Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.89 KB, 54 trang )

CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1. Những vấn đề chung về lao động - việc làm khu vực nông thôn.
1.1.Nguồn lao động và lực lượng lao động.
Nguồn lao động là khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán
cân đối lao động - việc làm trong xã hội.
1.1.1. Nguồn lao động.
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của
pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người
ngoài độ tuổi lao động ( trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân.
Việc quy định cụ thể tuổi lao động là khác nhau giữa các nước, thậm chí khác
nhau ở các giai đoạn của mỗi nước. Đa số các nước quy định cận dưới ( tuổi tối
thiểu) là 15 tuổi, còn cận trên ( tuổi tối đa) có sự khác nhau ( 60 tuổi, hoặc 64). Ở
nước ta, theo quy định của bộ lao động (2002), độ tuổi lao động đối với nam từ 15
tuổi đến 60 tuổi và nữ từ 15 đến 55 tuổi. Trong nông nghiệp ở nông thôn, do tính chất
dễ chia sẻ của công việc nên lao động ngoài độ tuổi lao động có thể tham gia sản
xuất.
Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng và
chất lượng. Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:
- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.
- Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất
nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu
việc làm và những người thuộc tình trạng khác ( bao gồm cả những người nghỉ hưu
trước tuổi quy định).
Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp
và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Năm
1990 dân số nông thôn có 53.1 triệu người, chiếm 80.5% dân số cả nước,năm 2006
1
dân số nông thôn Việt nam có 61,3 triệu người chiếm 72,9%. Như vậy, sau 10 năm tỷ


lệ dân số nông thôn mới giảm được 7.6 điểm phần trăm, tính bình quân, mỗi năm
giảm chưa được 0.5 điểm phần trăm.
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên
môn, tay nghề,( trí lực) và sức khỏe ( thể lực) của người lao động. Trình độ văn hóa
và CMKT của lao động nông thôn luôn thấp hơn so với mức chung của cả nước. Tính
đến năm 2006, có trên 83% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo CMKT
nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốt nghiệp Tiểu học trở xuống đang
làm việc, vì thế khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt
hơn đối với nhóm lao động này là rất khó.
1.1.2. Lực lượng lao động: Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm
sau
Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những
người thất nghiệp. Lực lượng lao động theo quan điểm như trên là dân số hoạt động
kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động:
1.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động
- Dân số: Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động. Sự biến động của
dân số là kết quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số thường được
nghiên cứu qua sự biến động tự nhiên và biến động cơ học. Tỷ lệ sinh đẻ và tử vong
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành công của chính sách kiểm
soát dân số( như hạn chế sinh đẻ…).
- Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong. Khu vực
nông thôn dân số tự nhiên tăng nhanh trong khi kinh tế tăng chậm đã làm
mức sống chậm được cải thiện tạo áp lực lớn trong giải quyết việc làm.
- Biến động dân số cơ học là do tác động của di dân( di cư). Di cư là một
trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến quy mô và cơ cấu lao động,
đặc biệt cơ cấu lao động khu vực thành thị và nông thôn.
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Dân số trong độ tuổi lao động phản ánh
2

khả năng lao động của nền kinh tế. Tuy nhiên không phải tất cả những
người trong độ tuổi lao động đều là những người tham gia lực lượng lao
động. Tỷ lệ tham gia lực lượng của dân số trong độ tuổi lao dộng là tỷ số
phần trăm giữa số người trong độ tuổi thuộc lực lượng lao động trên dân số
trong độ tuổi lao động. Khu vực nông thôn tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
( dân số đủ 15 tuổi trở lên) là tương đối cao.
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động:
Chất lượng lao động là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động, đến sự
chuyển đổi cơ cấu việc làm theo trình độ kỹ thuật sản xuất. Chất lượng lao động
được đánh giá qua trình độ học vấn chuyên môn và kỹ năng của người lao động cũng
như sức khỏe của họ. Điều này lại phụ thuộc vào hoạt động giáo dục đào tạo và các
dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Ngày nay, chất lượng lao động, hiệu quả công việc
còn liên quan đến tác phong, tinh thần, thái độ và tính kỷ luật của người lao động.
1.2. Di cư lao động
Quá trình dư cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu. Số lượng người di cư lớn
nhất là trong đợt di cư có tổ chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Thời gian gần
đây, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do các quan hệ kinh
tế hơn là theo kế hoạch của nhà nước. Các vùng có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị
hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư lớn, ngoài ra cũng có di cư từ
các vùng nông thôn tới các vùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từ các tỉnh
phía Bắc vào Tây Nguyên vì đây vẫn là vùng có thể khai phá, phát triển sản xuất
nhiều hơn so với một số vùng canh tác lâu đời ở các tỉnh phía bắc hoặc các tỉnh đồng
bằng. Gần đây, còn có di cư từ thành thị về nông thôn, điển hình là lao động thành thị
di cư về các khu công nghiệp ở nông thôn. Một dạng di cư khác là xuất khẩu lao động
cũng tăng lên do thị trường lao động ngoài nước là một thị trường rất tiềm năng và
đang được khai thác có hiệu quả. Trong đó, lao động chuyển từ nông thôn ra thành
thị là biểu thị chính của xu hướng di dân trong nước.
Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng cao,
một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thị, mặt khác khu vực thành thị ngày
càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di chuyển đến các đô thị ngày càng lớn

3
hơn với tốc độ nhanh hơn. Thời kỳ 1999-2002, tốc độ tăng lao động nông thôn là:
2,32%/năm, trong khi thành thị là 5,5%/năm).
Vậy đâu là nguyên nhân của sự di dân nói trên?
Sự phát triển kinh tế ở cả nông thôn và thành thị trong những năm gần đây
không những đã thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn Việt Nam mà còn đặt ra các vấn
đề thách thức cho khu vực này. Năng suất nông nghiệp tăng cao trong thời gian qua,
một mặt đã giúp đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, mặt khác tạo ra sự dôi dư
lao động ở nông thôn. Với điều kiện khan hiếm diện tích đất ở nông thôn, đặc biệt là
đất nông nghiệp và sự tăng trưởng dân số cao so với khu vực thành thị, vấn đề dư
thừa lao động ngày càng cộm lên ở nông thôn và trở nên nghiêm trọng hơn trong suốt
20 năm qua. Thất nghiệp và bán thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề lớn vì khả
năng tạo ra việc làm cho lao động ở nông thôn là rất yếu. Tất cả các nhân tố này cùng
với khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã sinh ra các dòng di cư từ
nông thôn ra thành thị. Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá vẫn đang
tiếp diễn ở Việt Nam, khu vực thành thị sẽ tiếp tục được mở rộng và vùng nông thôn
ngày càng bị thu hẹp lại. Áp lực đối với khu vực nông thôn sẽ gia tăng và vì vậy,
không thể tránh được các dòng di cư lao động lớn từ nông thôn ra thành thị trong thời
gian tới.
1.3. Thị trường lao động nông thôn.
Thị trường lao động là toàn bộ quan hệ lao động như thuê mướn, sa thải, tiền
lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động… phản ánh mối quan hệ trao
đổi thỏa thuận giữa một bên là người sử dụng sức lao động. thị trường lao động là
mối quan hệ xã hội, giữa người lao động có thể tìm được việc làm. Thị trường lao
động là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường, chịu sự tác động của
hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá cả, quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu.
Thị trường lao động khu vực nông thôn là thị trường phôi thai, quan hệ thuê
mướn lao động, quan hệ làm công ăn lương chưa phát triển. Sự thỏa thuận trong quan
hệ thuê mướn lỏng lẻo, thường không có hợp đồng lao động, hình thức đổi công theo

