HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN VĂN PHƠ
PHÁT TRIỂN CHĂN NI LỢN
THEO HƯỚNG AN TỒN THỰC
PHẨM
TẠI TỈNH BẮC NINH
Ngành:
Kinh tế phát triển
Mã số:
9 31 01 05
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Phạm Văn Hùng
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2022
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Phơ
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Để hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc PGS.TS. Phạm Văn Hùng người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức và thời
gian cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Ninh, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bắc Ninh, lãnh
đạo và cán bộ UBND, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn các huyện trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh, các hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp,... chăn nuôi
lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài luận án.
Qua đây, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Quản lý dự án Việt - Bỉ, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã hỗ trợ một phần kinh phí để tơi thực hiện một số nghiên cứu
trong q trình đào tạo. Đồng thời, tơi xin chân thành cảm ơn những đóng góp, hỗ trợ
của nhóm nghiên cứu trong đề tài Việt - Bỉ đã giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu và
hồn thiện luận án này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2022
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Phơ
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục hộp.................................................................................................................. ix
Danh mục hình.................................................................................................................. x
Danh mục sơ đồ.................................................................................................................x
Danh mục đồ thị................................................................................................................ x
Trích yếu luận án..............................................................................................................xi
Thesis abstract................................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết........................................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.2.1.
Mục tiêu chung.....................................................................................................3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4
1.4.
Những đóng góp mới của luận án........................................................................ 4
1.5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án..........................................................5
Phần 2. Tổng quan về phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực
phẩm.......................................................................................................................6
2.1.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............................6
2.1.1.
Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước.................................................................6
2.1.2.
Các cơng trình nghiên cứu trong nước...............................................................13
2.1.3.
Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu.....................................................18
2.2.
Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm.........19
2.2.1.
An toàn thực phẩm và mối nguy an tồn thực phẩm đối với thịt lợn.................19
2.2.2.
Đặc điểm chăn ni lợn và nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong khâu
chăn ni lợn......................................................................................................21
2.2.3.
Chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm................................................... 24
2.2.4.
Phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm....................................28
2.2.5.
Vai trị của phát triển chăn ni lợn theo hướng an toàn thực phẩm..................30
2.2.6.
Nội dung nghiên cứu phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực
phẩm...................................................................................................................32
2.2.7.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an tồn
thực phẩm...........................................................................................................35
2.3.
Cơ sở thực tiễn về chăn ni lợn theo hướng an toàn thực phẩm......................43
2.3.1.
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển chăn nuôi lợn
theo hướng an toàn thực phẩm...........................................................................43
2.3.2.
Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển chăn ni lợn theo
hướng an tồn thực phẩm...................................................................................47
2.3.3.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Ninh...................................................49
Tóm tắt phần 2.................................................................................................................51
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................52
3.1.
Phương pháp tiếp cận và khung phân tích.........................................................52
3.1.1.
Phương pháp tiếp cận.........................................................................................52
3.1.2.
Khung phân tích.................................................................................................53
3.2.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................53
3.2.1.
Đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh...................................................................53
3.2.2.
Chọn điểm khảo sát............................................................................................59
3.3.
Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................ 61
3.3.1.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp................................................................61
3.3.2.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp................................................................. 61
3.4.
Phương pháp xử lý dữ liệu................................................................................. 63
3.5.
Phương pháp phân tích số liệu...........................................................................64
3.5.1.
Thống kê mơ tả...................................................................................................64
3.5.2.
Thống kê so sánh................................................................................................64
3.5.3.
Hạch tốn kinh tế hộ...........................................................................................64
3.5.4.
Mơ hình hồi quy.................................................................................................65
3.6.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................67
Tóm tắt phần 3.................................................................................................................70
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................71
4.1.
Thực trạng phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm tại tỉnh
Bắc Ninh.............................................................................................................71
4.1.1.
Tổng quan chung tình hình chăn ni lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh..............71
4.1.2.
Kiểm sốt chất lượng đầu vào cho chăn ni tại tỉnh Bắc Ninh........................73
4.1.3.
Thực hiện các biện pháp chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm của
các cơ sở chăn nuôi............................................................................................74
4.1.4.
Liên kết trong chăn nuôi lợn.............................................................................. 93
4.1.5.
Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực
phẩm...................................................................................................................99
4.2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn
thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh............................................................................102
4.2.1.
Chủ trương, chính sách phát triển chăn ni lợn theo hướng an toàn thực
phẩm tại tỉnh Bắc Ninh.....................................................................................102
4.2.2.
Quy hoạch phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm tại tỉnh
Bắc Ninh...........................................................................................................104
4.2.3.
Nguồn cung cấp giống lợn............................................................................... 107
4.2.4.
Nguồn cung cấp thức ăn và quản lý thức ăn chăn nuôi....................................109
4.2.5.
Dịch bệnh và công tác thú y.............................................................................110
4.2.6.
Nguồn lực của các hộ chăn nuôi...................................................................... 115
4.2.7.
Môi trường trong chăn nuôi lợn.......................................................................122
4.2.8.
Thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng......................................................124
4.2.9.
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý thị trường........................ 126
4.3.
Giải pháp phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm tại tỉnh
Bắc Ninh...........................................................................................................128
4.3.1.
Căn cứ đề xuất giải pháp..................................................................................128
4.3.2.
Các giải pháp....................................................................................................130
Tóm tắt phần 4...............................................................................................................147
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................149
5.1.
Kết luận............................................................................................................149
5.2.
