Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Thiết kế nhà máy tinh bột sắn năng suất 48 000 tấn nguyên liệu năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
Khoa Cơ khí và Cơng nghệ

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Thiết kế nhà máy tinh bột sắn năng suất 48.000 tấn nguyên liệu/năm

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hà
Lớp: Công nghệ sau thu hoạch 50
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thỵ Đan Huyền
Bộ môn: Công nghệ thực phẩm

HUẾ, NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
Khoa Cơ khí và Cơng nghệ

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Thiết kế nhà máy tinh bột sắn năng suất 48.000 tấn nguyên liệu/năm

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hà
Lớp: Công nghệ sau thu hoạch 50
Thời gian thực hiện: 12/2019 - 06/2020


Địa điểm thực tập: Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thỵ Đan Huyền
Bộ môn: Công nghệ thực phẩm

HUẾ, NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân
em cịn có sự giúp đỡ tận tình của q thầy cơ giáo.
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô giáo trong Khoa Cơ khí và
Cơng nghệ, Trường Đại học Nơng lâm Huế đã tạo điều kiện cho em có mơi trường học tập tốt
trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Nguyễn Thỵ Đan Huyền đã trực
tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm thiết kế để em hồn thiện bài khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị công nhân viên tại nhà máy tinh bột sắn
FOCOCEV Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt bài khóa luận
tốt nghiệp.
Tuy nhiên, trong q trình làm khóa luận kinh nghiệm bản thân cịn ít, kiến thức cịn
hạn chế nên đề tài khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của q thầy cơ giáo để bài khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Hà


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CƠ KHÍ VÀ CƠNG NGHỆ

Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Hồng Thị Hà
Lớp: Cơng nghệ sau thu hoạch
Khóa: 50
1. Tên đề tài
“Thiết kế nhà máy tinh bột sắn năng suất 48.000 tấn nguyên liệu/ năm”.
2. Số liệu ban đầu
Năng suất nhà máy: 48.000 tấn nguyên liệu/năm.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn
Mục lục
Đặt vấn đề
Phần 1. Giới thiệu nguyên liệu và sản phẩm
Phần 2. Lập luận kinh tế - kỹ thuật
Phần 3. Chọn và thuyết minh quy trình sản xuất tinh bột sắn
Phần 4.Tính cân bằng vật chất
Phần 5. Tính và chọn thiết bị
Phần 6. Tính cân bằng nhiệt lượng
Phần 7. Hệ thống tổ chức nhà máy
Phần 8. Tính xây dựng
Phần 9. Tính điện, nước
Phần 10. Tính kinh tế
Phần 11. Xử lý nước thải - chất thải rắn của nhà máy
Phần 12. An tồn lao động - phịng chống cháy nổ - vệ sinh xí nghiệp

Kết luận
Tài liệu tham khảo


4. Các bản vẽ
Mặt bằng tổng thể nhà máy

( A0 )

Sơ đồ dây chuyền công nghệ

( A0 )

Mặt bằng phân xưởng và các mặt cắt

( A0 )

5. Giáo viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Thỵ Đan Huyền
6. Ngày nhận nhiệm vụ: 12/2019
7. Ngày hồn thành nhiệm vụ: 06/2020
Trưởng bộ mơn CNSTH

Huế, ngày…tháng…năm 2020
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Nguyễn Thỵ Đan Huyền


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ

Sắn (hay cịn gọi là khoai mì) là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu
năm, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae), có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của
châu Mỹ Latinh (Crantz, 1976), được loài người trồng trên 5000 năm. Tại Việt
Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùng sinh thái.
Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên [8].
Sắn là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu dùng trong
chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để
ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn,
tinh bột sắn biến tính,… Trong đó, tinh bột sắn là sản phẩm phổ biến nhất được
chế biến từ củ sắn. Tinh bột sắn được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ thực
phẩm và một số ngành công nghiệp khác.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật, ngành
công nghiệp sản xuất tinh bột sắn đã có những bước tiến mới, nhiều nhà máy
tinh bột sắn được xây dựng với năng suất lớn và chất lượng tinh bột sắn ngày
càng nâng cao. Rất nhiều nhà máy cũng như cơ sở sản xuất tinh bột sắn được
thành lập trên khắp cả nước nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu thị
trường cả về chất lượng cũng như số lượng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, mục tiêu đề ra và lợi ích của việc phát triển
công nghệ sản xuất tinh bột sắn nên việc xây dựng thêm các nhà máy tinh bột
sắn với cơ cấu tổ chức chặt chẽ cùng các thiết bị công nghệ hiện đại là điều vô

