ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP VÀ KỸ CHIẾN THUẬT
CHO ĐỘI TUYỂN KÉO CO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Cao Thị Thúy Hoa1
1. Khoa Đào tạo Kiến thức chung
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, môn kéo co được phổ biến khá rộng rãi, được tổ chức thường
xuyên, trở thành môn thi đấu chính thức trong các kỳ Đại hội Thể dục thể thao, Hội khỏe Phù
Đổng các cấp. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra các bài tập thích hợp áp dụng vào đội
tuyển nhằm phát triển thể lực, kỹ thuật và tinh thần thi đấu với mong muốn đạt được kết quả
cao hơn trong các giải đấu trong tương lai. Xa hơn là góp phần xây dựng con người mới phát
triển tồn diện “đức – trí – thể - mĩ”
Từ khoá: Bài tập thể lực, chiến thuật, kéo co, kỹ thuật, thi đấu...
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kéo co là một mơn thể thao (TT) và là một trị chơi thơng dụng, đơn giản trên thế giới hiện
nay. Trị chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngơi mộ cổ
ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập đã từng tổ chức các cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước cơng
ngun (TCN) khi đó người ta kéo co mà không dùng dây thừng. Theo các tài liệu ghi lại kéo co là
một trò chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Quốc đặc biệt là thời nhà Đường và sau này
là thời nhà Tống. Ở Tây Âu lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau công ngun (SCN) thường
chơi trị chơi có tên gọi là “kéo da” trong đó người ta dùng da động vật thay cho dây thừng.
Kéo co là môn thể thao hiện đại có mặt trên đấu trường olimpic khoảng những năm 1900
đến năm 1920 nhưng kể từ năm 1920 trở về sau kéo co bị loại khỏi thế vận hội. Năm 1985 liên
đoàn kéo co Anh được thành lập hai năm sau tức năm 1960 liên đoàn kéo co quốc tế ra đời do
George (người Anh) cùng Rudorf Ullmark (người Thuỵ Điển) đứng đầu. Cuộc họp đầu tiên của
liên đoàn kéo co quốc tế diễn ra tại Thuỵ Điển năm 1964 cũng trong năm đó, kéo co lần đầu
tiên được đưa vào thi đấu tại Đại hội thể theo Baltic.
Kéo co sẽ là di sản của nhân loại? “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” năm 2015
Văn phịng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Văn hố - Thể thao và Du lịch Uỷ ban UNESCO
Việt Nam (Bộ ngoại giao) về việc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia kéo co truyền thống đệ
trình UNESCO xem xét đưa vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Kéo co là một loại hình di sản phi vật thể đặc sắc thuộc loại hình thực hành xã hội, nghi lễ và
lễ hội, có ở nhiều nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Là
một biểu đạt văn hố gắn với những cư dân nơng nghiệp trồng lúa nước, di sản này thể hiện
quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, niềm tin và ước nguyện của con người, đặc biệt là
của cộng đồng dân cư nơng nghiệp về mưa thuận, gió hồ, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở và tơn vinh sức mạnh của sự đồn kết.
215
Kéo co là một trong những trò chơi dân gian của Việt Nam. Trong những năm gần đây, kéo
co đã có những cải tiến rất lớn về luật thi đấu để có thể đáp ứng tiêu chí của những cuộc thi quốc
tế. Thoạt nhìn các cuộc kéo co, ai cũng nghĩ rằng môn này chỉ cần chọn ra những người có sức
khoẻ tốt, thể hình lực lưỡng là có thể chơi được. Điều đó đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Kéo
co là trò chơi dân gian nhưng khi hội nhập với bạn bè thế giới, mơn này buộc phải có những thay
đổi lớn từ cách tuyển chọn người chơi, luật thi đấu, chiến thật… và để đủ sức thi đấu các giải
quốc tế lớn, người chơi kéo co phải tuân thủ nghiêm ngặt các bài tập khắc nghiệt về thể lực: Chạy
3-7 km trong 10 phút, tập gánh tạ 1 đến 1 tiếng rưỡi và gồng với dây…Trong nghiên cứu này đối
tượng áp dụng là sinh viên độ tuổi từ 18 đến 20, tham gia các giải đấu cấp tỉnh, các giải đấu dạng
phong trào do Đoàn thanh niên hoặc Hội sinh viên tổ chức nên vấn đề về tuyển chọn vận động
viên tham gia, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và các bài tập để nâng cao trình độ chun mơn
cho sinh viên hiện cịn bỏ ngõ chưa thật sự được đầu tư quan tâm bài bảng. Để sinh viên có được
trình độ để tham gia thi đấu với các đơn vị khác trên địa bàn hoặc khu vực cần có hệ thống các
bài tập phù hợp để huấn luyện nâng cao thể lực, các kỹ thuật và chiến thuật cũng như tâm lý thi
đấu phải được quan tâm đúng mức mới có thể đem về thành tích cao nhất.
