Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.72 KB, 33 trang )

CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN I. LÝ THUYẾT CHUNG 3
4.2. Giải pháp kỹ thuật công nghệ chủ yếu 19
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ 22
KẾT LUẬN 32
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta là một nước đang phát triển cũng như đang trong thời kì công nghiệp
hóa hiện đại hóa, chính vì vậy mà nhu cầu về năng lượng không ngừng gia tăng đòi
hỏi phải ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng hợp lý và kinh tế các nguồn năng lượng đó phải được
đặc biệt quan tâm
Trong quá trình tìm hiểu về chuyên đề Vận hành kinh tế lò hơi kết hợp với các
kiến thức đã được tìm hiểu thực tế tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã mang lại cho
chúng em nhiều kiến thức mới
- Thứ nhất là, hình dung lại kiến thức về lò hơi và quy trình vận hành đã được
quan sát.
- Thứ hai là nắm được nguyên tắc tiết kiệm năng lượng trong vận hành lò hơi.
Trong quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy Ngô Tuấn Kiệt, nhóm đã làm việc tích cực để hoàn thành chuyên đề nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận được sự chỉ dẫn
và giúp đỡ của thầy để nhóm em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 13 tháng 03 năm 2013
Sinh Viên
Nhóm 2 – Đ4QLNL
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG


CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
PHẦN I. LÝ THUYẾT CHUNG
I. CÁC KIẾN THỨC CHUNG VỀ LÒ HƠI
1. Khái niệm lò hơi
- Là thiết bị sử dụng nhiệt năng của việt đốt nhiên liệu biến nước thành hơi có
t
0
,P cao để sử dụng cho các phụ tải nhiệt hay làm quay tua-bin của máy phát
điện.
2. Phân loại
Lò hơi được phân loại theo các tiêu chuẩn sau:
a. Dựa vào sản lượng hơi
- Lò hơi công suất nhỏ (< 20T/h)
- Lò hơi công suất trung bình (từ 20 đến 75 T/h)
- Lò hơi công suất lớn (> 75T/h)
b. Dựa vào thông số hơi
Tùy theo các mức t
o
và p mà người ta chia thành lò hơi thông số thấp, trung bình,
cao và siêu cao
c. Dựa theo chế độ chuyển động của nước trong lò
- Lò hơi đối lưu tự nhiên
- Lò hơi tuần hoàn tự nhiên
- Lò hơi tuần hoàn cưỡng bức
- Lò hơi đối lưu cưỡng bức
d. Dựa theo cách đốt nhiên liên
- Lò hơi đốt theo lớp: nhiên liệu rắn (than,củi,bã mía…) được xếp trên ghi để
đốt
- Lò hơi đốt phun
- Lò hơi đốt đặc biệt: thường gặp 2 loại là buồng lửa xoáy và buồng lửa tầng sôi

e. Dựa theo lịch sử phát triển của lò hơi
- Lò hơi ống lửa
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Hình 1: Lò hơi ống lửa
- Lò hơi ống nước
Hình 2: Lò hơi ống nước
- Lò hơi thẳng đứng
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Hình 3: Lò hơi thẳng đứng
- Lò hơi nằm ngang
3. Nguyên lý cấu tạo và làm việc của các dạng lò hơi
3.1. Lò ghi xích
Quy mô nhỏ và trung bình sử dụng trong các lò hơi công nghiệp
Hình 4: Lò hơi ghi xích
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
a. Cấu tạo gồm:
trống - 1, van hơi chính - 2, đường cấp nước - 3, ghi lò dạng xích - - 4, buồng lửa
- 5, hộp tro xỉ - 6, hộp gió cấp 7: gió cấp 1 qua ghi cho lớp nhiên liệu trên ghi, phễu
than - 8, ống khói - 9, bộ sấy không khí - 10, quạt - 11, quạt khói - 12, bộ hâm nước
- 13, dàn ống nước xuống - 14, ống góp dưới - 15, dàn ống nước lên - 16, dãy
phestôn - 17 và bộ quá nhiệt - 18.
b. Nguyên lý làm việc của lò hơi ghi xích:
Than từ phễu cấp than được rót lên ghi với một chiều dày được điều chỉnh sẵn và
chuyển động cùng ghi vào buồng lửa. Tại đây nhiên liệu nhận được nhiệt bức xạ từ
ngọn lửa, vách tường, cuốn lò. Nhiên liệu được sấy nóng, khô dần và chất bốc
thoát. Chất bốc và cốc cháy tạo thành tro xỉ và được gạt xỉ thải ra ngoài. Chiều dày
lớp nhiên liệu trên mặt ghi cũng được lựa chọn hợp lý cho mỗi loại nhiên liệu. Ví

dụ: Than cám antraxit, than đá: 150-200 mm; than nâu 200-300 mm; than bùn
700-1000 mm; củi gỗ 400-600 mm;
Không khí cấp vào buồng lửa thường chia thành gió cấp 1 cấp từ dưới ghi lên và
gió cấp 2 cấp phía trên lớp nhiên liệu. Tỷ lệ giữa gió cấp 1 và cấp 2 cũng được tính
toán lựa chọn phù hợp. Thông thường gió cấp 2 chiểm khoảng 8-15%; Tốc độ gió
cấp 2 ra khỏi vòi phun thường khá cao từ 50-80 m/s.
3.2. Lò hơi đốt than phun có bao hơi
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Hình 5: Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò đốt than phun có bao hơi
a. Cấu tạo:
1-bao hơi; 2-phần chứa nước của bao hơi; 3-phần chứa hơi của bao hơi; 4-buồng
lửa; 5- vòi phun; 6-đường nhiên liệu tới; 7-các ống dàn đặt xung quanh buồng
lửa để sinh hơi; 8-ống phestôn; 9-ống xuống; 10-ống góp dưới củadàn ống; 11-
cấp một của bộ hâm nước; 12-cấp hai của bộ hâm nước; 13-ống dẫn để đưa
nước từ bộ hâm nước vào bao hơi; 14-ống dẫn hơi bão hoà từ bao hơi tới bộ quá
nhiệt; 15-cấp một của bộ quá nhiệt; 16-bộ giảm ôn để điều chỉnh nhiệt độ hơi
quá nhiệt; 17-cấp hai của bộ quá nhiệt; 18-cấp một của bộ sấy không khí; 19-cấp
hai của bộ sấy không khí; 20-đường dẫn không khí vào buồng lửa; 21-đường
dẫn không khí nóng tới máy nghiền; 22-tường bảo ôn của lò; 23-buồng quặt để
đổi chiều dòng khói; 24-phần đường khói đặt các bề mặt đốt đối lưu; 25-giếng
thải xỉ; 27-hút không khí nóng từ đỉnh lò; 28-quạt gió; 29-khử bụi; 30-quạt
khói; 31-ống khói.
b. Nguyên lý làm việc:
Không khí nóng cùng bột than phun vào buồng lửa qua vòi phun 5 và cháy,
truyền nhiệt lượng cho các dàn ống bố trí xung quanh buồng lửa. Nước trong ống
được đốt nóng, sôi và sinh hơi. Hỗn hợp hơi nước sinh ra được đưa lên bao hơi.
Bao hơi dùng để tách hơi ra khỏi nước. Phần nước chưa bốc hơi có trong bao hơi
được đưa trở lại dàn ống, qua các ống xuống bố trí ngoài tường lò, có trọng lượng
riêng lớn hơn hỗn hợp hơi nước ở trong các dàn (vì không được hấp thu nhiệt) tạo