Kiến nghị..........................................................................................................150
Danh mục các cơng trình cơng bố liên quan đến kết quả luận án................................151
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................152
Phụ lục..............................................................................................................................162
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ATDB
An toàn dịch bệnh
ATSH
An toàn sinh học
ATTP
An toàn thực phẩm
BQL ATTP
Ban Quản lý An tồn thực phẩm
CN
Chăn ni
DTLCP
Dịch tả lợn Châu Phi
FAO
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations)
FMD
Bệnh lở mồm long móng (Foot-and-mouth disease)
GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices)
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)
HTX
Hợp tác xã
KIP
Phương pháp hỏi những người am hiểu (Key informant panels)
NN
Nông nghiệp
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PED
Bệnh tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea)
PRA
Đánh giá nông thơn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal)
PRRS
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine reproductive
and respiratory syndrome)
TĂCN
Thức ăn chăn nuôi
TSE
Bệnh xốp não (Transmissible Spongiform Encephalopathies)
TTCN
Tiểu thủ cơng nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân
VietGAHP
Quy trình thực hành chăn nuôi tốt ở Việt Nam (Vietnamese Good
Animal Husbandry Practices)
VietGAP
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (Vietnamese Good
Agricultural Practices)
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
DANH MỤC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
3.1.
Tình hình dân số và lao động của tỉnh Bắc Ninh............................................... 55
3.2.
Căn cứ chọn huyện nghiên cứu.......................................................................... 60
3.3.
Các xã chọn khảo sát và số hộ chọn khảo sát.....................................................62
4.1.
Số lượng các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2018 - 2020 ........................................................................................................ 72
4.2.
Tình hình biến động đàn lợn của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020............72
4.3.
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020......73
4.4.
Kết quả thanh tra chuyên ngành về thuốc và thức ăn chăn nuôi của tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2017-2018...........................................................................74
4.5.
Thông tin chung về hộ điều tra...........................................................................75
4.6.
Tình hình chuồng trại phục vụ chăn ni...........................................................77
4.7.
Quản lý chuồng trại, an toàn sinh học và quyền lợi vật ni.............................78
4.8.
Tình hình tài sản phục vụ chăn ni lợn............................................................ 80
4.9.
Nguồn gốc con giống trong chăn nuôi lợn......................................................... 81
4.10. Cách thức chọn giống lợn của hộ.......................................................................81
4.11. Loại thức ăn sử dụng trong chăn ni lợn..........................................................82
4.12. Tình hình kiểm tra các nguyên liệu thức ăn và dụng cụ dự trữ, phối trộn
của các hộ phối trộn thức ăn cho lợn..................................................................83
4.13. Tình hình kiểm tra thức ăn cơng nghiệp.............................................................84
4.14. Tình hình dự trữ và bảo quản thức ăn chăn nuôi................................................85
4.15. Kết quả kiểm tra tình hình dự trữ thức ăn.......................................................... 86
4.16. Nguồn nước sử dụng trong chăn ni................................................................ 87
4.17. Tình hình phịng bệnh cho lợn............................................................................88
4.18. Ứng xử của người chăn nuôi khi lợn bị bệnh.....................................................89
4.19. Ứng xử của người dân khi lợn bị chết................................................................90
4.20. Tình hình tham gia tập huấn trong chăn ni lợn.............................................. 93
4.21. Chi phí trong chăn ni lợn của hộ.................................................................. 100
4.22. Kết quả chăn ni lợn của hộ (tính cho 100 kg sản phẩm)..............................102
4.23. Các vùng chăn nuôi lợn tập trung của Bắc Ninh..............................................106
4.24. Tình hình dịch bệnh của lợn ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2020................110
4.25. Tỷ lệ lợn bị bệnh của các hộ (tính cho lứa cuối).............................................. 111
4.26. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch bệnh trong chăn nuôi lợn.....112
4.27. Hiểu biết của người chăn nuôi về các chất cấm không được sử dụng trong
chăn nuôi lợn.................................................................................................... 116
4.28. Hiểu biết của người chăn nuôi về chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm....117
4.29. Nhận thức khác của người dân về chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm 118
4.30. Nguồn lực đất đai dành cho chăn ni lợn của hộ........................................... 119
4.31. Tình hình vốn phục vụ chăn nuôi.....................................................................120
4.32. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn ni lợn...........121
4.33. Tình hình xử lý chất thải chăn ni..................................................................123
4.34. Tình hình xử lý nước thải.................................................................................124
DANH MỤC HỘP
TT
Tên hộp
Trang
4.1.
Khử trùng chuồng trại........................................................................................ 89
4.2.
Kỹ thuật trong thực hành chăn ni của hộ....................................................... 90
4.3.
Vai trị của liên kết giữa các hộ nông dân trong chăn nuôi lợn theo hướng
an tồn thực phẩm.............................................................................................. 95
4.4.
Vai trị của liên kết theo chuỗi khi chăn ni lợn theo hướng an tồn
thực phẩm...........................................................................................................98
4.5.
Các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn đã chăn ni theo hướng an tồn
thực phẩm.........................................................................................................105
4.6.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác giống.......................................108
4.7.
Chất lượng con giống ảnh hưởng đến hiệu quả chăn ni lợn và an tồn
thực phẩm thịt lợn............................................................................................ 108
4.8.
Khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến thức ăn chăn ni.......................109
4.9.
Đánh giá về vai trị của cộng tác viên thú y thôn (khu phố)............................ 114
DANH MỤC HÌNH
TT
2.1.
Tên hình
Trang
Một số mối nguy hố học tiềm ẩn từ trang trại tới bàn ăn................................. 20
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT
3.1.
Tên sơ đồ
Trang
Khung phân tích phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm........54
4.1. Quy mơ các cơ sở chăn nuôi lợn ở Bắc Ninh năm 2020....................................91
4.2.
Liên kết ngang trong chăn nuôi lợn ở Bắc Ninh năm 2020............................... 95
4.3.
Sơ đồ tổng quát chuỗi giá trị thịt lợn tại tỉnh Bắc Ninh..................................... 96
DANH MỤC ĐỒ THỊ
TT
Tên đồ thị
Trang
4.1.
Số lượng cơ sở chăn ni lợn đảm bảo an tồn dịch bệnh giai đoạn
2017-2020.......................................................................................................... 92
4.2.
Số đầu lợn được chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh.....................................92
4.3.
Cơ cấu đàn lợn được chăn ni đảm bảo an tồn dịch bệnh..............................92
4.4.
Tình hình tập huấn cho cán bộ thú y và một số chủ trang trại của tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2017-2020................................................................................114
4.5.