Bảng 1. Hạng cân trong kéo co theo luật Quốc tế (Luật kéo co quốc tế, 2020)
Hạng cân
Hạng lông nhỏ nhất
Hạng lông
Hạng ruồi
Hạng ruồi trung
Hạng trung
Hạng lớn
Hạng nặng
Hạng tự do
Yêu cầu
Không quá
Không quá
Không quá
Không quá
Không quá
Không quá
Không quá
Không giới hạn trọng lượng
Số Kg
480
520
560
600
640
680
720
Cũng như các môn thể thao khác, kéo co địi hỏi có sự kết hợp giữa các vị trí để tạo nên sức
mạnh chung cho tồn đội. Số lượng vận động viên là 8 người hoặc 10 người tùy giải đấu được
sắp xếp và phối hợp ăn ý sao cho nghiêng thì cả đội cùng nghiêng, chùng xuống thì cùng chùng.
Vị trí xếp cuối cùng vừa có vai trò là một vai trụ vừa quan sát để điều chỉnh đội hình. Trong
khi đó, những vị trí đầu tiên ln địi hỏi có sức khoẻ, độ lì và trụ vững nhất, bởi khi gặp các đối
thủ mạnh, ngay những pha đầu tiên cả đội có thể sẽ bị kéo đổ. Mơn kéo co có tính chất đối kháng,
chơi giằng co, nhưng chỉ kéo dài khoảng 2 -3 phút, nên chiến thuật được đặt lên hàng đầu.
Thực tế cho thấy mơn kéo co cũng đã có mặt trong trường học từ rất lâu, nhưng chỉ coi là
trò chơi dân gian từ xa xưa để lại cho nên người tập và thi đấu hầu như khơng có kỹ chiến thuật
mà chủ yếu là thi đấu tự phát nếu có chiến thuật cũng chỉ là chiến thuật “mới nghĩ ra”. Do đó,
để đạt được hiệu quả trong thi đấu thì địi hỏi giáo viên, huấn luyện viên phải có các phương
pháp giảng dạy, huấn luyện khoa học hiện đại phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính. Xuất phát
từ những yêu cầu trên, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng một số bài tập và kỹ chiến
thuật cho đội tuyển kéo co trường Đại học Thủ Dầu Một”
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tham khảo, phân tích
tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm
216
Đối tượng nghiên cứu: Bài tập, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý thi đấu môn kéo co.
Khách thể nghiên cứu: 32 sinh viên tham gia đội tuyển kéo co tại trường Đại học Thủ
Dầu Một
Thời gian nghiên cứu: Chuyên đề được tiến hành nghiên cứu tháng 2 đến tháng 4 năm 2022
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. 1. Đặc điểm huấn luyện môn kéo co
Kéo co là một môn thể thao và là một trị chơi dân gian thơng dụng, đơn giản trên thế giới
hiện nay, kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là mơn chú trọng vào sức khoẻ, kéo co
không chỉ là môn rèn luyện sức khoẻ, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng
đội cao đem lại niềm vui, sự thoả mái cho mọi người khi tham gia. Ở Việt Nam kéo co là trị
chơi truyền thống. Đó là những thuận lợi cho cả giáo viên, huấn luyện viên, sinh viên …trong
giảng dạy và huấn luyện.
Trong quá trình huấn luyện mơn kéo co tác giả đã tiến hành tìm hiểu và xác định một số
đặc điểm như sau:
+ Đối với giáo viên và sinh viên:
Giáo viên, huấn luyện viên không chỉ là người truyền đạt những kĩ thuật, chiến thuật cho
sinh viên mà còn là người tổ chức, hướng dẫn sinh viên tìm tịi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức.
