Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giai đoạn cổ điển của mối quan hệ niềm tin-lý tính, mối quan hệ niềm tin –lý tính trong tư tương Kytô giáo chính thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.17 KB, 15 trang )

1. DẪN LUẬN
Tư tưởng trung cổ là tên gọi dùng để chỉ các trào lưu tư tưởng, triết
học, tôn giáo, nghệ thuật, văn hóa ra đời trong bối cảnh triết học Hy Lạp và
La Mã cổ đại rơi vào thời kỳ thoái trào, phát triển trong một trạng huống
mới của lịch sử phương Tây, trạng huống xã hội đặt dưới sự bảo trợ của tư
tưởng Kytô giáo.
Thực ra, mối quan hệ giữa niềm tin và lý tính có dấu ấn trong nhiều
sinh hoạt tơn giáo Tơtem, nhiều huyền thoại ít nhiều đã phản ánh những khía
cạnh nào đó của suy nghĩ cá nhân đứng trước thiên nhiên và đối diện với
thiên nhiên bằng nguồn kinh nghiệm có thể có được.
Thời kỳ triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại, lý tính được đề cao đáng
kể, mặc dù, nó được thừa nhận kết hợp cùng với tín ngưỡng hiện thời, bởi lẽ,
đối với các nhà nước đô thị thành bang, việc cai trị bằng lý tính pháp lý đem
lại hiệu quả cao hơn so với cách cấu trúc thiết chế nhà nước còn dựa thuần
túy vào niềm tin ở các lực lượng siêu nhiên, thần thánh. Sự có mặt của tư
duy khái niệm thời kỳ này, một mặt cho thấy sự phát triển đáng kể của khoa
học tự nhiên lúc bầy giờ, dù sự phát triển chủ yếu dừng lại ở các phỏng đốn
khoa học có tính chất kinh nghiệm, xuất phát từ vốn sống của mỗi triết gia
hay khoa học gia, đồng thời cũng chỉ rõ, lý tính với tính hợp pháp và hợp lý
hóa của nó có thể đưa con người đứng sánh ngang hàng với vũ trụ thần
thánh. Điều này lại được mang lại từ tầng lớp trí sỹ cổ đại, bởi họ, từ địa vị
và khả năng thực tiễn của mình đã đi tiên phong trong việc gom các hiểu
biết có tính chất kinh nghiệm trước đây thành lý luận, như vậy, sự ra đời của
tư duy khái niệm, hay tư duy lấy lý tính làm đà đẩy tự thân cho nó như vậy
phải được xem xét là kết quả của sự chuyển biến và phân công lao động
trong xã hội thành bang. Và điều này, đã được nhiều nhà nghiên cứu về lịch
sử cổ Hy Lạp xác nhận là đúng.
1


Vào cuối thời kỳ Hy Lạp hóa, triết học khái niệm, mà cụ thể là triết


học tư biện khơng cịn thích hợp với cách giải thích hợp lý hóa về thực tiễn
và cả về lý luận nữa cho những chuyển biến có tính thối bộ trong xã hội lúc
bấy giờ. Nền triết học ấy phải nhường chỗ cho sự phục hồi lại tư tưởng tôn
giáo, bởi lẽ, tôn giáo bằng sự lôi cuốn của niềm tin đã khuyên con người
sống có đạo hạnh, sống vơ tội, thậm chí, ngay cả khi mang tội con người
cũng có thể sám hối và cải chính trước sự cao thượng và thương sót của
Chúa trời. Bởi thế, ở thời kỳ đầu của tư tưởng trung cổ diễn ra sự cắt đứt
mãnh liệt giữa tư tưởng tư biện và tư tưởng tơn giáo. Thậm chí, trong thời kỳ
đầu, khi Kytô giáo đang mạnh dần lên, những ý niệm thần thánh mang tính
Tơtem, những huyền thoại còn được nhắc lại như những lời cứu chuộc muộn
màng cho con người và đời tư của nó. Về sau, những tranh luận từ phía niềm
tin Kytơ giáo đã khơi dậy những bộ óc tị mị, muốn lấy cách lý giải thế giới
theo tư duy Hy Lạp để chứng minh cho sự hiện hữu của Chúa, và cũng
muốn tiến hành một sự hợp lý hóa tư tưởng Kytơ giáo vào xã hội, có lẽ vì
thế, có quan niệm cho rằng, bản thân sự ra đời của Cơ Đốc giáo là “một hiện
tượng cách mạng”1 như là một sự bình định về tư tưởng để gạt bỏ các tư
tưởng đương thời (chủ yếu là đa thần giáo) và đưa tư tưởng Ky tô giáo lên
địa vị độc tôn. Cuộc tranh luận này đáng tiếc lại chỉ nằm trong khuôn khổ
của chủ nghĩa trung cổ, và ngay cả những đại biểu ưu tú của nó cũng cịn
chưa thốt ra khỏi vùng ảnh hưởng của nền triết học một thời là đỉnh cao ở
Hy Lạp. Điều này thể hiện rõ ở chỗ, nhiều tư tưởng gia trung cổ đã lấy học
thuật Aristotle làm cơ sở để minh họa rất say mê cho sự có mặt và thống trị
của tư tưởng Kytơ giáo đương thời. Và họ cũng đã chú giải và làm biến dạng
nhiều quan điểm duy vật trong thời cổ đại.

