Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giải pháp tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án và một số giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp tại thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.15 KB, 8 trang )

GIẢI PHÁP THÁO GỠ VƯỚNG MẮC VÀ ĐẨY NHANH CÔNG TÁC
BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, THÚC ĐẨY TIẾN ĐỘ
TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỒNG HÀNH
CÙNG DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
Nguyễn Hồng Lanh1
1. Khoa Khoa học Quản lý. Email:
TÓM TẮT
Xác định công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là khâu rất quan trọng trong quá trình
triển khai thực hiện các dự án. Do đó, để phát huy hơn nữa những thế mạnh đã đạt được và khắc
phục các nhược điểm còn tồn tại, nội dung của tham luận sẽ chủ yếu đưa ra những ý tưởng mang
tính chất gợi mở về các giải pháp căn cơ, cụ thể trong vấn đề này như: chính sách, quy định, hiệu
quả khai thác các nguồn lực, tuyền truyền và kết nối thơng tin, hình thức và nội dung của các
chương trình nhằm thúc đẩy cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày một hiệu quả hơn.
Từ khóa: Giải phóng mắt bằng, giải pháp tháo gỡ, TP.Hồ Chí Minh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, vấn đề thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất của người đang
sử dụng đất để giao đất cho các nhà đầu tư vẫn đang gây nhiều bức xúc trong thực tế triển khai,
nhất là những bức xúc của người bị thu hồi đất về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Mặc
dù các quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã từng bước được
hoàn thiện, ngày càng rõ ràng, cụ thể về nguyên tắc, điều kiện, đơn giá thực hiện bồi thường,
hỗ trợ về đất đai và tài sản khi Nhà nước thu hồi đất.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng như đã nêu trên, xác định công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng là cơng việc của cả hệ thống chính trị theo hướng tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo,
chính quyền tích cực triển khai thực hiện, các đồn thể tích cực vận động nhân dân thực hiện.
Trong thời gian triển khai thực hiện các dự án, dù lớn hay nhỏ, các cấp ủy đảng, chính quyền
địa phương, các đoàn thể đều nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phối hợp thực hiện
nhiệm vụ, công tác vận động thuyết phục nhân dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về đất đai, bồi thường, GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất... nên đã đạt nhiều kết quả khả quan.
Cần cơng khai hố và dân chủ hố các phương án đền bù giải phóng mặt bằng để mọi đối
tượng liên quan đến đều biết, thống nhất, tránh so bì thắc mắc và tiêu cực. Trong quá trình thực


hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, lãnh đạo các cấp chính quyền phải trực tiếp đến từng hộ dân,
từng vị trí cịn vướng mắc để kiểm tra cụ thể, xác định nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp
thời, phù hợp, kiên quyết, dứt điểm, không để xảy ra các vấn đề phức tạp. Quan tâm bố trí nơi tái
định cư cho các hộ dân phải di dời tuân thủ đúng các điều kiện theo quy định. Việc lập quy hoạch,
435


kế hoạch xây dựng quỹ nhà, quỹ đất tái định cư đảm bảo đủ nhu cầu giải phóng mặt bằng, đồng
bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo tiêu chuẩn, tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi.
Tạo niềm tin của quần chúng đối với chủ trương và chính sách của Nhà nước thơng qua giải quyết
dứt điểm những khiếu nại của Nhân dân, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng
chính sách của Nhà nước để trục lợi. Nâng cao trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm của cán bộ
cấp xã trong việc xác nhận nguồn gốc đất đai; quản lý chặt chẽ quỹ đất chưa sử dụng, tránh tình
trạng lấn, chiếm đất cơng, xây dựng nhà trái phép để địi bồi thường khi có Dự án đầu tư.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Thu thập tài liệu, số liệu thông qua sách, báo, Internet và tiếp cận với các tổ chức thực
hiện và các phòng ban của thành phố, các Sở Ban ngành lân cận để trao đổi, thu thập thơng tin
về tình hình phát triển kinh tế xã hội gắn với thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện cơng tác giải phóng
mặt bằng để đánh giá thu thập tài liệu.
2.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu thu thập được phân tích, đánh giá tồn tại và hạn chế trong công tác bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong các giai đoạn thực hiện dự án.
2.3 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu sẵn có như báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt...;
Kế thừa các tư liệu nghiên cứu trước đây về lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
trên địa bàn thành phố hoặc một số địa bàn lân cận.

3. CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRONG NĂM 2021
Tổng số dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được triển khai thực hiện trên toàn địa bàn
Thành phố trong năm 2021 khoảng 172 dự án.
Thực hiện Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các
chương trình, dự án đầu tư cơng của Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021, Sở Tài nguyên
và Môi trường đã ban hành 79 Quyết định phê duyệt, điều chỉnh, gia hạn thời gian thực hiện
các Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành
05 Quyết định phê duyệt, điều chỉnh, gia hạn thời gian thực hiện các Dự án theo thẩm quyền;
đã tham mưu, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận - huyện và thành phố Thủ Đức giải quyết
khó khăn, vướng mắc trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn Thành phố với
tổng số 378 trường hợp, trong đó: tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết 105
trường hợp, phúc đáp các sở - ngành thành phố 84 trường hợp, hướng dẫn cho Ủy ban nhân cấp
huyện 187 trường hợp và xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường 02 trường hợp.
436


Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết
định số kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư Thành phố, dự thảo Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Thành phố. Định kỳ hàng tuần, Đồng chí Phó Giám đốc Sở - Phó
Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, đồng thời là Tổ trưởng Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư Thành phố chủ trì họp định kỳ 02 lần/tuần (cụ thể trong năm 2021 đã
chủ trì 58 cuộc họp) để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các sở - ngành Thành
phố, các quận - huyện và thành phố Thủ Đức trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các
Dự án trọng điểm, cấp bách và các dự án có khiếu nại đơng người trên địa bàn Thành phố, đặc
biệt trong năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các sở ngành liên quan và
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chính sách điều
chỉnh, bổ sung 10 nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường luôn chủ động phát hiện
những mâu thuẫn, những nội dung của quy định pháp luật không cịn phù hợp, đồng thời tổng
hợp các khó khăn, vướng mắc về thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định 28/2018/QĐUBND ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn Thành phố cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay,
kết hợp đồng bộ với những nội dung sẽ sửa đổi, bổ sung sắp tới của pháp luật về đất đai.
Thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về việc cho
phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
Sở Tài ngun và Mơi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết
định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2021 quy định về hệ số điều chỉnh giá đất để
lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi trên địa bàn
thành phố cho 291 dự án có bồi thường hỗ trợ tái định cư năm 2021 trên toàn địa bàn thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố dự thảo Quy chế
về phối hợp thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để áp dụng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế phối hợp này có phạm vi điều chỉnh từ giai đoạn kế hoạch thu
hồi đất đến giai đoạn bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Hiện nay dự thảo Quy chế phối hợp
này đang được lấy ý kiến Thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố, dự kiến sẽ được ban hành
trong tháng 01 năm 2022. Khi Quy chế phối hợp này được ban hành, các sở ngành và Ủy ban
nhân dân quận - huyện sẽ có cơ sở pháp lý để phối hợp thực hiện, xác định thời gian thực hiện cụ
thể của từng cơ đơn vị, rút ngắn được thời gian cần thiết để triển khai thực hiện dự án.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo
cáo tổng kết công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm từ năm 2000 đến
nay, gửi Ban Dân vận Thành ủy tổng hợp, báo cáo trình Thường trực Thành ủy; Sở hiện đang
phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố thực hiện đoạn phim phóng sự để phục vụ cho việc
tổ chức tổng kết công tác này.
4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 210 Luật Đất đai năm 2013, đối với dự án đã phê duyệt
Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái
437



