Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số (1964-1967)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.02 KB, 8 trang )

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
(1964 - 1967)
Nguyễn Bá Lương1
1. Lớp CH21LS01. Email:
TĨM TẮT
Chính sách giáo dục phổ thông (1964-1967) là bộ phận quan trọng trong chính sách đối
với các dân tộc thiểu số của chính quyền Việt Nam Cộng hịa (VNCH). Bài viết tìm hiểu về
chính sách giáo dục phổ thơng của chính quyền VNCH đối với các dân tộc thiểu số để thực
hiện chính sách bình định và kiểm sốt địa bàn chiến lược có các dân tộc thiểu số cư trú. Dựa
trên tài liệu lưu trữ là các văn bản hành chính và các cơng trình cơng bố từ nhiều phía về chính
sách giáo dục của chính quyền VNCH đối với các dân tộc thiểu số, bài viết mơ tả về q trình
ra đời, tiến hành, kết quả và tác động chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số trong
Chính sách “Dân tộc hòa đồng – Đồng tiến”. Bài viết chỉ ra bản chất của chính sách giáo dục
phổ thơng của chính quyền VNCH đối với các dân tộc thiểu số, thực chất làm xoa dịu những
mâu thuẫn và chính sách sai lầm của Ngơ Đình Diệm đối với các dân tộc thiểu số.
Từ khóa: Chính sách giáo dục, Chính sách Thượng vụ, Các dân tộc thiểu số,
Giáo dục phổ thơng, Việt Nam Cộng hịa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hịa (VNCH),
chính sách giáo dục có vai trị đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, trong suốt thời gian tồn tại
chế độ VNCH rất chú trọng vào chính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số.
Chính sách “dân tộc hóa” của chính quyền Ngơ Đình Diệm đã tạo ra sự kỳ thị, phân biệt và
có những sai lầm nhất định nên đã gặp phải sự phải kháng của các dân tộc thiểu sổ. Thời kỳ
quân đội cầm quyền đã thực hiện chính sách “Dân tộc hòa đồng - Đồng tiến”, nhưng do sự
bất ổn nên chính sách giáo dục chưa triển khai rộng rãi đến các dân tộc thiểu số. Trong giáo
dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số, để tiến kịp với trình độ chung, xóa bỏ khoảng
cách về trình độ nhận thức giữa các dân tộc thiểu số với người Kinh. Chính quyền Việt Nam
Cộng hòa, đã tiến hành biên soạn chương trình học tiếng mẹ đẻ dành riêng và học song song
với chữ Quốc ngữ; chính quyền VNCH ban hành các chính sách hỗ trợ về cộng điểm các kỳ
thi tuyển sinh và giảm điều kiện cấp văn bằng, học bổng cho các con em học sinh dân tộc


thiểu số nghèo và hiếu học, mở rộng các ký túc xá dành riêng cho con em dân tộc thiểu số
có chỗ ở yên tâm học tập, với cung cấp tiền ăn nuôi. Chính quyền VNCH đã tiến hành bài
bản, dung hòa giữa bản sắc của các dân tộc và nhưng thành tựu văn minh nên chính sách
giáo dục phổ thông đối với dân tộc thiểu số đã có tác đến mọi lĩnh vực của đồng bào các dân
tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam.
97


2. NỘI DUNG
2.1. Bối cảnh ra đời Chính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa (1964-1967)
Sự kiện ngày 1-11-1963, chính quyền Ngơ Đình Diệm bị lật đổ và thể chế Đệ Nhất Cộng hịa
được thay thế bởi chính quyền Quân quản do các tướng lĩnh đảo chính nắm chính quyền. Những
chính sách của chính quyền Ngơ Đình Diệm thực thi đối với các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt
Nam trong giai đoạn năm 1955 đến năm 1963, tồn tại thực tế của đồng bào người Thượng sinh sống
miền Nam được phân chia cụ thể cho từng mục tiêu của VNCH như sau: 1.Khối các dân tộc Cao
Nguyên Trung Phần và Trung Nguyên Trung Phần gọi là các sắc tộc Thượng miền Nam; 2.Khối
dân tộc Chàm được gọi là sắc tộc Chàm; 3.Khối dân tộc Khmer được gọi là người Việt gốc Miên;
4.Khối các dân tộc thiểu số miền Bắc di cư gọi là Sắc dân Thượng miền Bắc.
Mục tiêu chính sách dân tộc của Ngơ Đình Diệm đối với các dân tộc thiểu số được nêu
rõ trong buổi lễ tuyên thệ ngày 12-6-1955 ở Buôn Mê Thuột, chủ trương “Dân tộc hóa”: “Trên
phương diện chính trị, Kinh, Thượng đều là cơng dân của Việt Nam Cộng hịa, đều bình đẳng
về quyền lợi và nghĩa vụ, tại khắp lãnh thổ Việt Nam đồng bào sơn cước cũng như đồng bào
đồng bằng có quyền sinh sống và làm ăn như nhau”. Trên lĩnh vực văn hóa giáo dục, chính
quyền Ngơ Đình Diệm thực thi chính sách đồng hóa trên tất cả phương diện: Pháp luật, phong
tục tập quán, ngôn ngữ… Giáo dục phổ thông đối với người Thượng của Ngơ Đình Diệm thực
hiện đồng hóa cưỡng bức rõ rệt “Cùng với việc đưa hàng vạn người Kinh di cư lên Tây Nguyên
chính quyền đã ban hành điều khoản: hạn chế dạy thổ ngữ Thượng tại bậc sơ học và tiểu học,
lấy quốc ngữ căn bản dạy ở trường phổ thơng Chính quyền Diệm cũng chấm dứt việc nâng đỡ
con em đồng bào dân tộc vào học Học Viện Quốc Gia Hành Chính, từ năm 1958-1963 khơng

