Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tăng cường quan hệ hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo chương trình giáo dục đại học định hướng ứng dụng (POHE) tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.33 KB, 13 trang )

TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG
ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG
ỨNG DỤNG (POHE) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Bùi Huy Nhượng, Lại Sơn Tùng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt: Bài viết này tập trung phân tích, đánh giá quan hệ hợp tác với doanh nghiệp
trong đào tạo Chương trình giáo dục đại học định hướng ứng dụng (POHE) tại Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo đó, nghiên cứu đã chỉ ra mặc dù một số hoạt động hợp
tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp đã đạt được những mục tiêu nhất định song mức độ
hợp tác ở nhiều hoạt động chưa thật sự chặt chẽ và bền vững; chưa có sự tham gia hỗ trợ
chặt chẽ của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của Nhà trường; các hoạt động hợp tác
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa Nhà trường và doanh nghiệp còn rất hạn chế.
Nghiên cứu đã chỉ ra 3 nguyên nhân căn bản của thực trạng này: thứ nhất là sự thiếu
động lực từ phía doanh nghiệp để tham gia vào các hoạt động hợp tác với Nhà trường,
thứ hai là các bất cập trong cơ chế chính sách của Nhà nước, và thứ ba là sự khác biệt
lớn văn hóa và quan điểm lợi ích giữa các bên tham gia. Trên cơ sở thực trạng đó, nghiên
cứu đã đưa ra một số định hướng và giải pháp cần thiết cho quan hệ hợp tác của Nhà
trường và doanh nghiệp trong đào tạo POHE nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chương
trình POHE của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Từ khóa: hợp tác, doanh nghiệp, giáo dục đại học định hướng ứng dụng (POHE)
1. Tổng quan về đào tạo Chương trình POHE của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chương trình giáo dục Đại học theo định hướng ứng dụng (Profession Oriented Higher
Education - POHE) thuộc Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam - Hà Lan được bắt đầu vào đầu
năm 2005 với mục tiêu nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên bằng cách xây dựng các
chương trình đào tạo lấy nhu cầu của thị trường lao động làm trung tâm. Dự án này có mục tiêu
chính là thực hiện chính sách mang tính đột phá “đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Bộ Giáo dục
và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) và hình thành chính sách về mơ hình đào tạo theo định hướng ứng
dụng. Từ năm 2005, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Hà
Lan, đã bắt đầu xây dựng các chương trình POHE cho ngành đào tạo Du lịch và Khách sạn và
bắt đầu tuyển sinh vào năm 2006.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã bắt đầu xây dựng chương trình POHE và tuyển


sinh từ năm 2006. Ban đầu mới chỉ có ngành Quản trị khách sạn và Quản trị lữ hành. Từ năm
2013 đến nay, do nhu cầu của thế giới nghề nghiệp và thay đổi tích cực trong nhận thức xã hội
đối với các chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, Nhà trường tiếp tục
xây dựng và triển khai tuyển sinh đào tạo thêm các ngành: Kinh doanh thương mai (gồm quản
trị kinh doanh thương mại và Quản lý thị trường), Luật (Luật kinh doanh), Marketing (gồm
Marketing truyền thông và Thẩm định giá). Như vậy, tính đến nay, Chương trình POHE tại

393


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện đang đào tạo 7 ngành: ngành Quản trị dịch vụ du lịch
và lữ hành (chuyên sâu Quản trị lữ hành), ngành Quản trị khách sạn (chuyên sâu Quản trị khách
sạn), ngành Marketing (chuyên sâu Truyền thông marketing), ngành Kinh doanh thương mại
(chuyên sâu Quản trị kinh doanh thương mại), ngành Luật (chuyên sâu Luật kinh doanh), ngành
Marketing (chuyên sâu Thẩm định giá), ngành Kinh doanh thương mại (chuyên sâu Quản lý thị
trường)... Và hiện nay, các hoạt động tuyển sinh, đào tạo, hợp tác trong đào tạo chương trình
POHE được tổ chức, quản lý trực tiếp bởi Viện Đào tạo Chương trình Tiên tiến - Chất lượng
cao và POHE (gọi tắt là AEP). Trải qua 15 năm xây dựng và thực hiện đào tạo chương trình
POHE, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thu được những kết quả tích cực.
• Quy mơ và kết quả đào tạo chương trình POHE
Hiện nay, Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng (POHE) tại Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh được khoảng 140 - 160 sinh viên mỗi khóa. Tổng số sinh
viên tốt nghiệp từ chương trình sau hơn 15 năm thực hiện chương trình là hơn 800 sinh viên.
Hình 1 dưới đây thể hiện số lượng tuyển sinh vào các ngành thuộc chương trình POHE các
năm gần đây.
100

92

90

80
70
60
50

49

45
40

40

45
39

38
31

28

30

41

38

28

25


21

19

17

20

37

35 35

14

10
Khóa 55

Khóa 56

Khóa 57

Khóa 58

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Quản trị khách sạn

Marketing

Quản trị Kinh doanh thương mại


Khóa 59

Luật

Hình 1: Số lượng tuyển sinh vào các ngành thuộc chương trình POHE
từ Khóa 55 đến Khóa 59
Sau hơn 10 năm triển khai đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chương trình
POHE đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều phương diện, cả về chất lượng đào tạo và
về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau đào tạo. Cụ thể, kết quả tổng hợp về số lượng tuyển sinh đầu
vào các khóa cho thấy mặc dù có biến động về số lượng của các ngành đào tạo nhưng tổng số
sinh viên tuyển sinh vào chương trình có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, kết quả xếp loại tốt
nghiệp của các sinh viên có thay đổi tích cực, tỷ lệ sinh viên xếp loại tốt nghiệp giỏi và xuất sắc
có xu hướng tăng dần.
394


