Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.52 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI CƠ SỞ 2 – TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SĨC SỨC KHỎE TÂM THẦN
Tên đề tài:
CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SĨC SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO
NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỜ CHÍ MINH

GVBM

: TS Nguyễn Minh Tuấn

MSSV

: 1957601010050

SVTH

: Huỳnh Thị Mỹ Linh

KHOA

: Cơng tác xã hội

TP. HỜ CHÍ MINH – 2022


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN


- Về hình thức: ....................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Mở đầu: .............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Nội dung: ..........................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Kết luận: ............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tổng:

Cán bộ chấm thi 1

Cán bộ chấm thi 2

(Kí và ghi rõ họ tên)

(Kí và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận kết thúc học phần “ Chăm sóc sức khỏe tâm thần ”, em
rất cảm ơn Trường Đại học Lao động –Xã hội (CS2) đã tạo điều kiện để em học tập. Cảm

ơn thầy cô Khoa Công tác xã hội đã cho em kiến thức qua những tài liệu quý giá. Và hơn
hết, em chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Ts. Nguyễn Minh Tuấn.
Em xin trân trọng cảm ơn Thầy Ts. Nguyễn Minh Tuấn. Trong quá trình học và tìm
hiểu mơn “Chắm sóc sức khỏe tâm thần", em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ hướng dẫn
tận tình từ Thầy. Thầy đã giúp em hiểu được và tiếp thu thêm kiến thức mới, đã tận tình
giúp đỡ, định hướng cách làm việc khoa học và cách tư duy logic. Đó là những góp ý hết
sức có giá trị khơng chỉ trong q trình làm tiểu luận mà cịn là hành trang vững chắc để
em có thể bước tiếp trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống cũng như những hạn chế về kiến thức
nên trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự nhận xét từ Thầy để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Kính chúc sức khỏe đến Thầy, chân thành cảm ơn Thầy!!!


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................ 2
2.1.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................. 3
3.1.


Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

3.3.

Địa bàn nghiên cứu .............................................................................................. 3

4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 3
4.1.

Ý nghĩa lý luận .................................................................................................... 3

4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 4

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4
6. Kết cấu tiểu luận ......................................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 5
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................... 5

1.1.1.

Các khái niệm ...................................................................................................... 5


1.1.1.1.

Khái niệm về sức khỏe.................................................................................. 5

1.1.1.2.

Khái niệm về sức khỏe tâm thần ................................................................... 5

1.1.1.3.

Khái niệm về chăm sóc sức khỏe tâm thần................................................... 5

1.1.1.4.

Khái niệm về công tác xã hội ....................................................................... 6

1.1.1.5.

Khái niệm về người cao tuổi ......................................................................... 6

1.1.2.

Một số lý thuyết nghiên cứu ................................................................................ 6

1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về “chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi’ ở
Việt Nam ........................................................................................................................... 7


CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................................. 8


1.2.

1.2.1.

Khái quát về địa bàn ............................................................................................ 8

1.2.2.

Vị trí địa lý ........................................................................................................... 8

1.2.3.

Đặc điểm kinh tế, văn hóa và dân cư ................................................................... 9

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 11
2.1.

Một số rối loạn tâm thần thường gặp ở người cao tuổi......................................... 11

2.2.

Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần ở người cao tuổi ..... 15

2.3.

Vai trị của Nhân viên Cơng tác xã hội trong trợ giúp NCT ................................. 16

2.3.1


Người tạo khả năng ........................................................................................ 16

2.3.2.

Người điều phối - kết nối dịch vụ .................................................................. 17

2.3.3.

Người giáo dục ............................................................................................... 17

2.3.4.

Người biện hộ ................................................................................................. 18

2.3.5.

Người tạo môi trường thuận lợi ..................................................................... 18

2.3.6.

Người đánh giá và giám sát ............................................................................ 19

2.4.

Phòng ngừa rối loạn tâm thần ở NCT ................................................................... 20

2.4.1.

Hỗ trợ người cao tuổi ứng phó với các vấn đề tâm lý xã hội trong cuộc sống ..
........................................................................................................................ 20


2.4.2.

Hỗ trợ người cao tuổi giải tỏa tâm lý cô đơn, trống trải buồn chán .............. 21

2.4.3.

Hỗ trợ NCT thích ứng với việc mất đi người thân ......................................... 21

2.4.4.

Hỗ trợ NCT đối phó với lo sợ về cái chết ...................................................... 23

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................... 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 26


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1.

SKTT

Sức khỏe tâm thần

2.


CS SKTT

Chăm sóc sức khỏe tâm thần

3.

NCT

Người cao tuổi

4.

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

5.

CTXH

Cơng tác xã hội

STT


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người cao tuổi từ 60 trở lên có những đóng góp quan trọng cho xã hội như các thành
viên gia đình, tình nguyện viên và là người tham gia hoạt động trong lực lượng lao động.

