Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIEU LUAN TRIET HOC MAC LE NIN PHU YEN SON LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.83 KB, 12 trang )

MỞ BÀI
Trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định: “Bảo
đảm lợi ích, sự kết hợp hài hịa các lợi ích và phương thức thực hiện lợi ích cơng
bằng, hợp lý cho mọi người, cho các chủ thể, nhất là lợi ích kinh tế”. Chính vì vậy,
việc giải quyết các quan hệ lợi ích một cách hài hịa, chính là tạo động lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cấp ủy, chính
quyền, hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Phù Yên, Sơn La đã tập trung lãnh
đạo đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển
mạnh mẽ nền nơng nghiệp hàng hóa gắn với thu hút đầu tư phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
từng bước đồng bộ, thông qua đó đã phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao
thu nhập và đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Tuy nhiên cùng với
quá trình phát triển kinh tế nhanh, cũng đặt ra những vấn đề lớn, nóng trong vấn đề
bảo vệ mơi trường như nạn chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng, ô nhiễm tài ngun
đất, nước, khơng khí, tiếng ồn; vấn đề thu gom và xử lý rác thải….Trước yêu cầu
của giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La phải có những
giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết hài hịa lợi ích giữa phát triển kinh tế với bảo
vệ môi trường, nhằm đạt được mục tiêu xây dựng huyện Phù Yên phát triển nhanh
và bền vững. Từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Đảm bảo hài hịa lợi ích và
bảo vệ mơi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay” làm
bài thu hoạch hết học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin.

1


NỘI DUNG
1. Một số nội dung lý luận về lợi ích và quan điểm của Đảng và Nhà nước
đối với vấn đề đảm bảo hài hịa lợi ích trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
1.1. Khái niệm lợi ích, bảo đảm hài hịa quan hệ lợi ích


1.1.1. Khái niệm lợi ích, bản chất của lợi ích
* Khái niệm lợi ích
Theo cách tiếp cận Kinh tế chính trị Mác – Lênin, lợi ích là cái phản ánh
quan hệ nhu cầu giữa các chủ thể và dùng để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể xã
hội (cá nhân, tập đoàn, giai cấp, tầng lớp...) trong những điều kiện lịch sử - xã hội
nhất định. Nói cách khác, lợi ích là tất cả những gì chủ thể (cá nhân, tập thể, tồn
xã hội) có thể chiếm hữu hoặc cần phải có (cần sở hữu). Lợi ích là đối tượng thỏa
mãn nhu cầu.
* Quan hệ lợi ích kinh tế
- Quan hệ lợi ích kinh tế: Quan hệ lợi ích là những liên kết với mục tiêu lợi
ích được xác lập một cách có ý thức trong q trình tương tác giữa các thành viên
trong xã hội dựa trên cơ sở kinh tế nhất định.
- Các loại hình quan hệ lợi ích kinh tế:
+ Quan hệ lợi ích kinh tế giữa cá nhân và xã hội.
+ Quan hệ lợi ích kinh tể giữa Nhà nước và cơng dân.
+ Quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với doanh nghiệp.
+ Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công dân và doanh nghiệp.
+ Quan hệ lợi ích kinh tê giữa cơng dân với cơng dân.
+ Quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trị của lợi ích:
Lợi ích có vai trị quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Với tính cách là lợi
ích cụ thể của một con người, lợi ích là động cơ thúc đẩy hay “động cơ tư tưởng”,
2


là nguyên nhân của những trạng thái căng thẳng thôi thúc chủ thể hoạt động thực
hiện lợi ích đó để thỏa mãn nhu cầu. Lợi ích chính là nhân tố quan trọng nhất trong
chuỗi quy định nhân quả dẫn dắt sự hoạt động của con người: Nhu cầu - lợi ích mục đích - hoạt động. Với tính cách là mâu thuẫn và quá trình giải quyết mâu
thuẫn giữa các loại lợi ích của chủ thể và giữa lợi ích của các chủ thể khác nhau,
lợi ích là động lực của sự phát triển.

