HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
TRẦN TỐ TÂM
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DƯA CHUỘT
(Cucumis sativus L.) LAI F1 PHỤC VỤ ĂN TƯƠI
TẠI VÙNG ĐŐNG BȀNG SÔNG HŐNG
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
TRẦN TỐ TÂM
NGHIÊN CƯU CHỌN TAO GIÔNG DƯA CHUÔT
(Cucumis sativus L.) LAI F1 PHỤC VỤ ĂN TƯƠI
TAI VÙNG ĐÔNG BĂNG SÔNG HÔNG
Chuyên ngành: Di truyên và chon giông cây
trông Mã sô:
9 62 01 11
Người hướng dẫn khoa hoc:
1. PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng
2.
TS. Pham Mỹ Linh
HÀ NỘI, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất
kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả luận án
Trần Tố Tâm
iii
năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày to lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng và TS. Phạm Mỹ Linh đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày to lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Rau hoa quả và cảnh quan, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Rau quả, cán bộ viên
chức Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Bộ môn Rau và cây gia vị - Viện Nghiên cứu
Rau quả đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các em sinh
viên thực tập tốt nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, đợng
viên, khuyến khích tơi hồn thành luận án./.
Hà Nội, ngày
tháng
Nghiên cứu sinh
Trần Tố Tâm
năm 2020
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục hình................................................................................................................. xi
Trích yếu luận án.............................................................................................................xii
Thesis abstract................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
1.4.
Những đóng góp mới của đề tài............................................................................ 3
1.5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................5
2.1.
Nguồn gốc, phân bố, phân loại thực vật và đặc điểm di truyền cây dưa chuột.....5
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây dưa chuột................................................................... 5
2.1.2. Phân loại thực vật học cây dưa cḥt....................................................................5
2.1.3. Đặc điểm di truyền cây dưa cḥt.........................................................................7
2.2.
Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai............................ 11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa cḥt ưu thế lai trên thế giới........11
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai ở Việt Nam.........17
2.3.
Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất hạt dưa cḥt lai F1.........................21
2.3.1. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hạt dưa chuột lai F1 trên thế giới.........21
2.3.2. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hạt dưa cḥt lai F1 ở Việt Nam..........23
2.4.
Tình hình nghiên cứu kỹ thuật sản xuất dưa chuột thương phẩm....................... 26
2.4.1. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật sản xuất dưa cḥt thương phẩm trên thế giới...26
2.4.2. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật sản xuất dưa chuột thương phẩm ở Việt Nam...30
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................................36
3.1.
Địa điểm nghiên cứu........................................................................................... 36
3.2.
Thời gian nghiên cứu...........................................................................................36
3.3.
Vật liệu nghiên cứu............................................................................................. 36
3.4.
Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 38
3.5.
Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................39
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................................39
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................................46
3.5.3. Phương pháp phân tích mợt số chỉ tiêu sinh hóa.................................................49
3.5.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.............................................................. 49
3.5.5. Kỹ thuật trồng trọt............................................................................................... 50
Phần 4. Kết quả và thảo luận..........................................................................................52
4.1.
Đánh giá các dòng dưa chuột tự phối đời I4-I6...................................................52
4.1.1. Đánh giá mức độ phân ly của các dòng qua các thế hệ từ I4-I6..........................52
4.1.2. Nghiên cứu chọn lọc và đánh giá các dòng dưa chuột thế hệ I6......................... 55
4.1.3. Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng dưa chuột mới tạo ra..........................59
4.2.
Lai tạo và tuyển chọn các tổ hợp lai mới có triển vọng...................................... 67
4.2.1. So sánh các tổ hợp lai..........................................................................................67
4.2.2. Khảo nghiệm sản xuất tổ hợp lai có triển vọng...................................................79
4.3.
NghiÊn cứu xÂy dựng quy trÌnh sản xuất hạt lai cho tổ hợp lai dưa chuột
tuyển chọn........................................................................................................... 87
4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất, chất lượng hạt lai.......87
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất và chất
lượng hạt lai.........................................................................................................94
4.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố/mẹ đến năng suất và chất lượng hạt lai................99
4.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ethrel đến ra hoa cái của dòng bố............103
4.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng ra hoa đực của dòng mẹ 104
4.4.
Nghiên cứu hồn thiện quy trình thâm canh giống dưa cḥt lai F1................108
4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách (mật độ) trồng đến năng suất và chất
lượng giống lai F1............................................................................................. 108
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng dưa chuột THL9......................................................... 111
Phần 5. Kết luận và kiến nghi........................................................................................119
5.1.
Kết luận..............................................................................................................119
5.2.
Kiến nghị........................................................................................................... 120
Danh mục cơng trình khoa học cơng bố có liên quan đến luận án...............................121
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................122
Phụ lục...........................................................................................................................134
Phụ lục 1. Một số hình ảnh minh họa............................................................................134
Phụ lục 2. Xử lý số liệu thống kê.................................................................................. 135
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ANOVA
Phân tích phương sai
CT
Công thức
GA3
Gibberellic acid
GCA
Khả năng kết hợp chung
HB
Ưu thế lai thực
HS
Ưu thế lai chuẩn
PTNT
Phát triển nông thôn
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QTL
Locus tính trạng số lượng
RADP
DNA đa hình được nhân bản ngẫu nhiên
RCBD
Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
SCA
Khả năng kết hợp riêng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
THL
Tổ hợp lai
TN12
Thủy Nguyên 12
UTL
Ưu thế lai
YM18
Yên Mỹ 18
DANH MỤC BẢNG
STT
3.1.