Trong khi hầu hết có sức khỏe tâm thần tốt, nhiều người lớn tuổi có nguy cơ phát triển rối
loạn tâm thần, rối loạn thần kinh hoặc các vấn đề sử dụng chất cũng như bệnh tật về thể
chất hoặc khuyết tật. Người cao tuổi có xu hướng dễ tự ti về bản thân vì họ ln nghĩ mình
đã già, đã “vơ dụng”, là gánh nặng và luôn gây phiền phức cho con cháu. Với truyền thống
văn hóa lâu đời, chăm sóc người cao tuổi là bổn phận của người trẻ trong gia đình. Tuy
nhiên thời kì kinh tế vĩ mô, người trẻ luôn chạy theo xã hội và bị gánh nặng kinh tế lấn áp,
họ bận rộn hơn. Cuộc sống hiện đại, thời gian là sức ép nặng nề của thế hệ trẻ khi họ phải
tất bậc chạy theo công việc và những đam mê. Điều này dần khiến họ vô tâm và quên mất
đi bổn phận của mình đối với ơng bà cha mẹ. Người già thường có suy tư hướng nội. Họ
nghĩ về những việc chưa làm được vì “lực bất tịng tâm”. Đây cũng là lý do vì sao người
già ít ngủ, khó ngủ và trở nên khó tính. Nhiều người già tự ti, mặc cảm khơng dám nói lên
những suy nghĩ của bản thân và vì vậy họ sẽ rất khổ khi phải chịu những áp lực không cần
thiết. Trải qua mấy mươi năm sung sức lao động, cống hiến cho công việc, cho xã hội và
gia đình, đến lượt người già phải nghỉ. Trong cuộc sống hiện tại với tuổi già khi khơng cịn
tham gia lao động sản xuất, họ sẽ chơi với con cháu. Người khơng có con cháu đã trở nên
cơ đơn trong ngơi nhà của mình. Mặt khác, nỗi lo sợ bị bỏ rơi, bị cô đơn. Càng sợ thì họ
càng phải tìm kiếm, càng hay nói, đó chính là điểm gây khó chịu cho người trẻ. Nỗi sợ lớn
nhất của người già lúc bấy giờ là sợ mọi người xa lánh, họ phải tìm kiếm các mối quan hệ,
quan tâm của người khác. Khơng ít người bị người khác coi thường, khơng tơn trọng, thậm
chí cịn bị ngược đãi.
Đã đến lúc cần phải có những cách nhìn, cách nghĩ để bảo vệ người già trong toàn xã
hội nói chung và người già Việt Nam nói riêng. Rõ ràng cần phải xem người già là một bộ

1


phận tất yếu của xã hội. Tuy nhiên, việc đối xử, đãi ngộ thì chưa được thoả đáng. Chính vì
lẽ đó, nhiệm vụ của Cơng tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi rất quan trọng.
Hơn nữa, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi đang là vấn đề mang tính cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay. Bằng các kiến thức và kỹ năng của mình, NV CTXH có thể

đưa ra các biện pháp can thiệp hỗ trợ về mặt sức khỏe tâm thần, tâm lý, nhu cầu cá nhân,
xây dựng kế hoạch hỗ trợ để giúp người cao tuổi có thể an yên tận hưởng tuổi già với thái
độ lạc quan, thoải mái.
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đã và đang có những đóng góp quan
trọng cho sự nghiệp phát triển nhân loại, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng, nâng cao
chất lượng của con người, đặc biệt với những con người yếu thế trong xã hội. Trước nhu
cầu cấp bách của xã hội về các dịch vụ công tác xã hội, công tác xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các dịch vụ trong
cơng tác xã hội đang có những đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã
hội nảy sinh gây ra những khó khăn trong cuộc sống người dân nói chung và đặc biệt là
những người bị tổn thương và yếu thế tại Việt Nam nói riêng.
Vì vậy, đến với đề tài “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người
cao tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” tơi mong muốn có thể tìm cung cấp các
giải pháp và biện pháp ứng phó đối với SKTT để hỗ trợ người cao tuổi bảo vệ được sức
khỏe tâm thần của bản thân không bị tác động và ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan
trong cuộc sống.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Với đề tài : “ Cơng tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, mục đích tơi đưa ra đó chính là nghiên cứu các vấn đề về
một số rối loạn tâm thần ở người cao tuổi, nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sự rối

2


loạn này. Từ đó đưa ra biện pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng như phòng ngừa rối
loạn tâm thần ở người cao tuổi.

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ đầu tiên là phân tích tài liệu liên quan về một số rối loạn tâm thần ở người
cao tuổi, đưa ra các nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sự rối loạn này. Tiếp theo, đề
xuất các biện pháp hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi, bảo vệ sức khỏe tâm thần
cho người cao tuổi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung : trong đề tài này nghiên cứu tập trung chủ yếu liên quan đến Công
tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao Nội dung nghiên cứu
3.3.

Địa bàn nghiên cứu

Phạm vi không gian: Tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến đầu năm
2022
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1.


Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài này dựa trên nền tảng kiến thức lý luận của Công tác xã
hội đối với việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi. Đây cũng là cơ sở tham
khảo cho các nghiên cứu liên quan sau này.

