Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

ĐỀ tài ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG của CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.37 KB, 23 trang )

lOMoARcPSD|20681854

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ HÀNG KHÔNG


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ LOGISTICS

TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC - THỰC
PHẨM VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn
NHÓM 1
Th.S. NGUYỄN TRẦN THANH THUẦN 1. TRẦN NHƯ ĐẠI
Mã số SV:1951010266
2. ĐOÀN HUỲNH ANH THƯ
Mã số SV:1951010312
3. ĐIỂU THỊ LÝ
Mã số SV:1951010261
4. HUỲNH TRUNG MINH
Mã số SV:1951010261
5. NGUYỄN PHI TRƯỜNG GIANG
Mã số SV:1951010256
Lớp: Ca sáng thứ ba

TP. Hồ Chí Minh – 2022

i



lOMoARcPSD|20681854

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..

Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên chấm

ii


lOMoARcPSD|20681854

ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG
THỰC - THỰC PHẨM VĨNH LONG
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM
VĨNH LONG.........................................................................................................................4
1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................................4
1.2. Sứ mệnh - Tầm nhìn................................................................................................4
1.3. Sơ đồ các phịng ban................................................................................................5
1.4. Đội ngũ nhân viên...................................................................................................6
1.5. Kết quả Hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua..............................................6
1.6. Lĩnh vực kinh doanh chính......................................................................................7
1.7. Chứng nhận chất lượng sản phẩm...........................................................................7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM VĨNH LONG.........................2
2.1. Chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm
Vĩnh Long..........................................................................................................................2
2.2. Vai trò của các thành viên trong chuỗi....................................................................3
2.2.1. Nông dân sản xuất lúa......................................................................................3
2.2.2.

Thương lái........................................................................................................3

2.2.3.

Các nhà máy xay xát lúa gạo............................................................................3

2.2.4.

Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long......................................4

2.2.5.

Nhà phân phối..................................................................................................4

2.2.6.

Nhà bán buôn (bán sỉ)......................................................................................4

2.2.7.

Nhà bán lẻ........................................................................................................4


2.2.8.

Khách hàng.......................................................................................................4

2.3. Hệ thống vận tải trong chuỗi cung ứng của công ty................................................5
2.4. Thực trạng chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của công ty cổ phẩn lương thực - thực
phẩm vĩnh long...................................................................................................................8
2.4.1. Khả năng đáp ứng yêu cầu tại từng khâu trong chuỗi cung ứng..........................8
2.4.2. Vấn đề chia sẻ thông tin giữa các khâu trong chuỗi.............................................9
2.4.3. Cam kết của thành viên trong chuỗi.....................................................................9
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG........................................................................................................................11
3.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng.......................................................11
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng................................11
3.2.1. Giải pháp từ phía cơng ty...............................................................................12
3.2.2.

Giải pháp từ phía nhà nước............................................................................13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................15

i


lOMoARcPSD|20681854

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Logo cơng ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long

Trang


Hình 1.2: Sơ đồ phịng ban của cơng ty CP Lương Thực Thực Phẩm Trang
Vĩnh Long
Sơ đồ chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của công ty CP lương thực - Trang
thực phẩm Vĩnh Long
Sơ đồ hoạt động trong hệ thống vận tải hàng gạo xuất khẩu của công Trang
ty

ii


lOMoARcPSD|20681854

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG
1.1.

Lịch sử hình thành

Hình 1.1: Logo cơng ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long
Công ty Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long được hình thành do sự sáp nhập
của Công ty Lương Thực Thực Phẩm tỉnh Vĩnh Long và Công ty Lương Thực Thị
xã Vĩnh Long theo Quyết định số 190/UBT ngày 13/04/1993 của Ủy ban Nhân dân
Tỉnh Vĩnh long. Đến cuối năm 1995 thực hiện Quyết định số 40/CP của Thủ tướng
Chính phủ, Cơng ty được bàn giao về Tổng công ty Lương Thực Miền Nam hoạt
động cho đến nay.
Ngày 01/08/2006, công ty đã nhận được Quyết định số 2204/QĐ-BNNĐMDN của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển đổi Công ty
Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long thành Công ty cổ phần Lương Thực Thực
Phẩm Vĩnh Long với vốn đăng ký kinh doanh là 52.000.000.000 đồng.
Hiện tại, công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long là thành viên
của Hiệp hội lương thực Việt Nam, hội viên phịng Thương mại Cơng nghiệp Việt

Nam.

1.2.

