Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Áp dụng lớp học đảo ngược trong giảng dạy học phần mạng máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.98 KB, 5 trang )

ÁP DỤNG LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC
TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MẠNG MÁY TÍNH
1st Nguyễn Đăng Bắc
2st Lê Hữu Tuấn
3st Nguyễn Văn Tự
4st Phạm Xn Bình
Khoa Cơng nghệ thơng tin Khoa Công nghệ thông tin Khoa Công nghệ thông tin Khoa Cơng nghệ thơng tin
Đại học Thái Bình Dương Đại học Thái Bình Dương Đại học Thái Bình Dương Đại học Thái Bình Dương
Nha Trang, Khánh Hịa
Nha Trang, Khánh Hịa
Nha Trang, Khánh Hịa
Nha Trang, Khánh Hịa





Tóm tắt nội dung: Bài báo này chúng tơi
trình bày những kinh nghiệm trong việc
triển khai mơ hình lớp học đảo ngược vào
giảng dạy học phần Mạng máy tính. Dựa
trên kết quả đánh giá từ sinh viên, việc triển
khai này đã đem lại một số kết quả khả quan
cho người học. Đồng thời, cũng chỉ ra một
số hạn chế, và giải pháp trong q trình
chúng tơi triển khai mơ hình.
Từ khóa: Lớp học đảo, thang đo Bloom,
Mạng máy tính.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lớp học truyền thống đã khiến chúng ta
quá quen thuộc với hình ảnh người Thầy


đứng trên bục say sưa giảng bài, người học
ngồi dưới cắm cúi, chép từng từ từng chữ.
Kết quả sau đó chắc ai trong chúng ta cũng
đã nắm được, người học như những cổ máy
kiến thức khô khan, không biết ứng dụng
hay thực hành vào thực tiễn. Thay vì phải ép
người học phải ngồi hàng tiếng đồng hồ
nghe những bài giảng nhàm chán, tại sao
chúng ta không tận dụng quãng thời gian đó
dành cho các hoạt động tương tác trên lớp?
Bởi lẽ những hoạt động đó mang lại nhiều
giá trị, nhiều lợi ích cho người học hơn.
Thang đo tư duy nhận thức Bloom là một
trong ba mơ hình khác nhau (Nhận thức,
Cảm xúc, Vận động) của học thuyết Bloom
[1]. Khía cạnh nhận thức liên quan đến việc
học tập kiến thức và phát triển các kỹ năng
trí tuệ. Theo Bloom có 6 loại chính, được
liệt kê từ hành vi đơn giản cho đến phức tạp
nhất: Nhớ - Hiểu - Vận dụng - Phân tích –
Đánh giá – Sáng tạo. Từ đó, chúng ta nhận
thấy rằng trong giảng dạy cần hướng tới các
mức cao của thang đo tư duy nhận thức
Bloom. Trong khi đó, phương pháp truyền

thống thường đánh giá sinh viên (SV) chỉ ở
mức thấp của thang đo: nhớ và hiểu.
Một phương pháp giúp cho người học có
thể tham gia vào các hoạt động ở mức cao
của thang đo Bloom như: Vận dụng - Phân

tích – Đánh giá – Sáng tạo. Trong bài báo
này, chúng tơi trình bày kinh nghiệm trong
giảng dạy học phần Mạng máy tính bằng mơ
hình lớp học đảo ngược.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên
cứu lý thuyết: lựa chọn, thu thập và phân
tích, tổng hợp các tài liệu về lớp học đảo,
thang đo tư duy nhận thức Bloom. Dựa trên
cơ sở phân tích các tài liệu này, chúng tôi
làm rõ cơ sở lý luận, những đặc trưng của
mơ hình lớp học đảo ngược để áp dụng mơ
hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy học
phần Mạng máy tính.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1. Mơ hình lớp học đảo ngược
A. Giới thiệu mơ hình lớp học đảo
Mơ hình lớp học đảo ngược là một
phương thức dạy học theo mơ hình kết hợp.
Mơ hình này đã khai thác triệt để những ưu
điểm của công nghệ thông tin và góp phần
giải quyết được những hạn chế của mơ hình
dạy học truyền thống bằng cách “đảo
ngược” quá trình dạy học so với mơ hình
dạy học truyền thống. Sự “đảo ngược” ở đây
được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và
chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển
khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các
hoạt động dạy học khác với cách truyền
thống trước đây của người dạy và người học