định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt trước ngày Luật Đất
đai năm 2013 có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
đã được phê duyệt, không áp dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Do đó, rất khó
khăn trong việc tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư đã phê duyệt trước đây để bàn giao mặt bằng, có thể làm phát sinh khiếu nại,
khởi kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cụ thể như sau:
- Đối với dự án có yêu cầu sử dụng đất, các vướng mắc này ảnh hưởng đến tính khả thi,
tiến độ thực hiện dự án; làm giảm cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư, hiệu quả thu hút đầu tư, vị
thế đàm phán của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, nhất là các dự án đầu tư kinh
doanh có nhu cầu xây dựng nhanh, tranh thủ cơ hội của thị trường, liên kết chuỗi sản xuất, chuỗi
cung ứng…
- Tác động trực tiếp làm chậm tiến độ triển khai, hoàn thành, đưa dự án vào khai thác sử
dụng, giảm hiệu quả đầu tư và tăng chi phí xây dựng, lắp đặt, vận hành dự án, tác động chi phí
cơ hội của nhà đầu tư.
- Cơng tác giải phóng mặt bằng kéo dài, trong khi cơ chế, chính sách áp dụng thay đổi
theo quy định tương ứng với thời gian (mức giá đất, đơn giá đền bù…), dẫn đến việc phải áp
dụng khung giá bồi thường cao hơn sơ với khung giá đã được phê duyệt từ đầu, làm tăng chi
phí giải phóng mặt bằng dẫn đến đội vốn, tăng tổng mức đầu tư. Dự án phải thực hiện điều
chỉnh nhiều lần, làm giảm hiệu quả nguồn vốn.
- Phát sinh các vướng mắc, rủi ro, tranh chấp mặt pháp lý, có thể tác động đến tâm lý, đời
sống người dân bị ảnh hưởng, gây ra khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng tới niềm tin xã hội và tính
chấp hành, kỷ cương của pháp luật.
- Đối với dự án đầu tư công, ảnh hưởng đến khả năng, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn bố
trí cho dự án, ảnh hưởng tới khả năng bố trí vốn cho các dự án khác, gây ứ động vốn khi các dự
án không thể thực hiện được khi chưa có mặt bằng sạch.
- Theo quy định hiện hành, việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với
dự án công chỉ được thực hiện sau khi dự án đã được phê duyệt quyết định đầu tư. Tuy nhiên,
khoảng thời gian giữa lúc dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư cho đến khi phê duyệt quyết
định đầu tư thường mất nhiều thời gian do phải trải qua nhiều bước khác nhau. Trong khoảng

thời gian này có thể phát sinh những yếu tố làm tăng chi phí bồi thường (địa phương phê duyệt
khung giá bồi thường mới, người dân yêu cầu mức bồi thường cao hơn khi biết được có dự án
sắp triển khai, trục lợi chính sách…) làm tăng chi phì bồi thường đã được phê duyệt trong tổng
mức đầu tư dự án, dẫn đến phải điều chỉnh dự án. Đồng thời, đối với các dự án có yêu cầu xây
dựng khu tái định cư cho người dân, việc xây dựng khu tái định cư cần triển khai thực hiện như
một dự án thông thường (phải thực hiện đầy đủ các bước hoàn thiện thủ tục đầu tư, tuyển chọn
tư vấn, đấu thầu…), đồng thời việc di dời người dân chỉ có thể được thực hiện khi đã hồn thiện
khu tái định cư cũng là yếu tố gây kéo dài thời gian thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng.
- Vấn đề này tạo ra vòng lặp trong quá trình thực hiện khi dự án vừa được phê duyệt đã
phải điều chỉnh, thậm chí điều chỉnh nhiều lần do các nội dung phê duyệt khơng cịn phù hợp
với tình hình thực tế. Dự án được phê duyệt nhưng việc thực hiền cơng tác giải phóng mặt bằng
chậm dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện, tăng chi phí, phải thực hiện điều chỉnh dự án, điều
438


