Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xác định khả năng thích hợp đất đai cho phát triển nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.03 KB, 12 trang )

HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ

XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN
NƠNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG
Phan Chí Nguyện1, Ngô Minh Thành2, Phạm Thanh Vũ1
1

Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ
2

Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang
Liên hệ email:
TĨM TẮT

Nghiên cứu nhằm xác định khả năng thích nghi đất đai cho các loại hình sản xuất nơng nghiệp
chính trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là cơ sở đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp theo
hƣớng tập trung. Các phƣơng pháp đã đƣợc nghiên cứu sử dụng bao gồm phƣơng pháp thu thập số liệu sơ
cấp và thứ cấp; phƣơng pháp đánh giá thích nghi đất đai (FAO, 2007) và phƣơng pháp bản đồ. Kết quả
nghiên cứu đã thành lập đƣợc 7 đơn vị đất đai từ điều kiện thổ nhƣỡng và ngập lũ. Từ khả năng thích hợp
đất đai cho ba kiểu sử dụng đất lúa 3 vụ, chuyên màu và cây ăn trái, kết quả đã xác định đƣợc năm vùng
thích nghi đất đai. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất đƣợc ba vùng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng
sản xuất tập trung cho huyện phù hợp với điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, kết quả cũng đã đề xuất đƣợc một
số giải pháp nhằm khắc phục những yếu tố hạn chế làm ảnh hƣởng đến khả năng phù hợp của cây trồng
để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới. Kết quả là cơ sở khoa học giúp các nhà
hoạch định chiến lƣợc phát triển nông nghiệp định hƣớng sử dụng đất hợp lý cho huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
Từ khóa: Đán g á đất, Tiềm năng đất đ , đất nông nghiệp, Châu Thành - Tiền Giang.

1. MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long đƣợc biết đến nhƣ là một trong những trung tâm nông nghiệp
lớn nhất Việt Nam và có tầm ảnh hƣởng đến phạm vi toàn cầu với hệ thống canh tác đa dạng, các


yếu tố về thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc và khí hậu (Nguyễn Hiếu Trung và cs, 2012). Bên cạnh đó,
tình hình biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã ảnh hƣởng rất nhiều đến sản xuất nông
nghiệp của ngƣời dân (Nguyễn Văn Bé và cs, 2017).
Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một huyện có tiềm năng phát triển nơng nghiệp với
sự đa dạng về mơ hình canh tác, tài ngun nƣớc phong phú (Phịng Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Châu Thành, 2019). Tuy vậy, điều kiện hiện nay bị thay đổi nhiều do diễn biến
ngập lũ ngày càng phức tạp, tình trạng khơ hạn kéo dài và tình hình xâm nhập mặn đã tác động
đến q trình canh tác nơng nghiệp của ngƣời dân trên địa bàn huyện (Phịng Nơng nghiệp và
Phát triển Nơng thơn huyện Châu Thành, 2019). Thêm vào đó, tình trạng chuyển đổi sử dụng đất
nơng nghiệp mang tính tự phát, khơng theo quy hoạch và định hƣớng phát triển của địa phƣơng
cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm trong ngành nơng nghiệp (Phạm Thanh Vũ và cs, 2019).
Ngồi ra, hiện nay trong q trình sản xuất nơng nghiệp ngƣời dân đã sử dụng quá nhiều phân,
thuốc bảo vệ thực vật làm tác động ảnh hƣởng xấu đến tài nguyên đất đai của huyện (Lê Văn
Khoa và Trần Bá Linh, 2013).
233

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Từ những thực tiễn trên, việc đánh giá thực trạng canh tác nông nghiệp và xác định tiềm
năng đất đai nhằm tạo nên cơ sở khoa học giúp nhà quản lý hoạch định chiến lƣợc phát triển
nơng nghiệp mang tính bề vững và tập trung là vấn đề cần đƣợc thực hiện cho huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang hiện nay.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu và bản đồ về hiện trạng sử dụng đất, tình
hình sản xuất nơng nghiệp và thống kê đất đai trên địa bàn vùng nghiên cứu tại Phịng Tài
ngun và Mơi trƣờng và Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu

cũng đã khảo sát thực địa nhằm khoanh vẽ lại các vùng sản xuất, cũng nhƣ các bản đồ tài nguyên
nƣớc, xâm nhập mặn cho việc xác định tiềm năng đất đai cho phát triển nơng nghiệp của huyện.
Ngồi ra, nghiên cứu kế thừa dữ liệu bản đồ đất huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang từ Bộ môn
Tài nguyên Đất đai - Trƣờng Đại học Cần Thơ để đánh giá về đặc tính thổ nhƣỡng cho sự sinh
trƣởng và phát triển của cây trồng.
2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập đƣợc tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel để vẽ biểu đồ
so sánh, phân tích và đánh giá thống kê mô tả phi tham số. Bản đồ đƣợc tổng hợp bằng công cụ
GIS với sự hỗ trợ của phần mềm Mapinfo 15.0 để xây dựng các bản đồ chuyên đề phù hợp với
nghiên cứu.
2.3. Phƣơng pháp đánh giá thích nghi đất đai
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện dựa trên quy trình đánh giá thích nghi đất đai của FAO
(1976) để xây dựng những vùng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang với 05 bƣớc thực hiện cơ bản nhƣ Hình 1.

Nguồn: FAO, 1976; Lê Quang Trí, 2010
Hình 1. Quy trình thực hiện đánh giá thích nghi đất đai định tính
234

|


HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ

2.4. Phƣơng pháp ản đồ - Geographic Imformation System (GIS)
Các dữ liệu bản đồ đƣợc thu thập với hình thức đƣợc số hóa và dạng khoanh vẽ trên giấy
đƣợc chuẩn hóa lên cùng hệ tọa độ VN 2000/WGS 84 zone 48 (6 Degree). Sau đó tiến hành số
hóa lại các bản đồ đơn tính nhƣ đất, nƣớc và bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Các bản
đồ đơn tính đƣợc chồng xếp lại với nhau bằng cơng cụ hỗ trợ Mapinfo 15.0 để xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai và thiết lập các bản đồ chuyên đề phục vụ cho phân vùng thích nghi đất đai cho

các kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn vùng nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO UẬN
3.1. Thực trạng sử ụng đất nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp cho thấy huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang có diện tích đất nơng nghiệp chiếm chủ yếu với 77,46% (Hình 2) với diện tích
khoảng 18.016,5 ha (Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng huyện Châu Thành, 2019). Với sự phát
triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và chuyển dần xu hƣớng sang phát triển phi nơng nghiệp bởi
vị trí thuận lợi cho việc giao thƣơng và mua bán của huyện, cơ cấu đất phi nông nghiệp cũng
chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao 22,54% diện tích đất tự nhiên (Hình 2).

Nguồn: P ịng Tà ngun và Mơ trường huyện Châu Thành, 2019
Hình 2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2 19 huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Sự phát triển nông nghiệp của huyện Châu Thành với các loại hình sản xuất nơng nghiệp
đa dạng từ sản xuất cây trồng ngắn ngày đến các loại hình cây ăn trái (Bảng 1) nhằm đa dạng sản
phẩm nông nghiệp và nâng cao giá trị kinh tế của ngƣời dân. Trong đất nơng nghiệp thì diện tích
đất trồng cây ăn trái chiếm diện tích chủ yếu với các loại hình sản xuất nhƣ cây có múi, vú sữa,
sa pô và một số loại cây trồng khác. Kế đến là diện tích đất trồng lúa với các loại hình sản xuất
độc canh từ 2 đến 3 vụ/năm. Tiếp theo là mơ hình sản xuất rau màu với các loại hình rau ăn lá và
rau gia vị là chủ yếu. Bên cạnh đó, diện tích ni trồng thủy sản trên địa bàn huyện chiếm không
nhiều, chủ yếu là nuôi để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho hộ gia đình, mang tính nhỏ lẽ và một
số hộ ni dạng tập trung tại khu vực bãi bồi ven sông Tiền. Qua đó cho thấy tình hình sản xuất
nơng nghiệp tại huyện Châu Thành phát triển với các kiểu sử dụng đất chủ lực nhƣ kiểu sử dụng
lúa 3 vụ, chuyên canh rau màu và cây ăn trái. Đây là điều kiện thuận lợi nhằm phát triển và xây
dựng những vùng sản xuất tập trung, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu
quả sản xuất cho ngƣời dân.
235

|



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Bảng 1. Diện tích các loại đất nông nghiệp năm 2 19 của huyện Châu Thành,
tỉnh Tiền Giang
Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất sản xuất nông nghiệp