Sứ mệnh - Tầm nhìn
Cơng ty có sứ mệnh là "Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng

cao với giá cả cạnh tranh, tạo sự tăng trưởng lợi nhuận thông qua sự điều hành hiệu

ii


lOMoARcPSD|20681854

quả và mang đến giá trị cho cổ đông". Để đưa sứ mệnh này đến với khách hàng,
công ty tiến hành thực hiện cam kết hoạt động hướng tới chất lượng và điều hành
hoạt động theo phương châm "Lắng nghe và đáp ứng vượt sự mong đợi của khách
hàng". Mang trên vai sứ mệnh cao cả này. Ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ cơng
nhân viên cơng ty quyết tâm, cam kết thực hiện:
"Trở thành một trong ba công ty hàng đầu về kinh doanh lương thực".

1.3.

Sơ đồ các phịng ban

Sơ đồ các phịng ban trong cơng ty được thể hiện như sau:

Hình 1.2: Sơ đồ phịng ban của công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long
Đứng đầu công ty là Đại hội đồng cổ đông, kế đến lần lượt là hội đồng quản
trị, tổng giám đốc công ty – Ông Nguyễn Thuận. Thuộc quyền quản lý của tổng

giám đốc là 1 phó gám đốc chịu trách nhiệm điều hàng hệ thống xí nghiệp và 1 phó
giám đốc – Bà Nguyễn Tường Vi phụ trách quản lý các phịng ban của cơng ty như:
phịng tổ chúc hành chánh, phịng tài chính kế tốn, phịng kỹ thuật, phịng kế hoạch
chiến lược và cuối cùng là phòng xuất nhập khẩu. Cơ cấu tổ chức của các phịng
ban này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi các phòng ban được quản lý tốt thì
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng sẽ tốt hơn.

ii


lOMoARcPSD|20681854

1.4.

Đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên của công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long

tính đến hiện nay là 17 nhân viên
Đội ngũ nhân viên của công ty dù ở bất kỳ vị trí nào cũng đều được công ty
đào tạo chuyên nghiệp. Nhân viên là đội ngũ sản xuất chính, bộ phận nịng cốt trong
việc giữ chân khách hàng, mang lại giá trị cho công ty, gia tăng hiệu quả kinh
doanh, năng lực cạnh tranh, nâng cao doanh thu.

1.5.

Kết quả Hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua
Kết quả doạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua của công ty cổ phần

Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long được thể hiện như sau:
Năm 2019 do cơng ty đã hồn thành tốt kế hoạch thu hồi nợ đã đề ra trong

năm 2018, dó đó cơng ty có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
họat động sản xuất kinh doanh trong năm đạt lợi nhuận 38,73 tỷ từ doanh thu hoạt
động tài chính và doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó lợi
nhuận từ thu nhập khác khoảng 3,75 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đã đạt
được 42,48 tỷ đồng. Đồng thời lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đạt
được 42,48 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của cơng ty có kết quả tốt một phần do
công ty thực hiện tốt công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí dành để quản lý doanh
nghiệp khá thấp .
Năm 2020 do tình hình của dịch covid-19 đang diễn biến xấu nên hoạt động
kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty không tốt như năm 2019, bị lỗ 6,97 tỷ đồng do gánh chi phí
tài chính (cụ thể là chi phí lãi vay khá cao, khoảng 8,12 tỷ đồng). Mặc dù lợi nhuận
từ thu nhập khác đạt khoảng 1,11 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế của năm vẫn
lỗ 5,85 tỷ đồng. Đồng thời lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lỗ 5,85 tỷ
đồng.
Năm 2021, công ty đang tiến hành khắc phục những hậu quả do dịch bệnh để
lại, hoạt động sản xuất kinh doanh đang dần phục hồi trở lại. Dù vậy kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh trong năm của công ty vẫn bị lỗ 8,68 tỷ đồng do gánh chi

ii


lOMoARcPSD|20681854

phí quản lí quản nghiệp và chi phí lãi vay cao. Nhưng lợi nhuận từ thu nhập khác
của công ty đạt khoảng 14,87 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế năm 2021đặt được
6,19 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 5,93 tỷ đồng. Đây được
xem là dấu hiệu tốt, chứng tỏ công ty đã thành công từng bước phục hồi dần toàn bộ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua đã giúp chúng ta có cái

nhìn tổng quát sự biến động lớn trong những năm hoạt động gần đây nhất của công
ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long, từ lúc kết quả hoạt động kinh doanh
tốt , đến khi chuyển biến xấu do dịch covid-19, rồi đến giai đoạn dần phục hồi các
hoạt dộng kinh doanh của cơng ty.

