Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập lớn môn tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.14 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÀI TẬP LỚN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ BÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : “Nước độc
lập mà người dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm
đó đối với Việt Nam hiện nay

Họ và tên SV:
Lớp:
Mã SV:
Hà Nội , Ngày 6 Tháng 3 Năm 2022

1|Page


MỤC LỤC
Lời Mở Đầu………………………………………………………………… ….3
I. Những ý nghĩa to lớn của “độc lập, tự do, hạnh phúc” đối với nhân dân và
đất nước ………………………………………………………………………...4
II. Hiện thực hóa khát vọng độc lập - tự do - hạnh phúc cho nhân dân của Chủ
tịch Hồ Chí Minh ……………………………………………………………….6
III Liên hệ thực tiễn với Việt Nam hiện nay…………………………………..8
IV Kết Luận ……………………………………………………………………13

2|Page


LỜI MỞ ĐẦU


Đất nước Việt Nam đã phải trải qua hàng chục năm chiến đấu với những đế quốc
phương Tây, bất chấp mn vàn những áp bức bóc lột, những sự khó khăn mà thực
dân Pháp lẫn đế quốc Mỹ đem đến, thì dân tộc ta vẫn kiên cường chiến đấu đến
cùng với tinh thần yêu nước mãnh liệt và để rồi cuối cùng chúng ta đã vượt qua và
giành được chiến thắng cuối cùng vào năm 1975 qua đó chính thức giành được độc
lập và khẳng định chủ quyền biển đảo đất nước Việt Nam. Tuy nhiên để có được
những chiến thắng vang dội đó và hịa bình như ngày nay thì vơ vàn những chiến
sĩ, cán bộ cách mạng đã anh dũng chiến đấu và hi sinh trong lúc bảo vệ tổ quốc. Và
nổi bật nhất trong những vị anh hùng đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh, một vị
lãnh tụ thiên tài, vĩ đại và là nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam. Người đã
cống hiến gần như tồn bộ cuộc đời của mình cho cuộc cách mạng, chu du khắp
mọi miền thế giới để tìm ra con đường cứu nước và trong quá trình đó Người đã kế
thừa và phát triển được quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự quan trọng của
nhân dân và vai trò to lớn của họ đối vợi sự phát triển của đất nước, nổi bật nhất có
thể kể đến như “ Lấy dân làm gốc”. Chính vì vậy mà những di sản tư tưởng mà chủ
tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho những thế hệ sau luôn chú trọng về việc đặt nhân
dân lên hàng đầu cũng như vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Theo quan điểm của Người thì nhân dân không chỉ đơn thuần là lực lượng cách
mạng mà một trong những lực nòng cốt quan trọng để phát triển đất nước về mọi
mặt, họ là những người mà Đảng và Nhà Nước cần phải chú trọng đến cả về vật
chất lẫn tinh thần. Và để thực hiện được điều đó thì tự do và hạnh phúc đều là
những yếu tố cần thiết nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ rằng “Nước độc lập
mà người dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa
lý gì”. Đây là một trong những luận điểm có ý nghĩa sâu sắc và Đảng và Nhà nước
vẫn tiếp tục áp dụng theo luận điểm này để nhằm có thể phát triển một đất nước
hịa bình, phát triển và hạnh phúc. Và để hiểu rõ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc
gắn với con đường xây dựng đất nước theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội. Em xin phép được phân tích và làm rõ quan điểm trên cũng như
liên hệ luận điểm đó đối với Việt Nam hiện nay