cùng cần thiết. Dựa trên cơ sở đó em quyết định chọn đề tài: “Thiết kế nhà máy
tinh bột sắn năng suất 48.000 tấn nguyên liệu/năm”.

9


PHẦN 1. GIỚI THIỆU NGUYÊN LIỆU - SẢN PHẨM

1.1. Đặc điểm cây sắn [9]
Cây sắn là một trong những loại cây lương thực phổ biến. Cấu tạo của cây
sắn gồm: thân cây, lá cây sắn, rễ con, rễ củ.
Sắn thường có một thân đơn, mọc thẳng, thuộc loại thân gỗ cao trung bình
từ 2 - 3 m. Đường kính thân trung bình 2 - 6 cm, giữa thân có lõi trắng và xốp
nên rất yếu. Màu sắc thân tùy thuộc vào giống và từng giai đoạn phát triển của
cây. Thân non có màu xanh hoặc màu đỏ tía. Thân già màu sắc thay đổi thành
màu vàng, vàng tro, xám, trắng bạc hay xám lục. Thân có nhiều mắt sắp xếp xen
kẽ nhau theo vị trí của lá, nhìn bề ngồi thân khúc khuỷu, xù xì.
Lá sắn là lá đơn mọc xen kẽ trên thân. Phiến lá xẻ thùy, có 5 - 7 thùy, mặt
trên lá xanh thẫm, mặt dưới lá xanh nhạt có gân lá nổi rõ, cuống lá dài, có giống
dài tới 30 - 40 cm, màu sắc cuống thay đổi: xanh, vàng, đỏ.
Rễ con là rễ ở mô phân sinh. Rễ con lúc đầu mọc dài theo hướng ngang
sau đó phát triển theo hướng xuyên xuống sâu. Rễ cái đối với cây mọc từ hạt
mọc theo hướng thẳng đứng và từ rễ cái sẽ mọc ra nhiều rễ con. Rễ con chủ yếu
làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng để ni cây.
Rễ củ được hình thành do sự phình to và tích lũy tinh bột của rễ con. Rễ
con tập trung được nhiều dinh dưỡng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển
mạnh tạo thành củ. Những rễ con phát triển ở những mô phân sinh thường tập
trung nhiều dinh dưỡng nên phần lớn những rễ này dễ phát triển thành củ. Củ
thường phát triển theo hướng nằm ngang hoặc chếch xuyên sâu vào đất. Hình dạng
củ thường nhọn hai đầu, chiều dài biến động trung bình từ 40 - 50 cm. Đường kính

củ thay đổi trung bình từ 5 - 7 cm. Nhìn chung, kích thước cũng như trọng lượng củ
thay đổi theo giống, điều kiện canh tác và độ màu mỡ của đất.
Thời gian sinh trưởng của cây sắn từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng,
tùy thuộc vào giống, mùa vụ, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
Sắn có nhiều loại, chúng khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao
cây, hàm lượng độc tố, màu sắc của thân cây, lá, vỏ củ và thịt củ. Nhưng về ý
nghĩa kinh tế và tính chất cơng nghệ trong chế biến có thể phân loại sắn thành 2
loại: sắn đắng và sắn ngọt.