3


4.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua nghiên cứu về “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho
người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Từ đó có những đánh giá về vai
trị của cơng tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi, nêu bật được
giá trị của nghề công tác xã hội và tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần
cho người cao tuổi. Nghiên cứu sâu hơn về các nguyên nhân dẫn và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự rối loạn sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi và đề ra các giải pháp hỗ trợ người cao
tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận : Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thu thập số liệu : tìm và nêu ra nguyên nhân các vấn đề liên quan ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thần của người cao tuổi.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp : đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ cung cấp thêm kiến
thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi.
6. Kết cấu tiểu luận
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết thúc và kiến nghị, phần nội dung bao

gồm 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Nội dung nghiên cứu

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1.

Khái niệm về sức khỏe

Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng
phải chỉ bao gồm tình trạng khơng có bệnh hay thương tật. (trích từ powerpoint bài giảng
của giảng viên)
1.1.1.2.

Khái niệm về sức khỏe tâm thần

Sức khoẻ tâm thần được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “là trạng thái
hồn tồn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó
với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và năng suất và có
thể đóng góp cho cộng đồng”. (trích từ tài liệu “ Cơng tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe

tâm thần”)
1.1.1.3.

Khái niệm về chăm sóc sức khỏe tâm thần

Chăm sóc sức khoẻ tâm thần nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp
cá nhân tận hưởng cuộc sống một cách tốt nhất trong hoàn cảnh của họ, ngay cả khi hoàn
cảnh đó rất khắc nghiệt khó khăn.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần khơng chỉ bó hẹp trong việc điều trị bệnh tâm thần, mà
nó bao gồm phạm vi rộng hơn là đảm bảo trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần trên khía
cạnh cơ bản sau: Khả năng tận hưởng cuộc sống, khả năng phục hồi, khả năng cân bằng,
khả năng phát triển cá nhân và sự linh hoạt. (trích từ tài liệu “ Cơng tác xã hội trong chăm
sóc sức khỏe tâm thần”)

5


1.1.1.4.

Khái niệm về công tác xã hội

Công tác xã hội là hoạt động chuyên môn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa
học chuyên ngành nhằm giúp đỡ các đối tượng (cá nhân, nhóm, cộng động) giải quyết
những vấn đề xã hội mà họ gặp phải khiến cho họ cảm thấy khó khăn trong q trình thực
hiện những chức năng xã hội của mình.
1.1.1.5.

Khái niệm về người cao tuổi

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta thường

dùng thuật ngữ “người già” để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày
càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học
song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn
trọng.
Một số nước phát triển lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên.
Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già
của người dân ở các nước đó khác nhau. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn
hơn, nên việc quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.

1.1.2. Một số lý thuyết nghiên cứu
 Thuyết nhu cầu (Maslow)
Khái niệm nhu cầu: Là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyên vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển (Góc độ cá
nhân). Là sự cần thiết về một cái gì đó hay là yếu tố cần thiết để cá nhân hay hệ thống xã
hội thực hiện tốt chức năng mà họ cần có (Góc độ xã hội ) (theo giáo trình mơn “Lý thuyết
cơng tác xã hội”)
Trong đề tại này sử dụng thuyết nhu cầu ( bậc 1 – nhu cầu sinh lý, bậc 3 – nhu cầu xã
hội, bậc 4 – nhu cầu được tôn trọng) để tiếp cận vì người cao tuổi thuộc nhóm người yếu
thế trong xã hội. Sức khỏe bị suy giảm vì tuổi tác cao nên việc đi lại, ăn uống, sinh hoạt cá
6


nhân của NCT có thể bị hạn chế nên họ không được đảm bảo các nhu cầu cơ bản ở bậc 1
của thuyết nhu cầu. Ở bậc 3, NCT có khi phải sống xa gia đình, hoặc khơng nhận được sự
quan tâm từ người thân, con cháu. NCT là “cây cao bóng cả” trong gia đình, muốn được
con cháu tơn trọng mình, với mong muốn chứng tỏ bản thân có giá trị và vẫn mang lại giá
trị cho gia đình và xã hội, bậc 4 – nhu cầu được tôn trọng nêu bậc lên điều này.
 Lý thuyết nhận thức
Khái niệm: Con người có hành vi bất thường là do suy nghĩ và niềm tin của họ, thay
đổi suy nghĩ và niềm tin có thể thay đổi hành vi (theo giáo trình mơn “Lý thuyết cơng tác

xã hội”)
Trong đề tài này dùng lý thuyết nhận thức để tiếp cận vì NV CTXH phải thay đổi
được lối suy nghĩ tự ti về bản thân của NCT khi họ suy giảm khả năng lao động, họ có suy
nghĩ mình là gánh nặng cho con cháu. Sự lo lắng và suy nghĩ tiêu cực kéo dài ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của NCT.
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về “chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi’ ở
Việt Nam
Hiện nay số lượng người cao tuổi ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo một cuộc
thống kê điều tra dân số, ước tính đến năm 2020, tỷ lệ người cao tuổi có thể chiếm khoảng
18% dân số. Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm thần cũng là bạn
đồng hành của những NCT.
Theo TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cho biết,
một cuộc nghiên cứu quốc gia về người cao tuổi gần đây nhất chỉ ra rằng 30% người cao
tuổi khó để chia sẻ tâm tư, tình cảm với con cháu. Vì con cháu q bận rộn. Đó là vấn đề
mà chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều.
Thực tế cho thấy, khi về già, người ta có xu hướng ít giao tiếp, ít nói chuyện với
người xung quanh và cả những người thân bên cạnh mình. Trong đầu họ thường xuyên có