nên độ chênh trọng lượng cột nước. Do đó môi chất chuyển động tuần hoàn tự
nhiên trong một chu trình kín. Hơi ra khỏi bao hơi được chuyển tới bộ phận quá
nhiệt để tạo thành hơi quá nhiệt, có nhiệt độ cao.
Khói thoát khỏi bộ phận quá nhiệt, nhiệt độ còn cao, do đó bố trí bộ phận hâm
nước và bộ phận sấy không khí để tận dụng nhiệt thừa của khói. Nhiệt độ khói thải
ra khỏi lò chỉ còn 120 – 180
0
C. Quạt khói để hút khói xả ra ngoài ống khói. Để
tránh bụi cho môi trường xung quanh, khói trước khi thải ra được qua bộ phận tách
bụi.
3.3. Lò hơi đốt than phun trực lưu
• Cấu tạo:
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Hình 6: Cấu tạo lò hơi đốt than phun trực lưu
1.Bộ hâm nước; 2.Bề mặt đốt bức xạ; 3.Bề mặt đốt đối lưu; 4.Bộ quá nhiệt bức xạ;
5.Bộ quá nhiệt đối lưu; 6.Bộ sấy không khí cấp 1; 7.Bộ sấy không khí cấp 2; 8.Vòi
phun; 9.Buồng lửa.
• Nguyên lý làm việc:
Nước được cấp từ bể chứa nước đã qua xử lý đưa vào ống góp nước cấp. Nước
cấp được đi qua bộ hâm nước làm nhiệt độ nước tăng lên một ít. Từ đó nước được
đưa xuống ống góp trước khi cho vào các đường ống sinh hơi rồi nước được đưa
vào buồng đốt. Tại buồng đốt, nước được đun nóng sôi và chuyển thành hơi bão
hòa.Với sự chuyển động tự nhiên cộng với sự cưỡng bức của áp suất bơm cấp, hơi
nước được đi lên phía đỉnh lò và tiếp tục được đưa về bộ ống góp trước quá nhiệt.
Từ ống góp đó hơi đi qua bộ quá nhiệt để tăng nhiệt năng của hơi. Tại đây, nhiệt độ
của hơi được tăng lên và chuyển thành hơi quá nhiệt. Hơi đã đi qua bộ quá nhiệt
cho vào một bộ góp hơi sau quá nhiệt để trung hòa hơi, sau đó được đưa sang
tuabin. Trong tuabin, hơi chuyển từ nhiệt năng sang động năng làm quay tuabin và
liên động làm quay máy phát để phát điện. Cuối cùng, hơi được ngưng tụ và quay

về cho một chu trình mới. Khói sau khi ra khỏi buồng lửa có nhiệt độ cao đi qua bộ
hâm nước để gia nhiệt cho nước cấp.
3.4. Lò hơi tầng sôi
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Hình 7: Lò hơi tầng sôi
• Cấu tạo và nguyên lý
Lò hơi tầng sôi tuần hoàn có cấu tạo bản thể gồm 03 phần chính: Buồng đốt,
Cyclon và phần đuôi lò.
+ Buồng đốt: Buồng đốt của lò tầng sôi tuần hoàn (TSTH) có hình dáng tương tự
như lò than phun, tuy vậy do khác nhau về phương pháp đốt nên có một số điểm
khác biệt lớn về chi tiết.
Nguyên lý cháy của lò TSTH là đốt than theo kiểu trọng lực. Không khí nóng
sau khi qua bộ sấy không khí 1 cấp sẽ được cấp từ phía dưới lò có áp lực đủ lớn để
duy trì các hạt than có kích thước 5 mm cháy lơ lửng trong thể tích buồng đốt.
Nhiệt độ trong buồng lửa được¸từ 3 duy trì ở nhiệt độ khoảng 850oC, thấp hơn rất
nhiều so với lò than phun. Hiệu suất của buồng lửa khá cao do thời gian lưu lại của
hạt than lớn, than cháy kiệt hơn so với lò than phun. Do lò TSTH có quán tính nhiệt
lớn nên có thể dùng nhiên liệu có nhiệt trị thấp (đến 2000 kcal/kg).
Ngoài ra, lò hơi TSTH có sự khác biệt lớn so với lò than phun là trong quá
trình cháy được đốt kèm với đá vôi để khử SO2 sinh ra trong quá trình đốt than.
Trong quá trình đốt, người ta đưa vào một lượng đá vôi kèm theo than vừa đủ để
khử lưu huỳnh giải phóng trong quá trình đốt cháy than. Quá trình cháy và khử lưu
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
huỳnh xảy ra ở nhiệt độ khoảng 850
0
C. Các hạt than cháy ở trạng thái lơ lửng (sôi)
nhờ không khí áp lực đẩy từ dưới lên trên. Các hạt than tràn ngập thể tích buồng
đốt. Độ đậm đặc (nồng độ) của nó giảm dần theo chiều cao của buồng đốt.