nhận một thanh niên Thượng nào vào học” (Nguyễn Văn Tiệp, 2013).
Chính sách “Dân tộc hóa” của Ngơ Đình Diệm áp dụng phương châm “Vì Thượng, bởi
Thượng” bắt buộc cưỡng chế trên tất cả phương diện đã phản tác dụng gây ra mẫu thuẫn lớn
giữa đồng bào người Thượng với người Kinh và chính quyền VNCH. Sai lầm trên tạo ra phong
trào của đồng bào các dân tộc thiểu số đấu tranh chống thể chế chính quyền Ngơ Đình Diệm,
ngun nhân thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc Thượng năm 1955 sau này là mặt trận
Bajaraka năm 1958. Trên phương thức hoạt động chủ trương của VNCH: nặng nề về giáo dục,
nhẹ về trừng trị; dùng người Thượng lôi kéo người Thượng; thực hiện “vết dầu loang”, bắt đầu
từ vùng thấp, lần đến vùng trung và vùng cao; luôn luôn lưu ý đến phong tục tập qn tính tình,
trình độ trí thức của người Thượng; tiến chậm nhưng phải chắc chắn.
Từ khi chính sách dân tộc của chính quyền Ngơ Đình Diệm đã vấp phải nhiều phản đối của
các dân tộc thiểu số, thực hiện “Dân tộc hóa” đặt ra những chính sách bắt buộc các dân tộc thiểu
số phải tuân thủ và chịu sự kỳ thị, bất quyền lợi, bất bình đẳng trên nhiều phương diện đã dẫn tới
mâu thuẫn giữa chính quyền VNCH với các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam. “Năm 1957,
các trí thức Thượng gồm đủ các thành phần công chức, quân nhân đã âm thầm đứng ra thành lập
phong trào Bajaraka (hợp nhất bởi tên của 4 dân tộc Thượng lớn là Bana, Jarai, Rhadé và Kaho)
do ông Y Bham Enuôl làm chủ tịch” (Phạm Thúc Sơn, 2019) các đồng bào dân tộc thiểu số đưa
ra những yêu cầu đòi hỏi quyền lợi chính đáng và u cầu chính quyền Ngơ Đình Diệm phải tổ
chức Đại hội đồng bào Thượng để giải quyết vấn đề mâu thuẫn nhưng bị chính quyền Ngơ Đình
Diệm mạnh tay bắt những người đứng đầu phong trào Bajaraka và luân chuyển cán bộ viên chức
98


có liên quan đến vụ việc. Với sự phân hóa của phong trào Bajaraka dẫn tới “sự hình thành phong
trào Fulro (Front unifié de lutte la race opprimée, viết tắt là Fulro) vào năm 1964” (Phạm Thúc
Sơn, 2019) do Y Dhơn Adrơng và Les Kosem cầm đầu ở Buôn Sarpa.
Chế độ Ngơ Đình Diệm để lại những mớ hỗn độn trong chính sách dân tộc, tạo ra sự bất
mãn giữa các dân tộc thiểu số đối với chính quyền VNCH, trong khi đó các chính phủ quân sự
liên tiếp nhau bị đảo chính sự bất ổn là kẻ hở vấn đề dân tộc bị bất cấp. Chính phủ Nguyễn
Khánh khi nắm quyền lưu tâm chính sách Thượng vụ. Nhằm xoa dịu mẫu thuẫn dân tộc, Nguyễn