7


những suy nghĩ tiêu cực về bệnh tật, về cái chết, về sự xa lánh của con cháu và người trong
gia đình, về chuyện kinh tế, về những vấn đề hàng ngày cuộc sống khiến sức khỏe tinh thần
của người già không tốt, thường xuyên mệt mỏi, chán ăn.
Bác sĩ Trần Văn Lớn - Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe
tỉnh Bến Tre cho biết, nhu cầu của người NCT là nhận được sự lo lắng, chăm sóc của con
cháu. Ngồi việc quan tâm bổ sung dinh dưỡng thích hợp, NCT cần thời gian “giải độc”
tinh thần. Người thân có thể dành một ít thời gian trò chuyện để NCT cảm nhận được sự
quan tâm hơn, sống vui, sống khỏe trong những ngày tháng về già. Qua đó, góp phần hạn
chế các dấu hiệu khơng tốt về sức khỏe tinh thần.


1.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Khái quát về địa bàn
TP.HCM với tổng diện tích hơn 2.095 km2, trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại
thành là 1.916,2km2. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5m, ngoại thành
là 16m. Thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn.
1.2.2. Vị trí địa lý
TP.HCM cách thủ đơ Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các
con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây là tâm điểm của Khu vực Đông
Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối
giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay
lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân bay Tân Sơn
Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. TP.HCM tiếp giáp với
6 tỉnh: phía Bắc và phía Đơng là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu; phía Tây là các tỉnh Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang. Về phía nam,
thành phố tiếp giáp với Biển Đông, mà trực tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
Ngày nay, TP.HCM có 24 quận, huyện nội thành gồm các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,

8


11, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gị Vấp, Tân Bình, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, ngoại
thành gồm các huyện Hóc Mơn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
1.2.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa và dân cư
Về kinh tế: TP.HCM có lịch sử gần 3 thế kỷ, từ rất sớm nơi đây trở thành trung tâm
thương mại sầm uất, giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp và là nơi phát triển mạnh các
nghề thủ công mỹ nghệ. Trong q trình phát triển và hội nhập, TP.HCM ln là một trung

tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng
góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất cơng nghiệp và 44% dự án đầu
tư nước ngồi. Thu ngân sách của thành phố đạt 135.362 tỷ đồng năm 2009. Số dự án đầu
tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước, có 3.536
dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn hiệu lực đến cuối năm 2009 với tổng vốn 27.390 triệu
USD.
Về văn hóa: Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi
dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hố riêng góp phần tạo nên một nền văn hố đa dạng.
Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với
những nét văn hố phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con
người Sài Gịn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khống, có bản lĩnh,
năng động, dám nghĩ, dám làm .Với tính cách con người năng động và sáng tạo, Thành phố
Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước
được cơng nhận hồn thành phổ cập giáo dục trung học. Với vai trò đầu tàu trong đa giác
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh
tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước. Trong tương lai,
thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu cơng nơng nghiệp hiện đại, có văn
hố khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam
Á.
9


Về dân cư: TP.HCM hiện có 7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân số ngày
1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình qn 3,93 người/hộ; trong đó nam có 3.425.925
người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9%.

10



CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.

Một số rối loạn tâm thần thường gặp ở người cao tuổi.
Trầm cảm tuổi già :
Khoảng 20% người già được ghi nhận có ít nhất một triệu chứng của trầm cảm. Tuy

vậy, chỉ có 2 – 3% là có đủ các triệu chứng của trầm cảm điển hình.
Các yếu tố nguy cơ là : nữ giới, tiền sử bị trầm cảm lo âu hay nhân cách ám ảnh,
đau mãn tính, các dị tật về cơ thể, các stress gần đây hoặc các khó khăn trong các mối
quan hệ xã hội hoặc điều kiện kinh tế.
Trầm cảm có thể bị thúc đẩy bởi một số bệnh cơ thể đặc biệt (ung thư, đột quị, các
bệnh thoái hoá thần kinh) hoặc dùng một số thuốc.
Nguy cơ tự sát ở nhóm người này rất cao, đặc biệt là ở những người sống độc thân.
Đặc điểm lâm sàng gồm các biểu hiện thông thường của trầm cảm như giảm khí
sắc kéo dài, mất quan tâm thích thú, lo âu hoặc kích động. Chậm chạp trong suy nghĩ và
vận động, than phiền là khó tập trung và giảm trí nhớ, bi quan, chán nản, không muốn
tham gia các hoạt động xã hội, mệt mỏi, mất ngủ, ăn mất ngon và sút cân. Các hoang
tưởng nghi bệnh, bị mất cắp hay tự tội cũng thường gặp. Hiếm gặp các ảo giác, thường
là các tri giác nhầm.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực:
Do rối loạn cảm xúc lưỡng cực điển hình thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hoặc trung
niên, do đó hầu hết các bệnh nhân hưng cảm tuổi già thường có những giai đoạn rối loạn
cảm xúc trước đó. Tuy nhiên, hưng cảm có thể xuất hiện ở tuổi muộn, hoặc là dưới dạng