Tên bảng
Trang
Đặc điểm hình thái sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình bệnh hại
của các vật liệu thử YM18 và TN12................................................................... 37
3.2.
Các tổ hợp lai đánh giá trong thí nghiệm............................................................41
4.1.
Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng dưa chuột thế hệ I4 - I6............52
4.2.
Khả năng ra hoa, đậu quả của các dòng dưa chuột thế hệ I4 - I6........................54
4.3.
Mợt số đặc điểm hình thái quả của các dòng dưa chuột thế hệ I4 - I6................55
4.4.
Đặc điểm sinh trưởng của các dòng dưa chuột đời I6 vụ xuân hè 2015 tại
Gia Lâm - Hà Nội................................................................................................56
4.5.
Một số đặc điểm hình thái quả của các dòng dưa cḥt đời I6 vụ xuân hè
2015 tại Gia Lâm - Hà Nội..................................................................................57
4.6.
Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và tình hình bệnh hại của các
dòng dưa cḥt đời I6 vụ xuân hè 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội...........................58
4.7.
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột
vụ xuân hè 2016 tại Gia Lâm - Hà Nội............................................................... 60
4.8.
Khả năng kết hợp chung của các dòng dưa chuột đời I6 trong vụ xuân hè
2016 tại Gia Lâm - Hà Nội..................................................................................61
4.9.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 15 tổ hợp dưa chuột trong
vụ thu đông năm 2016 tại Gia Lâm - Hà Nội......................................................63
4.10.
Khả năng kết hợp của các dòng dưa cḥt trên tính trạng các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất vụ thu đông năm 2016..........................................64
4.11.
Giá trị ưu thế lai thực (HB) và ưu thế lai chuẩn (HS) trên các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa chuột.................................66
4.12.
Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai dưa chuột trong
vụ xuân hè và thu đông năm 2017...................................................................... 67
4.13.
Đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ xuân hè và thu
đông năm 2017....................................................................................................68
4.14.
Đặc điểm ra hoa đậu quả của các tổ hợp lai dưa chuột có triển vọng trong
vụ xn hè và thu đơng năm 2017...................................................................... 70
4.15.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa cḥt
có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông năm 2017.......................................72
4.16.
Một số đặc điểm quả của các tổ hợp lai dưa cḥt có triển vọng trong vụ
xuân hè và thu đông năm 2017........................................................................... 74
4.17.
Mợt số chỉ tiêu sinh hóa quả của các tổ hợp lai dưa cḥt có triển vọng
trong vụ xn hè và thu đơng năm 2017.............................................................75
4.18.
Đặc điểm hình thái và chất lượng cảm quan quả của các tổ hợp lai dưa
chuột có triển vọng vụ xn hè và thu đơng năm 2017...................................... 76
4.19.
Tình hình nhiễm bệnh của các tổ hợp lai dưa cḥt có triển vọng trong vụ
xn hè và thu đông năm 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội..........................................78
4.20.
Thời gian sinh trưởng ở các giai đoạn khác nhau của các tổ hợp lai dưa
cḥt có triển vọng trong vụ thu đơng năm 2017 tại các điểm thí nghiệm.........79
4.21.
Đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp lai dưa cḥt có triển vọng trong vụ
thu đơng năm 2017 tại các điểm thí nghiệm....................................................... 80
4.22.
Tình hình ra hoa, đậu quả của các tổ hợp lai dưa cḥt có triển vọng trong
vụ thu đơng năm 2017 tại các điểm thí nghiệm.................................................. 81
4.23.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai dưa cḥt
có triển vọng trong vụ thu đơng năm 2017 tại các điểm thí nghiệm...................83
4.24.
Mợt số chỉ tiêu sinh hóa của các tổ hợp lai dưa cḥt có triển vọng trong
vụ thu đơng năm 2017 tại các điểm thí nghiệm.................................................. 85
4.25.
Tình hình nhiễm bệnh của các tổ hợp lai dưa cḥt có triển vọng trong vụ
thu đơng năm 2017 tại các điểm thí nghiệm....................................................... 86
4.26.
Chiều cao cây trung bình của các tổ hợp lai dưa chuột tại các điểm thí
nghiệm.................................................................................................................86
4.27.
Năng suất trung bình của các tổ hợp lai dưa cḥt tại các điểm thí nghiệm.......87
4.28.
Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng của dòng mẹ vụ
xuân hè và thu đông năm 2018........................................................................... 88
4.29.
Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của dòng
mẹ dưa chuột vụ xuân hè và thu đông năm 2018................................................89
4.30.
Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đặc điểm quả giống và chất lượng hạt
giống lai vụ xuân hè và thu đông 2018............................................................... 90
4.31.
Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất hạt giống vụ xuân hè và thu đông 2018.......................................................92
4.32.
Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng của
dòng mẹ dưa chuột vụ xuân hè và thu đông năm 2018.......................................93
4.33.
Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của dòng mẹ dưa chuột vụ xuân hè năm 2018............................................94
4.34.
Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến đặc điểm quả giống dưa
chuột lai F1 vụ xuân hè năm 2018...................................................................... 95
4.35.
Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất hạt giống dưa chuột lai F1 vụ xuân hè năm 2018..................... 96
4.36.
Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến chất lượng hạt giống dưa
chuột lai F1 vụ xuân hè năm 2018...................................................................... 98
4.37.
Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố/mẹ đến khả năng ra hoa, đậu quả của dòng
bố, mẹ dưa chuột vụ xuân hè 2018....................................................................100
4.38.
Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố/mẹ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất hạt lai giống dưa chuột vụ xuân hè 2018.......................................... 101
4.39.
Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố/mẹ đến chất lượng hạt lai giống dưa chuột
lai F1 vụ xuân hè 2018......................................................................................102
4.40.
Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý ethrel đến sinh trưởng, phát triển của
dòng bố dưa chuột vụ xuân hè năm 2018..........................................................103
4.41.
Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý ethrel đến một số chỉ tiêu về năng suất,
chất lượng hạt giống của dòng bố dưa chuột vụ xuân hè năm 2018.................104
4.42.
Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý GA3 đến sinh trưởng, phát triển của
dòng mẹ dưa chuột vụ xuân hè năm 2018.........................................................105
4.43.
Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý GA3 đến sức sống hạt phấn hoa đực của
dòng mẹ dưa chuột vụ xuân hè năm 2018.........................................................106
4.44.
Ảnh hưởng của các nồng độ xử lý GA3 đến một số chỉ tiêu về năng suất,
chất lượng hạt giống của dòng mẹ dưa chuột vụ xuân hè năm 2018................106
4.45.
Ảnh hưởng của khoảng cách (mật độ) trồng đến thời gian sinh trưởng của
dưa chuột THL9 vụ thu đông năm 2018........................................................... 109
4.46.
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của dưa
chuột THL9 vụ thu đông năm 2018.................................................................. 109
4.47.
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018............................................................110
4.48.
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng của
dưa chuột THL9 vụ thu đông năm 2018........................................................... 111
4.49.
Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến một số giai đoạn sinh trưởng của
tổ hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018...................................................112
4.50.
Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến một số đặc điểm nông sinh học
của tổ hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018............................................ 113
4.51.
Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến khả năng ra hoa, đậu quả của tổ
hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018.......................................................114
4.52.
Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến tình hình bệnh hại của tổ hợp lai
dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018................................................................... 115
4.53.
Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của tổ hợp lai dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018....................... 116
4.54.
Ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến chất lượng quả của tổ hợp lai
dưa chuột THL9 vụ thu đông 2018................................................................... 117
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
3.1.
Sơ đồ nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột lai F1.............................................39
4.1.
Một số tổ hợp lai dưa chuột triển vọng trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ
bản tại Gia Lâm - Hà Nội....................................................................................71
4.2.
Năng suất thực thu của các tổ hợp lai dưa chuột trong vụ xuân hè và thu
đông năm 2017 tại Gia Lâm - Hà Nợi.................................................................73
4.3.
Hình ảnh quả của một số tổ hợp lai dưa chuột triển vọng...................................77
4.4.
Mô hình khảo nghiệm sản xuất tại Hưng Yên.................................................... 82
4.5.
Năng suất thực thu của một số tổ hợp lai dưa chuột khảo nghiệm tại một
số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.....................................................................84
4.6.
Quả giống dưa cḥt ở cơng thức thí nghiệm xử lý GA3.................................107
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Trần Tố Tâm
Tên luận án: Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột (Cucumis sativus L.) lai F1 phục vụ
ăn tươi tại vùng đồng bằng sông Hồng
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 9 62 01 11
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Lai tạo giống dưa cḥt lai F1 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất
cao và chất lượng tốt, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng quả tươi trong nước và hướng tới
xuất khẩu.
Xác định được một số thông số kỹ thuật góp phần hồn thiện quy trình sản xuất
hạt lai và quy trình sản xuất dưa cḥt thương phẩm cho giống dưa chuột lai F1 mới
chọn tạo đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá mức độ phân ly của 41 dòng dưa chuột tự phối thế hệ từ I4 - I6. Thí
nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại, mỗi dòng 1 ô (30 cây/ô).
Đánh giá khả năng kết hợp chung (GCA) được áp dụng theo phương pháp lai
đỉnh Topcross giữa 20 dòng dưa chuột thuần với vật liệu thử là dòng dưa chuột Yên Mỹ
(YM18) và dòng dưa cḥt Thủy Ngun (TN12). Thí nghiệm đánh giá con lai của 20
dòng dưa chuột thuần với vật liệu thử được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
(RCBD) với 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc là 30 cây.
Đánh giá khả năng kết hợp riêng (SCA) của 6 dòng có khả năng kết hợp chung
cao ở thế hệ I6 lai theo sơ đồ Griffing 4 (nx(n-1)/2). Thí nghiệm bố trí khối ngẫu nhiên
hồn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích ơ thí nghiệm là 30 m2/giống.
So sánh các tổ hợp lai dưa chuột ưu tú mới chọn tạo. Thí nghiệm bố trí theo khối
ngẫu nhiên hồn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích ơ thí nghiệm là 7,2 m2.
Khảo nghiệm sản xuất 3 tổ hợp lai triển vọng. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu
nhiên hồn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích ơ thí nghiệm là 500 m2/mơ hình.
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất hạt lai và sản xuất dưa cḥt thương
phẩm. Thí nghiệm đồng ṛng được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) và
Split plot với 3 lần nhắc lại.
Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng chương trình Excel và phân tích
phương sai (ANOVA) bằng chương trình IRRISTART 5.0.
Kết quả chính và kết luận
Đánh giá được 41 dòng dưa chuột tự phối thế hệ I4-I6 về các đặc điểm nông
sinh học, khả năng ra hoa, đậu quả và đặc điểm hình thái quả đã chọn lọc được 20
dòng dưa cḥt thế hệ I6 có giá trị sử dụng cho mục đích chọn giống dưa cḥt ăn
tươi. Trong số 20 dòng được chọn lọc có 6 dòng có khả năng kết hợp chung cao là
D2, D5, D6, D13, D16 và D19. Qua đánh giá khả năng kết hợp riêng của 6 dòng dưa
chuột đã xác định được 10 tổ hợp lai có giá trị ưu thế lai cao.
