Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

NGHIÊN cứu, bảo tồn và PHÁT HUY GIÁ TRỊ làn điệu KHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 16 trang )

CUỘC THI KHKT DÀNH CHO HOC SINH TRUNG HỌC
CẤP QUỐC GIA NĂM HỌC 2019-2020

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dự án:
NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
LÀN ĐIỆU KHẶP - DÂN CA ĐẶC TRƯNG, ĐỘC ĐÁO CỦA
ĐỒNG BÀO THÁI Ở HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA

Lĩnh vực: Khoa học Xã hội và hành vi

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9

Nội dung
Phụ lục
Lời cảm ơn
A. Lí do chọn đề tài


B. Câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết
khoa học.
C. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
D. Tiến hành nghiên cứu
I. Tiến trình nghiên cứu
1. Lộ trình nghiên cứu
2. Giới thiệu dự án
3. Tiến trình thực hiện các nội dung nghiên cứu ở …
3.1. Lịch sử người Thái ở huyện Bá Thước
3.2. Hát Khặp là gì
3.3. Nguồn gốc của hát Khặp
3.4. Khơng gian hát Khặp
3.5. Các loại hình Khặp.
3.6 Một số làn điệu Khặp Thái ở huyện Bá Thước
3.7. Khảo tả một số làn điệu Khặp Thái
3.8. Tác dụng của hát Khặp …dân tộc Thái
3.9. Thực trạng hát Khặp của dân tộc Thái.
4. Kết quả
II. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

1

Trang
1
2
3
3-4

4-5
5
5
5
6
6
6-7
7
7
7-8
8
8-9
9 - 12
12
12 - 13
13 - 14
14
14
14 – 15
15


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện dự án Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy
giá trị làn điệu Khặp - dân ca đặc trưng, độc đáo của đồng bào Thái ở huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hóa, em rất biết ơn các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường
đã không quản khó khăn vất vả, hướng dẫn em hồn thành dự án.
Em xin chân thành cảm ơn Ban liên lạc bảo tồn Khặp Thái làng Ba, xã
Ban Công, huyện Bá Thước, gia đình bà Hà Thị Luật xã Ban Cơng, bà Hà Thị
Linh xã Lũng Cao, huyện Bá Thước với những đóng góp quý báu về kiến thức,

cơ sở khoa học của đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các bạn học sinh trong
trường. Đặc biệt, em rất biết ơn ông bà, bố mẹ đã động viên, tạo điều kiện tốt
nhất có thể để em hồn thành dự án của mình.
Tuy đã rất nỗ lực tìm tịi, nghiên cứu nhưng chắc chắn đề tài của em vẫn
cịn nhiều thiếu sót. Em kính mong Hội đồng giám khảo, các thầy giáo, cơ giáo
và bạn bè đóng góp ý kiến để em chỉnh sửa và hồn thành dự án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Lương Khánh Vy

2


A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Người Thái ở Bá Thước xuất hiện từ rất sớm, có chữ viết riêng và được sử
dụng rộng rãi trong nhân dân. Tổ chức xã hội của người Thái ở Bá Thước theo
thiết chế mường/bản (poọng) và được bố trí chủ yếu gồm 3 mường lớn: Mường
Ký, mường Lau, mường Khịong, chính vì thế họ đã để lại một kho tàng truyền
thống văn hóa có giá trị, giàu bản sắc dân tộc.
Xã Ban Công, Bá Thước nơi em sinh sống là vùng cư trú của người Thái
Mường Lau. Quê hương em được xem là một trong những vùng quê còn lưu giữ
nhiều nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Thái, trong đó tiêu biểu
có làn hát Khặp.
Trường THCS nơi em đang học là trường chuyên biệt, học sinh người
dân tộc Thái chiếm khoảng 48%. Em đã có ý tưởng nghiên cứu, tìm hiểu và
tuyên truyền đến các bạn học sinh trong trường một số làn điệu dân ca đặc sắc
của dân tộc Thái, trong đó có làn điệu Khặp Ban Cơng, Bá Thước q hương
em. Chính điều đó đã thơi thúc em thực hiện dự án này.


Hình 1. Làng Ba, Ban Cơng, Bá Thước

Hình 2. Trường THCS nơi em đang học tập

Hiện nay, văn hóa của người Thái Bá Thước nói riêng, người Thái cả
nước nói chung đang có những thay đổi nhanh chóng do những nguyên nhân
chủ quan và khách quan. Vì vậy nghiên cứu khoa học của em sẽ góp phần đưa ra
giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Thái.
Thực hiện dự án: “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị làn điệu
Khặp - dân ca đặc trưng, độc đáo của đồng bào Thái ở huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa” sẽ góp phần tốt trong tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa của người Thái.
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU; VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU; GIẢ
THUYẾT KHOA HỌC.
1. Câu hỏi nghiên cứu
Hướng đến việc giải quyết hệ thống câu hỏi phỏng vấn, điều tra và tiến
hành dự án. Cụ thể như sau:
- Lịch sử người Thái Bá Thước?
- Khặp và Nguồn gốc của hát Khặp?
3


