kính của kiến trúc Á Đơng và Việt Nam. Chùa Huế là một
mảng kiến trúc quan trọng đã cùng với quần thể kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian tạo cho
Huế cái dáng vẻ riêng biệt “chẳng nơi nào có được”, cái đẹp như tranh họa đồ giữa non xanh
nước biếc, thơ mộng và hữu tình.Nhiều ngơi chùa nguy nga được xây dựng với sự đóng góp
cơng sức của triều đình, tầng lớp quý tộc. Bên cạnh đó cũng có khơng ít ngơi chùa mộc mạc,
khiêm nhường gắn với đời sống văn hóa, tâm linh của người dân chốn làng quê.
Đa số các chùa đều phân bố ở bờ nam sông Hương, tọa lạc trên những mõm đồi hoặc
sườn đồi đầy cây cao bóng mát, tập trung nhiều nhất là ở vùng gị đồi Dương Xn, phía tây
nam thành phố Huế.
Chùa Thiên Mụ - ngôi chùa được coi là cổ nhất ở Huế, được xây dựng năm 1601, gắn
liền với huyền thoại chọn đất đóng đơ của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa Thiên Mụ đã trở
thành một trong những biểu tượng của Cố đô Huế, một trong những danh lam thắng cảnh và di
tích lịch sử nổi tiếng nhất của đất nước.
Chùa Từ Đàm được xây dựng năm 1690 vào đời chúa Nguyễn Phúc Thái, với tên gọi ban
đầu là Ân Tôn, đến năm 1841 được vua Thiệu Trị đổi tên thành chùa Từ Đàm. Chùa trở thành
trung tâm phật học lớn của cả nước, hàng trăm Niệm Phật đường và các khuôn hội thành lập
sau này đều lấy bài trí cấu trúc và cách thờ tự của chùa Từ Đàm làm khuôn mẫu. Chùa Từ Đàm

là nơi diễn ra đại hội thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và ký tên gia nhập Hội Phật giáo
thế giới năm 1951.
Chùa Báo Quốc được xây dựng từ thế kỷ XVII thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, được trùng
tu phát triển rực rỡ dưới thời các vua Nguyễn, là trung tâm đào tạo tăng tài cho phật giáo Đàng
Trong. Nơi đầu tiên thành lập Trường sơ đẳng Phật học (1935) và Trường cao đẳng Phật học
(1940) của cả nước. Chùa trở thành một trung tâm đào tạo Tăng Ni lớn của phật giáo cả nước
từ đó cho đến ngày nay.
Chùa Từ Hiếu được xây dựng vào năm 1843, gắn với câu chuyện cảm động về tấm lòng
hiếu thảo của Thiền sư Nhất Định. Chùa còn được coi là nghĩa trang thái giám có một khơng
hai ở Huế hiện nay (năm 1848, chùa được các vị quan lại trong cung triều Nguyễn, nhất là các
vị thái giám cúng đóng góp trùng tu tôn tạo qui mô hơn để lo việc thờ tự sau này; hiện nay trong
khn viên chùa có hơn 20 ngôi mộ của các thái giám triều Nguyễn).
Ở Huế, ngồi những Tổ đình nổi tiếng lâu đời cịn có những ngơi chùa được xây dựng sau này
như Huyền Không Sơn Thượng (1978), Trúc Lâm Bạch Mã (2006)…
97


Chùa Huyền Không Sơn Thượng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với rất nhiều du khách
trong và ngoài nước lâu nay bởi vẻ đẹp tao nhã, nhẹ nhàng mà lại vô cùng sâu lắng. Đến với
ngôi chùa này, du khách khơng chỉ được đắm mình trong một khơng gian đẹp như cổ tích mà
cịn thưởng ngoạn những bức thư pháp tuyệt vời hiện diện khắp vườn chùa với những triết lý
sâu xa của đạo Phật, đó là những lời Phật dạy, những điều hay lẽ phải răn đời và răn người,
những cảm xúc bất chợt của các thi nhân đã từng đến nơi đây.
Thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên tại
miền Trung, tọa lạc tại núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc. Qua
chuyến đị băng ngang lịng hồ mênh mơng, qua 174 bậc tam cấp, đứng trước cổng tam quan
chùa phóng tầm mắt nhìn xuống bắt gặp một vùng non nước xứ Truồi in bóng trời mây, mặt
nước hồ Truồi lung linh như dát vàng, dát bạc. Bước chân vào chùa, du khách như ngẩn ngơ
trước vẻ hùng vĩ và trang nghiêm của những chánh điện, tổ đường, trai tăng... những mái chùa
cong vút in hình trên nền trời xanh hay những ngọn núi mây trắng vờn quanh.