3|Page


I Những ý nghĩa to lớn của “độc lập, tự do, hạnh phúc” đối với nhân dân và đất
nước
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc chính là những quyền làm người cao cả nhất theo
Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về quyền con người, song những
quyền đó chỉ được thực thi trong một quốc gia độc lập. Vì những giá trị cao q
đó, suốt chiều dài lịch sử, nhân loại tiến bộ, trong đó có nhân dân Việt Nam đã
không quản ngại hy sinh, gian khổ đấu tranh để giành lấy/giành lại. Trân trọng giá
trị độc lập, tự do của dân tộc đã giành được, không lâu sau khi tuyên bố thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, ngày 12/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
sắc lệnh số 49 về việc ghi tiêu đề: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm thứ nhất; bên
dưới là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc trên các công văn, điện văn, công điện, trát,
đơn từ, báo chí, chúc từ,v.v..
6 chữ quý giá Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ghi dưới quốc hiệu nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hiện thân khát vọng
của tồn dân tộc; là sự hiện thực hóa tâm nguyện và ý chí "tự do cho đồng bào tơi,
độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những
điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tơi hiểu” của Hồ Chí Minh từ thập niên
1920; đồng thời cũng là sự chắt lọc, vận dụng chất tinh túy trong chủ nghĩa Tam
dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, ham muốn tột bậc của Người là "làm sao cho nước
ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành" và Người nguyện cùng Đảng ta, nhân dân ta
kiên trì thực hiện "ham muốn tột bậc" đó. Song thành quả của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 đã bị thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ phá bỏ. Vì một nước
Việt Nam hịa bình, độc lập, tự do và thống nhất, khơng cam tâm làm nô lệ, không
để quyền sống của mỗi người dân Việt Nam lại bị tước đoạt, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã thề quyết tâm cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước tiến hành trường kỳ chống
thực dân Pháp với tinh thần và ý chí “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Ai cũng phải ra sức chống thực dân
Pháp cứu nước; đã tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với khát vọng:
4|Page


“Nhân dân Việt Nam rất u chuộng hịa bình, hịa bình thật sự, hịa bình trong độc
lập tự do” và niềm tin chân lý “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do"...
Trong 30 năm trường chinh kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đầy gian khổ và
hy sinh, thắng lợi của trận Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945-1954) và thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mùa xuân 1975 đã
kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Miền Nam đã được
giải phóng, hai miền Nam Bắc đã “sum họp một nhà”, cả nước hịa bình, độc lập,
thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những nỗ lực
của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc
trải dài mấy thập niên cũng chính là để bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam được
thụ hưởng đầy đủ nhất quyền con người; trong đó, có quyền được sống trong hịa
bình, độc lập, tự do và quyền tự quyết của dân tộc - được quyết định vận mệnh,
con đường phát triển của mình.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì thực hiện những
căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh
phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”, chính thể chế nhà nước cùng
những quyền lợi và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp 1946 và
Hiến pháp 1959 đã cho thấy, trong điều kiện cụ thể của đất nước, nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực thực thi quyền con người theo quy định của
pháp luật. Sau thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xn 1975, nước nhà
hịa bình, độc lập và thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân cả nước lại
tiếp tục đồn kết, đồng lịng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng vượt qua khó khăn về
mọi mặt sau những năm dài chiến tranh, tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế,

thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong hòa bình, mỗi người dân
trên đất nước Việt Nam đều cảm nhận được sâu sắc hơn giá trị của độc lập, tự do,
của niềm vui được sống trong Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, để ngày mỗi ngày đều
được đóng góp cơng sức, trách nhiệm vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hơn 90 năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hơn 75 năm sau ngày Chủ
tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập, sáng lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và 35 năm kiên trì thực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng,
những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phịng,v.v.. đã góp phần tạo dựng một diện mạo mới của Việt Nam, một vị thế mới
5|Page


của Việt Nam trên trường quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, văn hóa, xã hội có
nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện
đáng kể, bộ mặt của đất nước và cuộc sống của người dân có những thay đổi. Trên
hành trình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để mỗi người
dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân,
quyền dân chủ của nhân dân; đồng thời coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng và hiểu biết giữa các quốc gia,
trong đó, có việc thực hiện tốt các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt
Nam là thành viên.
Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng cháy bỏng, đồng thời cũng là quyền của
mỗi con người, của mỗi dân tộc. Trong dòng chảy lịch sử nhân loại và xuyên suốt
hàng ngàn năm dựng xây gắn liền với bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam, Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc luôn là khát vọng, là nỗ lực phấn đấu, hy sinh của biết bao
thế hệ. Với Việt Nam, từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 đến nay, Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc luôn xuất hiện cùng quốc hiệu Việt Nam, khẳng định giá trị lớn lao
và ý nghĩa trường tồn của 6 chữ quý báu này và tiêp tục được hiện thực hóa trong

văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
II Hiện thực hóa khát vọng độc lập - tự do - hạnh phúc cho nhân dân của Chủ
tịch Hồ Chí Minh
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền độc lập dân tộc phải gắn với tự do, hạnh phúc cho
mọi người dân. Đây chính là tiêu chí căn cốt, thước đo giá trị của độc lập dân tộc,
tác động trở lại việc củng cố, bảo vệ độc lập dân tộc. Chính vì vậy, ngay sau thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo kiến tạo
chính thể dân chủ cộng hịa, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân ở Việt
Nam, để mưu cầu tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Người nêu rõ: “Chúng ta tranh
được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng khơng
làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc
đủ”
Khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc không chỉ được thể hiện trong ham muốn tột
bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
6|Page


hành”, mà còn từng bước được thể hiện trong đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân:
“Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ
nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã
hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Chính sách kinh tế
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ là khơng ngừng phát triển sản xuất để nâng
cao mãi đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”.
Từ khát vọng đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người
dân, mà không phải chỉ dành riêng cho một nhóm người nào trong xã hội, sau khi
nước nhà giành lại nền độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phải đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi theo quan điểm của Người, “Chủ nghĩa xã hội là làm

sao cho dân giàu nước mạnh”; “Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự
do”... Xây dựng chủ nghĩa xã hội “là một sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử loài
người”, nhưng đây cũng là “cuộc chiến đấu khổng lồ”, cho nên Người chỉ dẫn
Đảng phải huy động sức mạnh của toàn dân, trong bất cứ hồn cảnh nào cũng phải
ln quan tâm và có kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, nhằm khơng ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Để thực hiện khát vọng cao đẹp đó, theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên và tồn dân
phải có quyết tâm, đồng tâm và tín tâm. Trong đó, trước hết, Đảng, Nhà nước và hệ
thống chính trị các cấp cần phát huy tốt vai trò lãnh đạo hoạch định, chỉ đạo và tổ
chức thực thi đường lối, chính sách; phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ phương
châm: việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân
dù nhỏ cũng phải hết sức tránh. Đồng thời, phải huy động sức mạnh toàn dân trong
sự nghiệp xây dựng đất nước với phương châm đem tài dân, sức dân, của dân làm
lợi cho dân. Đảng phải dựa vào lực lượng toàn dân để tổ chức, động viên, phát huy
được sức mạnh vĩ đại của tồn dân.
Khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập - tự do - hạnh phúc đã trở thành
nguồn động lực, sức mạnh vô cùng to lớn thúc đẩy nhân dân Việt Nam vượt qua
mọi khó khăn, thử thách. Thực hiện di nguyện của Người: “Điều mong muốn cuối
cùng của tơi là: Tồn Đảng, tồn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt
Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới”, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, đồng lòng làm
7|Page


nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước
(1975). Từ đây, nhân dân trên mọi miền Tổ quốc bắt tay xây dựng đất nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng đất
nước phú cường.

III Liên hệ thực tiễn với Việt Nam hiện nay

Thực hiện theo tư tưởng và khát vọng của chủ tịch Hồ Chí Minh về một cuộc sống
hạnh phúc, tự do cho nhân dân Việt Nam. Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi
mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, tồn diện và có ý nghĩa
lịch sử. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần khơng ngừng được cải thiện
và nâng cao, tình hình chính trị và xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được đảm
bảo, quan hệ đối ngoại được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng
cao trên trường quốc tế. Chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và
uy tín quốc tế như ngày nay. Đây chính là niềm tự hào, là động lực quan trọng để
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vững bước đưa
đất nước phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh tình hình thế giới có những
biến đổi nhanh chóng, rất phức tạp và khó lường.


Về An Ninh – Quốc Phịng :

Đất nước độc lập thì nhân dân phải được tự do, hạnh phúc và ngược lại cũng thế.
Để nhân dân ta được sống yên bình, tự do hạnh phúc thì trước tiên đất nước Việt
Nam phải giữ được nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Với đường lối đúng
đắn, tư duy đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, Đảng ta đã phát huy cao nhất sức mạnh
tổng hợp của đất nước, tăng cường cả về thế và lực, nhất là tiềm lực, sức mạnh
quốc phòng, an ninh. Đặc biệt trong những năm vừa qua nền quốc phòng Việt Nam
đã có một cuộc nâng cấp và đổi mới tồn diện ở mọi lĩnh vực, hải quân Việt Nam
sở hữu một hạm đội tàu ngầm tối tân Kilo ( được mệnh danh là "hố đen" trong lòng
đại dương), ở trên bầu trởi lực lương không quân Việt Nam đã sở hữu những loại
tiêm kích tối tân Su-30MK2 và tiếp tục tăng cường trong tương lai sắp tới, còn ở
dưới mặt đất, lục quân Việt Nam đã sở hữu những chiếc xe tăng T-90S, đây được
coi là một trong những loại xe tăng tốt nhất trên thế giới tại thời điểm hiện tại. Nhờ
đó, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta có bước phát
8|Page



