Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tác động của lạm phát đến tỷ giá hối đoái tại các quốc gia Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.6 KB, 8 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐƠNG NAM Á
Nguyễn Hồng Chung1, Hồng Thị Trang Linh1, Phan Thùy Linh
1. Email:
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa lạm phát (LP) và tỷ giá hối đoái (TGHĐ)
tại sáu quốc gia Đơng Nam Á (Việt Nam +5) có nền kinh tế đang phát triển bao gồm Việt Nam,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan giai đoạn 2000-2020. Bài nghiên cứu sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc thu thập dữ liệu thống kê từ Qũy tiền tệ quốc
tế (IMF) rồi phân tích, so sánh, thống kê khám phá và mơ hình hồi quy tuyến tính để lượng hoá
sự thay đổi của hai biến là lạm phát và tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu đã phân tích và cho thấy
chúng ta rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa biến LP với biến TGHĐ trong hầu hết các quốc
gia được nghiên cứu ở trong bài nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu khoa học này thì biến LP là
nguyên nhân và TGHĐ là kết quả của mối tương quan này, tác động của LP đến TGHĐ là rất
mạnh. Khi LP biến động gần như ngay lập tức nó tác động đến TGHĐ. Hai biến số kinh tế vĩ mơ
này có quan hệ đồng thuận với nhau. Do đó nếu kiềm chế tốt được LP thì có thể giúp cho TGHĐ
ổn định và góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mơ khác trong giai đoạn tiếp theo.
Từ khóa: Lạm phát, tỷ giá hối đoái, ổn định kinh tế vĩ mô, các nền kinh tế đang phát triển.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia.
Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đối gắn liền với q trình lớn mạnh không ngừng
của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá tác động hầu hết đến các mặt hoạt
động của nền kinh tế như tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính tiền
tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp…. Nhưng một trong
những tác động nhanh chóng và rõ ràng nhất đó là tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. Các
quốc gia, trong đó có Việt Nam, luôn sử dụng tỷ giá như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh
hoạt động xuất nhập khẩu của mình.
Theo nghiên cứu của Rajan.S (2012) nêu rõ “Khu vực châu Á được xem là nơi có nhiều chế
độ tỷ giá hối đoái (TGHĐ) trên thế giới, nhưng đang có dấu hiệu dịch chuyển dần dần theo hướng
TGHĐ linh hoạt hơn ở nhiều quốc gia trong khu vực. Ở đó, có thấy bằng chứng về sự “Sợ tăng giá”
được biểu hiện trong sự can thiệp của TGHĐ bất đối xứng. Nghĩa là sẵn sàng cho phép giảm giá,


miễn cưỡng cho phép tăng giá. Tuy nhiên vẫn có một mức độ cố định cao với đồng ngoại tệ đô la
Mỹ”.Như ta đã thấy, tỷ giá thường biến động rất nhanh trong ngắn hạn, nhưng lại có chiều hướng
chậm dãi trong dài hạn.Ngồi lạm phát, thì lãi suất cũng là một trong những nhân tố tác động tới tỷ
giá hối đoái, quyết định sâu sắc đến nền kinh tế của một quốc gia. Tỷ giá hối đoái là một trong
những cấp độ của thương mại, điều mà các nền kinh tế trên thế giới đều hết sức quan tâm.
57


