Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo "Hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo tính thống nhất trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.72 KB, 7 trang )



nghiên cứu - trao đổi
48 - Tạp chí luật học


TS. nguyễn viết tý *
ợp đồng là hình thức pháp lí thích hợp
nhất thể hiện bản chất của các quan hệ
tài sản. Quan hệ kinh tế và quan hệ dân sự có
chung hình thức pháp lí là hợp đồng. Hợp
đồng dù thể hiện dới hình thức nào cũng
phản ánh bản chất là sự thỏa thuận, sự thống
nhất ý chí của các bên nhằm làm phát sinh,
thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ
pháp lí. Vì vậy, ở nhiều nớc trên thế giới đ
ban hành đạo luật về hợp đồng, trong đó xác
định rõ các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục
chung cho các loại hợp đồng và xây dựng
điều lệ cụ thể cho từng loại hợp đồng trên cơ
sở luật hợp đồng chung.
ở Việt Nam, hợp đồng dân sự đợc quy
định trong Bộ luật dân sự (BLDS) còn hợp
đồng kinh tế lại đợc quy định trong Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế. Hai văn bản này đợc
áp dụng đối với hai loại hợp đồng khác nhau:
Một cho hợp đồng dân sự và một cho hợp
đồng kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế
thị trờng rất khó phân biệt giữa hợp đồng
kinh tế và hợp đồng dân sự. Bởi lẽ, cả hai
loại hợp đồng này có nhiều điểm giống nhau


về bản chất, tức là đều phản ánh các quan hệ
tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ; nội
dung đều là những hành vi mua bán và trao
đổi các lợi ích vật chất; chủ thể của chúng
đều là pháp nhân, cá nhân và các chủ thể
khác. Do đó, theo chúng tôi những quy định
về hợp đồng dân sự trong BLDS hoàn toàn có
thể là căn cứ chung, mang tính nguyên tắc
cho hợp đồng kinh tế. Trong đó, có những
quy định đáng quan tâm nghiên cứu và giải
quyết nh:
Thứ nhất, những quy định về các nguyên
tắc giao kết hợp đồng dân sự (Điều 395 BLDS).
Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận
giữa các chủ thể. Sự thỏa thuận có thể đạt
đợc khi nó dựa trên các nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng. Yếu tố tự nguyện khi kí
kết hợp đồng là sự thống nhất của hai phạm
trù ý chí và sự bày tỏ ý chí. Các bên khi có
sự thống nhất ý chí cần phải đợc bày tỏ ra
bên ngoài dới hình thức hợp đồng. Hợp
đồng đó phải phản ánh một cách trung thực,
khách quan những mong muốn của các bên
tham gia giao kết mới đợc gọi là tự nguyện.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, kí
kết hợp đồng kinh tế là kỉ luật nhà nớc, việc
kí kết hợp đồng kinh tế không dựa trên sự tự
nguyện của các bên mà dựa trên kế hoạch
của Nhà nớc.
Trong cơ chế thị trờng, việc kí kết hợp

đồng kinh tế là quyền của các chủ thể. Kinh
tế thị trờng đ trả lại cho các đơn vị kinh tế
quyền tự chủ trong kinh doanh và trả lại cho
hợp đồng nguyên tắc tự nguyện của nó. Các
chủ thể tự mình lựa chọn bạn hàng, lựa chọn
H

* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 49

thời điểm kí kết và tự do bày tỏ ý chí, thống
nhất ý chí để xác lập các điều khoản của hợp
đồng phù hợp với mong muốn của mình.
Mặt khác, trong cơ chế thị trờng, các
đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh tế đều
có quyền bình đẳng trong quan hệ hợp đồng
kinh tế. Họ hoàn toàn bình đẳng với nhau
trong đàm phán, mỗi bên đều có quyền đa
ra yêu cầu của mình, chấp nhận hay không
chấp nhận yêu cầu của phía bên kia.
Nh vậy, nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng không phải là nguyên tắc riêng của hợp
đồng dân sự mà nó cũng là nguyên tắc kí kết
hợp đồng kinh tế.
Ngoài nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,
BLDS còn quy định nguyên tắc mà khi kí kết