[2] [3].
Mơ hình này lật lại mối quan hệ truyền
thống giữa giờ học và bài tập về nhà. Với
141


lớp học đảo, việc tìm hiểu kiến thức được
định hướng bởi giảng viên, nhiệm vụ của
sinh viên là tự học kiến thức mới này và làm
bài tập cơ bản ở nhà thơng qua: đọc tài liệu,
tóm tắt tài liệu, nghe giảng thơng qua các
clip, cũng như tìm kiếm, khai thác các tài
liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu bài học.
Thời lượng trên lớp chủ yếu dành cho việc
tổ chức các hoạt động giúp sinh viên tương
tác, chia sẻ phần chuẩn bị của mình trước
khi GV củng cố, tái hiện kiến thức và vận
dụng kiến thức vào xử lí các tình huống cụ
thể. Các bài tập nâng cao cũng được thực
hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giảng viên và
các bạn cùng nhóm. Vậy sự khác biệt cơ bản
trong việc tổ chức các hoạt động trong và
ngoài lớp học giữa mơ hình lớp học đảo
ngược và lớp học truyền thống có thể tóm
tắt dưới bảng sau:
Loại hình
lớp học

Trong
lớp học


- Giúp nâng cao năng lực giải
quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng cho
người học (tự học, nghiên cứu tài liệu, sử
dụng CNTT,..)
- Giúp người học sử dụng hiệu quả thời
gian học tập tại nhà và trên lớp học.
- Tạo cơ hội bình đẳng về tiếp nhận thơng
tin kiến thức.
- SV có thể nghiên cứu bài học theo năng
lực của bản thân, không bị hạn chế về không
gian, thời gian, số lần.
Đối với giảng viên:
- Khai thác được thế mạnh của mơ hình
để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả.
- Tăng thời gian giao tiếp, làm việc với
người học (khơng chỉ bó hẹp trong khơng
gian lớp học)
- Hệ thống bài giảng, học liệu dùng cho
giảng dạy được sử dụng, khai thác khoa học,
hiệu quả hơn, có thể sử dụng học liệu dùng
chung, học liệu mở cho các môn học.
C. Mơ hình lớp học đảo với phát triển tư duy
nhận thức người học.
Mơ hình lớp học đảo ngược được xây
dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về học tập tích
cực. Phương thức dạy học này tạo ra mơi
trường khuyến khích tính tự chủ trong học
tập cho người học. Theo Marks [5], thực
hiện mơ hình lớp học đảo ngược sẽ góp

phần rèn luyện và phát triển nhận thức cho
người học. Nếu dựa trên thang cấp độ tư duy
của Bloom đi từ thấp đến cao là: Nhớ, Hiểu,
Vận dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo thì
có thể thấy trong lớp học truyền thống do
thời gian trên lớp bị giới hạn nên GV chỉ có
thể hướng dẫn người học các nội dung ở 2
mức độ đầu của nhận thức là nhớ, hiểu. Để
đạt đến các mức độ cao hơn, người học phải
nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà và đó
là một trở ngại lớn với đa số sinh viên. Với
mơ hình lớp học đảo ngược thì 2 mức độ đầu
được người học thực hiện ở nhà nhờ những
clip, tài liệu, bài giảng được đưa trước để
đọc dưới sự hướng dẫn của GV. Thời gian
ở lớp, dành tối đa cho giảng viên và sinh
viên cùng làm việc để giúp cho sinh viên đạt
được tư duy bậc cao, đây là một u cầu khó