1

Dỗn Chính, Đinh Ngọc Thạch, Triết học Trung cỏ Tây Âu, Nxb.Thanh niên, Hà Nội, 2003, tr 8.

2



Mối quan hệ niềm tin và lý tính được nhắc lại có phê phán trong thời
đại khai sáng, nằm trong nhiều hệ thống triết học cổ điển. Cho đến cuối thế
kỷ 19, nó đã bị “xé lẻ” thành từng mảnh và nằm trong nhiều xu hướng triết
học sau Kant. Một điều đáng chú ý, vấn đề này lại được khôi phục trong triết
học tôn giáo phương Tây hiện đại, mà đại biểu là chủ nghĩa Thomas mới
cùng nhiều thứ thần học biến dạng khác.
Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ thảo luận những chủ đề sau: Giai
đoạn cổ điển của mối quan hệ niềm tin-lý tính, mối quan hệ niềm tin –lý tính
trong tư tương Kytơ giáo chính thống: thực chất và ý nghĩa của nó đối với
triết học tơn giáo đương đại.
1. THỜI KỲ CỔ ĐIỂN2 CỦA MỐI QUAN HỆ NIỀM TIN – LÝ TÍNH
Thời kỳ cổ điển của vấn đề này thể hiện trong quan niệm của Plato,
Aristotle.
Sở dĩ chúng ta coi đây là giai đoạn cổ điển của mối quan hệ Niềm tin
– Lý tính là vì, đa phần các chú giải Kytơ giáo (giải thích, chứng minh, liên
hệ, bào chữa và xác nhận Kinh thánh) đều tìm tới các quan điểm triết học cổ
đại, các nhà giáo phụ học đã trình bày một triết học độc đáo dành riêng cho
tôn giáo độc thần lấy nguyên lý mặc khải làm giá đỡ cho nó.
Như chúng ta thấy, triết học của Plato là một hệ thống triết học duy
tâm khách quan. Trong học thuyết về ý niệm, Plato đã đi đến những kết luận,
thế giới cảm tính và khả giác là có giới hạn, là khơng chân thật, thế giới ý
niệm, thế giới nguyên mẫu mới là thế giới hồn hảo, chân thật. Thế giới ý
niệm lại khơng ngừng được hiểu biết từ những công dân trần tục trong thế
giới khả giác, và nhận thức là sự gợi nhớ lại những tri thức hoàn hảo mà linh
hồn đã quên đi, là sự vươn tới chuẩn mực cao quý của cái lý tưởng. Đương
nhiên, Plato chưa nói và chưa phân biệt rõ cho chúng ta thấy, sự nhận thức
2


Theo cách diễn đạt của James Swindal (Internet Encyclopedia of Philosophy).

