Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Công tác xã hội đối với nữ lao động nhập cư tại khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng qua một số nghiên cứu điển hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.25 KB, 4 trang )

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NỮ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NAM TÂN UYÊN MỞ RỘNG
QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
Phạm Thị Thúy Hờng1
1. Email:
TĨM TẮT
Bình Dương được tách ra từ tỉnh Sơng Bé, tái lập từ ngày 01/01/1997. Từ một tỉnh chủ
yếu sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sau 20 năm tái lập, thành cơng mang tính
đột phá của tỉnh là việc phát triển nhanh, có hiệu quả các khu cơng nghiệp (KCN) và các khu
đô thị mới tập trung. Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua bị tác
động của khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế, một bộ
phận doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, thiếu quan tâm đầu tư, đổi mới công
nghệ, sử dụng nhiều lao động phổ thông; nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), vi phạm quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường, hợp đồng lao động, tiền lương, dẫn đến tranh chấp lao
động tập thể; xảy ra nhiều cuộc đình cơng chưa theo trình tự qui định của pháp luật. Đời sống
ca người lao động, nhất là lao động nữ, đến Bình Dương làm việc cịn gặp nhiều khó khăn.
Chiếm hơn 54% lực lượng lao động trong các doanh nghiệp trong tỉnh, lao động nữ nhập cư
(LĐNNC) đang đóng góp rất lớn cho nền kinh tế; tuy nhiên, LĐNNC là đối tượng dễ bị tổn
thương và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Mặc dù địa phương đã triển khai thực hiện tốt
các chính sách của Nhà nước và có những giải pháp hỗ trợ nhóm đối tượng này, nhưng phần
đông đời sống của họ và gia đình còn gặp nhiều khó khăn.
Từ khóa: Lao động nữ nhập cư, lao động nhập cư, công tác xã hội
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các vấn đề liên quan đến người nhập cư nói riêng, nữ lao động nhập cư tại các khu vực
phát triển đã và đang được quan tâm nghiên cứu hàng đầu. Đặc biệt ở thị xã Tân Uyên, trong
những năm gần đây lượng người nhập cư vào các khu công nghiệp trọng điểm ngày càng tăng
vọt. Các vấn đề này mang đến nhiều thách thức cho sự phát triển chung của xã hội cũng như
rủi ro cho những người lao động nhập cư sinh sống ở khu vực này. Chính vì vậy, đây là vấn đề
được rất nhiều quan tâm nghiên cứu không chỉ của quốc gia mà còn của các cá nhân đối với sự
phát triển của các khu vực và đời sống người lao động.
Số lượng và tỉ lệ người nhập cư đều tăng nhanh chóng trong thời gian vừa qua và khó


kiểm sốt đã kéo theo hàng loạt những hệ lụy không mong muốn. Đảng và nhà nước ta đã và
đang đưa ra những chính sách cần thiết và đem lại lợi ích cho những người lao động nói chung
đặc biệt là lao động nữ nhập cư. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường,
cũng như sự thiếu sót trong q trình triển khai thực hiện, vấn đề khó khăn trong tiếp cận thông
406


tin về các dịch vụ xã hội của người lao động nhập cư tại đơ thị vẫn đang có chiều hướng gia
tăng. Chất lượng cuộc sống của người lao động nhập cư không được đảm bảo, việc tiếp cận với
các dịch vụ xã hội bị hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu sự hỗ trợ của Công tác xã hội nhóm đối
với người lao động nhập cư tại đơ thị là hết sức cần thiết. Nó khơng chỉ giúp chúng ta có cái
nhìn tổng quan hơn về thực trạng hỗ trợ người lao động nhập cư bằng phương pháp Công tác
xã hội nhóm mà cịn giúp chúng ta đề ra những giải pháp, hướng đi đúng đắn cho việc giải
quyết vấn đề đặt ra và phường Hội Nghĩa là một trong những địa bàn của thị xã Tân Uyên, với
tốc độ phát triển mạnh, chủ yếu là phát triển Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ, có diện tích
1.730ha, có mật độ dân số cao, hiện nay mật độ dân số phường Hội Nghĩa là 44.308 trong đó
có 34.785 nhân khẩu là tạm trú, điều kiện cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng các dịch vụ. Bên
cạnh đó phường Hội Nghĩa có mức thu nhập cao hơn so với các địa bàn khác trong khu vực.
Chính những điều kiện thuận lợi trên phường Hội Nghĩa trở thành nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố
thu hút người dân nhập cư đến địa bàn sống và làm việc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề phát
sinh của người lao động nhập cư nảy sinh theo đó. Hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, đặc
biệt là thông tin về các dịch vụ xã hội là một trong số những vấn đề của người lao động nhập
cư. Vấn đề này cần đặt ra bài toán nan giải với cấp chính quyền phường Hội Nghĩa.
2. NỘI DUNG
Công tác xã hội với nữ lao động nhập cư qua một số nghiên cứu điển hình
Chuyên đề nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam” của Tổng cục
thống kê thực hiện năm 2006. Nghiên cứu này quan tâm xem xét tác động của di cư với bản
thân những người di cư. Chất lượng cuộc sống của người di cư được đề cập trong báo cáo này
đã mô tả các yếu tố quyết định sự thành công của di cư (cả khách quan và chủ quan) liên quan
tới thu nhập, nhà ở, phúc lợi và an ninh nơi chuyển đến. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả di