Ngồi
lớp học

Truyền
thống

Bài học/bài
giảng

Bài tập và
luyện tập


Đảo ngược

Bài tập và
luyện tập

Video bài
giảng, tài
liệu

Mơ hình “Lớp học đảo ngược” khơng
phải có thể vận dụng cho tất cả nội dung dạy
học, vì vậy giảng viên cần phải có sự chọn
lọc khi sử dụng mơ hình này. Nghiên cứu
của Jeremy Strayer năm 2007 thực hiện tại
Đại học bang Ohio hay của Gardner năm
2012 tại Đại học Bang Tennessee chỉ ra rằng
mơ hình này phù hợp với việc giảng dạy các
khái niệm cơ bản, mơ hình, cơ chế hoạt
động, hoặc kiến thức thuộc loại quy trình
(procedural knowledge), phương thức này
cũng sử dụng hiệu quả đối với dạy học bằng
dự án [4].
B. Ưu điểm của mơ hình lớp học đảo
Theo chúng tơi, một số ưu điểm chính
của phương thức tổ chức dạy học này là:
Đối với người học:
- Làm cho người học chủ động hơn trong
học tập.
- Mơ hình lớp học đảo ngược phù hợp với

sự phát triển tư duy của người học.
142


khăn nhưng họ có thể đạt được khi có giảng
viên và bạn bè cùng chia sẻ, hỗ trợ.

- Củng cố kiến thức với các bài tập và câu
hỏi liên quan.
III.2. Mơ hình lớp học đảo ngược trong
giảng dạy học phần Mạng máy tính
A. Giới thiệu học phần Mạng máy tính
Trong chương trình đào tạo ngành CNTT
khóa 2020, học phần Mạng máy tính thuộc
nhóm các mơn cơ sở ngành, được tổ chức
giảng dạy vào học kỳ 3 sau khi sinh viên đã
có những kiến thức về Kiến trúc máy tính,
Hệ điều hành.
Học phần được tổ chức thành các chuyên
đề, mỗi chuyên đề đều có hình thức đánh giá
cụ thể, phù hợp với chuẩn đầu ra của ngành.
B. Nội dung triển khai lớp học đảo ngược
Trong học kỳ 3 năm học 2021-2022, học
phần Mạng máy tính được tổ chức thành 02
lớp học phần căn cứ theo kế hoạch của
phòng Đào tạo. Chúng tơi chọn chun đề
1: “Tầng mạng trong mơ hình OSI” để áp
dụng “đảo ngược” đối với lớp
CNTT107V122G2, diễn ra trong 02 buổi
học (8 tiết).

Các hoạt động:
- Trước buổi học: Sinh viên được yêu cầu
xem trước 03 Clip, và đọc các tài liệu [6] [7]
[8] [9] liên quan về bài giảng do giảng viên
cung cấp trên Google Classroom của lớp
học. Clip đầu tiên liên quan về kiến thức về
“Giải thuật chọn đường” cho buổi học đầu
tiên. Clip thứ 2 và 3 liên quan về kiến thức
“Giao thức IP, Subnet, và sử dụng phần
mềm Cisco packet tracer ” cho buổi học sau.
- Trong buổi học: Trước khi bắt đầu mỗi
buổi học, sinh viên đưa ra những câu hỏi
gặp phải trong quá trình xem Clip và đọc tài
liệu. Sau đó, GV sẽ tiến hành tóm tắt ngắn
gọn các nội dung SV cần được giải đáp, và
sẽ được làm rõ trong thời gian còn lại của
buổi học, GV tập trung vào:
(1) Chuẩn hóa lại kiến thức để hiểu về :
Lý thuyết đồ thị, mô hình OSI, chuẩn hóa
mạng cục bộ, giao thức IP, và mặt nạ mạng
và các tính năng của phần mềm Cisco
packet tracer
(2) Làm rõ các vấn đề và sử dụng công
cụ Cisco packet tracer.

