Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.7 KB, 13 trang )

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN: CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN

Họ và tên: Quan Thị Lan
Mã sinh viên: 14030216
Lớp: K59, Công tác xã hội.
Đề bài:
Tình huống:
Em Nguyễn Kim H (14 tuổi, là con riêng của mẹ) đã bị cha dượng lạm dụng
tình dục trong suốt 2 tháng qua. Người cha ruột đã đe dọa em H rằng, nếu nói
chuyện này cho mẹ biết thì ông ta sẽ giết cả 2 mẹ con, hiện tại em H đã rơi vào
trầm cảm. Tình cờ một lần đi làm về người mẹ phát hiện người cha dượng đang có
hành vi xâm hại tình dục em H, người mẹ đã to tiếng chửi mắng người cha dượng,
người cha dượng đã có hành vi bạo hành (đánh đập, chửi rủa và đuổi cả 2 mẹ con
ra khỏi nhà), do không có nơi nương tựa nên cả 2 mẹ con phải cam chịu. Do không
thể tiếp tục cam chịu, người mẹ đã đến Trung tâm công tác xã hội để được trợ giúp
và can thiệp.
Với tư cách là nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng, anh (chị) hãy phân
tích các nan đề của H, từ đó xây dựng một kế hoạch (chương trình) can thiệp và
trợ giúp 2 mẹ con H vượt qua nan đề trong tình huống trên.
Bài làm
1.

Phân tích nan đề của thân chủ:
• Mô tả thân chủ và nan đề của thân chủ:
1


Thân chủ H 14 tuổi, đang thuộc độ tuổi trẻ em được quy định theo quy định
của Luật trẻ em, 2016 của Việt Nam.
Cha mẹ đã ly hôn, hiện tại đang sống với mẹ và cha dượng:


Em H bị lạm dụng tình dục bởi cha dượng trong vòng 2 tháng.
Em H bị cha dượng đe dọa sẽ giết 2 mẹ con nếu H tiết lộ.
H bị rơi vào tình trạng trầm cảm.
H bị cha dượng đánh đập và đuổi khỏi nhà
H bị chính người chồng hiện tại của mẹ là người cha dượng lạm dụng tình
dục liên tiếp trong vòng 2 tháng, đây là một sự đả kích và đau đớn, tổn
thương về cả mặt thể xác lẫn tinh thần của một đưa trẻ chỉ 14 tuổi, Hành vi
lạm dụng tình dục đối với em H không chỉ gây tổn thương cơ thể và những
hậu quả ở hiện tại mà còn có thể ảnh hưởng rất lâu dài về sau này. Những
hậu quả lâu dài của việc lạm dụng tình dục với H có thể sẽ biểu hiện ở mức
độ nhẹ cho đến những rối loạn rất nặng nề không chỉ liên quan đến sức khỏe
sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập gia đình
và xã hội cũng như đối với sức khỏe tâm thần của thân chủ, sẽ tạo một quá
khứ đau buồn cho thân chủ khi sau này nghĩ về tuổi thơ của mình. Sự dằn
vặt về quá khứ của thân chủ cũng có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến những
việc như tự làm hại bản thân mình hay hay làm hại người khác khi thân chủ
H đang bị trầm cảm, tác động bởi từng cấp do độ của trầm cảm.
• Nan đề của mẹ thân chủ H:
Tâm lý bị tổn thương do chứng kiến cảnh con gái bị chồng mình lạm
dụng tình dục.
Mẹ H bị cha dượng của H đánh đập và đuổi khỏi nhà khi phát hiện
cha dượng H đang lạm dụng tình dục con gái.
Mẹ của thân chủ H vẫn phải tiếp tục sống cam chịu với kẻ đã lạm
dụng con gái mình do không có nơi nương tựa. (có thể là phụ thuộc
nhiều vào kinh tế).