3.2. Giá trị của các chùa Huế đối với du lịch
Giá trị nổi bật của các chùa ở Huế đối với du lịch thể hiện ở tính đa dạng trong hệ cảnh
quan, kiến trúc, trang trí, nội thất; những giá trị trong nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật diễn
xướng; sự đa diện trong sinh hoạt văn hóa thơng qua các lễ hội, sinh hoạt của tăng chúng - phật
tử, văn hóa ẩm thực... mang đậm triết lý nhà Phật.
3.2.1. Lịch sử - văn hóa
Mỗi ngơi chùa ở Huế khơng chỉ là một cơng trình kiến trúc độc đáo mà còn là một địa chỉ
lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc.
Phật giáo truyền vào dải đất Thuận Hóa từ thuở vùng đất này cịn nằm trong lòng vương
quốc Champa, nhưng thực sự hưng thịnh phải đến khi các chúa Nguyễn chọn nơi đây kiến tạo
thủ phủ của xứ Đàng Trong.
Một số ngôi chùa cổ ở Huế được đề cập trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An
mục “Phong tục tổng luận”: chùa Thiên Mỗ ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà; chùa
Sùng Hóa ở làng Triêm Ân, huyện Tư Vinh; chùa Tư Khách ở cửa Tư Khách (tức là cửa Tư
Dung, nay là cửa Tư Hiền).
Năm 1558, khi Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa và các chúa Nguyễn tiếp theo muốn
xây dựng một xứ Ðàng Trong biệt lập với triều đình vua Lê - chúa Trịnh ở phía Bắc, thì các hoạt
động văn hóa xã hội được thúc đẩy và chùa được xây dựng nhiều để làm chỗ sinh hoạt tinh thần.
Khi nhà Trịnh tiến chiếm Phú Xuân và nhất là thời Tây Sơn, Phật giáo xứ Thuận Hóa rơi
vào tình trạng đồi phế.
Mãi đến khi Gia Long lên ngơi trở về sau, các chùa ở vùng Thuận Hóa mới lần hồi được
sửa sang và trùng hưng.
Chùa chiền ở Huế được trùng tu và xây dựng nhiều nhất kể từ thời vua Gia Long (1802)
cho đến Duy Tân (1916).
Một số ngôi chùa lớn ở Huế được xây dựng, lần lượt theo thời gian có thể kể đến là: Thiên
Mụ (1601), Báo Quốc (1674), Từ Ðàm (1683), Thuyền Tôn (1709), Từ Hiếu (1843), Diệu Ðế
(1844), Phước Thọ Am (1831), Trúc Lâm (1909)...
98