Thông qua đánh giá trong vụ xuân hè và vụ thu đông đã chọn được 3 tổ hợp
lai là THL2 (D6 x D2), THL6 (D19 x D6) và THL9 (D16 x D13) có năng suất cao hơn
so với giống đối chứng. Khảo nghiệm sinh thái THL2, THL6 và THL9 tại Hà Nội, Hà
Nam, Hưng Yên, đã xác định được tổ hợp lai dưa cḥt THL9 có thời gian sinh trưởng
từ 85 - 88 ngày, khối lượng quả trung bình 205,4 - 210,3 g, năng suất đạt 50,6 tấn/ha
trong vụ xuân hè và 48,4 tấn/ha trong vụ thu đơng. Hình thái, màu sắc và chất lượng
quả phù hợp với tiêu chuẩn dưa chuột ăn tươi.
Sản xuất hạt lai cho tổ hợp lai dưa cḥt THL9 tại vùng đồng bằng sơng Hồng
có năng suất cao cần gieo hạt ngày 20/2 trong vụ xn hè và ngày 25/9 trong vụ thu
đơng; bón phân với liều lượng 20 tấn phân chuồng và 120 kg N : 150 kg P2O5 : 180 kg
K2O/ha; tỷ lệ hàng bố mẹ thích hợp là 8 ♀ : 1 ♂; phun Ethrel với nồng độ 100 ppm làm
tăng số hoa cái của dòng bố và phun GA3 với nồng độ 300 ppm làm tăng số hoa đực của
dòng mẹ.
Thâm canh cho tổ hợp lai dưa chuột THL9 thương phẩm cần trồng với khoảng
cách 70 cm x 45 cm (tương ứng với mật độ 32.000 cây/ha) và liều lượng phân bón thích
hợp là 20 tấn phân chuồng và 120 kg N: 120 kg P2O5 : 150 kg K2O/ha. Cây dưa cḥt
có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất đạt trên 50 tấn/ha. Các chỉ tiêu sinh
hóa đạt tiêu chuẩn và phù hợp với mục đích ăn tươi.
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Tran To Tam
Thesis title: Breeding of new hybrid (F1) cucumber cultivar (Cucumis sativus L.) for
fresh consumption in the Red River Delta.
Major: Plant Genetics and Breeding
Code: 9 62 01 11
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Breeding F1 hybrid cucumbers of good growth and development, high yielding and
good quality for fresh consumption in the domestic market and export.
- Determining technical specifications to develop a production protocol for the new
hybrid (F1) cucumber cultivar of high fruit yield and quality.
Materials and Methods:
- Evaluating the segregation level of 41 inbred cucumber lines from I4 - I6. The
experiment was arranged in sequence without replication, each line was planted in a plot
(30 plants/plot).
- Evaluating the general combining ability (GCA) by Topcross of 20 pure cucumber lines
and the testers Yen My cultivar (YM18) and Thuy Nguyen (TN12). The experiment
design
was
completely
random
blocks
(RCBD)
with
3
replications,
30
plants/replication.
- Evaluating the specific combining ability (SCA) of 6 cucumber lines with high general
combining ability in I6 generation followed Griffing 4 diagram (nx (n-1)/2). The
experiment was arranged in RCBD with 3 replications; the area of each was 30 m2/plot.
- Assessing and comparing the newly selected elite hybrid cucumber hybrids. The
experiment was RCBD with 3 replications. The area of a plot was 7.2 m2/plot.
- Implementing VCU test of 3 prospective hybrids in Hanoi, Ha Nam and Hung Yen
provinces. The experiment was arranged in RCBD with 3 replications; the area of an
experimental plot in each site was 500 m2.
- Studying technical practices of hybrids seed and commercial cucumber production.
Field experiments were arranged in RCBD and Split-plot design, with 3 replications.
- The experimental data was statistically processed by Excel and analysis of variance
(ANOVA) by IRRISTART 5.0 software.
Main findings and conclusions:
Agronomic traits, flowering, fruiting and morphological characteristics of 41
inbred cucumber lines (I4-I6) were evaluated. 20 strains of I6 cucumbers were selected
for the purpose of breeding new cucumber lines/cultivars for fresh use. Assessing GCA,
6 cucumber lines of good agronomic characteristics and high general combining ability
were selected to evaluate the specific combining ability. The results of SCA on traits of
number of fruits/plant, average fruit weight, individual yield and actual and heterosis
expression of the selected cucumber hybrid combinations on the yield components
identified 10 hybrid combinations of high level of heterosis expression.
Through evaluation in spring-summer and autumn-winter seasons, 3 hybrid
combinations, namely THL2 (D6 x D2), THL6 (D19 x D6) and THL9 (D16 x D13)
were observed having higher yield than that of the control cultivars. VCU testing of the
three hybrid combinations in Hanoi, Ha Nam, Hung Yen provinces indicated that the
THL9 combination was the most suitable for development in the Red River Delta for its
development duration ranging from 85 - 88 days, average fruit weight of 205.4 - 210.3
g, yield of 50.6 tons/ha and 48.4 tons/ha in spring-summer and autumn-winter seasons,
respectively. Morphological characteristics, color and quality of the fruits were
satisfactory to the requirements of cucumber for fresh use.