100%
90%

0.1475

0.1548
0.2991

80%
0.5413

70%
60%


Giỏi và Xuất sắc
50%
40%

Khá
0.8525

0.8452

Trung bình

0.6822
30%
0.4587

20%
10%
0%
Khóa 55

Khóa 56

Khóa 57

Khóa 58

Hình 2: Cơ cấu sinh viên tốt nghiệp từ chương trình POHE
theo xếp loại tốt nghiệp từ Khóa 55 đến Khóa 58
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Viện Đào tạo Chương trình Tiên tiến,

Chất lượng cao và POHE giai đoạn 2015 - 2021)
Bên cạnh đó, trong q trình học tập, sinh viên được thực hành nhiều môn học tại cơ sở,
điều đó tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm thực tế và có nhận thức đầy đủ về mơi trường
làm việc trong tương lai, từ đó có định hướng rõ hơn cho sự nghiệp của mình trong tương lai,
cũng như có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong phương pháp học. Việc tiếp xúc với thế
giới việc làm đã giúp cho sinh viên hiểu được những kiến thức kỹ năng mình cần có để được
một doanh nghiệp uy tín tuyển dụng trong tương lai. Theo báo cáo việc làm của sinh viên sau
tốt nghiệp của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (giai đoạn 2018 - 2020), khoảng 90 - 95%
sinh viên POHE có việc làm trong vịng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Theo kết quả khảo sát của
Trung tâm Tư vấn, Hướng nghiệp và Việc làm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đối với các
doanh nghiệp đã tuyển dụng cử nhân tốt nghiệp từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy,
khả năng đáp ứng công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp của sinh viên POHE được nhà tuyển
dụng đánh giá cao. Ngồi chun mơn, sinh viên có được kỹ năng chun nghiệp và thái độ
nghề nghiệp nghiêm túc, đúng đắn... Nhìn chung, Chương trình đào tạo POHE đã đáp ứng được
mong muốn từ phía sinh viên và chất lượng đào tạo của chương trình đã có những chuyển biến
tích cực hơn, đáp ứng tốt hơn với những yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng.
• Số lượng doanh nghiệp hợp tác với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong đào tạo
Chương trình POHE
Sau hơn 15 năm thực hiện Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng (POHE) tại
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hoạt động liên kết, hợp tác với thế giới nghề nghiệp đã từng

395


bước được đẩy mạnh. Số lượng các doanh nghiệp tham gia hợp tác cùng với Nhà trường trong
hoạt động đào tạo này tăng dần theo thời gian. Đến nay, chương trình đào tạo có đầu mối hợp
tác với hơn 40 đơn vị và doanh nghiệp (chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh trong khu vực
Đồng bằng sông Hồng). Kết quả này đã thể hiện những nỗ lực của Nhà trường, Viện Đào tạo
Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE và đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên tham gia giảng
dạy chương trình trong việc tìm kiếm, thiết lập mạng lưới quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp

nhằm hỗ trợ cho công tác giảng dạy, hướng dẫn học tập; từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, đáp
ứng tốt hơn những yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.
45
42
40
37
35

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ
hành

30

30

Quản trị khách sạn

25

Marketing

20

Quản trị Kinh doanh thương
mại
1212

11
10


12
10

8 8

7

5

15

16

15

9

8
6

5

Luật

12

5

Tổng
6


3

0

0 0

0 0

2012

2014

2016

2018

2020

Hình 3: Biến động số lượng các đợn vị, doanh nghiệp là đầu mối hợp tác trong đào tạo
POHE tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo các ngành đào tạo
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Viện Đào tạo Tiến tiến, Chất lượng cao và POHE)
Như vậy, về mặt số lượng các đầu mối hợp tác có xu hướng tăng lên đáng kể sau hơn
10 năm thực hiện chương trình. Có nhiều doanh nghiệp là địa chỉ hợp tác tin cậy, lâu dài của
Nhà trường trong đào tạo chương trình POHE như: Tập đồn Him Lam, Mường Thanh, Ngân
hàng Bưu điện Liên Việt, BIDV, Vietcombank, Vietinbank… Đây là những địa chỉ tin cậy, có
gắn bó lâu dài với Nhà trường trong các hoạt động tuyển dụng và đào tạo, hướng dẫn thực hành
thực tập cho sinh viên trong chương trình. Ngồi ra, có nhiều đơn vị thuộc các cơ quan, bộ,
ngành khác cũng tham gia hỗ trợ nhà trường trong đào tạo chương trình định hướng ứng dụng
trong nhiều năm qua. Điều này thể hiện những thành công nhất định của Nhà trường trong việc

tạo dựng, mở rộng mạng lưới kết nối với thế giới nghề nghiệp để hỗ trợ, nâng cao chất lượng
đào tạo của chương trình.