Lo lắng của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm khi tiêu dùng
thịt lợn.............................................................................................................. 125
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Phơ
Tên luận án: Phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn ni
lợn theo hướng an tồn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đề xuất những giải pháp
phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian
tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Đề tài sử dụng 3 phương pháp tiếp cận là (i) Tiếp cận hệ thống;
(ii) Tiếp cận chuỗi giá trị; (iii) Tiếp cận liên ngành.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Các huyện khảo sát để thu thập tài liệu nghiên cứu
được lựa chọn dựa trên các tiêu chí gồm các vùng chăn ni khác nhau. Vùng chăn nuôi
khác nhau được hiểu là vùng có khả năng tiếp cận thơng tin, tiếp cận thị trường khác
nhau. Các huyện được chọn ra bao gồm huyện Yên Phong đại diện cho vùng có khả
năng tiếp cận thông tin và thị trường tốt hơn, huyện Thuận Thành đại diện cho nhóm
huyện có điều kiện tiếp cận thơng tin và thị trường trung bình và huyện Lương Tài
đại diện cho vùng có điều kiện tiếp cận thơng tin và thị trường kém nhất. Tiếp theo, các
xã được chọn dựa vào tiêu chí mật độ chăn ni lợn. Dựa trên căn cứ này, huyện Yên
Phong chọn xã Văn Môn, Tam Giang và Đông Phong. Huyện Thuận Thành chọn xã
Nghĩa Đạo, Ninh Xá và Đại Đồng Thành. Huyện Lương Tài chọn xã Lai Hạ, Lâm Thao
và Bình Định.
- Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin
+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập gồm các văn bản của Nhà nước, của Bộ
NN&PTNT và tỉnh Bắc Ninh về các chính sách phát triển chăn ni nói chung và chăn
ni lợn nói riêng; Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp đánh giá nơng thơn có sự
tham gia, điều tra theo câu hỏi bán cấu trúc các cơ sở chăn ni lợn.
- Phương pháp phân tích
Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, thống kê so sánh
kết hợp với kiểm định thống kê, hạch toán kinh tế hộ và phương pháp hồi quy.
Kết quả chính và kết luận
Luận án đã luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn ni lợn
theo hướng an tồn thực phẩm, từ đó xây dựng khung phân tích để làm cơ sở nghiên
cứu đề tài.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch vùng chăn ni ngồi
khu dân cư để chuyển dần từ chăn ni hộ gia đình nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi
trang trại, tập trung, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn sinh học. Tỉnh cũng thường xun
kiểm sốt chất lượng đầu vào cho chăn ni, đặc biệt là thức ăn và thuốc thú y. So sánh
giữa các quy mơ chăn ni thì các hộ chăn ni quy mơ lớn, ngồi khu dân cư có điều
kiện chăn nuôi, thực hành chăn nuôi lợn theo hướng an tồn thực phẩm tốt hơn và kết
quả chăn ni lợn của các cơ sở này cũng tốt hơn. Các liên kết ngang là các hợp tác xã
chăn nuôi và liên kết dọc đã hình thành. Tuy nhiên, việc phát triển các liên kết còn
chậm. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm
gồm số lượng và chất lượng các đầu vào phục vụ chăn nuôi, nguồn lực của hộ, các quy
định của nhà nước và địa phương về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường chăn nuôi
và kết quả chăn nuôi.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát
triển chăn ni lợn theo hướng an toàn thực phẩm gồm: (i) Giải pháp tăng cường thực
hiện quy hoạch, xây dựng vùng chăn nuôi an tồn dịch bệnh; (ii) Giải pháp cơng nghệ
số hóa nhằm phân biệt sản phẩm trong chăn nuôi lợn; (iii) Giải pháp cải tiến việc kiểm
soát chất lượng đầu vào trong chăn nuôi; (iv) Giải pháp xây dựng các chuỗi giá trị thịt
lợn an toàn; (v) Giải pháp nâng cao chất lượng môi trường chăn nuôi và giảm thiểu dịch
bệnh trong chăn nuôi; (vi) Tập huấn, tuyên truyền nâng cao trình độ chăn ni lợn theo
hướng an tồn thực phẩm cho người dân; (vii) Giải pháp nâng cao nhận thức của hộ về
chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm.
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Van Pho
Thesis title: Development of pig production towards food safety in Bac Ninh province
Major: Development Economics
Code: 9 31 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The general objective of the study is to assess the current situation and analyze
factors affecting the development of pig production towards food safety in Bac Ninh
province. Based on the findings, a set of relevant solutions will be proposed to develop
pig production towards food safety in Bac Ninh province in the future.
Materials and Methods
- The research approaches applied in the study are (i) System approach; (ii) Value
chain approach; and (iii) Interdisciplinary approach.
- Research sites: Based on criteria of different levels of information and market access of
pig farming households located in the areas, the selected research districts were Yen
Phong, Thuan Thanh and Luong Tai. Yen Phong was a representative district for the
region with better access to information and markets. Thuan Thanh was represented for
the group of districts with medium access to information and markets, while Luong Tai
represented for the region with the limited access to information and markets. The
second layer, communes were chosen based on pig density. In Yen Phong district, Van
Mon, Tam Giang and Dong Phong communes were selected. In Thuan Thanh district,
Nghia Dao, Ninh Xa and Dai Dong Thanh communes were chosen while in Luong Tai
district, Lai Ha, Lam Thao and Binh Dinh communes are research sites of the study.
- Data collection
+ Secondary data are reports and documents related to the topic which were
collected from Vietnamese government bodies, Ministry of Agriculture and Rural
Developemt and units of Bac Ninh provine. Research papers associated with pig
production towards food safety were also utilized for the study.
+ Primary data were colected by conducting a survey with pig farming households
and participatory rural appraisal.
- Analysis methods used in this study are descriptive statistics, comparison method, and
hypothesis testing and econometric models.
Main findings and conclusions
The study has systhesized and clarified theoretical and practical issues on the
development of pig production towards food safety. Based on that, an analytical
framework has been developed for the study.
