Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tổ chức biên soạn Chương trình bồi dưỡng tiếng Raglai dành cho cán bộ công tác ở vùng dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.59 KB, 16 trang )

TỔ CHỨC BIÊN SOẠN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG TIẾNG
RAGLAI DÀNH CHO CÁN BỘ CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC
RAGLAI TỈNH NINH THUẬN
Nguyễn Thế Quang1
1. Học viên cao học
TÓM TẮT
Việt Nam là quốc gia thống nhất, đa dân tộc, đồng bào Raglai là một cộng đồng trong
54 dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, dân tộc Raglai có 70.366 người, chiếm tỉ lệ
20,0%. tồn tỉnh có 14.153 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 7,9%; hộ cận nghèo 12.944 hộ, chiếm tỉ lệ
7,12%. Trong đó số huyện chiếm tỉ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Bác Ái 39,7%; Thuận Bắc
22,71%; huyện Ninh Sơn, Thuận Nam trên 10%; trong đó vùng dân tộc Raglai có tỉ lệ hộ nghèo
chiếm từ 85-90%.
Để xóa được đói, giảm được nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thì cần có
sự lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, cán bộ công tác vùng DTTS phần lớn là
người Kinh khơng biết nói tiếng dân tộc, nên rất khó khăn trong việc thực hiện công tác dân vận.
Để tổ chức được việc dạy – học tiếng Raglai thì cần phải có chương trình bồi dưỡng, đây
là điều kiện để nghiên cứu biên soạn tài liệu bồi dưỡng dành cho cán bộ công tác vùng DTTS.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Giáo
dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu biên soạn Chương trình và tài liệu tiếng Raglai (SANAUT
RADLAI) để bồi dưỡng cho cán bộ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình khung của Bộ GDĐT, nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học ''Xây dựng chữ viết Raglai và biên soạn sách học tiếng Raglai tại
Ninh Thuận.
Kết quả: đã nghiên cứu thành cơng Chương trình bồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng cho
cán bộ, được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt.
Từ khóa: Chương trình bồi dưỡng tiếng Raglai
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ninh Thuận là tỉnh thuộc khu vực Duyên hải miền trung Nam bộ, có tổng diện tích
3.358,3 km2; Dân số Ninh Thuận 579.710 (người). Tồn tỉnh có 6 huyện, 01 thành phố với 65
xã, phường, thị trấn; có 01 huyện nghèo Bác Ái theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; vùng
dân tộc thiểu số và miền núi có 28 xã, trong đó 15 xã khu vực III, 01 xã khu vực II và 12 xã


khu vực I; có 124 thơn vùng đồng bào DTTS. Dân số đồng bào DTTS có 34.616 hộ/161.010
khẩu (chiếm 23,74%), trong đó Dân tộc Chăm có 17.230 hộ/82.497 khẩu (chiếm 12,17%); dân
tộc Raglai có 15.470 hộ/70.453 khẩu (chiếm 10,39%); dân tộc Hoa tồn tỉnh có 943 hộ/3.771
khẩu (chiếm 0,56%); các dân tộc thiểu số khác có 973 hộ. Trong đó, dân tộc Chăm và dân tộc
260


Raglai là hai dân tộc chiếm đa số trong tổng số 23,74% DTTS; trong đó huyện Bác Ái có 99,7%
và Thuận Bắc có trên 70% dân tộc Raglai.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Kinh công tác vùng dân tộc Raglai
trên địa bàn tỉnh chiếm tỉ lệ 80% đến 90% từ cấp xã đến cấp huyện, đặc biệt là công chức cấp
xã. Tuy nhiên, phần lớn là chưa biết tiếng Raglai nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Với thực trạng nêu trên, năm 2017 Tỉnh ủy Ninh Thuận đã cho chủ trương và chỉ đạo Ban
cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện việc biên soạn tài liệu và chương bồi dưỡng tiếng
Raglai dành cho CB-CC-VC là người Kinh đang công tác ở vùng Raglai và CB-CC-VC đang
làm nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực dân tộc miền núi phải được bồi dưỡng tiếng DTTS.

Với nhiệm vụ đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận được giao nhiệm vụ chủ trì
nghiên cứu, biên soạn chương trình, tài liệu tiếng Raglai để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được
Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao; đây cũng là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng cần được khẩn
trương triển khai thực hiện.
Mục tiêu của việc biên soạn tài liệu là, giúp cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc,
miền núi biết được tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc; có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân
tộc và có những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào người Raglai.
Qua đó, nâng cao hiệu quả cơng tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là công tác
trong lĩnh vực dân vận, tôn giáo, quản lý dân cư, an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội,
xóa đói giảm nghèo, củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc, miền núi.
Với tinh thần đó ngày 14 tháng 11 năm 2017, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế

hoạch số 4765/KH-UBND, về Kế hoạch Biên soạn tài liệu đào tạo tiếng Raglai dành cho cán
bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Để đạt được mục tiêu trên, đầu năm 2018 Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung các nguồn
lực cho việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn chương trình, tài liệu, hội thảo lấy ý kiến
. . . để tài liệu khi được thẩm định và phê duyệt đạt được mục tiêu, yêu cầu và nội dung theo
quy định của pháp luật đề ra.
261