Trong đó, lạm phát (LP) luôn được xem xét là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô cơ
bản, và có mối quan hệ chặt chẽ giữa LP và TGHĐ tại các quốc gia châu Á theo nghiên cứu
của (Achsani và cộng sự, 2010). Do tính chất quan trọng này, nghiên cứu tập trung nghiên cứu
mối quan hệ giữa LP và TGHĐ, phân tích sự tác động của LP tới TGHĐ tại các quốc gia Đông
Nam Á có nền kinh tế đang phát triển bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan trong giai đoạn 2000- 2020. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm và
đồng thời đưa ra các khuyến nghị, chính sách phù hợp nhằm kiềm chế LP để ổn định TGHĐ tại
Việt Nam góp phần đạt được các mục tiêu vĩ mô khác trong giai đoạn tiếp theo, góp phần làm
cho nền kinh tế của đất nước phát triển hơn.
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1 Cơ sở lí thuyết
2.1.1 Tỷ giá hối đoái
Nguyễn Văn Tiến (2013) hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thương
mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế …. đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau.
Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này trao
đổi với đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này
được gọi là tỷ giá. Vậy có thể định nghĩa theo cách ngắn gọn hơn là “Tỷ giá là giá cả của một
đồng tiền được biểu thị thông qua đông tiền khác”.
Karl Mark (1818- 1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối đối. Trong
bộ “Tư bản” (1858) ơng viết: “ Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn với giai
đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất, cường độ tác động của nó phụ thuộc vào trình độ
phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới”.

Theo luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Điều 6, khoản 5 ghi rõ “Tỷ giá hối đoái của
đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam”.
Nguyễn Văn Tiến (2013) từ khái niệm trên có thể hiểu một cách tổng quát tỷ giá hối đoái
(TGHĐ) là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh của đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác giữa các quốc
gia/ khu vực trên thế giới. Hiện nay, TGHĐ trên thế giới được niêm yết theo hai phơng pháp sau:
Phương pháp yết giá trực tiếp: Trong phương pháp này đồng nội tệ sẽ đóng vai trò là đồng
yết giá và có đơn vị cố định là một đơn vị, còn đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng định giá có
số đơn vị thay đổi dựa theo thay đổi trên thị trường ngoại hối. Ví dụ tại Nhật bản sẽ yết giá như
sau: 1JYP=0,008USD.
Phương pháp yết giá gián tiếp: Đây là cách yết giá tại các quốc gia sở hữu đồng tiền yếu.
Khi đó đồng ngoại tệ sẽ đóng vai trò là đồng yết giá, còn đồng nội tệ của quốc gia đó là đồng
định giá. Ví dụ tại Việt Nm sẽ yết giá là 1USD = 23.046VND, 1GBP= 30.000 VND.
Trong bài nghiên cứu này, TGHĐ sẽ được hiểu theo cách viết trên thị trường ngoại hối
Việt Nam, USD/VND = 23.046, nghĩa là 1USD = 23.046 VND cho các thị trường còn lại là
Indonesia (USD/Rp), Malaysia (USD/MYR), Philippines (USD/PHP), Singapore (USD/SGD),
và Thái lan (USD/THB).
2.1.2 Lạm phát
Hiện nay, lạm phát (LP) là một vấn đề lớn trong nền kinh tế mà hầu hết các quốc gia phải
58


đối mặt. LP diễn ra theo mức độ khác nhau tại các quốc gia đang và đã phát triển, trong cả thời
kỳ khủng hoảng kinh tế và thời kỳ kinh tế phát triển. LP không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế
của một quốc gia mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến từng cá nhân trong một xã hội. Việc bình ổn
LP theo mức độ nhất định có thể là một biện pháp giúp phát triển kinh tế, làm tăng nhu cầu,
thúc đẩy hướng có lợi.
Trong phần này, các quan điểm khác nhau về LP sẽ được khái quát và tổng hợp theo logic
thời gian và của các trường phái khác nhau. LP không chỉ ảnh hưởng lớn đến các quốc gia giàu
có, có nền kinh tế phát triển mà còn những nước nghèo có nền kinh tế chậm và đang phát triển
bởi vì phụ thuộc quá lớn về viện in tiền để chi trả các chi tiêu của chính phủ.