11


một giai đoạn đơn thuần hoặc là một phần của thể tái phát. Hưng cảm trong rối loạn

lưỡng cực và hưng cảm đơn cực xuất hiện sau tuổi 50 được giả định là có nguồn gốc thực
tổn cho đến khi chứng minh được là có nguồn gốc khác.
Các bệnh nhân hưng cảm và hưng cảm nhẹ biểu hiện điển hình là: tăng quá mức
hoạt động và tư duy dồn dập, tư duy phi tán, mất ngủ, giảm khả năng kiềm chế và kém
điều chỉnh bản thân. Cảm xúc thường là dễ bị loạn cảm hơn là khoái cảm. Các hoang
tưởng và ảo giác có thể gặp trong các trường hợp nặng.
Các rối loạn lo âu:
Hầu hết người già đã từng bị lo âu, các rối loạn lo âu xuất hiện cấp diễn khi có các
bệnh cơ thể, tang tóc, trộm cắp, các biến động trong gia đình. Các triệu chứng bao gồm
mất ngủ, đau đầu, run, tim đập nhanh, đau quặn ruột, thở nhanh. Các cơn hoảng sợ dễ
bị chẩn đoán nhầm là cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
Các bệnh nhân lo âu đòi hỏi thời gian và sự trấn an. Các giai đoạn nhẹ thường
thoái triển một cách tự phát. Các bệnh liên quan đến sự né tránh lo âu hoặc các cơn
hoảng sợ thì địi hỏi một sự can thiệp tích cực. Các thuốc giải lo âu nên tránh nếu có thể
để đề phịng việc ngã và sự phụ thuộc. Các chọn lựa tốt hơn bao gồm việc giải thích hợp
lí, tập luyện thư giãn
Rối loạn hoang tưởng và tâm thần phân liệt:
Một số người già sống cơ đơn thiếu lịng tin ln tin rằng có người khác khơng
thích mình và lợi dụng mình. Dạng nhân cách này gây ra nhiều sự tranh cãi với gia
đình, bạn bè và hàng xóm, và sự cách biệt ngày càng tăng. Trong các trường hợp nặng
bệnh nhân sống trong một tình trạng bẩn thỉu, ổ chuột và từ chối sự giúp đỡ. Mơ hình
này có thể là biểu thị cho giai đoạn sớm nhất của rối loạn hoang tưởng. Rối loạn này là

12


không phổ biến, phát triển trong nhiều tháng hay nhiều năm. Các hoang tưởng thường
tầm thường và không hệ thống.
Các ảo giác dai dẳng kết hợp với các triệu chứng trên làm hướng tới chẩn đoán
tâm thần phân liệt (TTPL).

TTPL hiếm khi xuất hiện lần đầu tiên ở lứa tuổi già. Một khi đã xuất hiện thì các
căn nguyên thực tổn cần phải được xem xét. Mê sảng, sa sút trí tuệ và rối loạn cảm xúc
cũng cần phải chẩn đốn phân biệt.
Hầu hết người già TTPL có khởi phát bệnh từ hàng chục năm trước. Một số vẫn
còn các triệu chứng loạn thần hoạt hoá song thường là các triệu chứng âm tính chiếm ưu
thế như bàng quan, cùn mòn cảm xúc, tư duy nghèo nàn và khả năng điều chỉnh kém.
Tính phức tạp ở các bệnh nhân cao tuổi là dễ bị các triệu chứng phụ do các thuốc chống
loạn thần gây ra, do việc sử dụng quá nhiều thứ thuốc.
Lạm dụng chất::
Người già và đặc biệt là phụ nữ thường hiếm khi uống rượu quá mức. Do vậy các
bác sĩ thường bỏ qua khơng phát hiện tình trạng lạm dụng ở người già. Một số người
thường xuyên dùng rượu nặng, trong khi một số người khác uống rượu tăng dần ở tuổi
già vì các lí do buồn chán, cô đơn, lo âu và trầm cảm. Bác sĩ thường miễn cưỡng khi
hỏi các câu hỏi về thói quen uống rượu của bệnh nhân.
Ngã hoặc sảng với các triệu chứng cai có thể gợi báo cho bác sĩ nhận biết
bệnh nhân có lạm dụng rượu.
Đối với người lạm dụng rượu lâu ngày vẫn có thể thuyết phục được để ngừng uống
rượu một khi các tác dụng phụ, có hại xuất hiện một cách rõ ràng. Sự cô đơn, lo âu,
trầm cảm cần được giải quyết một cách trực tiếp bằng các giải pháp như tham dự vào