công nhật, vụ việc là chính.
4
Thị trường lao động nông thôn có những đặc điểm sau:
Cung lao động khu vực nông thôn co giãn nhiều vì khu vực này có tỷ lệ dân số
tăng nhanh. Cầu lao động lại ít co giãn vì cơ cấu sản xuất nông thôn chậm thay đổi,
các nguồn lực cho sản xuất bị hạn chế.
W


Quan hệ cung cầu lao động ở nông thôn thể hiện sự dư thừa lao động tiềm tàng
cũng có nghĩa là ở tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng Tiền công ở thị trường này
được xác định ở điểm cân bằng. Điều này cũng phản ánh người lao động chấp nhận
việc làm đơn giản, nặng nhọc và tiền công thấp w
0
.
Thị trường lao động khu vực nông thôn phát triển ở trình độ thấp: tiền công (trả
cho lao động phổ thông, lao động đại trà) trên thị trường rất thấp, tính linh hoạt và
thích ứng của lao động rất hạn chế.
2. Việc làm trong khu vực nông thôn.
2.1. Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng.
Khái niệm việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng một cách chính
xác và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong nền kinh tế thị
trường.
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức
lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của
con người.
Theo bộ luật lao động của nước ta, khái niệm việc làm được xác định là: “Mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa
nhận là việc làm”.
5

D
L
S
L
E
0
w
0
L
0
L
0
Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Cầu lao động phụ
thuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co giãn việc làm đối với sản lượng
(đầu ra). Khu vực nông thôn khối lượng việc làm phụ thuộc vào diện tích đất canh
tác, tốc độ công nghiệp hóa ở nông thôn, và sự phát triển của toàn xã hội.
2.2. Đặc điểm việc làm ở nông thôn.
Lao động ở khu vực nông thôn phần lớn hoạt động trong nông nghiệp. Sản xuất
nông nghiệp luôn chịu tác động và chi phối mạnh mẽ của quy luật sinh học và các
điều kiện tự nhiên từng vùng như: đất đai, khí hậu, thời tiết….Quá trình sản xuất
mang tính thời vụ cao thu hút lao động không đồng đều, việc làm chủ yếu chỉ tập
trung tại thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời kỳ còn lại là thời kỳ nông nhàn.
Trong thời kỳ nông nhàn một bộ phận lao động nông thôn thường chuyển sang làm
các công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa phương khác tìm việc để tăng thu
nhập.
Tính dễ chia sẻ trong công việc: Việc làm trong nông thôn là những công việc
giản đơn thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công
cụ cầm tay, dễ học hỏi dễ chia sẻ. Vì vậy khả năng thu dụng cao, nhưng sản phẩm có
giá trị không lớn nên thu nhập bình quân của lao động nông thôn không cao, tỷ lệ
nghèo ở nông thôn không cao.

Ở nông thôn, có một số lượng khá lớn công việc tại nhà không thời gian như:
trông nhà, trông con cháu, nội trợ, làm vườn… có tác dụng hỗ trợ tích cực tăng thêm
thu nhập cho gia đình. Thống kê cho thấy 1/3 quỹ thời gian của lao động làm việc
phụ mang tính hỗ trợ cho kinh tế gia đình, thực chất đây cũng là công việc có khả
năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động.
2.3. Phân loại việc làm ở nông thôn.
Căn cứ vào đặc điểm việc làm lao động nông thôn ta có thể phân chia thành các
loại như: hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp, làm công ăn lương và việc làm
tự tạo.
2.3.1. Hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
6
Hoạt động nông nghiệp là các hoạt động liên quan trực tiếp đến cây trồng và
vật nuôi. Hoạt động phi nông nghiệp là các hoạt động ngoài các hoạt động kể trên.
Như vậy, khái niệm hoạt động- việc làm phi nông nghiệp là khá rộng, bao gồm các
hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và hộ gia đình. Sự phân
loại này không đề cập đến địa điểm hoạt động đó diễn ra, quy mô của hoạt động,
công nghệ được sử dụng cũng như liệu thành phần tham gia chỉ là hộ nông nghiệp
hay hộ gia đình có hoạt động phi nông nghiệp.
2.3.2. Làm công ăn lương và việc làm tự tạo
Việc làm công ăn lương liên quan đến hợp đồng lao động mà người thuê lao
động đưa ra các điều khoản với người lao động và người lao động chỉ phụ thuộc vào
thời gian lao động. Công việc của người lao động được thực hiện dưới sự giám sát
của người sử dụng lao động.
Các hoạt động, được xem như là “ việc làm tự tạo” liên quan đến việc tự quản
lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hóa và dịch vụ. Người mua loại lao động
này không thể đưa ra các khoản trực tiếp về sản phẩm. Ví dụ, những người có các
xưởng sản xuất, cửa hàng cửa hiệu… chỉ có trách nhiệm đối với các kết quả với
chính bản thân họ.
Ở các nước đang phát triển, sự phân chia giữa làm công ăn lương và việc làm tự
tạo nhiều khi không rõ. Có một khoảng trùng lắp giữa lao động được trả công và lao