Các nhà kinh tế học nghiên cứu từ rất sớm về LP và đều có quan điểm chung rằng “Lạm phát
là hiện tượng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất
định”. Tuy nhiên cần phân biệt giá cả chỉ tăng tạm thời, trong ngắn hạn hay dài hạn. Không phải
mọi sự tăng lên của mức giá chung đều gây ra lạm phát. Ví dụ là dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam,
giá cả chỉ tăng lên sau đó giảm xuống tức thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời.
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm của các nhà kinh tế học về lạm phát, bài nghiên cứu
này chỉ tập trung nghiên cứu và bám sát 2 quan điểm được các nhà kinh tế học hiện nay đã
thống nhất mà chủ yếu theo của Frierdman trong suốt bài nghiên cứu như sau:
Nhà kinh tế học Samuelson đinh nghĩa về lạm phát “Lạm phát biểu thị sự tăng lên trong
mức giá chung”. Mức giá chung được định nghĩa là mức giá trung bình của “giỏ hàng hố và
dịch vụ” tại quốc gia đó. Giỏ hàng hoá và dịch vụ khác nhau phụ thuộc vào mức sống và thu
nhập của quốc gia đó. Khi mức giá chung tăng lên, thì các thành phần trong nên kinh tế sẽ phải
trả nhiều tiền hơn cho chính loại hàng hoá và dịch vụ đó, điều này chứng tỏ giá trị và sức mua
đồng tiền tại quốc gia đó bị giảm.
Frierdman đại diện các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại cho rằng “Lạm
phát là một hiện tượng tiền tệ tạo nên sự dư cầu về hàng hoá, tức là do lượng tiền trong nền
kinh tế quá nhiều để theo đuổi một khối lượng hàng hoá có hạn”.
Có 3 mức độ mà các nhà kinh tế học đã chỉ ra:
- Lạm phát vừa phải
- Lạm phát phi mã
- Siêu lạm phát
Mankiw (2010) Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu
Trên thực tế, trong nghiên cứu định lượng, tồn tại ba loại số liệu cơ bản là số liệu theo
thời gian (Time-Series), số liệu chéo (Cross-Section), số liệu bảng (Panel- data). Đối với các
vấn đề kinh tế, loại số liệu được các nhà nghiên cứu thường xuyên tiếp cận là số liệu theo thời
gian, hay cịn gọi là ch̃i thời gian, chẳng hạn như nghiên cứu tại Việt Nam từ giai đoạn 20002020 với các biến số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế (GDPG), lạm phát (LP), tỷ giá hối
đoái (TGHĐ)…Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng số liệu dữ liệu bảng với tác động của LP
lên TGHĐ tại sáu quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines,

59


Singapore, Thái Lan giai đoạn 2000-2020 bằng mơ hình hồi quy tuyến tính đơn biến, phương
pháp nghiên cứu bình phương nhỏ nhất (OLS) và dữ liệu ch̃i thời gian, có dạng:
Y = β1 + β2*X + μ
Trong đó:
- Y: Biến phụ thuộc, X: Biến độc lập
- β1: là hệ số chặn của đường hồi quy tổng thể.
- β2: là hệ số hồi quy riêng của biến độc lập
- μ: là sai số ngẫu nhiên.
2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tìm hiểu và sử dụng nguồn thu thập dữ liệu hàng năm chỉ số LP và TGHĐ
từ Bộ dữ liệu tài chính quốc tế (International Financial Statistic-IFS) của Quỹ tiền tệ Quốc tế
(International Monetary Fund-IMF) tại Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore
và Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2000-2020. Trong đó:
- Lạm phát được tính theo sự chênh lệch chỉ số tiêu dùng CPI.
- Biến phụ thuộc là biến TGHĐ (LNEXRATE).
- Biến độc lập là biến LP (INF)
2.3 Kết quả nghiên cứu
2.3.1 Thống kê mô tả kết quả nghiên cứu
Bảng 2-1: Số liệu tỷ lệ lạm phát (%/năm) và tỷ giá hối đoái của Việt Nam (USD/VN)
và Thái Lan (USD/THB) giai đoạn 2000- 2020.
Nước
Việt nam
Thái lan
Năm
Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ giá hối đoái (USD/VND) Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ giá hối đối (USD/THB)
2000
-1,71

