Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.01 KB, 5 trang )

Khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng
tám 1945 đến hết thế kỉ XX





I. Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến 1975
a) Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa.
- Một nền văn học thống nhất trên đất nước ta được tạo nền do đường lối văn
nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng.
- Có những đặc điểm và tính chất của một nền văn học hình thành và phát triển
trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt. Ấy là hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ kéo dài suốt ba mươi năm. Đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới
đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật.
- Từ năm 1945 đến năm 1975, về văn hóa, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh
hưởng của văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa (Liên xô, Trung Quốc).
b). Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
* Chặng đường từ 1945 đến 1954
- Một số tác phẩm trong thời kì này đã phản ảnh được không khí hồ hởi, vui
sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được chủ quyền.
- Về truyện, kí: Thành công tiêu biểu đầu tiên là những sáng tác của Trần Đăng
(Trận phố Ràng, một lần tới thủ đô, Một cuộc chuẩn bị) và Nam Cao (Đôi mắt, Nhật
kí ở rừng). Ngoài ra, còn phải kể đến những đóng góp của Kim Lân (Làng). Hồ
Phương (Thư nhà). Siêu Hải (Voi đi) và Nguyễn Tuân (Tùy bút kháng chiến)…
Sau đó là những tác phẩm dài hơn, phong phú, đa dạng hơn của Võ Huy Tâm
(Vùng mỏ), Nguyễn Đình Thi (Xung Kích), Nguyễn Huy Tưởng (Kí sự Cao Lạng),
Tô Hoài (Truyện Tây Bắc), Nguyễn Văn Bổng (Con trâu).
- Về thơ: Nhiều thành tựu đáng kể của Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Rằm tháng
riêng), Quang Dũng (Tây Tiến), Hoàng Cầm (Bên kia sông đuống), Nguyễn Đình Thi
(Đất nước), Tố Hữu (Việt Bắc), Chính Hữu (Đồng Chí)…


* Chặng đường từ 1955 đến 1964
- Về văn xuôi: phát triển mạnh, có thể kể đến Nguyễn Ngọc (Đất nước đứng
lên), Nguyễn Huy Tưởng (Sống mãi với thủ đô), Hữu Mai (Cao điểm cuối cùng), Lê
Khâm (Trước giờ nổ súng), Tô Hoài (Mười năm), Nguyễn Đình Thi (Vỡ bờ), Nguyên
Hồng (Cửa biển).
- Về thơ: được mùa với những tập thơ tiêu biểu, thể hiện cảm hứng đẹp ễ về
chủ nghĩa xã hội hoặc đấu tranh thống nhất đất nước như Gió Lộng (Tố Hữu), Riêng
chung (Xuân Diệu), Trời mỗi ngày mỗi sáng (Huy Cận), Ánh sáng và phù sa (Chế lan
viên), Bài thơ Bắc Hải (Nguyễn Đình Thi), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông),
Gửi miền bắc (Tế Hanh)…
* Chặng đường từ 1965 đến 1975
- Về văn xuôi: Viết ngay tại miền Nam chiến đấu: Sống như anh (Trần Đình
Văn), Hòn Đất (Anh Đức), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Mẫn và tôi (Phan Tứ).
Viết ở miền bắc: Vào lửa (Nguyễn Đình Thi), Dấu chân người tình (Nguyễn Minh
Châu). Vùng trời (Hữu Mai)…
- Về thơ ca: đạt được nhiều thành tựu đặc biệt. Những nhà thơ thế hệ trước
như: Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,… lớp kháng chiến chống Pháp
như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, những gương mặt trẻ như:
Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn
Duy, Trần Đăng Khoa,… làm thành một dàn hợp xướng âm hưởng hào hùng, chất suy
tưởng lắng sâu, chất chính luận sắc sảo.
- Kịch cũng có nhiều thành tựu đáng kể.
- Văn học ở đô thị miền Nam là tiếng nói tiến bộ đáng trân trọng.
c) Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
- Văn học gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước, tập trung vào hai
đề tài chính. Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Văn học giai đoạn này gắn bó với vận mệnh
chung của đất nước, của cộng đồng dân tộc. Đề tài bao trùm của văn học là Tổ quốc
và chủ nghĩa xã hội.
- Văn học phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển
của cách mạng, kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Văn học

giai đoạn này mang đậm tính sử thi và chất đậm dấu ấn của thời đại. Khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn đã dáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống
trong quá trình vận động và phát triển của văn học trong giai đoạn này.
II: Vài nét khái quát văn học việt nam từ 1975 đến cuối thế kỉ XX
a) Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa.
- Từ sau 1975, nhiều nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca, đặc biệt là Chế Lan
Viên. Hiện tượng trường ca nở rộ, một số thi phẩm có giá trị đã ra đời. Nhiều cây bút
mới khẳng định mình.
b) Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
- Từ sau 1975, văn xuôi khởi sắc hơn thơ ca, nhiều tác phẩm gây được sự chú
ý. Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn xuôi thực sự
khởi sắc (Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu: Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Bến
không chồng của Dương Hướng: Thân phận tình yêu của Bảo Ninh; Ai đã đặt tên
dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi kí Cát bụi chân ai, Chiều chiều của Tô
Hoài…)
- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ (Nhân danh công lí của Doãn
Hoàng Giang, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ, mùa
hè ở biển của Xuân Trình). Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới.
Tóm lại, từ 1975 mà đặc biệt là từ 1986, văn học nước ta từng bước chuyển
sang giai đoạn đổi mới, vận động theo đúng hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản
nhân văn sâu sắc. Nhìn chung, văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề phong
phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật
của nhà văn với nhiều tìm tòi và thể nghiệm mới. Cái mới đáng chú ý của văn học giai
đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình khám phá nội tâm khai thác sâu sắc
số phận cá nhân và thân phận của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực
như vừa nói cũng đã nảy sinh những khuynh hướng tiêu cực, những biểu hiện quá đà,
thiếu lành mạnh. Văn học có xu hướng nói nhiều tới mặt trái của xã hội, ít nhiều có
khuynh hướng bạo lực.


×