Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Quan niệm về bình đẳng giới " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.16 KB, 5 trang )



nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
59




ThS. NGuyÔn Thanh t©m *
“Bình đẳng giới” là thuật ngữ mới trong xã
hội hiện đại. Thực chất, vấn đề bình đẳng giới
chính là vấn đề bình đẳng nam - nữ và giải
phóng phụ nữ.
1. Sự ra đời khái niệm bình đẳng giới là
kết quả của phong trào phụ nữ và chủ nghĩa
nữ quyền
(1)

Lịch sử nhân loại, ở các nền văn hoá khác
nhau, trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội và
nhiều thời đại, đã cung cấp nhiều bằng chứng về
sự bất bình đẳng đối với phụ nữ, về thân phận
khốn cùng của người phụ nữ. Do đó, ngay từ khi
ra đời, phong trào phụ nữ đã là phong trào đòi
quyền bình đẳng, đòi giải phóng khỏi sự lệ
thuộc vào nam giới và cho ra đời phong trào nữ
quyền và chủ nghĩa nữ quyền (feminism).
Chủ nghĩa nữ quyền ra đời từ giữa thế kỷ
XVIII ở châu Âu, có mục tiêu đấu tranh để
khẳng định vai trò và sự đóng góp không thể


thiếu của phụ nữ trong đời sống cộng đồng.
Người khởi xướng phong trào nữ quyền là bà
Wolf Stonecraft (người Anh). Trong tác phẩm
nổi tiếng “Minh chứng cho những quyền của
phụ nữ”, bà đã chứng minh rằng nữ tính của
người phụ nữ là do con người, do xã hội tạo nên
chứ không phải là có sẵn và bất biến. Vào thời
kỳ đó, quan điểm cấp tiến của bà đã không được
nhiều người công nhận. Phải chờ đến giữa thế
kỷ XX thì tính đúng đắn của luận điểm khoa học
đó mới được xác nhận.
Năm 1975, việc ra đời cuốn sách “Một tiếng
nói nữa” (Another voice) của Marcia Millman
và Rosabeth Kanter đã đánh dấu sự khởi đầu
của việc nâng tư tưởng nữ quyền thành một môn
khoa học xã hội. Khái niệm “giới” (Gender) và
“xã hội học giới” ra đời là sự phát triển khách
quan, tất yếu của các tư tưởng nữ quyền.
2. Các quan niệm về bình đẳng giới
(2)

Bình đẳng giới là nguyên tắc chỉ đạo của
phong trào nữ quyền trong suốt mấy chục năm
qua. Mặc dù vậy, không phải lúc nào, ở đâu
cũng có cách hiểu thống nhất về vấn đề này. Ít
nhất đã và đang tồn tại ba quan niệm khác nhau
về bình đẳng giới.
Thứ nhất, quan niệm về bình đẳng giới hình
thức, theo đó đàn ông hay đàn bà đều là những
chủ thể bình đẳng trong các quan hệ pháp luật,

có các quyền và nghĩa vụ pháp lý ngang nhau.
Mặc dù quan điểm này chứa đựng tư tưởng tiến
bộ nhưng trên thực tế, nó vẫn dẫn đến sự bất
bình đẳng nam - nữ, nhất là sự bóc lột về kinh tế
đối với phụ nữ. Về quyền bình đẳng hình thức
giữa nam và nữ trong pháp luật tư sản, Ph. Ăng-
ghen đã từng nhấn mạnh rằng pháp luật tư sản
chưa có những chế định để giải quyết cái mâu
thuẫn mà “ khiến cho người đàn bà nếu làm
tròn bổn phận phục vụ riêng cho gia đình, lại
phải đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không
thể có được một thu nhập nào cả; và nếu họ
muốn tham gia vào lao động xã hội và kiếm
sống một cách độc lập, thì họ lại không có điều
kiện để làm tròn nhiệm vụ gia đình”.
(3)