chỉnh chủ trương đầu tư và lại gây ảnh hưởng đến cơng tác giải phóng mặt bằng. Như vậy, cơng
tác giải phóng mặt bằng chậm – dự án tăng chi phí, đội vốn – phải điều chỉnh dự án – lại gây
chậm trọng cơng tác giải phóng mặt bằng.
Chưa thực hiện đầy đủ việc chuẩn bị, cân đối sáu (06) điều kiện phải đảm bảo trong công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai. Dự án phải thuộc diện Nhà
nước thu hồi đất; đảm bảo pháp lý về thu hồi đất; đảm bảo quỹ nhà ở, đất ở tái định cư trước
khi thu hồi đất ở; giá đất cụ thể tính bồi thường, hỗ trợ, giá đất để thu tiền sử dụng đất đối với
nền đất ở tái định cư, giá bán, giá thuê mua căn hộ chung cư tái định cư; đảm bảo vốn chi trả
kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; có chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hỗ
trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đúng quy định và phù hợp để tạo sự đồng
thuận và ổn định cuộc sống của các trường hợp bị ảnh hưởng thu hồi đất.
Thời gian thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư còn kéo dài do thuê đơn vị tư vấn thực hiện.
Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Điều 69, Điều
74 và Điều 195 Luật Đất đai năm 2013 quy định chưa thật sự thống nhất, đồng bộ, cụ thể và Luật

Đất đai năm 2013 khơng giao cho Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện việc này.
Việc khảo sát, điều tra, đo vẽ, kiểm đếm đất, nhà - cơng trình vật kiến trúc trên đất phải
thực hiện cho từng trường hợp bị ảnh hưởng thu hồi đất nên khối lượng cơng việc rất lớn. Ngồi
ra, việc xác định pháp lý về sử dụng đất, nhà - cơng trình vật kiến trúc trên đất của những trường
hợp khơng hợp pháp hoặc có vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng (lấn, chiếm đất; tự ý chuyển
mục đích sử dụng đất và xây dựng nhà ở sai phép hoặc không phép; chuyển nhượng nhà đất
bằng tay và không cập nhật chỉnh lý biến động nhà đất theo quy định, …) rất phức tạp và cần
nhiều thời gian để hồn thành.
5. ĐỀ XUẤT
5.1 Về chủ trương, chính sách
- Kiến nghị Quốc hội sớm thơng qua Nghị quyết thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập nhằm đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt
bằng để đầu tư xây dựng tại các dự án có thu hồi đất; đồng thời kiến nghị Bộ Tài nguyên và
Môi trường nghiên cứu, đánh giá, tiếp thu các nội dung này trong quá trình sửa đổi, bổ sung
các quy định của pháp luật về đất đai. Đối với dự án liên quan đến nhiều quận - huyện, kiến
nghị được phép tách nội dung bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn từng quận - huyện
thành Dự án độc lập trên địa bàn từng quận - huyện và do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư quận - huyện làm chủ đầu tư Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa
bàn quận - huyện mình.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện cơng
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau:
+ Điều chỉnh, bổ sung quy định tại Điều 195 Luật Đất đai năm 2013 theo hướng trình tự,
thủ tục về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải là một nội dung thủ tục hành chính về đất đai;
điều chỉnh, bổ sung Điều 69 Luật Đất đai năm 2013 theo hướng giao Chính phủ hướng dẫn,
quy định chi tiết để áp dụng thống nhất giữa các địa phương.
439


+ Điều chỉnh, bổ sung quy định phê duyệt giá đất cụ thể để tính bồi thường phải cùng một
ngày hoặc cùng thời điểm với quyết định thu hồi đất tại Điều 69 và Điều 74 Luật Đất đai theo