3


(chân lý) có cần được hướng dẫn và bị quyết định bởi một lý tưởng hay một
niềm tin nào đó không. Bởi lẽ, về mặt nguyên tắc, nhận thức (triết học) như
cách hiểu của người Hy Lạp là sự từ bỏ niềm tin, không lấy niềm tin làm cơ
sở, thậm chí nó cịn truy tìm những lý do xác tín để phá bỏ định kiến, phá bỏ
niềm tin giáo điều. Sự nhập nhằng này của Plato đã được các giáo phụ học
tận dụng, họ hồn tồn có thể giải thích khác đi, ý niệm hoàn hảo, ý niệm
thực chất là Chúa, cho nên, nhận thức là quá trình hiểu biết và thực thi
những mặc khải của Ngài. Lẽ đương nhiên, sẽ là không đúng nếu khẳng
định, tư tưởng trung cổ cổ điển lấy triết học về ý niệm của Plato làm cơ sở lý
luận cho nó.
Aristotle là nhà tư tưởng kiệt xuất của nền triết học Hy Lạp cổ đại.
Ảnh hưởng của ông là rất đáng kể trong tư tưởng Trung cổ. Nhìn một cách
khái qt, có thể thấy, trong nhiều luận điểm mà Aristotle đề cập trong triết
thuyết của mình, học thuyết về tồn tại (chủ yếu là ở sự khẳng định hình thức
là nguyên nhân tối cao của vật chất) được các nhà giáo phụ học tiếp thu và
sử dụng triệt để, bộ phận phân loại thực vật học cũng được tiếp thu nhưng
chủ yếu là nhấn mạnh khía cạnh sáng thế của Chúa, sự ngăn cách tuyệt đối
của các lồi. Lơgíc học, đóng góp quan trọng nhất của Aristotle dường nhị
bị quên lãng trong tư tưởng Trung cổ Tây Âu.
Tóm lại, Plato và Aristotle là hai nhà triết học để lại nhiều dấu ấn học
thuật nhất trong tư tưởng Tây Âu Trung cổ. Quan niệm của các ông không
được coi là cơ sở lý luận cho hệ tư tưởng Kytơ giáo nhưng nó vừa được xem
là cơng cụ, phương tiện chú giải và biện hộ cho Kytô giáo, mặt khác, lấy đó
là vật so sánh, tham chiếu và phê bình. Sự kế thừa mang dụng ý làm biến
dạng và phần nào mang tính duy ý chí này của các giáo phụ học Tây Âu

Trung cổ báo hiệu q trình tranh luận khơng dứt giữa chủ nghĩa duy thực và
chủ nghĩa duy danh, như là một tranh luận vừa nằm trong vòng hào quang
4


của Đức tin vừa có tính vượt ra khỏi đức tin ấy, vì thế, nó quy định vấn đề
trung tâm của tư tưởng Tây Âu Trung cổ: Vấn đề mói quan hệ giữa Đức tin
và Lý tính.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỨC TIN VÀ LÝ TÍNH TRONG TƯ
TƯỞNG TÂY ÂU TRUNG CỔ
a) Quan niệm của một số nhà tư tưởng tiêu biểu về đức tin và lý tính
Những suy nghĩ đầu tiên có ý đồ chú giải học Kinh Thánh được
Philông sống vào khoảng năm 26 (Tr.CN) tới năm 50 (S.CN) đề cập tới.
Ông nhận thấy, khái niệm Logos trong triết học Hy Lạp có những điểm
tương đồng với tính minh triết trong tư tưởng Kytô giáo. Thật ra, Logos là
một khái niệm đa nghĩa, trong nền triết học trước đó, khái niệm này được
dùng khá phổ biến, chủ yếu trong quan niệm của Héraclite với nghĩa là lý trí
phổ quát (của thế giới) hay lý trí siêu việt, điều thiêng liêng thần bí. Có lẽ vì
thế, Philơng quan niệm, Logos là lời Chúa, ý tưởng này gây ấn tượng cho
nhiều giáo phụ học về sau là, có thể xem Chúa (thực chất là thay thế Logos
của triết học Hy Lạp bằng khái niệm Chúa) là thực tại phổ biến, sáng tạo và
ngự trị thế giới, mọi điều mà con người bắt gặp trong thế giới này đều do
Chúa sáng tạo ra.
Theo Clêmăng (150 – 215), triết học (lý tính) nên phụ thuộc vào thần
học, bởi lẽ, lý tính là sự thực hành khả năng hiểu biết vươn tới cái hồn hảo,
là sự nhận thức linh hồn, cho nên, nó đứng trên các khoa học khác (trừ thần
học). Ông xem đức tin là nền tảng của tri thức triết học, do đó, có thể khẳng
định ơng là nhà triết học Trung cổ đầu tiên yêu cầu việc sử dụng triết học (lý
tính) như là tơi tớ cho thần học.
Tertullien (160 – 230) là nhà thần học tiếp thu khá triệt để gợi ý của

Clêmăng về việc hạ thấp lý tính và đề cao niềm tin tôn giáo. Trong bối cảnh,
triết học Hy Lạp đi vào thoái trào, Tertullien quan niệm, đức tin cần phải
5