Ở Huế có rất nhiều chùa danh tiếng vào thời cổ đã bị bỏ phế, trở nên hoang tàn rồi mất
ln dấu tích như chùa Sùng Hóa, Kim Quang, Tây Thiền, Huệ Minh, Trấn Hải, Bạch Vân,
Diên Thọ, Linh Hựu Quán...
Hiện các chùa ở Huế đang thờ tự, lưu giữ những tượng Phật, tượng Bồ Tát, chuông, khánh
đồng, khánh đá và nhiều văn vật khác của Phật giáo các thời Lê, Trịnh, Nguyễn. Đây là một
kho tàng có giá trị hết sức to lớn về văn hóa của Phật giáo Huế.
Nhiều chùa ở Thừa Thiên Huế đang lưu giữ hàng nghìn mộc bản Kinh Phật quý hiếm.
Chùa Từ Đàm hiện đang lưu giữ hơn 1.000 mộc bản Kinh Phật. Ngoài những mộc bản Kinh
Phật của nhà chùa, nhiều mộc bản được đưa về đây từ các chùa Từ Hiếu, Bảo Quốc, Diệu Đế,
Viên Thơng, Tường Quang… Ngồi chùa Từ Đàm, tại chùa Thiên Mụ cũng đang lưu giữ lượng
lớn mộc bản kinh Phật rất giá trị. Đây là những văn bản Hán - Nôm được khắc trên ván gỗ để
in thành sách kinh Phật tại nước ta từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Theo các nhà nghiên
cứu, các mộc bản này là những di sản tư liệu quý hiếm của quốc gia, phản ánh lịch sử, tư tưởng
và văn hóa Phật giáo ở Huế cũng như ở Việt Nam. Ngoài ra, mỗi mộc bản là một tác phẩm điêu
khắc hết sức tinh xảo, sắc nét, thể hiện tài hoa của người Việt trước đây.
Gắn với chùa chiền Huế, ẩm thực chay cũng được xem là một giá trị văn hóa độc đáo, lưu
giữ trong lịng du khách gần xa những ấn tượng không thể phai mờ.
Nghề đúc chuông ở đây cũng rất độc đáo, cung cấp cho cả các vùng phía Nam và các
Chùa người Việt ở nước ngoài.
3.2.2. Kiến trúc
Kiến trúc phổ biến của các chùa ở Huế ít chú trọng đến chiều cao khơng gian, ngơi chùa
thường ẩn mình hịa hợp với thiên nhiên, mang lại cho con người cảm giác gần gũi, thanh thoát
nhưng khơng kém phần trang nghiêm. Điều này hồn tồn khác với kiến trúc của những ngôi
chùa mới hiện nay khi chiều cao không gian thường được tận dụng một cách triệt để.
Cách kiến trúc chùa viện theo kiểu chữ khẩu, chữ nhất, chữ tam, chữ liễu. Chính điện
thường có 3 - 5 gian, 2 chái, cắt mái 2 tầng nên nhẹ nhàng, thanh thoát. Chái nhà hai bên dành
cho phương trượng, trụ trì, giám tự. Tiếp theo chánh điện là chiếc sân trong bao quanh bởi thiền
đường, tăng xá. Vườn chùa trồng cây ăn trái, bố trí tháp mộ các vị Tổ, trụ trì, tăng chúng, sau
vườn là khu canh tác, trồng hoa màu. Những tiền đường hay điện thờ làm kiểu nhà trùng thiềm
điệp ốc với sự xuất hiện của mái vỏ cua. Nóc chùa thường trình bày với các mô tip lưỡng long

chầu mặt nguyệt, lưỡng long chầu Pháp luân, các vật linh quy, phụng, lân, các kiểu hoa sen. Mái
lợp ngói âm dương có màu ảnh hưởng kiểu kiến trúc cung đình của các triều vua chúa để lại.
Nội thất chùa bình dị, cân đối và khơng trang trí sặc sỡ. Ngồi bộ tượng Phật Tam Thế
truyền thống, bên trái có tượng Quan Cơng, bên phải là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Vào thời
chấn hưng Phật giáo những năm 1950 - 1963, có cải cách lại hệ thống thờ tự: trước Tam Thế
đặt thêm tượng Phật Thích ca, gian trái có Bồ tát Ðịa Tạng, gian phải có Bồ tát Quan Thế Âm,
tả hữu thì vẫn đặt Kim cang, Hộ pháp.
Hầu hết lối vào của những ngôi chùa đều bắt đầu bằng một con đường nhỏ, hoặc là một
xóm vắng, len lỏi qua các đồi thơng (chùa Từ Hiếu, Thuyền Tôn); qua những rặng trúc lưa thưa
(chùa Trúc Lâm, Tra Am, Hồng Ân, Kim Tiên); hoặc đơn giản chỉ bước lên một số bậc cấp
không quá cao (chùa Từ Ðàm, Diệu Ðế, Ðông Thuyền, Thiền Lâm, Vạn Phước). Lối chính vào
chùa thường đi qua cổng tam quan thường khiêm tốn, không quá đồ sộ.
99