Muốn đạt được như vậy khi huấn luyện Giáo viên phải thị phạm động tác, quan sát động tác,
sửa sai động tác, sử dụng tranh ảnh minh hoạ, các bài tập phù hợp. Giao nhiệm vụ người học
thực hiện, quan sát, kiểm tra sửa sai, uốn nắn khi sinh viên thực hiện chưa đúng kỹ thuật…
(Nguyễn Tiên Tiến, 2015)
Còn đối với các em phải tích cực, kiên trì tập luyện, chủ động chiếm lĩnh tri thức của các bài
tập. Tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các động tác kĩ thuật cần thiết cho bản thân.
Tự lực tham gia các hoạt động tập luyện do giáo viên, huấn luyện viên hướng dẫn. Có điều kiện
bộc lộ hết khả năng của bản thân, khuyến khích các em nêu thắc mắc và tham gia cùng giải quyết.
+ Đối với nội dung: Đối với mỗi buổi tập luyện cần lựa chọn các kĩ thuật, các bài tập phải
đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ lượng vận động thấp đến lượng vận động cao .
Ngoài giờ tập, yêu cầu sinh viên tham gia vào các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường
nhằm thu hút đơng đảo các em u thích mơn học và có thêm thời gian tập luyện ở nhà để tăng
cường thể lực, kinh nghiệm vận động cho bản thân.
+ Đối với trang thiết bị dụng cụ tập luyện: Trong huấn luyện mơn kéo co thì các trang
thiết bị, dụng cụ có vai trị quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện
giúp sinh viên tìm tịi tri thức, tập luyện hiệu quả. Do đó việc tạo ra phương pháp tập luyện hiệu
quả, thích hợp là nhiệm vụ quan trọng của người thầy. Xác định rõ như vậy tác giả lựa chọn
một số đồ dùng dễ kiếm, dễ làm…
+ Cơ sở khoa học về đặc điểm tâm sinh lý: Xét về mặt khoa học ở lứa tuổi 18-25 việc
huấn luyện TDTT cho thanh niên là quá trình diễn ra trên cơ thể đã và đang trưởng thành, điều
đó làm cơng tác huấn luyện thêm phức tạp và đòi hỏi phải nắm vững đặc điểm lứa tuổi cũng
như áp dụng chúng phù hợp với nội dung, mục tiêu huấn luyện. (Lưu Quang Hiệp và nnk, 1995).
217
Do sự hoàn thiện cấu trúc, chức năng cuả hệ thần kinh trung ương và các giác quan, do
tích lũy kinh nghiệm sống, tri thức do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động
xã hội, khả năng nhận thức và trí tuệ của thanh niên tăng cao. Có thể nói, tiềm năng và trí tuệ ở
mức cao nhất. Việc huấn luyện tâm lý thi đấu giai đoạn này cần nhiều cọ sát thực tế góp phần
rèn luyện ý chí, tinh thần thi đấu cho các em.
+ Đặc điểm về tư duy, ý thức, nhận thức
Các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa đều
phát triển mạnh. Tư duy lý luận tăng lên, tư duy logic và phê phán của tư duy phát triển mạnh
hơn. Thiếu sót cơ bản của tư duy trong giai đoạn này là tính độc lập trong tư duy chưa phát triển
đến mức cần thiết. Trong nhiều trường hợp, các em chưa cố gắng phát huy khả năng độc lập
suy nghĩ của bản thân, do đó vội vàng hoặc lặp lại ý tưởng.
Ở lứa tuổi này, hành vi con người đã có sự phát triển, họ có thể đặt ra cho mình nội dung
hành động, tính sẵn sàng, khắc phục khó khăn, tính kĩ thuật, sự quyết tâm nỗ lực của bản thân
trong công việc.
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của con người. Hoạt động nhận thức, con người phản
ánh trong thế giới hiện thực. Như vậy, hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau,
mức độ khác nhau,tạo nên những hình ảnh tâm lí khác nhau, sự nhận thức của con người là một
quá trình phức tạp, tự thấp đến cao. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn,
đó là q trình biện chứng của nhận thức thực tế khách quan trong hoạt động thể dục thể thao.