2


Mẹ H và H do không có nơi nương tựa nên tiếp tục cam chịu để sống

2.

chung với cha dượng của H.
Giải quyết vấn đề:
Việc đầu tiên của một nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng để giúp
đỡ thân chủ H là liên hệ và đưa H đến các cơ sở trị liệu tâm lý, gặp chuyên
gia tâm lý về lĩnh vực trầm cảm. Vì trầm cảm là hậu quả trực tiếp của việc H
bị cha dượng lạm dụng tình dục, cho đến khi H bị trầm cảm ở mức độ nặng
sẽ tự gây tổn thương cho chính bản thân H hoặc những người xung quanh.
Và trong công tác xã hội thì ưu tiên giải quyết những vấn đề liên quan trực
tiếp đến sức khỏe, tính mạng của thân chủ, trong trường hợp này thì ưu tiên
giải quyết vấn đề trầm cảm và khám sức khỏe để chăm sóc sức khỏe cho
thân chủ, tiếp đó là giúp thân chủ ổn định lại tình thần và đồng thời hỗ trợ
mẹ của thân chủ những việc cần thiết.
Nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng sẽ sử dụng các liệu pháp trị
liệu sau để can thiệp và hỗ trợ 2 mẹ con vượt qua hoàn cảnh:
• Liệu pháp nhận thức - hành vi: (CBT) cung cấp cho thân chủ, mẹ
thân chủ thông tin, kiến thức về trầm cảm và cung cấp cho thân
chủ các kĩ năng để quản lý triệu chứng sức khỏe của mình, giúp


thân chủ hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và hành vi có vấn đề.
Liệu pháp gia đình: Đặt thân chủ trong hệ thống gia đình, trong
trường hợp này thì người hỗ trợ chủ yếu trong gia đình của thân
chủ chính là mẹ của thân chủ, đưa mẹ thân chủ cùng tham gia vào
quá trình trị liệu trầm cảm, quá trình can thiệp khủng hoảng, như



vậy thân chủ sẽ cảm thấy an toàn hơn và được quan tâm hơn.

Thuốc điều trị trầm cảm: Khi nhân viên công tác xã hội liên hệ
được với nhà cung cấp dịch vụ y tế, nhà cung cấp sẽ làm việc với
mẹ thân chủ để chọn thuốc phù hợp nhất với thân chủ.

3




Khuyến khích thân chủ tham gia vào các buổi sinh hoạt cộng
đồng…để hạn chế việc thân chủ tự thu mình trong phòng và không

3.

giao tiếp, tương tác với bên ngoài.
Chương trình can thiệp:
Bước 1: Tiếp nhận và đánh giá:
Khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của mẹ thân chủ H, nhân viên công tác xã hội

tại cộng đồng phải nhanh chóng khai thác những thông tin cần thiết về thân chủ để
thực hiện việc đánh giá.
Đánh giá những vấn đề của thân chủ H về: Tình trạng sức khỏe thể chất và
tâm lý của thân chủ, môi trường sống và học tập của thân chủ, cụ thể đánh giá
được như sau:
Về thân chủ:



Thân chủ H, 14 tuổi, bị cha dượng xâm hại tình dục.
Tình trạng sức khỏe thể chất: bị đánh đập, sức khỏe yếu, không ổn





định.
Tình trạng sức khỏe tâm lý: Đang rơi vào trạng thái trầm cảm.
Vẫn đang tiếp tục sống với người đã xâm hại tình dục mình, môi
trường sống gia đình luôn bị đe dọa, không an toàn.

Về mẹ thân chủ:


Tâm lý bị tổn thương do chứng kiến cảnh con gái bị chính người



chồng hiện tại của mình lạm dụng tình dục.
Mẹ H bị cha dượng của H đánh đập và đuổi khỏi nhà khi phát hiện



cha dượng H đang lạm dụng tình dục con gái.
Mẹ của thân chủ H vẫn phải tiếp tục sống cam chịu với kẻ đã lạm
dụng con gái mình do không có nơi nương tựa. (có thể là phụ thuộc
nhiều vào kinh tế).

4





Mẹ H và H do không có nơi nương tựa nên tiếp tục cam chịu để
sống chung với cha dượng của H.