10


1.2. Thành phần hóa học của củ sắn
Thành phần hóa học của củ sắn dao động trong khoảng khá rộng, phụ
thuộc vào giống, khí hậu, điều kiện chăm sóc, tính chất đất đai, điều kiện
phát triển của cây, thời gian thu hoạch,…
Thành phần hóa học trung bình của củ sắn được thể hiện dưới bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tỷ lệ % (theo khối lượng) của các thành phần có trong củ sắn [10]
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Nước

70,25

Tinh bột

21,45


Protid

1,12

Lipid

0,4

Cellulose

1,11

Đường

5,13

Tro

0,54

Trong số các chất dinh dưỡng thì tinh bột có ý nghĩa hơn cả. Hàm lượng
tinh bột cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó độ già là một
trong những yếu tố quan trọng.
Ngoài các chất dinh dưỡng ra trong sắn có chất gây độc (HCN) đáng kể,
chất này có mặt trên hầu hết các bộ phận của cây và tất cả các giống. Những
giống sắn đắng có hàm lượng độc nhiều hơn so với giống sắn ngọt. Hàm lượng
HCN trong củ sắn (%) được thể hiện ở dưới bảng 1.2.
Bảng 1.2. Hàm lượng HCN trong củ sắn (%) [4]
Hàm lượng HCN


Sắn ngọt

Sắn đắng

Vỏ củ

Thịt củ

Vỏ củ

Thịt củ

Cao nhất

0,042

0,015

0,056

0,037

Thấp nhất

0,014

0,003

0,012


0,013

HCN là chất gây độc đối với người và gia súc. Giống sắn có vỏ mỏng tỷ
lệ HCN ít hơn vỏ dày. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai,
chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau.
Một số biện pháp giảm chất độc của sắn trong chế biến: 80 - 90% HCN sẽ
bị loại trừ bằng các phương pháp chế biến đơn giản như: phơi khô, ủ silo, ngâm
nước, nấu chín [5].
11


1.3. Tình hình trồng sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là cây trồng quan trọng sau lúa và ngô, là cây công
nghiệp xuất khẩu triển vọng. Việt Nam hiện mỗi năm thu hoạch trên 0,5 triệu ha
sắn, sản lượng khoảng 10 triệu tấn. Sắn được Bộ Công thương đưa vào nhóm 10
mặt hàng nơng sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam những năm gần đây, giá trị
xuất khẩu sắn mỗi năm đạt từ 1,0 tỷ đến 1,5 tỷ USD. Cách mạng sắn Việt Nam
là điểm sáng toàn cầu về thành tựu áp dụng giống sắn tốt và kỹ thuật thâm canh
sắn thích hợp bền vững [9].
Ở phía Bắc Việt Nam khoảng 68% diện tích đất đồi có đá dùng cho trồng
sắn, khoảng 12 - 18% đất sét và cát. Đất đồi núi phổ biến tại các tỉnh Hà Bắc,
Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Sắn được trồng chủ yếu ở các khu vực có địa hình
trung du và đồi núi. Ở phía Nam Việt Nam, hầu hết sắn được trồng trên đất cát ở
vùng duyên hải miền Trung và vùng Đơng Nam Bộ, trong khi đó chiếm ưu thế ở
Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk. Các vùng trồng sắn ở các tỉnh Tây Ngun có
địa hình tương tự nhau. Vùng duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, sắn
được trồng chủ yếu trên đất xám bạc màu, một số ít đất đỏ bazan hoặc đất cát
ven biển. Các khu vực bằng phẳng, đất nghèo chất dinh dưỡng và khơng thích
hợp cho canh tác lúa [11].
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, tính

đến 15/06/2019 tổng diện tích sắn gieo trồng trên cả nước đạt 360 nghìn ha, tăng
64,9% (tương đương khoảng 141,8 nghìn ha) so với tháng trước nhưng vẫn thấp
hơn khoảng 17,6 nghìn ha so với cùng kỳ năm 2018. Diện tích trồng sắn cả nước
tính đến 06/2019 được thể hiện dưới bảng 1.3.
Bảng 1.3. Diện tích trồng sắn ở nước ta tính đến 06/2019 (nghìn ha) [12]
Miền Bắc

Miền Nam

Tổng

06/ 2018

107,3

270,3

377,6

05/ 2019

84,3

134,0

218,3

06/ 2019

103,2


256,8

360,0

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hiện nay, nước ta đang sử dụng các giống sắn như [13]:


Giống sắn KM - 95

12


Tên gốc là ORM 33 - 17 - 15. Giống KM - 95 có thân cây thẳng, màu
xám vàng, phân nhánh đến cấp 3. Năng suất 40 tấn/ha. Tỉ lệ chất khô 36,3%,
hàm lượng tinh bột 25,5%. Thời gian thu hoạch khoảng 5 - 7 tháng.


