Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nghiên cứu tác dụng điện châm huyệt nội quan thần môn tam âm giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.3 KB, 47 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất ngủ là trạng thái không thoải mái về số lượng và/hoặc chất lượng
của giấc ngủ, rối loạn này tồn tại tại một thời gian dài, làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ và khả năng làm việc của người bệnh [13].
Mất ngủ từ lâu được xem là một rối loạn thường gặp, bao gồm khó đi
vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được hoặc tỉnh dậy
nhiều lần trong khi ngủ. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh
hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng
nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng
khoái, phấn chấn, thích làm việc.
Mất ngủ tăng theo thời gian vì những căng thẳng trong cuộc sống ngày
càng tăng lên, có khuynh hướng tăng cao trong giới nữ, những người cao tuổi,
những người rối loạn tâm lý và những người thiệt thòi về kinh tế xã hội [13].
Năm 1979 theo thông báo của trung tâm “Hội các rối loạn về giấc ngủ”
(Association sleep disoders center) cho biết số người mất ngủ chiếm 35% dân
số. Năm 1990 viện Gallup (Mỹ) công bố số liệu nghiên cứu ở 8 nước cho
thấy: Pháp có 31%, Italia có 35%, Anh có 34%, Đan Mạch có 31%, Bỉ có
27%, Tây ban nha 23%, Đức có 23%, Mỹ có 27% người bị rối loạn giấc ngủ
[33]. Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm
sút khả năng lao động và hậu quả tất yếu là làm giảm chất lượng sống.
Ngoài ra, mất ngủ cịn có nguy cơ phát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm
bệnh đang mắc.
Mất ngủ trong y học cổ truyền gọi là chứng “thất miên”, “bất mị”, bất
đắc miên... Nguyên nhân từ các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận, chủ yếu là do: Tâm
và tỳ hư, âm suy hoả vượng, khí của Tâm và đởm hạ, Vị khơng điều hoà và bị
suy nhược sau khi ốm. Theo Cảnh Nhạc: “Ngủ là gốc ở phần âm mà thần làm


2



chủ, thần n thì ngủ được”. Thần sở dĩ khơng yên một là do tà khí nhiễu
động, hai là do tinh khí khơng đủ, “tà” ở đây chủ yếu là chỉ vào đờm, hoả, ăn
uống; “vô tà” là chỉ vào tức giận, sợ hãi, lo nghĩ, những cái đó đều là nguyên
nhân gây thành chứng mất ngủ”. [3], [10], [21].
Y học phương Đông đã sử dụng nhiều phương pháp để điều trị mất ngủ
như những bài thuốc, khí cơng, dưỡng sinh…mỗi phương pháp đều có ưu
điểm riêng và mục đích cuối cùng là đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên.
Song song với các phương pháp đó, từ xưa châm cứu cũng được xem như là
một phương pháp hữu hiệu để điều trị mất ngủ. Châm cứu là một phương
pháp dễ làm, tiện lợi, ít tốn kém, rút ngắn thời gian điều trị, giảm hậu quả
bệnh lý, giúp thầy thuốc hoàn toàn chủ động được việc điều trị cho bệnh
nhân, có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi [16],[18], [19]. Nhóm huyệt kinh
điển nội quan, thần mơn, tam âm giao từ lâu được biết là nhóm huyệt có tác
dụng an thần, vì thế để đánh giá một cách khách quan và chính xác về tác
dụng này cần có một nghiên cứu cụ thể hơn.
Mất ngủ không thực tổn là chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng, tuy
nhiên cho đến nay việc nghiên cứu và điều trị bằng phương pháp điện châm
đặc biệt là sử dụng nhóm huyệt an thần nội quan, thần mơn, tam âm giao vẫn
chưa có cơng trình nào nghiên cứu.
Nhằm kế thừa, phát huy vốn quý của Y học cổ truyền và góp phần
nghiên cứu lĩnh vực này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng
điện châm huyệt nội quan, thần môn, tam âm giao trong điều trị mất ngủ
không thực tổn ” Nhằm mục tiêu :
1. Đánh giá tác dụng điện châm huyệt nội quan, thần môn, tam âm
giao trong điều trị mất ngủ không thực tổn .
2. So sánh tác dụng huyệt nội quan, thần môn, tam âm giao trên 2
thể: Tâm tỳ hư và tâm thận bất giao.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh lý giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ
1.1.1. Sinh lý giấc ngủ
Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường của con người. Hoạt động của
não trong giấc ngủ là một hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo sự sống và phục
hồi sức khoẻ của cơ thể sau một thời gian hoạt động. Con người khơng thể
sống thiếu ngủ, nếu loại bỏ hồn tồn giấc ngủ trong một thời gian nhất định
thì hoạt động cơ thể con người sẽ bị rối loạn và dẫn đến chết.
Ngay từ khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ ngủ nhiều hơn thức (20 giờ một ngày).
Càng lớn lên trẻ ngủ giảm dần, đến 6 tuổi trẻ vẫn còn ngủ 10-12 giờ mỗi
ngày. Người trưởng thành ở lứa tuổi hoạt động mạnh nhất (18- 45 tuổi), nhu
cầu mỗi ngày từ 7-8 giờ. Sau 60 tuổi có thể 6 giờ là đủ, thậm chí những người
già ngủ ít hơn [31], [35]. Nói chung cả cuộc đời một người khoẻ mạnh dành
1/3 thời gian cho ngủ và 2/3 thời gian thức.
Thức và ngủ là 2 trạng thái ngược nhau của sự giao động hoạt động
thần kinh. Nhịp thức- ngủ có liên quan chặt chẽ đến nhịp ngày đêm, và nhịp
thức ngủ không chỉ ở người mà còn gặp ở hầu hết các động vật cao cấp khác.
Việc nghiên cứu trạng thái thức và ngủ, đặc biệt nghiên cứu giấc ngủ có
một ý nghĩa quan trọng trong y học nói chung và tâm thần học nói riêng.
Các giai đoạn bình thường của giấc ngủ
Ngày nay bằng kết quả nghiên cứu điện sinh lý kết hợp với các hiện
tượng tâm sinh lý khác, người ta chia giấc ngủ thành 2 pha : pha nhanh hay
còn gọi là pha vận nhanh nhãn cầu (Rapid Eye Movement: REM) và pha
chậm hay cịn gọi là pha khơng vận nhanh nhãn cầu (Non Rapid Eye
Movement: NREM). [31], [32], [35].