triển tồn diện, mang tính đột phá. Chúng ta đã nỗ lực xây dựng nền quốc phịng
tồn dân tồn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, ngày càng hiện đại; với bản
chất hịa bình, tự vệ. Đó là nền quốc phịng của dân, do tồn dân tham gia xây
dựng, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.Tuy nhiên, trong những năm
trở lại đây, đất nước ta đã có những thử thách nhất định liên quan đến chủ quyền
hải đảo, đặc biệt phải kể đến việc Trung Quốc đang lăm le muốn chiếm lấy vùng
biển đảo của tổ quốc, nổi bật nhất chính là sự kiện Trung Quốc đặt dàn khoan HD981 vào vùng biển thuộc lãnh thổ Việt Nam vào ngày 1/5/2014 , khơng dừng lại ở
đó, những năm tiếp theo, Trung Quốc liên tục xây dựng những hòn đảo nhân tạo tại
quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam với mục đích khẳng định chủ quyền phi pháp.
Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống nhân dân Việt Nam ở quần đảo
Hồng Sa.Chính vì vậy, mà Đảng và Nhà Nước cần phải có những hành động
quyết liệt hơn phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, phát huy nội lực kết hợp với ngoại lực,
chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế
lực thù địch; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc nhằm giúp cho những nhân dân Việt Nam tại các vùng biển hải đảo có
thể giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất
nước.


Về kinh tế :

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng
khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng
trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình
qn đã tăng gấp đơi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng
khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế

chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt
Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
Quy mơ, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ
USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân
cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu
người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.

9|Page


Những nỗ lực đổi mới trong 35 năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục
được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển.
Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện
hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt
38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020, trong bối cảnh đại
dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng
vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế
trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát
triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát
triển, đồng thời hình thành các vùng chun mơn hóa cây trồng, vật ni gắn với
chế biến cơng nghiệp... Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có
bước phát triển mạnh mẽ.
Qua 35 năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất
khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông
sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ... luôn duy trì ở
mức cao. Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn. Đặc biệt, trong bối
cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu
tư thế giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ
USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Với kim ngạch

xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim
ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.
35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên
nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối
tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn
thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc
gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối
tác thương mại lớn của Việt Nam.
Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song
phương và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam
tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP
chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác
kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế
10 | P a g e


giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ
mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới phát triển kinh tế,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
Có thể thấy Đảng và Nhà Nước đã thực hiện đúng theo tư tưởng và khát vọng của
chủ tịch Hồ Chí Minh về một cuộc sống hạnh phúc, tự do cho nhân dân. Các chính
sách kinh tế đã bắt đầu tự do cởi mở hơn, tiếp cận và kết nối với thế giới bên ngồi,
nhân dân được phép tự do bn bán, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đúng đắn và hợp lý. Và để rồi từ một đất nước chìm trong suy thối kinh
tế và lạm phát, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển kinh
ngạc trong khu vực, đời sống nhân dân được cải thiện, đầy đủ vật chất và ấm no.


