nghiên cứu - trao đổi
30 Tạp chí luật học số 3/2004
ThS. Nguyễn Phơng Lan *
1.Khỏi nim chung v nuụi con nuụi
Nuụi con nuụi cú th c hiu theo hai
gúc : L s kin phỏp lớ hoc l quan h
phỏp lut. Bi vit ny cp vic nuụi con
nuụi di gúc l s kin phỏp lớ theo quy
nh ca phỏp lut Vit Nam.
Vi ý ngha l s kin phỏp lớ, vic nuụi
con nuụi bao gm cỏc s kin sau:
- S th hin ý chớ ca ngi nhn nuụi
con nuụi. Ngi nhn nuụi con nuụi phi th
hin ý chớ ca mỡnh v vic mong mun nhn
nuụi a tr v thit lp quan h cha m v con
vi a tr ú. í chớ, mong mun ú ca
ngi nhn nuụi phi c th hin qua n
xin nhn nuụi con nuụi;
- S th hin ý chớ ca cha m hoc
ngi giỏm h ca tr em c cho lm con
nuụi. í chớ ca nhng ngi ny trong vic
cho tr em lm con nuụi phi minh bch, v
xut phỏt t s t nguyn tht s ca bn
thõn h m khụng cú bt c s tỏc ng,
thỳc ộp, d d, ha hn hoc mt ỏp lc no.
Núi cỏch khỏc, ý chớ ú phi hon ton c
lp. Ni dung ca ý chớ ú l ng ý cho con
mỡnh lm con nuụi ca ngi khỏc. S ng
ý ú cú th th hin bt c lỳc no nhng nú
ch cú ý ngha sau khi a tr c sinh ra
m cũn sng;
- S th hin ý chớ ca bn thõn ngi con
nuụi. Khon 2 iu 71 Lut HN&G nm
2000 quy nh: Vic nhn tr em t 9 tui
tr lờn lm con nuụi phi c s ng ý ca
tr em ú. Trong trng hp ny a tr tuy
cha c coi cú nng lc hnh vi y
nhng ó cú kh nng nhn thc nht nh v
cuc sng, cú th nhn bit v by t thỏi
ca mỡnh mong mun hay khụng mong mun
lm con nuụi ngi khỏc, cng nh cm nhn
c s an ton hay khụng an ton khi c
cho lm con nuụi ngi khỏc, khi phi thay
i mụi trng sng Do ú, phỏp lut quy
nh a tr t 9 tui tr lờn cú quyn th
hin ý chớ c lp, quyt nh vn cú liờn
quan trc tip n cuc sng ca mỡnh; s
ng ý lm con nuụi ca a tr t 9 tui
tr lờn l iu kin bt buc vic nuụi con
nuụi cú giỏ tr phỏp lớ;
- S th hin ý chớ ca Nh nc. í chớ
ca Nh nc c th hin qua vic cụng
nhn (hay khụng cụng nhn) vic nuụi con
nuụi, thụng qua th tc ng kớ vic nuụi con
nuụi (hay t chi vic ng kớ nuụi con nuụi).
Vic nuụi con nuụi c cụng nhn ti c
quan nh nc cú thm quyn lm phỏt sinh
hiu lc phỏp lớ ca vic nuụi con nuụi.
Nh vy, vic nuụi con nuụi l tp hp cỏc
s kin phỏp lớ. Nu thiu i mt trong cỏc s
kin cu thnh tp hp ú thỡ khụng lm phỏt
sinh quan h phỏp lut cha m v con gia
ngi nhn nuụi v a tr c nhn nuụi.
Do ú, di gúc l s kin phỏp lớ, vic
* Ging viờn chớnh Khoa lut dõn s
Trng i hc lut H Ni
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004 31
nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện - sự kiện
pháp lí phức hợp.
(1)
2. Bản chất pháp lí của việc nuôi con nuôi
Theo lí luận chung, sự kiện pháp lí phức
hợp có thể có tính chất giản đơn, ràng buộc
hoặc hỗn hợp.