1.6.

Lĩnh vực kinh doanh chính
Cơng ty chun kinh doanh xuất khẩu mặt hàng lương thực, đặc biệt là xuất

khẩu gạo.
Ngồi ra, cơng ty cịn kinh doanh ở các lĩnh vực như sau:
 Sản xuất mua bán thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản
 Nuôi trồng thủy sản
 Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm thủy sản
Các thị trường xuất khẩu chính của cơng ty: Châu Phi, Indonesia, Malaysia,
Philipin, Iraq, Cu Ba.

1.7. Chứng nhận chất lượng sản phẩm
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường nội địa và xa hơn là quốc
tế, công ty đã tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 trong sản xuất và kinh doanh đã được Tổ chức UKAS Vương quốc Anh
cấp giấy chứng nhận từ năm 2001.
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các sản phẩm gạo thương hiệu
VinhLong Food đã được công bố và được Chi cục đo lường chất lượng – Sở
KH&CN Vĩnh Long tiếp nhận: Hương lài, Jasmine, Gạo trắng Đài Loan, Tấm, Tấm
thơm…

ii



lOMoARcPSD|20681854

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU
GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM
VĨNH LONG
2.1. Chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phần Lương Thực
Thực Phẩm Vĩnh Long
Thành phần của chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành viên trực tiếp hoặc
gián tiếp tham gia vào quá trình đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay sản phẩm lúa từ đồng ruộng của các hộ nông dân đến khi khách hàng
phải qua các khâu trình tự như sau:

ii


lOMoARcPSD|20681854

Sơ đồ chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của công ty CP lương thực - thực phẩm
Vĩnh Long:

Công ty nhập khẩu
Nông dân SX lúa

nhà máy xay xát lúa gạo
Nông dân SX lúa ThươngCáclái
bán sỉNhà b án lẻ
Nhà
i
Công ty

LTTP Vĩnh
Longphân phôốNhà

Nông dân SX lúa
Khách hàng

Dịng thơng tin
Cung ứng
2.2. Vai trị của các thành viên trong chuỗi
2.2.1. Nông dân sản xuất lúa
ii


lOMoARcPSD|20681854

Nông dân là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng
nguồn nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp.
Mọi hoạt động trong khâu sản xuất lúa gạo cần phải đảm bảo vì nguồn nguyên
liệu đầu vào rất quan trọng, nếu đầu vào không tốt hoặc không đáp ứng được nhu
cầu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các thành viên còn
lại trong chuỗi.
Lúa gạo do người nông dân sản xuất ra sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc
nâng cao giá trị của hạt gạo, tạo thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu

2.2.2. Thương lái
Thương lái trực tiếp thu mua lúa gạo của nơng dân, đóng vai trị quan trọng
trong việc làm cầu nối giữa nông dân và công ty. Trong thực tế, những người lúa
gạo có quy mơ rất khác nhau từ nhỏ đến lớn tùy quy mô mà thương lái thường được
gọi với nhiều thuật ngữ khác: cò chân ruộng (cò lúa), thương lái, hàng xáo,...
Thương lái sẽ giúp giải quyết lúa tồn đọng trong dân, cung cấp nguồn ngun

liệu cho cơng ty chế biến. Vai trị của thương lái cũng rất quan trọng vì nếu khơng
có thương lái thì hoạt động thu mua lúa gạo sẽ bị ứ đọng và gặp rất nhiều khó khăn.
Với kinh nghiệm trong việc thu mua, am hiểu địa bàn, trong khi các điểm thu mua
của Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long không thể mua được hết
lúa của nơng dân, cịn nơng dân lại khơng có phương tiện để vận chuyển ra các nơi
thu mua để bán thì thương lái giữ vai trị quan trọng trong việc thu mua lúa gạo của
nông dân cung cấp cho công ty.