1.1.3. Phân loại lợi ích
Dựa trên những căn cứ khác nhau, các nhà nghiên cứu đã chia lợi ích thành
nhiều loại khác nhau: dựa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội: chia thành lợi ích
kinh tế, lợi ích văn hố, lợi ích chính trị.... khái quát hơn là lợi ích vật chất và lợi
ích tinh thần; dựa vào phạm vi hoạt động của chủ thể: chia thành lợi ích cá nhân,
lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp, lợi ích toàn xã hội, lợi ích quốc gia, lợi ích nhân
loại... khái quát hơn là lợi ích riêng và lợi ích chung; dựa vào thời gian tồn tại của
lợi ích: chia thành lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; dựa vào tầm quan trọng của
lợi ích: chia thành lợi ích căn bản và lợi ích không căn bản, lợi ích cấp bách và lợi
ích khơng cấp bách; dựa vào tính chất và các biện pháp thực hiện lợi ích: chia
thành lợi ích chính đáng và lợi ích khơng chính đáng; dựa vào xu hướng khách
quan của sự phát triển xã hội, chia thành lợi ích tiến bộ, lợi ích bảo thủ …
1.1.4. Khái niệm về bảo đảm hài hịa quan hệ lợi ích
Lợi ích là cái phản ánh quan hệ nhu cầu giữa các chủ thể và dùng để thỏa
mãn nhu cầu của các chủ thể xã hội trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất
định. Và trong quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, thì lợi ích là những sản phẩm,
những đối tượng thỏa mãn một phần nhu cầu của chủ thể, lợi ích là cái mang quan
hệ - quan hệ giữa các chủ thể nhu cầu. Lợi ích xuất hiện trong mối quan hệ giữa
con người với con người trong q trình thỏa mãn nhu cầu. Do đó, lợi ích luôn
biểu hiện ra như là quan hệ xã hội. Do đó, thực chất quan hệ xã hội dù được xem
xét ở bất cứ lĩnh vực nào đi nữa, cũng là quan hệ lợi ích, là quan hệ giữa người với
3


người trong hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Bởi, trong hoạt động
thực tiễn, con người khơng làm với tư cách là một cá nhân riêng lẻ, mà luôn thực
hiện trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội. Các lợi ích có thể tương hợp, đồng
thuận, có thể mâu thuẫn, xung đột với nhau tùy thuộc vào việc giải quyết và đáp
ứng nhu cầu ở mỗi điều kiện, hoàn cảnh lịch s cụ thể, tạo nên các quan hệ lợi ích
đa dạng và phức tạp. Đảm bảo hài hịa quan hệ lợi ích là đảm bảo thỏa mãn nhu

cầu lợi ích của các chủ thể trong điều kiện lịch sử nhất định. Chỉ có đảm bảo hài
hịa lợi ích giữa các chủ thể thì mới có sự ổn định và phát triển.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề đảm bảo hài hòa lợi
ích trong thời kỳ đổi mới ở nước ta
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, để ổn định và phát triển, cần phải giải quyết hài
hòa mối quan hệ về lợi ích - giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích
riêng và lợi ích chung. Con người bao giờ cũng tồn tại và phát triển trong mối quan
hệ giữa cá nhân và cộng đồng, đây là mối quan hệ thống nhất có tác động nhân
quả. Mỗi cá nhân đơn lẻ không làm nên xã hội và xã hội bao giờ cũng là tập hợp
của những cá nhân trong mối quan hệ của họ. Nói cách khác, do lợi ích và thơng
qua việc thực hiện lợi ích mà các cá nhân tập hợp, liên kết và có mối quan hệ.
Ăngghen đã khẳng định: ở đâu khơng có lợi ích chung thì ở đó khơng thể có sự
thống nhất về mục đích và càng khơng thể thống nhất về hành động được. Đồng
thời ông cũng chỉ ra rằng: chừng nào cịn có sự chia cắt giữa lợi ích riêng và lợi ích
chung... chừng đó bản thân con người sẽ trở thành một lực lượng xã hội đối lập với
con người và nô dịch con người, chứ không phải bị con người thống trị. Lợi ích
riêng là động lực trực tiếp cho mọi hoạt động của con người. Con người ở bất kỳ
thời đại nào cũng hoạt động trước hết cho lợi ích của bản thân mình. Vì vậy, lợi ích
cá nhân đóng vai trị trực tiếp, cơ sở cho mọi hoạt động tự giác, hoạt động tích cực
của con người. Lợi ích cá nhân là nhân tố quyết định trước hết, là cơ sở để thực
hiện lợi ích xã hội. Lợi ích xã hội với ý nghĩa là hướng vào giải quyết những nhu
4