Bac Ninh province has had a master plan to raise pigs outside of residential areas
to gradually shift from small-scale and scattered pig production to concentrated, largescale and ensuring biological safety pig production. Moreover, the province has also
prvided regularly controls the quality of inputs for livestock, especially feed and
veterinary drugs. It is an evident that pig producers producing at large-scale and located
outside of residential areas have better conditions for raising pigs. They often apply
farming practices towards food safety and their economic performance is also better.
Horizontal and vertical linkages have already been established. However, those linkages
are still limited. Driven factors affecting the development of pig production towards
food safety are seen as quantity and quality of input suppliers, household resources,
regulations on hygiene and safety of the state and local authorities, environment and
livestock results.
Based on the above findings, the study has proposed a set of releveant solutions to
develop pig production towards food safety, including: (i) Solutions to reinforce the
plan to build disease-free production areas; (ii) Digital technology solutions to
differentiate products in pig farming; (iii) Solutions to improve quality control of inputs
in livestock; (iv) Solutions for developing safe pork value chains; (v) Solutions to
improve the quality of environment and mitigate diseases; (vi) Solutions for providing
trainings to improve good pig farming practices; (vii) Solutions to raise awareness of
pig producers about pig production towards food safety.
PHAN 1. MỞ ĐAU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Chăn ni lợn đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, với đóng góp
28% vào tổng giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp (Emilie, 2017) và tạo sinh kế
cho hơn 2 triệu hộ nông dân (Tổng cục Thống kê, 2022). Thịt lợn là loại thực
phẩm chính trong rổ hàng hóa tiêu dùng thịt của người Việt Nam, chiếm trên
60% trong tổng khối lượng thịt tiêu dùng hàng năm (Nga & cs., 2014). Do đó,
biến động thị trường thịt lợn có ảnh hưởng đáng kể tới người chăn ni, người
tiêu dùng.
Về phía cầu, ngoài các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng cầu tiêu dùng thịt
lợn (giá, thu nhập, giá hàng hóa cạnh tranh), chất lượng và an toàn thực phẩm
(ATTP) đang trở lên quan trọng hơn đối với người tiêu dùng (Nga & cs., 2015;
Meghan & Phuc, 2019). Nguyên nhân chủ yếu là những phát hiện về mức độ
nhiễm vi sinh vật (Dang Xuan Sinh & cs., 2017; Ngân hàng thế giới, 2017) và
một số lo ngại về tồn dư hóa học, kháng sinh không cho phép, chất cấm trong
chăn nuôi trong thịt hoặc bị nghi ngờ trong thịt, như salbutamol, B- agronist
(Tuyet-Hanh TT & cs., 2017; Meghan & Phuc, 2019). Người tiêu dùng cũng sẵn
lòng chi trả cao hơn cho thịt lợn an toàn (Lapar & cs., 2011; Nguyen Thi Thu
Huyen & cs., 2018; Huỳnh Viết Khải & cs., 2018). Điều này hàm ý cho sự cần
thiết chuyển đổi tổ chức sản xuất và chuỗi giá trị thịt lợn để đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh hành vi tiêu dùng thay đổi và sự dịch
chuyển tiêu dùng thịt lợn sang các loại thịt khác (Nga & cs., 2014). Về phía cung,
chăn ni lợn ở Việt Nam chủ yếu là hình thức hộ chăn ni nhỏ lẻ, mặc dù xu
hướng chuyển đổi sang quy mô lớn hơn và trang trại đã được ghi nhận trong
những năm qua. Theo Đào Thế Anh & Phạm Hải Vũ (2017), các hộ gia đình
chăn ni quy mơ nơng hộ cung cấp khoảng 83% lượng thịt lợn tiêu thụ trên toàn
quốc, số còn lại là các trang trại, doanh nghiệp. Tới năm 2021, tổng số hộ chăn
nuôi lợn của Việt Nam được thống kê là 2,05 triệu hộ, trong đó 98,7% số hộ chăn
nuôi dưới 30 con (Tổng cục Thống kê, 2022).
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (2018), thịt lợn cần đảm bảo tiêu chuẩn
ATTP, bao gồm các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật, chỉ tiêu vi sinh vật và chỉ tiêu ký sinh trùng. Như thế toàn
bộ các khâu trong chuỗi giá trị thịt lợn đều có ảnh hưởng tới mức độ ATTP của
sản phẩm. Trong đó, chăn ni có thể được coi là một trong những khâu quan
16
trọng nhất, vì cách thức quản lý đàn vật ni tác động tới các tiêu chí ATTP, đặc
biệt là kim loại nặng, chất hóa học (kháng sinh, chất cấm…), chỉ tiêu ký sinh
trùng và vi sinh vật. Chăn nuôi lợn nơng hộ có đặc điểm đầu tư khơng đáp ứng
đủ điều kiện an toàn sinh học (ATSH), quản lý dịch bệnh kém (Nguyen Thi Thu
Huyen & cs., 2018), điều này cũng hàm ý rủi ro lớn nông dân phải đối mặt, đặc
biệt là rủi ro dịch bệnh như dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trong thời gian vừa
qua. Ngoài ra, hầu như rất ít trong số họ được chứng nhận an tồn ở cấp nơng hộ,
ví dụ như tiêu chuẩn VietGAHP. Trái ngược với nguồn cung từ các hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ, một số doanh nghiệp lớn như C.P và DABACO thực hành các chuỗi khép
kín theo mơ hình 3F (Food - Farm - Feed), sản phẩm thịt có chứng nhận và được
tiêu thụ rộng rãi tại các kênh hàng hiện đại. Các công ty lớn cũng đang gia tăng
vị thế trên thị trường khi họ xây dựng các chuỗi giá trị riêng để đảm bảo chất
lượng và truy xuất nguồn gốc thịt lợn (Phạm Hải Vũ & Đào Thế Anh, 2017). Bên
cạnh đó, với các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam có thể nhập khẩu thịt lợn
từ nhiều quốc gia như Ba Lan, Nga, Ca-na-đa với giá khá thấp, có thời điểm rẻ
hơn từ 37-80% so với thịt lợn tươi ở trong nước và có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng;
có kiểm nghiệm, kiểm dịch (Ngọc Hà, 2020). Như thế, với xu hướng tiêu dùng
thịt lợn và cạnh tranh từ các nguồn cung có kiểm nghiệm, chất lượng, giá cả tốt,
khu vực hộ chăn nuôi nông hộ đang và sẽ đối mặt với nguy cơ cạnh tranh cao và
có thể trở lên yếu thế nếu khơng thay đổi sản xuất một cách an toàn theo đúng
nghĩa cả về quản lý dịch bệnh và sản phẩm đầu ra.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có tốc độ cơng
nghiệp hóa cao với 16 khu cơng nghiệp tập trung với hơn 231 nghìn lao động
(UBND tỉnh Bắc Ninh, 2020). Mặc dù vậy, chăn nuôi lợn của tỉnh Bắc Ninh vẫn
được đánh giá có mật độ khá cao, khoảng 5,3 con/ha đất nông nghiệp so với con
số trung bình của cả nước là 1,9 con/ha, tuy nhiên, mức độ này có thấp hơn mức
trung bình của đồng bằng sông Hồng là 5,7 con/ha (Tổng cục Thống kê, 2022).