396


Như đã phân tích ở trên, đặc thù của chương trình POHE là nhấn mạnh định hướng ứng
dụng; vì thế, nó địi hỏi phải tạo cho sinh viên nhiều cơ hội tiếp xúc công việc, tiếp xúc thực
tiễn ngay từ trong quá trình học tập. Nắm bắt được thực tiễn đó, Nhà trường đã thành lập một
số trung tâm hỗ trợ đào tạo là đầu mối tiếp nhận với giới thiệu các địa chỉ thực hành, thực tập
cho sinh viên và hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên như: Trung tâm Tư vấn hướng
nghiệp và Việc làm, Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội… Đây là những bước đi quan
trọng của Nhà trường, không những giúp tạo điều kiện cho việc mở rộng các quan hệ hợp tác
mà cịn giúp Nhà trường duy trì phát triển các quan hệ hợp tác này ở mức độ cao hơn để hỗ trợ
các hoạt động đào tạo theo định hướng ứng dụng, đáp ứng những xu thế thay đổi của thế giới
nghề nghiệp hiện nay.
Bảng 1: So sánh số lượng đầu mối, đối tác của một số trường đại học
thực hiện Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng (POHE)
Trường/ cơ sở đào tạo

Số lượng đối tác11 trong mạng
lưới hợp tác đào tạo POHE

Trường Đại học Nông - Lâm (Đại học Thái Nguyên)

45

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

35


Học viện Nông nghiệp Việt Nam

84

Trường Đại học Nông - Lâm (Đại học Huế)

32

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

120

Trường Đại học Vinh

28

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

26

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

42

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo kết quả Dự án phát triển giáo dục đại học
theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp ở Việt Nam)
Trong 8 trường đại học, học viện đang thực hiện dự án POHE, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân mới chỉ xếp thứ 4 ở số lượng các đối tác chiến lược hợp tác với Nhà trường trong đào
tạo chương trình POHE.

2. Đánh giá về quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với doanh
nghiệp trong đào tạo POHE trong những năm qua
Những ưu điểm của quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với doanh
nghiệp trong đào tạo POHE.
Cùng với sự mở rộng về số lượng các doanh nghiệp trong mạng lưới đối tác chiến lược
trong đào tạo POHE, các hoạt động hợp tác đã phần nào mang lại những lợi ích cho Nhà trường
trong phát triển chương trình định hướng ứng dụng sau hơn 10 năm triển khai. Những ưu điểm

11

Đối tác gồm cả doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước.

397


của quan hệ hợp tác với thế giới nghề nghiệp giữa Nhà trường và thế giới nghề nghiệp có thể
khái quát lại như sau:
Thứ nhất, số cơ sở, địa chỉ thực tập cho sinh viên POHE tăng lên đáng kể, mở ra cơ hội
thực hành, thực tập và cơ hội làm việc cho các sinh viên POHE. Do số lượng các doanh nghiệp
đối tác của Nhà trường tăng lên qua mỗi năm nên mạng lưới các cơ sở thực tập cho sinh viên
cũng được mở rộng đáng kể. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận sinh viên học kỳ cuối vào
thực tập tại doanh nghiệp. Đây là một thuận lợi lớn cho q trình đào tạo nói chung của Nhà
trường và đào tạo cử nhân chương trình POHE nói riêng.
Thứ hai, hệ thống học liệu cho đào tạo POHE không ngừng được củng cố, hoàn thiện.
Từ việc tiếp xúc doanh nghiệp, giảng viên đã được tiếp cận nhiều vấn đề thực tiễn của doanh
nghiệp, từ đó xây dựng thành các tình huống, các ví dụ minh họa để bổ sung vào bài giảng và
các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn học tập cho sinh viên.
Thứ ba, các chương trình đào tạo theo mơ hình POHE tiếp tục phát triển và khẳng
định chất lượng. Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã hồn thành xây dựng chương
trình và tuyển sinh sinh viên cho 07 chuyên ngành đào tạo POHE gồm: ngành Marketing

- Khoa Marketing, ngành Quản trị Kinh doanh - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế,
ngành Luật - Khoa Luật, ngành Quản trị Lữ hành - Khoa Du lịch, ngành Quản trị Khách
sạn - Khoa Du lịch.
Thứ tư, một số dự án phát triển đội ngũ giảng viên nguồn cho chương trình POHE được
thực hiện với sự hỗ trợ tích cực từ phía các doanh nghiệp. Hơn 40 giảng viên giảng dạy cho
chương trình POHE được tham gia khóa đào tạo giảng viên nguồn cho chương trình và được
tham gia thực tế ở nhiều doanh nghiệp đối tác.
Thứ năm, hàng trăm lượt cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy POHE được tham gia
các hoạt động trao đổi, thực hành, thực tế tại các doanh nghiệp đối tác, qua đó làm tăng năng
lực giảng dạy cho giảng viên và thay đổi tư duy đào tạo theo định hướng nghề nghiệp cho đội
ngũ giảng day.
Thứ sáu, 100% sinh viên của các chương trình POHE được tham quan thực tế tại các
doanh nghiệp ngay trong quá trình học tập tại trường. Nhờ quan hệ hợp tác với các doanh
nghiệp, sinh viên chương trình POHE được tiếp xúc doanh nghiệp, thực hành thực tế tại doanh
nghiệp chia thành nhiều đợt trong một năm học, tạo điều kiện cho tất cả các sinh viên đều có
cơ hội được tiếp xúc, làm quen mơi trường làm việc tại doanh nghiệp và tích lũy những kinh
nghiệm cho bản thân khi bắt đầu một công việc tại doanh nghiệp.
Thứ bảy, năng lực, kỹ năng làm việc thực tế của sinh viên POHE được rèn luyện và hình
thành ngay từ trong quá trình học tập tại Nhà trường nên sau khi tốt nghiệp các cử nhân POHE
cơ bản đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các nhà tuyển dụng.
• Những hạn chế tồn tại trong hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với
doanh nghiệp trong đào tạo POHE
Mặc dù hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp có nhiều ưu điểm, đã có nhiều lợi ích
được mang lại, song trên thực tế vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong quan hệ hợp tác
398