4

- Pha chậm (NREM): chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có một đặc
trưng riêng:
+ Giai đoạn 1: thiu thiu ngủ, chuyển tiếp từ thức sang ngủ.
Ngắn một vài phút, trên điện não biểu hiện giảm hoạt tính sóng α (12-14 Hz)
và ưu thế sóng θ (4 -7 Hz, 4-7 chu kỳ/giây).
Nhãn cầu chuyển động chậm lại, trương lực cơ giảm.
+ Giai đoạn 2: ngủ chưa sâu, xuất hiện hình thoi trên điện não bắt đầu
giấc ngủ, người ngủ yên tĩnh không thấy cử động.
+ Giai đoạn 3: ngủ sâu, giảm hình thoi và chỉ xuất hiện sóng chậm (2-4
Hz) trên điện não. chiếm từ 20-50% sóng delta.
+ Giai đoạn 4: ngủ rất sâu, chỉ cịn sóng chậm trên điện não (2-4Hz),
chiếm ới 50% sóng delta. Khi đánh thức người ngủ đột ngột dậy, ở giai đoạn
bốn, đoi khi họ bị rơi vào tình trạng lú lẫn với khả năng nhận thức bị biến đổi.
Theo dõi trên lâm sàng nhận thấy các cơ bắp giãn mềm, nhịp tim và
nhịp thở chậm đều, thân nhiệt giảm dần, huyết áp đạt mức thấp trong giấc
ngủ…Điều này chứng tỏ rằng vai trò lớn của giấc ngủ như trạng thái mà trong
đó đã diễn ra một cách tích cực nhất các q trình hồi phục.
- Pha nhanh (REM): về điện sinh lý đặc trưng đối với ba đặc điểm:
+ Hoạt tính điện thế thấp với tần số lẫn lộn trên điện não
+ Giảm hoạt tính điện cơ.
+ Trên điện sinh lý mắt, xuất hiện vận nhanh nhãn cầu.
Về lâm sàng nhận thấy trong pha nhanh, nhịp tim và hô hấp nhanh,
huyết áp tăng nhẹ, nhãn cầu vận động nhanh (trong khi vẫn nhắm mắt), ở nam
giới thường gặp cương dương vật. Nhu cầu tiêu thụ oxy não tăng cao. Trong
pha nhanh xuất hiện giác mơ. Nếu chúng ta đánh thức người ngủ trong thời
điểm này thì họ cho biết là họ đang mơ. Giấc mơ là hiện tượng tâm sinh lý



5

bình thường. Nếu giấc mơ bị phá vỡ thì giấc ngủ đó sẽ bị rối loạn và chúng ta
sẽ cảm thấy rất mệt.
1.1.2. Cơ chế điều hoà thức ngủ
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc giải thích cơ chế
thức ngủ. Cơ chế giấc mộng cũng như cơ chế về sự ln phiên có tính chu kỳ
của giấc ngủ.
- Thuyết Pavlov cho rằng giấc ngủ là trạng thái ức chế lan toả khắp hai
bán cầu và lan xuống cả vùng dưới vỏ.
- Trung tâm ngủ tích cực ở gian não [24], [30]
- Trung tâm gây ngủ ở trong đồi thị [24], [25], [30]
- Giấc ngủ là trạng thái bình thường của hoạt động vỏ não. Cịn trạng
thái thức được duy trì bởi sự hoạt động tích cực của cấu tạo lưới thân não.
Cấu tạo lưới vừa có ảnh hưởng ức chế đối với vỏ não, nghĩa là nó đóng vai trị
hoạt động dẫn truyền thần kinh, cũng như duy trì thức tỉnh. Hoạt hố từ cấu
tạo lưới lên thân vỏ não là kiểu hoạt hố khơng đặc hiệu trong đó có sự tham
gia của vùng dưới đồi, đồi thị [4], [26], [28].
1.1.2.1. Giải phẫu thần kinh của điều hoà thức ngủ
Những nghiên cứu trên động vật cho thấy cấu trúc lưới của thân não,
vùng dưới đối, và nền não trước đóng vai trị trong tạo giấc ngủ [26]. Trong
khi đó cấu trúc lưới của thân não, não giữa, vùng dưới đồi, tuyến yên, và nền
não trước đóng vai trò trong tạo ra sự thức hay vùng thức trong điện não đồ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phía trước vùng dưới đồi có một trung tâm
ngủ trong khi đó phía sau vùng dưới đồi có chứa trung tâm thức- ngủ nằm dọc
theo lõi trục từ thân não đến nền não trước. Giải phầu thần kinh có vị trí riêng
biệt liên quan tới chu kỳ vận nhanh nhãn cầu. Những vị trí đặc biệt trên cầu