Khánh đã trả tự do các thủ lĩnh dân tộc trong phong trào Bajaraka do Ngơ Đình Diệm bắt giam.
Tổ chức các cuộc họp đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng các nguyện vọng và ý kiến thúc
đẩy những mâu thuẫn đang dâng cao. Sự kiện ngày 20-9-1964, Mặt trận giải phóng ChampaFulro tấn cơng bn Sarpa và các trại lính, chiếm đài phát thanh Buôn Mê Thuột giết chết 35
binh lính, sĩ quan và đưa ra các yêu sách đối với chính quyền VNCH.
Trước tình hình đó, chính phủ VNCH đã chấp nhận những yêu cầu và Thủ tướng Nguyễn
Khánh đã đưa ra một số nhận định về lực lượng Fulro với nhận thức: “Nhận rõ mưu đồ chính trị
của Mặt trận Chăm pa-Fulro đề xướng, Nguyễn Khánh yêu cầu các cấp lãnh đạo Việt Nam phải
tìm cách giải thích cho người Thượng biết họ khơng có liên hệ gì với lịch sử Chăm pa và chính phủ
chỉ công nhận Fulro một tổ chức có mục tiêu đấu tranh bảo vệ quyền lợi các dân tộc Cao Ngun
chứ khơng địi quyền độc lập ở khu vực này và thuyết phục người Thượng không theo chân Y
Bham Enuôl nhân vật được xem là nhà lãnh đạo bù nhìn cho Les Kosem tạo dựng để bảo vệ quyền
lợi cho dân tộc Chăm mà thôi”(Nguyễn Văn Tiệp, 2013). Những can thiệp của Mỹ vào nội bộ tình
hình VNCH đối với các dân tộc thiểu số ở miền Nam, khi Mỹ lại những mưu toan riêng nhằm thực
hiện những chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam, thông qua hỗ trợ cho
Mặt trận giải phóng Cao Nguyên Chăm pa-Fulro: “Việc thành lập “Khu quân sự bất khả xâm phạm”
dành riêng cho Fulro xuất phát từ quan niệm chống du kích của Mỹ nhằm ngăn chặn một cách hữu
hiệu sự đột nhập của Cộng sản trên đất Cao Nguyên. Nhưng đề nghị này làm cho tướng Vĩnh Lộc
bực mình và khơng đồng tình với kế hoạch này. Cho thấy Mỹ muốn các lực lượng dân tộc thiểu số
ngã về Mỹ trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam nhằm chống lại lực lượng Quân giải
phòng miền Nam ở các vủng rừng núi và nông thôn” (Nguyễn Văn Tiệp, 2013).
Vấn đề dân tộc bức bách dẫn tới chính phủ Nguyễn Khánh phải tổ chức ngay Đại hội các
sắc tộc Thượng tại Plâyku ngày 17-10-1964 đưa ra những điều kiện thỏa mãn u cầu của các
dân tộc thiểu số. Thơng điệp chính sách của chính phủ Nguyễn Khánh đối với đồng bào Thượng:
“Trên địa hạt này, chính phủ sẽ cho thiết lập thêm nhiều lớp và trường Tiểu học, cũng xây cất
thêm ký túc xá để con em đồng bào Thượng có đủ chỗ học hành. Ngồi ra, chính phủ khuyến
khích và thêm học bổng cho con em đồng bào Thượng theo học các trường Trung và Đại học
trong và ngoài nước tùy theo khả năng. Trong các kỳ thi lấy văn bằng hoặc nhập học các trường
chuyên môn con em đồng bào Thượng sẽ được hưởng nhiều sự nâng đỡ. Và tại bậc Tiểu học,
các thổ ngữ sẽ được đặc biệt dạy kèm với chương trình Việt ngữ” (Paul-Nưr, 1966). Về sau,
chính sách Thượng vụ được thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung

ương khẳng định chính sách trong giai đoạn Quân quản là Chính sách Dân tộc hòa đồng – Đồng
tiến trong tinh thần Quốc gia thống nhất.
2.2 Chính sách giáo dục phổ thơng của Chính quyền Việt Nam Cộng hịa đối với các
dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam (1964-1967)
Sau khủng hoảng chính trị, đến giai đoạn 1963-1967, chính sách giáo dục phổ thông ở
99