Với mật độ dân số là 1.725 người/km2 năm 2020 (cao thứ 3 cả nước, sau thành
phố HCM và Hà Nội), và thu nhập bình quân đầu người tại tỉnh Bắc Ninh đạt
5,44 triệu đồng/người/tháng, đứng thứ 5 cả nước (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bắc Ninh, 2021), nhu cầu thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng tại tỉnh Bắc
Ninh khá cao, đặc biệt lượng thực phẩm, thịt lợn cho các bếp ăn tập thể của các
doanh nghiệp - nơi yêu cầu chặt chẽ về ATTP cũng như nhu cầu tiêu dùng của
các hộ gia đình. Cũng giống nhiều địa phương trong cả nước, trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh vẫn tồn tại vấn đề về thực phẩm khơng an tồn, có kết quả xét nghiệm
vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định (Thành Nam, 2019). Năm 2020, kết
quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong đó có thịt (lợn, bị, gà) có chỉ tiêu E.coli
không đạt chiếm 46,6%; chỉ tiêu Salmonella không đạt chiếm 28,6%. Các sản
phẩm này chủ yếu của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhỏ
lẻ. Điều này đặt ra vấn đề đối với ngành chăn nuôi lợn tại địa phương - với
97,2% số hộ chăn ni lợn có quy mơ nhỏ hơn 30 con (Tổng cục Thống kê,
2022) - trong việc phát triển chăn nuôi cạnh tranh hơn, đặc biệt là đáp ứng nhu
cầu thịt lợn đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng là các tổ chức và hộ gia đình.
Mặc dù vậy, đến nay vẫn còn thiếu vắng các nghiên cứu về hiện trạng chăn
nuôi lợn theo hướng ATTP tại các nông hộ tỉnh Bắc Ninh - căn cứ quan trọng để
có các giải pháp nâng cao chất lượng ATTP đối với thịt lợn cũng như phát triển
chăn nuôi lợn theo hướng bền vững. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện để
cung cấp các bằng chứng khoa học trên và trả lời các câu hỏi: Thực trạng chăn
nuôi lợn theo hướng ATTP tại Bắc Ninh như thế nào? Những yếu tố nào tác động
đến phát triển chăn nuôi lợn theo hướng ATTP tại tỉnh Bắc Ninh? Đâu là giải
pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm
phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm tại tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa, luận giải và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi
lợn theo hướng ATTP tại tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất những giải pháp phát triển chăn ni lợn theo hướng an tồn thực phẩm
tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
chăn nuôi lợn theo hướng đảm bảo ATTP. Các hoạt động chăn nuôi lợn an
tồn từ chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương đến thực hành chăn
nuôi của các cơ sở chăn nuôi.
- Đối tượng khảo sát thu thập tài liệu nghiên cứu là các hộ/gia trại chăn nuôi lợn
bao gồm cả hộ chăn nuôi thường và hộ chăn nuôi theo hướng ATTP và lãnh đạo
chính quyền địa phương có liên quan đến sự phát triển chăn ni lợn theo hướng
ATTP.
Ngồi ra, để phản ánh rõ tình hình chăn ni lợn theo hướng ATTP thì một
số nội dung liên quan đến hoạt động của các tác nhân khác trong chuỗi giá trị thịt
lợn cũng được xem xét.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, dữ liệu sơ cấp khảo
sát tại ba huyện Lương Tài, Thuận Thành và Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu này sử dụng số liệu của các năm 2017 - 2020 để đánh giá thực
trạng chăn nuôi lợn tại tỉnh Bắc Ninh. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua
thảo luận nhóm, phỏng vấn các hộ/gia trại chăn ni lợn và các đối tượng liên
quan để đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng ATTP tại tỉnh
Bắc Ninh. Các giải pháp được đề xuất thực hiện đến năm 2030.
1.3.2.3. Phạm vi nội dung
Luận án tiến hành nghiên cứu nội dung chăn nuôi lợn theo hướng ATTP từ
khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, q trình chăn ni lợn nhằm đảm bảo ATTP của
các hộ chăn nuôi nhỏ và các hộ chăn nuôi quy mô gia trại. Luận án không nghiên
cứu các doanh nghiệp chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận: Luận án đã luận giải và phát triển lý luận về phát triển chăn ni
lợn nói chung và chăn ni lợn theo hướng ATTP nói riêng. Luận án cũng làm rõ
các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn theo hướng ATTP về lý
thuyết. Từ đó, luận án xây dựng khung phân tích nghiên cứu phát triển chăn nuôi
lợn theo hướng ATTP.
Về thực tiễn: Luận án đã nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi lợn
theo hướng ATTP tại tỉnh Bắc Ninh về các khía cạnh như quy hoạch vùng chăn
ni, kiểm sốt chất lượng đầu vào phục vụ chăn nuôi, cơ sở hạ tầng phục vụ
chăn nuôi và thực hành chăn nuôi lợn theo hướng ATTP của các cơ sở chăn ni.