+ Phần Cyclon: Cyclon là một bộ phận dùng để thu các hạt than chưa cháy hết
trở lại buồng đốt tạo thành một vòng tuần hoàn. Cyclon ở lò TSTH khác với lò tầng
sôi thông thường, khói thải sau khi ra khỏi buồng lửa còn lẫn các hạt chưa cháy hết
sẽ được phân ly qua bộ Cyclon và được đưa trở lại buồng đốt thành 1 vòng tuần
hoàn để cháy kiệt. Phần khói nóng sẽ tiếp tục đưa qua các bộ trao đổi nhiệt phần
đuôi lò, qua hệ thống lọc bụi và được thải ra ngoài qua ống khói.
• Các ưu điểm của lò CFB:
- Lò CFB cho phép đốt được các loại nhiên liệu khó cháy, thành phần nhiên liệu
có thể thay đổi trong dải rất rộng, hàm lượng lưu huỳnh trong than cao mà vẫn đảm
bảo được các Tiêu chuẩn về môi trường.
- Than không cần có độ mịn cao như lò than phun.
- Công nghệ đốt phù hợp với cả loại than xấu có nhiệt trị thấp, hàm lượng chất
bốc thấp, phù hợp với đặc tính của than antraxit.
- Do than cháy ở nhiệt độ không cao (khoảng 850oC) nên lượng NOx tạo thành
trong buồng lửa ở mức rất thấp so với công nghệ lò than phun truyền thống. Vì vậy,
với các tiêu chuẩn môi trường hiện hành, không cần phải lắp đặt bộ khử NOx đắt
tiền trên đường khói thải của lò hơi.
- Khử SO2 trực tiếp ngay trong buồng đốt và hiệu quả khử đạt rất cao nhờ sử
dụng đá vôi làm phụ gia trong quá trình đốt, vì vậy cũng không cần phải lắp bộ khử
SO2 đắt tiền trên đường khói thải của lò hơi.
- Nhiệt độ trong buồng đốt thấp và được kiểm tra chặt chẽ nên ngăn cản được
quá trình tạo xỉ và liên kết tro.
- Lò có dải điều chỉnh phụ tải rộng từ 50 đến 100‰ mà không cần phải sử dụng
dầu đốt kèm.
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
- Lò tầng sôi tuần hoàn than cháy kiệt hơn nên hàm lượng các bon trong tro thấp
hơn lò than phun thích hợp hơn cho người sử dụng trong công nghiệp nhất là vật
liệu xây dựng.
Trước đây, do lò tầng sôi tuần hoàn là loại mới có công suất còn hạn chế và giá

thành thường cao hơn so với lò than phun có công suất tương đương nên không phổ
biến áp dụng. Tuy nhiên, với các yêu cầu khắt khe về môi trường hiện nay và với
sự phát triển của công nghệ CFB thì lò tầng sôi tuần hoàn ngày càng được áp dụng
rộng rãi hơn và có chi phí thấp hơn lò than phun khi lò than phun phải lắp các bộ
khử NOx và SOx trên đường khói.
3.5. Lò hơi đốt dầu, khí
Hình 8: Lò hơi đốt dầu
a. Cấu tạo:
Thân nồi hơi được bảo ôn cách nhiệt kèm cầu thang, sàn thao tác, ống khói.
Thiết kế và chế tạo theo TCVN 6413(1998) và ISO5730(1992)
Vật liệu: Thép tiêu chuẩn Mỹ-ASTM-A515GR60, ống sinh hơi là loại ống thép
không hàn chịu áp lực C20, thân lò hơi được gia công cuốn, ép, miết trên dây
truyền hiện đại của Bordini(Italia) và được hàn tự động trên máy hàn tự động
LINCOLN- Mỹ. 100% các mối hàn trên thân nồi hơi đều được chụp siêu âm, lò hơi
được bọc bảo ôn bằng bông thuỷ tinh, ngoài bọc Inox hoặc nhôm dày.
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Có nhiều dạng buồng đốt với nhiều loại vùi phun khác nhau, tùy thuộc vào loại
dầu, vào hình dạng, kích thước buồng lửa và bề mặt truyền nhiệt cũng như phương
pháp vận hành.Khi thiết kế buống lửa phun dầu cần chú ý những yêu cầu sau:
Có thể phun dầu bằng các hạt rất mịn với lượng gió ít nhất, áp suất thấp nhất.
Dễ dàng hỗn hợp bụi dầu với không khí nhanh nhất, triệt để với không khí thừa nhỏ
nhất.
Đảm bảo nhiệt độ buồng lửa đủ cao ít nhất cũng phải lớn hơn nhiệt độ bắt lửa của
dầu, khoảng trên 580 độ C
Cấu tạo đơn giản, dễ dàng chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, dễ dàng điều
chỉnh và điều chỉnh được trong phạm vi công suất lớn.
b. Nguyên lý làm việc:
Dầu được phun vào buồng lửa thành những hạt bụi nhỏ bằng khoảng 10 đến
200μm, đường kính hạt dưới 50μm chiếm trên 80%, dưới 20μm chiếm khoảng 5%

thì quá trình cháy tốt.Cơ chế quá trình cháy dầu khá phức tạp, cách lý giải chưa
thống nhất có thuyết "ô xy hóa" và thuyết "phân hủy nhiệt" nhưng kết quả cuối
cùng thì như nhau, đều là tạo thành khí CO2 và H20 và cũng đều cho rằng hiệu quả
quá trình cháy phụ thuộc thuộc rất nhiều vào độ min của hạt dầu, hạt càng mịn thì
bắt cháy càng nhanh và cháy càng kiệt.Do vậy việc phun dầu thành bụi là 1 quá
trình hết sức quan trọng.Có thể phun dầu bằng bơm cơ khí, cũng có thể phun bằng
không khí ném hoặc hơi nước.Tuy cách phun khác nhau,nhưng quá trình cháy cơ
bản giống nhau.
Khi hạt dầu được phun vào buống lửa đang vận hành ở nhiệt độ cao, sẽ nhận
nhiệt sấy nóng rồi bốc hơi.Hơi dầu khuếch tán từ trong hạt dầu ra ngoài,trong khi
đó thì ô xy khuếch tán theo chiều ngược lại,từ ngoài cho đến mặt hạt dầu.Khi
chúng gặp nhau đến nhiệt độ đủ cao sẽ cháy và tạo thành mặt ngọn lửa.
Với những hạt dầu lớn,do có tốc độ tương đối giữa hạt nguyên liệu và không khí
nên mặt ngọn lửa có hình dạng ngòi bút lông.Với những hạt dầu mịn, không có tốc
độ tương đối giữa hạt dầu và không khí nên mặt ngọn lửa hầu như có hình cầu đồng
tâm với hạt dầu.Nếu phun dầu bằng hơi nước, vì hơi nước truyền nhiệt nhanh nên
hạt dầu bốc hơi nhanh, dễ hỗn hợp với không khí nên quá trình cháy nhanh,tương
tự như quá trình đốt nhiên liệu khí.
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
II. VẬN HÀNH LÒ HƠI
1. Khái niệm chung về vận hành lò hơi
Vận hành lò hơi là công việc thao tác, điều khiển phức tạp theo đúng quy trình.
Quy trình vận hành ghi rõ các thông số của lò hơi, nước, khói, không khí theo công
suất định mức, công suất tối đa, tối thiểu, trung gian và độc lệch cho phép của các
thông số đó.
Nhiệm vụ của công tác vận hành lò hơi là đảm bảo sao cho lò hơi làm việc ở
trạng thái kinh tế, an toàn nhất trong một thời gian lâu dài. Cụ thể không những
trong quá trình vận hành lò hơi phải không để xảy ra sự cố, mà còn phải đảm bảo lò
hơi làm việc có hiệu suất cao nhất và tương ứng lượng than tiêu hao để sản xuất ra