này. Kết quả từ thăm dò ý kiến cán bộ, giảng viên có thể thấy rằng hầu hết các liên kết, hợp tác
đều xuất phát từ nhu cầu trước mắt hay kế hoạch ngắn hạn của doanh nghiệp chứ không phải từ
chiến lược dài hạn. Mức độ hợp tác mới chỉ dừng lại ở sự hiểu biết phát triển ban đầu và ngắn

hạn, tính bền vững của nhiều hình thức hợp tác đối với các doanh nghiệp chưa cao, nhiều hoạt
động hợp tác chưa được duy trì một cách thường xuyên. Như vậy, vấn đề duy trì, phát triển quan
hệ các quan hệ hợp tác để một mặt nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình, một mặt tiếp tục phát
triển các mối quan hệ hợp tác bền vững, hiệu quả đối với các đối tác đang là một thách thức lớn
đối với Nhà trường.
Kết quả khảo sát mức độ hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp ở các hình thức hợp
tác được tác giả khái quát ở Hình 4 dưới đây.
4

3.74

3.5
3.08
3
2.5
2

1.84

1.84

1.99

1.5
1
0.5
0
Hợp tác tuyển dụng

Hợp tác hỗ trợ đào Hợp tác tham gia đào

tạo
tạo

Hợp tác nâng cao
năng lực cho nhà
trường

Hợp tác nghiên cứu,
chuyển giao cơng
nghệ

Hình 4: Điểm đánh giá trung bình về mức độ thường xuyên theo các hình thức hợp tác
giữa Nhà trường và doanh nghiệp
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả khảo sát mẫu 34 doanh nghiệp đối tác)
Từ kết quả khảo sát này có thể thấy các hoạt động hợp tác ở mức độ cao hơn chưa được
thực hiện một cách thường xuyên, bền vững. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, với các
hoạt động hợp tác ở mức độ cao hơn đòi hỏi vai trò tham gia của thế giới nghề nghiệp nhiều
hơn thì tính bền vững của các hoạt động hợp tác càng hạn chế. Cụ thể, các hoạt động hợp tác ở
mức độ tham gia đào tạo, nâng cao năng lực đào tạo và hợp tác nghiên cứu chuyển giao công
nghệ theo đánh giá của các cán bộ, giảng viên cịn rất hạn chế, chưa được duy trì, đẩy mạnh
một cách thường xuyên. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả, lợi ích của các mức độ
hợp tác này còn hạn chế, chưa phù hợp với tiềm năng và đáp ứng được kỳ vọng của Nhà trường
cũng như doanh nghiệp. Nhà trường chưa khai thác tối ưu được các hoạt động hợp tác từ phía

399


các đối tác thế giới nghề nghiệp, chưa duy trì được một cách thường xuyên và phát triển các
hoạt động hợp tác này lên các mức độ cao hơn. Hạn chế này đặt ra một đòi hỏi về khâu xúc
tiến, tổ chức, điều phối các hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và các doanh nghiệp. Một hạn