hướng: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải ban hành quyết định thu hồi, quyết định phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng người bị ảnh hưởng thu hồi đất chậm
nhất không quá 30 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất cụ thể tính
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
+ Hiện nay, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn
thành việc lập, thẩm định, phê duyệt Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng. Do đó, cần nghiên
cứu kết nối, lồng ghép giữa 02 quy trình này với nhau thì sẽ nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến
độ bàn giao mặt bằng của các bồi thường, giải phóng mặt bằng, vốn là điểm nghẽn quan trọng
của các dự án đầu tư có liên quan đến thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét và chấp thuận chủ trương thực hiện thí
điểm Đề án tổ chức lại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận - huyện thành Trung tâm
phát triển quỹ đất quận - huyện do Ủy ban nhân dân quận - huyện quản lý để đảm bảo là một
đầu mối trong thực thi nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và vai trò chủ đầu tư Dự án bồi
thường, giải phóng mặt bằng.
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố sớm ban hành Quy chế về phối hợp thực hiện trong
việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để áp dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kiến nghị bổ sung cơ chế điều hành, quản lý xây dựng, phân bổ vốn trong Kế hoạch đầu
tư công trung hạn và Kế hoạch đầu tư cơng hàng năm để bố trí đủ vốn cho Dự án bồi thường,
giải phóng mặt bằng trong năm được xác định là phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư của người bị thu hồi đất để Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng kịp thời chi trả bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi, khơng phát sinh thêm chi phí do chậm
chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Khoản 2 Điều 93 Luật Đất đai.
5.2 Về những công việc cần thực hiện trong thời gian sắp tới
- Thường xuyên rà soát, xem xét giải quyết những vướng mắc khó khăn của các quận - huyện
và thành phố Thủ Đức về việc áp dụng chính sách và trình tự thủ tục để nâng cao sự đồng thuận của
người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các dự án có thu hồi đất.
- Áp dụng chính sách hỗ trợ đối với các trường hợp chậm chi trả tại các dự án sử dụng
nguồn vốn ngân sách có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt trước ngày
01 tháng 7 năm 2014 theo hướng không thay đổi chính sách và đơn giá đơn giá tái định cư đã
phê duyệt tại phương án, thực hiện hỗ trợ lãi suất phần giá trị bồi thường, hỗ trợ chậm chi trả.

- Phát huy tốt các nguồn lực xã hội từ các nhà đầu tư để xây dựng quỹ nhà ở, cơ bản đáp
ứng nhu cầu về nhà ở phục vụ tái định cư của thành phố, hạn chế phát sinh tạm cư kéo dài, đồng
thời có quỹ nhà dự phịng cho các trường hợp khẩn cấp như sạt lở bờ sông, cháy nổ, di dời khẩn
cấp các hộ dân trong các chung cư có nguy cơ sụp đổ, ... đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt an sinh xã hội của Thành phố.
6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP TRONG NĂM 2022
Một là: Tập trung đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án phát
triển nhà ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đưa nguồn cung nhà ở ra thị trường (theo Kế
440