(2)
Vậy sự kiện nuôi con nuôi có
tính chất như thế nào? Để thấy được tính chất
của sự kiện pháp lí này cần xem xét các sự
kiện cấu thành của nó, bao gồm sự thể hiện ý
chí của người nhận nuôi con nuôi, của cha mẹ
đẻ, người giám hộ của người con nuôi, của bản
thân người con nuôi và sự công nhận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
2.1. Sự thể hiện ý chí của người nhận
nuôi con nuôi
Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận
nuôi con nuôi vì nhiều lí do khác nhau nhưng
trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn
nuôi dưỡng một đứa trẻ nhằm thiết lập quan
hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Nhu cầu đó bị
chi phối trước tiên từ yếu tố tình cảm, xuất
phát từ ý chí và sự chủ động của người nhận
nuôi con nuôi. Người nuôi con nuôi muốn
thông qua việc nhận nuôi một đứa trẻ để thoả
mãn những nhu cầu nhất định của bản thân và
gia đình. Bản thân người nhận nuôi con nuôi
mới nhận thức được đầy đủ và hiểu rõ mong
muốn của mình trong việc nhận nuôi con
nuôi. Nhu cầu của người nuôi là lí do chủ yếu
dẫn tới việc nhận nuôi con nuôi. Người nhận
nuôi con nuôi thường có suy nghĩ kĩ càng
trước khi đi đến quyết định nhận nuôi con
nuôi. Việc có nhận nuôi con nuôi hay không
là do chính bản thân người nuôi quyết định
trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, chủ động và
hiểu biết đầy đủ về hậu quả pháp lí của nó.
Song sự tự nguyện đó phải xuất phát từ nhu
cầu tình cảm, tinh thần của người nhận nuôi
con nuôi và phù hợp với lợi ích của người
được nhận làm con nuôi thì mới được coi là
hợp pháp. Nếu việc nhận nuôi con nuôi xuất
phát từ những động cơ, mục đích trái pháp
luật, trái đạo đức sẽ không có giá trị pháp lí.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng
nhận nuôi con nuôi thì bản chất của vấn đề vẫn
không thay đổi, có khác chỉ là ở chỗ sự thể
hiện ý chí mong muốn nhận nuôi con nuôi
phải là ý chí chung của cả hai vợ chồng. Hai
vợ chồng phải thoả thuận và thống nhất được
về việc nhận nuôi con nuôi. Trong đơn xin
nhận nuôi con nuôi phải đứng tên cả hai vợ
chồng với tư cách là cha nuôi và mẹ nuôi.
Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn khi
người nhận nuôi con nuôi đã có vợ (chồng),
nhưng vợ (hoặc chồng) của họ không muốn
nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp này,
đơn xin nhận nuôi con nuôi phải có chữ kí
của cả vợ và chồng.
(3)
Quy định này có phần
chưa được rõ ràng nên có thể dẫn tới nhiều
cách hiểu khác nhau. Chúng tôi sẽ trở lại vấn
đề này ở bài viết khác.
Trong đơn xin nhận con nuôi, người nhận
nuôi con nuôi có thể trình bày nguyện vọng
của mình xin đích danh một trẻ em nào đó từ
cơ sở nuôi dưỡng hoặc từ gia đình.
(4)
Nếu chưa
xác định được đích danh trẻ em cần xin làm
con nuôi thì người nhận nuôi có thể trình bày
nguyện vọng của mình về đặc điểm của trẻ em
mà họ muốn nhận nuôi như tuổi, giới tính, tình
trạng sức khoẻ, tình trạng gia đình của đứa trẻ:
Là trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi hay đang sống tại
gia đình… Nguyện vọng đó của người nhận
nuôi về nguyên tắc được cơ quan có thẩm
quyền tôn trọng và đáp ứng nếu có đối tượng
nghiªn cøu - trao ®æi
32 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004
trẻ em thích hợp.