- Hát Khặp được diễn xướng trong không gian nào?
- Phân biệt các loại hình Khặp ?
- Các làn điệu Hát Khặp và Khảo tả một vài làn điệu tiêu biểu?
- Khặp có tác dụng gì trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Thái?
- Thực trạng Hát Khặp của dân tộc Thái hiện nay?
- Các biện pháp để bảo tồn Hát Khặp của dân tộc Thái.
2. Vấn đề nghiên cứu

Văn hóa dân gian dân tộc Thái trong đó có Hát khặp nói chung là một đề
tài khơng mới, bởi đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề cập tới như: Nghệ
thuật hát Khặp của đồng bào Thái Thanh Hóa (Tác giả Thanh Tùng/ TTXVN,
ngày 22/12/2014), Nét duyên Khặp Thái (Báo Thanh Hóa, ngày 04/05/2018),
phát huy gía trị văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số (http://vanhoadoisong,
21/12/2018),...
Nhưng hát Khặp của người Thái Bá Thước ít được đề cập cụ thể trong các
tài liệu. Trong khi đó qua tìm hiểu, em thấy hát Khặp của đồng bào Thái Bá
Thước có những điểm khác so với hát Khặp ở các địa phương khác trong tỉnh
như Khặp của người Thái huyện Thường Xuân, người Thái Quan Hóa hay dân
tộc Thái ở vùng miền trên cả nước.
3. Giả thuyết khoa học
Để tiến hành nghiên cứu chúng em đã đặt ra hệ thống câu hỏi phỏng vấn,
điều tra và tiến hành dự án để tìm hiểu và bảo tồn: Hát Khặp dân tộc Thái ở
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa có phải là làn điệu dân ca đặc trưng, độc đáo
của đồng bào Thái ở Bá Thước.
Cần bảo tồn và phát huy giá trị làn điệu Khặp - dân ca đặc trưng, độc đáo
của đồng bào Thái ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa như thế nào?
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Thiết kế
- Là người con của đất Thái Mường Lau – cái nôi của các làn điệu hát
Khặp, em ln ấp ủ làm những việc có ích dù nhỏ bé cho quê hương. Sau khi ý
tưởng của em được Ban giám hiệu lựa chọn, em đã đi tìm hiểu thực tế về hát
Khặp tại quê hương Ban Công và một số nơi khác trên huyện Bá Thước
Quy trình thực hiện:
Hình thành
ý tưởng

Nghiên cứu tài
liệu, tìm hiểu


Xin ý kiến chuyên
gia (nghệ nhân…)

Thu thập kiến thức về Hát Khặp của dân tộc Thái như: Khái niệm,
Nguồn gốc, không gian hát khặp, phân biệt loại hình khăp, các làn
điệu hát Khặp và tác dụng của hát Khặp trong đời sống
Điều tra thực trạng
của hát Khặp

Kết luận, đề xuất các giải pháp
tuyên truyền, bảo tồn Hát Khặp
4


- Trong q trình nghiên cứu, em có sử dụng máy quay, máy ảnh và máy
ghi âm để ghi hình và lưu lại các kết quả của quá trình thực nghiệm về hát Khặp.
2. Phương pháp:
2.1. Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng các câu hỏi trực tiếp để phỏng vấn:
Các nghệ nhân, những người hiểu biết về khặp Thái, các ông bà, cô chú trong
câu lạc bộ Liên thế hệ người Thái tại Ban Công, Bá Thước, các thầy giáo, cô
giáo và các bạn học sinh
2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Đề tài tiếp cận các tài liệu chữ Thái về văn hóa dân tộc Thái; Tham khảo
các tài liệu, bài viết đăng trên báo, tạp chí...; Những thơng tin thu nhận được từ
các nghệ nhân, các câu lạc bộ ...có hiểu biết và thu thập thơng tin để nghiên cứu
về dân ca Thái.
2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi giành cho
các nghệ nhân, các ông, bà trong câu lạc bộ Liên thế hệ người Thái, các thầy cô
giáo và các bạn học sinh.

2.4. Phương pháp tiếp cận liên môn: Lồng ghép trong các môn học: Lịch
sử, Ngữ văn, Hoạt động ngoài giờ lên lớp để phát huy giá trị dân ca dân tộc Thái
qua hát Khặp của người Thái Bá Thước.
Qua các phương pháp nghiên cứu, em mạnh dạn đề xuất giải pháp nhằm
tuyên truyền, bảo tồn làn điệu dân ca dân tộc Thái qua Hát Khặp – Một loại hình
dân ca đặc sắc trong văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái.
D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
I. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Lộ trình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dự kiến thực hiện trong 10 tháng (Từ tháng 1 - 10 năm
2019). Kế hoạch thực hiện chi tiết như sau:
- Tháng 01- 03/2019: Đọc và nghiên cứu, tổng hợp tài liệu liên quan đến
Khặp của dân tộc Thái tại trường THCS.
- Tháng 04- 06/2019: tiến hành khảo sát thực tế về Khặp Thái ở xã Ban
Công, xã Lũng Cao huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
- Tháng 07- 08/2019: Hồn thành đề cương dự án tại trường THCS
- Tháng 09 - 10/2019: Xây dựng và kiểm tra nội dung, tiến hành điều tra,
phỏng vấn thực tế, hoàn thành nội dung dự án tại trường THCS, ở xã Ban Công,
xã Lũng Cao huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
- Tháng 11/2019: Tham gia thi cấp Huyện, tại huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa.
- Tháng 12/2019: Tham gia thi cấp tỉnh tại Thành phố Thanh Hóa.