Kiến trúc phản ánh đầy đủ tinh thần của Phật giáo làm nên giá trị văn hóa đặc trưng chùa
Huế đó là sự hịa hợp giữa các cơng trình xây dựng: điện Phật, tăng xá hay tịnh trù với thiên
nhiên là vườn chùa, vườn thiền.
3.2.3. Cảnh quan
Xứ Huế nhỏ nhưng lại dung chứa hàng trăm ngơi chùa, từ hình dáng nguy nga đến vẻ
mộc mạc, từ chốn đô thành quý tộc đến làng q dân gian. Khó tìm thấy nơi nào trên đất nước
ta có chùa chiền nhiều và tập trung như vậy. Sự đa dạng và phong phú của cảnh quan vườn
chùa được tạo bởi các yếu tố: Nguồn gốc hình thành, địa hình cảnh quan, mơi trường tự nhiên
nơi tọa lạc các ngôi chùa, điều kiện kinh tế - xã hội, kiến trúc và bố cục các ngôi chùa, vai trị
vị trụ trì chùa… Mỗi khu vườn chùa là một vũ trụ thu nhỏ, đượm tính triết lý nhà Phật và chất
văn hóa phương Đơng.
Chùa Huế cơ bản vẫn tiếp nối kiến trúc truyền thống chùa Việt, nhưng mang những nét
riêng, đó là sự hịa quyện giữa kiến trúc và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại, giữa đạo và
đời, phản ánh nét đẹp của một tổng thể hài hịa, tĩnh tại và thanh thốt.
Đa số chùa Huế đều nằm trên các mõm đồi hoặc sườn đồi đầy cây cao bóng mát và đường

đi lên các chùa với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Thiên nhiên được tái tạo một cách kỳ diệu
và kín đáo, sự đơn giản, mộc mạc xen chút hoang sơ, phản ánh một cuộc sống bình dị.
3.3. Các loại hình du lịch dựa trên các chùa có giá trị nổi bật ở Huế
3.3.1. Du lịch văn hóa
Bên cạnh các di tích lịch sử văn hóa và các tài nguyên du lịch nhân văn khác, hệ thống
chùa đáp ứng nhu cầu của du khách tìm hiểu về văn hóa Huế - vừa độc đáo vừa mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc.
Có thể tìm hiểu văn hóa Huế thơng qua hệ thống chùa chiền với giá trị nổi bật về kiến trúc, văn
hóa - lịch sử, nhạc lễ, lễ hội chùa Huế, thơ, sách, ẩm thực chay…
3.3.2. Du lịch sinh thái
Nhiều chùa có giá trị nổi bật ở Thừa Thiên Huế nằm ở các khu vực núi, có địa thế đẹp rất
thích hợp cho việc tham quan ngắm cảnh, nghỉ ngơi của du khách. Thế liên hợp của núi rừng,
gò đồi, đồng bằng hẹp, đầm phá, biển đều nằm trong không gian hẹp làm cho du khách đến Huế
ở một độ cao tương đối nào đó có thể nhìn thấy sự hung vĩ của Trường Sơn, sự đa dạng của
cảnh quan thiên nhiên với dịng sơng Hương trong xanh và cả vùng cát trắng ven biển.
Du khách đến Huế có thể thưởng thức khơng khí trong lành, cảnh quan thống mát, thanh
tịnh trên các vùng gị đồi với các ngơi chùa uy nghiêm tọa lạc giữa những khung cảnh thi vị.
Các chùa có khả năng phát triển du lịch sinh thái như: chùa Từ Hiếu, chùa Thánh Duyên, chùa
Huyền Không, chùa Từ Lâm, chùa Đông Thuyền…
3.4. Giải pháp khai thác các chùa Huế phục vụ phát triển du lịch
3.4.1. Tổ chức quản lý
Các cơ quan chức năng cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ trong quản lí và khai
thác các chùa vào phát triển du lịch. Việc này cần được thể hiện bằng các văn bản hướng dẫn
cụ thể về phía tỉnh, tổng hội Phật giáo tỉnh cho các chùa, các đơn vị kinh doanh về chủ trương
và chính sách khai thác loại tài nguyên du lịch chùa. Đồng thời phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa
100


tổng hội Phật giáo tỉnh và các đơn vị kinh doanh du lịch trong việc thiết lập tổ chức các tour,
đào tạo nguồn nhân lực có những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực tơn giáo và tín ngưỡng để tham