For seed production of the hybrid combination THL9 in the Red River Delta,
seed sowing is suggested to conduct on February 20 in spring-summer season and
September 25 in autumn- winter season; fertilization at the rates of 150 kg P 2O5: 180 kg
K2O: 120 kg N and 20 tons of manure per ha; the appropriate ratio of parental lines in
hybrid seed production was 1 ♂: 8 ♀, yielding 219.3 kg of seed per ha; spraying ethrel
at the concentration of 100 ppm increased the number of female flowers of the paternal
line, while spraying GA3 at the concentration of 300 ppm promoted the number of male
flowers of the maternal line in hybrid seed production.
For intensive cultivation of the hybrid combination THL9, it is suggested to
apply the spacing of 70 cm x 45 cm (equivalent to the density of 32.00 plants/ha) and
the fertilization rate of 120 P P2O5: 150 K2O: 120 kg N and 20 tons manure per ha. The
hybrid combination showed good growth and development with a yield of over 50
tons/ha. The biochemical criteria were satisfactory to the requirements of cucumber
fruit for fresh use.
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dưa cḥt (Cucumis sativus L.) là cây rau ăn quả có thời gian sinh trưởng
ngắn, năng suất cao so với các loại rau ăn quả khác. Sản phẩm dưa cḥt ngồi
ăn tươi như một loại rau xanh còn được chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Dưa cḥt là loại cây trồng có tiềm năng kinh tế lớn
(Priyanka & cs., 2016). Bên cạnh giá trị kinh tế, dưa cḥt còn là loại cây trồng
có giá trị dinh dưỡng cao. Quả dưa chuột là nguồn cung cấp các loại vitamin (A,
C, K, E); khoáng chất (magie, mangan, kali, photpho, canxi và kẽm) và một số
sắc tố hữu cơ (Carotene-B, Xanthein-B; Andlutein) cung cấp cho cơ thể con
người (Vimala & cs., 1999). Chính vì vậy, dưa cḥt là cây được trồng phổ biến
trên thế giới (Tatlioglu, 1993) và xếp thứ 4 trong các loại rau có giá trị kinh tế ở
Châu Á sau cà chua, bắp cải và hành tây (Nwofia & cs., 2015).
Đồng bằng sông Hồng là một trong 2 vùng sản xuất rau lớn nhất Việt
Nam, với nhiều chủng loại rau đa dạng như: dưa chuột, cà chua, ớt, bí ngơ, su
hào, bắp cải, súp lơ, hành lá…Trong đó, dưa cḥt là loại rau ăn quả được trồng
diện tích lớn ở vùng này với nhiều vụ trong năm (Cục Trồng trọt, 2018). Hơn
nữa, nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mặt hàng dưa chuột rất lớn dẫn
đến nhu cầu về giống trở nên cấp thiết đối với thực tế sản xuất của vùng. Mặc
dù vậy, các giống dưa chuột trong nước chủ yếu vẫn là các giống địa phương
có chất lượng cao, thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương nhưng năng suất
thấp. Các giống lai F1 trong nước có rất ít và chưa được phổ biến trong sản
xuất. Phần lớn các giống lai trồng trong sản xuất hiện nay được nhập từ nước
ngồi hoặc do các cơng ty nước ngồi sản xuất và cung ứng tại Việt Nam với
giá thành cao, nhiều giống chưa khảo nghiệm tính thích ứng đã gây rủi ro cho
người sản xuất (Trần Khắc Thi & cs., 2010). Để đáp ứng nhu cầu giống cho sản
xuất, trong những năm qua nhiều cơ quan nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu
chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai F1 có năng suất cao, chất lượng tốt, thích
hợp cho ăn tươi và chế biến, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam nói chung
và đồng bằng sơng Hồng nói riêng. Trong giai đoạn từ 2005 đến 2015, Viện
Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo được bộ giống dưa chuột lai F1 như: CV5,
CV11 (Phạm Mỹ Linh & cs., 2005), GL1-2; GL1-7; GL1-8 (Phạm Mỹ Linh &
18
cs., 2015) phục vụ nhu cầu dưa chuột ăn tươi của người tiêu dùng; các giống
CV29, CV209 phục vụ sản xuất dưa chuột cho chế biến (Phạm Mỹ Linh & cs.,
2009). Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cũng đã nghiên cứu chọn tạo
được một số giống dưa chuột lai F1 phục vụ cho sản xuất như giống PC4, PC5
(Đồn Xn Cảnh, 2017). Các giống dưa cḥt lai F1 được chọn tạo trong nước
chưa đủ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt là các giống dưa
chuột ăn tươi. Thị hiếu tiêu dùng sản phẩm dưa chuột ăn tươi của người dân
miền Bắc Việt Nam ưa thích màu sắc quả dưa cḥt có mầu xanh trắng, trong
khi đó đa số các giống dưa cḥt lai trong sản xuất hiện nay có màu sắc vo quả
là mầu xanh đậm. Việc chọn tạo được giống dưa chuột đủ tiêu chuẩn chất lượng
phục vụ mục đích ăn tươi, có mầu sắc vo quả phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, tổng nhu cầu hạt giống rau sản xuất,
kinh doanh của cả nước mỗi năm vào khoảng 5.000 tấn, trong đó có hơn 4.000
tấn là nhập khẩu. Đối với dưa chuột, hạt giống sản xuất trong nước mới đáp ứng
được 20% nhu cầu sản xuất, 80% nhập từ nước ngồi. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật để phát triển sản xuất hạt giống dưa chuột trong nước
nhằm nâng cao tỷ lệ giống nội địa, giảm giá thành và chủ động sản xuất là vấn đề
cấp thiết của ngành hạt giống rau màu nước ta.