6


não có sự liên quan về sinh lý thần kinh với trạng thái vận nhanh nhãn cầu và
trạng thái không vận nhanh nhãn cầu.
Để chứng minh vai trò của cấu tạo lưới trong việc điều chỉnh trạng thái
thức- ngủ người ta đã tiến hành các thực nghiệm sau [28], [31], [32], [35]:
- Cắt ngang dưới hành não- con vật vẫn thức (ghi được sóng mất
đồng bộ ở não).
- Cắt trên cuốn não thì con vật ngủ sâu liên miên ( ở vỏ não chỉ có
sóng đồng bộ)
- Nếu phá hủy cấu tạo lưới ở vùng thân não thì con vật cũng ngủ liên miên.
- Nếu kích thích cấu tạo lưới ở vùng này sẽ làm con vật thức tỉnh.
1.1.2.2. Sinh hố thần kinh của điều hồ giấc ngủ
Những nghiên cứu thực nghiệm từ trước cho thấy nhân rãnh xoắn của
thân não sản xuất ra serotonin như là một chất dẫn truyền thần kinh tạo ra giấc
ngủ [26]. Catecholamine được xem như chất có tác dụng gây thức. Chất dẫn
truyền thần kinh cholinergic được biết như là một chất tạo ra giấc ngủ trong
pha nhanh. Ảnh hưởng gây thức của caffein bao gồm adenosine, hiệu quả của
chất gây ngủ của benzodiazepine và barbiturate được xem như một chất có tác
dụng với tuyến nội tiết của phức hợp receptor GABA-A. Có rất nhiều chất
hoá học tham gia hoạt hoá trong giấc ngủ đã được xác định. Những chất này
bao gồm prostaglandin D2, chất gây ngủ delta sản sinh ra peptide, muramyl
dipeptide, interleukin 1, acid amin béo cơ bản, melatonin, và tác dụng của
thuốc an thần thường làm hạn chế giấc ngủ pha chậm. Có nhiều giả thuyết
“những yếu tố gây ngủ” bao gồm interleukin-1 và prostaglandin- D2, là
những chất miễn dịch hữu hiệu, điều này gợi ý một mối liên hệ giữa chức
năng miễn dịch và những tình trạng thức- ngủ. Người ta nhận thấy có một cơ
chế feed-back từ ngoại vi vào trung tâm. Khi các tế bào thần kinh phát xung


7


động làm cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động thì chính các hoạt động đó
lại phát tín hiệu ngược lại duy trì trạng thái thức khi một trong những mắt
xích của chu kỳ hoạt động thần kinh- cơ thể ấy bị mệt mỏi cần nghỉ ngơi thì
chu kỳ sẽ chuyển qua pha nghỉ- trạng thái ngủ. Khi một bộ phận nào đó của
cơ thể hoặc hệ thần kinh bị tổn thương tăng kích thích, tăng trương lực cơ sẽ
phá vỡ chu kỳ thức ngủ và gây rối loạn giấc ngủ. Người ta còn thấy tham gia
vào chu kỳ thức ngủ có các biến đổi hố học đặc biệt là chuyển hoá của
serotonine [26], [31], [32], [35].
Hoạt động của serotonine (5HT) ở mức tối thiểu trong giấc ngủ sâu
nhưng đạt tối đa lúc thức. Gần 25 đến 30 phút để ngủ sâu (giấc ngủ pha chậm)
và 60 phút tới giấc ngủ pha nhanh. Hoạt động của hệ thống serotoninergique
giảm đi ở những người mất ngủ. Sự giải phóng nhiều serotonin trong lúc thức
làm thuận lợi cho việc tổng hợp các chất gây ngủ nội sinh [26], [31], [32], [35].
Acetylcholin cũng liên quan đến giấc ngủ, đặc biệt là trong pha nhanh
của giấc ngủ.
1.1.3. Mất ngủ không thực tổn (F51.0).
1.1.3.1. Khái niệm
Mất ngủ khơng thực tổn hay cịn gọi là trạng thái mất ngủ mạn tính,
nguyên phát và được định nghĩa: đó là trạng thái khơng thoả mãn về số lượng
và chất lượng giấc ngủ, tồn tại trong một thời gian dài, được đặc trưng bằng
các điểm sau:
- Khó đi vào giấc ngủ: là than phiền thường gặp nhất, có hầu hết các
bệnh nhân.
- Khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm
- Mất ngủ có liên quan đến các stress đời sống, gặp nhiều hơn ở phụ nữ, ở
người lớn tuổi, tâm lý rối loạn và những người bất lợi về mặt kinh tế xã hội. Khi
đi ngủ bệnh nhân có cảm giác căng thẳng lo âu, buồn phiền hoặc trầm cảm.