2.2.3. Các nhà máy xay xát lúa gạo
Các nhà máy này có vai trị quan trọng trong việc nâng cao giá trị của hạt gạo
xuất khẩu. Hiện nay trên địa bản tỉnh Vĩnh Long có hơn 600 nhà máy chế biến lúa
gạo có khả năng xay xát, trong đó có nhiều dây chuyền tự động hóa, góp phần nâng
cao giá trị hạt gạo xuất khẩu. Các nhà máy này tập trung chủ yếu ở 3 huyện Long
Hồ, Trà Ôn, Tam Bình. Cơng ty thơng qua việc phối hợp với các nhà máy này để
đáp ứng nhu cầu cung cấp lượng lớn lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu và hoạt động
bán lẻ trong nước.
ii


lOMoARcPSD|20681854

2.2.4. Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long
Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long là công ty chủ lực kinh
doanh gạo xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long. Xuất khẩu gạo sang các thị trường chiến
lược của công ty như: Malaysia, Nhật Bản, Châu Phi, Indonesia.
Cơng ty góp phần trong việc tiêu thụ hàng hố của nơng dân, đảm bảo đầu ra
cho hạt gạo. Với vai trò tiêu thụ gạo, nâng cao giá trị hạt gạo, cơng ty có vai trị
cung cấp thơng tin với các thành viên trong chuỗi về nhu cầu tiêu thụ trong nước và
thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu, giá cả thu mua lúa gạo của người nông dân.


2.2.5. Nhà phân phối
Nhà phân phối sẽ chịu trách nhiệm phân phối gạo trên thị trường thông qua
kênh phân phối. Thường hoạt động ở quy mô lớn như một khu vực hay tỉnh thành.
VD: Gạo từ Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long ( ở Miền
Tây ) sẽ cung cấp gạo cho các nhà phân phối ở các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam…

2.2.6. Nhà bán buôn (bán sỉ)
Nhà bán bn trong chuỗi phân phối có quy mơ nhỏ hơn nhà phân phối và đại
lý. Đóng vai trị phân phối gạo đến các nhà bán lẻ để bán cho khách hàng.

2.2.7. Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ là các đơn vị kinh doanh đóng vai trị trung gian giữa người công
ty và người tiêu dùng.
Người bán lẻ mua gạo từ người bán sỉ hoặc nhà phân phối và bán cho khách
hàng cuối cùng. Nhà bán lẻ là người bán gạo trực tiếp cho người tiêu dùng để sử
dụng vào mục đích cá nhân hoặc phi kinh doanh.
Nhà bán lẻ tham gia vào chuỗi cung ứng gạo của công ty bao gồm : Các cửa
hàng tạp hóa, cửa hàng gạo bán lẻ, chuỗi các siêu thị mini, siêu thị co.op mart…..
Đây là những nhà bán lẻ kết với công ty tham gia vào chuỗi cung ứng gíup gạo đến
tay người tiêu dùng.

2.2.8. Khách hàng
Khách hàng của công ty chia làm hay loại: Công ty nhập khẩu gạo và khách
hàng trong nước
ii


lOMoARcPSD|20681854

Công ty nhập khẩu: Do gạoViệt nam cũng chưa xác lập được kênh phân phối

tại thị trường nhập khẩu.nên gạo của Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm
Vĩnh Long cũng chưa tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng ở thị trường nước
ngồi, cơng ty phần lớn bán gạo qua các công ty nhập khẩu gạo cho thị trường Châu
Phi, Indonesia, Malaysia, Philipin, Iraq, Cu Ba.…
Khách hàng trong nước: Là những người họ có vai trị trong việc thúc đẩy
chuỗi cung ứng tiếp tục phát triển. Khách hàng không chỉ đơn thuần là người mua,
người đánh giá chất lượng sản phẩm mà còn là người trực tiếp tham gia quyết định
chất lượng trong quá trình sử dụng. Khách hàng của cơng ty tương đối đa dạng có
thể khách hàng cá nhân (hộ gia đình, khách lẻ, ...), hay tổ chức (bếp ăn công ty,
trường học, cơ quan, quán ăn, nhà hàng, ...),…

2.3. Hệ thống vận tải trong chuỗi cung ứng của công ty
Việc sản xuất và xuất khẩu gạo tại tỉnh Vĩnh Long với đặc điểm tự nhiên của
khu vực này, chủ yếu là hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt. Do đó hệ thống
giao thơng đường thủy rất phát triển, vì vậy các phương tiện vận tải hàng hóa nói
chung và vận tải gạo xuất khẩu nói riêng chủ yếu sử dụng sà lan, tàu sông, tàu biển
để vận chuyển lúa gạo.
Về vận tải trong nước: Việc lưu thông trong nước giữa các khâu của chuỗi
cung ứng được thực hiện bằng các kết hợp các phương thức vận tải như đường bộ,
đường thủy nội địa, đường sắt. Cụ thể:
+ Lúa từ người nông dân => thương lái => nhà máy xay xát => Công ty cổ
phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long được vận chuyển bằng đường bộ (Xe
công-tơ-nơ, xe tải, …) hoặc bằng đường thủy nội bộ (Tàu, ghe,…) tùy thuộc vào địa
hình và tính thuận lợi mà dùng các phương thức vận chuyển cho phù hợp giúp tiết
kiệm và tối ưu chi phí.
+ Gạo thành phẩm từ công ty => nhà phân phối (ở các tỉnh thành) => Nhà bán
sỉ => nhà bán lẻ : Gạo thành phẩm sẽ được vận chuyển bằng đường bộ (Tàu hỏa, xe
công-tơ-nơ, xe tải, …) và phân phối gạo đến tay người tiêu dùng.