(5)
Như vậy, người nhận nuôi
con nuôi hoàn toàn chủ động thể hiện ý chí
trong việc xin nhận nuôi một đứa trẻ phù hợp
với nguyện vọng, tình cảm của mình. Chỉ khi
người xin nuôi con nuôi không bày tỏ ý muốn
của mình về đứa trẻ cụ thể muốn nhận nuôi mà
chỉ thể hiện nguyện vọng xin nuôi con nuôi thì
khi đó cơ quan có thẩm quyền có thể giới thiệu
bất cứ trẻ em nào cho họ.
Từ sự phân tích trên cho thấy người nhận
nuôi con nuôi luôn chủ động và độc lập trong
việc nhận nuôi con nuôi. Việc nhận nuôi con
nuôi thể hiện rõ ý chí đơn phương từ phía
người nhận nuôi. Người nhận nuôi con nuôi
thể hiện ý chí của mình một cách chủ động,
khách quan thông qua đơn xin nhận nuôi con
nuôi. Họ cũng có thể đưa đơn bất cứ vào lúc
nào mà họ muốn. Hành vi đó của người nhận
nuôi con nuôi chỉ phát sinh hậu quả pháp lí khi
có người được nhận nuôi phù hợp, được cha
mẹ đẻ hoặc người giám hộ đồng ý và được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Như
vậy có thể nói sự thể hiện ý chí của người
nhận nuôi con nuôi là hành vi pháp lí đơn
phương, nó chỉ có hiệu lực khi được các chủ
thể có liên quan tiếp nhận.
2.2. Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ
hoặc người giám hộ của người được cho làm
con nuôi
+ Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ
Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ quy định:
“Việc nhận người chưa thành niên, người đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm
con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản
của cha mẹ đẻ của người đó…”.
Việc cho con mình làm con nuôi người
khác thường là việc làm bất đắc dĩ trong
những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Do đó,
cha mẹ đẻ luôn cân nhắc, suy nghĩ kĩ trước khi
quyết định cho con mình làm con nuôi với
mong muốn đứa trẻ sẽ có môi trường, điều
kiện sống tốt hơn, khi bản thân họ không thể
có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ.
Việc cho con làm con nuôi phải xuất phát từ
sự tự nguyện thật sự của cha mẹ đẻ trên cơ sở
lợi ích của đứa trẻ. Sự tự nguyện thật sự là sự
tự nguyện được hình thành trên cơ sở nhận
thức được đầy đủ ý nghĩa và hậu quả pháp lí
của việc cho con làm con nuôi, phù hợp với
mong muốn và tình cảm của cha mẹ đẻ, phù
hợp với lợi ích của người con nuôi. Mọi sự
đồng ý cho con làm con nuôi vì mục đích trục
lợi đều không phù hợp với bản chất của việc
nuôi con nuôi và không phải tự nguyện thật sự.
Ngược lại, mọi sự tác động, dụ dỗ, lừa dối,
cưỡng ép… để có được sự đồng ý của cha mẹ
đẻ trong việc cho con mình làm con nuôi cũng
đều không hợp pháp và về nguyên tắc không
có giá trị pháp lí. Sự đồng ý cho con mình làm
con nuôi người khác phải xuất phát từ tự
nguyện và ý chí độc lập của cha mẹ đẻ. Sự
đồng ý đó phải được thể hiện một cách khách
quan bằng văn bản và phải được xác nhận của
uỷ ban nhân dân cấp cơ sở nơi cư trú của cha
mẹ đẻ (Điều 36 Nghị định 83).