gia vào hoạt động hướng dẫn du lịch ở các chùa.
Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ cho việc bảo tồn và trùng tu các chùa một
cách cụ thể. Đồng thời, phải xây dựng quy chế cho hoạt động du lịch tham quan bao gồm những
quy định cho các chùa và những đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh về các mặt như
quy định vấn đề bảo tồn và tơn tạo lại cơng trình kiến trúc chùa trong trường hợp bị hư hỏng,
hoạt động đưa đón khách vào nhà chùa.
Mặt khác, cần tiến hành đánh giá lại tiềm năng du lịch của các ngôi chùa trên dưới góc độ
du lịch, hợp tác và lắng nghe ý kiến cụ thể của các nhà chùa và chuyên gia trong hoạt động đánh
giá này. Từ đó đưa ra những giải pháp cho những hoạt động du lịch cụ thể cho từng chùa, phát huy
thế mạnh của mỗi chùa đảm bảo cho hoạt động khai thác mang tính đồng bộ, hiệu quả và hợp lý.
Ngoài ra, cần phải bổ sung các hiện vật, cải tiến hình thức trưng bày, nâng cao chất lượng
nghiệp vụ hướng dẫn, tổ chức các lễ hội truyền thống để tạo sức hút đối với du khách và chú
trọng tu bổ các chùa đang bị xuống cấp.
3.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
UBND tỉnh, thành phố cần quan tâm nâng cấp và sữa chữa các đường giao thông đi đến
các điểm tham quan chùa và tăng cường số lượng và chất lượng của phương tiện vận chuyển
cùng với việc quản lý các hoạt động vận chuyển khách du lịch như taxi, xích lơ… Nâng cấp các
tiện nghi phục vụ du lịch ở các điểm tham quan như nhà vệ sinh, bãi đậu xe, quầy bán hàng,
các quán ăn, nhất là các quán chay để du khách có thể thưởng thức sau khi tham quan chùa Huế.
Đồng thời, phải tăng cường hệ thống bưu chính viễn thơng, nhà nghỉ, nhà hàng trên các trục
đường đi đến các chùa và các điểm du lịch. Việc kinh doanh ăn uống và bán hàng lưu niệm nên
được quy hoạch hợp lý nhằm tránh làm mất cảnh quan và xâm hại đến sự tôn nghiêm của các chùa.
3.4.3. Nâng cao nhận thức của hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch
Trước hết, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trên cơ sở kết hợp đào tạo một số nhân viên
của sở du lịch, của các công ty kinh doanh du lịch và ngay một số phật tử có gắn bó với mỗi
ngơi chùa nhất định để hình thành cán bộ quản lý, chuyên trách về hoạt động du lịch này. Đồng
thời, phải đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức chun sâu về tơn giáo và tín ngưỡng
và về lịch sử, kiến trúc, đặc điểm của chùa chiền ở Huế.
Chùa là chốn thâm nghiêm, mang nhiều ý nghĩa về tâm linh của người dân nên phải có
những quy định nhất định về trang phục, hành vi của du khách tại chùa. Để làm được điều này

đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cơng ty du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trong việc
hướng dẫn cho du khách ngay từ khi khách mua tour hay khi hướng dẫn viên nhận khách du lịch.
Ngoài ra, cần lập ra thời gian biểu cho hoạt động tham quan du lịch tại chùa. Việc này sẽ
giúp kiểm soát được lượng khách, hạn chế được sự tham gia ồ ạt và tạo cho du khách cảm giác
thoải mái yên tĩnh khi đến tham quan chùa.
3.4.4. Cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường tại các điểm du lịch chùa
Hoạt động du lịch tại các chùa không thể tách rời với công tác bảo vệ môi trường. Nếu
các chùa bị xâm hại, môi trường tự nhiên bị ô nhiễm và các tệ nạn xã hội diễn ra nhiều sẽ hạn
chế sự thu hút du khách. Do đó:
101


