Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tại sao trẻ thường không nghe cha mẹ? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.55 KB, 5 trang )




Tại sao trẻ thường
không nghe cha mẹ?
Từ những gì biết được về năm nhu cầu thiết yếu trong tình cảm của trẻ,
chúng ta thấy rõ ràng hơn lý do tại sao nhiều bậc cha mẹ gặp khó khăn
trong việc kêu gọi trẻ hợp tác toàn diện với mình. Đó là vì họ vô tình
phạm phải những sai lầm trong việc đáp ứng nhu cầu tình cảm của trẻ,
như nhu cầu về tình yêu thương, sự chấp nhận, tầm quan trọng và tính
độc lập. Một khi đời sống tình cảm của trẻ không đạt đến độ hài hòa
nhất định, trẻ sẽ không có cách hành xử tốt và khó mà đạt được kết quả
tốt.

Một trong những câu hỏi phổ biến mà các bậc cha mẹ thường đặt ra cho
chúng tôi là, “Tại sao khi con trai tôi còn nhỏ, nó làm theo những gì tôi nói?
Bây giờ lớn hơn, bạn bè bảo sao thì cứ nghe răm rắp”.
Bây giờ tôi hy vọng chính bạn đã có trong tay câu trả lời rồi. Đó là vì ở giữa
đám bạn bè, trẻ luôn có cảm giác mình được đón nhận với đúng con
người mình. Đó là chưa kể trong tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo của chúng có
thứ tình cảm bạn bè giống như “tình anh em” hay “tình chị em” có sức mạnh
và tuổi thọ kéo dài suốt đời người. Để được một người bạn hay đám bạn
chấp nhận, nhiều em tình nguyện tuân theo bất kỳ luật lệ hay quy định gì,
bất kể điều đó có hợp với đạo lý hay không. Với những đặc điểm tâm sinh lý
của tuổi mới lớn, nhiều em coi việc dám thách thức lại những điều cấm của
người lớn như hút thuốc, ăn cắp vặt, chửi thề, đua xe hay ăn hiếp kẻ khác là
“ngầu”, là “chịu chơi”, hoặc thậm chí là “anh hùng”. Tất cả những biểu hiện
này, dưới góc độ tâm lý, chẳng qua là để thỏa mãn một nhu cầu mạnh mẽ
muốn trở thành người quan trọng, muốn được mọi người chung quanh nhận
biết mà thôi.


Mặt khác, nhiều đứa trẻ không chịu nghe lời phụ huynh vì cha mẹ chúng
thường khiến chúng cảm thấy tồi tệ và thường áp đặt chúng phải làm điều gì
đó theo chủ ý của họ. Điều này vô tình làm nảy sinh tâm lý phản kháng vô
thức, chúng cảm thấy nếu cứ nhất nhất nghe theo cha mẹ tức là chúng thua
trong khi các bậc phụ huynh thắng. Chúng cảm thấy mình bé mọn, chẳng có
gì quan trọng, giống như một con tốt đen trong tay cha mẹ. Nhưng một khi
dám nổi loạn bất chấp hậu quả thì chúng lấy lại được ý nghĩ quan trọng về
mình, và trong trận này chúng đã thắng: “Thấy chưa, mình chỉ bỏ nhà đi một
hôm là ông bà già đã mất ăn mất ngủ ngay”.

Từ kinh nghiệm thực tế trong đào tạo và huấn luyện hàng trăm ngàn học
sinh trong 15 năm qua, chúng tôi rút ra được kết luận rằng những đứa trẻ tự
tin, có bản lĩnh không dễ bị bạn bè lôi kéo và kẻ xấu dụ dỗ. Đó cũng là
những đứa trẻ thật sự cảm thấy được cha mẹ đón nhận, yêu thương, công
nhận vai trò quan trọng của chúng trong cuộc sống, và tôn trọng sự độc lập
tự chủ của chúng. Bởi vì chúng tự hào về bản thân và cảm nhận trọn vẹn tình
thương yêu của gia đình, nên chúng không cần phải đi tìm sự công nhận từ
nơi khác và dễ dàng nói “không” với những cám dỗ từ bên ngoài.
Chỉ Khi Nào Thỏa Mãn Năm Nhu Cầu Cảm Xúc Quan Trọng Của Trẻ,
Bạn Mới Có Thể Ảnh Hưởng Tới Suy Nghĩ Và Hành Vi Của Chúng
Một Cách Tốt Nhất
Nếu muốn con cái lắng nghe chúng ta và có động lực để làm những việc
đúng đắn cho bản thân mình, chúng ta phải biết cách khai thác sức mạnh của
năm nhu cầu cảm xúc, được ví như năm “nút bấm cảm xúc” này. Khi chúng
ta có thể đem lại cho con cái cảm giác được yêu thương, chấp nhận, trở nên
quan trọng và được tự chủ thì chúng ta mới có thể khiến chúng hợp tác với
mình trong hầu hết mọi chuyện.

×