5


2. Giới thiệu dự án
2.1. Mục đích
Để nâng cao hiểu biết của mình về hát Khặp, làn điệu dân ca đặc trưng
của dân tộc Thái và để các bạn học sinh nói chung, học sinh trong trường nói

riêng hiểu biết thêm nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Thái qua
qua các làn điệu Khặp. Thông qua dữ liệu thu thập được và một số giải pháp
chính, em mong muốn khơi dậy trong các học sinh tình yêu quê hương, đất
nước, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Mong muốn được đóng góp một
phần nhỏ cơng sức vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc
của dân tộc Thái.
2.2. Trình tự thực hiện dự án
- Hình thành ý tưởng, tiến hành khảo sát xin ý kiến của các thầy giáo, cơ
giáo, gia đình và các bạn học sinh trong trường để hình thành dự án.
- Phỏng vấn, xin ý kiến các ông bà, cô chú, anh chị trong Câu lạc bộ liên
thế hệ người Thái Ban Cơng, Bá Thước, trong Nhóm Bảo tồn tri thức bản địa,
người cao tuổi… đồng thời nghiên cứu tài liệu để thu thập kiến thức văn hóa dân
gian của dân tộc Thái như: Khái niệm hát khặp, Nguồn gốc, phân loại các làn
điệu, hình thức diễn xướng dân ca Thái…Đặc biệt là thực trạng của vấn đề.
- Đề xuất giải pháp nhằm tuyên truyền, bảo tồn làn điệu dân ca dân tộc
Thái qua Hát Khặp.
2.3. Dữ liệu và kết luận
Đề tài đã thu thập được một số dữ liệu quan trọng về hát Khặp của dân tộc
Thái và có kết quả khả quan: Số học sinh được phỏng vấn, lúc đầu khoảng 70%
được nghe Khặp nhưng không hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của làn điệu dân ca này;
phần lớn học sinh trong số HS được phỏng vấn không nắm rõ các loại Khặp, các
làn điệu và không gian hát Khặp cũng như giá trị của Khặp trong đời sống. Sau
dự án qua tuyên truyền có 100% học sinh đã hiểu, biết về hát Khặp, phân biệt
và Khặp được một số làn điệu Khặp trong cuộc sống thường ngày.
3. Tiến trình thực hiện các nội dung nghiên cứu tại Huyện Bá Thước
3.1. Lịch sử người Thái ở huyện Bá Thước.
Người Thái Bá Thước nằm trong cộng đồng người Thái sông Mã Thanh
Hóa thuộc nhóm Thái Đen, hiện nay có trên 35.000 người. Đồng bào Thái Bá
Thước đã lâu đời sống định canh định cư ở các mường lớn như: mường Ký,

mường Lau, mường Khòong.
Người Thái ở Bá Thước tổ chức xã hội theo thiết chế mường – bản, đây
là nét văn hóa tiêu biểu của người Thái. Họ ở nhà sàn, có hai cầu thang lên
xuống, với nhiều ý nghĩa khác nhau; Họ quan niệm về thần và các lễ tục rất thân
thiện với cuộc sống tiêu biểu như: lễ tục thờ thần, thờ tự, thờ nhân vật lịch sử; tổ
chức các lễ tục: Lễ tục cầu mưa để cầu mong giao hòa trời đất, để sự sống con
người, vạn vật được sinh sôi nảy nở (theo tác giả Nguyễn Thị Thục, nguồn Tạp
chí VHNT số 388, tháng 10/2016); Các lễ tục trở thành tín ngưỡng gắn liền với
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, rất từ lâu đời, người Thái
6


ở Bá Thước có chữ viết riêng, được sử dụng rộng rãi để ghi chép văn bản, sáng
tác văn thơ, ghi chép lịch sử, văn hóa...của bản mường; có nhiều bộ truyện thơ,
nổi tiếng như: “ Khăm Panh”.
Từ sinh hoạt cộng đồng, lao động sản xuất, giao tiếp ứng xử, người Thái ở
Bá Thước đã vun đắp nên những nét đẹp trong phong tục tập quán, trong tín
ngưỡng, trong trang phục, ẩm thực, lễ hội, cưới xin; Tạo ra nhiều làn điệu dân ca
đặc trưng trong đó có Hát Khặp.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, người Thái Bá Thước luôn phát huy
truyền thống yêu nước, yêu lao động, vươn lên xóa đói giảm nghèo và xây dựng
quê hương ngày càng giàu mạnh.
3.2. Hát Khặp là gì?
Khặp mang ý nghĩa gốc là hát thơ để kể về tâm tình, tường thuật câu
chuyện, để động viên nhau trong cuộc sống thường ngày, để vui chơi, thăm hỏi,
chúc tụng nhau và đặc biệt là để hát giao duyên.
Khặp là một loại dân ca có đặc điểm riêng, khơng có thủ tục, thể thức như
các làn điệu dân ca khác. Lời Khặp được cất lên bằng tiếng Thái, ngắn gọn, dễ
nhớ và có thể ứng tác phù hợp với hoàn cảnh diễn xướng, qua lời Khặp họ có
được sự an ủi, có thêm niềm tin và hi vọng vào cuộc sống tốt đẹp.