8

- Mất ngủ nhiều lần, dẫn đến mối lo sợ mất ngủ tăng lên và bận tâm về
hậu quả của nó, tạo thành một vịng luẩn quẩn có khuynh hướng kéo dài.
- Hậu quả ban ngày: cảm giác mệt mỏi, thiếu hụt giấc ngủ, ảnh hưởng
đến hoạt động xã hội và nghề nghiệp. Theo sổ tay chẩn đoán thống kê
(Diagnostic and statistical manual of mental disorder- 4th) mục 307-42, được
gọi là mất ngủ nguyên phát [29].
1.1.3.2. Dịch tể học mất ngủ
Mất ngủ ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện
đại. Theo công bố của viện Gallup Mỹ năm 1990 nghiên cứu ở 8 nước cho
thấy tỷ lệ mất ngủ rất cao [33]
Ở Việt nam, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ về
vấn đề này. Nhưng trên thực tế chúng tôi nhận thấy vấn đề này rất phổ biến.
năm 1995 thông qua nghiên cứu 1310 người tới khám ngoại trú tại viện sức
khoẻ tâm thần trung ương từ 30/6/93 đến 10/8/93 thì có tới 116 người mất ngủ
chiếm tỷ lệ 9%.
Về giới và tuổi theo Lilfenberg và cộng sự (1988 và 1989) nhận thấy:
0,9 đến 2,2% ở nữ và 0,3-2,3% ở nam có mất ngủ mạn tính trong độ tuổi từ
30-63 tuổi. Lagresi và cs (1983) nhận thấy tỷ lệ mất ngủ tăng lên theo tuổi.
Theo Lương hữu Thông tỷ lệ mất ngủ khác nhau ở 2 giới: nam 34,5-40%, nữ
60-65,5%. Theo tổ chức y tế thế giới (1996): số phụ nữ mất ngủ cao khoảng
1,5 lần so với nam giới dù khơng có sự gia tăng đáng kể theo tuổi tác.
1.1.3.3. Bệnh nguyên và bệnh sinh
* Bệnh nguyên:
- Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến của các rối loạn tâm thần khác
như: rối loạn cảm xúc, tâm căn, thực tổn và ăn uống, nghiện độc chất và tâm
thần phân liệt, của các rối loạn giấc ngủ khác như ác mộng [13].



9

- Do tâm lý: Mất ngủ thường xảy ra sau một sang chấn tâm lý hoặc xảy
ra sau một loạt những sự kiện bất lợi trong cuộc sống.
- Có một số trường hợp bị mất ngủ mạn tính ngay từ khi cịn nhỏ.
- Yếu tố gia đình, cũng như vai trị của nhân cách: chưa có tài liệu nào
khẳng định cụ thể.
- Các nguyên nhân thông thường: thay đổi công việc, rối loạn nhịp thức
ngủ, buồn rầu, suy nhược…
* Bệnh sinh cơ chế mất ngủ:
Ngày nay người ta thấy có hai hệ thống thần kinh chi phối chu kỳ thức
ngủ [25]: một hệ thống phát ra giấc ngủ và quá trình ngủ và hệ thống kia là
thời gian ngủ trong 24 giờ (một ngày). Ngay cả những bất thường bên trong
hệ thống này hay những rối loạn bên ngồi (mơi trường, thuốc hay những
bệnh tật có liên quan) có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ hay nhịp thức ngủ.
Bảng phân loại rối loạn giấc ngủ theo quốc tế chia thành ba nhóm chính: mất
ngủ, bán mất ngủ, và những rối loạn tâm sinh giấc ngủ [24], [25], [30].
Brerino và cs (1975), Kales và cs (1984), Gaillar (1978-1990) đưa ra
hai giả thuyết về MNMT [12], [14], [15]: sự cân bằng thức ngủ có thể bị rối
loạn bởi hai lý do sau:
* Giả thuyết thứ nhất:
Mức độ hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương tăng lên một cách
bất thường dẫn đến sự tăng lên toàn bộ, dai dẳng của mức độ thức trong cân
bằng thức ngủ. Hậu quả là:
- Ban ngày tăng thức tỉnh thường xuyên, sự cảnh tỉnh xấu
- Ban đêm: giai đoạn 1 của giấc ngủ bị rút ngắn, giảm giai đoạn 2, đôi khi cả
giai đoạn 4 làm thức giấc tăng lên, chia cắt giấc ngủ ra.


10


* Giả thuyết thứ hai:
Rối loạn các chức năng của nhân vùng dưới đồi nơi mà nó kiểm tra
giấc ngủ, làm giảm nhu cầu với giấc ngủ và cũng dẫn đến hậu quả: thức giấc
tăng lên, chia cắt giấc ngủ ra.
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đốn mất ngủ khơng thực tổn
1.2.1. Theo tiêu chuẩn của ICD-10
1. Phàn nàn cả về khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, hay
chất lượng giấc ngủ kém.
2. Rối loạn giấc ngủ đã xảy ra ít nhất là ba lần trong một tuần trong ít
nhất là một tháng.
3. Rối loạn giấc ngủ gây nên sự mệt mỏi rõ rệt trên cơ thể hoặc gây khó
khăn trong hoạt động chức năng lúc ban ngày.
4. Khơng có ngun nhân tổn thương thực thể, như là tổn thương hệ
thần kinh hoặc những bệnh lý khác, rối loạn hành vi, hoặc do dùng thuốc.
1.2.2. Lâm sàng
1.2.2.1. Các triệu chứng về giấc ngủ
- Thời lượng giấc ngủ giảm: tất cả các bệnh nhân đều giảm số lượng thời gian
mất ngủ, chỉ ngủ được 3-4 giờ/24 giờ, thậm chí có bệnh nhân thức trắng đêm.
Theo Schneider – Helmert (1987): trung bình giảm 74 phút so với bình
thường. Cịn Lifenberg và cs (1988) thấy giảm hơn 1 giờ so với bình thường.
- Khó đi vào giấc ngủ: Đây là than phiền hay gặp đầu tiên. Bệnh nhân
khơng thấy có cảm giác buồn ngủ, trằn trọc, căng thẳng lo âu, thường mất từ
hơn 30 phút đến 1h30 phút mới đi vào giấc ngủ.
- Hay tỉnh giấc vào ban đêm: giấc ngủ của bệnh nhân bị chia cắt ra, giấc
ngủ chập chờn, không ngon giấc, thường tỉnh giấc và khi đã tỉnh giấc thì rất