hợp đồng các chủ thể nhất định phải tuân
theo. Đó là nguyên tắc không trái với pháp
luật và đạo đức x hội.
Thứ hai, những quy định về vấn đề thời
điểm giao kết hợp đồng.
Nếu nh trong Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế (1989), về thời điểm giao kết hợp đồng
còn quy định chung chung thì BLDS đ quy
định rõ ràng các thời điểm giao kết hợp đồng
cho từng loại hợp đồng, từng hình thức kí kết
hợp đồng cụ thể (Điều 403 BLDS). Những
quy định cụ thể, chi tiết đó của BLDS là căn
cứ pháp lí cho việc kí kết các hợp đồng kinh
tế đặc biệt là trong điều kiện mà pháp luật về
hợp đồng kinh tế không có quy định. Các
chủ thể của hợp đồng kinh tế có thể áp dụng
các quy định của BLDS về đề nghị giao kết,
thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
chấm dứt, đề nghị giao kết hợp đồng cũng
nh trong quy định về thời điểm giao kết hợp
đồng khi kí hợp đồng kinh tế. Có nh vậy,
mới đảm bảo cho việc kí kết hợp đồng kinh
tế đợc thực hiện ổn định trên cơ sở tự nguyện,
bình đẳng, bảo vệ đợc lợi ích các bên.
Thứ ba, những quy định về các biện pháp
đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp
đồng, pháp luật về hợp đồng kinh tế cũng đ
có những quy định, tuy nhiên cha đầy đủ,
cha chuẩn xác (Điều 5 Pháp lệnh hợp đồng

kinh tế; Điều 2, 3 Nghị định số 17/HĐBT
ngày 16/1/1990). BLDS quy định về vấn đề
này đầy đủ và rõ ràng hơn. BLDS không chỉ
quy định quyền và nghĩa vụ đối với ngời thế
chấp, cầm cố thậm chí đối với ngời thứ ba
giữ tài sản cầm cố, thế chấp mà còn quy định
rõ ràng về việc thế chấp, cầm cố tài sản để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cũng nh thứ tự
u tiên thanh toán trong trờng hợp này.
Mặt khác, BLDS còn quy định một cách
phong phú hơn các biện pháp bảo đảm thực
hiện hợp đồng. Ngoài biện pháp thế chấp,
cầm cố, bảo lnh tài sản còn có các biện
pháp khác nh đặt cọc, kí cợc, kí quỹ. Các
chủ thể của hợp đồng kinh tế có thể áp dụng
các biện pháp này để bảo đảm cho việc thực
hiện hợp đồng, đặc biệt là biện pháp kí quỹ.
Chúng tôi cho rằng những quy định của
BLDS về các biện pháp đảm bảo thực hiện
hợp đồng hoàn toàn có thể là căn cứ pháp lí
tin cậy cho các chủ thể hợp đồng kinh tế áp
dụng.
Thứ t, những quy định của BLDS về hợp
đồng vô hiệu.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chỉ quy định
các trờng hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu
(Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế). Pháp
luật về hợp đồng kinh tế quy định hình thức
của hợp đồng kinh tế bắt buộc phải bằng văn
bản nhng lại không quy định hợp đồng sẽ bị



nghiên cứu - trao đổi
50 - Tạp chí luật học

vô hiệu nếu không tuân thủ hình thức văn
bản. Một điều thiếu cơ bản nữa là pháp luật
kinh tế cha quy định những yếu tố làm trái
với bản chất của hợp đồng (bản thỏa thuận
trên cơ sở tự nguyện, tự do và bình đẳng) sẽ
làm cho hợp đồng vô hiệu.
Khác với pháp luật về hợp đồng kinh tế,
có thể nói: BLDS là văn bản chứa đựng các
quy định chặt chẽ nhất về hợp đồng vô
hiệu.
(1)
BLDS đ quy định những trờng hợp
dẫn đến vô hiệu của hợp đồng cả về nội
dung, năng lực chủ thể và hình thức của hợp
đồng. Hơn nữa, BLDS còn quy định các
trờng hợp vô hiệu do nhầm lẫn, do bị đe dọa
hoặc giao dịch giả tạo. Điều đó bảo đảm yếu
tố cơ bản của hợp đồng là thể hiện ý muốn
đích thực của các bên. Chúng tôi cho rằng
những quy định đó của BLDS về hợp đồng
vô hiệu cũng là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện
các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Thứ năm, những quy định hiện hành về
hợp đồng kinh tế chỉ mới đề cập những vấn
đề chung của hợp đồng kinh tế mà cha đi