1kg hơi nhỏ nhất. Các thông số hơi của lò như : áp suất, nhiệt độ hơi quá nhiệt phải
giữ cố định và chỉ thay đổi trong một phạm vi giới hạn tương đối nghiêm khắc.
2. Các chế độ vận hành lò hơi
 Chế độ định mức: lâu dài, theo thiết kế.
 Chế độ thay đổi: do điều kiện vận hành thay đổi => cần hiệu chỉnh
cho phù hợp.
 Chế độ ổn định: điều kiện vận hành ổn định, dao động nhỏ (có thể
khác/hoặc giống thiết kế)
 Chế độ quá độ: một hoặc một số thông số vận hành bị biến đổi. Cần
biết cách điều chỉnh các thông số khác tương ứng, hợp lí.
 Chế độ dừng lò và chế độ khởi động lò là 2 trường hợp đặc biệt của
chế độ quá độ, sẽ nghiên cứu riêng.
2.1 Thay đổi chế độ cung cấp không khí
Hệ số không khí thừa tối ưu: α
ont
= f(D…) , xác định nhờ các thí nghiệm
hiệu chỉnh.
Thực tế vận hành: α
’’ =
α
ont
(do nhiều nguyên nhân: không theo dõi, do lọt
ngoài dự kiến, do không có lực lượng hiệu chỉnh kịp thời )
Sự thay đổi không khí vào buồng lửa sẽ làm thay đổi đặc tính của lò hơi.
Ban đầu, nếu α tăng, nhận thấy:
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
o Thể tích khói tăng, nhiệt độ cháy lí thuyết giảm, nhiệt độ khói
cửa buồng lửa giảm, nhưng nhiệt độ khói trong các bộ trao đổi
nhiệt phần đuôi (quá nhiệt đối lưu, hâm, sấy) đều tăng => tổn

hao theo khói q
2
tăng
o Thể tích khói tăng, tốc độ tăng, thời gian lưu tại buồng lửa giảm
=> tổn hao q
4
tăng => hiệu suất lò hơi η giảm
o Thể tích khói tăng, tốc độ tăng, hệ số trao đổi nhiệt đối lưu tăng
=> đẩy mạnh quá trình trao đổi nhiệt => nhiệt độ hơi quá nhiệt
& nhiệt độ không khí nóng tăng
Tiếp tục tăng α lên cao hơn nữa, nhận thấy:
o Nếu quá nhiều không khí, nhiệt độ khói giảm và do đó nhiệt độ
hơi quá nhiệt giảm.
Nếu α giảm (nhỏ hơn hệ số không khí thừa tối ưu), nhận thấy:
o Thể tích khói giảm => tổn hao theo khói q
2
giảm
o Tuy nhiên, sự giảm q
2 không
bù đắp được sự tăng cháy không hoàn
toàn về hóa và cơ (q
3

+ q
4
) => Hiệu suất giảm
o Nhiệt độ cháy lí thuyết tăng, gây đóng xỉ
 không cho phép vận hành thiếu không khí vì rất nguy hại.
Ngoài vấn đề trên, còn cần lưu ý đến quá trình tái tuần hoàn khói (điều
chỉnh nhiệt độ hơi, nhiệt độ lò, chống đóng xỉ) , độ lọt không khí lạnh vào

đường khói, sự cấp không khí vào lò, chế độ phân phối khí và tổ chức khí
động trong buồng lửa.
2.2 Thay đổi nhiệt độ nước cấp
Nhiệt độ nước phụ thuộc vào các bình gia nhiệt, khử khí, lưu lượng hơi
trích (từ tuabin), độ bám bẩn và lưu lượng nước cấp.
Ở cùng công suất tuabin, nước cấp tăng thì nhiệt độ nước cấp giảm
Ở tổ lò máy vận hành theo khối: công suất tổ máy tăng thì nhiệt độ nước
cấp tăng.
Trường hợp B = const, t
nc
= var:
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
o Nhiệt độ nước cấp giảm => nhiệt độ khói thải giảm => tổn hao theo
khói q
2
giảm, hiệu suất lò hơi tăng
o Nhiệt độ khói giảm => nhiệt độ không khí nóng giảm => nhiệt độ
cháy lí thuyết giảm => nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa giảm & bức
xạ trong buồng lửa giảm. Phần nhiệt dùng cho sinh hơi giảm trong
khi lượng nhiệt cần cho quá trình hóa hơi lại tăng lên.
o Tuy nhiên, vì hiệu suất chung của lò tăng, chứng tỏ: nhiệt hấp thu ở
bề mặt đốt phần đuôi tăng rõ rệt. D giảm mà nhiệt lượng trao đổi ở
bộ quá nhiệt ít thay đổi => nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng.
Trường hợp D = const, t
nc
= var:
o Nhiệt độ nước cấp giảm, nhiệt cần cung cấp cho quá trình hóa hơi
tăng, cần tăng thêm nhiên liệu B
o B tăng, phụ tải nhiệt tăng, nhiệt sinh ra trong buồng lửa tăng, trong