Giống sắn SM 937 - 26
Được nhập từ Thái Lan, sắn này có thân cây màu đỏ, thẳng, gọn, không
phân nhánh. Năng suất đạt 40,5 tấn/ha, hàm lượng tinh bột là 27,1%. Thời gian
thu hoạch khoảng 6 - 10 tháng.



Giống KM 95 - 3
Tên gốc là SM - 1157 - 3. Giống này do trung tâm cây có củ viện khoa
học nơng nghiệp Việt Nam chọn lọc.

Giống sắn này có thời gian từ trồng đến thu hoạch là 8 - 11 tháng. Cây
cao vừa phải, khỏe, không phân cành, thuộc loại sắn ngọt, hàm lượng tinh bột
22%, năng suất 25 - 43 tấn/ha.



Giống sắn KM - 60
Tên gốc là Rayong - 60, được nhập từ Thái Lan.
Giống KM - 60 có thân xanh, tán gọn, phân nhánh hẹp. Thời gian thu
hoạch ở các tỉnh phía Nam là 6 - 9 tháng với năng suất khoảng 27,5 tấn/ha, ở các
tỉnh phía Bắc là 9 - 10 tháng với năng suất khoảng 35 tấn/ha.



Giống sắn Sa06
Được nhập nội vào Việt Nam năm 2008 được Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển cây có củ đánh giá khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Giống sắn Sa06 được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
công nhận là giống cho sản xuất thử theo Quyết định số 169/QĐ - TTCLT, ký
ngày 14/05/2012.
Sa06 có tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất khô cao hơn KM94 khoảng 2% (tỷ lệ
tinh bột đạt trên 30%, tỷ lệ chất khô đạt trên 40%), năng suất củ tươi cao hơn
KM94 từ 15 - 20% ở hầu hết các điểm nghiên cứu. Đặc biệt Sa06 có dạng cây
rất gọn, khơng phân cành có thể trồng mật độ cao hơn KM94 từ 3000 - 4000
cây/ha, thích ứng tốt với điều kiện sản xuất của các tỉnh phía Bắc, hiện nay Sa06
phát triển hàng trăm ha tại các huyện Văn Yên - Yên Bái và Na Rì - Bắc Kạn.
Sắn thường được dùng để: tiêu dùng tại chỗ (làm thực phẩm cho người
hoặc chăn ni), sản xuất sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong
nước và ngoài nước như: sắn lát, tinh bột sắn. Sau khi dỡ (thu hoạch), sắn cần
13



được chế biến càng sớm càng tốt. Nếu do điều kiện khó khăn chưa chế biến
ngay được, cần phải có biện pháp xử lý, bảo quản phù hợp.
1.4. Ứng dụng của sắn [14]
Sắn có nhiều cơng dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và
lương thực thực phẩm.
Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn
nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính.
Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công
nghiệp cellulose.
Lá sắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá,
nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn ni
lợn, gà, trâu, bị, dê,…
Dưa muối làm từ ngọn và lá non của sắn rất phổ biến tại một số vùng
miền trung du Bắc Bộ Việt Nam (như Phú Thọ, Hà Tây), thường được sử dụng
để xào, nấu canh với tơm, tép.
1.5. Tình hình sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam
Tinh bột sắn được sản xuất từ sắn củ, sắn lát hoặc bột sắn thuộc
loài Manihot esculenta Crantz.
Ở nước ta, cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng đóng vai trị là cây
cơng nghiệp. Sự hội nhập đang mở rộng thị trường sắn, tạo nên những cơ hội
chế biến tinh bột, tinh bột biến tính bằng enzyme và hóa chất sản xuất sắn lát,
sắn viên để xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, trong sản
xuất thức ăn gia súc và làm nguyên liệu cho nhiều ngành cơng nghiệp khác,
góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam là 1 trong những
nước sản xuất tinh bột sắn nhiều nhất thế giới. Sản xuất tinh bột ở Việt Nam
chủ yếu là để xuất khẩu.
Theo số liệu AgroMonitor tổng hợp (06/2019), tổng khối lượng tinh bột
sắn xuất khẩu chỉ đạt 109000 tấn, giảm mạnh so với tháng trước lẫn cùng kỳ