Hát Khặp là loại hình sinh hoạt, diễn xướng văn nghệ dân gian hay hình
thức trình diễn thơ ca rất riêng và độc đáo của người Thái.
3.3. Nguồn gốc của hát Khặp
Qua tài liệu nghiên cứu và phỏng vấn các nghệ nhân Hát Khặp, em được
biết Khặp là điệu hát cổ của dân tộc Thái rất đa dạng về làn điệu, ra đời từ rất
lâu – từ thời “ Toi ắm óc nặm đin” (Thời kì lập bản, lập mường), xuất phát từ
mong muốn thể hiện các cung bậc tình cảm của mình đối với thế giới tự nhiên,
các mối quan hệ trong xã hội.
Cùng với quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội, họ đã sáng tạo
ra một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ cho cuộc sống của
mình trong đó có Hát Khặp.
3.4. Khơng gian hát khặp.
Khặp của dân tộc Thái được diễn xướng với một không gian rộng: Hát
Khặp trên cánh đồng, nương rẫy, trong lễ hội, trong sinh hoạt cộng đồng, trong
nghi lễ… và diễn xướng trên nhà sàn để cùng nhau mời trầu, xơi nước, uống
rượi cần hay để tỏ tình của các chàng trai, cơ gái bản.
Từ khi ra đời đến nay, có lúc thịnh hành hay trầm lắng song nhìn chung
hát Khặp của đồng bào Thái Thanh Hóa nói chung, của dân tộc Thái ở Bá Thước
nói riêng là một qúa trình phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, liên tục và
còn gữi nguyên giá trị. Nội dung của những bài Khặp tập trung vào các chủ đề
chính như: Ca ngợi quê hương đất nước, bản mường, ca ngợi công lao của
Đảng, của tổ tiên; Phản ánh thế giới tự nhiên, các quan hệ xã hội, thế giới nội
tâm con người; phản ánh lao động sản xuất; Nêu lên triết lí nhân sinh hay hát
giao dun về tình u đơi lứa.

7


Hình 3: Một số khơng gian diễn xướng của hát Khặp


3.5. Các loại hình hát Khặp
Tùy thuộc vào bối cảnh diễn xướng mà cộng đồng người Thái đã dùng
thơ để hát, từ đó với người Thái có thể coi thơ đã qui định giai điệu của ca. Song
sự đa dạng của dân ca có những nét cơ bản mang đặc trưng thanh nhạc Thái,
gồm có các loại hình cơ bản là:
3.5.1. Khặp Xư.
Có nghĩa là hát thơ, làn điệu của loại Khặp này biểu hiện sự sắp xếp nhịp
điệu, cung cách của thơ Thái, đó là lời thơ tự do nhưng có chú trọng các thanh
trầm bổng cân đối nhịp nhàng.
3.5.2 Khặp Mo
Loại Khặp này thường dùng trong nghi lễ (Làm vía, đám ma…), trong
diễn ca sử thi dân gian tốt lên vẻ trang nghiêm hoặc có thể dùng làm ma thuật
chữa bệnh, loại hình thanh nhạc mang tính cảm thụ tôn giáo, làm cho người
nghe sùng bái các điều tín nên làm trong cuộc sống tâm linh.
3.5.3 Khặp Chương
Dùng trong sử thi anh hùng ca toát lên vẻ trang nghiêm, mạnh mẽ.
3.5.4 Khặp Ôi
Khặp Ôi được vận dụng nhiều trong sinh hoạt hằng ngày: Cưới xin, mời
rượi, lên nhà mới, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng…chủ yếu là để hát giao duyên,
đối đáp nam/nữ. (Giống như hát Ghẹo của dân tộc Kinh hay hát Xường của
người Mường). Giọng Khặp Ôi phong phú, lời Khặp chặt chẽ, giọng điệu trữ
tình, sâu lắng diễn tả thế giới nội tâm con người.
3.6. Một số làn điệu Khặp Thái ở huyện Bá Thước
Hát Khặp của đồng bào Thái nói chung, dù Khặp trong khơng gian nào,
loại hình nào, Khặp theo kiểu “ Mớ lơ cáu” (theo lời truyền thống) hay Khặp
Bắc (sáng tác mới) thì cũng chủ yếu mở đầu bằng lời hát “ Yêu đu năm ne…lá
nọong ơi” (thương yêu lắm em ơi…), mỗi khi nhịp sáo hay nghe tiếng khua
8



