Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

5 thắc mắc thường gặp về thuốc kháng sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.2 KB, 9 trang )


5 thắc mắc thường
gặp về thuốc
kháng sinh


Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng. Cũng dùng
để tránh nhiễm trùng nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu
có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc.
1. Thuốc kháng sinh là vũ khí hiệu quả trong cuộc chiến chống
bệnh tật?

Sau khi Aleksander Fleming phát hiện ra penicylin vào năm 1929,
thuốc kháng sinh đã trở thành “thần dược” trong điều trị các bệnh
viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra như bệnh lao, bệnh uốn ván, viêm
đường hô hấp, bệnh lậu, giang mai… Dùng thuốc kháng sinh đã cho
phép dập tắt một cách nhanh chóng và hiệu nghiệm nhiều dịch bệnh
và nhiều căn bệnh hiểm nghèo.

Có những loại kháng sinh không chỉ diệt khuẩn tức thì chữa bệnh như
viêm đường hô hấp cấp, mà còn giúp bảo vệ cơ thể trước những biến
chứng nguy hiểm như gây tổn thương cho van tim.

Việc phát hiện ra thuốc kháng sinh cũng như việc áp dụng trong điều
trị các bệnh nhiễm khuẩn đã trở thành bước đột phá mang tính cách
mạng trong điều trị bệnh tật. Ngày nay, thuốc kháng sinh với nhiều
chủng loại mới vẫn là liệu pháp điều trị bệnh tật thông dụng và phổ
biến nhất.

Theo số liệu của European Surveillance Antibiotic Consumption
(ASAC), tại Ba Lan, cứ 1000 người dân có ít nhất 25 người dùng


kháng sinh hàng ngày, 57 người dùng không thường xuyên. Tại Anh,
78% đơn thuốc dùng thuốc kháng sinh cho các trường hợp bệnh
đường hô hấp.

2. Dùng kháng sinh như con dao “hai lưỡi”?

Một nghịch lý đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu trong điều trị
bệnh tật là kháng thuốc kháng sinh đang trở thành hiểm họa mới.
Kháng sinh là khả năng một loại vi sinh vật vô hiệu hóa tác dụng của
một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để chống lại nó.

Các vi sinh vật có khả năng kháng thuốc này bao gồm virus, vi khuẩn
và một số loại ký sinh trùng. Trong trường hợp có biểu hiện kháng
thuốc, các liệu pháp điều trị chuẩn không còn hiệu quả, nhiễm khuẩn
vẫn tồn tại, phát triển và có thể lây lan sang cho những người khác.

Hiện trên toàn Châu Âu đã có 25.000 người chết mỗi năm vì siêu vi
khuẩn kháng thuốc và có rất nhiều vi khuẩn có khả năng kháng tất cả
các loại thuốc. WHO cho biết số người chết sẽ tăng cao hơn nữa nếu
giới y dược không phát triển được các loại thuốc kháng sinh mạnh
hơn và không chấm dứt việc lạm dụng chúng.

“Thuốc kháng sinh là một phát hiện quan trọng, nhưng chúng ta đã
coi thường nó, lạm dụng và sử dụng sai trong điều trị bệnh – BS
Zsuzsanna Jakab, giám đốc WHO tại Châu Âu nói – Chúng ta đang ở
thời điểm rất nghiêm trọng vì tình trạng kháng thuốc đã tiến đến mức
không thể lường trước và chúng ta chưa sản xuất được kháng sinh
mới nhanh như tốc độ phát triển của vi khuẩn kháng thuốc”.

Theo WHO, mỗi năm trên toàn thế giới có 440.000 ca nhiễm lao mới

kháng đa số thuốc và khiến ít nhất 150.000 người trong số đó tử vong.

Ngoài ra, có khoảng 50% thuốc kháng sinh trên toàn cầu bị sử dụng
tràn lan cho vật nuôi trong dây chuyền sản xuất thức ăn và bảo vệ thực
vật gây ra tác động xấu đối với cơ thể người, làm gia tăng khả năng
kháng thuốc. “Chúng ta càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh bao
nhiêu thì mức độ kháng thuốc càng tăng bấy nhiêu”, WHO kết luận.

3. Dùng thuốc kháng sinh gây những tác dụng phụ bất lợi cho sức
khỏe?

Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn do dùng thuốc
có thể xảy ra với người dùng thuốc đó. Không phải tất cả các bệnh
nhân khi sử dụng kháng sinh đều bị tác dụng phụ. Tỷ lệ bệnh nhân bị
tác dụng phụ do dùng thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng không
nhiều.