2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu, bám sát các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước có liên quan
đến cơng tác bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (DTTS), các chủ trương, chính sách của địa
phương có liên quan đến việc bồi dưỡng tiếng DTTS, cụ thể một số văn bản như sau:
Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây
dựng nông thôn mới, nhất là vùng DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng
dân tộc, miền núi;
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 01 tháng 09 năm 2017, Về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, cơng
chức cơng tác ở vùng dân tộc thiểu số;
Quyết định 192/2004/QD-UB ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận, V/v công bố kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học ''Xây dựng chữ viết raglai và biên soạn
sách học tiếng Raglai tại Ninh Thuận''
2.2. Phân tích, tổng hợp các cứ liệu để biên soạn tài liệu
Thu thập tài liệu để làm cứ liệu để biên soạn Chương trình và tài liệu theo hai hình thức,
vừa tiếng Việt, vừa tiếng Raglai, tức là theo hình thức song ngữ.

Phân tích, chọn lọc tài liệu để làm cứ liệu phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với văn
hóa của người dân tộc Raglai được thể hiện qua từng chủ đề bài học, dễ đọc, dễ hiểu sát thực
tiễn; đồng thời để làm cơ sở cho người học hình thành kĩ năng giao tiếp cho từng tình huống.
2.3. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức dạy thực nghiệm Chương trình và Tài liệu tiếng Raglai trên 2 huyện Thuận Bắc
và Bái Ái) thuộc vùng DTTS Raglai để có sự phản biện khoa học về ngôn ngữ vùng miền. Đây
là cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi những khiếm khuyết trong Chương trình và tài
liệu nhằm đảm bảo nội dung khoa học, thực tiễn dễ sử dụng.
Đối tượng thực nghiệm là cán bộ, cơng chức, viên chức.
2.4. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Sau khi Chương trình và tài liệu được nghiệm thu, sẽ tiến hành thực hiện báo cáo tổng
kết quá trình tổ chức biên soạn nhằm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào các nội dung:
- Đánh giá những kết quả đạt được và những thuận lợi khó khăn, hạn chế, tồn tại.
- Bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều hành và thực tiễn triển khai.
- Những kiến nghị và đề xuất.
262


- Khen thưởng, biểu dương các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm
vụ giao.
- Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình và tài liệu bồi dưỡng vào thực
tiễn bồi dưỡng.
3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG VIỆC TỔ CHỨC BIÊN SOẠN CHƯƠNG
TRÌNH TIẾNG RAGLAI ĐỂ BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ
3.1. Thành lập Ban chỉ đạo, Ban biên soạn và các tổ biên soạn Chương trình và tài liệu
Tóm tắt theo sơ đồ sau:

3.1.1. Công tác tổ chức
* Ban chỉ đạo

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ biên soạn Chương trình, tài liệu là: Phó
Chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách khối văn hóa – xã hội.
- Các Phó ban: Lãnh đạo các sở, ngành Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Ban tuyên giáo tỉnh ủy.
- Các thành viên là lãnh đạo các ban, ngành: Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Ban dân tộc tỉnh,
263


Trường Chính trị tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo UBND huyện, thành phố có số đơng
dân tộc Raglai.
- Thư ký ban chỉ đạo: Lãnh đạo phòng Giáo dục dân tộc sở GDĐT.
* Ban Biên soạn
- Trưởng ban: Giám đốc sở GDĐT
- Các Phó Trưởng ban: Phó Giám đốc sở GDĐT, Phó Giám đốc sở Nội vụ
- Thành viên ban biên soạn: Giáo viên người dân tộc Raglai, người có uy tín trong vùng
dân tộc Raglai.
- Thư ký: chuyên viên sở GDĐT
* Tổ biên soạn:
Chia làm 2 Tổ chuyên môn để thực hiện biên soạn theo Chủ đề do chương trình quy định
và thực hiện viết theo đề cương, bao gồm Tổ trưởng và các thành viên (từ 5 đến 7 thành viên)
3.1.2. Nguyên tắc biên soạn Chương trình
Đảm bảo tính chính trị tư tưởng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; về tính nguyên tắc là không
phân biệt, định kiến về dân tộc, tôn giáo, không vi phạm về quyền con người được Hiến định.
Đảm bảo tính pháp lý, đúng quy định đáp ứng mục tiêu theo Chỉ thị 38/2004/CT-TTg
ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc
thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Nguyên tắc sử dụng các bộ chữ dân tộc và vấn đề phương ngữ: Bộ chữ dân tộc được dùng
trong Chương trình là bộ chữ được đồng bào dân tộc thừa nhận, sử dụng và được cơ quan có thẩm
quyền cơng nhận. Tùy thực tế ở từng cộng đồng dân tộc, bộ chữ được thừa nhận có thể là:
Bộ chữ cổ truyền đã qua chỉnh lý, được đồng bào chấp nhận, được cấp có thẩm quyền ra
văn bản phê chuẩn.