Từ việc xác định vấn đề hiện tại của thân chủ trong tình huống này thì nhân
viên công tác xã hội nhận thấy rằng vấn đề trầm cảm của thân chủ H cần được ưu
tiên để giải quyết, sau đó là các vấn đề khác như sức khỏe… Tuy nhiên, ngoài việc
xây dựng kế hoạch trợ giúp thân chủ H thì nhân viên công tác xã hội cũng cần có
một số kế hoạch, hành động cụ thể để giúp đỡ mẹ của thân chủ vượt qua được nan
đề này, đồng thời đưa ra một số tham vấn về tình trạng và cách hỗ trợ con gái bị
trầm cảm.
Nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng tiếp tục tiếp cận các nguồn thông
tin cần thiết từ các nguồn: gia đình, bạn bè, từ những người công tác chuyên môn
như y tá, bác sĩ chăm sóc sức khỏe tâm thần của thân chủ để tìm hiểu và nắm rõ
vấn đề hiện tại của thân chủ một cách toàn diện.
Nhân viên công tác xã hội quan sát trực tiếp những biểu hiện, hành vi, thái
độ của thân chủ, trực tiếp phỏng vấn thân chủ để thu thập thông tin cần thiết.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch can thiệp:
Mẹ của thân chủ H đã yêu cầu sự hỗ trợ từ Trung tâm công tác xã hội vì vậy
nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng sẽ trực tiếp xây dựng một kế hoạch can
thiệp dành cho thân chủ H và cả mẹ thân chủ.
Mục tiêu:


Với thân chủ H

Thân chủ H được trị liệu để thoát khỏi tình trạng trầm cảm, sức khỏe tinh
thần ổn định và bình thường.

5



Sức khỏe thể chất, các vết thương trên cơ thể thân chủ H được chăm sóc,
chữa lành.
Thân chủ H tiếp tục đến trường,


Với mẹ thân chủ:

Mẹ thân chủ H ổn định được tâm trạng do vấn đề xảy ra với con gái, cơ sở
chăm sóc y tế chăm sóc, khám chữa sức khỏe thể chất, các vết thương do
đánh đập trên người thân chủ.
Mẹ thân chủ H có việc làm ổn định, thu nhập ổn định.
Các hoạt động:
Liên hệ với bác sĩ tâm lý có chuyên môn cao để trị liệu vấn đề trầm cảm cho
thân chủ, đồng thời điều trị khủng hoảng tinh thần, tình trạng lo âu cho mẹ
thân chủ H.
Liên hệ với cơ sở chăm sóc y tế, các bác sĩ, y tá tại địa phương để theo dõi
tình trạng sức khỏe và khám chữa bệnh cho thân chủ H.
Liên kết nguồn lực tìm việc làm mới cho mẹ thân chủ H, liên kết với các
trung tâm giới thiệu việc làm để tìm cho mẹ thân chủ một công việc phù hợp
với thời gian, điều kiện và hoàn cảnh của mình, như vậy là sẽ hỗ trợ công
việc ổn định và thu nhập ổn định cho mẹ thân chủ H để 2 mẹ con không phụ
thuộc vào người cha dượng, có thể tự lo cho cuộc sống của 2 mẹ con.
Liên kết với nhà trường, giáo viên nơi thân chủ H đã và đang học để nhà
trường và giáo viên tạo điều kiện, hỗ trợ nhân viên công tác xã hội can thiệp
trầm cảm cho thân chủ, đưa thân chủ quay trở lại tiếp tục học tập và giao lưu
với mọi người xung quanh. (Tuy nhiên không tiết lộ sự việc thân chủ bị xâm

6



hại tình dục, vì nếu tiết lộ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của thân
chủ…).
Tìm nguồn tài trợ, hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các nhà thiên nguyện quan tâm
đến vấn đề của thân chủ H để giúp đỡ kinh tế cho mẹ con H và thúc đẩy chất
lượng trị liệu hiệu quả cho thân chủ.
Liên hệ với cơ quan pháp luật để có những giải pháp phù hợp để nghiêm trị
những hành vi xâm hại tình dục, bạo lực gia đình của người cha dượng, đưa
những hành vi phạm tội đó ra trước pháp luật để người cha dượng chịu
những hình phạt thích đáng cho những hành vi phạm pháp gây hậu quả lớn
do ông ta gây nên.
Tham vấn với mẹ thân chủ để cung cấp những thông tin cần thiết, những kĩ
năng trong chăm sóc và hỗ trợ trị liệu cho trẻ bị trầm cảm
Tổ chức thực hiện:
Nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp đi tìm và liên hệ với những cá
nhân, tổ chức có liên quan để giúp đỡ, hỗ trợ giải quyết cho vấn đề của thân
chủ H.
Nhân viên công tác xã hội tìm hiểu từ nhu cầu của thân chủ và mẹ của thân
chủ để lập nên kế hoạch can thiệp (chủ yếu là mẹ thân chủ tham gia cùng
xây dựng kế hoạch).
Nhân viên công tác xã hội trực tiếp phỏng vấn về nhu cầu của thân chủ và
mẹ thân chủ để đưa ra những mục tiêu cần đạt được.
Nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp biện hộ để thân chủ H nhận
được sự trợ giúp từ các chính sách nhà nước, mẹ thân chủ H nhận được giúp