Ngồi ra, luận án cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn
nuôi lợn theo hướng ATTP tại Bắc Ninh gồm thị trường, các cơ sở cung ứng đầu
vào cho chăn nuôi, nguồn lực của người chăn nuôi, các quy định của Nhà nước
và địa phương.
Về giải pháp: Dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo hướng ATTP tại Bắc Ninh, luận án đã đề
xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo hướng ATTP của
tỉnh trong thời gian tới gồm: (1) Giải pháp tăng cường thực hiện quy hoạch, xây
dựng vùng chăn ni an tồn dịch bệnh; (2) Giải pháp cơng nghệ số hóa nhằm
phân biệt sản phẩm trong chăn ni lợn; (3) Giải pháp cải tiến việc kiểm soát
chất lượng đầu vào trong chăn nuôi; (4) Giải pháp xây dựng các chuỗi giá trị thịt
lợn an toàn; (5) Giải pháp nâng cao chất lượng môi trường chăn nuôi và giảm
thiểu dịch bệnh trong chăn nuôi; (6) Tập huấn, tuyên truyền nâng cao trình độ
chăn ni lợn theo hướng ATTP cho người dân; và (7) Giải pháp nâng cao nhận
thức của hộ về chăn nuôi lợn theo hướng ATTP.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học: Luận án có giá trị tham khảo về lý luận và phương pháp
đối với những nghiên cứu về phát triển chăn ni nói chung, phát triển chăn ni
theo hướng ATTP nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống và có căn cứ
khoa học về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chăn ni lợn theo hướng
ATTP ở Bắc Ninh. Từ đó đã đề xuất 7 giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế
của các cơ sở chăn nuôi lợn cũng như điều kiện kinh tế xã hội ở Bắc Ninh. Nếu
các giải pháp này được ứng dụng trong thực tiễn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển
chăn ni lợn và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi của tỉnh.
PHAN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
THEO HƯỚNG AN TỒN THỰC PHẨM
2.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1.1. Nghiên cứu liên quan tới các thực hành tốt trong chăn nuôi lợn
Hermansen & cs. (2003) đã chỉ ra ở các nước EU chăn nuôi lợn đã và đang
phát triển rất nhanh, nhưng chăn nuôi lợn hữu cơ gần như không phát triển. Tỷ lệ
chăn nuôi lợn hữu cơ ở các quốc gia Châu Âu chỉ ở mức dưới 1%. Cách thức
chăn nuôi lợn hữu cơ rất khác so với chăn nuôi lợn thâm canh hiện tại nên là một
hạn chế đối với nhiều hộ nông dân. Tuy chăn nuôi lợn hữu cơ sẽ đem lại chất
lượng tốt hơn chăn nuôi thông thường, nhưng các yêu cầu về quy trình chăn ni
khắt khe hơn rất nhiều và chi phí sản xuất cao hơn. Do đó cần phát triển các hệ
thống chăn ni lợn an tồn kiểu mới để vừa đảm bảo chất lượng thịt lợn sản
xuất ra là an toàn, vừa đảm bảo phúc lợi động vật và các vấn đề về môi trường so
với chăn nuôi lợn thâm canh truyền thống. Phát triển hệ thống chăn ni lợn để
có thể kiểm sốt được lượng chất thải, xử lý phân chuồng và đảm bảo phúc lợi
động vật trong q trình chăn ni. Cùng với đó là một số nghiên cứu khác cũng
chỉ ra cần phải xây dựng một hệ thống chăn nuôi mới vừa đảm bảo ATTP cho
người tiêu dùng, vừa đảm bảo được các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phúc lợi
động vật và mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Các nghiên cứu đánh
giá về chất lượng thịt lợn được chăn thả tự do ở các khu vực trên thế giới hoặc
các vấn đề liên quan đến ATTP và nguy cơ lây nhiễm Salmonella của các sản
phẩm thịt lợn được chăn nuôi theo hướng hữu cơ và chăn thả tự do.
Theo Peter (2011), xu thế thay đổi cấu trúc chăn nuôi ở các nước phát triển,
đặc biệt là chăn nuôi thâm canh và sự gia tăng về số lượng đàn và quy mô đàn,
đã làm dấy lên một số lo ngại của xã hội về hướng đi trong tương lai và các tác
động của sản xuất thực phẩm từ chăn ni, bao gồm cả sự an tồn của các sản
phẩm từ thịt. Nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa các mầm bệnh ký sinh và
vi khuẩn đến sản xuất thịt lợn an toàn cho thấy rằng mức độ ATTP trong ngành
chăn nuôi lợn của Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây.
Đáng chú ý nhất là những thay đổi phương pháp chăn nuôi loại bỏ nguy cơ ký
sinh trùng trong thịt lợn nếu lợn được nuôi trong các trang trại thâm canh hiện
đại. Nghiên cứu cho thấy chưa kết luận được giả thuyết về chăn nuôi thâm canh
có thể làm tăng nguy cơ mất ATTP do vi khuẩn thường gặp như Salmonella. Tuy
nhiên, lợn nuôi thả rông (tự do) đối mặt với rủi ro cao hơn tiếp xúc với ký sinh
trùng trong thực phẩm.
Theo EFSA (2007), việc áp dụng các hệ thống chăn nuôi lợn dựa trên các
thực hành chăn nuôi tốt, bao gồm cả việc cung cấp phúc lợi động vật tối ưu, tăng
sức đề kháng của lợn đối với các bệnh nhiễm trùng sẽ giảm các rủi ro về ATTP.