* Giảng viên Khoa luật quốc tế
Tr
ư
ờng
Đ
ại học Luật H
à N
ội



nghiªn cøu - trao ®æi
60


§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi

Theo quan điểm thứ hai, do phụ nữ yếu hơn
đàn ông về thể chất nên để thực hiện bình đẳng
giới, cần “miễn” cho phụ nữ tham gia vào một
số lĩnh vực được coi là không thích hợp với đặc
trưng của nữ giới. Về bản chất, quan điểm này là
sự hạn chế trá hình các quyền và cơ hội phát
triển của phụ nữ. Trên thực tế, nó thừa nhận sự
bất bình đẳng với phụ nữ là “hợp lý”, xuất phát
từ đặc thù giới tính của họ.
Quan điểm thứ ba cũng thừa nhận sự yếu
thế của phụ nữ nhưng lại không coi đó là cơ sở
để đặt phụ nữ vào địa vị phụ thuộc nam giới mà
ngược lại, là để đưa phụ nữ thoát khỏi tình trạng
phụ thuộc. Do đó, theo quan điểm này, bên cạnh
việc quy định những quyền và nghĩa vụ chung,
bình đẳng cho cả nam và nữ, pháp luật còn xác
định những đặc quyền chỉ áp dụng cho phụ nữ
nhằm bù đắp cho phụ nữ những thiệt thòi, đặt họ
vào vị trí xuất phát ngang bằng với đàn ông
trong các quan hệ xã hội, bảo đảm cho họ có thể
tiếp nhận các cơ hội và hưởng thụ các quyền
một cách bình đẳng như nam giới. Đây là quan
điểm bình đẳng giới thực chất.
Từ bình đẳng hình thức tới bình đẳng thực
chất là quá trình phát triển trong nhận thức của
nhân loại về vấn đề bình đẳng giới. Phải mất
một thời gian dài nhân loại mới đi tới nhận

thức đúng đắn về vấn đề này. Đến khi Liên hợp
quốc thông qua Công ước về xoá bỏ tất cả các
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công
ước CEDAW) vào năm 1979 thì cách tiếp cận
bình đẳng giới thực chất mới trở thành phổ
biến trên thế giới.
3. Cần phân biệt khái niệm “giới tính”
(“sex”) và khái niệm “giới” (gender)
(4)

Giới tính (sex) hay giống là sự khác biệt
giữa phụ nữ và nam giới về mặt y - sinh học. Ví
dụ: Sự khác biệt về giới tính giữa phụ nữ và
nam giới thể hiện ở các bộ phận trên cơ thể, ở
chức năng tái sản xuất nòi giống. Về cơ bản,
giới tính không thay đổi theo thời gian và
không gian.
Trong khi đó, khái niệm giới (gender) là sự
khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong quan hệ
xã hội. Người phụ nữ hoặc người nam giới
mang đặc điểm của giới mình là do được dạy
dỗ, thường là từ khi còn nhỏ. Đứa trẻ phải học
để làm con trai hoặc làm con gái. Ví dụ: Con trai
không được khóc, không được chơi búp bê,
không được mặc váy; con gái không được trèo
cây mà phải biết nấu cơm, bế em. Nguyên nhân
của việc phụ nữ thường làm nội trợ không phải
vì họ là phụ nữ mà vì họ được dạy bảo để làm
những việc đó từ khi còn là đứa trẻ. Các quan
niệm, khuôn mẫu về giới như vậy được truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, quan
niệm về giới do xã hội tạo ra chứ không phải do
tự nhiên sinh ra. Chính vì thế, quan hệ giới vận
động không ngừng. Vấn đề giới thể hiện quan
hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới, do đó luôn
biến đổi cùng với xã hội, theo tác động của các
yếu tố xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa,
phong tục, tập quán, tôn giáo v.v Để thay đổi
quan hệ giới và các đặc trưng giới theo hướng
tích cực, cần vượt qua những rào cản, định kiến
và quan niệm lỗi thời, nghĩa là phải bắt đầu từ
việc đổi mới tư duy, nhận thức của từng người
về mỗi giới và các quan hệ giới. Vì vậy, quá
trình biến đổi quan hệ giới thường diễn ra một
cách chậm chạp và khó khăn.
Thông thường, sự khác biệt về giới tính hay
được dùng để giải thích cho sự khác biệt về giới
nhưng thực chất, sự khác biệt về giới là sản
phẩm của xã hội. Do đó, quan hệ giới ở các xã


nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
61

hội khác nhau là không giống nhau.
4. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của
bình đẳng giới
(5)