miền Nam đối với các dân tộc thiểu số của chính phủ Qn quản bị ngắt qng, có sự khơng
thơng nhất từ trung ương đến địa phương. Mỗi khu vực có sự chênh lệnh hoặc giảm sút nghiêm
trọng. Nguyên nhân của hiện tượng trên chính là do chính quyền giải quyết vấn đề đối với người
Thượng chưa thỏa đáng từ kinh tế, xã hội, đến văn hóa. Đặc biệt trong giáo dục khi vấn đề mâu
thuẫn ưu tiên học bổng, chương trình dạy thổ ngữ, ký túc xá cho các học sinh dân tộc thiểu số
và còn là nguyên nhân kì thị của chính sách “Dân tộc hóa” từ thời Ngơ Đình Diệm để lại làm
cho giáo dục đối với các dân tộc thiểu số ở miền Nam ln có những vấn đề lớn.
Khi chính quyền VNCH thực thi chính sách “Dân tộc hòa đồng - Đồng tiến” đã tiến hành
thực hiện chương trình dạy thổ, mở các ký túc, tăng cường học bổng cho các học sinh dân tộc thiểu
số và mở thêm các trường lớp cho người Thượng. Sự kiện ngày 20-9-1964, do lực lượng Fulro bạo
động xảy ra ở trại dân sự chiến đấu Sarpa và chính quyền Quân quản đã ký nghị định số
1935/TTP/VP ngày 7-10-1964 đặt Nha đặc trách Thượng vụ thuộc Phủ Thủ tướng. Chính phủ
Nguyễn Khánh tổ chức Đại hội các Sắc dân Thượng tại Pleiku đưa ra chính sách căn bản: Kinh
Thượng đồn kết và bình đẳng thật sự; Đặc biệt nâng đỡ đồng bào Thượng mau chóng tiến kịp
đồng bào Kinh; Tôn trọng phong tục tập quán đồng bào Thượng. Về giáo dục được quy định cụ thể
ở văn bản theo nguyện vọng của đồng bào Thượng như sau: “Mở thêm trường tiểu học, trung học,
kỹ thuật và chuyên môn. Xây dựng các ký túc xá cho học sinh Thượng. Cho học tiếng mẹ đẻ kèm
theo chương trình quốc ngữ đến bậc tiểu học. Nâng đỡ học sinh Thượng trong các kỳ thi và đặc ân
cho các học sinh Thượng vào các trường chuyên môn đại học. Cho học sinh Thượng du học. Mở
thêm các lớp đệ thất đặc biệt. Xúc tiến thêm chương trình bình dân giáo dục. Tiếp tục cấp học bổng
cho học sinh Thượng. Thành lập hội bảo trợ sinh viên, học sinh Thượng” (Nguyễn Văn Tiệp, 2013).
Trong giai đoạn bất ổn nhưng chính quyền Quân quản đã thực thi ban hành nhiều văn bản

nhằm giải quyết vấn đề giáo dục cho học sinh DTTS “Quyết định 17-10-1964, Công văn số
4445/BTP/Hiv 24-4-1965, Công văn số 962/VHGD/PC ngày 24-5-1966. Ưu tiên tiến hành các
công tác: xây dựng cất trường học, ký túc xá, tăng cường số lớp học và cấp phát học bổng”
(Nguyễn Thanh Huy, 2019). Giải quyết vấn đề bức bách của các dân tộc thiểu số ở miền Nam
do các phong trào Sắc tộc chống đối chính quyền VNCH diễn ra phức tạp.
2.2.1. Chương trình sách giáo khoa
Chương trình dạy học thổ ngữ của chính quyền Việt Nam Cộng hịa thơng qua các văn
kiện, văn bản được ban hành cho các học sinh DTTS ở miền Nam Việt Nam: Thơng điệp của
Thủ tướng Chính Phủ ngày 17-10-1964 tại Đại hội các Sắc tộc tại Pleiku ngày 15, 16 tới ngày
17-10-1964 về văn hóa giáo dục phổ thơng có những điều khoản quy định cụ thể: “...tại bậc
Tiểu học, các thổ ngữ sẽ được đặc biệt dạy kèm với chương trình Việt ngữ”. Thơng tư số 474GD/KH-1 ngày 28-10-1964 của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa đưa ra biện pháp
nâng đỡ học sinh Thượng trong điều khoản 7: “Cho phép học sinh Thượng học tiếng mẹ đẻ hết
bậc Tiểu học kèm theo với chương trình quốc ngữ”. Sắc luật 033/67 quy định cụ thể: “tại bậc
Tiểu học, thổ ngữ sẽ được dạy kèm với chương trình Việt ngữ và chương trình dạy thổ ngữ sẽ
chú trọng đến phong tục tập quán của Sắc dân” (Yapha Ban Đoc-sư).
Trong chương trình sách giáo khoa, chính quyền VNCH đã thực thi chính sách “Kể từ
niên khóa 1965-1966 học sinh các dân tộc thiểu số được học tiếng mẹ đẻ ở bậc sơ học, kèm
theo chương trình quốc ngữ. Viện chuyên khảo ngữ học, Bộ Giáo dục và ngành Thượng vụ đã
phân phối 30.000 cuốn sách Thượng ngữ” (Nguyễn Văn Tiệp, 2013). Đẩy nhanh tiến độ nâng
100


đỡ cho học sinh người Thượng “Xúc tiến thực hiện chương trình dạy thổ ngữ Thượng trong bậc
Tiểu học, soạn thảo sách giáo khoa bằng Thượng ngữ cho học sinh Thượng” (Paul-Nưr, 1966).
Chương trình giáo dục phổ thơng ở lớp 1 và lớp 2 bậc Tiểu học được cụ thể học chữ thổ
ngữ, thông qua các môn học sách giáo khoa: 1) Lớp một: Thổ ngữ, toán học, khoa học, vệ sinh,
đức dục, Việt văn và Việt ngữ đàm thoại; hầu như tất cả các môn được giáo viên dạy bằng thổ
ngữ và dùng sách song ngữ, ngồi trừ mơn Việt ngữ đàm thoại dạy Việt ngữ và dùng sách Việt
ngữ. 2) Lớp hai: mơn Văn hóa Sắc tộc được dạy bằng thổ ngữ, dùng sách về phong tục và văn
hóa bằng chữ thổ ngữ kèm theo với bản chữ Việt ngữ; mơn tốn học được dạy và sách giáo