đứng cao hơn lý tính, ơng viết, “tơi tin, vì đó là điều trái với lý trí”, người ta
khơng thể hình dung về Chúa có mặt mũi, chân, tay,…được, bởi, Chúa cao
thượng hơn chúng ta, Chúa đứng cao hơn chúng ta, Chúa là bản thể hữu vị.
Chúa hiện diện ra ở tam vị nhất thể (Chúa cha, Chúa con và Đức thánh
thần), là thực tại hiển nhiên chỉ cần tin là đủ, khơng cần bàn bạc, chứng
minh. Có lẽ vì thế, ông đã không chấp nhận tinh thần chú giải học Kinh
Thánh, vì chú giải Kinh Thánh nghĩa là dùng ngơn ngữ và đầu óc hạn hẹp
của Thụ Tạo để bàn luận về cái toàn thể, cái cao cả tuyệt đối. Với Chúa chỉ
cần tin là đủ, chân lý nằm trong sự tin tưởng và sự thực hành mặc khải mà
Ngài ký thác trong Kinh Thánh. Theo cách hiểu này, mọi chân lý (hiểu biết
đúng đắn của con người) đều có sẵn trong lịng tin vào Chúa, niềm tin như là
“cái túi” chứa đựng mọi sự khôn ngoan mà con người có thể đạt tới. Rõ rằng
rằng, đây là sự biện hộ cho lịng tin tơn giáo mù qng, hạ thấp vai trị của lý
tính. Có người căn cứ vào việc tuyệt đối hóa niềm tin tơn giáo của Tertullien
để nói rằng, ơng là người khơi nguồn cho ý tưởng về ý niệm điều hành của
I.Kant3, khi I.Kant yêu cầu phải hạn chế lý tính để nhường chỗ cho niềm tin
và thực hành những nguyên lý của mỹ học tiên nghiệm.
Augustin (354 – 430), là nhà thần học tiếp tục phát triển quan niệm
cho rằng, đức tin phải được đặt cao hơn so với lý tính, theo ơng, “người ta
tin để hiểu”, bản thân ý nghĩa của mệnh đề này là đúng đắn, vì phần lớn
cơng chúng đều làm việc (bằng đầu óc, chân tay) dựa trên lịng tin phổ biến,
mặt khác, khơng phải điều gì người ta tin người ta đều hiểu về nó. Niềm tin
dẫn dắt ý chí để con người hành động. Để làm rõ điều này, trong lý luận
nhận thức của mình, Augustin lập luận, tri thức xuất phát từ vốn sống của
một cá nhân và lịng tin của của nó vào người khác trong xã hội. Nhưng vốn

3

Dỗn Chính, Đinh Ngọc Thạch, Sđd, tr 59.

6


sống của mỗi cá nhân ln có hạn, do đó, lịng tin vào người khác, vào tơn
giáo là nguồn gốc chủ yếu của tri thức. Tuy nhiên, khi tin vào người khác,
người ta có thể thu được một tri thức thiếu chính xác, vì người khác cũng là
người và họ có vốn sống khiếm khuyết của bản thân họ, do vậy, Augustin
chia niềm tin này thành ba loại cơ bản, những điều đáng tin cậy một cách
miễn cưỡng do sự đúng đắn xác tín của nó (ví dụ, Chúa là đúng đắn), loại
niềm tin khác yêu cầu phải có sự kiểm tra tính đúng đắn của nó, nghĩa là cần
có các chứng cứ kinh nghiệm để xác nhận điều chúng ta tin là đúng, và loại
niềm tin dựa trên các kinh nghiệm phổ quát (niềm tin vào sự kiện lịch sử xác
thực, ví dụ, Nhà Vua nước X đã bị bọn cận thần giết chết ngày Y), ông viết,
“Tin vào Thiên Chúa cần đi trước nhận thức. Tin giúp con người hiểu sâu
sắc hơn. Không tin không hiểu”4.
Cách tiếp cận mối quan hệ niềm tin-lý tính nhấn mạnh khía cạnh niềm
tin tiếp tục được Thomas Aquinas (1225 – 1274) phát triển trong triết học
của mình theo đướng lối duy thực ôn hòa. Nếu như các nhà thần học trước
đây chưa phân biệt rõ ràng ranh giới giữa triết học và thần học, thì Thomas
Aquinas khẳng định, triết học lấy lý tính làm đối tượng nghiên cứu cho nó,
khác với thần học lấy lịng tin tơn giáo làm đối tượng, sự khác nhau này quy
định vai trò của triết học và thần học. Tuy vậy, ông lại khẳng định Thượng
Đế là khách thể cuối cùng đứng trên triết học và thần học. Lập luận về Chúa
của ông cho rằng, Chúa là Đấng thơng minh nhất, Ngài đại diện cho thực thể
hồn hảo nhất của vũ trụ, Ngài là mục đích tối cao, là quy luật phổ quát, là
nguyên nhân tối cao, là thực thể vô hạn và là động lực nguyên thủy của thế