17.893,7

99,77

Đất trồng cây hàng năm

6.128,8

34,02

1.1.1.1

Đất trồng lúa

4.869,3

27,03


1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

1.259,5

6,99

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

11.846,9

65,76

1.2

Đất nuôi trồng thủy sản

22,7

0,13

1.3

Đất nơng nghiệp khác

18


0,1

STT
1.1
1.1.1

Nguồn: P ịng Tà ngun và Mơ trường huyện Châu Thành, 2019
3.2. Tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
3.2.1. Xâ dựng bản đ đơn vị đất đai
Kết quả kế thừa số liệu bản đồ thổ nhƣỡng từ Bộ môn Tài nguyên Đất đai, Đại học Cần
Thơ và kết quả khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu đã xác định đƣợc các đặc tính đất đai về
độ sâu xuất hiện tầng phèn và tầng sinh phèn, độ sâu ngập và thời gian ngập là bốn đặc tính chủ
yếu tác động đến q trình sản xuất nơng nghiệp của ngƣời dân trên địa bàn huyện Châu Thành,
tỉnh Tiền Giang. Kết quả tổng hợp các lớp thông tin bản đồ đơn tính của đặc tính đất đai về điều
kiện đất, nƣớc đã xây dựng đƣợc 07 đơn vị đất đai trên cơ sở chồng lắp 04 đặc tính đất đai, mỗi
đơn vị đất đai có các đặc trƣng tự nhiên đồng nhất và các đơn vị đất đai mang đặc tính chuyên
biệt nhau (Bảng 2).
Bảng 2. Đặc tính của các đơn vị đất đai của huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
ĐV

Độ sâu xuất hiện

Độ sâu xuất hiện tầng

Độ sâu ngập

Thời gian ngập

ĐĐ


tầng phèn (cm)

sinh phèn (cm)

(cm)

(tháng)

236

1

Không phèn

Không phèn

Không ngập

Không ngập

2

Không phèn

Không phèn

0 - 30

< 3 tháng


3

Không phèn

Không phèn

>100

Quanh năm

4

0-50

50-100

Không ngập

Không ngập

5

0 -50

50-100

0 - 30

< 3 tháng


6

Không phèn

0-50

Không ngập

Không ngập

7

Không phèn

0-50

0 - 30

< 3 tháng

|


HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ

Hình 3. Bản đồ đơn vị đất đai năm 2 19 huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
3.2.2. Xâ dựng chất lượng đất đai và êu cầu sử dụng đất đai cho các kiểu sử dụng đất
Trên cơ sở kiểu sử dụng đất đai có triển vọng đã đƣợc chọn lọc từ kết quả đánh giá thực
trạng và định hƣớng phát triển của địa phƣơng nhằm sử dụng để đánh giá thích nghi đất đai. Mỗi
kiểu sử dụng đất đai có những yêu cầu riêng biệt về chất lƣợng đất đai để đảm bảo cho cây trồng

đƣợc tồn tại phát triển và cho năng suất cao để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Do vậy, kiểu
sử dụng đất đai đối với các mơ hình canh tác tại huyện Châu Thành có những yêu cầu sử dụng
đất đai đƣợc trình bày qua Bảng 3.
237

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Bảng 3. Yêu cầu chất lƣợng đất đai cho các mơ hình sản xuất nơng nghiệp
huyện Châu Thành

STT

LUT

Yêu cầu chất
lƣợng đất đai

1

Nguy hại do phèn

2

Nguy hại do lũ

Yếu tố chẩn đoán


Lúa 3
vụ

Chuyên
màu

Câ ăn
trái

Độ sâu xuất hiện tầng phèn (cm)

Y

Y

Y

Độ sâu xuất hiện tầng sinh phèn (cm)

Y

Y

Y

Độ sâu ngập

Y

-


-

Thời gian ngập

Y

Y

Y

Ghi chú: Y (Yêu cầu sử dụng đất đ ).
3.2.3. Phân hạng khả năng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất chính
Phân hạng khả năng thích nghi đất đai đƣợc thực hiện theo quy trình đánh giá đất đai của
FAO (1976). Kết quả này có đƣợc là do sự so sánh giữa chất lƣợng đất đai của các đơn vị đất đai
với yêu cầu sử dụng đất đai của kiểu sử dụng đất đai đƣợc diễn tả dƣới dạng phân cấp yếu tố
(Bảng 4).
Bảng 4. Kết quả phân hạng khả năng thích nghi hiện tại cho các kiểu sử dụng đất chính
Đơn vị đất đai

Kiểu sử dụng đất đai ( UT)
Lúa 3 vụ

Chuyên màu

Câ ăn trái

1

S3


S1

S1

2

S1

N

N

3

N

N

N

4

S3

S1

N

5


S3

N

N

6

S3

S1

N

7

S3

N

N

Kết quả phân vùng thích nghi định tính tự nhiên tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
trong điều kiện hiện tại đƣợc dựa trên kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai. Từ đó,
nghiên cứu đã xác định đƣợc 05 vùng thích nghi đất đai cho 03 kiểu sử dụng đất chính tại huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (Bảng 5).