động tự trả công mà ở đó các hoạt động này vừa có thể được xem là lao động được
thuê vừa có thể lao động tự thuê. Ví dụ, những người đóng đồ đạc hay thợ may, đôi
khi có thể làm công việc kinh doanh của ở nhà của khách hang. Dưới sự giám sát của
khách hàng trong suốt quá trình sản xuất cũng như sửa sang các sản phẩm cho phù
hợp với yêu cầu khách hàng. Loại kinh doanh này có thể là lao động làm thuê nếu xét
theo quan điểm họ bị giám sát bởi khách hàng và thu nhập của họ phụ thuộc vào thời
gian lao động. nhưng hoạt động này cũng có thể được xem là việc làm tự tạo vì anh
ta phải đầu tư vào nguyên liệu, công cụ sản xuất và tự điều hành hoạt động kinh
doanh của mình. Những hoạt động có đặc thù giao thoa như vậy thì xếp vào hoạt
7
động tự tạo việc làm.
2.3.3. Lao động địa phương và lao động di cư.
Các hoạt động tại một địa phương có thể được chia làm hai loại phụ: hoạt động
tại nhà và không tại nhà nhưng vẫn tại địa phương. Các hoạt động xa nhà cũng được
chía thành 2 loại: làm tại thành phố khác, nước khác và các vùng nông thôn khác.
2.4. Thiếu việc làm ở nông thôn.
Quá trình sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên ở khu vực nông thôn về cơ
bản không có thất nghiệp hoàn toàn nhưng lao động thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao.
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp dưới 80%. Các hộ gia đình do
quỹ đất canh tác đã hạn hẹp nay lại càng bị giảm dần do sự phát triển mạnh mẽ của
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, đất
nông nghiệp sẽ trở nên khan hiếm, dẫn đến hậu quả ngày càng thiếu việc làm cho lao
động nông nghiệp nông thôn. Mặt khác, do cơ cấu ngành nghề nông nghiệp còn nhiều
bất hợp lý, nhiều vùng còn sản xuất độc canh, phân tán nhỏ lẻ, cơ cấu kinh tế chậm
biến đổi đã dẫn tới tình trạng lao động không đúng mục đích, thiếu việc làm cho
người nông dân.
II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn.
1. Một số chính sách có mục tiêu tác động đến giải quyết việc làm.
Có rất nhiều chính sách của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới vấn

đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Các chính sách như: chính sách đất
đai; chính sách tài chính tín dụng; chính sách đầu tư; các chính sách về công nghiệp
hóa, đô thị hóa; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn; các chính sách hạ tầng
cơ sở nông thôn và chính sách về di cư, chính sách cho các đối tượng đặc biệt như
người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội….Các chính sách này ngày càng hoàn thiện, tạo
môi trường thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư, tạo ra nhu cầu lao động, người
lao động có quyền lợi riêng, được làm việc trong môi trường tốt hơn. Thực hiện tốt
các chính sách này, nguồn lao động sẽ được sử dụng một cách hiệu quả, giảm được
8
tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao lao động được sử dụng. Ngược lại, sẽ gây ra các hiện
tượng tiêu cực xã hội gây khó khăn cho phát triển kinh tế.
2. Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng.
Điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai… Diện tích đất canh tác trong nông
nghiệp ngày một giảm. Tài nguyên nông lâm thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng
do sự khai thác quá mức của con người. Điều kiện thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng
rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. điều kiện khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho sản
xuất nông nghiệp phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tạo khả năng thu hút nhiều
sức lao động trong nông nghiệp. Ngược lại, khi điều kiện khí hậu bất lợi sẽ hạn chế
khả năng tạo việc làm trong nông nghiệp, nông thôn do quy mô sản xuất bị thu hẹp.
Khái niệm hạ tầng cơ sở được hiểu bao gồm hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng
cơ sở xã hội. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung
cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và
các công trình khác. Hạ tầng cơ sở xã hội gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục,
thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công
trình khác. Trong hạ tầng cơ sở thì hạ tầng cơ sở kỹ thuật có vị trí quan trọng và vai
trò của nó đang có xu hướng ngày càng tăng trong quá trình phát triển của nền kinh
tế, đặc biệt đối với những đô thị lớn. Khi cơ sở hạ tầng phát triển, người lao động
được tiếp cận các nguồn lực dễ dàng hơn góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệu
quả việc làm cho người lao động nông thôn. Việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
sẽ thu hút các nhà đầu tư mở các cơ sở sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người lao

động. Nếu chúng ta không quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho
từng vùng nông thôn thì giải quyết việc làm cho người dân sẽ rất khó khăn.
3. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là con đường phát triển của mọi
quốc gia trên thế giới. Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia cho thấy, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương
thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương
9
thức sản xuất mới, hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến trình
phát triển xã hội đã có sự thay đổi cơ bản, đó là sự phát triển đô thị kèm theo sự thu
hẹp xã hội nông thôn, là thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp.
Đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống muốn trở thành
nước có nền công nghiệp hiện đại thì phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và đó là con đường để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cũng như ở nhiều khác, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước tất yếu kéo theo quá trình đô thị hóa. Tốc độ đô thị
hóa càng nhanh thì trình độ đô thị hóa càng cao. Đô thị hóa là quan hệ hệ quả tất yếu
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị hóa và sự hình thành các đô thị hiện đại là
một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về
thực chất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là quá trình cơ cấu lại nền kinh
tế theo hướng phát triển mạnh khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu
lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, tăng nhanh lao động làm công nghiệp và
dịch vụ, giảm mạnh lao động làm nông nghiệp. Công nghiệp hóa diễn ra đồng thời
với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khu công nghiệp tập
trung, các trung tâm dịch vụ lớn và cùng với nó là quá trình mở rộng các khu đô thị,
các thị trấn thị tứ… Điều đó dẫn đến dân số thành thị cũng sẽ tăng lên. Như vậy,
phần lớn lao động nông thôn làm nông nghiệp sẽ phải chuyển sang làm phi nông
nghiệp, dân sống nông thôn trở thành dân thành thị.
Quá trình đô thị hóa ở nước ta chủ yếu diễn ra theo chiều rộng. Với hình thức
này, dân số và diện tích đô thị không ngừng mở rộng, các hoạt động của kinh tế đô