giới. Vì thế, Ngài là mẫu mực lý tưởng cho mọi cái trong vũ trụ.
Tóm lại, các cách tiếp cận nêu trên phản ánh một cục diện chung của
tư tưởng tây Âu trung cổ là đề cao, tuyệt đối hóa vai trị của Niềm tin tơn
4

Dẫn theo: Dỗn Chính, Đinh Ngọc Thạch, Sđd, tr 80.

7


giáo, hạ thấp vai trị của lý tính. Đa phần các nhà thần học đều xem Thượng
Đế là mẫu mực lý tưởng, là cái hoàn hảo tuyệt đối, là thước đo cho mọi hiểu
biết đúng đắn của con người. Họ nhấn mạnh tính hữu hạn trong nhận thức
gắn với sự tồn tại hữu hạn, thấp bé của tồn tại người. Suy nghĩ chung của họ
về nền triết học Hy Lạp trước đó là nó đề cao một thứ lý tính xa xỉ, ngạo
mạn, đi ngược lại những chuẩn mực đạo lý của loài Thụ Tạo. Tuy nhiên,
việc nhấn mạnh niềm tin tôn giáo không đơn thuần dừng lại ở sự biện hộ
trừu tượng, đằng sau những những lý lẽ ấy là một vấn đề quan trọng, tại sao
một nền triết học phát triển cao như Hy Lạp lại lụi tàn để nhường chỗ cho
cuộc vận động của tư tưởng tôn giáo Trung cổ ? Phải chăng, đối với thế giới
con người, tơn giáo, mà hạt nhân của nó là niềm tin tơn giáo có một vai trị
đáng kể nào đó đối với con người? Sẽ là siêu hình nếu như nói rằng, tơn giáo
khơng hề có ý nghĩa gì, khơng hề có chút ích lợi nào cho con người. Bởi,
nếu khẳng định như vậy, chúng ta khơng có cơ sở lịch sử để hiểu được, mối
quan hệ lý tính và đức tin trong thời điểm hiện tại. Nhưng có thể khẳng định,
tôn giáo không được phép thống trị như là một thiết chế chính trị trong xã
hội, khơng được gán đức tin của nó vào quyền lực nhà nước. Điều này đã
được kinh nghiệm lịch sử xác nhận là đúng.
b) Thực chất mối quan hệ niềm tin – lý tính trong triết học Tây Âu
Trung cổ

Tư tưởng trung cổ tây Âu đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau,
nhữg vấn đề đó khơng chỉ giới hạn trong lĩnh vực văn hóa mà cịn thảo luận
những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, khoa học và triết học. Tuy nhiên,
tư tưởng về văn hóa và triết học là nổi trội hơn hẵn. Như đã viết, về thực
chất, đây là thời kỳ tư tưởng Kytô giáo từ địa vị như nhiều tôn giáo khác tiến
tới địa vị độc tôn. Việc Kytô giáo chiếm địa vị tôn giáo độc thần độc tôn
được củng cố và tăng cường một khi nó được sáp hợp vào ý thức chính trị 8


