nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số tháng 3/2003
23
Hoàng Minh Hà *
ột trong những chức năng trọng tâm của
Quốc hội là xây dựng hệ thống luật.
Chơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của
Quốc hội khóa X gồm có 127 dự án, bao gồm
104 dự án chính thức với 52 dự án luật. Thực tế,
chỉ có 35 dự án luật đợc thông qua. Đây cũng
là nhiệm kì đầu tiên hoạt động lập pháp đợc
tiến hành theo chơng trình cả nhiệm kì của
Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
quan, tổ chức chủ động trong việc soạn thảo,
thẩm tra, trình Quốc hội. Hoạt động lập pháp
của Quốc hội đ tập trung thể chế hóa các chủ
trơng, nghị quyết của Đảng, bớc đầu tạo lập
khung pháp luật để quản lí x hội, củng cố
quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên, chơng trình xây dựng luật,
pháp lệnh của nhiệm kì cũng nh hàng năm
cha đợc thực hiện đầy đủ, nguyên nhân là do:
Việc lập chơng trình vẫn mang tính bị động,
tính khả thi không cao; chất lợng chuẩn bị dự
án còn nhiều hạn chế. Một số cơ quan trình dự
án chỉ mới chú ý đến yêu cầu lập pháp của
ngành mình, cha tính hết khả năng chuẩn bị
dự án và việc triển khai dự án nên có rất nhiều
dự án phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Điều này
khiến việc xem xét thông qua luật bị chậm so
với thời hạn đề ra trong chơng trình; quy trình
xây dựng luật, pháp lệnh chậm đợc đổi mới,
nhất là quy trình xem xét và thông qua luật tại
kì họp Quốc hội; luật ban hành vẫn còn nhiều
quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể và
thờng trong các trờng hợp nh vậy lại phải
giao cho Chính phủ ra các văn bản dới luật.
Đây chính là những thực tế đang tồn tại trong
công tác xây dựng pháp luật của chúng ta. Điều
này cho thấy trong thời gian qua, chúng ta cha
có chiến lợc tổng thể trong xây dựng pháp
luật. Cách mà chúng ta làm thờng là sửa, điều
chỉnh luật vì nhu cầu trớc mắt.
Theo dự kiến, Quốc hội khóa XI sẽ xem xét
thông qua 131 dự án luật, pháp lệnh. Trong đó,
dự án chính thức là 112 gồm 61 luật, 48 pháp
lệnh và 3 dự án nghị quyết của ủy ban thờng
vụ Quốc hội. Nh vậy, mỗi năm Quốc hội phải
thông qua gần 30 luật và pháp lệnh. Song một
năm Quốc hội họp hai kì, mỗi kì 1 tháng, nh
vậy trung bình hai ngày họp Quốc hội phải thảo
luận, thông qua 1 dự án luật hay pháp lệnh. Đây
hẳn là một nhiệm vụ hết sức nặng nề.
Để đáp ứng yêu cầu của hoạt động xây
dựng pháp luật, quan điểm chỉ đạo của Quốc
hội là: Chơng trình xây dựng luật, pháp lệnh
cần thể chế hóa các chủ trơng, đờng lối của
Đảng về xây dựng nhà nớc pháp quyền x hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; thực hiện cải
cách hành chính, cải cách t pháp; cụ thể hóa
các quy định của Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ
sung; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả
thi của hệ thống pháp luật; đáp ứng yêu cầu xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trờng định
hớng x hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập
quốc tế; từng bớc giảm dần các pháp lệnh, bảo
đảm tính cụ thể trong các quy định của luật.