Bộ chữ được xây dựng theo yêu cầu và nguyện vọng của đồng bào, được đồng bào chấp
nhận, được cấp có thẩm quyền ra văn bản phê chuẩn.
Về vấn đề phương ngữ: Mỗi dân tộc có thể sinh sống ở những vùng khác nhau, sử dụng
những phương ngữ ít nhiều khác nhau về cách phát âm và từ ngữ. Tài liệu dạy học cần có mục
đối chiếu phương ngữ sau từng bài đọc hoặc có bảng từ ngữ đối chiếu ở cuối tài liệu. Đồng thời,
cần trang bị cho học viên các tài liệu công cụ như sổ tay phương ngữ tiếng dân tộc, từ điển so
sánh tiếng dân tộc - tiếng Việt, tiếng Việt - tiếng dân tộc để học viên tham khảo và tra cứu.
Trong trường hợp phương ngữ của các vùng khác nhau quá nhiều thì việc lựa chọn biên soạn
tài liệu dạy học theo phương ngữ nào sẽ do đồng bào dân tộc và các cấp có thẩm quyền quy định.
3.1.3.Tài liệu hướng dẫn
Tài liệu sử dụng cho việc biên soạn, biên tập: Các thành viên Ban biên soạn phải bám sát
các tài liệu sau đây để làm cứ liệu biên soạn, biên tập theo các chủ đề quy định của Chương
trình tiếng Raglai;
- Tài liệu pháp lý: “ Xây dựng chữ viết Raglai và biên soạn sách học tiếng Raglai tại Ninh
Thuận” của nhóm tác giả, Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Lợi – Viện phó Viện Ngơn ngữ học Hà
264


nội, Chủ nhiệm đề tài. Được UBND tỉnh công nhận tại Quyết định số 192/2004/QĐ-UB ngày
17/12/2004.
- Các tài liệu tham khảo để biên soạn:
+ Bài học tiếng Raglai, dùng trong giao tiếp của tỉnh Khánh Hòa
+ Giáo án dạy tiếng Raglai của tác giả, Mấu Thị Bích Phanh(28/12/2004)
+ Tài liệu thuộc bản tin thời sự phát sóng chủ nhật hàng tuần trên Đài phát thanh và
Truyền hình tỉnh Ninh Thuận( Do Đài truyền hình cung cấp)
3.1.4. Mục tiêu
Mục tiêu của Chương trình là giúp học viên biết tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc
Raglai, có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc Raglai (nghe, nói tương đối tốt trong giao tiếp
thơng thường; đọc, viết được) và có những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục tập quán
của đồng bào.

Đối tượng tiếp nhận Chương trình là những cán bộ, công chức công tác ở các vùng dân
tộc thiểu số, chưa biết tiếng nói, chữ viết của đồng bào, có nhu cầu học một chương trình ngắn
hạn về tiếng dân tộc như một ngôn ngữ thứ hai. Chương trình được xây dựng trên tinh thần tinh
giản, thiết thực, có tính thực hành cao, giúp học viên đạt được mục tiêu mà Chương trình đã đặt
ra cho khóa học.
3.1.5. Chương trình
- Đối tượng tiếp nhận Chương trình là cán bộ, công chức công tác ở các vùng dân tộc
thiểu số, chưa biết tiếng nói, chữ viết của đồng bào, có nhu cầu học một chương trình ngắn hạn
về tiếng dân tộc như một ngôn ngữ thứ hai.
- Chương trình được xây dựng trên tinh thần tinh giản, thiết thực, có tính thực hành cao,
giúp học viên đạt được mục tiêu mà Chương trình đã đặt ra cho khóa học.
- Để hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng ngơn ngữ một cách nhanh chóng và
vững chắc, việc dạy ngôn ngữ dân tộc cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc vận dụng
quan điểm dạy học theo định hướng giao tiếp, đặc biệt chú trọng hai kỹ năng nghe và nói là
những kỹ năng giao tiếp được sử dụng nhiều nhất trong quan hệ với đồng bào; khuyến khích
học viên kết hợp việc học trên lớp với thực hành giao tiếp trong công tác và đời sống hàng ngày.
Thời lượng dạy học chung: Chương trình được thực hiện với thời lượng 450 tiết( kèm
theo dự thảo khung chương trình).
Cấu trúc Chương trình và phân bổ thời lượng:
Cấu trúc: Chương trình được thiết kế thành 10 cụm bài. Mỗi cụm bài ứng với một chủ
đề. Mỗi cụm bài gồm một số bài học. Mỗi bài học tích hợp các nội dung học tập, rèn luyện sau:
- Bài đọc
- Từ ngữ - ngữ pháp
- Luyện nghe - luyện nói
- Luyện viết
Phân bổ thời lượng: Thời lượng cho mỗi cụm bài tùy thuộc nội dung từng chủ đề. Trong đó:
265


- Số tiết dành cho luyện nghe - luyện nói chiếm khoảng 60% thời gian của bài học.