11


khó ngủ lại. Theo Schneider – Helmert thấy bệnh nhân mất ngủ thường thức
giấc nhiều hơn hai lần một đêm so với người ngủ tốt.
- Hiệu quả của giấc ngủ được tính theo cơng thức sau:
Số giờ ngủ/ số giờ nằm trên giường x 100%
Ở người bình thường hiệu quả giấc ngủ từ 85% trở lên, còn người mất
ngủ hiệu quả giảm đi nhiều tuỳ theo mức độ giấc ngủ, nếu nặng có thể giảm
xuống dưới 65%.
- Thức giấc sớm: đa số bệnh nhân phàn nàn là ngủ ít quá, tỉnh dậy sớm.
Các bệnh nhân thường có thói quen nằm lại trên giường để xem có ngủ lại
được khơng, vì vậy nhiều khi họ rời khỏi giường rất muộn so với lúc họ chưa
bị mất ngủ.
- Chất lượng giấc ngủ: có sự khác biệt lớn giữa người ngủ tốt và người
mất ngủ:
+ Người ngủ tốt sau một đêm thấy cơ thể thoải mái, mọi mệt nhọc biến
mất, vẻ mặt tươi tỉnh.
+ Người mất ngủ sau một đêm không đem lại sức lực và sự tươi tỉnh,
một giấc ngủ chập chờn đơi khi khó xác định được là có ngủ hay không ngủ. Diện
mạo vẻ mặt mệt mỏi, hai mắt thâm quầng, dáng vẻ chậm chạp, hay ngáp vặt.
1.2.2.2. Các triệu chứng liên quan tới chức năng ban ngày
Trạng thái kém thoải mái, mệt mỏi vào ban ngày: là hậu quả của trạng
thái thiếu hụt giấc ngủ. Bệnh nhân mô tả thấy suy yếu, thụ động, ít quan tâm
đến cơng việc luôn luôn suy nghĩ tập trung vào sức khoẻ và giấc ngủ của họ.
Khó hồn tất cơng việc trong ngày, kém thoải mái về cơ thể và giảm hứng thú
trong cơng việc tiếp xúc với gia đình và bạn bè.
Sự cảnh tỉnh chủ quan vào ban ngày đặc biệt giảm hơn vào lúc trưa,
chiều 12h-16h. Ngủ gà nhiều vào buổi trưa và hoạt động kém vào lúc 20 giờ


12


và lúc đi ngủ. Như vậy cả ngày sự cảnh tỉnh của họ xấu hơn so với người bình
thường.
1.2.2.3. Các rối loạn tâm thần kèm theo:
Các triệu chứng tâm thần thứ phát sau mất ngủ:
- Khó tập trung chú ý, hay quên.
- Trạng thái trầm cảm
- Lo âu
- Dễ ức chế cảm xúc, cáu gắt, bực tức.
1.2.2.4. Vai trò của sang chấn tâm lý (SCTL) và các sự kiện bất lợi trong
cuộc sống
Sang chấn tâm lý như yếu tố gây khởi phát trạng thái mất ngủ. Triệu
chứng mất ngủ xảy ra đột ngột ngay sau khi có sang chấn. SCTL cũng đóng
vai trị trong việc duy trì MNMT. Thường thì trạng thái mất ngủ tăng lên vào
thời điểm có SCTL. Tuy nhiên nhiều trường hợp sang chấn mất đi nhưng mất
ngủ vẫn tiếp tục kéo dài, nó được duy trì bởi sự sợ hãi khơng ngủ được, thậm
chí cịn lo sợ bị thức giấc vào ban đêm. Vai trò của các sự kiện bất lợi trong
cuộc sống như: thay đổi chỗ ngủ, thay đổi môi trường sống, thay đổi múi giờ
cũng gây ra hoặc làm tăng sự mất ngủ.
1.3. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng và cận
lâm sàng
1.3.1. Phương pháp đánh giá trên lâm sàng
.