238


|


HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ

Bảng 5. Kết quả phân vùng thích nghi hiện tại cho các kiểu sử dụng đất chính
Vùng
thích
nghi

Đơn vị
đất đai

I

1

II

Diện tích
(ha)

Kiểu sử dụng đất đai
Yếu tố giới hạn

Lúa 3
vụ

Chuyên
màu


Câ ăn
trái

18.552,10

S3

S1

S1

2

2.394,38

S1

N

N Thời gian ngập

III

3

129,00

N


N

N Thời gian ngập

IV

4, 6

1.311,78

S3

S1

V

5, 7

871,63

S3

N

N Thời gian ngập và độ
N sâu xuất hiện tầng phèn

Bảng 5 cho thấy mức độ thích nghi đối với các kiểu sử dụng đất, diện tích và các yếu tố
giới hạn khả năng phù hợp của điều kiện đất đai đối với từng vùng thích nghi tại huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang. (1) Vùng có diện tích khoảng 18.552,10 ha, chiếm 79,76% tổng diện

tích của các vùng thích nghi. Vùng này có điều kiện đất khơng bị nhiễm phèn và có hệ thống đê
bao khép kín nên khơng chịu ảnh hƣởng của ngập lũ vào mùa mƣa, do đó có mức thích nghi cao
(S1) cho các kiểu sử dụng chuyên màu và trồng cây ăn trái và thích nghi kém (S3) mơ hình lúa 3
vụ; (2) Vùng II có diện tích khoảng 2.394,38 ha, chiếm 10,29% diện tích của các vùng thích
nghi. Vùng này có điều kiện đất khơng bị nhiễm phèn, thƣờng bị ngập vào mùa mƣa nên thích
nghi cao (S1) cho kiểu sử dụng lúa 3 vụ và khơng thích nghi cho mơ hình trồng cây ăn trái và
chun màu do bị giới hạn bởi yếu tố thời gian ngập và độ sâu ngập; (3) Vùng III là vùng khơng
thích nghi (N) cho các mơ hình sản xuất nơng nghiệp nhƣ lúa 3 vụ, chuyên màu, cây ăn trái do
độ sâu ngập và thời gian ngập kéo dài, diện tích vùng này khoảng 129ha, chiếm 0,56% trên tổng
diện tích của các vùng thích nghi; (4) Vùng IV là vùng thích nghi kém (S3) cho kiểu sử dụng lúa
3 vụ, thích nghi cao (S1) cho mơ hình chun màu và khơng thích nghi đối với mơ hình trồng
cây ăn trái do độ sâu xuất hiện tầng phèn, với tổng diện tích thích nghi là 1.311,78 ha, chiếm 5,64%
diện tích của các vùng; (5) Vùng V có mức thích nghi kém (S3) cho mơ hình lúa 3 vụ và khơng
thích nghi (N) đối với mơ hình chun màu và trồng cây ăn trái với tổng diện tích 871,63 ha
chiếm 3,75% trên tổng diện tích thích nghi của vùng. Vùng bị hạn chế bởi thời gian ngập và độ
sâu xuất hiện tầng phèn cạn nên khơng thích nghi mơ hình chun màu và trồng cây ăn trái.
Bảng 6. Giải pháp khắc phục những yếu tố giới hạn của các vùng thích nghi
huyện Châu Thành
Vùng thích nghi
II
III
IV
V

Yếu tố giới hạn
Thời gian ngập

Giải pháp
Bao đê, xây dựng hệ thống đê bao khép kín


Xây dựng hệ thống đê bao khép kín nhằm hạn chế
Thời gian ngập, độ sâu mức độ ảnh hƣởng của lũ lụt; bón vôi, xây dựng hệ
xuất hiện tầng phèn
thống kênh xả phèn và giữ mực nƣớc thủy cấp ổn
định nhằm giảm mức độ ảnh hƣởng của phèn.
239