- Số tiết dành cho bài đọc, từ ngữ - ngữ pháp, luyện viết chiếm khoảng 40% thời gian của
bài học.
Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình, tài liệu học tập: Ngơn ngữ dùng để biên soạn tài
liệu theo hình thức song ngữ “tiếng Việt-tiếng Raglai”
Về kỹ năng: Nghe - hiểu ý kiến của đồng bào về những vấn đề đơn giản. Nghe - hiểu ý
chính của những mẫu chuyện, bản tin ngắn, những bài đơn giản phổ biến kiến thức khoa học,
phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trò chuyện được bằng tiếng
dân tộc với đồng bào về những vấn đề gần gũi, thiết thực. Nói lại được ý chính của cuộc trao
đổi, của những mẫu chuyện, bản tin ngắn, thông báo,… đã nghe, đã đọc. Đọc được rõ ràng,
tương đối trôi chảy những văn bản ngắn, đơn giản (mẫu truyện, bản tin, bài văn, bài thơ, bài
phổ biến khoa học, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật,…). Hiểu ý chính của bài. Thuộc
một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao, bài văn vần phổ biến của đồng bào dân tộc. Viết rõ nét,
tương đối đúng chính tả đoạn văn ngắn. Viết được bức thư ngắn, thông báo, đoạn văn tự sự
hoặc thuyết minh đơn giản, không mắc nhiều lỗi chính tả.
Về kiến thức: Có vốn từ ngữ nhất định (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ) theo các chủ đề
học tập. Nắm được các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đa nghĩa. Nắm được một số
mẫu câu đơn (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán) và câu ghép thường
dùng. Nắm được một số thành phần câu cơ bản (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ) bằng cách trả lời
câu hỏi. Có hiểu biết thêm về phong tục tập quán, về cách giao tiếp, ứng xử thông thường, về
đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào dân tộc.
Phương pháp biên soạn theo đặc điểm cấu trúc chương trình
Ví dụ: Chủ đề 1: Gia đình, dịng tộc

Bài đọc
- Phát âm đúng
- Hiểu nội dung bài

Bài học số: 1
Quan hệ và tình cảm gia đình
Từ ngữ - ngữ pháp

Luyện nghe -luyện nói
- Từ ngữ về gia đình
- Trả lời câu hỏi về nội dung
bài đọc
- Từ xưng hô
- Hỏi và trả lời câu hỏi Ai? Là - Chào hỏi
gì? Bao nhiêu?
- Giới thiệu về gia đình

Luyện viết
- Tập viết chữ
- Viết chính tả

- Mỗi phần trong bài học có nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Bài đọc: rèn cho học viên các kỹ năng đọc, nghe và nói, đồng thời cung cấp vốn từ,
tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị cho học viên những hiểu biết cần thiết về đời sống.
+ Từ ngữ - ngữ pháp: giúp học viên mở rộng vốn từ, trang bị những kiến thức sơ giản về
từ ngữ, ngữ pháp tiếng dân tộc, làm nền cho việc rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu.
+ Luyện nghe: rèn cho học viên kỹ năng nghe thơng qua các hình thức nghe đọc, nghe kể
chuyện, nghe câu hỏi, nghe ý kiến trao đổi của giáo viên, của học viên cùng lớp…
+ Luyện nói: rèn cho học viên kỹ năng nói thơng qua các hình thức trả lời câu hỏi; nói
theo đề tài,…
+ Luyện viết: rèn kỹ năng viết chữ, viết chính tả câu văn, đoạn văn ngắn; viết bức thư
ngắn, mẫu tin, đoạn văn tự sự, thuyết minh,… đơn giản.
266


3.2. Tiến trình biên soạn tài liệu
- Xác lập 7 bước trong quy trình biên soạn
Bước 1: Các tổ tiếp cận mẫu biên soạn do thư ký cung cấp, theo hình thức câu đàm thoại song ngữ

theo mẫu
Bước 2: Thư ký biên tập theo cấu trúc tài liệu đã được duyệt, từ chủ đề 1 đến chủ đề 10
Bước 3: Tổ chức tham vấn tài liệu
Bước 4: Tiếp tục Hội thảo trong Ban biên soạn để đi đến thống nhất từng chủ đề 1 trong toàn bộ các
cụm bài học đã được biên soạn giữa 02 tổ.
Bước 5: Hoàn thiện việc biên tập toàn bộ tài liệu, báo cáo lần cuối cho Ban chỉ đạo để xin ý kiến trước
khi trình Hội đồng thẩm định.
Bước 6: Trình Hội đồng thẩm định
Bước 7: Phê duyệt, công bố và ban hành Chương trình, Tài liệu tiếng Raglai

- Phân tích các bước trong tiến trình biên soạn tài liệu như sau:
Bước 1: Các tổ tiếp cận mẫu biên soạn do thư ký cung cấp, theo hình thức câu đàm thoại
song ngữ theo mẫu,
Các tổ thảo luận, nghiên cứu hình thức biên soạn theo mẫu do Thư ký cung cấp bao gồm
các bài đọc tiếng Việt; câu đàm thoại và câu hỏi đàm thoại, từ ngữ;
Đây là bước nghiên cứu và chuyển ngữ.
Riêng phần ngữ pháp tiếng Raglai sẽ không đặt vấn đề trong việc nghiên cứu và biên soạn
tài liệu; do đó phần chuyển ngữ sẽ được dịch suông theo văn phong tiếng Việt.

Theo mẫu sau:
CHỦ ĐỀ 1 : GIA ĐÌNH DÒNG TỘC VOH SA APOK PITIAD
Voh sraot 1: ĐƠD GA SA DREI GAMSI
RUD DREI
Chamalea Hoang maqt vlah vingaqt voh sa
tuviat, ticei gamsi đơd:
- Niq muqd kei drei. Manuiqh paziơk awei
drei.

Bài 1: GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH VÀ
BẢN THÂN

Chamaléa Hồng đem tấm hình gia đình ra ,
vừa chỉ vừa nói:
- Đây là ơng nội , bà nội mình. Người sinh ra
mẹ mình.