Các điểm du lịch chùa cần xây dựng nội quy trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các đơn vị
khai thác du lịch và du khách tại các điểm tham quan chùa nói riêng và các điểm du lịch nói
chung. Các cơ quan chức năng nên triển khai tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người
dân trong việc bảo vệ mơi trường tại các chùa và có biện pháp hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt
động bảo vệ mơi trường tại các điểm du lịch chùa.
Cùng với đó, cần có kế hoạch trồng thêm cây xanh tại các chùa nhằm cung cấp bóng mát
cho du khách khi đến tham quan chùa vào mùa hè.
Ngăn chặn các hoạt động mua bán, cò mồi; nghiêm cấm các hàng quán lều trại mọc lên
tự phát gây mất trật tự và mỹ quan.
3.4.5. Tuyên truyền quảng bá về hoạt động du lịch gắn với chùa
Quảng bá cho hoạt động du lịch này cần phải được thận trọng vì nó liên quan đến lĩnh
vực tơn giáo. Thơng thường chương trình của hoạt động du lịch này được quảng bá rộng rãi
trong tầng lớp phật tử là chính thơng qua tổng hội Phật giáo Việt Nam và hội phật giáo tại các
tỉnh. Tuy nhiên vẫn có thể quảng bá một phần hoạt động du lịch này trong chương trình giới
thiệu chung về du lịch Huế, quảng bá trên các website, tờ rơi, áp phích và các dịp festival.
Bên cạnh đó, cần phối hợp với Tổng cục Du lịch mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài,
nhất là những thị trường trọng điểm nhằm xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh. Đây là một trong
những biện pháp tiếp thị có hiệu quả vì khách du lịch ngày càng địi hỏi những thơng tin cụ thể

và chi tiết hơn. Thường xuyên cung cấp đầy đủ thơng tin, dữ liệu, hình ảnh để Tổng cục Du lịch
hợp tác giới thiệu trên các kênh truyền hình nước ngoài và mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với
các tổ chức lữ hành quốc tế và trong nước nhằm giới thiệu tài nguyên du lịch của tỉnh.
3.4.6. Xây dựng một số tuyến du lịch chùa
Từ thực tế nghiên cứu và trải nghiệm, chúng tôi xin giới thiệu một số tuyến, điểm tham
quan du lịch Chùa Huế đã và đang triển khai để các công ty du lịch, nhất là các “Ơng Lớn du lịch”
trong và ngồi vùng có thể tham khảo và xây dựng những sản phẩm du lịch có thể khai thác giá
trị văn hóa, lịch sử và cảnh quan các Chùa Huế trong phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất.
* Tuyến, điểm tham quan du lịch chùa
- Tuyến 1: Chùa Báo Quốc - Chùa Diệu Đức - Chùa Hiếu Quang - Chùa Kiều Đàm - Chùa
Kim Tiên - Chùa Vạn Phước - Chùa Thiên Minh với các điểm chùa điển hình là: Chùa Báo
Quốc, chùa Diệu Đức và chùa Thiên Minh.
+ Chiều dài lộ trình: 3 km.
+ Phương tiện vận chuyển: Ơ tơ.
+ Địa điểm và thời gian lưu trú: Huế (đi về trong ngày).
- Tuyến 2: Chùa Báo Quốc - chùa Từ Đàm - chùa Thiền Lâm - chùa Tường Vân - chùa Châu
Lâm với các điểm tham quan điển hình: Chùa Báo Quốc, chùa Thiền Lâm và chùa Châu Lâm.
+ Chiều dài lộ trình: 5 km.
+ Phương tiện vận chuyển: Ơ tơ.
+ Địa điểm và thời gian lưu trú: Huế (đi về trong ngày).
- Tuyến 3: Chùa Thiên Mụ - chùa Từ Ân - chùa Khánh Vân - chùa Huyền Không Sơn Thượng
102


+ Chiều dài lộ trình: 8 km.
+ Điểm tham quan điển hình: Thiên Mụ, Huyền Khơng Sơn Thượng.
+ Phương tiện vận chuyển: Ơ tơ.
+ Địa điểm và thời gian lưu trú: Huế (đi về trong ngày).
* Các tuyến, điểm du lịch chùa kết hợp
- Tuyến 1: Chùa Thiên Mụ - Điện Hòn Chén - Lăng Minh Mạng - Lăng Gia Long.