luống, khèn bè, cồng chiêng vang lên là không gian Khặp sống dậy, con người
lại được chìm đắm trong ý thơ, điệu nhạc của làn điệu Khặp.
Mỗi làn điệu Khặp tương ứng với một khơng gian văn hóa riêng mà chủ
nhân muốn hướng tới để thổ lộ các cung bậc tình cảm của mình đối với thế giới
tự nhiên và các quan hệ xã hội. Dựa trên nội dung, Khặp Thái được chia làm
nhiều làn điệu khác nhau.
Chẳng hạn như có các làn điệu sau:
Khặp chùm hươn mớ ( Hát mừng nhà mới); Khặp xúng khươi, tón pợ ( hát
tiễn rễ, đón dâu); Khặp chùm pí ái, pí nọong ( hát mừng anh em); Khặp chùm pi
mở ( hát mừng năm mới); Khặp chùm pàn kháu, pàn láu ( hát trên mân cơm);
Khặp bảo xao ( hát giao duyên trai gái); Khặp thảy lúc lan thảy lan ( hát dạy
con cháu); Khặp lóng má ( hát xi dịng sơng Mã); Khặp à ơi lúc lan ( Hát ru
con cháu)….
3.7. Khảo tả về một số làn điệu Khặp Thái
Như chúng ta đã biết, Khặp là điệu hát cổ của dân tộc Thái, có từ thời lập
bản, lập mường: mường Ký, mường Lau, mường Khng huyện Bá Thước,tỉnh
Thanh Hóa là một trong những cái nôi của các làn điệu dân ca dân tộc Thái.
Cách tổ chức hát Khặp rất đơn giản, được ứng tác trong mọi hồn cảnh,
khơng có thủ tục, thể thức chặt chẽ nhưng lại thể hiện được các cung bậc tình
cảm của con người đối với thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội.
Người Thái có nhiều nhạc cụ để diễn tả tư tưởng, tình cảm bằng âm thanh
và có vai trị quan trọng tạo nên âm nhạc dân gian dân tộc Thái.

Tại huyện Bá Thước quê
hương em, nhạc cụ chủ yếu
được sử dụng trong hát
Khặp là: Pí Khủi (Sáo),
Khèn pe (khèn bè) , Coong
dàm (trống chiêng) ...


Hình 4: Các loại nhạc cụ chủ yếu dùng trong hát Khặp của dân tộc Thái

Cùng với sự tồn tại các làn điệu dân ca dân tộc Thái, Bá Thước tự hào là
cái nôi của đất Thái mường Lau, mường Ký, mường Khòong nên hiện nay vẫn
còn nhiều làn điệu hát Khặp được nhân dân sử dụng, ngoài điểm chung trong
mở đầu lời Khặp “ Yêu đu năm ne... ”, thì lời mở đầu lời Hát Khặp ở Ban Cơng
Bá Thước lại có chút khác biệt, thường mở đầu lời hát Khặp là:
“ Khoai so sơ mo tấn sa ma/ Khói sa ma phả tênh cấu nha/ khói sơ mơ câp
nưa lẽnh đạo...yêu đu năm ne...”
9


(Nghĩa là: Xin phép tôi xin thưa/ xin phép ông trời ở cao/ xin phép ông bà
cấp cao lãnh đạo/ thương lắm tơi thương nhiều....) sau đó hát Khặp kể về nội
dung cần biểu đạt. Hiện nay, trong nhân dân vẫn tồn tại các làn điệu hát Khặp,
chẳng hạn:
3.7.1. Khặp xúng khươi, tón pợ (hát tiễn rễ, đón dâu)
Là lời Khặp đối đáp ân tình mộc mạc của họ nhà trai và họ nhà gái về
nghi lễ cần thiết trong đám cưới, thường trải qua các bước Khặp như sau:
- Đầu tiên là lời Khặp chào hỏi của hai bên, sau đó nhà trai Khặp xúng
khươi để cho con trai của mình đến làm rể của họ nhà gái, tiếp đến là lời Khặp
xin con dâu của họ nhà trai.
- Sau lời Khặp xin dâu, cả hai họ cùng Khặp đối đáp về nghi lễ đón dâu,
nhận của cải, lời chúc tụng chúc mừng của hai họ về hạnh phúc của con cháu.
- Cuối cùng là lời Khặp chào về của nhà trai, lúc này hai họ vẫn đối đáp
và nhận sự tán thưởng của mọi người. Chẳng hạn lời Khặp:
“... Yêu đu năm ne....tán ơi.
Hươn khươi xo hắp lúc pơ
mưa tăm khau/ Hươn khoai
xạc nặc có mi ởi mi nọong/

Mự ma mự tệt pặc pệt kin/
Au bơ hớ nang lâu ệt pái/ Ệt
xứa đi, khăn đi pin cùn
tráng/ Kẻo đong ma hươn
tón hắp tham ha ...”
Hình 5: Khặp xin đón dâu

(Lời Khặp trên có nghĩa là :... Nhà trai xin được rước con nhà ông bà về
nhà tôi gão gạo/ Nhà tơi chày nặng đã có chị ngã em nâng/ Ngày lại ngày ngắt
rau nuôi vịt/ Ngắt lá dâu cho tằm ăn chóng lớn nhả tơ/ Dệt áo đẹp, khăn thêu nên
người khéo đảm/ Khe mộng tới nhà đón hỏi, chào thưa...)
3.7.2. Khặp chùm hươn mớ (Hát mừng nhà mới)
Đây là hình thức hát thơ của người Thái, được diễn ra trong ngày khánh
thành nhà mới. Làn điệu Khặp thơ này thường ngẫu hứng. Lời Khặp được thực
hiện sau khi anh em, họ hàng, bạn bè đã có mặt đông đủ.
- Bước đầu là lời Khặp của gia chủ: Chủ nhà mở lời Khặp cảm ơn dòng
tộc, anh em, bạn bè đã đến chung vui, đã giúp đỡ gia đình có được ngơi nhà
mới sau đó, chủ nhà xin với tổ tiên và các đấng liêng thiêng phù hộ cho gia đình
mạnh khỏe, bình an.
- Bữa tiệc diễn ra cũng là lúc mọi người cùng hòa vào làn điệu chúc mừng
cho gia chủ có nhà đẹp, con cái khỏe mạnh, sống yên vui và đây cũng là dịp để
cho mọi người trong bữa tiệc cùng chúc tụng cho nhau luôn được sống vui khỏe.
Lời hát Khặp cho làn điệu này thường là :