Các triệu chứng về giấc ngủ
* Thời lượng giấc ngủ giảm
* Khó đi vào giấc ngủ
* Hay tỉnh giấc vào ban đêm
* Hiệu quả cả giấc ngủ
* Thức giấc sớm



13

* Chất lượng giấc ngủ.
1.3.2. Phương pháp đánh giá trên cận lâm sàng
- Test tâm lý:
* Test Beck: bậc thang đánh giá trầm cảm ( Beck Depression Inventory: BID)
Test này do A.T. Beck và cs giới thiệu năm 1974 gợi ý từ những quan
sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm nhất là từ liệu pháp phân tâm. Test này
nhằm đánh giá lâm sàng mức độ trầm cảm.
Viện sức khoẻ tâm thần dã chuẩn hoá và hiện nay test Beck là cơng cụ
được dùng để hổ trợ chẩn đốn rối loạn cảm xúc trầm cảm [1], [2].
Test Beck là một test dễ làm, sử dụng nhanh, trong các mục nhỏ của
test khơng có các câu hỏi phủ định xen kẽ nên khơng gây khó khăn cho đối
tượng ở bất kỳ trình độ văn hố nào khi làm test.
- Một mình test khơng thể chẩn đốn xác định.
- Khi test Beck > 10 điểm có ý nghĩa loại trừ.
Cách làm test
Test được thực hiện trong khơng gian n tĩnh, có sự hợp tác giữa bệnh
nhân và thầy thuốc, có thời gian để người bệnh suy nghĩ đánh giá. Thầy thuốc
trực tiếp hướng dẫn đối tượng làm test. Để bệnh nhân tự đánh giá được và ghi
đúng theo mức độ bệnh lý trước khi làm test, người làm test phải giải thích
cho bệnh nhân mục đích, yêu cầu, cách đánh giá, cách ghi điểm.
- Với những người khơng có khả năng đọc hiểu thì thầy thuốc phải đọc
rõ ràng từng câu dể bệnh nhân chọn câu trả lời gần giống cảm giác của mình
rồi thầy thuốc cho điểm.
- Với những người có khả năng đọc hiểu thì thầy thuốc hướng dẫn họ
làm test một cách chi tiết.



14

Phương pháp đánh giá
Test Beck có 21 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 15 là triệu chứng tâm thần.
Từ câu 16 đến câu 21 là các triệu chứng cơ thể biểu hiện trầm cảm, là sự ức
chế toàn diện mà cơ chế sinh lý thần kinh là sự liên kết cathecolamin [2].
Trong mỗi câu hỏi có 4-6 chủ đề nhỏ ghi theo thứ tự từ a đến g. trong đó a
ln là trạng thái bình thường khơng có triệu chứng bệnh lý được ghi điểm 0,
b luôn là mức độ nhẹ nhất của một loại biểu hiện và được ghi điểm 1, nặng
dần lên tại c, d, e, g và điểm cao nhất của mỗi câu hỏi là 3. Điểm tối đa là 63
điểm, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của trầm cảm mà kết quả khác nhau.
Phân tích kết quả:
<10 điểm:

khơng có trầm cảm

10- 19 điểm:

trầm cảm nhẹ

20- 29 điểm:

trầm cảm vừa

> 30 điểm:

trầm cảm nặng

* Test (SAS) – Zung (1974). Thang đánh giá lo âu của Zung gồm 20 câu
hỏi dành cho người bệnh tự đánh giá số thứ tự 20 mục với 4 mức độ, cường

độ và thời gian, được ghi diểm từ 1-4, tổng điểm là 80.
Phân tích kết quả: < 50%: khơng lo âu bệnh lý
> 50% : có lo âu bệnh lý
Cả 2 test này được Tổ chức y tế thế giới thừa nhận là các test hỗ trợ lâm
sàng chẩn đoán lo âu và trầm cảm.
* Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng thang Pittsburgh (PSQI) của Daniel
J.Buyse và cs năm 1998, nhằm đánh giá các chỉ số về chất lượng giấc ngủ.


15

Năm 2001, ở Việt nam PSQI đã được chuẩn hóa. Các tác giả đã nhận
thấy thang đo này có giá trị sử dụng đáng tin cậy trong lâm sàng để đánh giá
mức độ mất ngủ và có thể dùng nó để theo dõi tiến triển mất ngủ [17].
Đánh giá các thành tố như sau :
Khơng có rối loạn giấc ngủ

0 điểm

Rối loạn nhẹ

1 điểm

Rối loạn vừa

2 điểm

Rối loạn nặng

3 điểm


- Điện não đồ: Điện thế pha chậm của giấc ngủ có sự tăng chậm và tới
mức thấp hơn trong các bảng delta và theta.
1.4. Các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ
Các phương pháp điều trị theo Y học hiện đại
* Sử dụng các loại thuốc có thời gian bán huỷ ngắn, tác dụng nhanh và ít
tác dụng phụ: Cho những người mất ngủ tạm thời, những người khó đi vào
giấc ngủ và đặc biệt cho những người có tuổi để tránh hiện tượng loạng
choạng vào sáng hôm sau. Những loại này tạo ra giấc ngủ nhanh sâu, tạo cảm
giác dễ chịu thoải mái khi ngủ dậy. Nhưng nhược điểm lớn nhất là chúng gây
hiện tượng tăng triệu chứng mất ngủ và đòi hỏi tăng liều ở ngày kế tiếp.
* Sử dụng các loại thuốc có thời gian bán huỷ vừa và chậm:
* Sử dụng phối hợp một loại Benzodiazepam với một loại thuốc chống
trầm cảm êm dịu.
* Sử dụng các loại thuốc trầm cảm
* Giáo dục phòng bệnh.