thị không ngừng mở rộng, các hoạt động sản xuất – kinh doanh và điểm dân cư ngày
càng tập trung. Sự hình thành các đô thị mới được tạo ra trên cơ sở phát triển các
khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở vùng nông thôn và
vùng ngoại ô là xu hướng tất yếu của sự phát triển, là nhân tố mở đường thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển.
4. Dân số - nguồn lao động trong nông thôn.
10
Dân số và việc làm có quan hệ vừa tương hỗ, vừa hạn chế nhau. Dân số tăng
nhanh, quy mô dân số lớn làm tăng số người bước vào tuổi lao động, làm tăng nguồn
lao động dẫn đến nhu cầu việc làm mới tăng theo, gây sức ép cho vấn đề giải quyết
việc làm.
Do tốc độ tăng dân số cao, cơ cấu dân số trẻ làm cho lao động trong độ tuổi
tăng, lao động nông thôn lại chiếm phần tổng cơ cấu lao động xã hội, cơ hội tìm việc
làm càng trở nên khó khăn hơn. Đặc điểm của lao động trong nông nghiệp nông thôn
mang tính thời vụ cao, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chất lượng lao động thấp chủ
yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Vì vậy, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động thấp, đời sống người lao động gặp nhiều khó
khăn. Sự phân bổ dân cư không đồng đều giữa các vùng trong cả nước cũng là
nguyên nhân dẫn đến việc phân bổ bất hợp lý lực lượng lao động và sử dụng chưa
hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là lao động nông thôn, dẫn đến một lượng lớn lao
động dư thừa tại nhiều nơi ở vùng nông thôn gây ra sức ép lớn về việc làm trong sự
phát triển kinh tế. Vì vậy, cần phải có các biện pháp nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số
và phân bổ hợp lý nguồn lao động.
5. Các nhân tố khác.
Việt nam có nguồn lao động khá dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp,
một phần khá lớn không được thu hút vào các khu công nghiệp. Nâng cao chất lượng
lao động là vấn đề cấp thiết. Hệ thống giáo dục và đào tạo hiện đại sẽ đào tạo ra
nhiều lao động có đủ tri thức, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao.Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày càng nhanh đòi hỏi lao động có chất lượng
nhiều thì giáo dục cũng hiện đại và hợp lý hơn. Ngoài yếu tố giáo dục thì công nghệ

cũng là yếu tố quan trọng trong việc chuyên môn hóa lao động và giảm bớt lao động
chân tay. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động
nhưng giảm bớt lao động chân tay. Vì vậy, sự tác động của khoa học công nghệ có
tính hai mặt: Nếu sử dụng công nghệ tiên tiến cần ít lao động sẽ giải phóng một lực
lượng lớn lao động nông nghiệp, mặt khác nếu áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao
11
động thì sẽ góp phần giải quyết việc làm cho bộ phận lao động dư thừa trong nông
nghiệp. Do đó, cần phải có chính sách sử dụng khoa học công nghệ hợp lý để vừa
tăng năng suất lao động, vừa tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực và lôi
cuốn các nước vào dòng chảy của nó. Chúng ta cũng đang chủ động vào dòng chảy
đó và cũng phải tuân thủ các quy định về bảo hộ mậu dịch, chấp nhận cạnh tranh nhất
là mặt hàng nông sản đã quen với sự bảo hộ của nhà nước. Hôi nhập kinh tế thế giới
là cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế đặc
biệt là lĩnh vực xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong
nước mà chủ yếu là lao động nông thôn.
III. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
1. Tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.
Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò hai mặt.
Trước hết, lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các
hoạt động kinh tế vì lao động là một trong yếu tố đầu vào nó ảnh hưởng tới chi phí
tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác. Hơn nữa, lao động - một bộ
phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc
gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu” phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự
phát triển. Ở nước ta, phần lớn lao động tập trung ở nông thôn, đây là nguồn lao động
dồi dào với giá rẻ. Nhưng hầu hết lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Vì
vậy, lao động nhiều có biểu hiện của sự dư thừa, hay tình trạng thiếu việc làm. Mức
sống của lao động nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nằm trong diện đói nghèo cao so với
các nước trên thế giới. Do đó, họ không có điều kiện để đầu tư cho giáo dục, y tế và
đời sống tinh thần. Việt Nam là nước nông nghiệp, hơn 70% lao động ở nông thôn

với thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn chủ yếu do thiếu việc làm. Giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn để nâng cao mức thu nhập và cải thiện cuộc sống là một
vấn đề cấp thiết.
3.2. Giảm chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, góp phần
12
ổn định xã hội.
Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam có xu hướng
ngày càng tăng. Diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, giá cả các mặt hàng tiêu
dùng ngày một tăng, đời sống của người dân ở nông thôn gặp nhiều khó khăn. Khu
vực thành thị có nhiều cơ hội tìm việc làm và mức thu nhập cao hơn đã thu hút được
nhiều lao động nhất là lao động có trình độ, chuyên môn cao. Khu vực thành thị phát
triển nhanh trong khi khu vực nông thôn không được trú trọng, đầu tư làm cho gia tăng
khoảng cách giàu nghèo và các vấn đề về tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều hơn.
3.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động.
Cái đích của phát triển nông nghiệp cũng là vì dân giàu nước mạnh. Mỹ có 2%
dân số làm nông nghiệp. Ở Việt Nam con số này lên tới 70% và số người sống dựa
vào nông nghiệp là 78%. Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt
tương đối của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Muốn như vậy, phải có sự dịch chuyển lao động.
Nghị quyết của Đảng đến năm 2020, Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp
hoá. Tiêu chí của nước công nghiệp là gì? Rõ ràng là lao động nông thôn dưới 20%.
Bây giờ thực hiện nghị quyết như thế nào, trong khi chỉ còn 13 năm nữa? Tiêu chuẩn
của một nước công nghiệp là giá trị đóng góp của công nghiệp phải chiếm tuyệt đại
đa số và lao động nông thôn giảm đi, tất nhiên giá trị tuyệt đối phải tăng. Vì vậy, phát
triển nông thôn để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải được quan tâm
hơn nữa.
4. Kinh nghiệm giải quyết việc làm của Hàn Quốc, Mông Cổ.
4.1. Hàn Quốc.
Quá trình phát triển các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc luôn đi cùng với
phát triển công nghiệp quy mô nhỏ theo hình thức vệ tinh ở nông thôn phục vụ cho

các tập đoàn công nghiệp. Nông nghiệp Hàn Quốc đã có sự thay đổi rất lớn về cả
kinh tế và xã hội do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế nhanh ( GDP đạt mức bình
13
quân 8%/ năm), phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, hướng vào xuất khẩu đã
thu hút một lượng lớn lao động nông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản tình trạng
thất nghiệp trong nông thôn. Chiến lược mà Hàn Quốc áp dụng là tập trung mọi
nguồn lực cho phát triển công nghiệp và nhờ công nghiệp phát triển để tích luỹ cho
nền kinh tế, chính sự tích luỹ này đã làm tiền đề cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn.
4.1.1. Rút dần lao động trẻ ra khỏi nông nghiệp.
Hàn Quốc đã thực hiện chính sách nguồn nhân lực trong nông nghiệp nhằm
nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Từ đó rút dần lao động trẻ ra khỏi nông
nghiệp. Chính sách này tập trung vào ba chương trình lớn: chương trình hỗ trợ trang
trại gia đình; chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp và
chương trình hỗ trợ giáo dục – đào tạo. Chính sách này là nhằm bảo vệ hỗ trợ cho các
nhà kinh doanh nông nghiệp có trình độ, kỹ năng canh tác, các công ty kinh doanh
nông nghiệp, những người có khả năng thúc đẩy năng suất và quản lý việc canh tác
một cách hiệu quả và ổn định. Hơn nữa, quá trình công nghiệp hoá đã thu hút khối
lượng lớn lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động trẻ. Năm 1990, lực lượng lao
động nông thôn có 16,4% là thanh niên, đến năm 1995 chỉ còn 13%.
4.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
Phong trào làng mới (Saemaul Undong) một phong trào xây dựng cơ sở nông
thôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã được triển khai rất thành
công ở Hàn Quốc. Đầu tư của chương trình được tập trung vào xây dựng cơ sở hạ
tầng nhằm giúp cho hình thành các doanh nghiệp nhỏ đồng thời làm tăng năng suất
nông nghiệp, làm ổn định đời sống của người dân nông nghiệp, không tạo ra mâu
thuẫn khi lao động được rút sang hoạt động phi nông nghiệp.
4.1.3. phát triển công nghiệp nông thôn.
Nông nghiệp truyền thống của Hàn Quốc là sản xuất quy mô nhỏ, lúa là cây
trồng chính, vì thế ngoài vụ nông nghiệp, nông dân còn thực hiện các hoạt động tạo