ii


Downloaded by heo ninh ()


lOMoARcPSD|20681854

Xe công-tơ-nơ

Xe tải

Tàu sông

Sà lan

Tàu hỏa
Về xuất khẩu gạo: Công ty xuất khẩu gạo ra nước ngồi bằng đường thủy,
thơng qua tàu biển. Sau khi vận chuyển gạo từ kho xuất của công ty đến cảng biển,
sẽ được xếp lên tàu biển để xuất khẩu theo hợp đồng ký kết.

Sơ đồ hoạt động trong hệ thống vận tải hàng gạo xuất khẩu của công ty

ii

Downloaded by heo ninh ()


lOMoARcPSD|20681854

Muốn đưa ra phương án vận chuyển hàng bằng phương tiện gì vừa đảm bảo
an tồn, vừa đảm bảo tính kinh tế, cần nghiên cứu hệ thống vận tải theo đặc điểm

vùng, miền của mỗi khu vực, quốc gia sao cho phù hợp với các phương tiện vận

tải tham gia trong từng phương thức vận tải.

ii

Downloaded by heo ninh ()


lOMoARcPSD|20681854

2.4. Thực trạng chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của công ty cổ phẩn lương
thực - thực phẩm vĩnh long
2.4.1. Khả năng đáp ứng yêu cầu tại từng khâu trong chuỗi cung ứng
Nông dân trồng lúa là người trực tiếp cung cấp chủng loại sản phẩm đem lại
chất lượng cho gạo xuất khẩu. Hiện nay người nông dân trồng lúa chưa cung cấp
lúa đúng chủng loại, đúng số lượng và chất lượng theo yêu cầu cho nhà sản xuất.
Các hộ nông dân thường sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, nhiều giống lúa chưa phù hợp
với thổ nhưỡng. Người nông dân khơng có khả năng dự đốn sự vận động của thị
trường để có những điều chỉnh loại lúa phù hợp với nhu cầu của thị trường, cũng
như đảm bảo chất lượng, năng suất ổn định, đủ tiêu chuẩn hàm lượng thuốc cho
phép. Để hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu vào ổn định chất lượng, công ty cần phối
hợp với cơng ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm cung cấp cho nông dân các
loại vật tư nông nghiệp với giá rẻ hơn thị trường, đảm bảo chất lượng, giúp bà con
giảm giá thành sản xuất.
Ngồi ra, do cơng ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long chưa có đủ
vốn để đầu tư xây dựng các nhà máy xay xát, đánh bóng gạo, chế biến, cung ứng
gạo thành phẩm với dây chuyền tiên tiến, hiện đại, nên khả năng đáp ứng nhu cầu
thu mua cịn kém. Khơng có vốn để dự trữ gạo đảm bảo trong trường hợp thị trường
khan hiếm nguyên liệu. Khi được mùa, nông dân thu hoạch lúa, giá lúa thường

xuống rất thấp, hệ thống thương lái thường ép giá nông dân với giá thấp, trong khi
công ty vẫn mua lúa của thương lái theo giá niêm yết mà tổng công ty lương thực
miền Nam quy định.
Hàng xáo là lực lượng thu mua tự do, ít bị ràng buộc với nông dân và công
ty. Điều này dẫn đến tình trạng thương lái tranh mua – tranh bán, mạnh ai người đó
làm dẫn đến chất lượng gạo khơng địng nhất. Sự liên kết giữa thương lái và công ty
trong thời gian vừa qua bước đầu đã góp phần nâng cao được hiệu quả trong khâu
đáp ứng yêu cầu cung cấp lúa gạo của thương lái cho cơng ty. Tuy nhiên mối liên
kết này cịn lỏng lẻo và chưa có giá trị pháp lý, chế tài trong việc thực hiện hợp