Để các giống dưa cḥt mới chọn tạo trong nước có thể áp dụng vào sản
xuất với diện tích lớn, thay thế cho các giống nhập nội, bên cạnh việc đầu tư
công nghệ sản xuất hạt giống đáp ứng được khối lượng lớn, việc nghiên cứu xây
dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để sản xuất thương phẩm nhằm phát huy
hết tiềm năng năng suất của giống là yếu tố quan trọng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Lai tạo giống dưa cḥt lai F1 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất
cao và chất lượng tốt, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng quả tươi trong nước và
hướng tới xuất khẩu.
- Xác định được một số thông số kỹ thuật góp phần hồn thiện quy trình sản xuất
hạt lai và quy trình sản xuất dưa cḥt thương phẩm cho giống dưa chuột lai F1
mới chọn tạo đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đánh giá mức độ phân ly của các dòng dưa chuột tự phối thế hệ I4 - I6. Thử khả
năng kết hợp và đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của
các tổ hợp lai dưa chuột được tạo ra. Nghiên cứu khả năng thích ứng của mợt số
tổ hợp lai dưa chuột triển vọng tại Vùng đồng bằng sông Hồng.
- Khu vực nghiên cứu: vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 - 2018
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Bổ sung nguồn vật liệu khởi đầu là 41 dòng dưa chuột tự phối đời I6 có giá trị
cho cơng tác chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai của Việt Nam.
- Lai tạo và chọn lọc được 1 tổ hợp lai dưa chuột (THL9) có năng suất đạt 50
tấn/ha trong vụ xuân hè và 48 tấn/ha trong vụ thu đông, chất lượng tốt đáp ứng
nhu cầu ăn tươi của người tiêu dùng tại vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Xác định được một số thông số kỹ thuật góp phần hồn thiện quy trình sản xuất
hạt dưa chuột lai F1 (thời vụ trồng: 20/2 trong vụ xuân và 25/9 trọng vụ thu; tỷ lệ
hàng bố mẹ thích hợp 8 ♀ : 1 ♂; liều lượng phân bón là: 20 tấn phân chuồng và
120 kg N : 150 kg P2O5 : 180 kg K2O/ha và sử dụng mợt số hóa chất: Ethrel nồng
đợ 100 ppm và GA3 nồng độ 300 ppm làm tăng số hoa cái của dòng mẹ và hoa
đực của dòng bố trong quá trình duy trì dòng bố, mẹ). Hồn thiện quy trình kỹ
thuật thâm canh dưa chuột lai thương phẩm (mật độ: 32.000 cây/ha và liều lượng
phân bón 20 tấn phân chuồng và 120 kg N: 120 kg P2O5: 150 kg K2O/ha) phù hợp
với điều kiện sinh thái vùng Đồng bằng sông Hồng.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị cho công tác
chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai cũng như các nghiên cứu về quy trình sản
xuất hạt dưa chuột lai F1 và sản xuất dưa chuột thương phẩm đạt năng suất cao,
chất lượng tốt trong điều kiện canh tác vùng đồng bằng sông Hồng.
- Kết quả nghiên cứu đề tài luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy về công nghệ sản xuất hạt giống dưa chuột lai F1
cũng như kỹ thuật thâm canh dưa chuột thương phẩm cho giống dưa chuột lai F1.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đã chọn tạo được 1 tổ hợp lai dưa cḥt có năng suất cao tương đương với
các giống nhập nội, chất lượng phù hợp với nhu cầu ăn tươi, làm phong phú bộ
giống dưa chuột chất lượng phục vụ sản xuất ở vùng Đồng bằng sơng Hồng.
- Đề tài đã hồn thiện quy trình sản xuất hạt dưa cḥt lai F1 làm tăng năng suất
hạt lai, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
- Quy trình kỹ thuật thâm canh giống dưa cḥt lai F1 sẽ góp phần nâng cao năng
suất và chất lượng dưa chuột ăn tươi cho vùng Đồng bằng sông Hồng.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ, PHÂN LOẠI THỰC VẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM DI
TRUYỀN CÂY DƯA CHUỘT
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố cây dưa chuột
Cây dưa chuột được trồng từ thời cổ đại là nguồn thực phẩm và nguồn dược
liệu (Paris & cs., 2012). Chi Cucumis được cho rằng có nguồn gốc từ Châu Phi,
trừ hai lồi C. sativus và C. hystrix có nguồn gốc từ Châu Á (Wang & cs., 2012).
Giải trình tự gen của 115 dòng dưa cḥt cho thấy dưa cḥt có xuất xứ từ 4
vùng địa lý chính: Đơng Nam Á, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ (Qi & cs.,
2013). Ấn Độ và Trung Quốc được coi là 2 trung tâm đa dạng di truyền chính của
dưa cḥt (Sebastian & cs., 2010). Các lồi dưa cḥt được th̀n hóa ở Ấn Độ
và ở Trung Quốc vào những năm 3.000 trước Công nguyên. Dưa chuột được đưa
vào Châu Âu từ thế kỷ XIII và ở Bắc Mỹ vào thế kỷ XVI trước công nguyên
(Staub & cs., 2001, Paris & cs., 2012). Cho đến nay, dưa chuột đã được gieo
trồng rộng khắp trên thế giới, trong đó dưa cḥt trồng trong nhà lưới phát triển
mạnh ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt và vùng thành thị.
Việc phát hiện ra các dạng cây dưa chuột dại, quả rất nho, mọc tự nhiên ở
các vùng Đồng bằng Bắc Bộ và các dạng quả to, gai trắng, mọc tự nhiên ở các
vùng núi cao phía Bắc Việt Nam, cho thấy có thể khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam giáp Lào được coi là nơi phát sinh cây dưa chuột. Ở đây đang còn tồn tại
các dạng hoang dại của cây này (Trần Khắc Thi, 1985).