cầu chung của nhiều thành viên hợp lại thành cộng đồng xã hội. Vì vậy, lợi ích xã
hội đóng vai trò là điều kiện và định hướng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân.
Khơng chỉ quan tâm đến lợi riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam còn thực hiện các chủ
trương, giải pháp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa phục vụ lợi ích
chung. Lợi ích chung ln bao hàm và khơng mâu thuẫn với lợi ích riêng và lợi ích
cá nhân.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh “Đại

đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích giữa
các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
nhân dân; khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo
đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới.
Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì
lợi ích của nhân dân”.
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03-6/2021 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII về hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp
tục đề cập các nội dung về việc đảm bảo hài hịa quan hệ lợi ích trong thực hiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta“Triển khai chiến lược
tăng trưởng xanh. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát
triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi
thành viên trong xã hội tham gia bình đẳng và thụ hưởng cơng bằng thành quả từ
q trình phát triển”. “...Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con
người, quyền công dân, quyền và nghĩa vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp. Bảo đảm mọi người đều được bình
đẳng trong tiếp cận các cơ hội và điều kiện phát triển, được tham gia và hưởng lợi
từ quá trình phát triển”. “...Đẩy mạnh cải cách chế độ tiền lương, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tăng tiền lương, lấy tăng năng suất lao
động làm cơ sở để tăng tiền lương. Tiếp tục hồn thiện chính sách tiền lương, tiền
cơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao
5


động; hình thành cơ chế tiền lương theo nguyên tắc thị trường; bảo đảm hài hịa lợi
ích của người lao động và người sử dụng lao động”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh quan điểm về đảm bảo hài hịa lợi ích
“...Giải quyết hài hồ các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân”.

Như vậy trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo
hài hịa lợi ích của các chủ thể, mà ở đây là lợi ích của cơng dân, của Nhà nước,
của doanh nghiệp.
2. Thực trạng đảm bảo hài hịa lợi ích giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
2.1. Những kết quả đạt được
Trong lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của 4 tiểu vùng kinh tế. Trong đó, tại các xã
vùng Mường, hình thành vùng cây ăn quả, gắn với chuỗi giá trị hàng hóa, chăn
ni đại gia súc gắn với bảo vệ rừng; thị trấn Phù Yên và các xã vùng Huy, tập
trung thâm canh lúa nước theo hướng canh tác hữu cơ, phát triển các cụm công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và du lịch; các xã
vùng lịng hồ sơng Đà thành lập các HTX nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi,
trồng cây ăn quả; các xã vùng cao, trồng rừng, bảo vệ rừng, chuyển đổi canh tác
nương định canh, khai hoang ruộng nước, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Nhờ
vậy, đã tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế, tổng sản lượng lương thực
bình quân đạt 75.796 tấn/năm; duy trì 316 ha chè, 2.800 ha cây ăn quả các loại.
Đặc biệt, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu “Cam Phù Yên”. Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa, với tổng đàn gia súc 112.700 con, gia cầm 825.000 con. Phát huy lợi thế
mặt hồ thủy điện Hịa Bình, nhân dân đầu tư ni 767 lồng cá, sản lượng đạt 1.100
6


tấn/năm. Bên cạnh đó, Phù Yên được quy hoạch 2 cụm công nghiệp là Gia Phù và
Quang Huy với quy mô hơn 30 ha, đây là điều kiện thuận lợi cho thực hiện các
chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, đã hoàn
thành đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy may Phù Yên, nhà máy gạch Tuynel,
xí nghiệp giày da Ngọc Hà, cùng hàng chục cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn
trên địa bàn, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động. Được biết, sản phẩm của