thu nhập phi nông nghiệp khác để có thêm thu nhập trang trải chi tiêu cho gia đình.
14
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60, Hàn Quốc đã xó chính sách khuyến khích
phát triển hoạt động này để thu hút lao động nông nhàn trong đó chính sách tập trung
vào khuyến khích các hoạt động chế biến nông sản và các tài nguyên thiên nhiên tại
địa phương.
4.1.4. Hỗ trợ xây dựng nhà máy ở nông thôn.
Nhờ đẩy mạnh đầu tư phát triển, công nghiệp ở đô thị đã đạt mức toàn dụng về
quy mô vào những năm 1970, vì vậy các nhà máy được khuyến khích chuyển về khu
vực nông thôn để giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp cho nông
dân. Tuy nhiên, thực hiện chính sách di dời nhà máy về nông thôn theo phương châm
“ mỗi làng một nhà máy” không đạt được như mục tiêu đã đề ra do chi phí quá cao về
xây dựng cơ sở hạ tầng để đặt nhà máy tại từng làng.
Dự án phát triển cụm công nghiệp nông thôn đầu tiên được thực hiện vào năm
1984 là dự án đầu tiên trong triển khai thực hiện Luật Pháp Nguồn thu nhập phi nông
nghiệp. Nhờ rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ đưa nhà máy về từng
làng ở nông thôn của thập kỷ trước, dự án cụm công nghiệp nông thôn đã giảm được
nhiều chi phí. Các dự án này đã góp phần giải quyết việc làm , nâng cao mức thu
nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông
thôn.
4.2. Mông Cổ.
Trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường, rất nhiều người
mất việc làm. Theo số liệu tổng điều tra năm 2000, 51% dân số Mông Cổ từ 15 tuổi
trở lên được tính là có việc làm, tỷ lệ này ở nông thôn là 66%, thành thị 41%. Riêng
khu vực nông thôn, tỷ lệ nam có việc làm là 72%, nữ là 60%. Khu vực sản xuất nông
nghiệp thu hút 47% tổng lực lượng lao động cả nước, tính theo khu vực nông thôn
thành thị thì khu vực nông thôn thu hút 82% lao động nông thôn và 8% lao động
thành thị. Chăn nuôi và chế biến nông sản là hai ngành nghề chính trong nông thôn.
4.2.1. Tạo việc làm nhờ phát triển chăn nuôi và các ngành phụ trợ.
Do nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mông

15
Cổ nên chính sách việc làm đối vỡi khu vực nông thôn trở thành một vấn đề quan
trọng trong chiến lược phát triển nông thôn. Các chính sách, chương trình Mông Cổ
đã thực hiện như: chương trình dịch vụ chăn nuôi, thú y, cấp nước sạch, phòng ngừa
thiên tai, cùng với các chương trình khuyến khích phát triển ngành sản phẩm như:
sữa, len và các sản phẩm từ len. Chương trình hỗ trợ chăn nuôi cải thiện điều kiện
làm việc và điều kiện sống của họ thông qua hệ thống dịch vụ, tăng cường năng lực
và khả năng sản xuất phù hợp với phát triển vùng và bảo vệ môi trường.
4.2.2. Chương trình xú tiến việc làm quốc gia.
Chương trình này được thiết kế nhằm lồng ghép các chính sách việc làm vào
chiến lược quốc gia, tăng cường sự tham gia chủ động của các cơ quan chính phủ,
cộng đồng, tăng khả năng tiếp cận thông tin về việc làm. Các biện pháp cụ thể : cải
thiện các dịch vụ tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển hợp tác xã,
phát triển doanh nghiệp gia đình, lồng ghép chính sách việc làm với bảo vệ môi
trường và phân bổ lại dân cư nông thôn, tạo việc làm tại địa phương thông qua phát
triển du lịch và cơ sở hạ tầng. Chính sách thị trường lao động nhằm khuyến khích
việc làm cho thanh niên và người nghèo, tăng cường phát triển kỹ năng và đào tạo
nghề để đáp ứng yêu cầu thị trường, cải thiện về thông tin và nâng cao nhận thức về
khuyến khích tạo việc làm.
16
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1. Đặc điểm thị trường lao động nông thôn Hà Nội sau khi mở rộng.
1.1. Khái quát về khu vực nông thôn Hà Nội khi mở rộng.
Ngày 01/08/2008 Hà Nội chính thức mở rộng bao gồm: toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân,
Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Thành phố
Hà Nội phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía nam giáp tỉnh Hà
Nam và tỉnh Hòa Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;

phía tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ. Diện tích tự nhiên Hà Nội rộng hơn ba
lần ( hơn 3.300 km
2
) dân số hơn 6 triệu người.
Việc Hà Nội mở rộng sẽ có các quỹ đất lớn để phát triển một số khu chức năng
quan trọng của thủ đô, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, các dự án mang tầm
quốc gia trước mắt và lâu dài.
1.1.1. Điều kiện vị trí địa lý tự nhiên.
1.1.1.1. Vị trí địa lý.
Thủ đô Hà Nội chưa mở rộng nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý
và địa thế tự nhiên đã khiến cho Hà Nội sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình
thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1010, Hà Nội đã được Vua Lý
Công Uẩn chọn làm thủ đô cả nước. Tính đến năm 2004, Hà Nội có 9 quận Nội thành
( Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân,
Hoàng Mai, Long Biên) với 125 phường, có diện tích 84,3 km
2
( chiếm 9% diện tích
toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành ( Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì
và Từ Liêm) với diện tích là 836,67 km
2
( chiếm 91% diện tích) với 99 xã và 5 thị
trấn.
Hà Tây (cũ) liền kề vớ Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía
Đông giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam,
là một tỉnh miền núi trung du. Với dân số trung bình 2.500.000 người, Hà Tây là tỉnh
17
đứng thứ 5 trên toàn quốc về dân số, mật độ 1.100 người/km². Hà Tây là địa bàn xây
dựng mới, là nơi di chuyển các xí nghiệp công nghiệp của Hà Nội. Với vị trí thuận lợi
này, tỉnh có thể tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng
tiêu dùng, hàng thủ công - mỹ nghệ… vào Hà Nội và khu tam giác trọng điểm của