vào quy định những vấn đề cụ thể cho từng
loại hợp đồng kinh tế. Vì vậy, việc áp dụng
các quy định về hợp đồng kinh tế gặp rất
nhiều khó khăn. Trong khi đó, BLDS quy
định khá chi tiết về 13 loại hợp đồng dân sự
thông dụng, phổ biến nhất trong giao lu dân
sự, trong đó có các loại hợp đồng có liên
quan đến kinh doanh. Do đó, các chủ thể của
hợp đồng kinh tế chắc chắn sẽ phải áp dụng
những quy định của BLDS khi kí kết hợp
đồng kinh tế.
Nh vậy, hợp đồng kinh tế và hợp đồng
dân sự có chung bản chất, do đó, những quy
định về hợp đồng trong BLDS cũng có thể áp
dụng đối với hợp đồng kinh tế. Pháp luật
nhiều nớc cũng có quan điểm nh vậy.
Chẳng hạn, theo Bộ luật dân sự và thơng
mại Thái Lan (quyển 3), những hợp đồng sau
là hợp đồng đặc trng cho cả quan hệ kinh
doanh và quan hệ dân sự: Hợp đồng mua
bán, hợp đồng cho thuê mớn tài sản, hợp
đồng thuê mớn, mua bán, hợp đồng thuê
mớn dịch vụ, hợp đồng thuê thầu khoán,
hợp đồng vận tải, hợp đồng kí gửi, hợp đồng
bảo hiểm.
Tóm lại, có thể nói, những quy định của
BLDS về hợp đồng là căn cứ chung mang
tính nguyên tắc cho hoạt động kinh tế.
Những quy định đó có thể áp dụng cho cả
hợp đồng kinh tế. Đó sẽ là bớc tiến quan

trọng để hoàn thiện pháp luật hợp đồng, tạo
điều kiện cho các quan hệ kinh doanh đợc
thực hiện một cách ổn định, vững chắc.
Khi BLDS ra đời, ở nớc ta, pháp luật
hợp đồng kinh tế đ đạt đến trình độ phát
triển nhất định. Pháp luật hợp đồng kinh tế
mà vị trí trung tâm là Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế (1989) đ có đóng góp quan trọng
trong việc tạo môi trờng pháp lí thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp, đảm bảo quyền tự do hợp đồng của
các chủ thể kinh doanh. Nhng cũng chính
do sự tồn tại và phát triển của pháp luật hợp
đồng kinh tế, cho nên cùng với chế định
"nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự" trong
BLDS đ tạo nên hai hệ thống pháp luật thực
định về hợp đồng độc lập với nhau nhng
cùng điều chỉnh các quan hệ tài sản cơ bản
giống nhau về bản chất. Đồng thời, cũng do
đó hình thành hai thủ tục tố tụng (thủ tục tố
tụng dân sự và thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế), hình thành hai hệ thống cơ quan tòa
án (tòa kinh tế và tòa dân sự). Trên thực tế, các


nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 51

cơ quan tố tụng hầu nh không sử dụng BLDS
để xử lí các quan hệ hợp đồng kinh tế.