các nhà máy công nghiệp trên địa bàn chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu,
bình quân hằng năm gia công giầy da xuất khẩu đạt trên 3,2 triệu sản phẩm; gạch
xây dựng 46 triệu viên, 310 nghìn sản phẩm may mặc của Nhà máy may Phù
Yên…Thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tổng mức bán lẻ hàng
hóa năm 2020 ước đạt 2.188 tỷ đồng. Hệ thống khách sạn, nhà hàng được đầu tư cả
quy mô và chất lượng, hàng năm phục vụ gần 9.530 lượt khách. Thực hiện chương
trình xây dựng NTM, đến hết năm 2020, bình qn mỗi xã đạt 13,5 tiêu chí, trong
đó 7 xã đạt chuẩn NTM; 19 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, khơng có xã dưới 10 tiêu chí.
Đặc biệt, tháng 3/2018, huyện Phù n được cơng nhận thốt nghèo theo Quyết
định 275/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Cùng với phát triển kinh tế, huyện Phù Yên tập trung chỉ đạo công tác bảo
vệ môi trường với mục tiêu khai thác cò hiệu quả các tiêm năng và thế mạnh để
phát triển xanh và bền vững. Từ năm 2018 đến nay, huyện Phù Yên đã ban hành 15
kế hoạch, 51 công văn cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN&MT
về công tác quản lý, bảo vệ môi trường; trọng tâm là bảo vệ môi trường khu vực
đầu nguồn nước trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước và bảo vệ mơi trường
trong khu dân cư.
Phịng Tài nguyên – Môi trường huyện phối hợp với các phịng, ban, ngành,
đồn thể đẩy mạnh cơng tác tun truyền thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư; bố
trí thùng rác tại các khu vực trung tâm xã, các bản, tiểu khu, chợ, trường học;
hướng dẫn xử lý, thu gom và tiêu hủy các chất thải trong hoạt động nông nghiệp;
7


tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nội dung cam kết bảo vệ môi trường
của các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phối
hợp đẩy mạnh việc tuyên truyền, tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Môi
trường thế giới”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, “Ngày Nước thế giới”...
thu hút đông đảo người dân tham gia, hưởng ứng.
Nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường được các địa phương, các tổ

chức đoàn thể phát động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia, như:
Hội phụ nữ duy trì có hiệu quả phong trào “5 khơng, 3 sạch”; Ngày thứ bảy tình
nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” của Đoàn Thanh niên; xây dựng trường học “Xanh
- sạch - đẹp” trong các trường học... Đến nay, trên địa bàn huyện Phù Yên có hơn
98% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 84,5% số hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể
chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; toàn huyện đặt gần 400 bể
chứa thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở các khu vực sản xuất nông nghiệp;
trên 70% lượng rác thải sinh hoạt đã được thu gom, xử lý và vận chuyển tập kết về
bãi rác tập trung của huyện.
Trong lĩnh vực đất đai, huyện Phù Yên đã tập trung thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện theo đúng quy định. Đã tổ chức lập Báo cáo kiểm kê
đất đai và lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Yên năm 2019; tổ chức
thống kê đất đai năm 2020; đang triển khai lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện
Phù Yên.Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn kiểm tra,
kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi chuyển quyền sử dụng đất trái phép, xây
dựng trái phép, lấn, chiếm sử dụng đất khơng đúng mục đích.
Trong lĩnh vực khống sản, tích cực chỉ đạo rà soát, khoanh vùng, theo dõi,
giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng
sản trái phép. Đối với các khu vực có nguồn tài ngun khống sản đá trắng, các
loại khoáng sản khác chưa khai thác, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ
8


sở nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không kịp thời xử
lý.
Công tác bảo vệ tài nguyên nước được quan tâm thực hiện, đã tăng cường
công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, cơng
trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Hiện, huyện Phù Yên đang tập
trung xây dựng và triển khai phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước

sinh hoạt với 4 con suối trên toàn huyện.

Tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ
môi trường với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kiên quyết xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm. Vận động người dân, cộng đồng dân cư mạnh dạn đấu
tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường, triển khai di chuyển chuồng
trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.
2.2. Tồn tại, hạn chế
- Việc cụ thể hóa các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường và đánh giá tác động
mơi trường trong thực hiện một số chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển
kinh tế chưa được quan tâm đúng mức.
- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc
đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở địa phương; công tác lãnh
đạo, chỉ đạo bảo vệ mơi trường có mặt cịn hạn chế.
- Việc lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, làm biến dạng, hủy hoại đất vẫn còn
diễn ra ở một số địa phương.
- Việc khai thác tài nguyên và sử dụng tài nguyên nước ở một nơi cịn lãng
phí. Ơ nhiễm nước mặt đã xuất hiện ở một số địa phương. Chưa có các giải pháp
để xử lý nước thải sinh hoạt.
- Xử lý rác thải cịn khó khăn, nhất là rác thải sinh hoạt, rác thải y tế và rác
thải sản xuất công nghiệp.
9


- Ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn, nhât là thị trấn và trung tâm các xã
đang là thách thức với địa phương.
- Việc khai thác trái phép, phá rừng vẫn còn diễn ra ở một số địa phương.
Nguyên nhân của hạn chế:
- Một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương
nhận thức chưa đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế,

nên trong lãnh đạo phát triển kinh tế chưa chú trọng đúng mức đến lãnh đạo, chỉ
đạo công tác bảo vệ môi trường.
- Công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ mơi trường chưa
thường xun, hình thức chưa phong phú, chưa tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp
nhân dân.
- Là huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí khơng đồng
đều, ý thức bảo vệ mơi trường trong phát triển kinh tế cịn hạn chế.
- Là huyện miền núi, kinh tế cịn nhiều khó khăn, nên các nguồn lực cho
công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế.
3. Giải pháp đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện huyện Phù Yên.
- Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội, gắn với bảo vệ mơi trường. Đa dạng hóa các hình thức tuyên
truyền, vận động nhân dân, chú trọng các hình thức tuyên truyền trực quan sinh
động để nâng cao nhận thức của nhân dân về trách nhiệm bảo vệ mơi trường trong
phát triển kinh tế của gia đình và địa phương.
Hai là, khai thác tiềm năng, thế mạnh để tạo bước đột phá trong phát triển
kinh tế - xã hội. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, áp dụng cơng nghệ cao,
khuyến khích, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa tập trung, chun canh; hình
thành các vùng sản xuất tập trung, cây dược liệu, cây ăn quả có múi, chanh leo có
10


năng suất, chất lượng cao; khai thác tối đa diện tích mặt nước để ni trồng thủy
sản, tập trung phát triển các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản; xây dựng, quản lý và
phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Phù n”; phấn đấu có 10 sản phẩm được
cơng nhận OCOP trở lên. Tích cực thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông
nghiệp theo hướng liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, HTX từ sản xuất
đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Ba là , tăng cường quản lý đầu tư theo quy hoạch, đảm bảo quá trình phát
triển phù hợp với quy hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao
hiệu quả đầu tư.
Bốn là, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, thân
thiện với môi trường, tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có tiềm
năng, lợi thế, như: cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, dược liệu, ứng
dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất công nghiệp, một số ngành
sản xuất công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tập trung phát triển, đầu tư cơ sở hạ
tầng các cụm công nghiệp Gia Phù, Quang Huy; tạo điều kiện thuận lợi mở rộng
khu công nghiệp giầy da; thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
phát triển ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, gắn với chương trình xây
dựng nơng thơn mới. Ưu tiên các nhà đầu tư có trình độ cơng nghệ cao bảo vệ môi
trường sinh thái, đặc biệt là không chấp thuận các dây chuyền công nghệ lạc hậu
gây ô nhiễm môi trường.

11


KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan
trọng và ưu tiên bậc nhất đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm. Đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái là
hướng đi đúng, hiệu quả, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân,
xây dựng vùng đất Phù Hoa ngày càng phát triển.

12




×