các tỉnh phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.
Sau rất nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến, ngày 6/3, Bộ xây dựng đã trình Thủ
tướng về việc phê duyệt quy hoạch vùng thủ đô, Hà Nội sẽ ôm trọn Hà Tây và một
huyện Vĩnh phúc, Hoà Bình. Theo tờ trình, Bộ Xây dựng đề xuất việc mở rộng không
gian Thủ đô Hà Nội theo hướng: ranh giới Thủ đô Hà Nội mở rộng bao gồm toàn bộ
diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã
Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình.
Phương án đề xuất mở rộng nêu trên đã có sự xem xét đến quá trình lịch sử phát
triển. Trước đây (giai đoạn 1975-1991) khu vực này từng thuộc ranh giới của thủ đô
Hà Nội. Hơn nữa, quỹ đất phát triển ở đây chủ yếu là đất gò đồi, không thuộc đất
nông nghiệp.
Sau khi mở rộng, Hà Nội có một phần diện tích thuộc khu vực đồng bằng sông
Hồng, một phần thuộc miền núi trung du phía Bắc, diện tích đất nông nghiệp khoảng
192 nghìn hecta ( chiếm 58% đất tự nhiên). Dân số khoảng 6.232.940 người, tăng 1,7
lần dân số Hà Nội khi chưa mở rộng. Tỷ lệ dân số sống ở nông thôn tăng lên khoảng
trên 50% Hà Nội mở rộng, có thêm các xã miền núi có đồng bào thiểu số sinh sống,
thuộc tỉnh Hà Tây(cũ).
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình.
Thành phố Hà Nội chưa mở rộng là vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sông
Hồng, độ cao trung bình từ 5-20m so với mặt nước biển ( chỉ có khu vực đồi núi phía
Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ
cao từ 20m đến 400m, với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462m). Hà Tây (cũ)
có địa hình đa dạng, có vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng ở phía Ðông, độ
cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Ðông Nam. Vùng đồi núi có 70.400 ha, chiếm 1/3
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng. Vùng
18
núi có độ cao tuyệt đối từ 300 m trở lên đến 1.282 m có diện tích là 1.700 ha; các
vùng núi đá vôi tập trung ở phía Tây có địa hình phức tạp với nhiều hang động. Ðiểm
cao nhất cao 1.282m (đỉnh núi Ba Vì), điểm thấp nhất 1,7m so với mặt nước biển.

Như vậy, Hà Nội trước và sau khi mở rộng địa hình nhìn chung thấp dần từ Bắc
xuống Nam, từ Đông sang Tây. Địa hình đa dạng, có thể phát triển cả nông, lâm, ngư
nghiệp. Phía Đông Nam Hà Nội là vùng đồng bằng rộng lớn, được phù sa bồi đắp
nên đất tương đối màu mỡ, thích hợp với việc trồng lúa nước, hoa màu và chăn nuôi
gia súc. Vùng núi ở phía Tây Bắc địa hình khá đa dạng và phức tạp. Vùng đồi núi
thấp thích hợp các trang trại chăn nuôi và các một số loại cây hoa quả, vùng đất có
tầng đất rất mỏng thì phát triển các cây trồng lâm nghiệp. Hà Nội không giáp biển
nhưng hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có nhiều con sông lớn chảy qua như sông
Hồng, sông Ðáy, sông Ðà, thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
1.1.1.3. Khí hậu.
Do đặc điểm của địa hình, Hà Nội chia thành 3 vùng có khí hậu khác nhau:
vùng đồng bằng có khí hậu của đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển,
nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,8
0
C, lượng mưa trung bình 1.700 mm – 1.800
mm; vùng đồi gò có khí hậu lục địa chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình
24,5
0
C, lượng mưa trung bình 2.300 mm – 2.400 mm; vùng núi cao, chủ yếu khu vực
Ba Vì có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18
0
C.
Đặc điểm khí hậu rõ nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh. Từ
tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau
là mùa lạnh và khô. Giữa hai mùa lại có thể nói Hà Nội có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu,
đông, mùa xuân bắt đầu vào tháng. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng
bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá
vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô
hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét
sớm, có năm rét muộn, có năm kéo dài, nhiệt độ lên tới 40

0
C, có năm nhiệt độ xuống
thấp dưới 10
0
C.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
19
1.1.2.1. Tài nguyên đất.
Sau khi hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số Hà Tây về Hà Nội, của 4
xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), Thủ đô Hà Nội mở
rộng sẽ có diện tích 3.324,92 km2. Theo Bộ NN&PTNT, diện tích đất nông nghiệp
của Hà Nội (mới) là khoảng 192 nghìn hecta (chiếm gần 58% đất tự nhiên).
Diện tích đất tự nhiên của Hà Nội khi chưa mở rộng là 92.097 ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm tới 47.4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm
22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%. Đất phù sa sông Hồng
rất màu mỡ, màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng từ
trung tính đến kiềm tính yếu, thích hợp với nhiều cây trồng nhiệt đới. Đất phù sa bồi
đắp bởi các con sông khác có màu nâu đậm, thành phần cơ giới nhẹ hơn đất phù sa
sông Hồng.
Tỉnh Hà Tây (cũ) có 164.800 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất
nông nghiệp là 123.399 ha, chiếm 56,3%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 16.690
ha, chiếm 7,62%; diện tích đất chuyên dùng là 39.489 ha, chiếm 18,02%; diện tích
đất nhà ở là 12.600 ha, chiếm 5,75% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là
27.000 ha, chiếm 12,32%.Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là
104.270 ha, chiếm 84,49%, riêng đất lúa có 89,4% gieo trồng 2 vụ; diện tích đất
trồng cây lâu năm là 3.491 ha, chiếm 2,82%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng
thuỷ sản là 5.260 ha, chiếm 4,26%.
1.1.2.2. Tài nguyên rừng.
Hà Nội có diện tích trồng rừng không nhiều, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên.
Hà Nội chưa mở rộng có 6.740 ha đất, không có rừng tự nhiên, phân bố chủ yếu ở