267


- Paziơk tuviat amaq m’ơq?
- Oh, jơt oh, manuiqh Radlai titluat apok
pitiad awei. Awei gah amaq paziơk amaq.
- Niq wa drei – sa-ai lakei awei.
- wa, iơu tamoq o ?
- Oh, manuiqh Radlai iơu sa-ai awei, sa-ai
amaq wa soh.
- Yơ nơn, adei lakei awei hayơ si iơu?
- Iơu wa no.
- Adei kumei awei hayơ si iơu?
- Iơu wa naiq.
- !!!
I/ Từ ngữ:
- - Voh sa: gia đình
- - Amaq: cha
- - Awei: mẹ
- - maqt… tuviat: lấy… ra
- - ticei: chỉ
- - kei: ông
- - paziơk tuviat: sinh ra
- - jơt oh: không đúng, không phải
- - titluat: theo

- - apok pitiad: dòng họ
- - iơu angan: gọi tên
- - wa: chú, bác, cô
- - wa no: cậu ruột
- - wa naiq: dì ruột

- Sinh ra bố chứ ?
- Khơng phải, người Raglai theo chế độ mẫu
hệ . Ngoại mới sinh ra bố .
- Đây là bác mình – anh trai của mẹ .
- Cậu chứ ?
- Không phải. Người Raglai gọi anh chị của
cha mẹ mình bằng Bác.
- Như vậy, nếu là em trai của cha mẹ thì gọi
là gì ?
- Gọi là chú .
- Cịn em gái của cha mẹ thì gọi thế nào?
- Gọi là dì . ( cô )
!!!
II/ Câu hỏi đàm thoại :
a/ Manuiqh Radlai titluat garah awei halei
garah amaq?
(Người Raglai theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ
?)
b/ Manuiqh paziơk tuviat awei drei, Radlai iơu
hayơ?
(Người sinh ra mẹ mình , tiếng Raglai gọi là
gì?)
c/ Sa-ai lakei awei, Radlai iơu hayơ ?
(Anh trai của mẹ , người Raglai gọi như thế

nào?)

Bước 2: Thư ký biên tập theo cấu trúc tài liệu đã được duyệt, từ chủ đề 1 đến chủ đề 10;
ví dụ như sau:
CHỦ ĐỀ 1 : GIA ĐÌNH DÒNG TỘC
VOH SA APOK PITIAD
Voh sraot 1: ĐƠD GA SA DREI GAMSI RUD DREI
Chamalea Hoàng maqt vlah vingaqt voh sa tuviat, ticei gamsi đơd:
Niq muqd kei drei. Manuiqh paziơk awei drei.
Paziơk tuviat amaq m’ơq?
Oh, jơt oh, manuiqh Radlai titluat apok pitiad awei. Awei gah amaq paziơk amaq.
Niq wa drei – sa-ai lakei awei.
wa, iơu tamoq o ?
Oh, manuiqh Radlai iơu sa-ai awei, sa-ai amaq wa soh.
Yơ nơn, adei lakei awei hayơ si iơu?
Iơu wa no.
Adei kumei awei hayơ si iơu?
Iơu wa naiq.
!!!
268


I/ Yah sanaut (Từ ngữ):
- Voh sa: gia đình

- jơt oh: không đúng, không phải

- Amaq: cha

- titluat: theo


- Awei: mẹ

- apok pitiad: dòng họ

- maqt… tuviat: lấy… ra

- iơu angan: gọi tên

- ticei: chỉ

- wa: chú, bác, cô

- kei: ông

- wa no: cậu ruột

- paziơk tuviat: sinh ra

- wa naiq: dì ruột

II/ Paduah sanaut, đơd si gơt (Câu hỏi đàm thoại) :
a/ Manuiqh Radlai titluat garah awei halei garah amaq?
(Người Raglai theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ ?)
b/ Manuiqh paziơk tuviat awei drei, Radlai iơu hayơ?
(Người sinh ra mẹ mình , tiếng Raglai gọi là gì?)
c/ Sa-ai lakei awei, Radlai iơu hayơ ?
(Anh trai của mẹ , người Raglai gọi như thế nào?)
III/ Đơd si gơt (đàm thoại)
Bài 1

- Ơng có mạnh khỏe khơng?
- Ờ. Tơi vẫn mạnh khỏe.
- Anh đi đâu đó?
- Tơi đi họp ở huyện.
- Họp có lâu khơng ?
- Họp một buổi sáng nay thôi.

Voh cuint Sa
- Kei kazaot pran miqh?
- Hơq! Kơu kazaot pran miqh.
- Hapa saai nau hiaq?
- Kơu nau patơm pa lagar (Bak Aid)
- Patơm suei cet?
- Patơm sa zula muquaqh niq soh.

DỊCH NGHĨA TIẾNG VIỆT
Bài 1: GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH VÀ BẢN THÂN
Chamaléa Hồng đem tấm hình gia đình ra , vừa chỉ vừa nói:
Đây là ơng nội , bà nội mình. Người sinh ra mẹ mình.
Sinh ra bố chứ ?
Không phải, người Raglai theo chế độ mẫu hệ . Ngoại mới sinh ra bố.
Đây là bác mình – anh trai của mẹ .
Cậu chứ ?
Không phải . Người Raglai gọi anh chị của cha mẹ mình bằng Bác.
Như vậy , nếu là em trai của cha mẹ thì gọi là gì ?
Gọi là chú .
Còn em gái của cha mẹ thì gọi thế nào ?
Gọi là dì . ( cô )
!!!
269