cư bao gồm từ các cơ hội kinh tế, tính sẵn sàng về nhà ở và các điều lệ, quy định của địa phương
nơi đến, loại di cư, tức là di cư tạm thời, chuyển đến nơi mới rồi lại quay về, tạm trú dài hạn
hoặc kết hợp của các hình thức trên, các hỗ trợ mà người di cư có thể có được thơng qua hoặc
hệ thống phúc lợi xã hội chung hoặc mạng lưới xã hội riêng của người di cư.
Chuyên khảo “Di cư trong nước và mối liên hệ với các điều kiện sống” do Tổng cục thống
kê thực hiện cũng trong năm 2006 nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hoạch định chính
sách và kế hoạch hoá phát triển các lĩnh vực khác nhau có tính đến sự khác biệt giữa các nhóm
di cư. Mục tiêu chính của chuyên khảo này là miêu tả mối quan hệ giữa di cư và các sự kiện
cuộc sống. Các sự kiện được phân tích xem xét bao gồm: việc làm, thay đổi nghề nghiệp, tình
trạng hơn nhân, học vấn, sinh đẻ. Tập trung phân tích các mơ hình di cư theo chu trình cuộc
sống, gắn với các nguyên nhân và hậu quả chính của di cư.
Tài liệu nghiên cứu “Di cư trong nước - Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh
tế xã hội ở Việt Nam” do Veronique Marx và Katherine Fleischer thay mặt nhóm Điều phối
chương trình về chính sách kinh tế và xã hội của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam biên
soạn tháng 7/ 2010 đã tập trung đi sâu vào vấn đề di cư, các phân tích trong tài liệu bao gồm
các xu hướng nổi trội của di cư trong nước, tác động của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội và
những khó khăn thách thức mà người di cư gặp phải trong quá trình di cư.
407


Nguyễn Tín Nhiệm, “Điều kiện lao động của nữ cơng nhân: Thực trạng và giải pháp”.
Nghiên cứu này được tiến hành trong vòng 03 năm từ 2006 đến 2008, với việc khảo sát trực
tiếp 1.294 doanh nghiệp trên cả nước, về vấn đề môi trường lao động. Nghiên cứu này phản
ánh tình hình chung về điều kiện lao động của nữ cơng nhân; từ đó nêu ra một số giải pháp để
khắc phục tình trạng này.
Nghiên cứu “Tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội của người nghèo tại khu vực đơ thị: thực
trạng và các giải pháp hồn thiện”– ThS. Lưu Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học
Lao động và Xã hội thực hiện năm 2011 đã có cái nhìn tổng quan về thực trạng tiếp cận các
dịch vụ ASXH của người nghèo ở khu vự đô thị và giải pháp đề ra. Nghiên cứu đề cập đến các
khía cạnh như giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm, điện, nước, BHXH, chế độ hưu trí cho người

nghèo tại khu vực đô thị. Nghiên cứu đưa ra so sánh mức độ tiếp cận dịch vụ xã hội của các
nhóm người sinh sống và làm việc tại đơ thị: nhóm người nghèo, nhóm cận nghèo, nhóm trung
bình, nhóm khá, nhóm giàu. Từ đó đưa ra những nhận định chuẩn xác nhất về thực trạng tiếp
cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo đơ thị.
Các nghiên cứu trên đều cho thấy đặc điểm, thực trạng, nguyên nhân của q trình nhập
cư nói chung cũng như nhập cư vào các đơ thị lớn nói riêng, trong đó có phường Hội Nghĩa.
Nhưng các báo cáo, tài liệu, nghiên cứu trên đều chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng, một
số những khó khăn của nữ lao động tại các khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng và đưa ra
những đề xuất mà chưa đi sâu nghiên cứu vai trị, tác động và những hiệu quả của mơ hình
Cơng tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ nữ lao động nhập cư.