14.167
1,59
40,11
2001
-0,43
14.725
1,62
44,43
2002
3,83
15.279
0,69
42,96
2003
3,23
15.509
1,80
41,48
2004
7,75
15.746
2,75
40,22
2005
8,28
15.858
4,54
40,22
2006
7,41

15.994
4,63
37,88
2007
8,34
16.105
2,24
34,51
2008
23,11
16.302
5,46
33,31
2009
6,71
17.065
-0,84
34,28
2010
9,20
18.612
3,24
31,68
2011
18,67
20.509
3,80
30,49
2012
9,09

20.828
3,01
31,08
2013
6,59
20.933
2,18
30,72
2014
4,08
21.148
1,89
32,47
2015
0,63
21.697
-0,90
34,24
2016
2,66
21.935
0,18
35,29
2017
3,52
22.370
0,66
33,93
2018
3,53

22.602
1,06
32,31
2019
2,79
23.050
0,70
31,04
2020
3,22
23.208
-0,84
31,29

Nguồn: IMF và tính tốn của nhóm tác giả
60


Bảng 2-2: Số liệu tỷ lệ lạm phát (%/năm) và tỷ giá hối đoái của Indonesia (USD/RP)
và Malaysia (USD/MYR) giai đoạn 2000-2020.
Nước
Indonesia
Malaysia
Năm
Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ giá hối đoái (USD/RP) Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ giá hối đoái (USD/MYR)
2000
3,68
8.421
1,53
3,80

2001
11,50
10.260
1,41
3,80
2002
11,90
9.311
1,80
3,80
2003
6,75
8.577
1,08
3,80
2004
6,06
8.938
1,42
3,80
2005
10,45
9.704
2,97
3,79
2006
13,10
9.159
3,60
3,67

2007
6,40
9.141
2,02
3,44
2008
10,22
9.698
5,44
3,34
2009
4,38
10.389
0,58
3,52
2010
5,13
9.090
1,62
3,22
2011
5,35
8.770
3,17
3,06
2012
4,27
9.386
1,66
3,09

2013
6,41
10.461
2,10
3,15
2014
6,39
11.865
3,14
3,27
2015
6,36
13.389
2,10
3,91
2016
3,52
13.308
2,09
4,15
2017
3,80
13.380
3,87
4,30
2018
3,19
14.236
0,88
4,04

2019
3,03
14.147
0,66
4,14
2020
1,92
14.582
-1,13
4,20

Nguồn: IMF và tính tốn của nhóm tác giả
Bảng 2-3: Số liệu tỷ lệ lạm phát (%/năm) và tỷ giá hối đoái của Singapore (USD/ SGD) và
Philippines (USD/PHP) giai đoạn 2000-2020.
Nước
Singapore
Philippines
Năm
Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ giá hối đoái (USD/SGD) Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ giá hối đoái (USD/PHP)
2000
1,36
1,72
3,97
44,19
2001
0,99
1,79
5,34
50,99
2002

-0,39
1,79
2,72
51,60
2003
0,50
1,74
2,28
54,20
2004
1,66
1,69
4,82
56,04
2005
0,42
1,66
6,51
55,09
2006
0,96
1,59
5,48
51,31
2007
2,10
1,51
2,96
46,15
2008

6,62
1,41
8,26
44,32
2009
0,59
1.45
4,21
47,68
2010
2,82
1,36
3,78
45,11
2011
5,24
1,26
4,71
43,31
2012
4,57
1,25
3,02
42,23
2013
2,35
1,25
2,58
42,45
2014

1,02
1,27
3,59
44,40
2015
-0,52
1,37
0,67
45,50
2016
-0,53
1,38
1,25
47,49
2017
0,57
1,38
2,85
50,40
2018
0,43
1,35
5,21
52,66
2019
0,56
1,36
2,48
51,80
2020