10


“u đu năm ne...khối xo chá ơn pí nọong êt hương mớ hớ khối/ Cháo
ơn pí lắm đe/ Lúc xo nom áu ù cúm au lúc au lan/ ma hươn mớ mi lai khoàm
muốn, lúc lan yêu đu căn... ”

(Nghĩa là: ...Tôi xin cảm ơn
anh em, bạn bè làm nhà mới
cho tôi/ tôi cảm ơn mọi người
nhiều nhiều/ Con xin với tổ
tiên phù hộ độ trì cho con
cháu/ Lên nhà mới có nhiều
niềm vui, con cháu cùng u
thương nhau...)

Hình 6 : Hát Khặp mừng nhà mới

3.7.3. Khặp thảy lúc thảy lan (Hát dạy con dạy cháu)
Lời Khặp của làn điệu này vô cùng đa dạng, diễn ra trong mọi không
gian, được ông bà, cha mẹ hay các nghệ nhân Khặp lại với ý nghĩa dạy bảo cho
con cháu những điều hay, lẽ phải, về các đạo lí làm người trong cuộc sống,
chẳng hạn như :
- Về sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Làn điệu Hát Khặp thường được hát : ... ‘‘ Yêu đu năm ne...lúc lan ởi /
Kin kháu cháu lúc chử bẩy canh/ Kín kháu cải chử bảy chin pa/ Bảy chịn pa
nhăng mi pí nọong ma nom/ Nhăng mi lúc mi lan ma giam/ Lúc ut, lan yêuma
dam ma lín ”.
Dịch là: ( Ăn cơm sáng các con phải để canh/ Ăn cơm chiều phải để dành
thịt cá / Để canh còn phòng anh em về với / Để có khi con cháu tới thăm/ Cháu
út cháu yêu về thăm về ngó...)
- Về đối nhân xử thế, trân trọng tơn kính người già.
Lời Khặp được xướng lên:‘‘ Nọong pí ma hươn lúc pin chao khéch/ Nọong pi
ma ín luc pin tham ha/ Tham ha cng hươn hót tung na...nớ lúc ót ơi ”
Nghĩa là : (Khách đến nhà phải biết chào mời/ Khách đế chơi phải có lời thăm
hỏi/ Thăm hỏi từ gia thế đến ruộng nương...nhớ nhé con yêu ơi).
- Về đạo lí làm người.

Chẳng hạn dạng Khặp: ‘‘ Ta nghin đặp ta nghin ma khứn/ Ái pay ọc bọ
ma mơ lơ/ Phai cảo khoằm yêu đu bọ ma/ Bọc lúc lan mi í ệt cùn/ Lúc du ma rác
mi hươn tớp/Pải mi pum yêu đu bao dung/ biệc êt kin pua mia cặp pum/ nọong
pí phai mi căn hó ệt...”

11


Dịch là : Mặt trời lặn mặt trời
lại mọc/ Bố ra đi khơng trở lại
bao giờ/ phải nói lời chia tay
vĩnh biệt/ Dặn dò con điều ăn
ở làm người/ Con ở lại muốn
nhà cao, cửa rộng/ Phải có tấp
lịng thương mến bao dung/
Cơng việc làm ăn vợ chồng
thuận lịng/ Nghĩa tình ở ăn
anh em đồng ý...)
Hình 7 : Hát Khặp dạy đạo lí làm người

3.7.4. Khặp kin láu xá (Mời uống rượu cần)
Loại hát Khặp này thường được diễn ra vào các ngày lễ của gia đình,
dịng tộc, của cộng đồng người Thái, cũng có thế là lời mời đón khách đến nhà.
Cách thực hiện mời rượu: Trong bữa tiệc, chủ nhà, chủ dịng tộc hay
người có uy tín trong cộng đồng mời bạn bè, họ hàng, làng bản cùng mời rượu
có sự chứng kiến của người đổ trám ( đổ nước trắng thêm vào bình rượu cần).
Lời hát Khặp thường được xướng lên ‘‘Noọng pí ma hươn khối chăng
khay/Qui pí Noọng khối chăng mơi/Láu hươn khối ban péc nặm pứng/Láu
hương khoái nặm sơ dàm chảu/...Mơi khéch kin pin hau nọong pí/Mau láu te co
mau pí nọong...’’ . Có nghĩa là (Khách q đến nhà tơi mới mở/ Mến khách q