Pháp luật hợp đồng kinh tế, cụ thể hơn là
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đợc ban hành từ
những năm đầu của công cuộc đổi mới cơ
chế quản lí kinh tế, cho đến nay cha một lần
đợc sửa đổi, bổ sung, cho nên, bộc lộ rất
nhiều bất cập. Bỏ qua những hạn chế trong
mối quan hệ nội tại của pháp luật hợp đồng
kinh tế, ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh
rằng do pháp luật về hợp đồng kinh tế ra đời
trớc BLDS, cho nên nhiều quy định trong
pháp luật hợp đồng kinh tế không đợc xây
dựng trên cơ sở những nguyên tắc pháp lí
chung của BLDS. Điều đó đ tạo ra sự khác
biệt không cần thiết giữa các quy định pháp
luật về hợp đồng kinh tế với các quy định
pháp luật về hợp đồng dân sự mà hệ quả của
nó là tạo ra hai lĩnh vực pháp luật hoàn toàn
biệt lập với nhau và ngày càng xa cách nhau
là pháp luật về hợp đồng dân sự và pháp luật
về hợp đồng kinh tế, với nhiều nội dung trùng
lặp, mâu thuẫn với nhau. Ví dụ: Quan niệm về
pháp nhân theo Nghị định số 17/HĐBT ngày
16/01/1990 và quan niệm về pháp nhân theo
Điều 94 BLDS là không thống nhất với nhau.
Hoặc, quy định về những tài sản có thể đợc
thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng
kinh tế (Điều 2 Nghị định số 17/HĐBT) cũng
khác những loại tài sản có thể đợc thế chấp
bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
(Điều 346 BLDS); các hình thức bảo lnh,

nghĩa vụ của ngời bảo lnh cũng có nhiều
khác biệt trong quan hệ hợp đồng kinh tế và
quan hệ hợp đồng dân sự v.v
Trong lúc đó, pháp luật lại không xác
định rõ nguyên tắc áp dụng pháp luật trong
trờng hợp vẫn còn tồn tại hai hệ thống pháp
luật thực định về một vấn đề (hợp đồng), dẫn
đến tình trạng pháp luật về hợp đồng thừa mà
thiếu, thiếu mà thừa. Trên thực tế đ từng có
những vụ việc mà dựa vào pháp luật hiện
hành mỗi cơ quan có thẩm quyền xử lí theo
mỗi cách.
Thực tế đó đòi hỏi phải gấp rút tiến hành
việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực hợp đồng nhằm đảm bảo tính
thống nhất trong điều chỉnh bằng pháp luật
các quan hệ hợp đồng.
Vấn đề hoàn thiện pháp luật hợp đồng
nói chung, cũng nh pháp luật hợp đồng kinh
tế nói riêng đ đợc giới khoa học tập trung
nghiên cứu ngay từ khi ở Việt Nam bắt tay
xây dựng nền kinh tế thị trờng (từ đầu
những năm 90 thế kỉ XX). Hiện tại, có một
số quan điểm chính về việc hoàn thiện pháp
luật hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh tế
nói riêng nh sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng cần: "Xác
định rõ giới hạn của hợp đồng kinh tế với
hợp đồng dân sự, sự không đồng nhất hợp
đồng kinh tế với hợp đồng dân sự mặc dù

giữa chúng cũng có những nét chung" và
"Phải ban hành luật hợp đồng, trong đó xác
định rõ các nguyên tắc, các điều kiện thủ tục
chung nhất cho việc kí kết và thực hiện các
loại hợp đồng"
(2)
Quan điểm này còn nhận
đợc sự ủng hộ của một số nhà nghiên cứu
ngay cả sau khi BLDS đ đợc ban hành.
(3)

Chúng tôi đồng tình với quan điểm này ở chỗ
cần xác định đúng đắn mối quan hệ giữa hợp
đồng kinh tế và hợp đồng dân sự cũng nh
cần có văn bản luật chung điều chỉnh thống
nhất hai loại hợp đồng này. Tuy nhiên, việc
ban hành văn bản luật chung để điều chỉnh
hai loại hợp đồng này chỉ có thể đúng ở thời


nghiên cứu - trao đổi
52 - Tạp chí luật học

điểm quan điểm này xuất hiện (năm 1991).
Còn hiện nay, ban hành văn bản luật để quy
định những vấn đề chung của hợp đồng sẽ
không còn phù hợp. Bởi vì, những vấn đề
chung về hợp đồng đ đợc BLDS quy định.
Nếu ban hành văn bản luật mới ghi nhận các
vấn đề chung của hợp đồng sẽ rất khó khăn