xã hội đương thời mà nhà nước giáo hội là bộ máy hành chính hợp pháp cho
nó.
Dưới góc độ lịch sử lý tính, theo cách nói của I.Kant, hay theo lối diễn
đạt của Alain Tourain5, đây là thời kỳ có mặt sự thay thế mang tính lịch sử
của ý thức hệ Kytơ giáo đối với văn hóa Hy Lạp cổ đại, chính xác hơn, nó là
thời kỳ Tính chủ thể (của con người) bị hạ thấp trước một Chủ thể Duy nhất
(Thượng Đế). Để hợp pháp hóa ý thức hệ đó, các nhà thần học đã nhận thấy
việc chính trị hóa thần học khơng đơn thuần là việc thừa nhận quyền uy
tuyệt đối của Thượng Đế ở trần gian, mà cần thiết phải xác lập một bộ máy
nhà nước nhằm tăng cường một đạo luật phổ biến của đức tin, một mặt đánh
bại hồn tồn các tơn giáo đa thần, mặt khác, minh họa quyền năng tuyệt đối
của tư tưởng Kytơ giáo đối với tồn diện các vấn đề của đời sống xã hội lúc
bấy giờ, khi xã hội chiếm hữu nô lệ đang bị đẩy lùi và thay thế bằng chế độ
phong kiến.
Mối quan hệ giữa đức tin và lý tính, như đã viết, khơng phải ra đời từ
thời kỳ này, và cũng không phải là sản phẩm độc đáo riêng có của thế giới
quan Kytơ giáo, vì Kytơ giáo cũng chỉ là một tôn giáo như nhiều tôn giáo mà
thôi, nhưng phát sinh với tư cách là một “hiện tượng cách mạng”, tư tưởng
Kytô giáo đã nhận được sự chấp thuận đáng kể từ đại chúng bấy giờ, vì lẽ
đó, nó đã khơng ngừng phát triển ngày một nở rộ hơn.
Mối quan hệ niềm tin – lý tính được bàn luận khơng chỉ trong giới

giáo phụ học chính thống, mà còn được đề cập tới trong nhiều nhà tư tưởng
đương thời, chúng tạo ra hai xu hướng tư tưởng, như là hai mặt trong ý thức
hệ trung cổ là chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh (Trung cổ) cùng
một bộ phận những quan điểm ơn hịa.

5

Nhà xã hội học người Pháp, tác giả của cuốn ‘Phê phán tính hiện đại”.

9


Chủ nghĩa duy thực là xu hướng xuất phát từ cái chung (khái niệm)
trong cả quan niệm về bản thể luận và nhận thức luận để đi tìm các chứng cứ
xác nhận Thượng Đế là tồn tại tối cao, sáng tạo và thống trị thế giới, là thực
tồn lý tưởng mà con người cần đạt tới trong đời sống cá nhân cũng như mục
tiêu của một vương quốc trần thế. Nhưng, cái chung ấy được đồng nhất với
Chúa, cho nên, nhận thức là nhận thức về Chúa. Về nguyên tắc, nhận thức
cần dựa trên các khái niệm ba đầu, nhưng bản chất và tính xác tín của các
khái niệm đó do đâu mà có, giới hạn mà việc vận dụng chúng chúng mang
lại tới đâu? những vấn đề như thế lơi cuốn nhiều suy nghĩ của các nhà thần
học. Có người quan niệm, khái niệm (cái chung) là cái tồn tại đích thực, là
bản chất của mọi sự vật, chúng được Chúa mặc khải vào đầu óc của con
người khi sáng tạo ra nó, cũng có quan niệm cho đấy là những tên gị do đầu
óc con người (do Chúa sáng tạo ra) khái qt hóa thuộc tính chung nhất các
sự vật hiện tượng trong thế giới. Xu hướng này, bàn tới khái niệm (nghĩa là
bàn tới lý trí), mặc dù, đề cao khái niệm nói chung (Chúa) nhưng, về đại thể,
vẫn đặt lý tính thấp hơn lịng tin tơn giáo. Bởi theo họ, lý tính là lý tính của
con người –một sản phẩm cao quý mà Chúa chế tạo ra, lòng tin vào Chúa
dẫn dắt con người đến với vương quốc của Ngài, đến với thế giới của linh

hồn bất tử. Khai thác dưới góc độ lịch sử niềm tin tôn giáo, họ quan niệm,
tất cả các dân tộc đều có ý niệm về Thượng Đế, vì thế, sự có mặt và thống trị
của Ngài là có cơ sở hợp lý. Cũng có những nhà duy thực, yêu cầu tách rời
vai trị của lý tính và niềm tin, nhưng cách đặt vấn đề của họ, ngay từ đầu đã
gặp phải mâu thuẫn, họ chưa phân biệt được niềm tin tôn giáo và niềm tin
khoa học như là khoa học, hơn nữa, trên thực tế, họ bị chế diễu như những
nhà tà giáo.
Chủ nghĩa duy danh, xuất phát từ việc thừa nhận các sự vật riêng lẻ, đi
đến quan niệm bác bỏ sự tồn tại của khái niệm, cái chung. Họ quan niệm, cái
10