khoa bằng chữ Việt ngữ; các môn khác: khoa học, vệ sinh, đức dục, địa lý, sử học, Việt văn
được dạy bằng Việt ngữ và dùng sách giáo khoa Việt ngữ với kèm theo chữ thổ ngữ. Chương
trình giáo dục thổ ngữ ở lớp ba: những sách giáo khoa vẫn dạy song ngữ, dạy bài bằng tiếng
Quốc ngữ nhiều hơn thổ ngữ. Ở lớp bốn và lớp năm, tất cả những môn học sách giáo khoa đều
được dạy bằng chữ Quốc ngữ, trừ mơn văn hóa và phong tục tập qn được dạy và chữ thổ ngữ.
Chính quyền Quân quản trong giai đoạn này cũng soạn được 4 bộ sách giáo khoa thổ ngữ
bằng 4 thổ ngữ: Jarai, Rlsadé, Koho và Bahnar. Liên tiếp mở 4 khóa tu nghiệp giáo viên các sắc
tộc về phương pháp dạy thổ ngữ. Thực thi can thiệp xin áp dụng các sách giáo khoa thổ ngữ cho
các lớp 6 bậc tiểu học. Chương trình dạy thổ ngữ tại địa phương được chính quyền VNCH chấp
nhận “một ban khảo ngữ Thượng tại Kontum được thành lập để soạn thảo sách giáo khoa Thượng
ngữ từ mẫu giáo đến hết bậc tiểu học. Chương trình dạy thổ ngữ Thượng đã được áp dụng cho
niên khóa 67, 68 tại các vùng có đồng bào Rhadé, Jarai, Koho và Bahnar” (Lê Đình Chi, 1969).
2.2.2. Chính sách hỗ trợ học bổng
Từ năm 1964 đến 1967, Nha Đặc trách Thượng vụ đã thực hiện cấp phát học bổng cho học
sinh DTTS và hệ thống hóa việc cấp học bổng này Phủ Đặc Uỷ Thượng vụ ban hành thông tư ngày
14-9-1967 số 5110/ĐUTV/CT/1/A. Đối với chính sách cấp phát học bổng được chia theo tỷ lệ các
học sinh DTTS cụ thể: “Thượng miền Nam: 70%; Thượng miền Bắc: 15%; Chàm: 15%” (Đỗ Văn
Tú, 1973). Tức cấp tối đa học bổng cho một gia đình nếu có nhiều người cấp học bổng như người
Thượng miền Nam được 2 học bổng, người Thượng miền Bắc và người Chàm được 1 học bổng.
Trong chính sách hỗ trợ học bổng của chính quyền Quân quản bổ ngân sách xuống địa
phương “Niên khóa 1965, 1966 đã cấp phát 248 học bổng trị giá 2.000.000$00” và “Niên khóa
1967, 1968 đã cấp phát 459 học bổng trị giá 6.112.400$00 và 10 học bổng đặc biệt cho các học sinh
Régina Pacis trị giá 500.000$00” (Lê Đình Chi, 1969) cho học sinh DTTS. Chính sách thực thi quy
định “miễn cho sinh viên học sinh khỏi phải đóng khoản tiền nào tại học đường và còn được cấp
học bổng nếu hội đủ điều kiện” (Yapha Ban Đoc-sư, 1972) của chính quyền VNCH ban hành.
Hỗ trợ học bổng cho học sinh các dân tộc thiểu số đã được ấn định tại văn thư số 3506UBHP/TV/HC ngày 14-9-1965, sau khi được tra xét dự án và được sự thỏa thuận của Cơ quan
Viện trợ Văn hóa Á Đơng và Thiểm nha với một ngân sách là 900.000$00 nhằm mục đích nâng
đỡ các học sinh dân tộc thiểu số nghèo hiếu học có phương tiện theo học các trường học trong
niên khóa 1965-1966. Cấp phát học bổng trong niên khóa 1965-1966 cho các học sinh chủ yếu
là học sinh người Chàm và học sinh người Thượng đang theo học các trường Trung học. Quy

định học bổng của Văn hóa Á Đơng: mỗi học bổng có hiệu lực trong thời gian 9 tháng, bắt đầu
từ niên học và chấm dứt cuối niên khóa; mỗi học sinh người Thượng đang theo học Ban Trung
học được cấp một học bổng hằng tháng “1.000$00, trong vòng 9 tháng (1.000$00 x 9 =
101