Sẽ là không đầy đủ nếu chỉ hiểu “bình đẳng
giới” như là khẩu hiệu “phụ nữ vùng lên” đòi
hỏi quyền lợi ngang bằng nam giới, bất chấp sự
khác biệt nam - nữ mang tính chất sinh học (giới
tính) hay sự chênh lệch giữa nam và nữ trong
quan hệ xã hội (giới). Bình đẳng giới không có
nghĩa là thay đổi vai trò giới một cách máy móc
theo kiểu những gì phụ nữ phải làm thì đổi cho
nam giới làm và ngược lại hoặc đi đến chủ nghĩa
bình quân giữa nam và nữ để chia nhau những
cơ hội, lợi ích, trách nhiệm v.v
Trong xã hội hiện đại, vấn đề bình đẳng
giới gắn liền với quan điểm phát triển, sự tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Nó đòi
hỏi sự chuyển biến tư tưởng của tất cả mọi
người, mọi lứa tuổi nhưng trước hết là nam
giới trong hàng loạt vấn đề, từ nhận thức đến
thái độ ứng xử xã hội và hành vi cụ thể trong
mối quan hệ với phái nữ.
Có thể hiểu bình đẳng giới là sự đối xử
ngang quyền giữa hai giới nam và nữ cũng như
giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội có xét đến
đặc điểm riêng của giới nữ, được điều chỉnh bởi
các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý.
Bình đẳng giới có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất, tính ngang bằng với nam giới
trong mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế - xã hội
và gia đình.
- Thứ hai, tính ưu đãi: Do đặc điểm sinh học
và quan hệ xã hội mang tính truyền thống của

phụ nữ là thiệt thòi hơn so với nam giới nên để
đạt được bình đẳng giới cần có sự đối xử ưu đãi,
khuyến khích đặc biệt và hợp lý đối với phụ nữ.
- Thứ ba, tính linh hoạt: Sự đối xử ưu đãi
với phụ nữ cần mềm dẻo, được điều chỉnh linh
hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể, không mang
tính bất biến.
Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội bao gồm các nội dung: Bình đẳng
về chính trị, kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, văn
hoá - tư tưởng, hôn nhân và gia đình.
5. Thực trạng của thế giới về bình đẳng giới
Sau Hội nghị phụ nữ quốc tế lần thứ 4 họp
tại Bắc Kinh (1995), vấn đề giới đã trở thành
vấn đề quốc tế. Cuộc đấu tranh chống bất bình
đẳng giới là một trong những mục tiêu mang
tính nhân văn của loài người trong thời đại ngày
nay, là vấn đề mang tính toàn cầu, được sự quan
tâm của toàn thế giới hiện đại.
Về vị thế của phụ nữ trên thế giới ngày
nay,
(6)
10 quốc gia được xếp hạng đứng đầu về
số lượng phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực kinh
tế và chính trị là: Thuỵ Điển, NaUy, Phần Lan,
Đan Mạch, Canada, New Zealand, Hà Lan, Hoa
Kỳ, Áo, Italia. Trong Chính phủ Thuỵ Điển, có
50% số lượng bộ trưởng là phụ nữ. Đây là quốc
gia đầu tiên trên thế giới đạt được sự cân bằng
giữa nam và nữ trong thành phần chính phủ.