Bước 3: Tổ chức tham vấn tài liệu
- Xây dựng kế hoạch Hội thảo:
Để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra, Ban
biên soạn phải xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội
thảo tham vấn tại các huyện có số đơng đồng
bào dân tộc Raglai (Bác Ái, Thuận Bắc) và đại
diện các Sở ngành của tỉnh để Ban biên soạn
trình bày, giải trình và tiếp thu ý kiến từ cơ sở
nhằm lắng nghe và tiếp thu cầu thị ý kiến của
cơ sở để bổ sung và hoàn thiện tài liệu; thực
hiện song song 2 hình thức:
- Tiếp thu ý kiến trực tiếp
- Phiếu khảo sát
Bước 4: Tiếp tục Hội thảo trong Ban biên soạn để đi đến thống nhất từng chủ đề 1 trong
toàn bộ các cụm bài học đã được biên soạn giữa 02 tổ.
Qua kết quả Hội thảo tham vấn
Tài liệu, Chương trình tại cơ sở và ý
kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo,
Ban biên soạn tiếp tục hội thảo, điều
chỉnh, bổ sung những nội dung còn
thiếu và chỉnh sửa những nội dung
chưa thật hợp lý.
Bước 5: Hoàn thiện việc biên tập toàn bộ tài liệu, báo cáo lần cuối cho Ban chỉ đạo để
xin ý kiến trước khi trình Hội đồng thẩm định.
Ban chỉ đạo tiến hành họp trực tiếp cùng Ban biên
soạn, để nghe báo cáo trực tiếp tất cả những nội dung có liên
quan đến việc biên soạn Chương trình và tài liệu với các nội
dung chi tiết sau đây:

1. Chương trình
Nội dung chương trình và tài liệu biên soạn tiếng Raglai
được thực hiện theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày
24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành
Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số(có chữ viết) cho
cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số; thời lượng
của chương trình bồi dưỡng là 450 tiết; trong đó, chương trình
được chia theo tỷ lệ 30% : 70% ( 30% lý thuyết, 70% thực hành),
được báo cáo chi tiết theo dự thảo phân phối chương trình.
2. Tài liệu: báo cáo theo các nội dung sau
- Cấu trúc
- Bố cục
270


- Nội dung
- Tranh ảnh cho trang bìa, tranh ảnh minh họa cho mỗi bài đọc
- Lời giới thiệu, bài mở đầu . . .
Tất cả nội dung trên, được Ban chỉ đạo có ý kiến góp ý chi tiết, tích cực để tài liệu đảm
bảo tính khoa học, tính dân tộc và phải mang tính chính trị cao.
Bước 6: Trình Hội đồng thẩm định
Ban biên soạn tiếp tục chỉnh
sửa, bổ sung hoàn thiện sau khi họp
lần cuối với Ban chỉ đạo; Thư ký và
Ban biên tập hoàn thiện tài liệu,
chương trình và các thủ tục có liên
quan, báo cáo Trưởng ban chỉ đạo
duyệt lần cuối, sao in gởi trực tiếp
cho thành viên Hội đồng thẩm định
trước 10 ngày để được nghiên cứu,

đánh giá. Trong hồ sơ, tài liệu phải
có đầy đủ các văn bản sau:
- Báo cáo thuyết minh nội dung, chương trình tài liệu tiếng Raglai;
- Kết quả tham vấn nội dung, chương trình tài liệu tiếng Raglai tại cơ sở;
- Những điều chỉnh, bổ sung sau tham vấn;
- Những nội dung điều chỉnh, bổ sung, chỉnh sửa sau khi có ý kiến chỉ đạo của Trưởng
Ban chỉ đạo biên soạn tài liệu;
- Biên bản và các biểu mẫu;
Bước 7: Phê duyệt, công bố và ban hành Chương trình, Tài liệu tiếng Raglai
Sau khi có kết quả cuộc họp Hội đồng thẩm định,
Ban biên soạn tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa để hồn chỉnh
Tài liệu và Chương trình đã được Hồi đồng thẩm định
nhận xét, đánh giá; Thư ký và Ban biên tập tiếp tục
chuẩn bị các bước tiếp theo như:
Dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình (bao
gồm chương trình khung, chương trình chi tiết), Quyết
định phê duyệt Tài liệu;
Xin giấy phép xuất bản tài liệu không có tính chất
kinh doanh;
Dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá việc biên soạn Chương trình, Tài liệu tiếng Raglai,
tiến hành tham mưu Ban chỉ đạo tổ chức tổng kết và công bố tài liệu biên soạn.
3.3. Những thuận lợi và khó khăn
3.3.1. Thuận lợi
Cơng tác biên soạn chương trình và tài liệu tiếng Raglai được sự quan tâm và lãnh chỉ
271


đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tạo mọi điều kiện về cơ sở pháp lý, tài chính để các thành viên
Ban chỉ đạo, ban biên soạn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác phối hợp chặt chẽ giữa các Sở GDĐT và Sở Khoa học và Công nghệ đã tạo điều

kiện thuận lợi cho việc thu thập cứ liệu để biên soạn tài liệu tiệm cận với Đề tài nghiên cứu
khoa học về “Xây dựng chữ viết Raglai và biên soạn sách học tiếng Raglai tại Ninh Thuận”.
3.3.2. Khó khăn
Do tiếng dân tộc Raglai khơng có chữ viết, do đó việc sử dụng mẫu tự La-tinh để phiên
âm theo cách phát âm của người dân tộc Raglai nhằm hình thành nên cấu tạo của từ và tiếng,
hiện nay còn có sự khác biệt như: Đề tài của nhóm tác giả, Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Lợi –
Viện phó Viện Ngơn ngữ học Hà Nội có sử dụng dấu trọng âm (như dấu sắc, ngã, hỏi…); số
lượng từ vựng rất ít, chưa thật đầy đủ theo yêu cầu của Chương trình tiếng dân tộc thiểu số theo
Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công
chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Việc nghiên cứu và biên soạn tài liệu chuyên ngành đã
khó, nhưng điều đặc biệt hơn là phải thực hiện biên soạn theo hình thức song ngữ vừa tiếng
Việt, vừa tiếng Raglai với 10 chủ đề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong mỗi chủ
đề gồm nhiều nhóm bài học nhằm giúp cho học viên làm quen và tiếp cận nhanh ngôn ngữ dân
tộc Raglai để phục vụ cho cơng việc của mình.
Có thể nói, đây là một thách thức rất lớn cho Ban biên soạn, nếu như việc tổ chức, chỉ
đạo điều hành không khoa học, khơng có kinh nghiệm sẽ chắc chắn khó đạt được mục tiêu và
nhiệm vụ đề ra.
4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN
4.1. Về tính hiệu quả
Tài liệu biên soạn đạt được tính thẩm mỹ, khoa học, được viết theo hình thức song ngữ, đảm
bảo cấu trúc bài học theo chủ đề quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trong đó chú trọng các bài
đàm thoại sát hợp với thực tiễn hàng ngày trong đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc Raglai.
Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận, hoan nghênh và đánh giá rất cao những nổ lực của Cơ
quan Thường trực Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Biên soạn đã tích cực trong việc triển khai
thực hiện Kế hoạch biên soạn tài liệu tiếng Raglai theo đúng tiến độ đề ra và đạt kết quả rất
quan trọng. Tài liệu biên soạn được xây dựng trên tinh thần tinh gọn, hiệu quả, thiết thực. Đảm
bảo việc tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện linh hoạt, tăng cường khả năng
thực hành giao tiếp của người học, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và làm việc phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền; đảm bảo tính khoa học, nghiệp vụ

trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Việc ban hành Tài liệu và Chương trình tiếng Raglai này là điều kiện thuận lợi nhằm giúp
cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi biết được tiếng nói, chữ viết của đồng bào
dân tộc; có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc và có những hiểu biết cần thiết về văn hóa,
phong tục tập quán của đồng bào người Raglai. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đối với cán
bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là công tác trong lĩnh vực dân vận, tôn giáo, quản lý dân cư,
272


an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, củng cố và tăng cường
hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc, miền núi.
Đây là bước đệm để ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu, biên soạn sách giáo
khoa đưa vào giảng dạy thí điểm tại các trường tiểu học có đơng học sinh là người dân tộc
Raglai theo tinh thần Nghị định số 82/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ
Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ
thông và trung tâm giáo dục thường xuyên (hiện nay tỉnh đã chỉ đạo triển khai áp dụng dạy
tiếng Chăm trong trường tiểu học).
4.2. Phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn
4.2.1. Ứng dụng đào tạo giáo viên dạy tiếng Raglai
Sau khi Tài liệu được biên soạn, trên cơ
sở các tài liệu và các cứ liệu được nghiên cứu,
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND
tỉnh ký ban hành Chương trình đào tạo giáo
viên và ra Quyết định cử giáo viên cốt cán
tham gia chương trình bồi dưỡng, được thể
hiện qua ha Quyết định như sau:
- Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh,
về việc Ban hành Quy định Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Raglai(có chữ viết) của
tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 1259/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh,

về việc cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia lớp đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc
Raglai;
4.2.2. Ứng dụng vào việc bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Ngày 30 tháng 08 năm 2018 UBND bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đến nay
tỉnh có cơng văn số 3712/UBND-KGVX đã đào tạo, bồi dưỡng 8 khóa, với hơn 400 học viên.
về việc cho chủ trương mở lớp bồi dưỡng
và công bố tài liệu tiếng Raglai;
Ngày 06 tháng 12 năm 2018,
Trường Chính trị tỉnh, Sở Nội vụ cùng với
Sở Giáo dục và Đào tạo ký kết Kế hoạch
liên ngành số 3983/KHLN-SNV-TCTSGDĐT về kế hoạch mở lớp bồi dưỡng
tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức,
viên chức công tác vùng dân tộc thiểu số;
Đây là khóa bồi dưỡng đầu tiên
(khóa I), với số lượng học viên là 40; thời
gian đào tạo 6 tháng theo tinh thần Nghị
Định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng
9 năm 2017 của Chính phủ, về đào tạo,
273