2.1.2. Phân loại thực vật học cây dưa chuột
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) có bợ nhiễm sắc thể 2n =14, tḥc Họ bầu
bí Cucurbitaceae, Chi Cucumis, lồi C. sativus L., (Renner & cs., 2008). Đã có
rất nhiều tác giả tiến hành phân loại dưa chuột dựa trên nhiều quan điểm khác
nhau.
Phân loại dưa cḥt theo đặc tính sinh thái và di truyền học giúp cho công
tác nghiên cứu chọn tạo giống sử dụng đúng các đối tượng nghiên cứu. Các nhà
phân loại đã cố gắng nhiều trong lĩnh vực này, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có mợt bản phân loại thống nhất (Singh & Hari, 2012).
Trần Khắc Thi (1985) đã phân loại dưa chuột theo bảng phân loại của
Gabaev (1932), loài C. sativus được phân chia thành 3 loài phụ: lồi phụ Đơng Á
- ssp - Righi dus Gab; loài phụ Tây Á - ssp - Graciolos Gab; Dưa chuột hoang dại
- ssp - Agrostis Gab, Var. hardwickii (Royla) Alef.
Trên cơ sở nghiên cứu sự tiến hố sinh thái của lồi C. sativus, Filov
(1940) đã đưa ra bảng phân loại chính xác hơn. Theo bảng này, dạng hoang dại
được đưa vào nhóm phụ ssp Agrosuis Gab. Các dạng khác tḥc lồi trồng trọt
và tập trung vào 3 loài phụ mang đặc trưng của sự phân hóa sinh thái rõ rệt. Các
lồi phụ đó bao gồm:
Loài phụ Âu - Mỹ ssp. Europaeo - americanus Fil là loài phụ lớn nhất về
vùng phân bố và được chia thành 3 nhóm sinh thái (proles): Pr. Europaeo americanus Fil - nhóm Âu - Mỹ; Pr. Orientali - europaeur Fil - nhóm Đơng Âu
và Pr. Borealis Fil - nhóm phương Bắc.
Lồi phụ Trung Quốc ssp. Chinensis Fil. Lồi phụ này được trồng phổ
biến trong nhà kính ở châu Âu, bao gồm các giống quả ngắn thụ phấn nhờ côn
trùng; quả dài, tự kết quả không qua thụ phấn (parthenocarpic). Lồi phụ này bao
gồm các nhóm sinh thái: Pr. Australi - chinesis Fil - nhóm nam Trung Quốc; Pr.
Anglicus Fil - nhóm Anh; Pr. Germanicus Fil - nhóm Đức; Pr. Klinensis Fil nhóm Klin; Pr. Kashgaricus Fil - nhóm tây Trung Quốc.
Loài phụ Nhật - Ấn ssp. Indico - Japonicus Fil, phổ biến ở các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới nơi có lượng mưa lớn. Tính chịu nước của cây tḥc lồi này
biểu hiện ở tất cả các cơ quan. Ở lồi này có 4 nhóm sinh thái địa lý: Pr. Indicus
Fil - Nhóm Ấn Đợ; Pr. Japonicus Fil - Nhóm Nhật Bản; Pr. Manshuricus Fil Nhóm Manshuri và Pr. Abchansicus Fil - Nhóm Abkhazi
Theo Jeffrey (1980) đã đưa ra bảng phân loại họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
bao gồm 118 loài, 825 chi (species). Theo bảng phân loại này, họ Bầu bí được
chia thành 5 họ phụ: Fevilleae, Melothrieae, Cucurbitaceae, Sicyoideae và
Cyclanthereae. Các chi trồng trọt quan trọng nhất là Cucurbita L., Cucumis L.,
Citrullus L., Lagenaria L., Luffa L. và Cechium L., được tìm thấy trong họ phụ
Sicyoideae (Whitaker & Davis, 1962). Trong đó, chi quan trọng nhất là
Cucurbita gồm bí và bí ngơ (C. maxima Duch, C. moschata Duch. Ex Lam.).
Trong chi Cucumis bao gồm dưa chuột (C. sativus L.), dưa lê hoặc dưa thơm (C.
melo L.); ở chi Citrullus có dưa hấu (Citrullus lanatus Thunb); chi Lagenaria có
bầu (L. siceraria M.), Sechium có su su và dưa trời (Trichosanthes anguina L.).
Theo Tatlioglu (1993), chi Cucumis được chia thành 2 nhóm ở hai vùng
địa lý khác nhau: Nhóm châu Phi chiếm phần lớn các loài, được trồng phổ biến ở
châu Phi và Trung Đơng đến Pakistan và Nam Ả Rập. Nhóm châu Á dưa cḥt
(Cucumis sativus) được tìm thấy ở các vùng tḥc phía đơng và nam dãy
Himalaya. Các giống dưa cḥt đang trồng ở Việt Nam nằm trong nhóm này.
Dựa theo phương thức canh tác, dưa chuột được phân thành 2 nhóm giống:
(1) Nhóm giống phù hợp với điều kiện canh tác trong nhà có mái che, giống này
có các đặc tính sinh trưởng vơ hạn, khơng hoặc ít phân cành, tạo quả không qua
thụ phấn, quả dài trên 25 cm, khối lượng trung bình quả 250 -300 g, màu sắc vo
quả xanh đậm, gai quả màu trắng. Nhóm giống này có năng suất khá cao, tùy
điều kiện đầu tư, năng suất trung bình đạt 200 - 300 tấn/ha. (2) Nhóm giống phù
hợp với điều kiện canh tác ngồi trời, nhóm giống này có đặc tính sinh trưởng
hữu hạn, khả năng phân cành lớn, tạo quả thông qua thụ phấn, năng suất trung
bình đạt từ 20 đến 60 tấn/ha (Trần Khắc Thi, 1985).