Kỷ lục thế giới về số lượng phụ nữ là đại biểu
Quốc hội thuộc về Phần Lan với tỉ lệ 39%.
Tiếp theo là NaUy 35%, Thuỵ Điển 34%,
Trung Quốc 25%, và Việt Nam 27%. Về số
lượng đại biểu Quốc hội là phụ nữ ở Việt Nam,
theo kết luận của Ban bí thư trung ương tại Hội
nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số
37/CT-TW về công tác cán bộ nữ, chỉ tiêu đặt
ra là phải có 30% đại biểu Quốc hội là phụ nữ
trong Quốc hội khoá XII sắp tới.
Tuy nhiên, trên thế giới lại có trên 50 quốc
gia trong đó phụ nữ là đại biểu quốc hội rất ít,


nghiªn cøu - trao ®æi
62

§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi

thậm chí không có phụ nữ là đại biểu Quốc hội.
Ví dụ: 1% phụ nữ trong quốc hội Hàn Quốc,
Congo, Togo; 2% tại Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan,
Malta; 0% tại Koweit và nhiều nước Arập
khác. Có trên 40 nước không ký Công ước về
loại bỏ tất cả những hình thức phân biệt đối xử
với phụ nữ (Công ước CEDAW).
Đến nay, trên phạm vi thế giới, nhiều thành
tựu quan trọng về bình đẳng giới đã đạt được
so với hơn 20 năm trước, kể từ khi Công ước
CEDAW ra đời. Tuy nhiên, những tiến bộ

trong việc thực hiện Công ước còn khá chậm.
Việc thực hiện đầy đủ các quyền của phụ nữ
vẫn là thách thức đối với tất cả các quốc gia
trên thế giới. Đa số các nước đều cho rằng cần
đánh giá đầy đủ tình hình và đưa ra những
biện pháp mạnh mẽ hơn ở Hội nghị phụ nữ thế
giới sắp tới.
Thực tế cho thấy không phải ở các quốc
gia có nền công nghiệp phát triển là có được
bình đẳng nam - nữ, bởi vì người phụ nữ phải
có được cơ hội nghề nghiệp và nhiều yếu tố
khác để chứng minh sự bình đẳng thật sự của
mình so với nam giới. Các nước như NaUy,
Thuỵ Điển, Đan Mạch được đánh giá là những
nước có môi trường làm việc tốt nhất cho nữ
giới. Trong khi đó, một số nước có trình độ
kinh tế cao lại không được xếp hạng là nước có
trình độ bình đẳng nam - nữ cao, chẳng hạn:
Nhật Bản, Pháp. Trên thế giới ngày nay, địa vị
của người phụ nữ trong xã hội có thể được coi
là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ
văn minh của một xã hội. Tuy nhiên, có thể
thấy rằng trên phạm vi toàn thế giới, mặc dù có
những nơi được coi là “thiên đường của phụ
nữ”, như các nước Bắc Âu nhưng chưa có một
xã hội nào mà phụ nữ có được cơ hội hoàn toàn
bình đẳng với nam giới.
6. Vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam
Trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, vị trí

và vai trò của phụ nữ là rất to lớn. Các anh
hùng dân tộc là nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu
và nhiều tấm gương tiêu biểu khác qua các thời
kỳ lịch sử cho thấy phụ nữ Việt Nam không chỉ
biết đấu tranh giành quyền bình đẳng giới cho
mình mà còn góp sức vào cuộc đấu tranh giành
quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền độc
lập tự do của dân tộc.
Lịch sử dân tộc đã khắc sâu truyền thống
của người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang” trong suốt 30 năm
kháng chiến chống giặc ngoại xâm của thế kỷ
XX và đang hình thành truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam “năng động, sáng tạo, đảm
đang” trong thời kỳ đổi mới. Phụ nữ Việt Nam
đã có cống hiến to lớn trong đấu tranh vì độc
lập dân tộc và xây dựng đất nước. Họ xứng
đáng được hưởng đầy đủ quyền bình đẳng giới.
Đảng và Nhà nước ta coi sự nghiệp giải
phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu
quan trọng của cách mạng Việt Nam, có ảnh
hưởng trực tiếp và lâu dài tới sự phát triển của
đất nước. Bản Luận cương năm 1930 - Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã khẳng định mục tiêu đấu tranh cho
nam - nữ bình quyền. Ngay sau khi đất nước
giành được độc lập, cùng với quyền bình đẳng
giữa các dân tộc và các tầng lớp, quyền bình
đẳng nam - nữ đã được ghi nhận trong bản
Hiến pháp đầu tiên của đất nước, thể hiện