chế nữa có thể chỉ ra đó chính là vai trị của giảng viên trong mối quan hệ hợp tác chưa được
thể hiện tốt. Để chuyển đổi sang hệ thống đào tạo chương trình POHE, địi hỏi các trường đại
học phải chủ động trong việc xây dựng mối quan hệ với thế giới nghề nghiệp cũng như tận dụng
sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong đào tạo và phát triển Nhà trường và giảng viên cũng phải
đóng vai trị là cầu nối để triển khai các hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và thế giới nghề
nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, các giảng viên hiện nay chưa thể hiện được vai trò cầu nối giữa
Nhà trường với thế giới nghề nghiệp mà chủ yếu tập trung vào hoạt động giảng dạy, nghiên
cứu. Bên cạnh việc giảng dạy, chỉ một số ít cán bộ - giảng viên chủ động tìm kiếm, kết nối, xây
dựng các quan hệ với các cơ sở, doanh nghiệp để có địa điểm hướng dẫn thực hành cho sinh
viên, hỗ trợ các sinh viên thực hành, thực tập và mở rộng các hoạt động hợp tác. Điều đó thể
hiện nhiệm vụ kết nối với thế giới nghề nghiệp của giảng viên cịn hạn chế.
Về phía thế giới nghề nghiệp, theo ý kiến của một số doanh nghiệp được khảo sát cho
biết các giao kết, ghi nhớ hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp có nội dung cịn khá sơ sài,
chủ yếu liên quan đến việc tiếp nhận sinh viên đến thực tập và hỗ trợ tài chính sinh viên. Các
hoạt động tương tác khác còn khá hạn chế. Doanh nghiệp cũng cho rằng, mặc dù họ được mời
tham gia vào đánh giá kết quả đào tạo nhưng thực tế thì việc tham đánh giá người học, góp ý
điều chỉnh chương trình đào tạo gần như hiếm khi được thực hiện và chỉ tập trung ở một số
ngành học. Bên cạnh đó, mặc dù có sự liên kết, hợp tác với nhà trường trong tuyển dụng nhưng
số lượng sinh viên thực tế được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp đối tác này khơng
như kì vọng ban đầu của hai bên. Nhiều yêu cầu, kỳ vọng của các doanh nghiệp trong hợp tác
chưa được đáp ứng. Ví dụ như các yêu cầu về hợp tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ vẫn
không được đẩy mạnh song song cùng với quá trình đào tạo. Điều này đã làm cho các quan hệ
hợp tác khơng duy trì được một cách thường xuyên, Nhà trường không khai thác hết được các
cơ hội đầu tư từ phía các doanh nghiệp. Thậm chí, một số mối quan hệ hợp tác gần như dừng
lại do tính hiệu quả khơng cao, mức độ trao đổi hợp tác rất lỏng lẻo.
Từ những phân tích nêu trên có thể khái quát một số hạn chế tồn tại trong quan hệ hợp
tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thế giới nghề nghiệp trong đào POHE như sau:
Một là, về tính thường xuyên - bền vững của hợp tác, đa số các hợp tác trong thời gian
vừa qua cịn mang tính ngắn hạn, thời vụ, chưa cam kết đảm bảo duy trì nguồn nhân lực và chất
lượng đào tạo đồng đều ở các sinh viên. Hiện tại, chưa có các hợp tác đạt được thành cơng

mang tính dài hạn giữa các bên.
Hai là, về mức độ chặt chẽ của các hợp tác, vẫn chủ yếu là ở mức độ hợp tác tuyển dụng
và hỗ trợ đào tạo. Các mức độ hợp tác cao hơn như tham gia đào tạo, nâng cao năng lực đào tạo
và nghiên cứu khoa học và cơng nghệ cịn hạn chế, lỏng lẻo và chưa bắt kịp xu thế và những
đòi hỏi từ thực tiễn.
Ba là, vai trò của doanh nghiệp trong các mức độ hợp tác còn hạn chế, doanh nghiệp
mới thể hiện được vai trò ở mức độ hợp tác tuyển dụng, hỗ trợ đào tạo; còn các hoạt động tham
400


gia đào tạo, đóng góp vào xây dựng chương trình đào tạo POHE và tham gia quản trị nhà trường
của doanh nghiệp cịn khá mờ nhạt. Chưa có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp vào trong
việc đánh giá người học, đánh giá, điều chỉnh chương trình học.
Bốn là, cả doanh nghiệp và Nhà trường đều chưa khai thác hết các tiềm năng, thế mạnh
của nhau trong quan hệ hợp tác. Doanh nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng của Nhà trường về
năng lực đào tạo và nghiên cứu đổi mới sáng tạo để đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công
nghệ. Nhà trường cũng chưa khai thác được tối ưu những thế mạnh từ phía các doanh nghiệp
(về tài chính, cơng nghệ…) để nâng cao năng lực đào tạo của Nhà trường.
3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
với doanh nghiệp trong đào tạo Chương trình POHE
Để nâng cao chất lượng đào tạo của Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng (POHE),
xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với thế giới nghề nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khơng
thể thiếu trong q trình triển khai thực hiện chương trình. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác giữa
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thế giới nghề nghiệp trong đào tạo POHE trong những
năm qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại khiến cho kết quả của các hoạt động hợp tác chưa
được như kỳ vọng của các bên. Xuất phát từ cơ sở phân tích phát thực trạng và những nguyên
nhân của tồn tại trong mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và thế giới nghề nghiệp, nghiên
cứu đưa ra các giải pháp cho Nhà trường để tăng cường quan hệ hợp tác với thế giới nghề
nghiệp, mang lại hiệu quả cho công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường
trong đào tạo chương trình POHE. Hệ thống các nhóm giải pháp cụ thể như sau:

3.1. Nhóm giải pháp về quản lý và phát triển các hoạt động hợp tác nói chung
❖ Giải pháp về hồn thiện quy định, chính sách cho việc hợp tác với doanh nghiệp
trong đào tạo POHE
Giải pháp này được đề xuất dựa trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại
trong quan hệ hợp tác với thế giới nghề nghiệp đã chỉ ra: Nhà trường chưa có những văn bản
quy định cụ thể hay các chính sách cho việc thúc đẩy hợp tác với thế giới nghề nghiệp trong
đào tạo. Theo đó, Nhà trường cần sớm xây dựng các chính sách, các quy định rõ ràng về hình
thức, nội dung, cơ chế hợp tác với các doanh nghiệp; cần xây dựng chính sách, tạo điều kiện và
cơ chế khuyến khích các nhà khoa học chủ động tham gia và đóng vai trị tích cực trong các
hoạt động hợp tác của Nhà trường với doanh nghiệp; cụ thể trong hoạt động nghiên cứu và phát
triển, chuyển giao công nghệ, thực hiện nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu xã hội. Nhà
trường cần đưa nội dung liên quan đến phát triển quan hệ hợp tác với doanh nghiệp vào trong
chiến lược phát triển của Nhà trường giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, có mục tiêu cụ thể của
từng giai đoạn, phương thức hợp tác, các nội chủ yếu của hợp tác và lộ trình thực hiện trong
từng giai đoạn phát triển của Nhà trường. Muốn thực hiện được giải pháp này trước hết Nhà
trường cần phải có những nghiên cứu cụ thể về mục tiêu, phương thức, điều kiện hợp tác với
các doanh nghiệp, sau đó là lấy ý kiến các đơn vị, cá nhân nhà khoa học trong ngoài trường, ý
kiến các doanh nghiệp để lấy đó làm cơ sở đưa ra các quy định cụ thể và các chính sách tạo
điều kiện thúc đẩy các đơn vị đào tạo trực thuộc, các cá nhân chủ động tích cực tìm kiếm và
xây dựng, phát triển các quan hệ hợp tác với thế giới nghề nghiệp.
401


❖ Giải pháp về công tác tổ chức, điều phối các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp
Như đã phân tích ở thực trạng quan hệ hợp tác giữa Nhà trường với doanh nghiệp, một
số hoạt động hợp tác nhìn chung còn diễn ra chưa bền vững, còn manh mún, tự phát ở các đơn
vị trực thuộc trường xuất phát từ những nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp và các đơn vị đó;
do đó địi hỏi phải có một bộ phận chuyên trách để tổ chức, là đầu mối kết nối, hướng dẫn xúc
tiến các hoạt động hợp tác để mang lại hiệu quả hợp tác cho Nhà trường. Theo đó, Nhà trường
cần thành lập bộ phận chuyên trách, là đầu mối xử lý các vấn đề trong quan hệ hợp tác với

doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tổ chức, điều phối, theo dõi, đánh giá tình hình hợp tác với các
doanh nghiệp và các cơ quan thế giới nghề nghiệp, tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường
về các vấn đề liên quan đến hợp tác phát triển, hỗ trợ các khoa, viện, đặc biệt là Viện Đào tạo
Chương trình tiên tiến, chất lượng cao và POHE trong các hoạt động liên kết với doanh nghiệp
để hỗ trợ đào tạo. Muốn thực hiện được điều này, trước hết cần có chủ trương của lãnh đạo
trường cùng với sự tham gia, đóng góp ý kiến của các đơn vị đào tạo trong trường để thành lập
bộ phận chuyên trách có khả năng tham mưu cho ban lãnh đạo Nhà trường trong quá trình xây
dựng, quản lý các kênh hợp tác và hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trong trường xúc tiến các
quan hệ hợp tác với doanh nghiệp.
❖ Giải pháp về nâng cao hình ảnh, uy tín, sức ảnh hưởng của Nhà trường
Để tiếp tục khẳng đinh uy tín và danh tiếng của Nhà trường, thu hút sự hợp tác của các
doanh nghiệp, Nhà trường cần thực hiện những giải pháp về quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín
và sức ảnh hưởng. Đó cũng chính là một biện pháp để Trường dễ dàng tạo dựng, mở rộng các
mối quan hệ với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Muốn vậy, trước hết, Nhà trường cần
phải phải tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực đội ngũ giảng dạy, từ đó tạo dựng uy tín của
Nhà trường. Trong đó, việc nâng cao năng lực thực tế, khả năng hướng dẫn thực hành cho giảng
viên chương trình POHE thơng qua các chương trình trao đổi thực tế, các diễn đàn trao đổi đối
với các doanh nghiệp cần được thực hiện thường xuyên hơn theo kế hoạch tiếp xúc định kỳ; tiếp
nữa là tích cực tham gia vào các diễn đàn, hiệp hội, các chương trình xúc tiến việc làm, các chương
trình hợp tác liên kết trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ đối với các doanh nghiệp, các cơ
quan ban ngành của chính phủ và các địa phương. Cuối cùng, cần đầu tư cho các hoạt động truyền
thông nâng cao hình ảnh và uy tín của Nhà trường để tạo ra những cơ hội mở rộng hợp tác với
thế giới nghề nghiệp trong đào tạo. Để thực hiện được giải pháp này, Nhà trường phải có chiến
lược dài hạn và kế hoạch cụ thể từng năm học cho các hoạt động truyền thông (sử dụng nhiều
kênh truyền thông xã hội hiện nay như: Facebook, Website, báo chí, truyền hình,…); bên cạnh
đó phải có phân bổ nguồn ngân sách hợp lý cho các hoạt động truyền thông và cho các hoạt động
tiếp xúc doanh nghiệp của cán bộ giảng viên.
❖ Giải pháp về cách thức xây dựng và phát triển mối quan hệ với doanh nghiệp
Cơ sở của giải pháp này xuất phát từ hạn chế: quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và thế
giới nghề nghiệp trong thời gian qua chưa phát triển về chiều sâu để khai thác được hết tiềm

năng của mỗi bên do những khoảng cách giữa doanh nghiệp và Nhà trường về mục tiêu, quan
điểm, lợi ích, văn hóa… Chính vì thế, Nhà trường cần có những giải pháp thiết thực về cách
thức xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp cho Nhà trường. Từ
đó, tác giả đưa ra giải pháp:
402