đồng.
ii

Downloaded by heo ninh ()


lOMoARcPSD|20681854

2.4.2. Vấn đề chia sẻ thông tin giữa các khâu trong chuỗi
Thông tin cho khâu cung cấp nguyên liệu: Công ty đều thông tin về số lượng,
chất lượng và chủng loại lúa gạo cho thương lái. Tuy nhiên, các thương lái ít có
thơng tin với nơng dân về điều này, trong khi đó người nơng dân sản xuất theo tập
qn thâm canh, ít giống lúa mới, chất lượng gạo khơng cao không đáp ứng kịp nhu
cầu của thị trường.
Thông tin về giá cả mua bán của công ty thường thông báo tới các thương lái
tuy nhiên do chưa có nhiều điều kiện ràng buộc về hợp đồng nên khi lúa gạo khan
hiếm, thương lái đua nhau mua lúa gạo của nông dân với giá cao, không cung cấp
ngay cho công ty mà chần chừ, đợi giá tăng lên rồi mới bán.
Nếu công ty cung cấp thông tin tốt về thị trường và nhu cầu sản phẩm với
thương lái và thương lái cung cấp tốt tới nơng dân, họ sẽ có sẽ có thời gian chuẩn bị

năng lực để sản xuất, cung cấp nguồn nguyên liệu tốt hơn. Thông tin tốt sẽ giúp mắt
xích trong chuỗi phối hợp đồng bộ hơn, từ đó giảm được rất nhiều lượng dự trữ

tồn kho không mong muốn trong chuỗi.
2.4.3. Cam kết của thành viên trong chuỗi
Vấn đề cam kết của các thành viên trong chuỗi là vô cùng quan trọng đối với
việc nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. Việc cung cấp lúa gạo cho công ty chủ
yếu qua các hợp đồng với những điều khoản không đủ chi tiết, rõ ràng và chặt chẽ
với tính pháp lý khơng cao, với những hợp đồng này mức độ cam kết rất thấp. Vì
vậy, khi một bên vi phạm rất khó áp dụng chế tài xử phạt.
=> Điều này dẫn đến sự mất ổn định trong khâu cung cấp nguyên liệu và hậu
quả là khả năng đáp ứng khách hàng đầu cuối rất kém, dẫn đến gây ảnh hưởng
nghiêm trọng ở khâu xuất khẩu. Khi khơng có sự ràng buộc chặt chẽ bởi các hợp
đồng giữa các khâu trong chuỗi thì chất lượng gạo đầu vào sẽ khó để kiểm sốt.
Tính pháp lý của biên bản thỏa thuận không chặt chẽ bằng hợp đồng kinh tế
nên chưa ràng buộc được thương lái với công ty. Mặc dù đã ký kết hợp đồng cung
cấp và tiêu thụ gạo với giá cụ thể nhưng khi giá gạo tăng một số thương lái cố tình
làm trì trệ thời gian giao hàng, thậm chí “bẻ” hợp đồng. Hiện nay các thương lái
ii

Downloaded by heo ninh ()


lOMoARcPSD|20681854

cung cấp lúa gạo cho công ty không giữ vững cam kết của mình khi thấy lợi nhuận
trước mắt quá lớn. Khi nguồn cung cấp lúa gạo đầu vào khan hiếm thì thương lái
tranh giành nhau mua gạo của nơng dân, nhưng không bán lại cho công ty như thoả
thuận mà chần chừ để công ty phải trả giá cao hơn điều này gây khó khăn cho cơng
ty trong việc đảm bảo lượng gạo xuất khẩu như đã cam kết với đối tác. Vấn đề

thương lái không giữ lời hứa như đã cam kết với công ty không được giải quyết
bằng pháp luật nên khó khăn trong việc ngăn chặn. Mặt khác nếu có hợp đồng kinh
tế thì thương lái cần phải có giấy phép kinh doanh và chịu thuế trong khi lực lượng
thương lái thường hoạt động tự do khơng phải chịu thuế. Vì vậy thương lái khơng
chấp thuận ký hợp đồng cung cấp lúa gạo cho công ty. Theo những thương lái cung
cấp lúa gạo cho biết rào cản lớn nhất đối với họ khi thực hiện liên kết với doanh
nghiệp chính là hợp đồng kinh tế. Nếu họ mua hoá đơn từ các cơ quan chức năng để
cung cấp lúa gạo cho cơng ty thì sẽ ảnh hưởng tới giá thành trên mỗi kg lúa. Nhưng
không thành lập cơng ty thì khơng được khấu trừ đầu vào. Trong khi chính phủ tạo
mọi điều kiện cho cơng ty xuất khẩu do đó việc cam kết giữa thương lái với công ty
không được chặt chẽ.
Hiện nay với cơ chế thu mua giá gạo xuất khẩu do nhà nước độc quyền sẽ
ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của người nông dân cũng như ảnh hưởng tới mức độ
cam kết của các thương lái đối với công ty. Trong khi nhà nước đã ấn định giá gạo
xuất khẩu thì cơng ty thu mua lúa gạo lại quyết định giá mua gạo với nông dân.
Công ty thu mua lúa gạo của nông dân không dựa trên giá gạo xuất khẩu. Nếu như
nhà nước có thể ấn định thu mua lúa gạo cho người nơng dân thì lợi ích của nhà
nơng sẽ được nâng cao.