Mặc dù vậy, một số thực hành trong nông trại được coi đảm bảo phúc lợi động
vật (ví dụ như sử dụng đệm lót, sử dụng sàn khơng trơn và tiếp cận khơng gian
ngồi trời) có thể làm tăng khả năng lây lan mầm bệnh truyền qua thực phẩm khi
giết mổ lợn. Maxime & cs. (2020) nghiên cứu các hệ thống chăn ni lợn thay
thế có liên quan tới phúc lợi động vật, ATSH và ATTP thịt lợn tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Hệ thống chăn nuôi thay thế này được định nghĩa là bất kỳ hệ thống
chăn nuôi nào khác với các hệ thống chăn ni hiện đại, ví dụ như là khơng ni
trong các khu chuồng khép kín hoặc trên sàn bê tơng (có thể bao gồm cả chăn thả
tự do). Nghiên cứu này cho thấy các hệ thống chăn nuôi này cho phép động vật
được tự do hơn song việc quản lý thức ăn, nước uống, nhiệt độ và các loại động
vật có thể gây hại trở lên khó khăn hơn. Việc áp dụng ATSH cũng khó khăn hơn
và vấn đề ký sinh trùng - ảnh hưởng tới ATTP thịt lợn cũng là thách thức.
Kozera (2017) nghiên cứu về an ninh và an toàn thịt lợn tại Ba Lan, chú
trọng vào khâu đầu tiên của chuỗi cung ứng - đó là khu vực sản xuất. Nghiên cứu
cho thấy rằng an toàn thịt lợn bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố sinh học trong quá
trình sản xuất. Ở khâu này, các nguy cơ làm mất ATTP đối với thịt lợn bao gồm
các rủi ro về mặt sinh học (kiểm dịch và vệ sinh động vật) liên quan tới bản thân
động vật, thức ăn cũng như các rủi ro liên quan tới điều kiện chuồng trại chăn
nuôi. Việc sử dụng thuốc và các loại khống chất cũng có thể là mối nguy gây
mất ATTP với thịt lợn, đặc biệt là các loại thuốc, vitamin không rõ nguồn gốc.
Peter & Andrew (2011) sử dụng tiếp cận tiêu chuẩn HACCP cho phép phân
tích các nguy cơ và xác định các điểm kiểm soát cho cấp ngành và sử dụng xác
định các biện pháp kiểm soát ATTP tại trang trại chăn nuôi lợn tại Úc. Hồ sơ và
các ghi chép chi tiết về các nguy cơ, đặc điểm và mức độ ô nhiễm vi sinh vật tại
khâu chăn nuôi và sơ chế đã được sử dụng như là các tiêu chí kỹ thuật cơ bản cho
xác định HACCP. Theo nghiên cứu này, có khá nhiều biện pháp thực hành nông
nghiệp tốt (GAP) để phòng hoặc giảm các rủi ro và những biện pháp kiểm soát
này nên được đưa vào bất kỳ chương trình ATTP nào tại cấp trang trại. Nghiên
cứu này cũng cho thấy rằng các chương trình ATTP cấp trang trại có thể khơng
đảm bảo được tiêu chuẩn HACCP ở từng đơn vị chăn nuôi, nếu như GAP chưa
được thực hiện. Kết quả nghiên cứu này đã cho những người chăn nuôi và ngành
chăn nuôi lợn của Úc thấy rõ hơn các thành tố của hệ thống ATTP dựa trên
HACCP được xác định một cách khoa học, dễ hiểu và thực tế để dễ áp dụng.
Ammar & cs. (2020) thực hiện nghiên cứu tổng quan về các phân tích ơ
nhiễm vi sinh vật (QMRA) trên thịt lợn, tập trung vào khâu giết mổ, trên cơ sở
4.199 bài báo có liên quan. Với tiếp cận chuỗi, nghiên cứu này chỉ ra 4 cơng
đoạn chính bao gồm sản xuất, giết mổ, bán lẻ, tiêu dùng và ô nhiễm vi sinh vật ảnh hưởng tới ATTP của thịt lợn - có thể xảy ra ở tất cả các công đoạn này.
Riêng ở khâu chăn nuôi, nghiên cứu này cũng cho thấy thậm chí mức độ ơ nhiễm
vi sinh vật nhỏ trong khâu chăn ni thơi cũng có thể gây ra mất ATTP với ơ
nhiễm chéo trong q trình giết mổ, pha lọc thịt. Do đó, việc quản lý vệ sinh
trong chăn nuôi nhằm hạn chế vi khuẩn như Salmonella spp., bao gồm vệ sinh
chuồng trại, quản lý thức ăn và nước uống nhằm giảm mức độ ô nhiễm nước thải
là những hoạt động có thể làm để giảm ơ nhiễm vi sinh vật tại khâu chăn nuôi.
Van & cs. (2011) đã chỉ ra trong nuôi lợn ở các trang trại ở Hà Lan thì tần
suất sử dụng kháng sinh tăng từ năm 2004 đến năm 2006, giảm trong năm 2007,
ở mỗi trang trại ni và hình thức ni lợn thì việc sử dụng kháng sinh là khác
nhau. Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn ở Hà Lan trong những năm
qua chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố về kỹ thuật như hệ thống trang trại, số
lượng và mật độ nuôi, các yếu tố khác về kinh tế, xã hội liên quan đến việc sử
dụng kháng sinh trong chăn ni lợn là chưa có đủ căn cứ để kết luận, do vậy
nghiên cứu đã chỉ ra các nghiên cứu trong tương lai cần tập trung hơn vào các
nhân tố về kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh để có thể
làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách về hạn chế sử dụng kháng sinh
trong chăn nuôi lợn, để vừa giảm dịch bệnh và nâng cao an toàn vệ sinh thực
phẩm trong chăn nuôi lợn. Alban & cs. (2008) đã chỉ ra các sản phẩm từ chăn
nuôi lợn, thịt lợn của Đan Mạch không gây rủi ro cho con người và chất lượng
thịt lợn được sản xuất ở Đan Mạch là đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, hầu như các nghiên cứu ở trên chủ yếu tập trung vào các biện
pháp kỹ thuật để nâng cao ATTP đối với sản phẩm thịt lợn tại các nông trại như
áp dụng các quy trình chăn ni đảm bảo ATTP (GAP, chăn nuôi hữu cơ,…);
hoặc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu nhiễm khuẩn,
giảm thiểu tồn dư hóa chất trong chăn ni lợn,… để khơng gây rủi ro cho con
người và đảm bảo phúc lợi động vật chứ chưa nghiên cứu về các khía cạnh kinh
tế như sự chấp nhận của người tiêu dùng, hiệu quả chăn nuôi lợn ATTP.