Một là, Nhà trường cần nghiên cứu lựa chọn phương thức liên kết phù hợp và phải
xây dựng các chương trình hợp tác đặc thù để làm điển hình cho xây dựng và phát triển các
hoạt động hợp tác khác về sau. Các thỏa thuận hợp tác cũng cần được thể hiện một cách rõ
ràng bằng văn bản.
Thứ hai, Nhà trường cần có kế hoạch định kỳ tiếp xúc, tìm hiểu những thay đổi trong nhu
cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp, từ đó so sánh với những chương trình đào tạo, chỉ ra các
bất cập hạn chế, những thiếu hụt cần điều chỉnh để cập nhập nội dung chương trình giảng dạy,
đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình POHE đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trong
nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Qua đó giữ vững, duy trì các quan hệ hợp tác
lâu dài với doanh nghiệp.
Ba là, để phát triển chiều sâu các mối quan hệ hợp tác, Nhà trường cũng cần phải chọn
lọc, lựa chọn các đối tác phù hợp với mục tiêu đào tạo các ngành thuộc chương trình POHE để
xây dựng các chương trình hợp tác mang tính chiến lược dài hạn qua đó mới có thể khai thác
các tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp, đóng góp vào hoạt động đào tạo của Nhà trường.
Muốn vậy, hàng năm, Nhà trường cần thường xuyên cập nhật danh sách các đối tác, sau đó tiến
hành rà sốt, chọn lọc các đối tác phù hợp, uy tín để xây dựng chương trình hợp tác dài hạn.
Bên cạnh đó, hàng năm, Nhà trường đều phải có hoạt động tổng kết đánh giá về các kết quả,
tồn tại của các hoạt động hợp tác theo từng nội dung, cấp độ, theo các nhóm đối tác; từ đó đưa
ra các mục tiêu, kế hoạch và các điều chỉnh cho hoạt động hợp tác của năm học tiếp theo.
Cuối cùng là, Nhà trường cần sớm xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các doanh
nghiệp đối tác trong đào tạo (có phân loại các đối tác theo nhiều tiêu chí khác nhau), giao bộ
phận chuyên trách về hợp tác với doanh nghiệp hoàn thiện và quản lý; hàng năm có cập nhật
báo cáo để làm cơ sở tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường đưa ra định hướng, chỉ đạo các

hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp.
3.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy các hoạt động hợp tác còn hạn chế
a. Giải pháp cho các hoạt động hợp tác tham gia đào tạo
Thực trạng mức độ hợp tác tham gia đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp đã chỉ ra
các doanh nghiệp đối tác hiện nay gần như chưa có các hoạt động hợp tác nào ở mức độ này.
Để một doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo của Nhà trường để góp ý xây dựng, điều
chỉnh chương trình đào tạo, đánh giá người học là hết sức khó khăn. Như đã phân tích ở trên,
mối quan tâm của doanh nghiệp và Nhà trường là khác nhau, doanh nghiệp quan tâm tới lợi ích,
lợi nhuận cịn Nhà trường thì quan tâm tới chất lượng đào tạo. Mơi trường làm việc của doanh
nghiệp và môi trường học tập tại Nhà trường cũng rất khác nhau. Cách thức vận hành doanh
nghiệp và vận hành Nhà trường cũng không giống nhau. Vì thế, để doanh nghiệp tham gia cùng
với nhà trường trong đào tạo dường như có tính khả thi. Tuy nhiên, hiện nay, mơ hình quản lý
của các trường đại học tự chủ quy định trong Hội đồng trường có thành phần là đại diện doanh
nghiệp, Nhà trường cần tận dụng các thành viên này trong việc kết nối và xây dựng lên một
nhóm DN có lĩnh vực, phạm vi nghề nghiệp phù hợp với các ngành đào tạo POHE của nhà

403


trường. Mỗi ngành/ chuyên ngành đào tạo POHE nên có một số doanh nghiệp đối tác chiến
lược. Ví dụ, ngành Quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn thì chọn lựa các Khách sạn hay công
ty du lịch để làm đối tác chiến lược. Sau khi kết nối thành lập được nhóm doanh nghiệp tư vấn
này, Nhà trường sẽ thành lập các tổ cơng tác về chương trình đào tạo của từng ngành/ chuyên
ngành (có thể do viện AEP tổ chức, điều phối) để làm việc với từng nhóm doanh nghiệp phù
hợp để đưa ra các thỏa thuận, cam kết hợp tác cho từng nhóm. Sau đó là xây dựng chương trình
hợp tác, kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể. Sau khi thống nhất được với Nhà trường,
bước tiếp theo Nhà trường yêu cầu doanh nghiệp gửi kế hoạch cử cán bộ tham gia vào các
module thực hành của sinh viên gửi lại cho Trường để Nhà trường sắp xếp kế hoạch giảng dạy
cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp; cuối mỗi kỳ học, cán bộ doanh nghiệp phải được
mời tham gia vào đánh giá kết quả module thực hành của sinh viên. Cuối năm học, đại diện