+ Đặc điểm về các hệ thống cơ quan: (Trịnh Hữu Lộc, 2016)
- Hệ vận động
Hệ xương: bắt đầu giảm tốc độ phát triển, các xương nhỏ như xương cẳng chân, bàn chân
hầu như đã hoàn thiện nên có thể tập một số bài tập nặng. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng
vẫn chưa được hồn thiện, vẫn có thể cong vẹo nên việc tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thơng
qua hệ thống các bài tập là cần thiết. Đối với nữ xương khơng khỏe bằng nam, đặc biệt là xương
chậu vì trong q trình tập luyện khơng nên sử dụng các bài tập có khối lượng lớn như nam.
Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn nên sức co cơ vẫn tương đối yếu. Các cơ bắp phát
triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay) phát triển chậm
hơn. Các cơ co phát triển chậm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu. Đặc biệt các tổ
chức mỡ dưới da của nữ phát triển nhanh ảnh hưởng đến việc phát triển sức mạnh của cơ thể.
- Hệ thần kinh: Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng về cấu trúc
bên trong não. Số lượng dây thần kinh liên hợp giữa các vùng chức năng trên vỏ não tăng nhanh,
liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại với nhau. Chính điều này tạo điều kiện cần thiết cho
hoạt động tiếp nhận, dẫn truyền, phân tích,tổng hợp, hệ thống hóa các kích thích lý học, hóa
học, cơ học bên trong và bên ngồi cơ thể. Bên cạnh đó nó cịn giúp phối hợp, điều hòa các hoạt
động của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động về vận động, nội tạng, nội tiết với các hoạt động của
hệ thần kinh. Khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển và tạo
thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi để
họ nhanh chóng tiếp thu và hồn thiện kĩ thuật động tác.
- Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hồn ở tuổi này hoạt động bình thường. Sự phát triển và hoạt
động của tim và mạch máu bình thường làm cho sức chịu đựng của cơ thể kéo dài hơn, sự tập
218
trung tốt hơn. Hệ tuần hoàn hoạt động nhịp nhàng làm cho cảm xúc của lứa tuổi này mang tính
ổn định. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt, sau vận động mạch đập
và huyết áp hồi phục tương đối nhanh.
- Hệ hô hấp: Đã phát triển và tương đối hồn thiện, tần số hơ hấp gần giống như người
lớn. khoảng 10-20 lần/1phút. Tuy nhiên, các cơ hơ hấp vẫn cịn yếu, nên có sự co giãn lồng
ngực nhỏ. Chú ý rèn luyện các cơ ngực, cơ lườn, cơ mình phát triển, nên tập hít thở sâu.
+ Đặc điểm về rèn luyện đạo đức, ý chí, phẩm chất:
Thơng qua việc tập luyện TDTT nói chung cũng như mơn kéo co nói riêng, người tập sẽ
rèn luyện được tính kiên trì, tính can đảm, tính cam chịu, quả quyết, ý chí vượt khó, tinh thần
đồn kết tập thể…Thơng qua q trình tập luyện sẽ có tác dụng lớn đối với việc củng cố sức
khoẻ, nâng cao tính tích cực, tự giác, sức chịu đựng, gây nên hứng thú, say mê tập luyện có cơ
thể cường tráng, dẻo dai.
Kéo co là môn thể thao khi tập luyện sẽ tác động tới các cơ quan trong cơ thể phù hợp
với nhiều lứa tuổi khác nhau.
Từ cơ sở lí luận, khoa học trên đây, kết hợp với quá trình nghiên cứu, phỏng vấn các
đồng nghiệp có kinh nghiệm từ đó đưa ra một số bài tập cũng như các kỹ thuật chiến thuật phù
hợp đồng thời chuẩn bị tốt về tâm lý thi đấu cho sinh viên trong đội tuyển.
3. 2. Lựa chọn các bài tập huấn luyện thể lực cho đội tuyển kéo co
Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu tham khảo cũng như kinh nghiệm thực tế huấn luyện và
thi đấu. Tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, giáo viên, HLV có kinh nghiệm trong công
tác giảng dạy và huấn luyện để nhằm chọn ra hệ thống các bài tập hiệu quả nhất cho môn kéo co.
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập (n=15).