huyện Sóc Sơn và một phần không đáng kể ở Đông Anh, Gia Lâm. Hà Tây (cũ) tính
đến năm 2002, toàn tỉnh có 16.770 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là
3.922 ha, diện tích rừng trồng là 12.848 ha.
Hà Nội có các khu rừng nổi tiến như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc
gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, Rừng Tam Đảo, cách trung tâm thành phố từ
50 – 100km. Rừng của Hà Nội là tài nguyên quan trọng để cân bằng môi trường sinh
thái, chống thái hoá đất đồi. Ngoài ra, rừng còn tạo ra cảnh quan thiên nhiên phục vụ
20
cho các hoạt động du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối tuần của nhân dân và
du khách.
1.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản.
Khoáng sản của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng. Theo kết
quả điều tra địa chất về khoáng sản, riêng ở Hà Tây (cũ) có một số khoáng sản chính
sau: Ðá vôi (Mỹ Ðức, Chương Mỹ), đá granít ốp lát (Chương Mỹ), đất sét (Chương
Mỹ), than bùn (Mỹ Ðức, Sơn Tây, Quốc Oai, Chương Mỹ), nước khoáng (Ba Vì,
Quốc Oai), pyrit (Ba Vì), ngoài ra còn có các khoáng sản khác như vàng gốc và sa
khoáng (Quốc Oai, Chương Mỹ), đồng (Ba Vì), đolômít (Quốc Oai), cao lanh (Sơn
Tây).
1.1.3. Cơ sở hạ tầng của Hà Nội.
Hạ tầng cơ sở là một bộ phận cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội có vai
trò tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một nền kinh tế hoặc một
vùng. Đối với những đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, sự phát triển của hạ tầng cơ
sở còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với vị trí, vai trò của Thủ đô cả nước theo
Pháp lệnh Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, thương mại và văn hoá, hạ
tầng cơ sở của Thành phố còn có ý nghĩa tiên phong so với các thành phố và các khu
tập trung dân cư khác. Sự phát triển hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội được đặt trong
bối cảnh mục tiêu phải tiến kịp về trình độ tổ chức, quản lý đô thị so với các nước
trong khu vực và quốc tế. Sự phát triển của hạ tầng cơ sở còn có ý nghĩa quan trọng
quyết định việc đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các
vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Hạ tầng cơ sở của Thành phố Hà Nội bao gồm: hệ thống đường giao thông
(đường quốc lộ, đường cao tốc hướng tâm, đường liên tỉnh, mạng lưới đường đô thị
và đường tỉnh lộ), hệ thống đường sắt (đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị hiện
đang được lập quy hoạch và các dự án đầu tư phát triển), hệ thống vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt, hàng không, đường sông gồm cảng sông và các tuyến vận
tải, hệ thống bến bãi đỗ xe; hệ thống cấp nước bao gồm các nhà máy nước, mạng
đường ống truyền dẫn, đường ống phân phối, dịch vụ; hệ thống thoát nước gồm các
hồ điều hoà, các sông, mương phục vụ thoát nước, hệ thống cống thoát nước; hệ
21
thống thu gom và xử lý chất thải gồm các trạm xử lý nước thải, các bãi chôn lấp và
xử lý rác thải và hệ thống thu gom và vận chuyển; hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ
thống bưu điện, thông tin liên lạc; hệ thống điện...
Về quản lý hạ tầng cơ sở, ở Thành phố Hà Nội có sự phân chia quản lý giữa
Trung ương và địa phương. Hạ tầng cơ sở do Trung ương quản lý bao gồm: Bộ Giao
thông Vận tải quản lý đường quốc lộ, đường cao tốc hướng tâm, hệ thống đường sắt
quốc gia, vận tải liên tỉnh, hàng không, đường sông; Bộ Công nghiệp và Tổng công
ty Điện lực Việt Nam quản lý hệ thống điện; Bộ Bưu chính Viễn thông và Tổng công
ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các công ty viễn thông quản lý và cung cấp dịch
vụ bưu điện và thông tin liên lạc,... Thành phố Hà Nội quản lý mạng lưới đường đô
thị, đường sắt đô thị, vận tải hành khách nội đô, bến bãi đỗ xe; hệ thống cấp nước,
thoát nước, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải; chiếu sáng công cộng...
Những năm gần đây, do quá trình đổi mới về kinh tế, thu hút đầu tư, tăng
trưởng nhanh, sự hình thành nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, văn hóa, khoa học,
giáo dục đào tạo đã thu hút một lượng lớn lao động, dân cư từ các tỉnh trong cả nước
về thủ đô. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Hà Nội đang bị quá tải
và gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở, các công trình dịch
vụ công cộng. Mặt khác, do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, quỹ đất dành cho cây xanh
công viên, vành đai xanh đang dần dần bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát
triển công trình dân dụng. Mở rộng Hà Nội sẽ bảo đảm có các quỹ đất lớn để phát
triển một số khu chức năng quan trọng của thủ đô, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ

thuật, các dự án mang tầm quốc gia trước mắt và lâu dài.
Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở là rất lớn. Hàng năm, Nhà nước luôn
dành một phần lớn nguồn vốn cho đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách XDCB cho các
dự án hạ tầng. Nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng cho giai
đoạn đến năm 2010 khoảng 50.000 tỉ đồng (tương đương 3 tỷ USD); cho giai đoạn
2011-2020 khoảng 180.000 tỷ đồng (tương đương 11 tỷ USD). Phát triển hạ tầng cơ
sở kỹ thuật đô thị là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành phố trong giai đoạn
2006-2010. Tuy nhiên các nguồn vốn đầu tư đang mất cân đối lớn đòi hỏi phải được
sự quan tâm đặc biệt ưu tiên tập trung vốn đầu tư của các ngành, các cấp từ Trung
22
ương đến địa phương mới có thể giải quyết được vấn đề này. Do công tác dự báo,
công tác quy hoạch Hà Nội chưa được tốt nên cơ sở hạ tầng phát triển không đồng
bộ, tình trạng quá tải do dân số ở Hà Nội tăng nhanh.
1.1.4. Tình hình phát triển kinh tế.
Hà Nội là trung tâm của miền Bắc Việt Nam – là nơi hội tụ nhiều điều kiện
thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch. Trong tình
hình khó khăn chung của cả nước, Hà Nội phải đi đầu về phát triển kinh tế…” (Đó là
ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc với
lãnh đạo Thành ủy và UBND Tp Hà Nội). Hà Nội mở rộng có diện tích tự nhiên lớn
hơn nhưng nhìn chung về tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, việc làm, giáo
dục, y tế, đói nghèo có chỉ số thấp hơn khi chưa mở rộng. Hà Nội hiện tại có tiềm
năng để phát triển kinh tế hơn,vì có nguồn lực dồi dào hơn nhưng chưa được khai
thác nhiều. Khu vực nông thôn sẽ được quan tâm và đầu tư hơn trước, nhiều khu
công nghiệp sẽ được đưa về nông thôn, mức độ đô thị hoá ở nông thôn diễn ra nhanh
hơn. Một số xã thuộc vùng sâu vùng sa, trước đây một số xã còn chưa có điện hoặc
đường giao thông, sau khi sát nhập vào Hà Nội đã có ánh sáng điện, đường giao
thông đã đến tận thôn bản. Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp nông thôn có một số
khó khăn như: Trong năm vừa qua, sản xuất lương thực được mùa, nhưng nhiều hộ
nông dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tăng cao làm cho phần lớn
nguyên, nhiên vật liệu, giá vật tư, giá phân bón, thức ăn chăn nuôi... tăng cao. Cùng