Về văn hóa – xã hội :


Để nhân dân Việt Nam được có được một cuộc sống tự do và hạnh phúc, Đảng và
Nhà Nước đã có những chính sách khuyến khích mở cửa văn hóa, giúp cho nhân
dân ta được tự do hịa nhập với nền văn hóa thế giới, tiếp nhận những nét đẹp của
các nền văn hóa châu Âu và châu Âu nhưng đồng thời giữ vững nét đẹp truyền
thống Việt Nam, biến Việt Nam trở thành một nền văn hóa độc nhất, hấp dẫn trong
mắt những du khách nước ngồi. Tính đến nay, Việt Nam đã ký hàng trăm hiệp ước
cả song phương, đa phương về văn hóa với các nước, các tổ chức quốc tế. Nhiều di
sản văn hóa được bảo tồn, tơn tạo. Văn học, nghệ thuật có bước phát triển mang
sắc màu mới, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Nhiều tác phẩm
về đề tài cách mạng, kháng chiến, công cuộc đổi mới đất nước được phát huy,
truyền tải sâu rộng vào những ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước, có chất lượng
tốt. Phong trào Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa đã khơi dậy được
nhiều giá trị nhân văn trong cộng đồng. Đồng thời, Nhà nước ta đã tận dụng sự
bùng nổ của các nguồn thơng tin đại chúng để đưa ra các chính sách, chương trình
nhằm giới thiệu hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Đó là tổ chức ngày Việt
Nam ở các nước, tổ chức festival ở những địa phương có hoạt động du lịch phát
triển mạnh như: festival hoa Đà Lạt, pháo hoa ở Đà Nẵng, chương trình Duyên
dáng Việt Nam tại châu Âu…Tuy nhiên, ranh giới giữa giao lưu và giao thoa văn
hóa rất mỏng. Giao thoa là sự xâm nhập, hịa trộn hoặc chuyển hóa giữa các nền
văn hóa với nhau. Trong khi đó, thơng qua con đường hội nhập quốc tế, các thế lực
thù địch đang tìm mọi cách thức nhằm đổi màu văn hóa nước ta. Thông qua hệ
thống internet, mạng xã hội, chúng tuyên truyền, xâm nhập các loại văn hóa độc
11 | P a g e


hại, lối sống cơ hội, thực dụng, ích kỷ, hẹp hịi, vơ cảm vào đời sống nhân dân, đặc
biệt là tầng lớp thanh thiếu niên… Hiện thực đó đã và đang gặm nhấm những giá
trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. Bởi vậy, trong quá trình giao lưu văn hóa Đảng
và Nhà Nước cần chú trọng nguyên tắc vừa hợp tác, vừa đấu tranh: hợp tác, tiếp
thu, học hỏi ở những nền văn hóa lành mạnh, tiến bộ, bài trừ, phủ định những sản

phẩm độc hại, những hành vi phản văn hóa; tỉnh táo trước mọi âm mưu, thủ đoạn
của kẻ thù lợi dụng ngoại giao văn hóa để thực hiện các mưu đồ chính trị.
Về mặt xã hội, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22%
năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn
nghèo đa chiều). Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được
nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Nhiều
chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như:
Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99% (đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau
Singapore); tỷ lệ học sinh đi học và hồn thành chương trình tiểu học sau 5 năm
đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEANNăng lực của hệ thống các cơ sở y tế
được củng cố và phát triển. Nhờ đó, người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y
tế hơn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng được chú trọng đầu tư,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân… Việt Nam là một trong
số ít quốc gia có hệ thống y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản; làm
chủ được nhiều kỹ thuật công nghệ cao mang tầm thế giới như: ghép chi, tim, gan,
thận...; kiểm sốt được nhiều dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có Covid-19; chủ
động sản xuất được nhiều loại vắcxin phòng bệnh, mới đây nhất là vắcxin phịng
Covid-19.... Bên cạnh đó, cơng tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm thực hiện. Đến nay, diện thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày
càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người
dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Trong 25 năm qua, ngành
Bảo hiểm xã hội đã giải quyết cho hơn 112,5 triệu lượt người hưởng các chế độ
bảo hiểm xã hội. Từ năm 2003 - 2018, ngành Bảo hiểm xã hội phối hợp với ngành
Y tế đã đảm bảo quyền lợi cho trên 1.748 triệu lượt người tham gia khám, chữa
bệnh bảo hiểm y tế, bình qn mỗi năm có trên 109 triệu lượt người thanh tốn chi
phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ngoài ra, các phong trào “Tương thân tương
ái,” “Đền ơn đáp nghĩa,” “Uống nước nhớ nguồn” do các cấp và các đoàn thể, các
tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân thực hiện và hưởng ứng
tham gia trong những năm qua cũng đã phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
12 | P a g e



đóng góp đáng kể an sinh xã hội cho nhân dân, nhất là người nghèo, vùng khó
khăn.
Như vậy ta có thể thấy những chính sách an sinh xã hội và hội nhập văn hóa của
Đảng và Nhà Nước đã phát huy tác dụng. Nhân dân Việt Nam đã và đang có một
cuộc sống tràn đầy hạnh phúc và tự do với một xã hội an toàn, lá lành đùm lá rách
và một nền văn hóa độc nhất, cởi mở và tự do đúng với những nguyện vọng mà
chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại để lại cho thế hệ ngày nay.