16

1.5. Quan niệm của Y học cổ truyền về mất ngủ
Khơng ngủ là chứng thất miên, chứng này có nhiều tình trạng khác
nhau, có khi khơng ngủ được từ lúc bắt đầu nằm xuống, có khi ngủ được nhưng
dễ tỉnh, nặng thì trằn trọc, suốt đêm khơng nhắm được mắt [7], [10], [21].
Nguyên nhân mất ngủ khá phức tạp, theo Y học cổ truyền, chứng mất
ngủ do thiếu huyết, hoặc do thận âm suy kém, hoặc do hoả của can đởm bốc
hoặc do vị khí khơng điều hồ hoặc do sau khi khi ốm bị suy nhược không
ngủ được. Theo Cảnh nhạc thì: “Ngủ là gốc ở phần âm mà thần làm chủ, thần
n thì ngủ được, thần khơng n thì ngủ khơng được”. Thần sở dĩ khơng n
thì một là do tà khí nhiễu động, hai là do tinh khí khơng đủ, chữ “tà” nói ở

đây chủ yếu là chỉ vào đờm, hoả, ăn uống, chữ “vô tà” là chỉ vào tức giận, sợ
hãi, lo nghĩ, những cái đó đều là nguyên nhân gây thành chứng không
ngủ.Thiên này đem chứng khơng ngủ tóm tắt thành năm ngun nhân chính là
[3], [6], [7], [10], [21]: Tâm tỳ hư, Tâm thận bất giao, Khí của tâm và đởm
hư, Vị khơng điều hoà.
1.5.1. Thể Tâm Tỳ hư:[18]
Chứng tâm tỳ hư là tên gọi chung chỉ những chứng trạng do Tâm huyết
hao tổn, Tỳ khí bị tổn hại dẫn đến Tâm thần mất ni dưỡng, Tỳ khí hư yếu
khơng làm được chức năng thống huyết; bệnh phần nhiều do tư lự quá độ, ăn
uống khơng điều độ, hoặc sau khi ốm chăm sóc khơng chu đáo và bệnh xuất
huyết mạn tính gây nên. Chứng này trong những bệnh tật khác nhau biểu hiện
lâm sàng và phép chữa đều có đặc điểm riêng. Chủ yếu là hồi hộp hay quên, ít
ngủ hay mê, sắc mặt úa vàng, kém ăn mỏi mệt, bụng trướng đại tiện nhão,
đoản hơi, tinh thần bạc nhược hoặc xuất huyết dưới da; phụ nữ kinh nguyệt
không đều, ra sắc nhợt lượng nhiều, băng lậu hoặc kinh ít, kinh bế, chất lưỡi
nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch Tế Nhược.


17

Bệnh bất mị - mất ngủ - xuất hiện trong chứng Tâm tỳ hư có đặc điểm
là mê nhiều dễ thức giấc, giấc ngủ không yên, Bệnh phần nhiều do tư lự, mệt
nhọc tổn hại đến tâm tỳ, âm huyết ngấm ngầm bị suy hao, thần không nơi ở.
Tỳ bị tổn thương mất khả năng sinh hoá chất tinh vi, huyết hư khó hồi phục,
tâm thần mất sự ni dưỡng mà thành mất ngủ. Trương Cảnh Nhạc nói “ nhọc
mệt nghĩ quá độ thì tất nhiên làm cho huyết dịch bị hao tổn, thần hồn không
yên tĩnh cho nên không ngủ”. Lâm Hi Đồng nói: “lo nghĩ quá nhiều thành
chứng không ngủ kinh niên”. Sách Loại chứng trị tài cũng viết: “ Tư lự thương
Tỳ, Tỳ huyết bị tổn hại, quanh năm mất ngủ, điều trị theo phép bổ ích tâm tỳ.
Dùng bài Quy Tỳ thang hoặc Dưỡng tâm thang (Chứng trị chuẩn thằng)

1.5.2. Thể Tâm Thận bất giao: [18]
Tâm với thận trong tình huống bình thường, chủ yếu là có mối quan hệ
trên và dưới cùng giao nhau, thuỷ với hoả cùng giúp đỡ nhau. Nếu do bẩm
phú bất túc, hoặc hư lao ốm lâu, hoặc phòng thất quá đáng v.v. khiến cho
Thận thuỷ hư suy ở dưới không thể giúp cho Tâm hoả ở trên. Tâm hoả găng ở
trên không thể giao với thận ở dưới; Hoặc do mệt nhọc tinh thần quá độ, ngũ
chí quá cực đến nỗi Tâm âm bị hao tổn ngấm ngầm, Tâm dương quá thịnh.
Tâm hoả không thể giao với Thận ở dưới, Tâm hoả không giáng xuống, thận
thuỷ không thăng lên tạo thành tình thế thuỷ hoả của Tâm Thận khơng giúp
đỡ nhau sẽ hình thành bệnh biến, Lâm sàng gọi là chứng Tâm Thận bất giao.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Tâm phiền, mất ngủ, hay mê, di tinh,
lưng đùi ê mỏi, triều nhiệt đổ mồ hôi trộm, hoa mắt ù tai, hoặc hồi hộp, hoặc
khô họng, hoặc tiểu đêm nhiều lần. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc khơng có
rêu, mạch Tế Sác.
Bệnh bất mị - mất ngủ - xuất hiện trong chứng Tâm Thận bất giao có
đặc điểm là hư phiền, không ngủ, hay mê, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô tân