Đối với các pháp lệnh đ qua thực tiễn kiểm
nghiệm, cần tiến hành tổng kết sớm nâng lên
thành luật, từng bớc pháp điển hóa các lĩnh
vực pháp luật đ ổn định
Trên thực tế, nớc ta vẫn cha có cơ quan
chuyên làm luật. Các dự án luật thuộc lĩnh vực
nào thì do bộ hay ngành đó soạn thảo, do vậy
M
* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nớc
Trờng đại học luật Hà Nội
nghiên cứu - trao đổi
24
Tạp chí luật học số tháng 3/2003
vẫn xảy ra tình trạng tạo ra những điều khoản
có lợi cho bộ, ngành mình và tránh những điều
bất lợi khi có hậu quả xảy ra. Hiện tại, chúng ta
đang trong tình trạng có quá nhiều luật. Có luật,
pháp lệnh mà cơ quan soạn thảo dờng nh
muốn giữ an toàn cho mình nên đ ban hành
những quy định rất khó thực hiện. Chẳng hạn,
Pháp lệnh đê diều có đoạn viết: Phá bỏ tất cả
các công trình nằm ngoài đê. Viết là vậy nhng
thực tế phá đâu có dễ. Đ là luật mà không sát
thực tế thì tác dụng của luật rất hạn chế. Ban
hành luật nhiều hay ít không quan trọng mà
quan trọng là luật có đi vào cuộc sống đợc hay
không? Muốn để luật thực sự có tác dụng, trớc
hết cơ quan làm luật cũng phải có trách nhiệm
khi ban hành những văn bản luật không sát thực
tế và không phát huy đợc hiệu quả. Mặt khác,
cũng cần có thái độ nghiêm khắc đối với văn
bản pháp luật của các bộ, ngành nếu bộ trởng
đề xuất và kí những quyết định trái với luật thì
Thủ tớng Chính phủ phải đề nghị hủy bỏ.
ở đây, cần xem xét một trong những
nguyên nhân khiến cho công tác xây dựng luật
pháp cha hoàn chỉnh, cha đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của thực tiễn là do tốc độ làm luật và
thông qua luật quá nhanh tại các kì họp của
Quốc hội. Thực tế, đa phần các ý kiến tại các
buổi thảo luận ở tổ cũng nh ở hội trờng các
đại biểu Quốc hội chỉ chủ yếu thêm bớt từ ngữ,
câu văn, diễn đạt mà thiếu những ý kiến bổ
sung chi tiết cho các điều khoản dẫn đến việc
luật, pháp lệnh vừa mới ban hành, đi vào cuộc
sống một thời gian ngắn đ lộ rõ những thiếu
sót và bất cập. Sau đó lại phải sửa đổi, bổ sung.
Cũng cần nói tới một khiếm khuyết tơng
đối nổi bật trong hoạt động xây dựng pháp luật
là việc giải thích chính thức văn bản quy phạm
pháp luật. Trên thực tế, ngay cả đối với Hiến
pháp - vấn đề này cũng cha đợc đề cập và coi
trọng. Hiện tại, chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc
"hớng dẫn thi hành một số điều " bằng các
văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ đối
với một số luật, pháp lệnh. Điều này dẫn tới
việc là có nhiều nội dung trong văn bản quy
phạm pháp luật cha đợc hiểu và thực hiện
thống nhất.
Để từng bớc hạn chế những tồn tại của
công tác xây dựng pháp luật, trớc mắt cần
quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các quy định
của luật. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật đặc biệt là các quy định mới đợc sửa đổi,
bổ sung nhằm góp phần nâng cao chất lợng
các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời xác
định rõ hơn trách nhiệm của từng cơ quan, tổ
chức trong quy trình soạn thảo, thẩm tra và
thông qua các văn bản quy phạm pháp luật mà
quan trọng là việc đổi mới quy trình thông qua
luật tại các kì họp của Quốc hội. Việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật là cần thiết cho việc tham
gia góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật; giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật, thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản
quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nhiệm vụ
của ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nghị
quyết Làm đợc nh vậy sẽ tạo cơ sở để xây
dựng hành lang pháp lí vững vàng nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật của đất nớc.
Từ những phân tích trên, thiết nghĩ cần
hớng tới một số giải pháp khắc phục hạn chế
trong công tác xây dựng pháp luật nhằm nâng
cao chất lợng và hiệu quả của hoạt động này.
Thứ nhất, để hoàn thiện quy trình xây dựng
luật, pháp lệnh, ủy ban thờng vụ Quốc hội cần
thành lập tiểu ban hoặc ban nghiên cứu luật
pháp hay hoàn chỉnh luật pháp. Sau khi có ý
kiến của ủy ban thẩm tra và Quốc hội cho ý
kiến lần đầu, trách nhiệm của ủy ban này là
hoàn chỉnh lại, đối chiếu với các luật khác xem
có điều gì mâu thuẫn không. Hoạt động này sẽ
khiến các dự án luật khi đa ra Quốc hội sẽ
tránh đợc tình trạng tranh ci về câu chữ, kết
cấu làm kéo dài thời gian thông qua của Quốc
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số tháng 3/2003
25
hội. Mặt khác, ban này còn giúp luật đa ra
đợc những quy định cụ thể hơn, đỡ cho các cơ
quan khác phải ra văn bản hớng dẫn, từ đó luật
sẽ có khả năng đi vào cuộc sống nhanh hơn,
hiệu quả hơn.