hoạch số 6707/KH-STNMT-VPĐK ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường).
Nội dung này, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp các Sở, ngành rà sốt những dự
án cịn vướng mắc như: những dự án có vi phạm xây dựng; những dự án phải rà sốt, xác định nộp
nghĩa vụ tài chính bổ sung và vướng mắc cấp Giấy chứng nhận cho loại hình bất động sản mới
(shophouse, Oficetel) Trên cơ sở những vướng mắc nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng
hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố tháo gỡ những khó khăn hoặc kiến nghị các Bộ, ngành, trung
ương tháo gỡ các vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở. Dẫn chứng:
- Số liệu cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án trong năm 2021 đạt được gần
17.000 căn nhà/dự án.
- Năm 2022 dự kiến đạt khoảng 23.000 căn nhà trong dự án.
Hai là: Dự kiến đạt trong năm 2022 Sở sẽ tập trung giải quyết các hồ sơ đăng ký giao dịch
đảm bảo, đăng ký biến động (kế hoạch đạt khoảng 400.000 hồ sơ), tạo điều kiện để người dân,
doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trên thị trường bất động sản, tạo nguồn thu cho ngân sách,
góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, tái sản xuất kinh doanh.
Ba là: Tiếp tục hoàn thiện, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp
nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ trong lĩnh vực đất đai, nhằm mục tiêu rút ngắn thời gian
thực hiện các thủ tục hành chính.
Căn cứ vào Nghị Định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 Nghị Định Quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai. Cụ thể:
- Giảm thời gian đính chính Giấy chứng nhận đã cấp từ 10 ngày xuống còn 03 ngày.
- Giảm thời gian đăng ký xóa thế chấp kết hợp thế chấp từ 04 ngày xuống còn 03 ngày
(Đối với tổ chức, doanh nghiệp), từ 02 ngày xuống còn 01 ngày (Đối với hộ gia đình, cá nhân).
- Giảm thời gian đăng ký biến động (đổi tên) kết hợp đăng ký thế chấp từ 14 ngày xuống
còn 13 ngày.
- Giảm thời gian đăng ký chuyển quyền đối với căn hộ chung cư của hộ gia đình, cá nhân
(xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận đã cấp) từ 10 ngày xuống còn 09 ngày.
Phối hợp cùng cơ quan, ban ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố
xây dựng dịch vụ đăng ký trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với hồ sơ đăng ký biện pháp bảo
đảm của tổ chức sử dụng đất theo Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2018 của
Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3895/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân Thành phố về phê duyệt danh mục thủ tục hành chính đáp ứng u cầu thực hiện
dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Bốn là: Phối hợp với Cơ quan Thuế thực hiện liên thông thông tin địa chính với Cục thuế
Thành phố; thí điểm tại Quận 1, Quận 3, Quận 12, thành phố Thủ Đức và huyện Cần Giờ nhằm
rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Triển khai ứng
dụng phần mềm VBDLIS trong công tác giải quyết hồ sơ và sử dụng để làm cơ sở dữ liệu liên
thông thuế điện tử, cũng như xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan thuế trong giải quyết hồ
sơ (trước mắt thí điểm cho 4 dự án phát triển nhà ở có số lượng nhà ở nhiều. Sau đó sẽ đánh
giá, hồn thiện những mặt cịn hạn chế và triển khai thực hiện áp dụng cho tất cả dự án và các
thủ tục giải quyết hồ sơ còn lại).
441


7. KẾT LUẬN
Với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh cơng tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án mang đến cho thành phố Hồ Chí Minh các kết quả
dự kiến như sau:
- Đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tập trung giải quyết các hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký biến động, tạo điều
kiện để người dân, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trên thị trường bất động sản, tạo nguồn
thu cho ngân sách, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, tái sản xuất kinh doanh. Thống nhất
và ban hành kịp thời các văn bản để giải quyết vướng mắc trong việc thức hiện về bồi thường.
- Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả
hồ sơ trong lĩnh vực đất đai, nhằm mục tiêu rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.
- Phát huy tốt các nguồn lực xã hội từ các nhà đầu tư để xây dựng quỹ nhà ở, cơ bản đáp
ứng nhu cầu về nhà ở phục vụ tái định cư của thành phố. Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội để người dân sớm ổn định đời sống, sản xuất.
- Rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Nâng
cao nhận thức, sự đồng thuận của người dân trong việc chấp hành chủ trương thu hồi đất, thực
hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phải cho người dân hiểu thu hồi đất là xu thế tất yếu
trong q trình đơ thị hóa.
- Nâng cao cơ chế thu hồi, tạo quỹ đất sạch để đấu giá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2021). Quyết định ban hành quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cơng của thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định
số 19/2021/QĐ-UBND, ngày 18/6/2021.
2. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2018). Quyết định ban hành quy định về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND, ngày
09/8/2018.
3. Chính phủ (2020). Nghị quyết về việc cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút
ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết 27/NQ-CP, ngày 09/3/2020.
4. Luật Đất đai năm 2013.
5. Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,
mức độ 4 để các bộ, ngành, địa phương thực hiện trong các năm 2018 – 2019. Quyết định số 877/QĐTTg, ngày 18/7/2018.
6. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2021). Quyết định phê duyệt danh mục thủ tục hành
chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 áp dụng trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định số 3895/QĐ-UBND, ngày 16/11/2021.

442



×