2.1.1.2. Nghiên cứu liên quan tới thị trường và chất lượng, an toàn thực phẩm
đối với thịt lợn
Steve & Kelly (2004) nghiên cứu về tổ chức ngành thịt lợn tại Hoa Kỳ, chủ
yếu là các hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà đóng gói, thơng qua đánh giá thực
trạng các chức năng của họ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới chất
lượng thịt lợn - bao gồm cả các mối quan tâm tới sức khỏe, thị hiếu và các quan
tâm ngày càng gia tăng đối với ATTP cũng như các chương trình quản lý của
chính phủ. Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp và các nghiên cứu trước để
đánh giá về thực trạng và những thay đổi trong hoạt động tổ chức thị trường thịt
lợn của Hoa Kỳ. Nghiên cứu này cho thấy các thay đổi về mặt tổ chức có thể hỗ
trợ và giúp ngành thịt lợn của Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề về chất lượng thịt
lợn thơng qua giảm chi phí đánh giá, kiểm sốt các tiêu chí về chất lượng, thay
đổi để đáp ứng với các tiêu chuẩn sản phẩm và giảm chi phí giao dịch.
Murungi & cs. (2020) nghiên cứu về chuỗi giá trị thịt lợn tại Nairobi và ảnh
hưởng của nó tới ATTP đối với thịt lợn và quản lý ATTP. Tài liệu sơ cấp được thu
thập bằng thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu để thu thập thơng tin, sau đó các thơng
tin được tổng hợp và xử lý bằng Excel. Các phương pháp phân tích gồm thống kê
mơ tả, lập bản đồ chuỗi giá trị và tính tốn các hệ số bình đẳng thương mại giữa
các tác nhân trong chuỗi. Kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường thịt lợn tại
Nairobi phần lớn kiểm sốt bởi cơng ty lớn, khép kín. Các công ty này cung ứng
khoảng trên 83% tổng cung trên thị trường. Các cơ sở giết mổ nhỏ, độc lập địa
phương cung ứng khoảng 17% sản lượng thịt lợn và chủ yếu được cung cấp bởi
các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Nghiên cứu cho thấy vấn đề ATTP thịt lợn liên quan
chặt chẽ tới trang thiết bị giết mổ, thiếu kiến thức quản lý dịch bệnh, thiếu tập
huấn kiến thức vệ sinh trong giết mổ. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng thực
hành chăn nuôi của nông dân chưa tốt, bao gồm việc thả rông lợn và chuồng trại
bẩn, bán lợn bệnh cho thương lái, không đủ thời gian cho việc đào thải thuốc trị
bệnh sau khi sử dụng kháng sinh. Những thực hành này tiềm ẩn mối nguy cơ cho
mất ATTP đối với thịt lợn tại thị trường này.
Grace (2015) dựa trên các tài liệu sẵn có về bệnh do thực phẩm ở các nước
có thu nhập thấp và trung bình, tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia về ATTP
tại một số quốc gia, kết quả cho thấy khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì
người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề ATTP, đặc biệt là đối với
các loại thực phẩm thiết yếu như là thịt lợn ở các nước Châu Á. Trong đó tác giả
đã chỉ ra giải pháp để nâng cao vấn đề ATTP và kiểm soát dịch bệnh trong sản
xuất nơng nghiệp nói chung và chăn ni lợn nói riêng là phải tăng cường mở
rộng sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị và kiểm soát dịch bệnh, cùng với đó là
đào tạo cho người nơng dân để sử dụng đầu vào hiệu quả và thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt. Horchner & Pointon (2011) cũng cho rằng, cần có các giải pháp
để người chăn ni áp dụng các thực hành nông nghiệp tốt để vừa giảm thiểu rủi
ro trong chăn ni và kiếm sốt tốt vấn đề ATTP.
Ngapo & cs. (2004) sử dụng các phương pháp khảo sát người tiêu dùng với
các hình ảnh chăn ni lợn không đảm bảo vệ sinh ATTP để đánh giá hành vi
mua hàng của người tiêu dùng. Với phương pháp này tác giả đã chỉ ra rằng việc
truy xuất nguồn gốc thịt lợn đang trở thành một vấn đề được người tiêu dùng ở
Pháp, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch quan tâm và yêu cầu của người tiêu dùng là
phải xây dựng được thành chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để có thể truy nguồn gốc
xuất xứ của sản phẩm. Cicia & cs. (2016) thông qua việc điều tra 479 người tiêu
dùng và sử dụng hàm Logit để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người
tiêu dùng đối với thịt lợn ATTP. Nhóm tác giả cũng chỉ ra sở thích và mối quan
tâm hàng đầu của người tiêu dùng thành thị ở Trung Quốc đối với với thịt lợn là
vấn đề ATTP; Đồng quan điểm đó, Barcellos & cs. (2013) với việc điều tra 472
người tiêu dùng và sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê
cũng chỉ ra người tiêu dùng ở Trung Quốc cũng quan tâm nhiều đến vấn đề
ATTP của các trang trại chăn nuôi lợn bằng phương thức công nghiệp và thịt lợn
nuôi ra phải đảm bảo được tỷ lệ nạc nhất định, từ đó đặt ra những thách thức cho
người chăn nuôi lợn ở Trung Quốc là vừa phải đảm bảo được chất lượng thịt, tỷ
lệ nạc trong thịt, các biện pháp đảm bảo ATTP và những thách thức về bảo vệ
môi trường trong chăn nuôi lợn. Cùng với đó là nhiều nhà nghiên cứu khác trên
thế giới cũng nêu lên những vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm hiện nay là an
toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi lợn, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản
phẩm, tiến tới xây dựng hệ thống cung cấp thịt lợn theo chuỗi để có thể truy xuất
nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng (Grunert & cs., 2018).