doanh nghiệp cùng Nhà trường (các khoa viên, bộ môn chuyên môn liên quan) họp tổng kết,
rút kinh nghiệm, chia sẻ những vướng mắc để cả hai bên cùng giải quyết và lên kế hoạch hoạt
động cho năm học tiếp theo.
Để giải pháp này có thể thực hiện được thì có 3 vấn đề quan trọng ở đây Nhà trường
phải giải quyết được: thứ nhất là Nhà trường phải thỏa thuận được với doanh nghiệp về những
lợi ích mà họ nhận được và những cam kết mà doanh nghiệp cần phải thực hiện; thứ hai là tất
cả các hoạt động hợp tác đều phải được lên kế hoạch từ trước và gửi cho hai bên có ý kiến trước
khi tổ chức thực hiện ở mỗi kỳ học; thứ ba là Nhà trường cũng cần có một bộ phận chuyên trách
để điều phối và giám sát các hoạt động này, kịp thời báo cáo ban lãnh đạo chương trình và Ban
Giám hiệu về các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
b. Giải pháp cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Như đã phân tích ở thực trạng, các hoạt động hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ giữa Nhà trường và doanh nghiệp còn rất hạn chế. Nhà trường mới chủ yếu ký các đề tài
nghiên cứu với Nhà nước và các cơ quan Bộ, ngành, địa phương; các đề tài nghiên cứu và thương
mại hóa kết quả nghiên cứu theo đặt hàng của doanh nghiệp là chưa có nhiều. Với bề dày truyền
thống đào tạo các ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, hoạt động nghiên cứu khoa học
để phục vụ quá trình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp là một thế mạnh của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân. Vì vậy, hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp, thương mại hóa kết quả nghiên
cứu mang lại lợi ích cho hai bên và củng cố hình ảnh, uy tín của Nhà trường cần thiết phải được
đẩy mạnh để khai thác tiềm năng thế mạnh của Nhà trường. Để đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu,
chuyển giao công nghệ giữa Nhà trường và doanh nghiệp, về phía Nhà trường cần thực hiện song
song các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, Trường cần tiếp tục tăng cường mở rộng sự kết nối, xây dựng mạng lưới có
sự kết nối chặt chẽ giữa các cá nhân trong tổ chức. Tuy nhiên, để dịch chuyển mơ hình chuyển
giao cơng nghệ tới mơ hình 3 (Triple Helix), mạng lưới kết nối cần mở rộng đối với doanh
nghiệp và Nhà nước. Các mối quan hệ được phát triển liên tục cùng các mối quan hệ cũ sẽ củng
cố sự trao đổi thông tin thông suốt giữa các bên, tạo cơ hội cho Nhà trường kết nối, xây dựng
và phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với thế giới nghề nghiệp.

404



Thứ hai, để phát triển các nghiên cứu có tính thực tiễn và mang tính cập nhật cao, Nhà
trường cần xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu hiện đại, bao gồm: các nghiên cứu học thuật,
thông tin kinh tế vĩ mô và thông tin thứ cấp từ thị trường. Cơ sở dữ liệu này cần được chia sẻ
mở với thành viên cũng như sinh viên của trường nhằm khuyến khích và nâng cao năng lực
nghiên cứu nội bộ.
Thứ ba, Nhà trường cần xây dựng đội ngũ, hoàn thiện cơng tác tổ chức và quy trình linh
hoạt để có thể đẩy nhanh tiến độ và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các cơ quan Nhà
nước. Nói cách khác, Nhà trường cần cải cách về quy trình quản lý các đề tài, dự án nghiên cứu,
tránh các thủ tục hành chính rườm rà gây ảnh hưởng tới thời gian thực hiện các dự án nghiên
cứu và chuyển giao cơng nghệ. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần linh động liên kết, thiết kế
và xây dựng chương trình đào tạo và cần có chính sách đổi mới giáo dục, tăng cường tiềm lực
và đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng kết đào tạo chương trình POHE trong giai đoạn 2012 - 2021, Viện Đào
tạo chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Dự án PROFED (2014), Tài liệu dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng
ứng dụng nghề nghiệp ở Việt Nam.
3. Đinh Văn Toàn (2016), Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý
cho Việt Nam. VNU Journal of Science: Economics and Business, 32(4), 69-80.
4. Hà Văn Hoàng (2011), Hợp tác phát triển khoa học và công nghệ giữa trường đại
học và DN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tại Trường Đại học
Ngoại thương, Hà Nội, ngày 15/11/2011.
5. Luật Giáo dục (2017), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Lương Thu Hà (2020), Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với mơ hình tổ chức đào
tạo định hướng ứng dụng (POHE) tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đề tài NCKH cấp cơ
sở 2019. Mã số: KTQD/V2019.47.
7. Nguyễn Phương Anh (2016), Quan điểm của các doanh nghiệp trong hợp tác với
trường đại học. />8. Nguyễn Việt Hà (2019), Mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong

nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng mô hình Triple Helix tại Việt Nam, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 196(03), 189-196.
9. Phạm Thị Hương, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đức Xuân Chương (2009), Sổ tay giảng
viên POHE, Tài liệu của Dự án PROFED.
10. Trần Anh Tài (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, Tạp
chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Số 25, 77-81
11. Trần Anh Tài, Trần Văn Tùng (2009), Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp
trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

405



×