Căn cứ vào giá trị sử dụng, dưa cḥt được phân thành 2 nhóm: dưa cḥt
ăn tươi và dưa cḥt chế biến (muối chua, muối mặn). Nhóm dưa cḥt ăn tươi
có mợt số đặc điểm: quả dài từ 15 - 20 cm, vo quả mầu xanh đậm hoặc xanh
trắng, gai quả màu trắng. Nhóm dưa cḥt chế biến thường có quả nho hoặc bao
tử, đặc ṛt, gai quả mầu đen hoặc trắng (Trần Khắc Thi, 1985).
2.1.3. Đặc điểm di truyền cây dưa chuột
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae, gồm 90
chi và 750 lồi. Chi Cucumis có gần 40 lồi trong đó có những lồi cây trồng
quan trọng như dưa chuột (C. sativus), dưa lê (C. melo L.). Nguồn tài nguyên di
truyền dưa chuột thu thập bảo tồn gồm: vốn gen sơ cấp, thứ cấp và tam cấp đã
được các nhà thực vật học và chọn giống định nghĩa (Bates & cs., 1995). Nguồn
gen sơ cấp gồm C. sativus. var. sativus và var. hardwickii, được phân tích bằng
marker phân tử cho thấy C. hystrix có thể cùng vốn gen này (Chen & cs., 2006).
Theo Nikolova phạm vi rộng trong nguồn gen C. sativus tăng đa dạng di truyền
cho sử dụng chọn tạo giống dưa chuột (Nikolova & Alexandrova, 2001).
Biến dị di truyền trong các mẫu nguồn gen dưa chuột C. sativus. var.
sativus của Ấn Độ và Trung Quốc đã được đánh giá bằng marker phân tử DNA
(Staub & cs, 1999). Kết quả cho thấy đa dạng trong các mẫu nguồn gen của Ấn
Độ và sai khác giữa các mẫu nguồn gen Ấn Độ và Trung Quốc, các mẫu nguồn
gen này cũng
phân biệt với các kiểu gen C. sativus. var. sativus trên thế giới. Những nghiên
cứu đã cho thấy mức độ đa dạng của nguồn gen cây dưa cḥt. Lồi dại C.
sativus. var. hardwickii là mợt lồi dại của C. sativus. var. sativus được trồng ở
chân dã núi Himalayan được người vùng Bắc Ấn Độ sử dụng như là thực phẩm
để nhuận tràng (Deakin & cs., 1971). Đặc điểm thực vật học đại diện cho vùng
này và có thể do lai với C. sativus. var. sativus và tập tính ra nhiều quả nhiều
cành nhánh (Horst & Lower, 1978). C. sativus. var. hardwickii, vì vậy nó đại diện
cho biến dị trong nguồn gen C. sativus, có tiềm năng tăng đa dạng di truyền trong
tạo giống dưa chuột thương mại (Staub & cs., 2000).
Theo Pierce & Wehner (1990) có ít nhất 70 gen quy định các tính trạng
trên cây dưa cḥt. Mợt số gen quy định đặc điểm hình thái cây và quả dưa chuột
như gen dw quy định cây dạng bụi, gen td kiểm sốt việc ức chế hình thành tua
cuốn, gen B quy định màu sắc gai quả đen, gen quy định màu sắc gai quả màu
đen và màu nâu là gen trội so với gen quy định gai quả màu trắng. Gen B quy
định màu sắc gai quả màu đen liên kết chặt với gen R quy định màu quả chín đo
và gen H quy định hình dạng nhăn trên vo quả.
Hutchins (1940) đã chỉ ra gen c quy định tính trạng vo quả dưa cḥt khi
chín có màu trắng kem, gen này tương tác với gen R và di truyền ở F2 theo tỷ lệ
9 màu đo (RC): 3 màu cam (Rc) : 3 màu vàng (rC) : 1 màu kem (rc).
Bên cạnh các gen quy định hình thái, các nhà nghiên cứu cũng xác định
các gen liên quan đến chất lượng quả. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng quả dưa cḥt có liên quan đến di truyền là các gen quy định tính trạng
đắng ở quả dưa chuột. Theo Wehner (1989), chất gây đắng cucurbitacin có ở hầu
hết các cây họ bầu bí nói chung và cây dưa cḥt nói riêng. Tuy nhiên, hàm
lượng chất này khác nhau tùy cây, giống và quả khác nhau, thậm chí trên cùng
mợt quả hàm lượng chất gây đắng cucurbitacin cũng phân bố khác nhau. Tác giả
còn phát hiện được gen Bt quy định tính trạng gây đắng cucurbitacin, mợt hợp
chất hữu cơ terpenoid có tác dụng kháng nhện nhưng nó lại hấp dẫn bọ cánh
cứng hại dưa cḥt. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc
chọn giống dưa chuột chất lượng và kháng sâu bệnh.
Andeweg & Bruyn (1959) đã xác định khi có gen bi cây dưa chuột thiếu
chất tạo chất gây đắng cucurbitacin và quả không bị đắng. Gen này tồn tại nhiều
ở các giống dưa chuột của Hà Lan. Kết quả nghiên cứu này cũng trùng hợp với
kết quả nghiên cứu của Wehmer: Gen Bi xác quy định tính trạng gây đắng ở quả
dưa