-0,18
1,38
2,63
49,62

Nguồn: IMF và tính tốn của nhóm tác giả
61


2.3.2 Phân tích kết quả nghiên cứu
Sau khi chạy số liệu phương trình hồi quy tuyến tính được viết dưới dạng như sau:
LNEXRATE = 2.75138192529 + 0.537885993582*INF
Source
Model
Residual

SS
474.828889
1193.23612

df
1
124

MS
474.828889
9.62287193

Total
LNEXRATE

INF
-cons

1668.06501
Coef.
.537886
2.751382

125
Std. Err.
.0765727
.3916882

13.3445201
t
7.02
7.02

Number of obs
= 126
F (1, 124)
= 49.34
Prob > F
= 0.0000
R-squared
= 0.2847
Adj R-squared
= 0.2789
Root MSE
= 3.1021

P>| t |
[95% Conf. Interval]
0.000
.3863271
.6894448
0.000
1.976121
3.526643

Từ bảng kết quả phương trình hồi quy tuyến tính trên cho nhân tác động đến tỷ giá hối
đoái là lạm phát (β2=0.53) có mối quan hệ đồng biến với nhau, cứ bình quân giá trị lạm phát
(INF) tăng 1 đơn vị, thì giá trị của tỷ giá hối đối tăng bình qn đơn vị là 0.537886 vậy lạm
phát tăng thì tỷ giá hối đối tăng. Điều này phù hợp với thực tế bằng chứng là các quốc gia của
Đông Nam Á là Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan. Ta có thể
thấy từ bảng số liệu tỷ lệ của Việt Nam năm 2019 tỷ lệ lạm phát là 2,79%, tỷ giá hối đoái năm
đó là 23.050 USD/VND đến năm 2020 tỷ lệ lạm phát tăng lên 3,22% thì tỷ giá hối đối cũng
tăng lên theo thành 23.208 (USD/VND). Đến quốc gia Indonesia lạm phát năm 2000 chỉ ở mức
3,68% nhưng đến năm 2001 thì mức lạm phát tăng vót lên 11,50% làm cho tỷ giá hối đoái cũng
tăng lên từ 8.421=>10.260 (USD/RP) và lạm phát cao nhất của Indonesia từ năm 2000-2020 là
13,10% năm 2006 nhưng mức tỷ giá cũng chỉ ở 9.159 (USD/RP) các năm các cũng biến động
nhưng đều khoảng dưới 10%. Nhưng kết quả phương trình khơng có thể áp dụng với Malaysia
5 năm từ năm 2000- 2005 vì quốc gia này đã áp dụng chế độ tỷ giá cố định, sau năm 2005 mới
chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí và khi đó lạm phát tăng sẽ lập tức mức tỷ giá hối
đoái sẽ biến động theo, lạm phát và tỷ giá hối đoái cũng có quan hệ đồng biến ở quốc gia Thái
Lan năm 2001 lạm phát là 1,62%, năm 2002 xuống còn 0.69% tỷ giá hối đối cũng xuống theo
từ 44.43 (USD/THB) cịn 42.69 (USD/THB) các năm sau đến năm 2020 lạm phát có biến động
nhưng đều dưới 4.63% vì thế tỷ giá hối đối biến động lên xuống mỡi năm theo lạm phát. Đối
với hai quốc gia Singapore và Philippines theo các năm khảo sát được tỷ giá hối đoái đều biến
động chủ yếu do yếu tố lạm phát tạo ra nó có quan hệ mật thiết chặt chẽ và tương quan đồng
biến như kết quả phương trình được được chạy số liệu tính tốn trên.