năm trước. Trong đó khoảng 100000 tấn (chiếm 91,4%) được xuất qua Trung
Quốc và chỉ có 9300 tấn xuất sang các thị trường khác.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng tinh bột sắn xuất
khẩu của Việt Nam đạt trên 960000 tấn, tăng 2,3% (tương đương 22000 tấn) so
với cùng kỳ năm 2018. Lượng xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam năm 2018 2019 được thể hiện ở bảng 1.4 và hình 1.1 [12].

14


Bảng 1.4. Lượng xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam năm 2018 - 2019 (tấn) [12]
Tháng

2018

2019

1

222,883

210,385

2

81,310

105,986

3


173,036

210,360

4

145,793

198,539

5

177,686

126,628

6

138,816

109,222

7

93,397

8

78,095


9

117,305

10

160,492

11

188,655

12

169,773

Tổng

1, 747,239
961,121
Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ số liệu hải quan

Hình 1.1. Lượng xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam năm 2018 - 2019 (tấn) [12]
Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ số liệu hải quan
1.6. Tiêu chuẩn chất lượng tinh bột sắn [15]
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10546 : 2014 về tinh bột sắn ban hành
ngày 07/01/2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường,
mật ong và sản phẩm tinh bột biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
15



lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố quy định chỉ tiêu chất
lượng sản phẩm tinh bột sắn như sau:
1.6.1. Yêu cầu cảm quan
Yêu cầu cảm quan của tinh bột sắn được quy định trong bảng 1.5
Bảng 1.5. Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Màu sắc

Có màu trắng sáng tự nhiên.

2. Mùi

Đặc trưng của sản phẩm, khơng có mùi lạ.

3. Trạng thái

Dạng bột khơ, mịn, khơng bị vón cục, khơng bị
mốc, khơng có tạp chất nhìn thấy bằng mắt
thường, bao gồm cả côn trùng sống và xác côn
trùng.

1.6.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu lý - hóa
Các chỉ tiêu lý - hóa đối với tinh bột sắn được quy định trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Yêu cầu về các chỉ tiêu lý - hóa
Tên chỉ tiêu


Yêu cầu

1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

13

2. Hàm lượng tinh bột, % khối lượng, không nhỏ hơn

85

3. Hàm lượng tro tổng số, % khối lượng, không lớn hơn

0,2

4. Hàm lượng chất xơ, % khối lượng, không lớn hơn

0,2

5. Trị số pH của huyền phù tinh bột 10 % (khối lượng/thể
từ 5,0 đến 7,0
tích) trong nước
6. Cỡ hạt, % lọt qua rây cỡ lỗ 150 mm, không nhỏ hơn

95

7. Hàm lượng lưu huỳnh dioxit (SO2), mg/kg, không lớn hơn

50

8. Độ trắng, % khối lượng, không nhỏ hơn


90

Riêng đối với quy định hàm lượng SO2 không lớn hơn mg/kg chỉ áp dụng
với các sản phẩm dùng trong các ngành liên quan đến công nghiệp thực phẩm.
1.7. Ứng dụng của tinh bột sắn
1.7.1. Ứng dụng trong công nghệ thực phẩm [16]


Sản xuất bột ngọt
Tinh bột sắn là một nguồn nguyên liệu phổ biến để sản xuất bột ngọt ở
châu Á. Nó được sử dụng để nâng cao hương vị trong thực phẩm.
16


Tinh bột sắn được dùng trong sản xuất bột ngọt bằng phương pháp lên
men sử dụng những chủng vi sinh vật có khả năng tổng hợp các acid amin từ các
nguồn glucid và đạm vơ cơ sau đó tách lấy acid glutamic để sản xuất bột ngọt.