Kết quả (%)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Tên bài tập
Đứng lên, ngồi xuống thẳng lưng
Tập lên dây cầm dây và căng dây
Các bài tập với tạ
Nằm sấp chống thẳng tay
Nằm sấp ưỡn thân tập cơ lưng
Nhanh khéo
Tập tư thế đứng tấn
Chạy bền 3-7 km trong 10 phút
Lên xà đơn
Leo dây
Bật nhảy cóc
Nằm ngữa gập bụng
Nằm ngữa gấp cẳng chân ép dẻo cổ chân
Nhảy dây bền
Kéo trọng tải tương đương trọng tải của đội
Bài tập ép cân và tăng sức bền
Rất quan trọng
𝑚1
3
11
9
13
12
4
8
14
6
2
14
13
11
4
15
13
219
%
20
73
60
87
80
27
53
93
40
13
93
87
73
27
100
87
Quan trọng
𝑚1
5
2
4
1
2
5
3
1
7
5
1
1
2
7
0
1
%
33
13
27
7
13
33
20
7
47
33
7
7
13
47
0
7
Không quan
trọng
𝑚1
%
7
73
2
25
2
38
1
12
1
19
6
67
4
43
0
7
2
58
8
79
0
7
1
12
2
25
4
69
0
0
1
12
Qua phong vấn 15 giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy
và huấn luyện môn Kéo co, tác giả chọn ra một số bài tập được đánh giá mức rất quang trọng
để áp dụng vào huấn luyện cho sinh viên. Tỷ lệ phần % của các bài được chọn từ 70% trở lên,
cụ thể nhu sau:
Bài tập số 1: Tập lên dây cầm dây và căng dây:
TTCB: Người tập đứng bên trái dây, đặt dây lên mu bàn chân phải, một đầu dây cố định
vào gốc cây.
Động tác: Khi có hiệu lệnh lên dây thì đồng loạt co gối chân phải, nâng dây lên, tay phải
đón dây để sát hơng bên phải, đồng thời tay trái cầm dây sát phía sau tay phải sao cho mu bàn
tay trái ép sát cổ tay phải khóa chặt dây sát thân người. Khi có hiệu lệnh căng dây, để đảm bảo
chắc chắn, tránh bị tuột tay khi căng chúng ta nên cầm dây kẹp vào nách thật chặt. Hai chân
đứng dang rộng sao cho cảm thấy thoải mái. Sau đó ngả người về phía sau, giữ dây căng trong
khoảng 3 đến 5 phút
Trong quá trình căng dây nên cầm chắc sợi dây để tạo điểm ma sát lớn giữa tay và dây,
tránh trường hợp bị trơn trượt gây xước hoặc phỏng tay
Yêu cầu sinh viên chú ý tập đúng, tập đều theo hiệu lệnh.
Bài tập số 2: Nằm sấp chống thẳng tay 5 lượt x 40 giây (nữ), 60 giây (nam) :
Bài tập này chỉ áp dụng cho các môn rèn luyện sức mạnh tĩnh như kéo co, thể dục dụng cụ.
Tập luyện bài tập này sinh viên nằm sấp giữ yên tư thế trong vòng 30 giây: chống thẳng
2 tay, lưng thẳng, 2 chân khép hoặc mở rộng. Giáo viên canh giờ và quan sát nhắc nhở sinh
viên thực hiện đúng tư thế. Thực hiện đủ thời gian cho sinh viên đứng lên thả lỏng 2 tay chuẩn
bị cho lượt tiếp theo. Mục đích là tập độ căng cơ tay khi thi đấu.
Bài tập số 3: Nằm ngữa gấp cẳng chân ép dẻo cổ chân 5 lượt x 50 giây :
Sinh viên nằm ngữa gập cẳng chân, 2 cổ chân duỗi thẳng ra sau, mơng tì lên 2 gót chân.
Giáo viên canh giờ và quan sát nhắc nhở sinh viên thực hiện đúng tư thế. Kết thúc 50 giây cho
sinh viên đứng lên thả lỏng chuẩn bị cho lượt tiếp theo.
Khi thi đấu toàn bộ cơ thể vận động viên ngã hết về sau do đó mũi chân thường hướng
lên, chỉ chạm sân bằng gót. Như vậy độ bám trên sân sẽ không nhiều dễ bị kéo trơi. Bài tập này
làm cho sinh viên có độ dẻo cổ chân, nên mặc dù cơ thể ngã về sau nhưng cả bàn chân vận động
viên vẫn áp sát mặt sân, độ ma sát sẽ nhiều hơn.