khi D = const => nổ ống và đóng xỉ.
o Nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa tăng, lưu lượng khói tăng sẽ làm
nhiệt độ hơi quá nhiệt và nhiệt độ nước ra khỏi bộ hâm.
o Với bộ sấy không khí: quá trình giảm nhiệt độ do nhiệt độ nước cấp
thấp được bù trừ bởi quá trình tăng nhiệt độ do nhiên liệu tăng =>
nhiệt độ không khí nóng không đổi, nhiệt độ khói thải không đổi.
Tổn thất theo khói không đổi.
2.3 Thay đổi phụ tải (công suất lò hơi)
D thay đổi, B thay đổi, chế độ cháy, trao đổi nhiệt thay đổi, để tối ưu cần
thay đổi cả α
Tăng D, cần tăng B => Nhiệt độ khói, không khí nóng, hơi, nước tăng, tổn
thất q
2
tăng.
2.4 Thay đổi nhiên liệu: Gồm Q
lv
t
; A
lv
; W
lv
; V
b
; cốc
Thay đổi nhiệt trị Q
t
lv
Q
t
lv

giảm nói chung,nhiệt độ cháy, nhiệt độ ra khỏi buồng lửa, nhiệt độ hơi
quá nhiệt nước, không khí nóng, khói thoát đều giảm, q
2
giảm nhưng vì q
4
tăng nên về hiệu suất chung cũng ít thay đổi.
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Nếu Q
t
lv
giảm mà B = const thì D giảm. Để duy trì phụ tải nhiệt, cần tăng
B => tăng tro, ẩm trong khói (giảm Q
t
lv
chủ yếu do thành phần tro, ẩm) =>
giảm hiệu suất lò hơi và ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động của lò hơi,
hệ thống sấy- nghiền nhiên liệu.
2.5 Thay đổi độ tro: A
lv

A
lv
tăng –› Q giảm –› (nhiệt độ cháy lí thuyết, nhiệt độ khói, hơi…) đều
giảm.
Tuy q
2
giảm nhưng q
4
tăng nhiều hơn nên hiệu suất là hơi giảm.

Muốn đảm bảo phụ tải, phải tăng B. khi đó lượng tro trong khói tăng, tăng
bức xạ cảu thành phần chất rắn trong buồng lửa, tăng đóng xỉ.
Lượng tro trong khói tăng: tăng mài mòn, tăng bám bẩn, giảm hấp thụ
nhiệt –› giảm η
Ngoài ra, A tăng, B tăng, chi phí nghiền, vận chuyển than, tro, xỉ, hao mòn
thiết bị tăng, tuổi thọ giảm.
2.6 Thay đổi độ ẩm W
lv

W
lv
tăng –› Q ↓ , một phần Q tiêu hao cho quá trình bốc hơi:
W → q
4
↑ và η↓
Để D = const, khi W
lv
tăng, cần tăng B → T (hơi quá nhiệt, nước hâm,
không khí…) ↑
2.7 Thay đổi chất bốc: V
lv
3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật vận hành lò hơi
3.1. Chỉ tiêu kinh tế
• Để đánh giá mức độ sử dụng công suất của lò hơi Dtb so với nhu cầu sử
dụng đồng thời nhiệt hoặc hơi cực đại Dmax, người ta gọi là hệ số tải trọng
hoặc hệ số dự trữ của lò hơi.
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
• Để đánh giá thời gian sử dụng lò hơi trong năm, người ta dùng khái niệm
về hệ số sử dụng của thiết bị:

Trong đó: Qnăm - lượng nhiệt hoặc hơi sản xuất trong năm;
8760 - là số giờ trong năm = 24 giờ × 365 ngày.
• Hiệu suất lò hơi:
• Chỉ tiêu về tiêu hao nhiên liệu:
(g/kWh)
• Giá thành sản xuất hơi
(VND/Tấn)
G = G

+ G

Giá thành cố định gồm: lương, vốn đầu tư thiết bị, bảo dưỡng và sửa chữa…
Giá thành thay đổi gồm: chi phí về nhiên liệu, nước, điện, nguyên vật liệu phụ…
3.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật
• Hệ số sử dụng thời gian sẵn sàng:
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Trong đó: zlv - là số giờ trong một năm = 8760 giờ;
zss - tổng thời gian làm việc và thời gian dự phòng.
Thời gian làm việc của lò hơi trong một năm có thể đạt 8550 giờ, thời gian sẵn
sàng 7700 ÷ 8300 giờ. Giá trị của Kss có thể đạt 91 ÷ 99%.
• Hệ số khai thác công suất định mức:
Trong đó: Dn - lượng hơi sản xuất trong một năm (T/năm) = Dtb. zlv;
Dtb - sản lượng hơi trung bình sản xuất trong 1 giờ (T/h);
Dđm - sản lượng hơi định mức (T/h);
Zn - số giờ trong một năm = 8760 giờ.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành lò hơi
4.1. Giải pháp quản lý kỹ thuật và tổ chức vận hành
Mục tiêu chủ yếu của các giải pháp quản lý kỹ thuật và tổ chức vận hành là đảm
bảo cho các thiết bị công nghệ luôn ở trong trạng thái tốt nhất về kỹ thuật, đáp ứng

các yêu cầu của nhà chế tạo, sẵn sang làm việc với độ ổn định và tin cậy cao. Các
giải pháp chủ yếu là:
- Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ vận hành. Người vận hành phải nắm
vững cơ sở lý thuyết và thực tiễn của các quá trình công nghệ phức tạp xảy ra trong
thiết bị và điều khiển thành thạo các hệ thống thiết bị đúng quy trình vận hành;
- Tổ chức kiểm tra giám sát các chỉ tiêu kỹ thuật vận hành kịp thời phát hiện
những biến động và xác định nguyên nhân gây ra các biến động bất thường chỉ tiêu
kỹ thuật thiết bị để có giải pháp khắc phục kịp thời;
- Xây dựng kế hoạch và đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy trình duy tu bảo
dưỡng thiết bị công nghệ nhằm đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất của thiết bị công
nghệ.
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
4.2. Giải pháp kỹ thuật công nghệ chủ yếu
 Hiệu suất lò và vận hành kinh tế
Theo cân bằng thuận: Tỷ lệ % giữa nhiệt hữu ích/ nhiệt đưa vào lò:
η
tho
= 1/B[D(i
q.nh
– i
n.c
) + D
q.nh.tg
(i
ra
q.nh.tg
– i
vao
q.nh.tg