9.000$00)” (Văn thư số 3506-UBHP/TV/HC ngày 14.9.1965, Cơ quan Thiểm Nha Kon Tum).
Học sinh người Thượng thi hỏng một năm được tái cấp học bổng năm thứ hai. Nếu trường hợp
học sinh thi hỏng hai năm liên tục sẽ không được trợ cấp học bổng nữa. Với học sinh rời khỏi
nhà trường sẽ bị gạch tên trong danh sách trợ cấp học bổng.
Với những điều kiện xem xét để hỗ trợ cấp học bổng cụ thể như sau: Ưu tiên cho các học
sinh dân tộc thiểu số nghèo, mồ côi cha mẹ, hiếu học không nơi nương tựa, cô nhi quả phụ. Những
học sinh thuộc gia đình đơng con, nghèo và hiếu học. Theo đó số học bổng được cấp cho mỗi tỉnh
được phân phối 1.000$00/ 1 tháng: “Tỉnh Kontum:10, Pleiku:10, Phú Bổn:10, Đarlac:10, Quảng
Đức:05, Lâm Đồng:05, Tuyên Đức:10, Ninh Thuận:10, Khánh Hịa:02, Quảng Ngãi:02, Bình
Thuận:05, Quảng Trị:02, Phước Long:02, Long Khánh:02, Bình Tuy:02, Bình Long:02” (Văn
thư số 3506-UBHP/TV/HC ngày 14.9.1965, Cơ quan Thiểm Nha Kon Tum).
Nhằm khuyến khích sự học tập của các học sinh DTTS, chính quyền VNCH đã tài trợ
bằng học bổng ngân sách quốc gia do BPTST và cơ quan khác hỗ trợ cấp theo niên khóa: “Niên
học 1964-1965: Ngân sách Quốc gia cấp: 147 học bổng; Niên học 1965-1966: Ngân sách Quốc
gia cấp: 150 học bổng, Cơ quan Văn hóa Á Châu cấp: 100 học bổng; Niên học 1966-1967:
Ngân sách Quốc gia cấp: 300 học bổng, Cơ quan Văn hóa Á Châu cấp: 150 học bổng” (Đỗ Văn
Tú, 1973). Lượng học bổng cấp cho học sinh DTTS ngày càng tăng do ngân sách quốc gia có
sự hỗ trợ của Cơ quan Văn hóa Á Châu. Giai đoạn “Niên khóa 1967, 1968 đã cấp phát 436 học
bổng Quốc gia và văn hóa Á Châu” (Lê Đình Chi, 1969) trợ cấp các học sinh DTTS.
2.2.3. Chính sách hỗ trợ ký túc xá
Ngày 28-10-1964, Bộ Quốc gia Giáo dục ban hành thơng tư số 474/GD/KH-1 đã có những
biện pháp nâng đỡ chính sách ký túc xá được cụ thể cho học sinh DTTS như sau: “Thiết lập thêm
Ký túc xá tại những nơi đông học sinh Thượng, ưu tiên cho những học sinh lớp lớn (nhì, nhất…)
và ở xa trường; Tổ chức tại các Ký túc xá 3 bữa ăn: sáng, trưa, chiều” (Đỗ Văn Tú; 1973). Năm

1965, chính quyền Quân quản đã cấp ngân sách “một ngân khoảng 41.500.000$ được dùng để
xây cất, tu bổ ký túc xá ở An Lộc (Bình Long), Phước Bình, Đơn Ln, Đức Trọng và Bố Đức
(Phước Long)” (Nguyễn Thanh Huy, 2019).
Theo thống kê của BPTST, niên khóa 1964-1965 đến 1966-1967, số lượng ký túc xá từ 39
tăng lên 41 và số lượng học sinh trú 6.000 tăng 6.595 em. Kể từ niên khóa 1965-1966, Chính phủ
VNCH đã áp dụng biện pháp nâng đỡ học sinh DTTS trong đó “Yểm trợ 30.000.000$00 để sửa
chữa các Ký túc xá tại Cao Nguyên” (Paul-Nưr; 1966). Trong giai đoạn này Bộ Văn hóa Giáo
dục đã tiếp nhận quản trị các ký túc xá các học sinh người Thượng “8 ký túc xá trung học; 39 ký
túc xá tiểu học với ngân khoản đài thọ nội trú lên đến 43.550.000$00” (Lê Đình Chi, 1969).
Ký túc xá Cao Nguyên Trung phần tại tỉnh Kontum có 5 ký túc xá cho các học sinh Tiểu
học người Thượng hiện có 550 em học sinh Thượng do Bộ Văn hóa Giáo dục chăm non nuôi
dưỡng và cấp phát các học phẩm. Uỷ ban Hành pháp Trung ương đưa ra các văn bản nhằm dự
trù kinh phí giúp đỡ các đồng bào Sắc tộc như ký túc xá: Phan Chu Trinh, Đakto, Đaksut và
ngoài ra 2 ký túc xá bị Việt Cộng quản lý vùng kiểm soát là Toumorong và Chương nghĩa. Theo
thi hành công văn số 40-TĐCTXH/KT/HĐXH ngày 11-2-1965 của tỉnh đồn cơng tác xã hội
tỉnh Kontum hỗ trợ các học sinh người Thượng như ký túc xá Thượng Uyển (Quận lỵ Chương
nghĩa), Toumorong (Quận lỵ Toumorong), Đaksut (Quận lỵ Đaksut), Đakto (Quận lỵ Đakto)
và Phan Chu Trinh (Thị xã Kontum). Bao gồm giường ngủ, mùng, chiếu và quần áo hỗ trợ cho
102