3. KẾT LUẬN
3.1 Hàm ý chính sách
Chế độ tỷ giá hối đoái (TGHĐ) của một quốc gia phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị,
xã hội của quốc gia đó tại mỗi thời điểm khác nhau. Nó được thay đổi theo hướng có lợi cho nền
kinh tế và phù hợp với những mục tiêu mà quốc gia đó đề ra. Ở Việt Nam, sau khi chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường từ năm 1986, Việt Nam đã áp dụng nhiều chế
độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Từ năm 2014, Việt Nam áp dụng chế độ TGHĐ thả nổi có quản lý,
trong trường hợp này ngân hàng nhà nước (NHNN) tác động vào TGHĐ mà không đặt ra mục
62


tiêu cụ thể. Lúc này, việc điều hành TGHĐ sẽ được dựa trên diễn biến của cán cân thương mại
(CCTM), dự trữ ngoại tệ, mức LP, bằng các công cụ gián tiếp hoặc trực tiếp. Tuy nhiên, Việt
Nam là quốc gia có nền kinh tế mở và ổn định, lấy xuất khẩu làm mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
khi mà phần lớn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, việc áp dụng chế
độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn trong giai đoạn tiếp theo là hết sức cần thiết.
Lúc đó, TGHĐ sẽ biến động theo những thay đổi của thị trường mà không có sự can thiệp
bất kỳ nào từ ngân hàng trung ương (NHTW). Qua đó, để hạn chế sự phụ thuộc và giảm rủi ro
những tác động, những cú sốc từ môi trường bên ngoài và đảm bảo sự tự do của nền kinh tế
vận hành theo quy luật thị trường.
3.2 Kết luận
Các lý thuyết về lạm phát và tỷ giá hối đối (TGHĐ) được tìm hiểu và các số liệu thực tế
đều đã chứng minh được giữa biến lạm phát và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Song song cùng sự biến động bất thường của LP luôn là sự thay đổi của TGHĐ đã thấy
rõ ở số liệu và kết quả nghiên tính toán được (Trừ Malaysia áp dụng chính sách TGHĐ cố định
từ năm 2000-2005).
Lạm phát và TGHĐ có mối quan hệ đồng thuận. Do đó, nếu kiềm chế được LP thì có thể
giúp cho TGHĐ ổn định nền kinh tế phát triển hơn.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn đóng góp về lý thuyết: bài đã đi tìm hiểu theo hướng
tương đối khác so với các bài nghiên cứu khác tạo thêm cơ sở lý thuyết và chứng minh thực

nghiệm về mối quan hệ giữa LP và TGHĐ cho những nghiên cứu mở rộng trong tương lai. Từ
bài nghiên cứu này các nghiên cứu khác sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các quốc gia trên
thế giới, với nhiều biến vĩ mô hơn để có độ tin cậy cao và để từ đó chúng ta có cách nhìn được
tổng quát cho vấn đề nghiên cứu.
3.3 Hạn chế của đề tài
Nhóm tác giả đã cố gắng tập trung nghiên cứu chủ yếu tác động của biến số kinh tế vĩ mô
LP đến TGHĐ tại các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á song nghiên cứu vẫn cịn nhiều
điểm chưa hồn thiện. Đó là cơ sở, là nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Một số điểm hạn chế sau:
Ngồi biến số kinh tế vĩ mơ LP thì cịn có nhiều biến số kinh tế vĩ mô khác tác động đến
TGHĐ như: Lãi suất, dự trữ ngoại hối, tài khoảng vãng lai…và đây cũng là một hạn chế của
bài nghiên cứu vì chưa xem xét đầy đủ các nhân tố tác động đến TGHĐ và cũng là hướng phát
triển cho các nghiên cứu sau.
Bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa LP và TGHĐ tại các quốc gia đang phát
triển ở Đông Nam Á. Chưa có những so sánh cụ thể với các quốc gia đang phát triển và phát
triển ở khu vực khác. Vì vậy chưa có thể đánh giá sự tác động của các biến vĩ mơ lên tỷ giá hối
đối tại các quốc gia đó và đưa ra các chính sách chung.
Trong bài nghiên cứu nhóm tác giả chỉ sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đơn biến.
Thực tế chưa phù hợp với các nghiên cứu liên quan đến kinh tế vĩ mô. Vì bản chất các biến số
kinh tế vĩ mơ thường tác động qua lại với nhau. Một trong các mô hình kiểm định mối quan hệ
hai chiều được các tổ chức kinh tế và các nhà kinh tế học sử dụng phổ biến trong thời gian vừa
qua là mơ hình vectơ tự hồi quy VAR (Vector autoregression).
63