chung (khái niệm) là những tên gọi trống rỗng không có nội dung xác thực.
Rõ rằng rằng, quan niệm của xu hướng tư tưởng này thể hiện nỗ lực từ phía
kinh nghiệm để giải thích bản chất các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Có
lẽ vì lý do đó, có quan niệm cho rằng, họ có khuynh hướng ngã sang chủ
nghĩa duy vật. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy danh trung cổ khơng có được
những điểm đồng kết đáng kể về lý luận, vì thế nó phải nhường chỗ hoặc
buộc phải lui vào chủ nghĩa duy thực ơn hịa.
Như vậy, về thực chất, mối quan hệ niềm tin – lý tính trong tư tưởng
trung cổ tây Âu là mối quan hệ giữa tri thức và đức tin tôn giáo, giữa chân lý
của triết học và chân lý của thần học. Bản thân tri thức (trong một hiểu biết
hiện tại của lồi người) khơng thể đưa ra những hiểu biết tuyệt đối về thế
giới được, hơn nữa, khơng phải điều gì cũng có thể gom vào tri trức, vấn đề
nguồn gốc của tri thức và không giải quyết được theo một lối khoa học và
thuyết phục nếu xem đó là kiến thức về Thượng Đế hoặc những hiểu biết
của con người đối với thế giới là do Chúa mặc khải cho lồi người. Tính
tương đối của chân lý triết học được nhiều nhà thần học đồng nhất với tính
giới hạn của lý tính nói chung (thực ra, lý tính khơng chỉ là lý tính triết học 6,
dù cho nó có là thứ triết học gì chăng nữa). Các nhà thần học đã tách rời tri

thức do lý tính mang lại với cách thức tổ chức lại nó dưới hình thức thế giới
quan, họ cũng tách rời niềm tin (đối với lý tính) với các loại hình thế giới
quan. Đây là hệ quả của nhãn quan thần học. Vì một khi thừa nhận không
cần kiểm chứng, Chúa là bản chất và là đấng sáng tạo ra thế giới, người ta
không cần thiết phải chỉnh sửa, kiểm thảo lại những hiểu biết đương nhiên
làm gì nữa, người ta khơng thể giải thích khác đi, hay diễn đạt khác đi một

6

khi nói tới lý tính triết học thì nội dung mang tải trong đó là lý tính phản tư. Khơng phải khoa học lý luận
nào cũng lấy lý tính phản tư làm phương pháp cho mình. Điều này khơng mâu thuẫn với việc sử dụng lý
tính như là một cơng cụ khai triển kiến giải về các sự vật, hiện tượng.

11


mệnh đề nào đó nếu vẫn bám víu vào một mệnh đề đóng kín, miễn tranh
luận, và bất khả thay thế.
Đúng là, trong thực tế, con người đôi khi được niềm tin dẫn dắt đi tới
chân lý (khoa học), nhưng niềm tin đó trước hết phải là niềm tin khoa học,
tất yếu phải có chứng cứ kinh nghiệm hoặc chứng cứ lý luận xác nhận tính
đúng đắn của nó. Do đó, về bản chất, niềm tin khoa học khác về chất so với
đức tin tôn giáo. Điều này không phủ nhận những người làm khoa học có
được những đóng góp khoa học lớn lao nhưng về đời tư họ vẫn tự nhận mình
đi theo một đức tin tơn giáo, bởi lẽ, khi hoạt động trong địa hạt khoa học,
người ấy, nhất định phải tư duy khoa học và sử dụng những phương pháp
khoa học, như thế, họ đã “ngầm” sử dụng một niềm tin khoa học mặc dù
dưới hình thức được họ gọi tên là đức tin tôn giáo. Do đó, khi nói tới đức tin
tơn giáo, cần phải hiểu rõ, đức tin đó đang được thừa nhận và sử dụng và
biện hộ cho điều gì? Đồng thời kiểm chứng tính đúng đắn các phát biểu