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Qua các yếu tố giới hạn khả năng thích nghi đất đai cho từng vùng thích nghi nghiên cứu
đã đề xuất các giải pháp chủ yếu về cơng trình và phi cơng trình nhằm nâng cao khả năng phù
hợp cho các loại cây trồng chính tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhƣ xây dựng hệ thống
đê bao ngăn ngập lũ cho vùng II, III, IV và V vào mùa mƣa nhằm hạn chế mức độ thiệt hại đến
cây trồng (Bảng 6). Bên cạnh đó, đối với những vùng còn bị nhiễm phèn ảnh hƣởng đến khả
năng thích nghi cần áp dụng biện pháp bón vôi hạ phèn, xây dựng hệ thống thủy lợi xả phèn.
Ngoài ra, cần giữ mực thủy cấp ổn định vào mùa khô, không để tầng phèn tiềm tàng bị oxy hóa
thành tầng phèn hoạt động và bị sì phèn vào đầu mùa mƣa ảnh hƣởng đến điều kiện canh tác của
cây trồng và khả năng phù hợp của chúng.

Hình 4. Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai tự nhiên năm 2 18
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
240

|


HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ


3.2.4. Đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tại hu ện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Để đề xuất vùng sản xuất theo hƣơng tập trung nghiên cứu dựa trên cơ sở khả năng phù
hợp đất đai cho các kiểu sử dụng đất, hiện trạng canh tác nông nghiệp, định hƣớng sử dụng đất
nông nghiệp, định hƣớng sử dụng đất và xu hƣớng của thị trƣờng làm cơ sở định hƣớng các mơ
hình canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Từ các cơ sở trên nghiên cứu đã đề xuất đƣợc ba vùng phát triển nông nghiệp cho các kiểu
sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Châu Thành, Tiền Giang qua Bảng 7 và Hình 5.
Bảng 7. Chọn lựa các mơ hình ƣu tiên cho các vùng thích nghi tại huyện Châu Thành
Vùng
thích nghi

Kiểu sử dụng đất đai
Lúa 3 vụ

Chun màu

Câ ăn trái

Mơ hình đề xuất áp dụng

I

S3

S1

S1

Chuyên màu, Cây ăn trái


II

S1

N

N

Lúa 3 vụ

III

N

N

N

Không đề xuất (vùng nuôi thủy sản)

IV

S3

S1

N

Chuyên màu


V

S3

N

N

Lúa 3 vụ

Kết quả cho thấy đối với vùng I mơ hình trồng cây ăn trái và mơ hình chun màu đƣợc
lựa chọn vì có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi do không bị ngập, có hệ thống đê bao khép kín,
đất khơng bị nhiễm phèn và có hệ thống cơ sở hạ tầng tƣơng đối hồn thiện phục vụ cho việc vận
chuyển hàng hóa nông sản; vùng II rất thuận lợi để tiếp tục phát triển mơ hình lúa 3 vụ, do đất
đai khơng bị ảnh hƣởng bởi điều kiện phèn, thời gian ngập khơng q dài và độ sâu ngập vừa
phải, mơ hình này đƣợc lựa chọn nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc
gia về lúa gạo, phù hợp với định hƣớng phát triển của vùng; vùng III có đặc điểm thời gian ngập
kéo dài do đó khơng phù hợp phát triển mơ hình lúa 3 vụ hay chuyên màu và cây ăn trái. Dựa
vào đặc điểm thời gian ngập và độ sâu ngập đề xuất phát triển mơ hình ni trồng thủy sản; vùng
IV mơ hình chuyên màu đƣợc lựa chọn với những loại cây chịu đƣợc phèn, bên cạnh đó cần có
những giải pháp về kỹ thuật nhƣ lên líp sao cho tránh sự xáo trộn tầng đất phèn lên trên, bón vơi
hạ phèn, xây dựng hệ thống kênh, mƣơng xả phèn và đảm bảo đƣợc mực thủy cấp ổn định nhằm
hạn chế sự ảnh hƣởng của phèn; vùng V mơ hình canh tác lúa 3 vụ đƣợc lựa chọn mặc dù điều
kiện phèn thích nghi kém với cây lúa. Vì vậy, để cây lúa phát triển tốt tại vùng đất này cần có
những biện pháp kỹ thuật nhƣ xây dựng hệ thống kênh, mƣơng xả phèn và đảm bảo đƣợc mực
thủy cấp ổn định để giảm thiểu ảnh hƣởng của phèn.