5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU NGÔN NGỮ TIẾNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ
5.1. Phải nắm vững nguyên tắc
- Dựa trên các cứ liệu về lý luận và thực tiễn đã được tiếp cận và phổ biến trên cơ sở cơng
nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền; trong đó phải nắm chắc bản chất của quá trình Dạy
– Học theo hình thức Đào tạo – Bồi dưỡng dành cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức.
- Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được về nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Rgalai
của các tác giả đi trước.
- Các yếu tố đặc thù ngơn ngữ Raglai dưới góc độ về nghiên cứu ngơn ngữ, tiếng Raglai

khơng có bộ chữ gốc (chữ cổ của dân tộc), chỉ mang tính chất truyền miệng; thông qua phát âm
giao tiếp của người dân tộc, dùng mẫu tự lainh để mã hóa và hình thành nên các âm tiết tiếng Raglai.
- Chú trọng các yếu tố về bản sắc văn hóa dân tộc và thối quen giao tiếp thông tin dưới
dạng truyền miệng trong cộng đồng người dân tộc Raglai, phải đơn giản, dễ hiểu phù hợp với
tương đồng cấu trúc tiếng Việt.
- Phải bám sát đến mục tiếp của Chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
- Đảm bảo tính liên thông và tính thực tiễn
- Thực thi theo định hướng đạt được 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
5.2. Tổ chức và vận hành bộ máy
Để công việc diễn ra đúng tiến độ và đạt mục tiêu đề ra, khâu tổ chức và vận hành là yếu
tố theo chốt cần phải quan tâm hàng đầu, trong đó:
- Tuân thủ tính nguyên tắc làm việc theo tinh thần tập trung dân chủ; lấy yếu tố sáng tạo
của cá nhân làm mục tiêu phấn đấu; mọi ý kiến của cá nhân được tôn trọng và bảo lưu; lấy ý
kiến của tập thể là quyết định;
- Mỗi cá nhân được phân công phải chủ động trong cơng việc, trong đó phải tn thủ thời
gian biểu đã đề ra;
- Mọi hoạt động của các Tổ biên soạn, Ban biên soạn phải tuân thủ sự điều hành của Ban
chỉ đạo;
- Báo cáo và xin ý kiến mọi vấn đề phát sinh có liên quan cho Ban chỉ đạo và Người có
thẩm quyền để quyết định.
5.3. Sử dụng và phát huy nguồn lực
5.3.1. Nhân sự
- Có trình độ chuyên môn nhất định trong lĩnh vực phân công;
- Am hiểu và có kinh nghiệm thực tiễn về ngơn ngữ;
- Có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực làm việc nhóm, phải phát huy được giá trị của
bản thân;
- Chấp hành mọi sự phân công và điều hành của cấp trên.
5.3.2. Tài chính
- Sử dụng nguồn tài chính đúng mục tiêu, đảm bảo tính nguyên tắc, kịp thời phục vụ tốt
cho mục tiêu đề ra;

274


- Các cơ sở dữ liệu phải được theo dõi và lưu trữ để làm cơ sở cho việc minh chứng đầu
ra của công việc biên soạn tài liệu, chương trình.
5.3.2. Cơng tác phối hợp
Đây là cơng việc địi hỏi có sự tham gia của các ngành, lĩnh vực và các địa phương; do
đó cần có sự phối hợp đồng bộ, trách nhiệm; chính vì vậy cần có sự chỉ đạo của các cơ quan có
thẩm quyền.
6. KẾT LUẬN
Trong thời gian 6 tháng, từ tháng 03 năm 2018 đến tháng 8 năm 2018 Chương trình bồi
dưỡng tiếng Raglai và Bộ tài liệu bồi dưỡng tiếng Raglai đã hoàn thành với tiêu đề: "SANAUT
RADLAI'' (tiếng Raglai); hiện nay đã mở 8 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên
chức tại trường Chính trị tỉnh, theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã góp phần đáng kể giúp
cho các địa phương đảm bảo tiêu chí đánh giá Huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời
giúp cho cán bộ có kỹ năng về tiếng dân tộc Rgalai để giao tiếp nhằm thực hiện tốt công tác
dân vận vùng đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, cán bộ được cấp chứng chỉ tiếng DTTS được có
thêm quyền lợi để tham gia thi tuyển các chức danh phụ trách quản lý ở vùng DTTS hoặc thi
thăng hạng chức danh nghề nghiệp được miễn môn ngoại ngữ theo quy định của Bộ Nội vụ.
Với tư cách là người được giao nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành trực tiếp biên soạn tài liệu
tiếng Raglai, chúng tôi tổng kết lại và rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức
thực hiện thành công bộ tài liệu được viết dưới dạng tài liệu song ngữ, để làm cơ sở áp dụng
cho việc biên soạn các tài liệu sau này.
Bài học kinh nghiệm này đã giúp cho công tác quản lý giáo dục thuộc lĩnh vực giáo dục dân
tộc của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận tiếp tục được củng cố niềm tin để thực hiện các nhiệm
vụ chính trị tiếp theo. Hiện nay đang nghiên cứu biên soạn sách giáo khoa phổ thơng tiếng Raglai
theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và bắt đầu thực nghiệm trong năm 2021-2022 ở
lớp 1 và các lớp học tiếp theo theo lộ trình biên soạn được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 38/2004/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị về đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng

tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.
2. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01 tháng 09 năm 2017 Của Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức;
3. Số: 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 15 tháng 07 năm 2010 Quy định việc dạy và học tiếng nói,
chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
4. Thông tư số 01/2018/TT-BNV, ngày 08 tháng 01 năm 2018 Hướng dẫn một số điều của Nghị Định
số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức;
5. Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, cơng chức cơng tác ở
vùng dân tộc thiểu số;
6. Quyết định 192/2004/QD-UB ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận,
V/v công bố kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học ''Xây dựng chữ viết raglai và biên soạn sách học
tiếng Raglai tại Ninh Thuận''

275



×