Bài tập số 4: Bật nhảy cóc 5 lượt x 20m (nữ), 30m (Nam) :
Bài tập này thường xuyên được áp dụng trong các buổi học ở phần tăng lực nhằm rèn
luyện sức bật cho sinh viên khi tập luyện các nội dung bật nhảy như: Bật xa, Nhảy cao, Nhảy
xa. Tuy nhiên lượng vận động thấp hơn, chỉ 1 hoặc 2 lượt x 10 -15m. Khi tập luyện nội dung
này đòi hỏi vận động viên vận động với cường độ cao hơn, phát huy hết sức của cơ thể để hoàn
thành khối lượng bài tập.
Giáo viên phát lệnh cho sinh viên thực hiện từng lượt 20m, sau đó vừa đi về vừa thả lỏng
chuẩn bị thực hiện lượt tiếp theo. Bài tập có tác dụng rèn luyện phát triển sức mạnh bộc phát
của cơ thể, chủ yếu phát triển sức mạnh của khớp gối, cổ chân, cơ đùi, cơ cẳng chân.
220
Bài tập số 5: Nằm ngữa gập bụng 5 lượt x 30 lần (nữ), 40 lần(nam) :
Sinh viên thực hiện nằm ngửa gập cẳng chân co gối, 2 bàn chân áp sát mặt sân, thực hiện
động tác trong vòng 30 giây tính số lần. Khi thực hiện chỉ chủ yếu phát triển cơ bụng và cơ lưng.
Ở bài tập này, một sinh viên làm nhiệm vụ hỗ trợ giữ chặt 2 bàn chân sinh viên thực hiện.
Sinh viên thực hiện nằm ngữa duỗi thẳng hai chân, hai tay đan chéo đặt sau gáy, dùng sức của
cơ bụng gập thân lên sau đó nằm xuống, thực hiện liên tục 30 lần với tốc độ nhanh. Kết thúc
lượt thực hiện, sinh viên thả lỏng chuẩn bị cho lượt tiếp theo. Bài tập địi hỏi sinh viên dùng
sức nhiều hơn, có sự tham gia của cơ đùi cùng với sự phát triển sức mạnh cơ bụng và cơ lưng.
Bài tập số 6: Nằm sấp ưỡn thân tập cơ lưng 5 lượt x 30 lần (nữ), 40 lần(nam).
Thực hiện tương tự như nằm ngữa gập bụng nhưng sinh viên nằm sấp, hai tay đan chéo
đặt sau gáy, dùng sức của cơ lưng, bụng và ngực ưỡn thân lên sau đó hạ xuống, thực hiện liên
tục 30 lần. Kết thúc sinh viên thả lỏng chuẩn bị cho lượt tiếp theo. Bài tập có tác dụng phát triển
sức mạnh cơ lưng, cơ bụng và cơ ngực.
Bài tập số 7: Đội (nhóm) kéo trọng tải tương đương trọng tải của đội (nhóm) trên lốp xe
tải 5 lượt x 4m
Cả đội hoặc nhóm đứng đúng tư thế theo đội hình thi đấu kéo co để tấn cơng lùi, kéo một
hoặc hai vỏ xe tải có chất trọng tải tương đương trọng tải của đội hoặc nhóm thực hiện. Giáo
viên theo dõi nhắc nhở tư thế của sinh viên trong quá trình di chuyển. Tập cho sinh viên phối
hợp dùng sức phát lực tấn công lùi đồng loạt, cùng chân mới tạo ra sức mạnh tuyệt đối.
Bài tập cho sinh viên di chuyển tấn công lùi 4m để khi thi đấu sinh viên ước lượng được
đoạn đường mà đội mình đã tấn cơng và nổ lực cố gắng hồn thành cự li 4m để giành chiến thắng
theo quy định của Luật kéo co. Kết thúc lượt tập đội (nhóm) thả lỏng chuẩn bị tập lượt tiếp theo.
Bài tập số 8: Chạy bền 15-20 phút
Ở đây nội dung chạy bền được sắp xếp vào cuối buổi huấn luyện, cho sinh viên chạy bền
nhẹ nhàng từ 15 đến 20 phút để duy trì thể lực, vận động tồn thân và tăng sức chịu đựng. Đối
với các đội có thể lực tương đương nhau thì sức bền là rất cần thiết, quyết định kết quả thắng
bại của đội.
Một số bài tập ép cân và tăng sức bền.