7


đỡ về việc làm…Đặc biệt, nhân viên công tác xã hội làm việc với cơ quan có

thẩm quyền (công an, luật sư…) để cấu thành phạm tội người cha dượng.
Thân chủ H có tinh thần hợp tác với nhân viên công tác xã hội cũng như bác
sĩ tâm lý, bác sĩ chăm sóc sức khỏe để gia tăng khả năng hồi phục trong thời
gian ngắn nhất có thể.
Thân chủ H thực hiện nghiêm túc theo những kế hoạch mà nhân viên xã hội
cùng thân chủ và mẹ thân chủ lập ra.
Mẹ thân chủ là người theo dõi, giám sát những biểu hiện, những tiến bộ hay
không tiến bộ của thân chủ để từ đó cùng nhân viên xã hội khắc phục, sửa
chữa lại nội dung bản kế hoạch cho phù hợp.
Mẹ thân chủ chủ động học hỏi, tìm hiểu về những kiến thức liên quan đến
trầm cảm từ nhân viên công tác xã hội hay các chuyên gia tâm lý, chuyên gia
chăm sóc sức khỏe để chăm sóc được tốt nhất cho thân chủ.
Chính quyền địa phương có vai trò khảo sát, điều tra hoàn cảnh gia đình của
thân chủ để đưa ra những sự hỗ trợ về mặt hành chính, pháp lý hoặc các mức
trợ cấp…
Khai thác nguồn lực hiện tại của thân chủ H:
Nguồn lực nội tại: Tình trạng bị mắc trầm cảm của thân chủ là mới chớm
(khoảng gần 2 tháng) nên khi trị liệu vẫn có khả năng cao là thân chủ có thể
hồi phục bình thường. Thân chủ H có tình yêu lớn đối với mẹ, bởi khi bị cha
dượng đe dọa sẽ giết cả 2 mẹ con nên H mới không nói ra sự thật cho mẹ
biết.

8


Nguồn lực từ gia đình: Thân chủ H luôn có mẹ bên cạnh, sẵn sàng hy sinh
hoặc hỗ trợ để H hồi phục sức khỏe tinh thần và thể chất, đồng thời đưa 2
mẹ con ra khỏi hoàn cảnh này.
Nguồn lực cộng đồng: Nhân viên công tác xã hội kết nối với cơ quan có
thẩm quyền tại địa phương mà 2 mẹ con thân chủ H sinh sống để tìm hiểu

hoàn cảnh và hỗ trợ các khoản trợ cấp theo quy định về chính sách xã hội
của Nhà nước như: Trợ cấp cho hộ nghèo…
Bước 3: Thực hiện kế hoạch.
Thân chủ thực hiện theo kế hoạch đã được đưa ra bởi nhân viên công tác xã
hội và gia đình thân chủ, từ đó đánh giá xem những gì thân chủ làm được, những gì
thân chủ chưa làm được để sửa chữa, khắc phục sao cho bản kế hoạch can thiệp
cho thân chủ đạt được hiệu quả như mong đợi.
Nhân viên công tác xã hội tiến hành thực hiện những vai trò như liên kết
nguồn lực, liên hệ tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các bên liên quan, các nguồn lực, tài
nguyên có thể giúp thân chủ và mẹ thân chủ thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn và
giúp cho việc triển khai kế hoạch được thuận tiện hơn.
Nhân viên xã hội trực tiếp tham vấn cho thân chủ về trang bị những kĩ năng
kiểm soát, tự bảo vệ bản thân của thân chủ.
Bước 4: Giám sát, rà soát:
Nhân viên công tác xã hội kết hợp với gia đình thân chủ (mẹ thân chủ), liên
kết với các chuyên gia tâm lý, chuyên gia chăm sóc sức khỏe để theo dõi và
phát hiện kịp thời những biểu hiện, hành vi…những vấn đề mà trong quá
trình can thiệp mới bắt đầu nảy sinh để từ đó đối chiếu và điều chỉnh lại bản
đánh giá ban đầu.
9


-

Hỏi mẹ thân chủ xem thân chủ có thực hiện đúng theo các bước mà

-

bản kế hoạch đã nêu hay không.
Hỏi chuyên gia tâm lý về quá trình trị liệu của thân chủ có tiến bộ,


-

có hiệu quả hay không.
Theo dõi các báo cáo về sự tiến bộ của thân chủ.
Nhân viên công tác xã hội thường xuyên đôn đốc thân chủ và
những cá nhân có liên quan tham gia để đảm bảo tiến độ thực hiện
kế hoạch can thiệp cho thân chủ có hiệu quả.