) + D
nx
(i’ – i
n.c
)/BQ
tt
p
Theo cân bằng nghịch: 1 – q
2
– q
3
– q
4
– q
5
– q
6
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế vận hành lò hơi:
- Đảm bảo vận hành buồng đốt tối ưu:
- Buồng lửa cần được vận hành sao cho quá trình cháy nhiên liệu xảy ra hoàn
thiện nhất. Ngọn lửa nằm đúng giữa tâm buồng đốt và ở độ cao hợp lý nhất.
- Các bề mặt truyền nhiệt sạch, hệ số trao đổi nhiệt cao;
- Hệ số không khí thừa đảm bảo ở tỷ lệ tối ưu, độ lọt khí vào buồng đốt trong
giới hạn cho phép;
- Khống chế nhiệt độ khói thoát ra khỏi buồng đốt trong giới hạn cho phép.
 Vận hành kinh tế bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, bộ sấy không khí:
Bộ quá nhiệt làm việc ở chế độ khắc nghiệt (nhiệt độ hơi nước bên trong cao,
nhiệt độ khói bên ngoài lớn) nên dễ xảy ra sự cố khi vận hành. Cần duy trì nhiệt độ
vách ống bộ quá nhiệt không lớn hơn giới hạn cho phép. Việc kiểm tra thường thực
hiện thông qua các điểm đo nhiệt độ hơi lắp sẵn trên một số vị trí của dàn ống bộ

quá nhiệt. Đảm bảo hệ thống điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt hoạt động ổn định,
tin cậy;
Bộ hâm nước và bộ sấy không khí: Các dàn ống làm việc ở điều kiện nhiệt độ
thấp, cho nên nhiệt độ kim loại thấp ít nguy hiểm. Vấn đề quan trọng cần quan tâm
là sự ăn mòn bề mặt ống do bụi trong khói thải. Ngoài ra khi đốt nhiên liệu có hàm
lượng lưu huỳnh cao sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn kim loại ở nhiệt độ thấp (đặc biệt
bộ sấy không khí). Nhiệt độ khói thải luôn phải giữ cao hơn nhiệt độ đọng sương
khoảng 10
o
C.
a) Giảm tổn thất lò hơi:
• Giảm tổn thất do khói thải:
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
- Giảm nhiệt độ khói ra khỏi buồng đốt (Ngăn ngừa đóng xỉ và bám bẩn bề
mặt đốt; tăng quá trình trao đổi nhiệt, tổ chức quá trình cháy hợp lý, ,duy trì hệ số
không khí thừa tối ưu…);
- Giảm lọt khí vào buồng đốt.
- Giảm nhiệt khói thải; Tăng cường trao đổi nhiệt trong đường khói ở các bộ
hâm nước, bộ sấy không khí.
• Giảm tổn thất do không cháy hết về mặt hóa học Q
3
Q
3
là tổn thất do các khí cháy còn lại như CO, CH
4
, H
2
, C
n

H
n
… trong khói thải đi
ra khỏi lò hơi
Q
3
= V
CO
Q
CO
+ V
H2
Q
H2
+ V
CH4
Q
CH4
Trong đó:
- V
CO
, V
H2
, V
CH4
: Thể tích khí cháy trong khói thải m
3
/kg m
3
/m

3
- Q
CO
, Q
H2
, Q
CH4
: Nhiệt lượng theo thể tích khí cháy MJ/m
3
Q
3
phụ thuộc vào dạng nhiên liệu và phương pháp đốt. Khi phá vỡ chế độ vận
hành buồng đốt (chế độ cháy không tốt) Q
3
tăng nhiều;
• Giảm tổn thất do không cháy hết về mặt cơ học Q
4
:
- Q
4
là tổn thất xuất hiện do một phần nhiên liệu đi vào buồng đốt nhưng
không tham gia quá trình cháy và bị mang ra ngoài lò hơi; nhiên liệu rắn không
cháy hết về cơ học nằm trong tro bay, trong xỉ bị thải ra ngoài lò hơi.
- Q
4
phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu, cấu trúc thiết bị buồng đốt, vào độ
mịn của than bột đưa vào lò, vào vận hành vòi đốt, tổ chức chế độ cháy, đảm bảo
hệ số không khí thừa hợp lý…
- Để giảm tổn thất cơ học cần đảm bảo chất lượng nhiên liệu gần đúng với chỉ
tiêu thiết kế, đảm bảo độ mịn than bột theo tiêu chuẩn vận hành, tổ chức tốt quá

trình cháy trong lò hơi.
• Tổn thất nhiệt do mất nhiệt ra môi trường xung quanh Q
5
- Tổn thất Q
5
xuất hiện do nhiệt độ môi các bề mặt lò hơi luôn cao hơn nhiệt
độ môi trường.
- Để giảm Q
5
cần giảm nhiệt độ bề mặt lò hơi (thường giữ không quá 55
o
C)
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
• Giảm tổn thất do tro xỉ Q
6
:
- Q
6
là tổn thất nhiệt vật lý của tro xỉ thải ra ngoài lò hơi.
- Q
6
phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu (độ tro trong nhiên liệu), phương
pháp thải xỉ (khô, lỏng). Đối với nhiên liệu lỏng và khí do không có hàm lượng tro
nên không có tổn thất này.
- Để giảm tổn thất Q
6
cần lựa chọn phương pháp thải xỉ hợp lý và sử dụng giải
pháp thu hồi nhiệt từ tro xỉ thải ra ngoài.
b) Giảm tổn thất nhiệt do xả lò:

- Để đảm bảo chất lượng hơi ở các lò hơi có bao hơi cần xả nước cặn. Tỷ lệ xả
cặn phụ thuộc vào chất lượng nước cấp.
- Để giảm tổn thất nhiệt do xả cặn cần chú ý tới các yêu cầu sau:
- Đảm bảo chất lượng nước cấp. Chất lượng cao, nồng độ muối giảm tỷ lệ xả
giảm đi
- Lắp đặt hệ thống phân ly hơi nước và đảm bảo cho hệ thống này hoạt động
tốt sẽ đảm bảo chất lượng hơi nước, giảm tỷ lệ xả.
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ
I. KHỞI ĐỘNG VÀ DỪNG LÒ
1. Khởi động lò từ trạng thái lạnh
1.1. Đặc điểm khởi động lò trực lưu
a. Rửa lò trước khi khởi động
Khác với lò bao hơi, các tạp chất trong nước cấp của lò trực lưu không thể thải
bởi biện pháp xả, mà chỉ có 2 cách thải là : một bộ phận đi theo hơi quá nhiệt ra
khỏi lò , một bộ phận khác nằm lại trên các bề mặt nhận nhiệt của lò hơi . Bởi vậy ,
ngoài việc yêu cầu chất lượng nước cấp cao, khi khởi động cần phải tháo rửa phía
bên trong các bề mặt đốt bằng nước nóng và nước cấp để đảm bảo độ sạch và an
toàn về truyền nhiệt.
b. Xác lập lưu lượng nước khởi động
Khi khởi động lò trực lưu , do không có vòng tuần hoàn như lò bao hơi , nên
biện pháp duy nhất để làm mát dàn ống sinh hơi là ngay từ khi nhóm lửa , phải
không ngừng cấp nước vào lò , duy trì một lưu lượng nước nhất định để làm mát
các bề mặt đốt. Lưu lượng nước vào lò này phải giữ nguyên cho đến khi sự sinh hơi
đạt một công suất thích hợp (gọi là phụ tải khởi động ), sau đó mới tăng theo phụ
tải làm việc của lò. Việc chọn lưu lượng khởi động có quan hệ trực tiếp đến độ an
toàn và kinh tế của việc khởi động lò trực lưu. Lưu lượng khởi động càng lớn , tốc
độ môi chất lưu thong qua bề mặt đốt càng cao, tốc độ làm mát bề mặt đốt càng tốt,
có lợi cho việc ổn định thủy động lực ; chống hiện tượng phân lớp khi dòng môi