241


|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Hình 5. Bản đồ định hƣớng sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tiềm năng đất đai
về điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành
4. KẾT UẬN
Kết quả đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành cho thấy đây là một
huyện thuần nông với diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu trong phát triển kinh tế xã
hội. Trong đó, diện tích đất trồng cây ăn trái và lúa chiếm diện tích lớn nhất. Trên cơ sở các đặc
tính đất đai về độ sâu xuất hiện tầng phèn và tầng sinh phèn, độ sâu ngập và thời gian ngập
nghiên cứu đã thành lập đƣợc 7 đơn vị đất đai. Từ đó, nghiên cứu đã xác định đƣợc năm vùng
thích nghi đất đai tự nhiên cho phát triển mơ hình lúa 3 vụ, chuyên màu và cây ăn trái. Qua đó
cũng đã định hƣớng đƣợc ba vùng sản xuất tập trung từ khả năng phù hợp về điều kiện tự nhiên
của huyện, với vùng I phát triển mơ hình trồng cây ăn trái và rau màu; vùng II phát triển mơ hình
lúa 3 vụ; vùng III phát triển mơ hình chun màu.
242

|


HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ

TÀI IỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Bé, Trần Thị Lệ Hằng, Trần Văn Triển và Văn Phạm Đăng Trí (2017), Ảnh
hƣởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nơng nghiệp, thủy sản huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Tạp
Trường Đạ

Cần T ơ, tập 50, phần A (2017): 94-100.
2. Lê Văn Khoa và Trần Bá Linh (2013), G áo trìn Bạ màu đất và Bảo tồn tà nguyên
đất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Lê Quang Trí (2010), Giáo trình Đán g á đất đ . Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Hiếu Trung, Văn Phạm Đăng Trí và Võ Thị Phƣơng Linh (2012), Phân vùng
s n t á nông ng ệp ở ĐBSCL: H ện trạng và u ướng t y đổ trong tương l dướ tá động
ủ b ến đổ k
ậu. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ IV. Viện Khoa học xã hội
Việt Nam.
5. Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Ngọc Phƣơng và Phan Chí Nguyện (2019), Mâu thuẫn trong
sử dụng đất nơng nghiệp và yếu tố tác động tại huyện Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Tạp
o
Đất, số 56.
6. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành, Tiền Giang (2019),
Báo áo tìn ìn sản uất nơng ng ệp năm 2019 và kế oạ t ự
ện sản uất nông ng ệp
năm 2020 uyện C âu T àn , tỉn T ền G ng.
Tiếng Anh
7. FAO (1976). A framework for land evaluation. FAO Soil Bulletin 32, FAO, Rome.
8. FAO (2007). Land evaluation towards a revised framework. Food and Agriculture
Organization of the United Nations. Safety of fishermen. Rome, 86p.

DETERMINE ABILITY OF LAND SUITABILITY TO AGRICULTURAL DEVELOPMENT
IN CHAU THANH DISTRICT - TIEN GIANG PROVINCE
Phan Chi Nguyen1, Ngo Minh Thanh2 and Pham Thanh Vu1
1
2

College of Environment and Natural Resource - Can Tho University


Land Registration Office of Tien Giang Province, Tien Giang Province
Contact email:
ABSTRACT

The study aimed to determine the land adaptability for land use types of agricultural production in
Chau Thanh district, Tien Giang province that based on propose agricultural production zones in the
direction of concentration.The research methods used include primary and secondary data collection
methods; method of land adaptation assessment (FAO, 2007) and mapping method. The research results
have established 7 land units from soil conditions and flooding. Based on the land suitability for three of
243

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
land use types of triple rice, cash crops and fruits that the results have identified five adapted zones. On
that basis, the study proposed three agricultural production areas in the direction of concentrated
production for Chau Thanh district in accordance with natural conditions.In addition, results of research
proposed solutions to overcome the limiting factors which affected the suitability of crops to improve the
efficiency of agricultural land use in the future. The results were the basis of science to help strategic
agricultural development strategists orient appropriate land use for Chau Thanh district, Tien Giang
province to adapt to increasingly complex climate change. The results were the basis of science that help
strategic decision makers for agricultural development who orient rational agricultural land use in Chau
Thanh district, Tien Giang province to adapt to increasingly complex climate change.
Key words: Agricultural land, Chau Thanh-Tien Giang, Land evaluation, Land potential.

244

|




×