quyết tâm và bản chất ưu việt của Nhà nước ta
trong cuộc đấu tranh xoá bỏ những áp bức, bất


nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
63

công trong xã hội.
Ngày nay, phụ nữ Việt Nam đang có
những tiềm năng to lớn và là động lực quan
trọng của công cuộc đổi mới. Sự tiến bộ của
phụ nữ mang lại lợi ích cho cả phụ nữ lẫn
nam giới, cho gia đình cũng như toàn xã hội.
Chính vì vậy mà Nhà nước chủ trương đầu tư
những nguồn lực thích đáng và hỗ trợ bằng
nhiều cách để nâng cao vị thế, tăng cường sự
tham gia của phụ nữ trên các lĩnh vực.
Việt Nam là một trong những nước tích
cực tham gia vào tất cả các chương trình
hành động về phụ nữ của Liên hợp quốc.
Điều này không chỉ thể hiện sự thực thi đầy
đủ các cam kết quốc tế mà còn là định hướng
quan trọng cho việc cụ thể hoá các chương
trình, kế hoạch và chính sách về bình đẳng
giới ở cấp quốc gia.
Ngay sau khi phê chuẩn Công ước
CEDAW, Việt Nam đã xây dựng “Kế hoạch
hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
đến năm 2000”, thể hiện sự thực thi đầy đủ

cam kết quốc tế. Tại Hội nghị “Bắc Kinh +
5”, khoá họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội
đồng Liên hợp quốc năm 2000, với chủ đề:
“Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới - Phát
triển và hoà bình cho thế kỷ XXI”, một lần
nữa, Việt Nam đã cam kết trước cộng đồng
quốc tế nỗ lực và quyết tâm thực hiện mục
tiêu bình đẳng giới mà Hội nghị đã đề ra.
Hiện nay, yếu tố giới đã trở thành một trong
những nội dung quan trọng trong hoạch định
chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án
phát triển ở nước ta.
Bên cạnh những thành tựu, cũng như các
quốc gia khác trên thế giới, để bảo đảm
quyền bình đẳng hoàn toàn giữa nam và nữ,
chúng ta còn phải làm nhiều việc, trong đó
việc xoá bỏ những phong tục, tập quán phân
biệt đối xử với phụ nữ đòi hỏi những nỗ lực
lâu dài. Đồng thời bản thân phụ nữ cũng phải
cố gắng vươn lên trong mọi lĩnh vực, tham gia
phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Với nền tảng pháp luật và xã hội vững chắc
về bình đẳng nam - nữ mà chúng ta đã tạo lập
được trong 60 năm qua, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhất định trong thời gian tới, đất nước ta
sẽ tiếp tục thu được những thành tựu to lớn hơn
trong lĩnh vực này. Bộ chính trị đang chuẩn bị
xây dựng nghị quyết mới về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng trong công tác vận động

phụ nữ và cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các cơ quan có
thẩm quyền đang đặt ra yêu cầu phải xây
dựng và thực hiện chiến lược bảo đảm quyền
bình đẳng giới, nhất là bình đẳng về kinh tế
cho phụ nữ. Trong bối cảnh hầu hết các nước
đã xây dựng luật bảo vệ phụ nữ và thành lập
cơ quan chính phủ theo dõi vấn đề này
(chẳng hạn: Luật bảo vệ các quyền và lợi ích
của phụ nữ (1992) của Trung Quốc), Luật
bình đẳng giới của Việt Nam cũng đang trong
giai đoạn dự thảo, dự kiến trình vào kỳ họp
thứ 7 Quốc hội khoá XI sắp tới./.

(1), (4), (5).Xem: Lê Thị Chiêu Nghi, “Giới và dự án
phát triển”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.
17, 71, 154.
(2).Xem: Vũ Công Giao, “Bình đẳng giới - Cuộc đấu
tranh lâu dài của nhân loại”, Tạp chí Cộng sản, số 5
tháng 3 năm 2004, tr. 74.
(3).Xem: C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 21.
(6).Xem: Xuân Hồng, “Vị thế phụ nữ trên thế giới
ngày nay”, Tạp chí Thương mại số 9/2003, tr. 12.

×