13


một trung tâm ban ngày, việc tư vấn đối với những người có tang tóc, tổn thất hoặc
dùng các thuốc chống trầm cảm khi có chỉ định. Lạm dụng chất trở nên nan giải, khó chữa
khi đã dẫn đến rối loạn trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ, có thể đòi hỏi phải vào viện hoặc các cơ
sở chăm chữa tập trung lâu dài.
Rối loạn nhân cách:
Thuật ngữ này thường gây ra một sự hiểu lầm và chỉ nên sử dụng trong những
trường hợp đặc biệt. Các hành vi hay cáu kỉnh, thái độ hay nghi hoặc hay lệ thuộc

thường phổ biến do lo âu, trầm cảm hay sa sút tâm thần. Một số ít người già ln ln
bảo thủ, sống ẩn dật, thô bạo hoặc chống đối xã hội. Các xu hướng đó đã có từ lúc cịn
trẻ và gây ra sự rối loạn các mối quan hệ công việc, các rối loạn cảm xúc, các hành vi có
tính bệnh lí, bất thường, kém sự điều chỉnh.
Bệnh Pick:
Bệnh Pick là một bệnh mất trí tiến triển do thối hố vỏ não. Sự thoái hoá xảy ra
chọn lọc ở vùng trán, thái dương và một phần thùy đỉnh với đặc tính rõ rệt qua quan sát
đại thể: phần não thối hố trở nên nhăn nhúm, xẹp lại; khơng tìm thấy các mảng tuổi
già và biến đổi tổ chức sợi như trong bệnh Alzheimer (AD).
Đặc trưng lâm sàng là sa sút kèm theo các tổn thương đặc trưng của thùy trán:
vô cảm, trơ như đá hoặc trái lại đùa tếu (euphoria). Người bệnh trở nên tan rã rất nhanh
chóng về lối sống tha hoá: rượu chè, ăn trộm, trai gái... Các dấu hiệu loạn thần rõ rệt như
ảo giác, hoang tưởng rất ít gặp.
Tình trạng sa sút, tiến triển nhanh, dẫn đến mất định hướng, mất nghe, không tiếp
xúc với môi trường xung quanh.

14


2.2.

Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần ở người cao tuổi

Thoái hoá não (thoái hoá thần kinh):
Thoái hoá não được Binswauger đề cập tới lần đầu tiên năm 1878 và sau đó là
Gower (1908) và Kraepelin (1909). Các tác giả cho rằng đó là sự thoái hoá sinh học
sớm của hệ thần kinh và gọi đó là q trình già sớm. Q trình già trước tuổi có thể xảy ra
ở lứa tuổi từ 40 - 60 tuổi. Quá trình này cũng như quá trình lão hố sinh lí, được qui định
bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh thúc đẩy. Đặc điểm của người bệnh bị thối hố
não là q trình nhận thức bị suy giảm trước khi các biểu hiện lão hoá ngoại hình xuất

hiện. Chỉ số trí tuệ giảm sút, nhiều chức năng tâm lí bị biến đổi, các dấu hiệu thần
kinh, rối loạn hành vi, nhân cách... xuất hiện sớm và ngày càng nặng.
Các tổn thương thực thể não:
Chấn thương sọ não, u não, rối loạn tuần hoàn não, xuất huyết não, nghẽn mạch
não, nhồi máu não rải rác, nhồi máu não dưới vỏ, vữa xơ mạch não, bệnh thủy thủng
não do u, ĐK cũng là các nguyên nhân của các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi.
Các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc:
Viêm não người lớn, viêm não do HIV, giang mai não, ngộ độc carbon monoxide,
viêm tắc thành cục nhiều động mạch, ngộ độc rượu.
Các bệnh toàn thân và hệ thống ảnh hưởng đến não:
Cao huyết áp, vữa xơ mạch não, đái đường; các bệnh lí tim mạch ở người
già: suy tim, bệnh động mạch vành, suy thận mãn, thiếu vitamin B12, thiếu vitamin PP
(pellagra). Tăng canxi huyết, luput ban đỏ hệ thống; các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc
tồn thân khác có ảnh hưởng đến não; cường giáp, nhược giáp.

15


Các yếu tố tâm lí xã hội:
Do việc tiếp thu kiến thức mới, thơng tin mới có nhiều khó khăn, người già chủ
yếu dựa vào vốn kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ, thói quen cũ và rất khó thay đổi. Vì vậy
thường có xung đột giữa các thế hệ trong một gia đình. Đó là một chấn thương tâm lí
trường diễn.
Những chấn thương tâm lí đủ lớn như: người thân mất đột ngột, con cháu bị tai
nạn, tù tội, thảm hoạ cũng vượt quá sức đề kháng tâm thần của người cao tuổi.
2.3.