học sinh người Thượng ở ký túc xá với quy đổi qua kinh phí “Thượng Uyển (Quận lỵ Chương
nghĩa): 31.500$00, Toumorong (Quận lỵ Toumorong): 28.300$00, Đaksut (Quận lỵ Đaksut):
80.350$00, Đakto (Quận lỵ Đakto): 83.550$00 và Phan Chu Trinh (Thị xã Kontum):
122.800$00” (Thi hành công văn số 40-TĐCTXH/KT/HĐXH ngày 11-2-1965, Tỉnh đồn cơng
tác xã hội Kon Tum). Ngồi ra, hỗ trợ cho trung tâm trẻ em người Thượng M’lon (Đà Lạt) với
kinh phí 20.000$00 để mua sắm giường ngủ và bàn ghế học sinh.
Về hỗ trợ ký túc xá cho học sinh DTTS, Phủ Đặc Uỷ Thượng vụ ban hành Sắc lệnh số
21-SL/HP/VP. Theo quyết định này Bộ Giáo dục VNCH đã gửi văn thư số 6387GĐ/KTNS/2
về chuyển giao nhiệm vụ cho các ký túc xá Trung Tiểu học và chuyên môn Thượng cho Phủ

Đặc Ủy Thượng vụ quản trị chịu trách nhiệm. Ký túc xã học sinh DTTS ở Trung Nguyên Trung
phần, Cao Nguyên Trung phần và miền Đông Nam phần được cụ thể: Bậc Trung học có 5
trường với 600 học sinh; Bậc Tiểu học có 35 trường với 5140 học sinh. Như vậy, tổng cộng có
40 ký túc xá ở các trường Tiểu học và Trung học với 5.800 học sinh dân tộc thiểu số, trong số
đó chưa kể đến ký túc xá học sinh DTTS ở Huế với số lượng học sinh là 150 học sinh Tiểu học
và Trung học. Thống kê số liệu về kinh phí để điều hành các ký túc xá học sinh DTTS ở các
trường Tiểu học và Trung học được ghi chép chi tiêu từng khoản tài khoán năm 1966 cụ thể:
“Kinh phí thực phẩm 29.440.000$00; Kinh phí Y phục 2.115.000$00” (Đỗ Văn Tú, 1973).
2.2.4. Chính sách tuyển sinh và chính sách về bằng cấp
Chính quyền Nguyễn Khánh đáp ứng nguyện vọng của các đồng bào người Thượng tại
Pleiku ngày 15, 16 và 17-10-1964 với đại diện các sắc tộc Thượng trong cuộc họp Đại hội sắc
tộc Thượng. Trong điều khoản có vấn đề giáo dục tuyển sinh học sinh các dân tộc thiểu số có
nêu rằng: “Nâng đỡ học sinh Thượng trong các kỳ thi và đặc ân cho học sinh Thượng vào các
trường Chuyên môn, Đại học” (Paul-Nưr, 1966). Đối với biện pháp nâng đỡ các học sinh dân
tộc thiểu số trong các kỳ thi tuyển các cấp dành tỷ lệ hay miễn thi nhập học tăng điểm để được
chấm đậu các học sinh Thượng. Trong niên khóa 1965-1966, số lượng học sinh dân tộc thiểu
số tăng nhanh do chính sách khuyến kích trong các kỳ thi tuyển “936 học sinh trung học và
21.470 học sinh tiểu học” (Nguyễn Văn Tiệp, 2013).
Về chính sách bằng cấp đối với các học sinh dân tộc thiểu số được chính quyền Nguyễn
Khánh phát biểu cam kết tạo điều kiện “Trong các kỳ thi lấy văn bằng hoặc nhập học các trường
chuyên môn con em đồng bào Thượng sẽ được hưởng nhiều sự nâng đỡ” (Paul-Nưr, 1966).
Trong quá trình thực hiện tuyển sinh cho các con em học sinh đồng bào Thượng như sau: Trong
các kỳ thi lấy văn bằng các địa phương nâng đỡ xem xét từng cấp học để con em học sinh đồng
bào Thượng có cơ hội có bằng cấp là giảm điều kiện yêu cầu văn bằng đối với các dân tộc thiểu
số. Từ đó, tạo cơ sở điều kiện cho các học sinh dân tộc thiểu số được học tập lên cao ở các bậc
học khác và trong các cơ sở việc làm yêu cầu văn bằng đối với học sinh đồng bào Thượng.
3. KẾT LUẬN
Chính sách giáo dục phổ thông ở miền Nam tác động tới các dân tộc thiểu số, đã có tác động
nhất định đối với các dân tộc thiểu số, làm cho tình hình giáo dục của người Thượng được cải thiện.
Nhưng ảnh hưởng văn hóa giáo dục thực dân mới kiểu Mỹ làm thay đổi về mặt nhận thức, đời sống