18

dịch ít, lại kiêm cả chứng váng đầu, ù tai, hồi hộp, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác; Đây
là do mệt nhọc nội thương, Thận thuỷ bất túc, Tâm hoả mạnh một phía gây
nên; Điều trị theo phép tráng thuỷ chế hoả, tư âm thanh nhiệt.
1.6. Các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền
* Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền: một số bài thuốc tương ứng với từng
thể bệnh
* Điều trị bằng điện châm
1.7. Điều trị mất ngủ bằng điện châm
1.7.1. Nguyên tắc chung:
Nguyên tắc điều trị mất ngủ của Y học cổ truyền: điều hoà chức năng

tạng phủ, trong đó quan trọng nhất là điều hồ chức năng của Can, Tâm, tỳ,
cũng chính là điều hồ âm dương, khí huyết, thơng kinh, hoạt lạc. Tâm là nơi
chứa thần, thống nhiếp huyết mạch. Can là nơi chứa phách, chứa huyết. Tỳ là
nơi chứa ý và sinh ra huyết. Chứng mất ngủ do âm hư huyết kém, thần hồn và
ý đều bị thương tổn, cho nên phép chữa và xử phương cũng khơng ngồi kinh
tâm, Can, Tỳ [3], [6], [7], [8], [21]. Nếu nói đến tâm là phải nói đến thần, cho
nên khi chữa khơng ngồi bổ tâm an thần, bổ được tâm thì huyết vượng mà có
thể sinh ra tinh, sinh ra khí, sinh ra thần [8], [10], [21]. Nội kinh viết: Tâm là
cương vị Quân chủ. Thần minh phát ra ở nơi đó. Tâm là cội gốc của thần, là
nơi tàng chứa của thần, và biến hoá của thần. Tỳ là nơi hấp thu vận chuyển
các chất dinh dưỡng. Tỳ là tạng vận hành tân dịch cho vị phải thông qua
đường kinh mạch để phân bổ toàn thân.
Theo kinh điển, điều trị mất ngủ chủ yếu dùng thủ pháp bổ phần âm tức
là bổ các kinh Tâm, Can, Tỳ. Dùng thủ pháp tả các kinh dương như: Bàng
quang, đởm, mạch đốc…


19

1.7.2. Khái niệm về điện châm
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh
châm kim của châm cứu với kích thích điện của dịng điện một chiều qua một
máy điện tử tạo xung điện ở một tần số thích hợp, kích thích và điều khiển sự
vận hành của khí huyết, sự hoạt động của các cơ, các dây thần kinh, các mô,
làm tăng cường sự dinh dưỡng của các cơ quan, đưa cơ thể trở về trạng thái
cân bằng ổn định qua các kim đã châm trên kinh huyệt. Máy điện châm có
cường độ kích thích từ 1-100 mA tần số kích thích từ 1- 60Hz [19].
1.7.3. Tác dụng của nhóm huyệt điều trị
1.7.3.1.Huyệt nội quan
Nội quan là một huyệt vị quan trọng thường dùng trong lâm sàng, tất cả

các thày thuốc châm cứu từ xưa đến nay đều biết tới. Trong những nǎm gần
đây, nhiều tác giả đã đi sâu khảo sát lâm sàng và tìm hiểu cơ chế tác dụng của
huyệt này.
- Vị trí: từ cổ tay đo lên 2 thốn, ở phía sau bàn tay, huyệt nằm giữa hai
đường gân (Đại thành, Tuần kinh).
+ Lấy ở trong khe của hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé trên nếp gấp
khớp cổ tay hai tấc
+ Liên quan tới giải phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn và
gân cơ gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái, gân cơ gấp chung ngón tay
nơng và sâu, cơ sấp vuông, màng gian cốt quay và trụ.
+ Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và các
nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh
D1 hay C6.
Diện tích huyệt 3,61± 1,8 mm2. Độ thông điện 96,01± 5,23μA [9].


20

+ Huyệt lạc đối với kinh thiếu dương Tam tiêu, huyệt giao hội của kinh
Quyết âm ở tay với mạch âm duy.
- Tác dụng:
+ Tại chỗ: đau cẳng tay
+ Toàn thân: nơn, đầy chướng bụng, tiêu hố kém, điên cuồng, mất
ngủ, đau vùng trước tim, khó thở.
1.7.3.2 Huyệt thần mơn
- Vị trí: ở sau bàn tay, chỗ lõm xương đậu (giáp ất, Đồng nhân, Phát huy,
Đại thành).
+ Lấy ở chỗ lõm sát bờ ngồi gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên
xương đậu.
+ Là huyệt nguyên-du, là huyệt du thổ.

- Giãi phẫu: dưới da là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp. Thần kinh
vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết
đoạn thần kinh D1.
Diện tích: 4,6± 1,96mm2. Độ sâu huyệt 1,2± 0,12. Độ thông điện qua da
vùng huyệt thần môn: 101± 9,98μA [22].
Tác dụng: chủ trị các bệnh về huyết mạch và thần trí, mất ngủ, sợ hãi, hồi
hộp, tim đập nhanh, vật vả, tâm căn suy nhược.
Khi điện châm huyệt thần môn trên đối tượng khoẻ mạnh một lần và
tám lần, các sóng điện não có các biến đổi sau: tăng biên độ và chỉ số sóng
anpha, giảm biên độ và chỉ số sóng beta ở vùng chẩm và vùng thái dương
[22]. Điều đó thể hiện sự tăng quá trình hoạt động đồng bộ của các neuron sau
điện châm. Khi căng thẳng thần kinh, lo âu hoặc quá mức hưng phấn sẽ làm
tăng hoạt tính beta. sự giảm biên độ và chỉ số sóng beta sau điện châm huyệt
thần môn đã chứng minh tác dụng an thần của huyệt này.



×