Bước 5: Lượng giá, kết thúc:


Lượng giá:
Sau một thời gian nhất định của quá trình trợ giúp, nhân viên
công tác xã hội tại cộng đồng cần lượng giá được kết quả trợ
giúp của thân chủ H (và cả mẹ thân chủ H) để xem xét xem đã
có thể kết thúc quá trình hay phải chuyển ca để tiếp tục can
thiệp.
- Lượng giá thành quả: Cho tới thời điểm này thì thân chủ H
đã trị liệu hiệu quả tình trạng trầm cả hay chưa? Nếu chưa
đạt thì lý do gì khiến thân chủ H chưa thoát khỏi tình trạng
-

trầm cảm?
Thân chủ H có tiếp tục đến trường không? Có rào cản gì xảy

-

ra khi H đến trường (có bị bạn bè kì thị, xa lánh không?)…
Sức khỏe thể chất của thân chủ có được cải thiện hay


-

không?
Mẹ của thân chủ có tìm được công việc phù hợp để ổn định
thu nhập và ổn định được cuộc sống của 2 mẹ con hay phải
tiếp tục nhận sự trợ giúp của các tổ chức, cá nhân hảo tâm
khác?

10


-

Trong quá trình can thiệp thì thân chủ H đạt được tiến bộ rõ
rệt và nổi bât nào không? Nếu có thì đó là gì và điều gì

-

khiến thân chủ có được sự tiến bộ đó và ngược lại?
Những kết quả, mục tiêu, kế hoạch chưa đạt được sẽ được
khắc phục như thế nào nếu như chuyển giao can thiệp thân
chủ cho nhân viên xã hội khác? Hoặc những kế hoạch cần
được thực hiện cho thân chủ trong tương lai (Thân chủ tham
gia vào các câu lạc bộ sinh hoạt chung giữa những người có
chung hoàn cảnh hoặc nhóm những người biết vươn lên khỏi
số phận để thân chủ không bi quan về quá khứ và số phận để

-


từ đó có tinh thần sống lạc quan, vui vẻ…).
Nhân viên công tác xã hội tự lượng giá và rút ra bài học kinh
nghiệm từ hoạt động can thiệp với thân chủ (rèn luyện được
kĩ năng làm việc với trẻ em bị trầm cảm…)

Sau khi tất cả các hoạt động can thiệp đã được thực hiện và lượng giá được
những thành quả đã và chưa đạt được trong quá trình can thiệp với thân chủ
H thì nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng có thể đánh giá được ca can
thiệp này đã có thể đóng và kết thúc hay chưa hoặc phải chuyển ca do một
số vấn đề trong quá trình can thiệp trị liệu mà bản thân nhân viên công tác xã
hội không có khả năng giải quyết (ví dụ thân chủ H bị trầm cảm ở mức độ
rất nặng thì nhân viên xã hội không thể can thiệp mà phải chuyển giao thân
chủ cho các chuyên gia chăm sóc về sức khỏe tâm thần trong khi nhân viên
xã hội chỉ có thể hỗ trợ thân chủ về hoàn cảnh gia đình hoặc hòa nhập xã
hội…).
Tóm lại: Muốn trợ giúp cho thân chủ tự mình vượt qua được những hoàn
cảnh khó khăn thì nhân viên công tác xã hội luôn phải cùng thân chủ và gia
đình thân chủ lập nên một kế hoạch cụ thể từ những mong muốn, nhu cầu
11


của thân chủ, của gia đình, sự hợp tác, nỗ lực và cố gắng thực hiện kế hoạch
can thiệp của thân chủ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên công tác xã hội trợ
giúp một cách có hiệu quả nhất cho những vấn đề của thân chủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Kĩ năng chăm sóc trẻ em rối nhiễu tâm trí, 2014.


12


2.

Nguyễn Thị Thanh Hương (chủ biên), 2014, Giáo trình Quản lý ca về
chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, Nhà xuất bản Lao
động-Xã hội.

13



×