chất lưu động trong các ống lò . Nhưng do lưu lượng lớn , thì thời gian khởi động
kéo dài, tổn thất môi chất và nhiệt lượng cho quá trình khởi động lớn ; đông thời
dung lượng thiết kế cho đường đi tắt khởi động tăng . Trái lại , nếu lưu lượng khởi
động nhỏ , thì mức độ làm mát và ổn định thủy động lực sẽ không đảm bảo. Bởi
vậy lưu lượng khởi động sẽ không được nhỏ hơn 1 giá trị nào đó . Lưu lượng nước
khởi động của các lò trực lưu , thông số trên tới hạn , thường chọn trong khoảng 30
– 50 % lưu lượng hơi định mức của lò.
c. Sự dãn nở của môi chất khi khởi động
Sau khi khởi động lò trực lưu , tùy theo sự tăng cường độ đốt trong buồng lửa,
nhiệt độ môi chất trong các dàn ống tăng. Trong quá trình gia nhiệt không ổn định
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
này , môi chất ở một vùng nào đó có thể sinh hơi, thể tích sẽ tăng đột ngột , dẫn đến
áp lực cục bộ vùng đó sẽ tăng đột ngột , đẩy môi chất phía sau vùng đó ra , lưu
lượng môi chất ra khỏi lò lớn hơn lưu lượng nước cấp trong một thời gian ngắn ,
hiện tượng này gọi là ( hiện tượng bành trướng ) có thể kéo dài khá lâu, thâm chí có
thể đến khi xuất hiện hơi bão hòa ẩm ra khỏi lò
Hiện tượng bành trướng môi chất trong lò trực lưu có ảnh hưởng rất không có lợi
về an toàn khi khởi động lò trực lưu . Nếu bành trướng quá lớn , sẽ làm cho áp suât
môi chất trong lò và mức nước trong bình phân ly khởi động tăng lên , khó điều
khiển. Các yếu tố ảnh hưởng lớn tới hiện tượng bành trướng môi chất là lưu lượng
khởi động , nhiệt độ nước cấp , tốc độ cấp nhiên liệu ,… Lưu lượng khởi động càng
lớn , mức độ bành trướng càng lớn ; nhiệt độ nước cấp càng thấp , sự bành trướng
xảy ra càng chậm , mức độ bành trướng càng nhỏ ; lượng nhiên liệu đốt càng lớn ,
tốc độ đưa nhiên liệu vào đốt càng cao thì lượng nước tồn phía sau vị trí môi chất
đạt điểm sôi ở vùng nhận biết bức xạ phía dưới buồng đốt càng lớn , độ bành
trướng tổng càng lớn , áp suất cục bộ càng lớn.
2. Dừng lò
Việc dừng lò trong vận hành lò hơi phân ra làm 2 chế độ là dừng lò bình thường
và dừng lò sự cố . Việc dừng lò theo kế hoạch là để kiểm tra , sửa chữa hoặc dừng

theo điều hành của điều độ để đưa tổ máy về trạng thái dự phòng gọi là dừng lò
bình thường. Việc dừng lò do xảy ra sự cố gọi là dừng lò sự cố . Tùy theo mức độ
nghiêm trọng của sự cố , nếu lập tức phải dừng lại ngay việc vận hành lò thì gọi là
dừng lò khẩn cấp, nếu sự việc không nghiêm trọng, nhưng để đảm bảo an toàn cho
thiết bị , cần ngừng lò làm việc trong 1 khoảng thời gian thì gọi là dừng lò sự cố
Dừng lò bình thường thì được chia làm 2 loại là dừng lò sửa chữa và dừng lò dự
phòng nóng. Thời gian dừng lò sữa chữa thường lớn , để phục vụ các việc trung
hoặc đại tu , hoặc dự phòng lạnh , nên cần dừng lò cho đến nguội hẳn. Thời gian
dừng lò dự phòng nóng nhỏ hơn, tùy theo yêu cầu của điều độ hệ thống , hoặc theo
yêu cầu của sửa chữa . Lò hơi sau khi dừng , nhiệt độ kim loại vẫn còn duy trì ở
mức cao, để có thể sẵn sang khởi động lại và tùy vào độ kim loại còn nóng hay rất
nóng để rút ngắn thời gian khởi động chạy lại lò
Tùy theo thong số hơi trong quá trình dừng lò có biến đổi hay không, việc dừng
lò phân thành dừng lò theo thong số trượt hay dừng lò theo công suất định mức .
Đặc điểm dừng lò theo thông số trượt là dừng vận hành đồng thời cả tua bin và lò
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
hơi, tận dụng triệt để nhiệt dư trong quá trình dừng lò để phát hiện và làm nguội tổ
máy, như vậy thiết bị nguội nhanh và đều , nhất là sau khi dừng cần sửa chữa
tuabin , cần rút ngắn thời gian từ sau khi dừng lò tới khi mở nắp tuabin. Đặc điểm
của dừng lò theo thông số định mức là thông số lò hơi trong quá trình dừng lò hầu
như không đổi , thường áp dụng khi dừng lò khẩn cấp hoặc khi dừng lò dự phòng
nóng. Dù áp dụng phương án dừng lò nào , thì tổ tuabin-máy phát cũng phải dừng
vận hành
II.1. Dừng lò bình thường đến trạng thái lạnh
Việc dừng lò trực lưu về trạng thái lạnh hẳn , cần qua các bước sau : chuẩn bị
trước khi dừng – giảm tải – dừng đốt – giảm áp suất và làm nguội lò, cũng giống
như đối với lò bao hơi. Cái khác cơ bản là khi tốc độ đốt lò giảm đến khoảng 30
% , do lưu lượng nước trong giàn sinh hơi vẫn cần phải duy trì bằng lưu lượng
nước khởi động , và không thể giảm tiếp cho nên khi giảm tiếp cường độ đốt và