Sự đồng ý của cha mẹ đứa trẻ về việc cho
con làm con nuôi cần phân biệt một số trường
hợp cụ thể sau:
- Khi cha mẹ đẻ đều còn sống và có đủ
năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý
của cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đó trong việc
cho con làm con nuôi, kể cả trong trường hợp
cha mẹ đẻ đã li hôn, chỉ có một người (cha đẻ
hoặc mẹ đẻ) trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004 33
trẻ em đó;
- Khi một người, cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã
chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặc mất năng
lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của
người kia
(6)
;
- Khi không xác định được cha đẻ của đứa
trẻ thì chỉ cần sự đồng ý của người mẹ; khi
không xác định được mẹ đẻ của đứa trẻ thì chỉ
cần sự đồng ý của người cha đẻ;
- Sự đồng ý của cha mẹ đẻ là điều kiện bắt
buộc trong trường hợp người được nhận làm
con nuôi dưới 18 tuổi hoặc người đã thành
niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Tuy
nhiên, trong trường hợp con đã thành niên, có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự tự nguyện
đồng ý làm con nuôi người khác thì không cần
có sự đồng ý của cha mẹ đẻ.
+ Sự đồng ý của người giám hộ
Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ quy
định: “… nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng
lực hành vi dân sự hoặc không xác định được
cha mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản
của người giám hộ”. Người giám hộ chỉ có
quyền thể hiện ý chí cho người mà mình giám
hộ làm con nuôi khi cả cha mẹ đẻ của người
đó đều không xác định được hoặc đều đã
chết, bị tuyên bố chết hoặc đều mất năng lực
hành vi dân sự.
Người giám hộ có thể là người giám hộ
đương nhiên, người giám hộ được cử hoặc
người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng. Theo quy
định của pháp luật, người đứng đầu cơ sở nuôi
dưỡng chỉ có quyền đồng ý cho trẻ em đang
sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi “trong
trường hợp trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ rơi,
bị bỏ lại cơ sở y tế hoặc khi trẻ em đó được
đưa vào cơ sở nuôi dưỡng đã có giấy của cha
mẹ đẻ đồng ý cho con làm con nuôi hoặc cha
mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân
sự”.
(7)
Giấy thoả thuận đồng ý cho trẻ em làm
con nuôi của người giám hộ phải có xác nhận
của uỷ ban nhân dân cơ sở nơi cư trú của
người giám hộ.
Qua các quy định trên có thể thấy về
nguyên tắc, ý chí của người giám hộ về việc
cho đứa trẻ được giám hộ làm con nuôi phải
xuất phát trên cơ sở ý chí của cha mẹ đẻ đã thể
hiện từ trước. Nếu cha mẹ đẻ còn có khả năng
thể hiện ý chí của mình thì việc cho con làm
con nuôi phải do chính họ quyết định.
Từ những phân tích trên cho thấy sự thể
hiện ý chí của người cho con nuôi là hành vi
pháp lí đơn phương, thể hiện ý chí độc lập của
một bên chủ thể (bên cho con nuôi). Hành vi
pháp lí đơn phương đó có thể do một chủ thể
thực hiện (cha đẻ hoặc mẹ đẻ của đứa trẻ khi
một bên chết trước hoặc mất năng lực hành vi
dân sự…) nhưng cũng có thể do hai chủ thể
thực hiện (cha mẹ đẻ cùng thoả thuận cho con
làm con nuôi, ông bà với tư cách là người
giám hộ cho cháu chưa thành niên…). Hành vi
pháp lí đơn phương này chỉ phát sinh hậu quả
pháp lí khi có sự tiếp nhận của chủ thể phía
bên kia là người nhận nuôi con nuôi và được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2.3. Sự thể hiện ý chí của người được
nhận làm con nuôi
Một quyền cơ bản của trẻ em là quyền
được tự do bày tỏ quan điểm của mình về
“những vấn đề có tác động đến trẻ em, những
quan điểm của trẻ em được coi trọng một cách
thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ
em”.