Thứ hai, để đổi mới quy trình xây dựng
luật, pháp lệnh các cơ quan đợc giao soạn thảo
cần có kế hoạch để thực hiện đúng tiến độ và
nâng cao chất lợng xây dựng dự án, đổi mới
công tác chỉ đạo thực hiện chơng trình xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban
thờng vụ Quốc hội và Chính phủ. Cần có kế
hoạch thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học
vào quá trình soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lí văn
bản. Mỗi bộ cần có một thứ trởng phụ trách về
công tác xây dựng pháp luật, củng cố tổ chức
pháp chế ở tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ.
Tiến tới việc giảm ban hành pháp lệnh và tăng
tính cụ thể của luật.
Thứ ba, cần thành lập cơ quan đặc trách có
chức năng rà soát tính hợp hiến, hợp pháp của
các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ,
ngành, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ban hành, thực hiện một phần trong nhiệm
vụ kiểm sát chung mà trớc đây viện kiểm sát
nhân dân đảm nhiệm.
Thứ t, cần nhanh chóng ban hành nghị
quyết của ủy ban thờng vụ Quốc hội để giải
thích Hiến pháp và từng đạo luật, tạo cơ sở
pháp lí cho việc áp dụng pháp luật và thực hiện
pháp luật đợc thuận lợi và thống nhất.
Thứ năm, cần tập trung xây dựng và sửa đổi
những luật, pháp lệnh đang rất cần thiết trong
thời điểm hiện nay và có liên quan đến những
vấn đề bức xúc, x hội đang quan tâm. Chẳng
hạn nh luật về kế hoạch hóa, luật xây dựng,
luật thủy sản, luật đất đai, luật về chống tham
nhũng, tiêu cực hay hội nhập kinh tế nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế - x hội
đất nớc. Trên cơ sở này, cần u tiên xây dựng
khung pháp luật để bảo hộ sản xuất trong nớc
trớc quá trình hội nhập, trớc vấn đề Việt
Nam tham gia AFTA, WTO và trớc Hiệp định
thơng mại Việt Nam - Hoa Kì./.
Một số vấn đề (Tiếp theo trang 7)
đặc biệt là việc ngời nớc ngoài xin nhận trẻ
em Việt Nam làm con nuôi ngày càng gia tăng.
Trớc thực tế đó, Nhà nớc ta đ ban hành
nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh quan hệ
này. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật
Việt Nam về vấn đề nhận con nuôi đ có bớc
phát triển vợt bậc cả về nội dung cũng nh
tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp
luật, tạo nên khung pháp lí tơng đối hoàn
chỉnh điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu
tố nớc ngoài.
Bên cạnh đó, cùng với xu thế khu vực hoá,
toàn cầu hoá trong giao lu và phát triển kinh
tế - x hội giữa các nớc, vấn đề nhận con nuôi
có yếu tố nớc ngoài càng đặt ra những yêu
cầu, đòi hỏi cao hơn đối với sự hợp tác chặt
chẽ giữa các chính phủ có liên quan. Công ớc
Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong
lĩnh vực nhận con nuôi giữa các nớc ra đời đ
đáp ứng đợc yêu cầu đó. ở Việt Nam, do hệ
thống pháp luật điều chỉnh quan hệ nhận con
nuôi có một số quy định không tơng đồng với
quy định của Công ớc nên việc áp dụng một
số điều khoản của Công ớc sẽ không thực
hiện đợc, Việt Nam cần phải sớm khắc phục
khi gia nhập Công ớc. Hiện nay, Việt Nam
đang trong quá trình tích cực chuẩn bị tiến tới
phê chuẩn và trở thành thành viên chính thức
của Công ớc. Việc gia nhập này sẽ là bớc
quan trọng đánh dấu sự hoà nhập của Việt
Nam vào cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực t
pháp quốc tế - lĩnh vực ngày càng trở nên quan
trọng đối với Việt Nam trong thời kì đổi mới
và hội nhập quốc tế./.