giảm tải , môi chất ra khỏi giàn sinh hơi từ dạng hơi nước có độ qua nhiệt nhỏ sẽ
biến thành hỗn hợp hơi + nước và để tránh hiện tượng xung kích bộ quá nhiệt rèm
vẫn là hơi bão hòa , lượng nước thừa cần loại bỏ , bảo vệ an toàn bộ quá nhiệt rèm
Phương pháp dừng lò có đưa bộ phân ly khởi động vào làm việc , khi sơ đồ là bộ
phân ly ngoài là mở van tắt , mở dần van điều chỉnh từ bộ quá nhiệt nhiệt độ thấp
tới bộ phân ly, khép nhỏ van ra bộ quá nhiệt thấp cho đến khi van đưa hơi từ bộ
phân ly đến gia nhiệt cao đóng hoàn toàn. Khi sơ đồ là bộ phân ly trong thì mở các
van ANB, AN, ANN và duy trì mức nước trong bình phân ly
Sau khi đã cắt đốt , duy trì độ mở đường đi tắt cao, hạ áp cỡ 10 – 20 % hệ thống
hơi chính và hơi quá nhiệt trung gian giảm sap suất , tốc độ giảm áp không cao
hown.3 MPa/ phút , khi áp suất giảm đến 0.5 MPa, phải mở van xả bộ quá nhiệt ,
khi áp suất giảm xuống thấp hơn 0.2MPa , đóng van tắt cao, hạ áp
II.2. Dừng lò dự phòng nóng
Đối với lò trục lưu có bộ phân ly ngoài, khi dừng lò dự phòng nóng , không cần
đưa bộ phân ly khởi động vào làm việc. Phương pháp giảm tốc độ đôt cũng giống
như khi dừng lò về trạng thái lanh.
3. Vận hành lò hơi ở chế độ ổn định
3.1. Điều chỉnh áp suất hơi
Nhiệm vụ điều chỉnh áp suất hơi lò trực lưu thực tế là thường xuyên duy trì sự
cân bằng giữa lưu lượng hơi của lò hơi sản xuất ra với lượng hơi tua bin yêu cầu.
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
CHUYÊN ĐỀ: VẬN HÀNH KINH TẾ LÒ HƠI
Chỉ cần luôn đảm bào yêu cầu này, áp suất hơi sẽ luôn ổn định ở giá trị đã định.
Trong lò bao hơi, việc duy trì lượng hơi sinh ra là dựa vào việc điều chỉnh cháy,
không quan hệ trực tiếp với lượng nước cấp, lượng nước cấp lại dựa vào mức nước
bao hơi để điều chỉnh. Nhưng ở lò trực lưu, sự thay đổi cường độ đốt trong buồn
đốt không phải là điều cuối cùng dẫn đến thay đổi công suất hơi, mà chỉ làm cho
nhiệt độ hơi rat hay đổi. Do lượng hơi do lò sản xuất ra bằng lượng nước cấp đưa
vào, do đó chỉ cần thay đổi lượng nước cấp, sẽ làm thay đổi lượng hơi do lò sản
xuất ra. Sự ổn định áp suất hơi của lò trực lưu, về cơ bản là dựa vào việc điều chỉnh

lượng nước cấp.
Nhưng nếu chỉ thay đổi lượng nước cấp mà không thay đổi lượng nhiên liệu, sẽ
dẫn đến nhiệt độ hơi thay đổi. Bởi vậy, khi điều chỉnh áp suất hơi lò trực lưu, cần
đồng thời thay đổi lượng nước cấp và lượng nhiên liệu theo một tỷ lệ nhất định mới
có thể đảm bảo ở cùng một áp suất và phụ tải, nhiệt độ hơi vẫn ổn định. Điều này
chứng minh rằng việc điều chỉnh áp suất hơi và điều chỉnh nhiệt độ hơi không thể
tiến hành độc lập.
Ta đã biết sự thay đổi cường độ đốt trong buồng đốt có thể thay đổi năng suất
hơi tạm thời, cũng giống như nhiễu về nước cấp, nhiễu về cường độ đốt phản ánh
rất nhanh qua công suất (áp suất) hơi. Bởi vậy khi phụ tải thay đổi trong vùng cần
thiết, nếu trước tiên thay đổi nhiên liệu, sau đó thay đổi lượng nước cấp, sẽ rất có
lợi cho việc suy trì áp suất hơi ổn định.
3.2. Điều chỉnh nhiệt độ hơi
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ hơi
a. Tỷ lệ than/nước
Khi vận hành lò trực lưu, để duy trì nhiệt độ hơi định mức, lượng nhiên liệu B và
lượng nước cấp G phải duy trì ở một tỉ lệ nhất định. Nếu G không đổi, mà tăng B,
do phụ tải nhiệt q của các bề mặt đốt tăng tỉ lệ, độ dài đoạn nước nóng L
RS
và độ
dài đoạn sinh

L
ZF
tất nhiên sẽ ngắn lại, độ dài đoạn quá nhiệt L
GR
sẽ dài ra tương
ứng, nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng. Nếu B không đổi mà tăng G, do q chưa thay đổi,
cho nên (L
GR

+ L
ZF
) tất nhiên dài ra, đoạn quá nhiệt L
GR
ngắn lại, nhiệt độ hơi quá
nhiệt giảm. Bởi vậy lò trực lưu chủ yếu dựa vào điều chỉnh tỷ lệ than/nước để duy
trì nhiệt độ hơi ổn định. Nếu sự thay đổi nhiệt độ hơi là do các nguyên nhân khác
dẫn đến (chẳng hạn lượng gió,…), thì chỉ cần thay đổi rất ít tỷ lệ than/nước, là có
thể duy trì nhiệt độ hơi định mức không đổi. Đặc tính này của lò trực lưu rõ rang
khác hẳn lò bao hơi. Đối với lò bao hơi, do có bao hơi, nên tỷ lệ than/nước về cơ
NHÓM 2 – Đ4 QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

×