Vai trị của Nhân viên Cơng tác xã hội trong trợ giúp NCT
2.3.1 Người tạo khả năng
Trọng tâm nghề nghiệp của công tác xã hội hướng đến việc trợ giúp các đối tượng


khai thác những tiềm năng của bản thân để tự lực vươn lên, giải quyết các vấn đề cụ thể
của bản thân. Nhân viên công tác xã hội không làm hộ, làm thay thân chủ mà chỉ giúp thân
chủ nhận thức được những khả năng của mình, phát huy những khả năng đó để giải quyết
vấn đề của mình. Đối với người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội cần giúp họ nhận thấy
các khả năng của mình: Chun mơn, kinh nghiệm sống, sức khỏe, tay nghề… Cần động
viên, cổ vũ để người cao tuổi tin tưởng vào bản thân mình, tin tưởng rằng mình vẫn cịn
hữu ích với gia đình, xã hội từ đó thúc đẩy người cao tuổi hoạt động để tiếp tục đóng góp
cho gia đình, xã hội. Qua những hoạt động đó, người cao tuổi khơng những giải quyết được
các vấn đề của bản thân mà cịn có thể góp sức vào sự phát triển của gia đình, xã hội. Người
cao tuổi có q trình lao động lâu dài vì thế kinh nghiệm thực tế của họ là rất phong phú và
rất có giá trị. Sau khi về hưu, khơng được tiếp tục cống hiến, họ trở nên chán nản và coi
mình là người bỏ đi từ đó gây ra nhiều vấn đề nhất là các vấn đề tâm lý cho bản thân. Đồng
thời, việc không nhận thức và khai thác những kiến thức và kinh nghiệm của người cao tuổi
là sự lãng phí rất lớn của xã hội. Do đó, nhân viên xã hội cần giúp người cao tuổi nhận thức
được giá trị của mình để họ tiếp tục lao động với cách thức phù hợp. Thông qua lao động,
16


các vấn đề của người cao tuổi: Tâm sinh lý, thu nhập, quan hệ… sẽ được giải quyết. Thêm
vào đó, khi huy động được người cao tuổi vào đội ngũ lao động, xã hội sẽ có thêm nguồn
kinh nghiệm và trí thức quý giá để phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.
2.3.2. Người điều phối - kết nối dịch vụ
Nhân viên công tác xã hội thông qua đánh giá, chẩn đoán các vấn đề và nguồn lực
của người cao tuổi để điều phối, cung cấp các dịch vụ phù hợp. Với những người cao tuổi
bị hạn chế khả năng phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày, nhân viên xã hội có thể
giới thiệu và cung cấp cho người cao tuổi những dịch vụ hỗ trợ tại nhà như người giúp việc,
người chăm sóc y tế. Với những người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa, nhân viên
cơng tác xã hội có thể giới thiệu, làm thủ tục để người cao tuổi vào sinh sống trong các
trung tâm bảo trợ phù hợp. Nhân viên công tác xã hội cần giới thiệu cho người cao tuổi các

câu lạc bộ phù hợp để người cao tuổi sinh hoạt. Việc sinh hoạt ở các câu lạc bộ người cao
tuổi: Câu lạc bộ văn thơ, cựu chiến binh, dưỡng sinh… sẽ giúp người cao tuổi đáp ứng các
nhu cầu về quan hệ xã hội cho người cao tuổi.
2.3.3. Người giáo dục
Người cao tuổi phải đối mặt với rất nhiều những thay đổi về tâm sinh lý cũng như
các chức năng xã hội. Do đó, để thích ứng với cuộc sống, người cao tuổi cần phải có thêm
nhiều kiến thức, kỹ năng về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bản thân, các kỹ năng xã hội…
Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ người cao tuổi những kiến thức và kỹ năng đó thơng qua
vai trị là người giáo dục. Hình thức giáo dục có thể qua việc cung cấp tài liệu, các lớp tập
huấn, hoặc được lồng ghép trong tiến trình trợ giúp. Thông qua giáo dục, nhân viên xã hội
sẽ giúp người cao tuổi có thêm những kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa, chữa trị, phục hồi
hay cũng như phát triển các chức năng xã hội phù hợp. Việc cung cấp cho người cao tuổi
những kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân như chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể
chất, các cách thức phòng bệnh, chữa bệnh… khoa học và phù hợp sẽ giúp người cao tuổi
có cuộc sống mạnh khỏe và an tồn hơn. Khơng chỉ quan tâm đến cá nhân người cao tuổi,
công tác xã hội còn hướng đến giáo dục, tham vấn cho gia đình người cao tuổi. Nhân viên
17


công tác xã hội cung cấp thông tin, hướng dẫn cụ thể, tham vấn cho gia đình người cao tuổi
những cách thức chăm sóc, ứng xử với người cao tuổi… Cung cấp những kiến thức, hiểu
biết về đặc điểm tâm sinh lý, xã hội, những nhu cầu… của người cao tuổi để gia đình chăm
sóc, hỗ trợ người cao tuổi tốt hơn.
2.3.4. Người biện hộ
Khi làm việc với người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội cần đánh giá, phân tích
những nhu cầu, mong muốn cũng như những nguồn lực của người cao tuổi. Nhân viên công
tác xã hội phải bảo vệ những nhu cầu chính đáng của người cao tuổi. Do những thay đổi và
sự không ổn định về tâm sinh lý, một số người cao tuổi có thể có những hành động, hành
vi khác thường. Nhân viên cơng tác xã hội cần tìm hiểu ngun nhân của các hành vi đó
và lý giải để mọi người xung quanh nhất là gia đình hiểu và thơng cảm cho họ. Trong xã