D. Một số gợi ý quy trình áp dụng mơ hình
lớp học đảo ngược:
Tại nhà:
- SV nghiên cứu tài liệu tham khảo và
xem video hướng dẫn chi tiết các thao tác

liên quan đến nội dung bài học được giảng
viên cung cấp trên Google Classroom.
- SV thực hiện các nhiệm vụ GV giao trên
Google Classroom.
- SV có thể trao đổi với GV và bạn học
thông qua hệ thống Google Classroom, Zalo
nhóm về những nội dung, kiến thức tự học
và nhiệm vụ được giao.
- SV hoàn thành bài tập củng cố kiến thức
trên Google Classroom và gửi cho GV.
- SV chỉnh sửa lại sau khi nhận được các
ý kiến góp ý, phản hồi của GV.
Tại lớp:
- Trao đổi về những khó khăn, vướng
mắc của các SV khi nghiên cứu bài học tại
nhà.
- Tham gia hoạt động nhóm để củng cố
kiến thức tự học và thực hiện bài tập vận
dụng nâng cao.
Theo quy trình trên, SV có cơ hội để lĩnh
hội lượng kiến thức nhiều hơn, rộng hơn mà
không cảm thấy nhàm chán. Tham gia các
hoạt động tự củng cố, lĩnh hội kiến thức và
vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề
thực tiễn tại lớp giúp hình thành và phát huy
nhiều năng lực tổng hợp ở SV. SV có 3 giai
đoạn để ghi nhớ kiến thức:
- Tự học trên lớp Google Classroom của
học phần.
- Học tại lớp học trực tiếp dưới sự hướng

dẫn của GV.

143


(3) Thiết kế mạng, giải quyết các vấn đề
liên quan tính liên thơng mạng, kiểm tra lỗi.
GV thiết kế 03 bài tập cho sinh viên thực
hiện theo nhóm. Mỗi nhóm có từ 3-4 sinh
viên.
Bài tập 1: Các câu hỏi trắc nghiệm liên
quan tới mơ hình OSI, các lý thuyết đồ thị,
chuẩn hóa mạng cục bộ, các lớp mạng. Với
bài tập này, theo thang đo nhận thức Bloom
thì sinh viên được đánh giá ở mức độ nhớ
và hiểu.
Bài tập 2: Thực hành mơ phỏng thiết kế
theo mơ hình gợi ý sẵn như: multilayer
switch (chức năng routing của switch layer3
– chia mạng con, chọn đường đi, cấp phát
DHIP Server). Với bài tập này, theo thang
đo nhận thức Bloom thì sinh viên được đánh
giá ở mức độ hiểu và vận dụng.
Bài tập 3: Thực hành mô phỏng thiết kế
hệ thống mạng theo yêu cầu cụ thể. Với bài
tập này, theo thang đo nhận thức Bloom thì
sinh viên được đánh giá ở mức độ vận dụng,
phân tích và hướng đến sáng tạo.
Cuối buổi 1, chúng tôi thực hiện khảo sát
những kiến thức chung về tầng mạng. Các

câu hỏi yêu cầu sinh viên trả lời “Có” hoặc
“Khơng”:
1. Tầng mạng của OSI là gì?
2. Anh/chị có hiểu về chức năng, tầm
quan trọng của tầng mạng?
3. Anh/chị có hiểu về giao thức định
tuyến và giao thức IP?
4. Anh/chị cảm thấy có khả năng sử dụng
phần mềm Cisco packet tracer để thiết kế
mạng.
5. Anh/chị cảm thấy cách học mới (SV
xem trước clip, tài liệu tại nhà; sau đó trao
đổi, giải quyết vấn đề tại lớp cùng với GV)
có hữu ích khơng?
6. Anh/chị cảm thấy cách học mới có gây
áp lực (đọc và xem tài liệu trước) không?
- Sau buổi học: GV yêu cầu SV tự đúc
kết lại nội dung đã học, và tự tìm hiểu mở
rộng thiết kế hệ thống mạng.
C. Kết quả khảo sát:

Khi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng
sinh viên ngành CNTT khóa 2021 lớp học
phần CNTT107V122G2.
Kết quả bảng khảo sát:

Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy phần
lớn sinh viên hào hứng, chủ động tham gia
vào quá trình học tập. Một số sinh viên cảm
thấy áp lực bởi sinh viên chưa có máy tính

và phải xem bài trước bằng điện thoại.
Kết quả bài đánh giá (cuối buổi 2)
Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi
không sử dụng người đánh giá là người
giảng dạy. Kết quả dạy học sau thực nghiệm
thu được qua bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm
(14 SV) và lớp đối chứng (17 SV) như sau:

Qua số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận
thấy, tỉ lệ SV đạt mức trung bình của lớp
thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng
(14,29% so với 52,94%); số SV đạt mức
giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn đáng kể
so với lớp đối chứng (42,86% so với
17,65%).
Trong quá trình giảng dạy, chúng tơi
nhận thấy, SV chủ động hơn và khả năng tự
học của SV cũng tiến bộ rõ rệt. SV vận dụng
tốt hơn các kĩ thuật vào từng tình huống cụ
thể. Với 02 buổi dạy học được tổ chức dạy
theo mơ hình lớp học đảo ngược khơng chỉ
giúp tăng số lượng SV đạt mức khá, giỏi;
giảm số lượng SV đạt kết quả trung bình mà
144


cịn góp phần nâng cao khả năng tự học của
SV.
IV. KẾT LUẬN
Mơ hình Lớp học đảo ngược được áp

dụng trong dạy học từ bậc phổ thơng tới đại
học. Mơ hình này khơng chỉ giúp SV có thể
linh hoạt thời gian học và tiếp thu kiến thức
hơn mà còn tăng cường khả năng tự học và
hình thành các tư duy bậc cao cho SV. Để
ứng dụng mơ hình lớp học đảo ngược dựa
trên lớp học trực tuyến Google Classroom,
đòi hỏi GV cần có nền tảng kiến thức về tin
học nhất định và đầu tư nhiều thời gian cho
khâu chuẩn bị tài liệu để SV có thể tự học
hiệu quả trước khi tới lớp đồng thời giúp giờ
học trên lớp hiệu quả hơn.

[7] V. C. Chunduri, "PATH FINDING Dijkstra’s Algorithm," Indiana State
University, India, 2014.
[8] "ptnetacad.net," [Online]. Available:
/>[Accessed 3 4 2022].
[9] P. Simoneau, "The OSI Model:
Understanding the Seven Layers of
Computer Networks," Global Knowledge
Training LLC, 2006.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Muhammad Tufail Chandio, Saima Murtaza
Pandhiani, Rabia Iqbal, "Bloom’s
Taxonomy: Improving Assessment and
Teaching-Learning Process," Journal of
Education and Educational Development,
vol. 3, no. 2, pp. 203-221, 2016.

[2] Lê Thị Phượng, Bùi Phương Anh, "Dạy học
theo mơ hình lớp học đảo ngược nhằm phát
triển năng lực tự học cho học sinh," Tạp chí
Quản lí Giáo dục, vol. 10, pp. 1-8, 2017.
[3] N. Chính, "Dạy học theo mơ hình Flipped
Classroom," Báo Tia Sáng - Bộ Khoa, 2016.
[4] Sams, A., & Bergmann, J., "Flip your
students’ learning," Educational
Leadership, vol. 7, pp. 16-20, 2013.
[5] M. D. B, "Flipping the Classroom: Turning
an Instructional Methods Course Upside
Down," Journal of College Teaching and
Learning, vol. 12, no. 4, pp. 241-248, 2015.
[6] G. Thomas, "Introduction to the Internet
Protocol: How does IP impact control
networks?," Contemporary Controls, vol. 1,
no. 4, pp. 1-6, 1999.

145



×