với đó, các giải pháp cho nông nghiệp hiện nay vẫn còn manh mún. Việc quy hoạch
vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm vẫn không được thực hiện một cách quy củ. Sản
xuất tự cung, tự cấp đã khó khăn, nhưng vay mượn để sản xuất hàng hóa có khi phá
sản nhanh hơn và rơi vào nghèo đói nhanh hơn. Điều đó cho thấy sự bấp bênh và bế
tắc trong sản xuất của bà con nông dân.
1.1.5. Những thuận lợi và khó khăn sau khi Hà Nội mở rộng.
1.1.5.1. Hà Nội mở rộng có thuận lợi như sau:
- Mở rộng địa lý Hà Nội sẽ bớt đi sức ép không đáng có và cũng rất nguy hiểm
trong tương lai nếu không mở rộng như: Quá trình đô thị hoá do đất ít, quá tải về hạ
tầng, đường sá, đất đai chật chội, sức ép các tỉnh xung quanh, nhất là các khu công
23
nghiệp đặt không đúng chỗ… Mở rộng Hà Nội sẽ có lợi thế bố trí lại khu công
nghiệp cho phù hợp với môi trường, cảnh quan và phát triển.
- Thứ hai là tính đa dạng về tiềm năng và những nhân tố bên trong tốt hơn. Ví
dụ, nông nghiệp của Hà Nội trước đât không tốt lắm, đất ít trang trại không nhiều, cơ
cấu mặt hàng không hấp dẫn, trong khi Hà Tây có điều kiện tốt hơn, lại là đất bách
nghệ nên khả năng xúc tiến thương mại tốt hơn. Hà Tây sẽ là cơ sở sản xuất, Hà Nội
bày hàng thì cả hai cùng phát triển.
- Thứ ba, Hà Nội sẽ có một không gian kinh tế hoàn chỉnh hơn, tiềm tàng hơn
để tự nó là động lực phát triển cho chính nó. Hà Nội tăng gấp ba lần diện tích và dân
số cũng tăng lên một phần làm cho thị trường bên trong mở rộng hơn, tạo ra động lực
tốt cho phát triển Hà Nội trong tương lai.
Hơn nữa, do giảm bớt sức ép về giá cả đất đai nên môi trường đầu tư sẽ có sức
cạnh tranh hơn vì giảm chi phí của các nhà đầu tư. Họ đầu tư vào Hà Tây (cũ)
cũng như Hà Nội hiện tại thì sức ép chi phí đầu vào của Hà Nội (cũ) sẽ giảm bớt,
cho phép doanh nghiệp đầu tư vào Hà Nội nhiều hơn.
Hà Nội sẽ thu hút thêm nguồn, mở rộng tiềm năng sẵn có của những nơi được
đưa vào mình. Như vậy, cho phép quá trình công nghiệp hoá, mở rộng đô thị có triển
vọng cải thiện tốt hơn.
1.1.5.2. Bên cạnh những thuận lợi đó thì khó khăn cũng không ít:

Hà Nội mở rộng thì toàn bộ quy hoạch, chỉ tiêu, định hướng phát triển chiến
lược, trong cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi lớn vì nó sẽ cộng các cơ cấu địa phương vào.
Như vậy cơ cấu nông nghiệp tăng lên, tỷ trọng công nghiệp trữ lượng không cao tăng
lên, trình độ, mức độ đô thị hoá kém hơn. Hà Nội sẽ đứng trước một loạt các nhu cầu
to lớn về cải thiện căn bản và cấp bách những cơ sở ở vùng lạc hậu hơn vừa nhập
vào. Đồng thời, Hà Nội cũng đứng trước nhu cầu về cải thiện cuộc sống, cũng như
đào tạo nhân lực khu vực mới.
Việc sát nhập vào Hà Nội còn kéo theo hàng loạt các thách thức như: Hà Nội
sẽ phải gánh một lượng dân số lớn, giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu
chính quyền…
Số người dân bị mất đất nông nghiệp tăng lên, số lượng lao động cần việc làm
tăng lên, giáo dục, y tế…đều thấp hơn trước, chênh lệch giàu nghèo khu vực nông
24
thôn và thành thị Hà Nội gia tăng. Là một thành phố lớn, có tốc độ đô thị hóa, công
nghiệp hóa cao, rõ ràng đây là thách thức không nhỏ đối với lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn Hà Nội.
1.2. Thị trường lao động khu vực nông thôn Hà Nội.
1.2.1. Dân số - lao động khu vực nông thôn Hà Nội.
1.2.1.1. Số lượng dân số - lao động.
Hà Nội mở rộng có quy mô dân số lớn hơn trước, lao động nông thôn tăng lên
nhưng chất lượng lao động lại giảm đi. Hà Nội hợp nhất toàn bộ 2.568.000 người của
tỉnh Hà Tây (cũ), 187.255 người huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, 4.495 người, 6.606
người, 5.875 người và 3.278 người lần lượt của Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên
Trung thuộc huyện Lương Sơn, Hoà Bình. Dân số Hà Nội hiện nay khoảng hơn 6 triệu
người, cao hơn 1,7 lần khi chưa mở rộng, chiếm 7, 3 dân số cả nước.
Dân số Hà Nội và dân số nông thôn Hà Nội được trình bày qua bảng biểu và đồ
thị sau:
Đơn vị: 1000 người.
Năm Dân số Dân số nông thôn Tỷ lệ
1995 2431 1156.1 0.4756

1996 2492.9 1149.8 0.4612
1997 2556 1100.2 0.4304
1998 2621 1125.1 0.4293
1999 2685 1132.9 0.4219
2000 2739.2 1152.7 0.4208
2001 2841.7 1198.2 0.4216
2002 2931.4 1210 0.4128
2003 3007 1172.7 0.3900
2004 3082.9 1083.1 0.3513
2005 3149.8 1093 0.3470
2006 3236.4 1125.3 0.3477
2007 3289.3 1107.5 0.3367
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Đồ thị 1: Dân số và dân số nông thôn Hà Nội chưa mở rộng.
25

×