trong việc xử lí phần chung của đạo luật hợp
đồng với những quy định chung về hợp đồng
của BLDS, dẫn đến khó tránh khỏi những
mâu thuẫn chồng chéo giữa đạo luật này với
BLDS và sẽ xảy ra tình trạng thiếu thống
nhất trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
Quan điểm thứ hai cho rằng trong pháp
luật Việt Nam tồn tại nhiều loại hợp đồng mà
để phân biệt, định loại và xác định thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đang gặp không
ít khó khăn Do đó, pháp luật về hợp đồng
của Việt Nam hiện nay cần đợc sửa đổi theo
hớng bỏ khái niệm "hợp đồng kinh tế", các
quy định chung về hợp đồng cần áp dụng
BLDS, trong trờng hợp các luật chuyên
ngành nh Luật thơng mại, Luật đầu t
nớc ngoài có quy định về hợp đồng thì áp
dụng các quy định chuyên ngành đó. Mối
quan hệ này cần đợc quy định rõ, cụ thể
trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật,
pháp lệnh chuyên ngành
(4)
.
ở đây, chúng tôi đồng tình với tác giả
của quan điểm này về cách thức áp dụng văn
bản pháp luật để điều chỉnh quan hệ hợp
đồng hiện nay nhng không thể đồng tình
với quan điểm vì sự khó khăn trong phân loại
hợp đồng, trong phân định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp mà bỏ "khái niệm hợp đồng

kinh tế. Bởi vì, sự tồn tại của hợp đồng kinh
tế không phải do pháp luật quy định có hay
không mà do thực tế đời sống kinh tế x hội
quyết định. Nếu trong đời sống kinh tế x
hội hành vi kinh doanh vẫn còn tồn tại nh là
loại hành vi dân sự đặc thù thì không lí gì
hợp đồng kinh tế với t cách là hình thức của
hành vi kinh doanh lại không tồn tại. Đơng
nhiên, hợp đồng kinh tế vẫn tồn tại thì khái
niệm hợp đồng kinh tế không thể bỏ.
Ngoài ra, trong quá trình soạn thảo Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế (sửa đổi), xuất hiện
hai ý kiến trái ngợc nhau:
ý kiến thứ nhất cho rằng không cần thiết
phải ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
(sửa đổi) với lí do là không nên phân biệt
hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế nữa mà
tất cả các loại hợp đồng đều do BLDS điều
chỉnh. Trong lĩnh vực cụ thể nếu đ có văn
bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ
trong lĩnh vực đó mà trong đó có quy định về
hợp đồng thì áp dụng văn bản pháp luật đó.
ý kiến thứ hai cho rằng vẫn cần thiết
phải ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
(sửa đổi) với lí do quan hệ dân sự và quan hệ
trong kinh doanh hoàn toàn khác nhau, trong
lúc đó Luật thơng mại có phạm vi điều
chỉnh quá hẹp. Trên thực tế, vẫn còn nhiều
quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh không
thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản

pháp luật cụ thể (Luật thơng mại, Bộ luật
hàng hải) mà thuộc phạm vi điều chỉnh của
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Nhng có thể
nói, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hiện hành
không còn đáp ứng đợc đòi hỏi của thực
tiễn sản xuất kinh doanh. Do đó, cần thiết
phải ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
(sửa đổi) để đáp ứng đợc các đòi hỏi của
thực tiễn hiện nay.
Nh vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật hợp
đồng kinh tế ở nớc ta đ trở nên cấp thiết


nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học - 53

ngay từ khi chúng ta bắt tay xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều
tiết của Nhà nớc theo định hớng x hội
chủ nghĩa. Đặc biệt nó trở nên cấp bách hơn
sau khi BLDS ra đời. Suy cho cùng, khi tiến
hành các bớc nhằm hoàn thiện pháp luật
hợp đồng kinh tế, giới nghiên cứu lí luận
cũng nh các cơ quan xây dựng văn bản
pháp luật chủ yếu tập trung giải quyết hai vấn
đề lớn, đó là xử lí mối quan hệ về nội dung
giữa BLDS với các văn bản pháp luật hợp đồng
kinh tế hiện hành và hình thức văn bản ghi
nhận các quy định pháp luật hợp đồng kinh tế
trong điều kiện có BLDS. Nh trên đ trình

bày, hiện trong giới lí luận cũng nh ở cơ
quan soạn thảo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
(sửa đổi) vẫn còn có những ý kiến trái ngợc.
Theo chúng tôi, trong điều kiện BLDS đ
đợc ban hành và có hiệu lực hơn 5 năm mà
pháp luật hợp đồng kinh tế cha có những
sửa đổi, bổ sung nào đáng kể, đó là sự chậm
trễ không đáng có. Do đó, cần phải khẩn
trơng tiến hành việc sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế để một
mặt, phúc đáp những yêu cầu của đời sống
kinh tế x hội, mặt khác đảm bảo tính pháp
chế, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật
nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng.
Việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng cần đợc
tiến hành theo hớng:
Thứ nhất, cần xác định rõ mối quan hệ
giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế.
Đây là mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng, trong đó, hợp đồng dân sự là cái chung
và hợp đồng kinh tế là cái riêng. Với t cách
là cái chung và cái riêng, hợp đồng dân sự và
hợp đồng kinh tế đều tồn tại khách quan và
độc lập tơng đối với nhau; những thuộc tính
vốn có của hợp đồng dân sự đợc biểu hiện
cụ thể trong hợp đồng kinh tế đồng thời hợp
đồng kinh tế cũng có những đặc thù riêng
của nó. Nhìn chung, phần đông trong giới lí
luận đ nhìn nhận đúng đắn mối quan hệ
này. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật

mối quan hệ này đợc thể hiện nh là mối
quan hệ giữa hai cái riêng cùng loại. Do đó,
trên thực tế, đ tồn tại hai hệ thống pháp luật
hợp đồng với những nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo nhau. Chính vì vậy, việc xác định
rõ mối quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp
đồng dân sự không chỉ dừng lại trong nghiên
cứu lí luận về hợp đồng mà mối quan hệ này
cần đợc thể hiện một cách nhất quán trong
khi hoàn thiện pháp luật hợp đồng.
Thứ hai, phải xúc tiến sửa đổi BLDS nói
chung và những quy định về hợp đồng trong
BLDS nói riêng đồng thời tiến hành việc sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp
luật về từng chủng loại hợp đồng cụ thể.
Với quan niệm quan hệ giữa hợp đồng
dân sự và hợp đồng kinh tế là mối quan hệ
giữa cái chung và cái riêng, cũng nh dựa
trên cơ sở thực trạng pháp luật về hợp đồng
hiện nay ở nớc ta, chúng tôi cho rằng không
cần thiết phải có văn bản pháp luật riêng
(luật hoặc pháp lệnh) quy định những vấn đề
chung về hợp đồng kinh tế. Bởi vì, những
quy định chung đó đ đợc ghi nhận khá đầy
đủ trong BLDS. Tuy nhiên, vấn đề còn thiếu
ở đây là quan điểm chính thống về việc áp
dụng những quy định chung trong BLDS đối
với quan hệ hợp đồng kinh tế. Thực tế, trong
BLDS hầu nh không có quy định nào ghi
nhận vấn đề hợp đồng kinh tế, các thuật ngữ