+ Bài tập giảm cân Burpee
Burpee là bài tập giảm cân nhanh giảm cân trong nhanh chóng địi hỏi cả cơ thể phải hoạt
động đồng thời cần tới sự phối hợp của nhiều nhóm cơ từ cơ mơng, cơ đùi cho tới nhóm cơ ở
ngực và vai…
Cách thực hiện:
Đứng thẳng, 2 chân rộng, tay thả lỏng. Đẩy hơng ra phía sau đồng thời ngồi xuống giống
như tư thế ngồi xổm, kiếng nhẹ mũi chân.
Chống 2 tay xuống trước mặt rồi nhảy lùi cả 2 chân về phía sau để tạo thành tư thế giống
plank và hít đất 1 lần.
Tiếp tục nhảy 2 chân về phía trước để trở về tư thế chuẩn bị nhưng đầu cúi thấp và hướng
về phía trước.
221
Khi thu chân lại ngay lập tức bật nhảy lên cao hết mức có thể, tay hướng lên trên đỉnh
đầu. Sau khi chân chạm đất, ngay lập tức lặp lại các động tác theo trình tự vừa tập.
Lặp lại động tác này 8 – 12 lần liên tục trong 3 lần.
+ Bài tập giảm cân Jump squat
Squat là một trong những bài tập giúp giảm cân nhanh có thể dễ dàng thực hiện ngay tại
nhà. Động tác squat sẽ tác động vào phần dưới cơ thể là chủ yếu (cơ bụng, mông và đùi…) Kết
hợp Squat với bật nhảy sẽ rất hiệu không chỉ giúp giảm cân mà cũng rất có lợi cho sức khỏe và
sự dẻo dai.
Cách thực hiện:
Đứng ở tư thế bàn chân hơi rộng hơn so với khoảng cách hông.
Cong đầu gối và mông như ở tư thế ngồi trên khơng khí, giữ ngực thẳng đứng.
Nhảy lên khơng trung cao nhất có thể, hạ cánh nhẹ nhàng.
Làm càng nhiều lần càng tốt trong 45s.
+ Bài tập giảm cân Lunge
Bài tập Lunge tác động mạnh vào nhiều nhóm cơ như cơ bụng, cơ đùi, cơ mông của bạn
phải hoạt động cùng một lúc nên nó rất hiệu quả cho mơn Kéo co. Ngồi ra, có thể giúp tăng
cường sức mạnh cho đôi chân.
Cách thực hiện:
Đứng thẳng người, 2 chân rộng bằng hông.
Chống 2 tay lên hông hoặc nắm tay trước ngực, giữ thẳng cột sống và bước chân phải về
phía trước.
Siết chặt cơ bụng rồi tiếp tục hạ thấp cơ thể xuống sao cho đùi và bắp chân tạo thành 1
góc 90 độ. Phần gót chân trái phải kiễng lên (chỉ có phần mũi chân tiếp xúc với sàn) trong khi
đầu gối không được chạm đất.
Rút chân phải về lại vị trí cũ và tiếp tục thực hiện tương tự với bên còn lại.
Lặp lại động tác này 10 lần cho mỗi bên và thực hiện đủ 3 hiệp.
Bên cạnh các bài tập đã nêu cũng còn các yếu tố chi phối như chế độ dinh dưỡng, sinh
hoạt nghỉ ngơi…có ảnh hưởng đến thành tích của các em.
3. 3. Kỹ chiến thuật và tâm lý thi đấu môn kéo co
+ Kĩ thuật cầm nắm.
Sợi dây được đặt bên phải VĐV, nhặt sợi dây lên từ tư thế đứng thẳng, hai bàn chân dang
ngang, sợi dây được luồn dưới nách bên tay phải, bàn tay phải nằm dưới sợi dây lòng bàn tay
hướng lên trên cánh tay trái mở rộng với bàn tay trái năm chặt sợi dây, vị trí bàn tay trái bên
trên bàn tay phải. Sợi dây phải nằm trên một đường thẳng từ đầu cho đến cuối sợi dây, cả hai
bàn tay phải ở gần nhau.
+ Kĩ thuật gồng dây.
Đây là kĩ thuật không thể thiếu trong tập luyện mơn kéo co, địi hỏi người tập phải ngả
người về sau ở một góc nhỏ hơn 45 độ. Ngả người là kĩ thuật quan trọng nhất trong môn kéo
222
co, góc ngả càng nhỏ thi lực căng dây càng lớn, sức mạnh sẽ chuyển về đội có góc ngả nhỏ hơn
và ở trong tư thế này với dây duy trì thời gian tăng dần.