văn hóa và gia đình dân tộc thiểu số biến đổi sâu sắc, làm méo mó tư tưởng nhận thức sai lầm để
lại hậu quả về sau. Làm cho một số trí thức dân tộc thiểu số phản đối lại những tác động chính sách
103


giáo dục nhòi nhét và lạm dụng mục đích riêng của chính quyền VNCH. Đối với chính quyền Việt
Nam Cộng hịa thì chính sách giáo dục phổ thơng đem lại hiệu quả cho các vấn đề làm giảm sự đối
kháng của người Thượng và lợi dụng lòng tin của các đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ các mục
đích quyền lợi trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng lại không được sự ủng hộ của nhân sĩ trí thức
học sinh sinh viên người Thượng phản đối, những phong trào đấu tranh đòi quyền lợi cho người
Thượng làm ảnh hưởng tới các chính sách và mất quyền lợi của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Qua kinh nghiệm lịch sử ta thấy rằng giáo dục phổ thơng có vai trị quan trọng đối Việt
Nam là nơi đào tạo những nhân tài kiệt xuất giúp đất nước phát triển mạnh hay yếu là yếu tố
quan trọng. Dựa trên chính sách giáo dục với chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam
Cộng hịa phục vụ cho những mục đích quyền lợi riêng trái với ý muốn của các các dân tộc
thiểu số ở miền Nam bất mãn với chính quyền VNCH. Nhìn thấy rằng, chính sách giáo dục đó
là chính sách thực dân mới âm mưu và thủ đoạn nơ dịch hóa tồn bộ các dân tộc thiểu số ở miền
Nam trở thành công cụ. Đại đa số quần chúng nhân dân và các dân tộc thiểu số ở miền Nam
thấy chế độ Việt Nam Cộng hòa bản chất là tay sai đế quốc không thể đáp ứng nguyện vọng.
Từ thực tế của việc thực hiện chính sách giáo dục phổ thơng của chính quyền VNCH và
sự thất bại của nó cho thấy: Việc đề ra chính sách đối với đồng bào các dân tộc phải xuất phát
từ mục tiêu chính đáng, động cơ đúng đắn, vì cuộc sống ổn định, phát triển, tiến bộ của đồng
bào, đem lại lợi ích chính đáng cho đồng bào các dân tộc thiểu số; Phải tôn trọng phong tục tập
quán và dựa vào những đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số khi đề ra chính sách
kinh tế - xã hội, nhất là chính sách giáo dục phổ thơng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đình Chi (1969). Vấn đề đồng bào thiểu số tại Việt Nam. Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM.
2. Cửu Long Giang – Toan Ánh (1974). Việt Nam chí lược miền Thượng Cao Nguyên Quyển Thượng.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
3. Cửu Long Giang – Toan Ánh (1974). Việt Nam chí lược miền Thượng Cao Nguyên Quyển Hạ.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
4. Nguyễn Thanh Huy (2019). Cộng đồng người Stiêng ở miền Đông Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hòa
(1967-1975). Trường Đại học Thủ Dầu Một. Bình Dương.
5. Hồ sơ trợ cấp ngân khoản để trang bị ký túc xá, đóng tiền thực tập, bảo hiểm học đường, học bổng,
mua quà, bánh đi đường cho học sinh Thượng năm 1965. Phông Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Hồ
sơ số: 22032. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
6. Ngô Minh Oanh (2018). Giáo dục phổ thông ở miền Nam (1954-1975). Nxb Tổng hợp TPHCM.
7. Paul-Nưr (1966). Về chính sách Thượng vụ trong Lịch sử Việt Nam. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
8. Phạm Thúc Sơn (2019). Chính sách của Chính quyền Việt Nam Cộng hịa đối với phong trào đấu
tranh của Fulro (1958 – 1969). Tạp chí Xưa nay, số 505, 33-39.
9. Đỗ Văn Tú (1973). Vấn đề giáo dục sinh viên học sinh các Sắc tộc. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
10. Nguyễn Văn Tiệp (2013). Chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Tác động của
nó đối với vấn đề dân tộc và Quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1954-1975). Đại học Quốc gia TPHCM.
11. Yapha Ban Đoc-sư (1972). Sinh hoạt đồng bào Chàm và những chánh sách liên hệ. Thư viện Khoa
học Tổng hợp TPHCM.

104



×