Về đề tài nghiên cứu này nhóm tác giả chỉ nghiên cứu tác động chủ yếu của biến kinh tế
vĩ mơ LP đến TGHĐ, nên các khuyến nghị cịn mang định hướng chung, chưa đi sâu nghiên
cứu từng quốc gia cụ thể, vì vậy chưa có các khuyến nghị chính sách TGHĐ phù hợp cho mỗi
quốc gia nghiên cứu.
Đối với hướng nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng thêm các nhân tố tác động đến

chính sách TGHĐ tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển trên thế giới. Đồng
thời, phương pháp nghiên cứu định lượng cần sử dụng mơ hình tự hồi quy VAR (Vector
autoregression), một trong các mơ hình kiểm định mối quan hệ hai chiều được các tổ chức kinh
tế và các nhà kinh tế học sử dụng phổ biến trong thời gian vừa qua. Vì bản chất các biến số kinh
tế vĩ mô thường tác động qua lại với nhau. Qua đó, có sự so sánh thực nghiệm về các chính
sách TGHĐ tại mỗi quốc gia, để có những khuyến nghị, giải pháp tốt hơn cho chính sách tiền
tệ tại Việt Nam áp dụng theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Bình, Phạm Thị Thu Hà, Hồng Đình Minh (2014). Chính sách tiền tệ và mối quan hệ
giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2008-2013, đề xuất cho các năm tiếp theo, Báo cáo
hội thảo khoa học: phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô
2014-2015, Bộ kế hoạch và đầu tư, 12/2013.
2. Nguyễn Thanh Cai (2020). Ảnh hưởng của lãi suất và tỷ giá hối đoái đến lạm phát giai đoạn 20002019 ở Việt Nam. Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, ngày 05/09/2020.
3. Phạm Thị Hằng & Nguyễn Thị Phương Anh (2020). Sử dụng chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm
phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí cơng thương, số 19, tháng 08 năm 2020.
4. Achsani, Fauzi, Abdullab (2010). The relationship between Inflation and Real Exchange rate:
Comparative study between ASEAN +3, the EU and North America. European Journal of
Economics, Finance and Administrative Sciences, ISSN 1450-2275 Issue 18 (2010).
5. Banerjee (1992). A Simple Model of Herd Behavior. The Quarterly Journal of Economics, Vol.
103, No. 3, (08/1992), pp. 797-817.
6. Evans and Loyns (2002). Order Flow and Exchange Rate Dynamics. Journal of Political Economy,
2002, vol.110, issue 1, 170-180.
7. Hentiette and Marc (2005). Investor reactions to news: a cognitive dissonance analysis of the euro
– dollar exchange rate. European Journal of Political Economy, Vol.21 (2005), 115-141.
8. International Monetary Fund. (2004). Classification of Exchange Rate Arrangements and Monetary
Policy Frameworks, />9. Rosenberg (2003). Nonparametric Pricing of Multuvariate Contingent Using Conpulas. Journal of
Derivatives, 10 (2003), 9-16.
10. S. Rajan (2012). Management of exchange rate regimes in emerging Asia. School of Public Policy,
George Mason University, USA. Lee Kuan Yew School of Public Policy, National University of
Singapore, Singapore, Riview of Development Finance 2 (2012) 53-68.

11. Westerhoff (2009). Exchange rate dynamics: A nonlinear survey. Handbook of research on
complexity, www.uni-bamberg.de.

64



×