Kháng sinh có thể gây ra một số triệu chứng ở đường tiêu hóa như
nôn ói, tiêu chảy, hoặc đau dạ dày. Một vài loại kháng sinh bên cạnh
khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt luôn các vi khuẩn
có lợi. Khi phần lớn các vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt, bệnh nhân có
thể bị nấm miệng, nấm ở đường tiêu hóa, đường sinh dục hoặc bị tiêu
chảy.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm như điếc, rối loạn
đông máu, sỏi thận, da nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, một số bệnh
nhân có thể bị tình trạng dị ứng với kháng sinh, nhẹ thì nổi mẩn đỏ
ngứa ở da, vừa thì có thể sưng mặt, sưng lưỡi, nặng thì có thể khó thở,
trụy tim mạch và có thể tử vong. Cũng cần nói thêm, thuốc sử dụng
bằng đường tiêm thì triệu chứng dị ứng thường xảy ra nhanh hơn và

nặng nề hơn.

4. Cần hết sức lưu ý tác dụng phụ dùng kháng sinh đối với phụ
nữ?

Một trong những tác dụng phụ của liệu pháp kháng sinh là kháng sinh
vào cơ thể tiêu diệt hệ vi sinh sống ở hệ tiêu hóa và âm đạo phụ nữ.
Hệ vi sinh này bị tiêu diệt làm mất đi một lượng vitamin do chúng sản
sinh ra cung cấp cho cơ thể và gây mất cân bằng vi sinh, dẫn đến việc
gia tăng vi khuẩn có hại và nấm bệnh gây viêm nhiễm ở bộ phận sinh
dục phụ nữ.

Viêm nhiễm loại này không được phát hiện và điều trị có thể trở thành
mãn tính (thông thường viêm nhiễm này phát triển rất âm thầm, người
bệnh khó phát hiện). Khi không được điều trị, viêm nhiễm này sẽ tiến
sâu vào bộ máy sinh dục phụ nữ như cổ tử cung, ống dẫn trứng; đối
với phụ nữ mang thai có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng cho thai
nhi và gây sảy thai trong một số trường hợp.

5. Những điều cần tuân thủ khi dùng kháng sinh?

- Không dùng kháng sinh bừa bãi, không theo đơn: Thuốc kháng sinh
không phải là “thần dược” cho bách bệnh. Chúng chỉ có tác dụng đối
với những bệnh bị nhiễm khuẩn, không có tác dụng đối với các bệnh
do virus gây ra.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tại Trung Quốc hàng năm có
khoảng 80 nghìn người chết do lạm dụng thuốc kháng sinh. Việc dùng
bừa bãi thuốc kháng sinh sẽ gây tình trạng “nhờn” thuốc, ảnh hưởng
tới hiệu quả điều trị trong những lần điều trị tiếp theo.


- Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ: chỉ bác sĩ mới có thể
quyết định, có nên dùng kháng sinh hay không và chọn lựa thuốc phù
hợp với tình trạng bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể quyết định liều lượng
khi dùng. Chỉ uống thuốc kháng sinh bằng nước đun sôi để nguội.

Nên tránh uống thuốc kháng sinh với nước bưởi ép hay nước cam,
thậm chí với sữa bò tươi, vì lúc đó sẽ xuất hiện tình trạng tương tác
thuốc bất lợi gây rối loạn cho việc hấp thụ thuốc. Đã xảy ra trường
hợp uống thuốc kháng sinh với nước bưởi ép gây tử vong. Trong thời
gian dùng thuốc, không nên uống rượu, ăn thực phẩm giàu canxi –
chúng làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.

- Dùng thuốc đủ liều: Một nguyên tắc trong dùng thuốc kháng sinh là
đủ liều và dùng theo chỉ dẫn trong đơn, thông thường mỗi lần dùng
kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày hoặc có thể dài hơn. Không nên tự dùng
thuốc khi bệnh đã đỡ. Điều này có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng –
bệnh tái phát với tình trạng nặng hơn.

- Bổ sung vi sinh cho hệ tiêu hóa và hệ sinh dục sau khi dùng kháng
sinh: Đây là nguyên tắc rất quan trọng, nhưng cho đến nay chưa được
người bệnh và cả bác sĩ quan tâm đúng mức. Bổ sung vi sinh là biện
pháp tốt nhất khôi phục hệ vi sinh bị tiêu diệt trong khi dùng kháng
sinh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, để hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa
và hệ sinh dục được khôi phục, cần ít nhất 5 tuần, thậm chí tới 6
tháng.

Do vậy, cần thiết bổ sung vi sinh loại Lactobacillus trong quá trình
điều trị và sau điều trị vài ngày. Hệ vi sinh vật này có tác dụng bảo vệ
hệ đường ruột và hệ sinh dục trước những bệnh viêm nhiễm, thúc đẩy

hệ miễn dịch, chống lại những tác dụng phụ và suy giảm miễn dịch.

Hiện nay nhiều nhà bào chế đã cho lưu thông nhiều loại men vi sinh
dạng con nhộng như loại Dicoflor 60 Activ cho người lớn và Dicoflor
30 Activ cho trẻ em. Dùng vi sinh con nhộng cần uống nhiều nước và
sau 2 - 3 giờ uống kháng sinh.

×