"giao lu dân sự", "quan hệ dân sự" không
đợc giải thích một cách chính thống. Điều


nghiên cứu - trao đổi
54 - Tạp chí luật học

đó đ dẫn đến quan niệm không thống nhất
về mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự với hợp
đồng kinh tế và quan trọng hơn là đ dẫn đến
tình trạng áp dụng pháp luật hợp đồng một
cách cát cứ nh hiện nay (BLDS chỉ áp dụng
đối với hợp đồng dân sự, Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế áp dụng đối với hợp đồng kinh tế) ở
các cơ quan, tổ chức hoạt động thực tiễn. Do
đó, thay vì việc soạn thảo Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế (sửa đổi), nên chăng xúc tiến
việc sửa đổi, bổ sung những quy định về hợp
đồng trong BLDS. Chúng tôi cho rằng trong
BLDS cần có sự giải thích rõ ràng về các
thuật ngữ nh "giao lu dân sự", "quan hệ
dân sự" đồng thời phải có những quy định về
khái niệm hợp đồng kinh tế (hoặc hợp đồng
kinh doanh) với t cách là hợp đồng dân sự
đặc thù và khá phổ biến. Ngoài ra, trong
BLDS cần bổ sung một số vấn đề về hợp
đồng mà hiện nay trong BLDS cũng nh
trong pháp luật hợp đồng kinh tế cha đề
cập. Chẳng hạn nh vấn đề về điều kiện
chung của hợp đồng.

Nh vậy, khi BLDS đ đợc sửa đổi, bổ
sung theo phơng hớng trên, những vấn đề
chung giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng
dân sự sẽ đợc giải quyết. Vấn đề còn lại cần
giải quyết là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các
văn bản pháp luật về từng chủng loại hợp
đồng kinh tế cụ thể. Theo chúng tôi, những
quy định về các loại hợp đồng kinh tế cụ thể
cần đợc thể hiện rõ trong các văn bản pháp
luật chuyên ngành. Ví dụ: Hợp đồng vận
chuyển hàng hóa đờng biển có thể ghi nhận
trong Bộ luật hàng hải; hợp đồng mua bán
hàng hóa - trong Luật thơng mại; hợp đồng
xây dựng cơ bản - trong Luật xây dựng (dự
thảo) v.v Trong các văn bản pháp luật
chuyên ngành cần thể hiện một cách cụ thể
nhất các chủng loại hợp đồng kinh tế. Thậm
chí, có những thể loại hợp đồng, ngoài văn
bản pháp luật chuyên ngành, cần có những
quy định riêng mới thể hiện đợc các đặc thù
của chúng. Chẳng hạn, hợp đồng mua bán
doanh nghiệp hoặc hợp đồng trong lĩnh vực
thơng mại điện tử. Đối với những hợp đồng
này, ngoài Luật thơng mại, cần có văn bản
pháp luật riêng, dù chỉ ở mức độ nghị định
của Chính phủ.
Tóm lại, hiện còn một số quan điểm khác
nhau về việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng
nói chung và hợp đồng kinh tế nói riêng.
Chúng tôi cho rằng trong điều kiện đ có

BLDS, việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng
cần tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung chế
định hợp đồng trong BLDS đồng thời tiến
hành xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản
pháp luật về các loại hợp đồng kinh tế cụ thể.
Điều đó, đảm bảo đợc tính thống nhất của
hệ thống pháp luật về hợp đồng và thiết thực
hơn đối với các chủ thể kinh doanh./.

(1). Xem: PGS. TS. Lê Hồng Hạnh, Bộ luật Dân sự
nhìn dới góc độ nền kinh tế thị trờng định hớng
XHCN, Tạp chí luật học số chuyên đề BLDS 1996,
tr. 20- 28.
(2). Xem: PGS. TS. Lê Hồng Hạnh, Kinh tế thị trờng
và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật kinh tế, Tạp
chí nhà nớc và pháp luật, số 4, 1991, tr. 9-12.
(3). Xem: TS. Nguyễn Am Hiểu, Hoàn thiện luật
kinh tế ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trờng định
hớng XHCN, Luận án phó tiến sĩ khoa học luật,
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H.1996.
(4). Xem: TS. Hà Hùng Cờng, Tham gia quá trình
toàn cầu hoá nền kinh tếvà những vấn đề đặt ra đối
với Việt Nam về phơng diện pháp lí, Hội thảo
Những thách thức về phơng diện pháp lí trớc toàn
cầu hóa, H. 2000.

×