IV Kết luận
Có thể nói luận điểm “Nước độc lập mà người dân khơng được hưởng hạnh phúc
tự do thì độc lập cũng khơng có nghĩa lý gì” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một luận
điểm có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và khát vọng của Người đã trở thành một lẽ sống,
lý tưởng phấn đấu mà Đảng và nhân dân ta đã áp dụng tới mọi khía cạnh của đời
sống trong thời đại ngày nay. Độc lập là một điều mà tất cả các quốc gia trên thế
giới đều muốn có, nhưng để có được một đất nước vững mạnh thì độc lập phải
ln đi kèm với hạnh phúc và tự do, có như vậy thì nhân dân mới có thể an tâm sản
xuất, đóng góp cho sự phát triển của đất nước được. Và cũng chính vì lý tưởng này
đã truyền càm hứng cho mọi người dân trên mọi miền tổ quốc về một cuộc sống
độc lập, tự do và hạnh phúc trong một đất nước Việt Nam n bình. Qua đó đã tiếp
động lực đề nhân dân ta vượt qua mọi giông tố, chiến thắng những thực dân Pháp
và đế quốc Mĩ để giành được độc lập tự chủ cho Việt Nam vào năm 1975 , đồng
thời tiếp tục hành trình xây dựng một đất nước Việt Nam sánh vai cường quốc năm
châu, bảo vệ cuộc sống của mọi người dân Việt, giúp cho họ có một cuộc sống
được tự do, ấm no và hạnh phúc.

13 | P a g e



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Văn Thị Thanh Mai ( 2021) : Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc": Từ khát vọng đến hiện thực, truy cập từ link : />2 Thu Phương ( 2021 ) : Hiện thực hóa khát vọng độc lập - tự do - hạnh phúc cho
nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, truy cập từ link :
/>ut/p/b1/vZDJkqJAEIafpR_AoIpF8FiyFpaAUrJdCERbQRBlFZ-mZ6IiZhDt5eZzjxlRGZ8X9MxARMdE367JS0WXVNil9zNI81ZG2lJURAghoAmGMpTxTMAptjfCbIww
eRKzQoKHD4OyGXZdbuw0V2EMyE2NjQe2WeXU_IYyX9XKXbavaYz6tVXh
0hPneVgS4tetZ5repszEOSrm_sc3FQDLtKzboBwS701U_7kvsKYP9zhamOcSa18flrUvj
W3sd3t6mR8PpUfBFIfAqx97WUcGLxIAJKILACNjt11sOA4g7tW9yUSnotpPyjwS1kSp8KAiOT6n62MxFz2
30wjQnbDX4G6b03puPD4sigvZ_3ZKWM4DhsVanVdwL7ZhwLy4YMu3XsvYjkNU6f
nK62h3UCzWdPpfBOtnLmf9EtSo150oryWxhjLbr6RfGWXGPqQNjKFyxr67v2i
kse4KyohL1eLwwIY5hgY6mly5jPRZ6zvUn8ufKf1bzG2aEiTGFkWOIDYCsy4bQgfmluxTKUCQAfu_l4w8_Lc5uD4blWorVFvDXMPcfKSWBRfWws
Ga6V9Qiph13QQErV0c2TsbWoc_C2uyWSS14 | P a g e


N9kb8Auj8NlMH_Buq2oQFsUlNw7Q07oX844erfAy2jKo_MrexXROhdPEv9Ae5XSFk/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/
3 Đinh Nguyễn An (2021) : Văn hóa việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, truy
cập từ link : />4 Đại tướng Ngô Xuân Lịch ( 2016 ) : Thành tựu và kinh nghiệm trong 30 năm đổi
mới quân sự, quốc phòng, truy cập từ link : />
15 | P a g e


16 | P a g e



×