+ Kĩ thuật di chuyển.
Di chuyển bước chân là yếu tố quan trọng trong thi đấu kéo co đòi hỏi các yếu tố sau:
- Sức mạnh của đôi chân
- Sự phối hợp đồng bộ
- Yếu tố chiến thuật
+ Huấn luyện kĩ thuật tâm lí.
Đặc điểm tâm lí cá nhân của các nhóm:
Nhóm 1: Huấn luyện tâm lí cho sinh viên tham gia thi đấu lần đầu.
- Cho sinh viên tham gia nhiều cuộc thi đấu giao hữu với nhiều đối tượng nhất là có trình
độ tương đương hoặc cao hơn trong các trường hợp khác nhau.
- Giúp sinh viên tập chuyển hướng sự chú ý vào thi đấu hoặc tự động viên, cổ vũ của
chính mình khi có những động tác xấu.
- Trước thi đấu HLV cần động viên khích lệ cùng với việc đưa ra thực trạng của ta và đối
phương, đưa ra các đấu pháp nhằm hạn chế điểm mạnh của đối phương, phát huy điểm mạnh
khắc phục điểm yếu của ta.
Nhóm 2: Đối với đội chuẩn bị bước vào trận đấu quan trọng (trận trung kết hoặc trận
chuẩn bị bước vào trung kết).
Nhóm 3: Những sinh viên thua do tâm lí thi đấu.
- Trang bị lại cho sinh viên về kĩ chiến thuật, chỉ rõ nguyên nhân gây ra khó khăn, trở ngại trong
việc thực hiện kĩ thuật, chiến thuật. Qua đó tạo cho họ niềm tin trên cơ sỏ mở rộng về kiến thức.
- Học tập kinh nghiệm của đồng đội và chính bản thân trong q trình tập luyện và thi đấu.
- Giáo dục động cơ quyết thắng, tính tự tin của bản thân
- Giáo dục năng lực điều chỉnh và huy động năng lực thể chất thông qua các bài tập như:
Tập trong các tình huống phức tạp, tập luyện địi hỏi sự khắc phục khó khăn cao hơp thực tế thi
đấu, tập cùng những sinh viên có trình độ cao hơn.
+ Huấn luyện chiến thuật trong thi đấu.
- Kĩ thuật ngã người.
- Di chuyển của chân
- Trong quá trình thi đấu, huấn luyện viên chỉ đạo trực tiếp sẽ đưa ra đấu pháp thích hợp
nhất dựa vào sơ hở của đối phương…
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tác giả đã tìm ra các bài tập phù hợp cho sinh viên để nâng cao thể lực
cũng như kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu môn kéo co. Đề tài chưa đưa ra hai khách thể
để so sánh sâu hơn về độ tăng trưởng cũng như giá trị thống kê. Nhưng qua thực tế huấn luyện
223
sinh viên thi đấu giải Hội thao “ Sinh viên khỏe” năm 2022 do Tỉnh Đồn Bình Dương tổ chức
vừa qua phần nào đã cho thấy hiệu quả của các bài tập nói trên. Trong giải đấu Trường Đại học
Thủ Dầu Một tham gia hai đội hình, trong đó một đội đạt giải nhất và một đội yếu hơn không
đạt giải. Dưới gốc nhìn của một giáo viên, huấn luyện viên tác giả thấy được các yếu kém cũng
như một số nhược điểm cần khắc phục để rút kinh nghiệm huấn luyện các khóa tiếp theo đạt
thành tích tốt nhất. Nghiên cứu là bước đệm cho nhưng nghiên cứu về sau và cũng là tài liệu
tham khảo khá đầy đủ về mơn kéo co cho đọc giã tìm hiểu phục vụ cho các hoạt động huấn
luyện và giảng dạy môn kéo co.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật kéo co quốc tế. (2020). />2. Lưu Quang Hiệp và nnk. (1995). Sinh lý học thể dục thể thao. Hà Nội: Thể dục thể thao.
3. Nguyễn Tiên Tiến. (2015). Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy đại học thể dục thể thao,
sách dùng cho sinh viên đại học chính quy, ngành giáo dục thể chất. TP HCM: Đại học Quốc Gia.
4. Trịnh Hữu Lộc. (2016). Giáo trình Y học thể dục thể thao. TP HCM: Đại học Quốc Gia.
224