hội Việt Nam, do đặc thù của văn hóa, nhu cầu tình dục của người cao tuổi chưa được chú
ý đúng mức, thậm chí là một hành vi bị lên án. Những người cao tuổi kết hôn luôn chịu sự
bàn tán, đánh giá của gia đình, của những người xung quanh. Đây là một nhạy cảm văn hóa
mà nhân viên xã hội cần hết sức chú ý. Cần làm cho bản thân người cao tuổi cũng như gia
đình và những người xung quanh hiểu và tôn trọng nhu cầu đó của người cao tuổi bởi tình
dục cũng như ăn, uống, hít thở… là những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Người cao
tuổi suy giảm nhu cầu tình dục chứ khơng phải là hồn tồn khơng có nhu cầu đó.
2.3.5. Người tạo mơi trường thuận lợi
Mỗi cá nhân là một hệ thống chịu ảnh hưởng và sự tác động từ những hệ thống xung
quanh. Công tác xã hội chú ý đến mối quan hệ giữa con người với các hệ thống xung quanh.
Tạo môi trường thuận lợi trong công tác xã hội được thực hiện qua việc cải thiện và nâng
cao chất lượng trong mối quan hệ giữa con người và hệ thống xung quanh. Người cao tuổi
cũng tương tác và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ gia đình, các tổ chức xã hội. Vì thế, trong
tiến trình cơng tác xã hội với người cao tuổi cần chú ý đến các hệ thống xung quanh người
cao tuổi: Gia đình, hội hưu trí, các câu lạc bộ người cao tuổi… Nhân viên công tác xã hội
cần tác động và làm thay đổi các hệ thống đó để tạo ra môi trường thuận lợi nhất phục vụ
18


người cao tuổi giải quyết các vấn đề của bản thân cũng như những hoạt động phù hợp với
nhu cầu của bản thân và sự mong đợi của xã hội.
Gia đình là một thiết chế quan trọng đối với mọi cá nhân trong đó có người cao tuổi.
Ngày nay, do ảnh hưởng của sự thay đổi điều kiện kinh tế – xã hội, gia đình cũng có sự
biến đổi về nhiều mặt như cấu trúc, quy mơ, văn hóa… và sự thay đổi đó có ảnh hưởng sâu
sắc đến người cao tuổi. Nhịp sống công nghiệp làm cho con người ít quan tâm đến nhau,
sự thiếu quan tâm của con cháu, sự mâu thuẫn và xung đột về tư tưởng giữa các thế hệ…
làm cho người cao tuổi cảm thấy bị cơ lập, cảm giác khơng được quan tâm. Đó là nguyên
nhân nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực ở người cao tuổi. Chính vì thế, trong tiến trình cơng
tác xã hội với người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội cần quan tâm đến việc huy động
các nguồn lực hỗ trợ từ gia đình thơng qua cải thiện các mối quan hệ, thúc đẩy sự quan tâm

của các cá nhân trong gia đình người cao tuổi… để người cao tuổi có thêm các nguồn lực
hỗ trợ, có thêm các điều kiện thuận lợi để tự lực vươn lên, giải quyết triệt để các vấn đề của
cá nhân và đạt được những giá trị xã hội như mong đợi của họ.
2.3.6. Người đánh giá và giám sát
Nhân viên xã hội là người trực tiếp đánh giá, chẩn đoán những vấn đề của người cao
tuổi trong cuộc sống hàng ngày. Những vấn đề của người cao tuổi rất đa dạng: Có thể
về sinh lý, tâm lý, lao động – thu nhập hay các vấn đề về quan hệ xã hội. Bước sang giai
đoạn cuối của cuộc đời, do sự suy giảm hoạt động và sự già hóa của các cơ quan, hệ thống
sinh học mà người già phải đối mặt với nhiều bệnh tật: Tai biến mạch máu não do huyết áp
cao, bệnh về tim mạch, hô hấp… tâm lý của người cao tuổi cũng có nhiều nét đặc biệt nhất
là trong việc suy nghĩ và đối phó với cái chết. Nhiều người luôn suy nghĩ về cái chết và
muốn chuẩn bị hậu sự cho mình, một số khác lại sợ hãi và tránh nói về cái chết. Cái chết
của những bạn bè, những người thân thiết của người cao tuổi gây ra rất nhiều vấn đề tâm
lý. Nếu người chết là bạn bè, sẽ hình thành nên sự trầm cảm, lo lắng mình sẽ là người tiếp
theo; nếu người chết là người bạn đời sẽ gây cho người cao tuổi cảm giác chán nản thậm
chí khơng muốn sống, muốn “chết theo” bạn đời của mình…Do đó, nhân viên xã hội phải

19


×