Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài tập giúp phòng chống thoái hóa cột sống cổ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.78 KB, 4 trang )

Bài tập giúp phòng chống thoái hóa
cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ thường bắt đầu ở tuổi 40, ngoài việc điều trị dùng thuốc thì
việc tập luyện là hết sức cần thiết. Bài tập giới thiệu dưới đây giúp bạn phòng chống
thoái hóa cột sống cổ.
Thoái hóa cột sống cổ hay còn gọi là hư xương sụn cột sống cổ, là một bệnh lý thường
gặp và đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở những người trên 40 tuổi. Trong y học cổ
truyền, bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng như đầu thống, huyễn vựng, tý chứng, nuy
chứng… Khi mắc các chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của thầy
thuốc chuyên khoa, vấn đề tập luyện và tự xoa bóp để chữa và phòng bệnh tái phát có ý
nghĩa hết sức quan trọng.

Day huyệt kiên tỉnh.
Phương pháp tự xoa bóp cột sống cổ
Ngồi thoải mái trên ghế, toàn thân thả lỏng, thở đều và sâu, tiến hành tuần tự các thao tác
sau đây:

- Xát cổ: ngửa cổ, dùng bàn tay phải xát từ trên xuống dưới phía bên cổ trái và ngược lại
dùng bàn tay trái xát từ trên xuống dưới phía bên cổ phải, mỗi bên xát 15 lần sao cho tại
chỗ nóng lên là được.

- Xát gáy: dùng các ngón tay của cả hai bàn tay đan với nhau rồi ôm lấy vùng sau gáy,
kéo qua kéo lại 10 – 15 lần với một lực vừa phải.

- Xát vùng giữa hai xương bả vai: cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay ra phía sau cùng bên
rồi xát từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên 10 – 15 lần, sau đó đổi bên với thao tác
tương tự.

- Day ấn huyệt phong trì: đặt hai ngón tay cái vào hai huyệt, 8 ngón kia ôm chặt lấy đầu,
dùng lực day ấn cả hai huyệt phong trì từ 1 – 2 phút sao cho có cảm giác tức nóng phía
sau đầu là được. Vị trí huyệt phong trì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ


nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt.

- Bóp các cơ vùng gáy: đầu cúi về phía trước, dùng ngón tay cái và các ngón còn lại của
một bàn tay bóp cơ cổ từ trên xuống dưới với một lực vừa phải, làm đi làm lại 10 – 15
lần.
- Day ấn huyệt kiên tỉnh: dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt bên đối diện
chừng 1 – 2 phút. Vị trí huyệt kiên tỉnh: cúi đầu để xác định 2 đốt xương gồ cao nhất (C7
và D1), huyệt nằm ở điểm giữa đoạn thẳng nối khe của 2 đốt xương này với mỏm cùng
vai.
- Véo gân dưới nách: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân dưới nách (huyệt cực
tuyền) bên đối diện sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống các ngón tay.

- Day ấn huyệt hậu khê: dùng ngón tay cái day ấn huyệt bên đối diện từ 1 -2 phút. Vị trí
huyệt hậu khê: nắm bàn tay lại, huyệt nằm ở cuối đường tâm đạo của lòng bàn tay, trên
đỉnh nếp lồi.

- Tìm và day ấn các điểm đau ở cổ và vai (các a thị huyệt), mỗi huyệt từ 1 – 2 phút, sao
cho đạt cảm giác tê tức là được.

Phương pháp tập vận động cột sống cổ
- Nghiêng cổ sang trái rồi sang phải mỗi bên 10 lần sao cho tai áp sát vai càng nhiều càng
tốt, chú ý phải giữ cột sống lưng và thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng.

- Cúi cổ về phía trước, cố gắng để cằm tỳ vào ngực càng nhiều càng tốt, ngửa cổ về phía
sau sao cho gáy tựa vào vai, luân phiên hai động tác mỗi phía từ 10 – 15 lần.

- Quay cổ: cúi đầu phía trước rồi quay cổ về phía vai trái, phía sau, phía vai phải rồi trở
lại như trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, luân phiên mỗi chiều 5 lần,
yêu cầu động tác phải chậm rãi, liên tục và đều đặn.


- Nhấc vai: tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, luân phiên mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai
vai cùng một lúc 10 lần
Cần lưu ý: các động tác phải vừa sức, nhịp nhàng và tạo được cảm giác dễ chịu; phải tập
trung tư tưởng chỉ huy động tác, làm đến đâu theo dõi đến đó; trong khi thực hành hơi thở
phải tự nhiên; phải kiên trì tập luyện và tự xoa bóp, mỗi ngày làm 1 – 2 lần vào sáng sớm
khi mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

×