ii

Downloaded by heo ninh ()


lOMoARcPSD|20681854

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3.1.


Đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng
Về hoạt động mua bán giữa thương lái với công ty: Việc Công ty ký kết hợp

đồng kinh tế với thương lái, để đảm bảo cơng ty có nguồn lúa gạo ổn định, chủ
động trong xuất khẩu.Tuy có vai trị không thể thiếu trong hoạt động thương mại
hiện nay, nhưng việc liên kết với các thương lái vẫn xuất hiện một số vấn đề còn tồn
đọng như:
- Do thương lái mua hàng dựa theo tín hiệu của thị trường, dẫn đến tình trạng
“được mùa mất giá và mất mùa được giá”, gây nhiều khó khăn cho người nơng dân.
- Một số thương lái xuất thân từ nơng dân, có tính tự phát nên vấn đề gặp
phải rủi ro do thiếu chuyên nghiệp là không tránh khỏi. Thương lái không cạnh
tranh được trên thị trường làm ăn thua lỗ và người nông dân hoặc doanh nghiệp
phải gánh chịu rủi ro này.
- Nhiều thương lái không quan tâm đến chất lượng hàng hóa nên họ thu mua
đồng loạt, dẫn đến việc các nhà sản xuất cũng không quan tâm chất lượng tốt xấu
nên ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Do đó việc thông qua thương lái để thu mua lúa của người nông dân vẫn
chưa đạt được hiệu quả tối ưu như công ty mong đợi. Công ty cần đưa giải pháp để
nâng cao hiệu quả cung ứng.
Về việc đầu tư xây dựng nhà máy xay xát, đánh bóng lúa gạo: Do công ty cổ
phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long chưa đầu tư xây dựng các nhà máy xay
xát, đánh bóng gạo, chế biến, cung ứng gạo thành phẩm với dây chuyền tiên tiến,
hiện đại, còn phụ thuộc vào các nhà máy xay xát đánh bóng tại địa phương nên khả
năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu còn kém. Với chiều hướng thị trường
xuất khẩu gạo ngày càng tăng, lượng gạo xuất khẩu của công ty ngày một tăng theo
thì cơng ty cần lên kế hoạch chủ động hơn trong việc cung ứng gạo phục vụ cho

thị trường xuất khẩu.
3.2.


Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng
ii

Downloaded by heo ninh ()


lOMoARcPSD|20681854

3.2.1. Giải pháp từ phía cơng ty
a) Xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo
Để tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình xuất khẩu gạo, giúp công ty cổ
phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long và nông dân cùng hưởng lợi từ việc mua
bán sản phẩm lúa gạo trực tiếp, không qua trung gian, công ty nên gặp trực tiếp
người nông dân để thu mua gạo với giá tận gốc. Vì khi thu mua lúa gạo qua thương
lái, cơng ty sẽ mất một khoản phi phí nữa và không đạt lợi nhuận cao. Công ty cần
đầu tư cần phải xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo tại vùng nguyên liệu để có thể
dự trữ gạo thu mua số lượng lớn từ người nông dân, không cần phải qua thương lái,
đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cao cấp và chủ động hơn về nguồn hàng cung
ứng cho xuất khẩu gạo. Từ đó giúp cơng ty giảm được giá gạo đầu ra. Nếu có nhà
máy xay xát, lau bóng và kho chứa, việc xuất khẩu của cơng ty sẽ thuận lợi hơn và
ít bị hớ về giá khi thị trường biến động.
Tuy nhiên, việc này cần vốn đầu tư lớn, vì ngồi nhà kho là cả hệ thống trang
thiết bị vận hành bảo quản lúa gạo. Việc dự trữ và bảo quản lúa gạo trong kho của
các doanh nghiệp xuất khẩu và các nhà cung ứng ở Đồng bằng sơng Cửu Long hiện
nay cịn mang tính chất tạm bợ. Đa số doanh nghiệp chưa có kho được xây dựng
đúng yêu cầu kỹ thuật bảo quản lúa gạo; thời gian bảo quản lúa gạo ngắn (1 – 3
tháng); khâu vệ sinh trong và ngoài kho kém đã tạo điều kiện cho sâu mọt dễ dàng
xâm nhập, phát triển và gây hại.Vì vậy, việc phát triển các hệ thống kho chứa hiện
đại là chìa khóa để thay đổi hình thức kinh doanh lúa gạo hiện nay. Bởi nông dân và
doanh nghiệp mất khoảng 20% giá trị hạt gạo cho các tầng nấc trung gian. Nếu