Các loại bánh
Với mục đích làm giảm giá thành sản xuất, tạo nên các tính chất cơng
nghệ cho các sản phẩm. Tinh bột được sử dụng ngày càng nhiều trong công nghệ
sản xuất các loại bánh. Một số sản phẩm tiêu biểu: các sản phẩm bánh snack,
bánh quy, bánh rán,...



Sản phẩm thủy phân từ tinh bột
Bằng cách thủy phân, tinh bột là nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại

sản phẩm như: mạch nha, glucose, sorbitol, maltodextrin,… Trong đó, sorbitol là
phụ gia tạo cấu trúc rất thông dụng trong các sản phẩm thực phẩm.
Từ glucose bằng con đường lên men người ta có thể sản xuất rượu, cồn,
mì chính,...



Sản xuất đường glucose
Ở nước ta, đường glucose được sản xuất chủ yếu là từ tinh bột sắn.
Chất lượng tinh bột ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu suất thu
hồi. Chất lượng tinh bột thấp q trình đường hóa kéo dài, phản ứng khơng triệt
để, sản phẩm có màu xấu, khó khăn cho quá trình xử lý, hiệu suất thu hồi thấp.



Một số ứng dụng khác
Tinh bột sắn cịn có một số ứng dụng khác như:
- Chất độn: làm tăng hàm lượng chất rắn trong các loại súp đóng hộp,
kem, chất bảo quản hoa quả, dược phẩm,…
- Chất gắn kết: gắn kết các sản phẩm và ngăn ngừa sự khơ trong q trình
nấu như các loại nước sốt và bảo quản thịt,…
- Chất ổn định: sử dụng tính giữ nước cao của tinh bột như dùng trong các
loại kem, các loại bột làm bánh,…
- Chất làm đặc: sử dụng đặc tính tạo sệt, dùng trong súp, thực phẩm trẻ
em, các loại nước sốt, nước chấm,…
1.7.2. Ứng dụng tinh bột sắn trong các ngành công nghiệp khác [17]



Thức ăn chăn nuôi


17


Tinh bột sắn được chế biến thành dạng viên hoặc con chíp để làm thức ăn
chăn ni cho gia súc (cừu, dê, lợn), gia cầm và cá ni.
Ngồi ra tinh bột còn thường được sử dụng như chất độn bổ sung trong
quá trình sản xuất thức ăn gia súc.


Dược phẩm
Trong dược phẩm các dạng tinh bột sắn được sử dụng như chất kết dính,
chất độn, làm màng bọc viên thuốc.



Trong sản xuất giấy
Tinh bột sắn được dùng trong sản xuất giấy để làm khô bề mặt và bao phủ
bề mặt của giấy.



Sản xuất keo dán
Tinh bột sắn là một nguyên liệu rất quan trọng trong việc tạo ra keo. Sau
khi hồ hóa, tinh bột có thể tạo nên dung dịch có độ nhớt rất cao, do đó nó được
ứng dụng trong sản xuất các loại hồ, keo dán.



Ván ép

Keo dán được làm từ tinh bột sắn là một vật liệu quan trọng trong sản xuất
ván ép. Chất lượng của gỗ dán phụ thuộc rất nhiều vào chất keo được sử dụng.



Trong công nghiệp dệt nhuộm
Tinh bột sắn được sử dụng rộng rãi trong công nghệ dệt nhuộm.
Giai đoạn in: tinh bột được sử dụng nhằm ngăn cản các tác nhân gây ơ
nhiễm trong khi in. Giai đoạn hồn thiện: sử dụng với tỷ lệ khác nhau để vải
bóng và bền, ví dụ vải cotton là 12%, vải tổng hợp là 18%, tơ nhân tạo là 8%,...

PHẦN 2. LẬP LUẬN KINH TẾ - KỸ THUẬT
Sắn là cây cơng nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, được
trồng nhiều ở nước ta. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tinh bột sắn
lớn trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra
ngoài thị trường trên thế giới, việc xây dựng các nhà máy tinh bột sắn có hiệu
quả về sản xuất và hiệu quả kinh tế ngày càng nhiều.
18


Tây Nguyên là khu vực cây sắn được trồng với diện tích tương đối nhiều
ở nước ta. Các tỉnh Tây Ngun có diện tích trồng sắn lớn như: Đắk Lắk,
GiaLai, KonTum.
2.1. Địa điểm xây dựng
Nhà máy tinh bột sắn được xây dựng tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn,
tỉnh Đắk Lắk.
Huyện Bn Đơn nằm ở phía tây tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Bn Ma
Thuột khoảng 30 km, có vị trí địa lý:
 Phía nam giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nơng.
 Phía đơng nam giáp thành phố Bn Ma Thuột.