+ Chiều dài lộ trình: Khoảng 10 km
+ Điểm tham quan du lịch điển hình: chùa Thiên Mụ, điện Hịn Chén (tham quan nghiên
cứu tôn giáo), Lăng Minh mạng, Lăng Gia Long (tham quan nghiên cứu lăng tẩm nhà Nguyễn).
+ Phương tiện vận chuyển: Thuyền
Du lịch kết hợp tham quan những thắng cảnh như sông Hương, cầu Trường Tiền
+ Địa điểm và thời gian lưu trú: Huế (đi về trong ngày)
- Tuyến 2: Chùa Từ Hiếu - Lăng Tự Đức - Lăng Khải Định - Đồi Thiên An
+ Chiều dài lộ trình: khoảng 6 km
+ Điểm tham quan du lịch điển hình: Chùa Từ Hiếu (tìm hiểu tơn giáo), Lăng Tự Đức,
Khải Định (nghiên cứu lăng tẩm nhà Nguyễn), Đồi Thiên An (tham quan, nghỉ ngơi).
+ Phương tiện vận chuyển: Ô tô
+ Địa điểm và thời gian lưu trú: Huế - đi về trong ngày
- Tuyến 3: Đàn Nam Giao - Chùa Thiền Lâm - Từ Hiếu - Lăng Tự Đức
+ Chiều dài lộ trình: khoảng 12 km
+ Điểm tham quan du lịch điển hình: Đàn Nam Giao, chùa Thiền Lâm, chùa Từ Hiếu,
Lăng Tự Đức (tham quan nghiên cứu).
+ Phương tiện vận chuyển: Ơ tơ
+ Địa điểm và thời gian lưu trú: Huế (đi về trong ngày)
- Tuyến 4: Kim Long - Chùa Thiên Mụ - Văn Thánh - Đồi Vọng Cảnh - Điện Hòn Chén
- Lăng Minh mạng.
+ Chiều dài lộ trình: khoảng 16 km
+ Đối tượng tham quan điển hình: Văn Thánh, Lăng Minh Mạng (tham quan nghiên cứu),
chùa Thiên Mụ, Hòn Chén, đồi Vọng Cảnh (tham quan nghiên cứu di tích, lễ hội tơn giáo, tham
quan thắng cảnh).
+ Phương tiện vận chuyển: Thuyền
+ Địa điểm và thời gian lưu trú: Huế (2 ngày 1 đêm).
- Tuyến 5: Đại Nội - Bảo tàng cổ vật - chợ Đông Ba - Kim Long - Chùa Thiên Mụ - Văn
Thánh - Chùa Huyền Không Sơn Thượng.
+ Chiều dài lộ trình: khoảng 13 km
+ Đối tượng tham quan điển hình: Đại Nội, Bảo tàng cổ vật, Văn Thánh (tham quan

103


nghiên cứu di tích triều Nguyễn), Chợ Đơng Ba (tham quan mua, sắm hàng lưu niệm), chùa
Thiên Mụ, chùa Huyền Không Sơn Thượng (tham quan thắng cảnh, lễ phật).
+ Địa điểm và thời gian lưu trú: Huế (2 ngày 1 đêm).
4. KẾT LUẬN
Hệ thống chùa Huế có mật độ dày đặc, trong đó có nhiều chùa có giá trị nổi bật, đặc biệt
là về mặt kiến trúc và cảnh quan có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Thực tế nhiều điểm
du lịch chùa đã được đưa vào phát triển du lịch nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, chưa tương
xứng với những tiềm năng vốn có. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải có những biện pháp tác động
đồng bộ để định hướng, điều chỉnh việc khai thác các điểm du lịch chùa, trong đó, cần tăng
cường công tác tổ chức quản lý, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, chú trọng tuyên truyền
quảng bá về loại hình du lịch tại các chùa và xây dựng các tuyến điểm định hướng phát triển du
lịch chùa nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên có giá trị này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Lâm Biền (1990), Chùa Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
2. Phan Thanh Hải (1994), Chùa Huế trong mối tương quan văn hóa, Huế xưa và nay, 5 (04), 49-50.
3. Nguyễn Thị Hường (1997), Về thực trạng chùa Việt Nam - Đôi điều suy nghĩ, Nghiên cứu Phật học,
số 1.
4. Hà Xuân Liêm (2000), Những ngôi chùa Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26/8/2013, Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2030, Huế.

104



×