doanh nghiệp có kho chứa và thu mua lúa sẽ giảm bớt các tầng nấc này và hạt

gạo sẽ có chất lượng cao hơn do không qua nhiều khâu bảo quản thiếu khoa
học...
b) Đầu tư xây dựng hệ thống xay xát, đánh bóng, vùng lúa chất lượng
Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long dựa trên những khó
khăn trong chuỗi cung ứng từ bản thân công ty cũng như từ cơ chế cơng ty đã có

ii

Downloaded by heo ninh ()


lOMoARcPSD|20681854

những chiến lược để khắc phục những khó khăn nâng cao hiệu quả hoạt động của
chuỗi.
Để đảm bảo gạo xuất khẩu mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ lúa của
người nông dân công ty nên đầu tư xây dựng nhà máy xay xát đáng bóng lúa gạo
của riêng mình, để chủ động hơn trong việc sản xuất đáp ứng nhu cầu xuất khẩu,
thay vì phụ thuộc vào các nhà máy xay xát đánh bóng tại địa phương.
Ngồi ra, cơng ty cịn có thể đầu tư thêm vào các trang thiết bị máy tách
màu, đánh bóng, thiết bị phân loại chuyên để sản xuất chế biến gạo cao cấp, gạo

đặc sản để xuất khẩu gạo phục vụ cho các thị trường có nhu cầu cao như Iran,
Iraq, khối các nước Ả Rập, Nhật Bản, Malaysia
3.2.2. Giải pháp từ phía nhà nước
Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để phối hợp hoạt động trong
chuỗi cung ứng giúp nâng cao hiệu qua trao đổi thông tin giữa các bộ phận của các
khâu trong chuối

Việc xây dựng hệ thống thông tin tự động về tình hình xuất nhập khẩu lúa
gạo của thị trường Việt Nam và thế giới kết nối với Hiệp hội lương thực Việt Nam,
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Công thương sẽ giúp các công ty
xuất khẩu gạo nắm bắt được tín hiệu, thơng tin thị trường để điều hành sản xuất
kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả hơn. Hiện nay, doanh nghiệp lưu chuyển thông
tin giữa các bộ phận chức năng cũng như với các đối tác trong chuỗi cung ứng trên
căn bản chứng từ (paper based). Vì vậy, việc giao dịch cũng như truyền đạt thông
tin khá chậm, không đưa ra được các dự báo được chính xác và kịp thời. Muốn nâng
cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin
được coi là một yêu cầu tất yếu khách quan để phối hợp các hoạt động liên hồn tốt
hơn, tự động hóa khâu xử lý thông tin sẽ giúp cải thiện được vị thế cạnh tranh trong
kinh doanh do giảm chi phí giao dịch; giảm tồn kho; giảm thời gian vận chuyển;
giao hàng đúng hạn, đáp ứng chính xác các đơn hàng; phối hợp tốt hơn trong xây
dựng kế hoạch và dự báo; dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn… Bên cạnh đó, cũng
phải giải quyết tốt yêu cầu đào tạo nhân lực để hướng đến sử dụng trao đổi dữ liệu
ii

Downloaded by heo ninh ()


lOMoARcPSD|20681854

điện tử EDI cho tất cả các dịch vụ trên chuỗi cung ứng, bao gồm cả dịch vụ ngân
hàng và khai báo hải quan, khai báo thuế… Nhưng khó khăn hiện nay là các doanh
nghiệp, mặc dù nhận biết rõ lợi ích của cơng nghệ thơng tin trong chuỗi cung ứng,
nhưng chi phí đầu tư quá cao nên chậm đầu tư cho lĩnh vực này.

ii

Downloaded by heo ninh ()



lOMoARcPSD|20681854

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii

Downloaded by heo ninh ()



×