(8)
Pháp luật quy định sự bày tỏ ý chí đồng
ý làm con nuôi của trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên
nghiªn cøu - trao ®æi
34 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004
là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có
giá trị pháp lí. Đứa trẻ có quyền quyết định
một cách độc lập có đồng ý làm con nuôi
người khác hay không trên cơ sở tự nguyện
thật sự, phù hợp với nhận thức, tình cảm của
đứa trẻ đối với việc được nhận làm con nuôi.
Chỉ trên cơ sở đó thì sự đồng ý của đứa trẻ mới
có giá trị pháp lí vì nó minh bạch, rõ ràng. Sự
đồng ý của đứa trẻ có được do dụ dỗ, mua
chuộc hay bị lừa dối, cưỡng ép, khống chế…
dù từ bất cứ ai đều làm cho việc nuôi con nuôi
không có giá trị pháp lí. Vì vậy, sự đồng ý của
bản thân người được nhận làm con nuôi được
coi là hành vi pháp lí đơn phương, phát sinh
một cách độc lập, vào bất cứ thời điểm nào mà
không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ đẻ,
người giám hộ.
2.4. Sự thể hiện ý chí của Nhà nước
Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua
việc công nhận hoặc không công nhận việc
nuôi con nuôi trên cơ sở xem xét ý chí tự
nguyện của các bên đương sự, thẩm tra các
điều kiện cần thiết về phía người nhận nuôi
và người được nhận làm con nuôi, cũng như
mục đích của việc nuôi con nuôi. Sự công
nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thể hiện qua việc tiến hành đăng kí nuôi con
nuôi và ra quyết định công nhận nuôi con
nuôi. Quyết định công nhận nuôi con nuôi là
cơ sở pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật
cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa
trẻ được nhận nuôi.
Tóm lại, việc nuôi con nuôi với ý nghĩa là
sự kiện pháp lí phức hợp bao gồm nhiều sự
kiện cấu thành. Vậy giữa các sự kiện cấu thành
đó có mối liên hệ với nhau như thế nào? Từ sự
phân tích trên có thể thấy rõ: Giữa các sự kiện
cấu thành trên có mối liên hệ linh hoạt, không
ràng buộc, không chi phối, không phụ thuộc
lẫn nhau. Các sự kiện cấu thành đó có thể phát
sinh ở những thời điểm khác nhau một cách tự
do, độc lập. Chúng sẽ được liên kết lại tại thời
điểm cuối cùng với sự phán quyết của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi
các bên đương sự thể hiện rõ ràng ý chí của
mình đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện
cần thiết của việc nuôi con nuôi. Nói cách
khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có
thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các sự
kiện cấu thành đã hội tụ đầy đủ và được liên
kết lại với nhau tại thời điểm phát sinh quan hệ
pháp luật về nuôi con nuôi. Vì vậy có thể nói
dưới góc độ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con
nuôi có bản chất là cấu thành sự kiện hay là sự
kiện pháp lí phức hợp giản đơn (còn gọi là
phức hợp tự do).
Xác định rõ bản chất pháp lí của việc nuôi
con nuôi với tư cách là sự kiện pháp lí làm
phát sinh quan hệ pháp luật là cơ sở để xây
dựng những quy phạm pháp luật phù hợp,
chính xác điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi./.
(1).Xem: "Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật",
Trường đại học luật Hà Nội, tr. 458.
(2). Sđd, tr. 459.
(3).Xem: Điều 36 Nghị định số 83/1998/ NĐ-CP.
(4).Xem: Điều 42, 43 Nghị định số 68/2002/ NĐ-CP.
(5).Xem: Điều 51 Nghị định số 68/2002/ NĐ-CP.
(6).Xem: Điều 36 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP và
điểm b khoản 3 Điều 44 Nghị định 68/2002/ NĐ-CP.
(7).Xem: Điểm a khoản 3 Điều 44 Nghị định
số 68/2002/ NĐ-CP.
(8).Xem: Điều 12, 13 Công ước quốc tế về quyền trẻ em,
khoản 1 Điều 8 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em .