u tơi mới mời/ Rượu nhà tơi ngọt hơn mật ngọt/Rượu nhà tơi nước suối ban
mai/ Mời ngài uống vì tình vì nghĩa/ Nếu có say thì cũng vì nhau).
3.8. Tác dụng của hát Khặp trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Thái
Hát Khặp là nếp sinh hoạt không thể thiếu, bởi qua các làn điệu Khặp, với
những triết lí về cuộc sống, thơng điệp về đạo lí làm người và thấm đẫm tính
nhân văn con người được chìm đắm trong khơng gian văn hóa đầy trữ tình của ý
thơ, điệu nhạc và đặc biệt hơn, Hát Khặp giúp con người giải bày tâm tư tình
cảm hay thể hiện sự nhận thức, các mối quan hệ và ứng xử của đồng bào Thái
đối với tự nhiên và xã hội, chứa đựng tình cảm yêu thương đằm thắm, giàu
nghĩa nhân văn của con người, góp phần hình thành nhân cách, lịng bao dung
và đạo lí làm người của các thế hệ người Thái từ xưa đến nay để chung sức,
đồng lòng xây dựng bản mường ngày càng phát triển giàu đẹp. Tùy thuộc vào
địa bàn cư trú, sinh hoạt, tâp quán hát Khặp ảnh hưởng sâu sắc và chi phối
hành động, cách ứng xử của mỗi con người đối với môi trường và xã hội.
3.9. Thực trạng hát Khặp của dân tộc Thái
Theo dòng chảy của lịch sử, ảnh hưởng sự phát triển của xã hội, Khặp
Thái nói chung ít nhiều khơng cịn mượt mà, sâu lắng như trước kia nữa mà đã
có nguy cơ pha trộn. Những nghệ nhân am hiểu về Hát Khặp của người Thái
không nhiều trong khi đó, một bộ phận thế hệ trẻ dân tộc Thái bây giờ cho rằng
hát Khặp là cổ xưa nên không mặn mà với trong việc tiếp thu một cách tự
nguyện, có hệ thống từ những lời Khặp của ơng bà, cha mẹ truyền dạy về các
làn điệu hát Khặp của dân tộc mình.
12


Người Thái tuy có chữ viết riêng nhưng lại khơng được lưu trữ bài bản
trong kí tự, trong sách vở mà chủ yếu tồn tại qua truyền miệng hay được khai
thác ở một số ít nghệ nhân. Đây cũng là một trong các lí do khiến cho nghệ thuật
hát Khặp của dân tộc Thái thưa vắng dần trong các bản mường.
Hiên nay, ở Ban Công, Bá Thước quê em Hát Khặp vẫn được các ông bà,

cha mẹ sử dụng trong một số khơng gian nhưng chưa thường xun, nếu khơng
có chủ trương và biện pháp bảo tồn sẽ có nguy cơ mất dần đi bản sắc của hát
Khặp.
4. Kết quả khảo nghiệm thực tế
4.1. Đối tượng khảo nghiệm: Tổng số có 90 người, Đối tượng được khảo
nghiệm chia làm 5 nhóm
Nhóm I. Bảo tồn tri thức bản địa: 10 người
Nhóm II. Câu lạc bộ Liên thế hệ dân tộc Thái Ban Cơng: 20 người.
Nhóm III. Người quan tâm: 20
Nhóm IV. Các thầy giáo, cơ giáo: 10 người
Nhóm V. Người trẻ tuổi / Học sinh: 30 người
4.2. Nội dung khảo nghiệm
Đánh giá mức độ quan trọng, tính cấp thiết,
tính khả thi của hát Khặp qua đối tượng
được nghiên cứu thông qua câu hỏi: Theo
quan điểm của Ơng/bà (cơ/chú, anh/chị,
các bạn) hiện nay, có cần thiết phải bảo
tồn và phát huy giá trị của hát Khặp tại Bá
Thước hay không ?
4.3. Kết quả đạt được.
4.3.1. Kết quả phiếu điều tra
Hình 8. Mẫu phiếu

Kết quả khảo nghiệm được tổng hợp như sau:
Mức độ
Không
Cần
Tổng số Cần thiết
thiết
Đối tượng

SL %
SL %
điều tra
Nhóm Bảo tồn tri thức
10
0
0
0
0
bản địa
Người trong Câu lạc
20
0
0
0
0
bộ Liên thế hệ

Rất
cần thiết
SL

%

10

100

20


100

Người quan tâm

20

0

0

0

0

20

Các thầy giáo, cô giáo

10

0

0

0

0

10


100
100

Người trẻ tuổi / học
30
0
0
0
0
30
100
sinh
Từ kết quả khảo nghiệm, em thấy được giá trị của hát Khặp trong đời
sống tinh thần của đồng bào Thái là rất cần thiết, dự án của em được mọi người
ủng hộ nhiệt tình và có tính khả thi cao.
13


4.3.2. Kết quả của nghiên cứu về hát Khặp
Hát Khặp là một loại hình sinh hoạt, diễn xướng văn nghệ dân gian có
những đặc điểm riêng. Khặp khơng có thủ tục, thể thức riêng như các làn điệu
dân ca của các dân tộc khác, những lời khặp, bài khặp thường là ứng tác, hát
lên bằng tiếng Thái nhưng lại được sắp xếp có vần điệu như những câu thơ do
chính người dân tự sáng tác và biểu diễn, điều đó không thể nào lẫn với bất cứ
thể loại âm nhạc nào.
Hát Khặp là loại hình dân ca đặc sắc mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa
của dân tộc Thái, là nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống khơng thể thiếu của
đồng bào Thái, hát Khặp phản ánh nhận thức của người Thái về tự nhiên xã hội,
những kinh nghiệm và triết lí rút ra từ thực tiễn lao động sản xuất và đời sống
xã hội, là điệu hồn phản ánh mọi cung bậc tình cảm của người Thái đối với thế