3. KẾT LUẬN
Thực trạng về đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của LĐNNC trong các KCN hiện nay
đang đặt ra vấn đề là cần thực hiện tốt hơn các chính sách đã có đối với LĐNNC, đồng thời cần
sửa đổi, ban hành các chính sách mới cho phù hợp hơn. Ngoài những vấn đề cơ bản của đời
sống vật chất cần quan tâm đến đời sống văn hố tinh thần để LĐNNC có điều kiện tiếp thu,
hưởng thụ những tiến bộ mà sự phát triển của xã hội đem lại. Nhìn chung, từ tình hình thực tế
vừa qua ở Khu công nghiệp Nam Tân Uyên cho thấy, nơi nào có tổ chức Đảng và đồn thể
chính trị-xã hội vững mạnh, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm cao thì nơi đó đời sống vật chất
và tinh thần của cơng nhân được đảm bảo ổn định, vai trị tự quản của cơng nhân được phát
huy, ít xảy ra những vấn đề tiêu cực xã hội. Vì vậy, trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vai trị và vị trí của đội ngũ công nhân cần phải được khẳng
định hơn nữa, đặc biệt là việc nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh thần cho họ, đây cũng
là một trong những tiêu chí để xây dựng thị xã Tân Uyên trở thành một thành phố trực thuộc
tỉnh Bình Dương văn minh, hiện đại trong tương lai.
Để phát huy tốt nhất mọi nguồn lực tham gia sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, cần
quan tâm có chiến lược về lao động nhập cư; lồng ghép các chính sách an sinh xã hội trong các
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm. Trong quá
trình lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đề cao và kiên định nguyên tắc: “Phát triển
kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng

chính sách phát triển ”, khơng xem nhẹ hoặc hy sinh bất kỳ lợi ích nào của người dân, lấy cuộc
408


sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu cuối cùng hướng đến của phát triển; trong đó
cần tạo điều kiện để phát huy nguồn nhân lực là lao động nhập cư, nhất là LĐNNC tại các KCN,
bởi vì họ chiếm tỷ lệ hơn 50% trong lực lượng lao động; mặt khác họ có vai trị quan trọng
trong việc chăm sóc gia đình, chăm sóc và giáo dục ban đầu cho thế hệ tương lai.
Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đối với lao động nhập cư vào các KCN, nhất
là lao động nữ, các cấp chính quyền cần thường xun quan tâm cơng tác xây dựng, đào tạo
nguồn nhân lực; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị các cấp nhằm
đoàn kết, tập hợp, vận động cũng như quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân,
tạo sự đồng thuận để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội
trên địa bàn phường. Đối với LĐNNC, việc đảm bảo các dịch vụ xã hội để hỗ trợ họ có cuộc
sống ổn định, có điều kiện hịa nhập với nơi đến, yên tâm làm việc và phát triển, có ý nghĩa rất
quan trọng. Để thực hiện được điều đó, bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt nghề CTXH trên
địa bàn, cần quan tâm phát huy vai trò của cán bộ đoàn thể và tổ chức xã hội hiện hữu, phát
triển và kết nối các dịch vụ hỗ trợ LĐNNC; đồng thời thực hiện tốt, đồng bộ chính sách ASXH
cho đối tượng này, giúp cho LĐNNC phát huy được khả năng của mình, đóng góp cho xã hội
và phát triển bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

10.
11.

Đặng Nguyên Anh, Di cư và giảm nghèo ở nông thôn: Một số vấn đề thực tiễn và chính sách.
Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2020 của phường Hội Nghĩa, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Báo cáo tình hình thực hiện chính sách lao động nhập cư phường Hội Nghĩa năm 2021.
Bùi Tôn Hiến, Chử Thị Lân, Phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động dôi dư do tác động của
chuyển đổi cơ cấu, công nghệ và khủng hoảng kinh tế.
Đồng Bá Hướng - Vụ trưởng vụ thống kê Dân số và Lao động, Di dân từ nông thôn vào đô thị Hiện trạng và thách thức cho phát triển đô thị, Tổng cục Thống kê.
Bùi Thị Xuân Mai (2010). Giáo trình Nhập mơn CTXH, NXB Lao động xã hội.
Nguyễn Thị Thái Lan (2012). Giáo trình Cơng tác xã hội nhóm, NXB Lao động xã hội.
Tổng cục thống kê (2009). Chun khảo “Di cư và đơ thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và
những khác biệt”.
Tổng cục Thống kê, Điều tra di cư năm 2004 (11/2006): Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự
kiện của cuộc sống.
Veronique Marx và Katherine Fleischer (7/2010). Báo cáo “Di cư trong nước, cơ hội và thách thức
đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định Số 09/ 2011/ QĐ-TTg ngày 30/1/2011.

409



×