 Phía đơng giáp huyện Cư M'gar.
 Phía bắc giáp huyện Ea Súp.
 Phía tây giáp Campuchia [18].

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk [19]
Với lợi thế có đường tỉnh lộ 1 đi qua trung tâm huyện và hầu hết các xã,
có đường biên giới dài khoảng 45 km chung với Vương quốc CamPuChia nên
Buôn Đơn có vị trí địa lý, kinh tế quốc phịng rất quan trọng đối với tỉnh Đắk
Lắk và vùng Tây Ngun. Huyện Bn Đơn cịn được xác định là vùng kinh tế
trọng điểm phía Tây của tỉnh Đắk Lắk, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch, năng lượng, công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ nơng nghiệp.
Địa hình: phần lớn địa hình huyện Bn Đơn có 03 dạng chủ yếu. Địa
hình đồi núi thấp trung bình chiếm hầu hết diện tích phía Bắc, địa hình cao
ngun núi lửa chiếm hầu hết diện tích phía đơng - đơng nam, địa hình dốc tụ

19


bao gồm các bãi bồi, các bậc thềm của các sơng suối thuộc lưu vực sơng
Sêrêpốk và các suối lớn.
Khí hậu: theo số liệu của trung tâm khí tượng thuỷ văn Đắk Lắk (2010 2015) khu vực nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc mang tính
chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, được chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô
và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 11, lượng mưa trong các
tháng này tập trung tới 75% - 85% lượng mưa cả năm, về mùa này độ ẩm không khí
cao. Mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10% - 20%
lượng mưa cả năm, mùa khơ nắng nóng, độ ẩm khơng khí thấp.
Thủy văn: Bn Đơn nằm trong lưu vực sơng Sêrêpốk, có mạng lưới sông
suối dày đặc. Sông Sêrêpốk vừa là con sơng chính chảy qua địa bàn huyện vừa
là dịng sơng lớn nhất của khu vực Tây Nguyên. Bên cạnh đó, trên địa bàn cịn
có các con suối như Ea Tul, Đắk Klau, Đắk Kin, Đắk Na, Đắk Minh,… Các suối

này có nhiều nhánh nhỏ, lắm thác ghềnh, lưu lượng nước không lớn. Mạng lưới
sông, suối trên địa bàn huyện rất thích hợp cho việc xây dựng các cơng trình
thủy điện vừa và nhỏ để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Đất đai: nhóm đất đỏ vàng với tổng diện tích 131171 ha, chiếm khoảng
93% tổng diện tích đất tự nhiên ở Bn Đơn. Là loại đất thích hợp cho việc
trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả,… [20].
Xã Krơng Na nằm ở phía tây huyện Bn Đơn, cách thành phố Bn Ma
Thuột 50 km, có vị trí địa lý:
 Phía bắc giáp xã Ea Bung, huyện Ea Súp.
 Phía nam giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nơng và thành phố Bn Ma Thuột.
 Phía đơng giáp huyện Cư M'gar và các xã Ea Huar, Ea Wer.
 Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri, Campuchia.

Xã Krơng Na có diện tích 1113,79 km2, là xã có diện tích lớn nhất
tỉnh Đắk Lắk (gấp 3 lần thành phố Buôn Ma Thuột) và đồng thời là xã có diện
tích lớn nhất cả nước [21].
2.2. Vùng nguyên liệu
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê sơ bộ năm 2018 diện tích trồng sắn
của tỉnh Đắk Lắk đạt 38,8 nghìn ha và sản lượng đạt 729,2 nghìn tấn. Huyện
Bn Đơn là một trong những huyện có diện tích và sản lượng sắn lớn của tỉnh
Đắk Lắk [22].
Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý:
 Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai.
20



×