giới tự nhiên và con người.
Thông qua thực hiện dự án tại trường THCS nơi em đang học và các nơi
em tiến hành nghiên cứu, đề tài của em thể hiện đã giúp cho mọi người rõ hơn
về hát Khặp, có tác dụng tốt cho việc bảo tồn và phát huy giá trị làn điệu Khặp.
4.3.3. Ứng dụng thực tế của nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã thu thập và sưu tầm được một số
tư liệu, hình ảnh, thước phim có giá trị về Hát Khặp của dân tộc Thái. Em đã
giới thiệu kèm theo biểu diễn điệu hát Khặp cho các bạn học sinh trong trường
và em mong muốn được góp một phần nhỏ cơng sức của mình vào việc bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái tại Bá Thước.
II. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Làn điệu Khặp - dân ca đặc trưng, độc đáo giàu giá trị lịch sử, văn hóa đặc
sắc trong văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái (của nhóm người Thái đen) tuy
khơng cịn phổ biến như trước kia nữa nhưng bản sắc văn hóa của hát Khặp vẫn
cịn giữ nguyên giá trị trong đời sống tinh thần của người Thái. Cần thiết được
nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị làn điệu Khặp.
Làn điệu Khặp Thái- Nơi gắn liền với điểm Du lịch Phù Luông, huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hóa, loại hình này đã, đang được dùng phục vụ khách du lịch
đến đây nghỉ ngơi, tham quan.
Điểm mới của dự án: Đã thực hiện tìm hiểu thực trạng về làn điệu hát
Khặp riêng ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là ở xã Ban Cơng,
nơi loại hình này cịn đang được lưu truyền; Nhạc cụ chủ yếu được sử dụng
trong hát Khặp ở đây là: Pí Khủi (Sáo), Khèn pe (khèn bè) , Coong dàm (trống
chiêng)....; Đã điều tra được các thông tin về nguyện vọng người dân và các
nghệ nhân nơi đây; Việc thực hiện dự án, bản thân em đã thể hiện tốt được điệu
hát Khặp; Dự án có đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển; Nội dung của dự án
sẽ góp phần tuyên truyền cho mọi người dân hiểu và phát huy làn điệu Khặp và
đồng thời là kênh tham khảo cho các nghiên cứu cao hơn.
2. Khuyến nghị

Đề xuất bảo tồn làn điệu hát Khặp ở Bá Thước:
2.1. Đối với các cấp chính quyền:
14


- Cơ quan quản lí văn hóa các cấp cần có chính sách ưu đãi đối với các
nghệ nhân Hát Khặp đang dốc sức bảo tồn các làn điệu dân ca Thái. Có kế
hoạch phục dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Thái, trong
đó có hát Khặp. Hỗ trợ kinh phí để tổ chức, duy trì các hoạt động nhằm bảo tồn
văn hóa dân tộc thông qua hội diễn văn nghệ quần chúng, trong đó có chú trọng
hát Khặp của dân tộc Thái. Trong các sự kiện lớn của quê hương đất nước, các
dịp lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng ...nên giới thiệu lồng ghép làn điệu Khặp
để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái đến với
mọi người.
2.2. Đối với các nghệ nhân hát Khặp và Câu lạc bộ liên thế hệ :
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm các bài Khặp, làn điệu Khặp của
dân tộc Thái, soạn tài liệu, giới thiệu những truyền thống văn hóa dân ca của dân
tộc Thái để lưu gữi lại cho đời sau tìm được những tài liệu quí; Phối hợp với
Mạng lưới Bảo tồn tri thức bản địa các dân tộc thiểu số để giao lưu văn hóa với
các dân tộc khác nhằm phát huy giá trị của hát Khặp; Mở các câu lạc bộ và lớp
dạy hát Khặp cho thế hệ trẻ, tuyên truyền niềm đam mê để nối tiếp, gìn gữi và
phát huy các làn điệu Khặp của dân tộc Thái.
3.3. Đối với các nhà trường:
Nhà trường có thể mời các nghệ nhân về để giới thiệu truyền thống văn
hóa các dân tộc đến với học sinh, trong đó có hát Khặp của dân tộc Thái; Cũng
có thể lồng ghép vào một số môn học như: Âm nhạc, Lịch sử, GDCD đê tuyên
truyền ý thức bảo tồn nét đẹp văn hóa dân ca các dân tộc thiểu số.

Hình 9: Một số biệp pháp Bảo tồn hát Khặp


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn hóa dân gian các dân tộc Tỉnh Thanh Hoá – NXB Thanh Hóa năm
2000;
2. Nghệ thuật hát Khặp của đồng bào Thái ở Thanh Hóa (tác giả Thanh
Tùng/TTXVN, ngày 22/12/2014);
3. Văn hóa truyền thống của người Thái ở Bá Thước, Thanh Hóa (Nguồn:
Tạp chí VHNT số 388, tháng 10/2016, tác giả Nguyễn Thị Thục);
4. Nét duyên Khặp Thái, Báo Thanhhoa.vn, cập nhật ngày 04/05/2018;
5. Phát huy giá trị văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số
(, ngày 21/12/2018);
6. Hát Khặp của đồng bào Thái Thanh Hóa (,
ngày 07/06/2019);
7. Khặp Thái: Bá Thước ơn Đảng (Nghệ nhân Hà Thị Luật – Ban Cơng,
Bá Thước, Thanh Hóa./.
15



×