nhân danh (về hình thức) đức tin tôn giáo để ngụy biện, xuyên tạc ý nghĩa
của các phát hiện khoa học.
Vấn đề chúng ta thảo luận trên đây có liên hệ mật thiết đến những vấn
đề hiện đại ở xã hội ta hiện nay. Bởi lẽ, Đảng ta chủ trương đường lối giáo
dục và đào tạo hình thành những cơng dân có thế giới quan khoa học, cách
mạng, thế giới quan cộng sản. Cũng có nghĩa là hướng đến xây dựng những
cơng dân có niềm tin cộng sản. Bản thân lý luận về chủ nghĩa cộng sản
mang tính khoa học và nhân văn sâu sắc. Những nguyên lý của xã hội tương
lai ấy được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác xây dựng từ quan điểm
thực tiễn, các ơng gọi, đó là những “tiền đề hiện thực” (Hệ tư tưởng Đức).
Niềm tin cộng sản là niềm tin khoa học, cách mạng được xây dựng trên
những tri thức đúng đắn về hiện thực xã hội – lịch sử, là niềm tin tự giác của
chủ thể giác ngộ cách mạng hướng tới xây dựng một xã hội khơng cịn áp
12


bức, bóc lột, bất cơng. Bởi vậy, về thực chất, niềm tin cộng sản khác biệt so
với đức tin tôn giáo. Đức tin tôn giáo dù được xây dựng để hướng tới một xã
hội đại đồng, bình đẳng, bác ái nhưng chúng không lấy hiện thực lịch sử xã
hội làm môi trường hành dụng, làm cơ sở. Thực tế chứng minh rằng, không
phải lý tưởng tốt đẹp nào cũng là lý tưởng khoa học, cũng không phải lý
tưởng tốt đẹp nào thì đều có khả năng thực hiện được. Mà, trong những điều
kiện lịch sử - xã hội xác định, những lý tưởng nào xuất hiện như là một yêu
cầu lịch sử tất yếu thì nó mới có khả năng tự giác được thực hiện.
Chúng ta nhận thấy rằng, có sự hài hòa nhất định giữa niềm tin cộng
sản và lý luận chủ nghĩa cộng sản. Căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể của sự
nghiệp cách mạng để làm nổi trội khía cạnh này hay khía cạnh kia, như các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác có lần quan niệm, tinh thần cũng có thể trở
thành sức mạnh vật chất nếu nó xuyên thấm vào quần chúng nhân dân.
4. KẾT LUẬN

Mối quan hệ giữa niềm tin và lý tính là vấn đề trọng tâm của tư tưởng
tây Âu trung cổ, những quan niệm khác nhau về bản chất, vai trò và ý nghĩa
của mối quan hệ này trải qua một quá trình phát triển thăng trầm đã đọng lại
đáng kể trong nhiều quan niệm triết học tôn giáo hiện đại. Như chúng ta
thấy, khoa học tự nhiên đã phát triển được vài chục thập kỷ, thế nhưng,
khơng phải nó đã đẩy lùi được thế giới quan thần học, đáng tiếc là, nhiều
nhà khoa học đáng kính lại dùng những thành tựu do mình phát hiện ra để
minh họa và làm tổn thương phần nào những kết luận có lợi cho sự phát
triển khoa học, cũng như chủ nghĩa duy vật. Chắc chắn rằng, những phát
hiện khoa học bất ngờ, gây chấn động các cơ sở nhận thức, tác động sâu sắc
đến đạo đức, truyền thống,…cùng những mặt khác nhau của đời sống hiện
đại sẽ còn tiếp diễn, và như thế, việc lợi dụng nó để chống lại khoa học và
biện hộ tơn giáo sẽ cịn tiếp diễn. Con người vẫn cịn đó, lý tính của nó cịn
13


đó, và khơng phải những vấn đề nào thực tiễn, hay bản thân lý tính đặt ra thì
đều được giải quyết trọn vẹn được trong thời điểm hiện tại, cho nên, cần sự
trau dồi và tăng cường tư duy khoa học, thế giới quan duy vật biện chứng,
khả năng thích nghi khoa học để đủ sức ứng biến và làm chủ sự phát triển
khoa học. Hơn nữa, con người còn đó, những bận tâm về tinh thần, tâm linh
và nhân vị của nó cịn đó, bởi thế, cần hướng tới xây dựng một mơi trường
văn hóa tốt, tạo cho mỗi cá nhân điều kiện phát triển hài hòa về nhân cách,
có được đời sống tự do, bình đẳng và bác ái thực sự. Điều này có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh giao lưu văn hóa đa cực hiện nay./.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tiến Dũng, Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp
TpHCM, 2006.
2. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2002), Triết học phương Tây hiện đại,
Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
3. Dỗn Chính, Đinh Ngọc Thạch, Triết học trung cổ tây Âu, Nxb.Thanh
niên, Hà Nội, 2003.
4. Bùi Thanh Quất, Vũ Tình (đồng chủ biên), Lịch sử triết học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1999.

15



×