Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

BÁO CÁO KINH TẾ VIỆT NAM 2009 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 121 trang )

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

LỜI NÓI ĐẦU

Báo cáo Kinh tế Việt Nam của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương là tài
liệu tham khảo được phát hành hàng năm nhằm cung cấp cho bạn đọc bức tranh toàn cảnh
nền kinh tế Việt Nam, tổng quan những thành tựu đạt được, phân tích những vấn đề tồn tại,
những thách thức cần vượt qua và đưa ra dự báo triển vọng tăng trưởng một số chỉ tiêu kinh
tế của Việt Nam.
Về cấu trúc, báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2009 nhìn nhận tăng trưởng kinh tế cả
phía cung và phía cầu, nhất là các vấn đề liên quan đến đầu tư và thương mại; phân tích tác
động của các chính sách kinh tế vĩ mô, biến động giá cả và cán cân thanh toán quốc tế; đánh
giá những biến động về lao động, việc làm và thu nhập. Báo cáo cũng đưa ra một số kịch bản
dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu của Việt Nam
trong năm 2010. Đặc biệt, báo cáo phân tích sâu một số vấn đề kinh tế đáng chú ý trong năm
2009 như: Ứng phó với khủng hoảng kinh tế thế giới (cụ thể là: các chính sách đối phó với
khủng hoảng; tái cơ cấu; một số vấn đề về an sinh xã hội Việt Nam năm 2009); đề án 30 và
cải cách thủ tục hành chính; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; tiếp tục thí điểm tập đồn
kinh tế và chuyển đổi công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; năng lực
cạnh tranh của Việt Nam.
Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2009 chủ yếu sử dụng số liệu chính thức do Tổng cục
Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương
và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp. Báo cáo cũng tham khảo và sử dụng nhiều
thông tin khác trong các tài liệu nghiên cứu quốc tế, báo, tạp chí và và một số trang chủ của
Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Trong quá trình xây dựng và hồn thiện báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2009, Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã nhận được sự cổ vũ và các ý kiến đóng góp quý
báu của nhiều chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý nhà nước và viện nghiên cứu. Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của ơng Bùi


Bá Cường (Tổng cục Thống kê), ông Hồ Khắc Tân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Nguyễn
Ngọc Tuyến (Học viện Tài chính), bà Nguyễn Thị Kim Thanh (Ngân hàng Nhà nước), bà
Đinh Hồng Yến (Bộ Cơng thương), ơng Nguyễn Tiến Thỏa (Bộ Tài chính), bà Phan Thị
Minh Hiền (Tổng cục Thống kê) và nhiều chuyên gia khác.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cũng xin chân thành cảm ơn Cơ quan
Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA), trong khuôn khổ Dự án: “Nâng cao năng lực

i


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

nghiên cứu và phân tích kinh tế”, đã hỗ trợ tài chính để Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương có thể hồn thành và giới thiệu với bạn đọc báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2009.
Do hạn chế về nhiều mặt, báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2009 không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết nhất định. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nâng cao hơn nữa chất lượng báo cáo Kinh tế Việt Nam
hàng năm của Viện.

Ý kiến đóng góp xin gửi về theo địa chỉ:
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
68, Phan Đình Phùng, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 080-44132 hoặc: 080-44135; Fax: (04) 8456795
E-mail: hoặc:

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

ii



Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

MỤC LỤC
1.

2.

BỐI CẢNH KINH TẾ NĂM 2009 ......................................................................1
1.1.

Bối cảnh kinh tế thế giới.............................................................................1

1.2.

Bối cảnh và kết quả kinh tế Việt Nam..........................................................4

TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009 ...................................................7
2.1.

Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế ..........................................................7

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế...................................................................................7
2.1.2. Cơ cấu kinh tế ........................................................................................ 14
2.2.

Đầu tư .................................................................................................... 17


2.3.

Thương mại quốc tế và thương mại trong nước .......................................... 20

2.3.1. Thương mại quốc tế ................................................................................ 20
2.3.2. Thương mại trong nước ........................................................................... 25
2.4.

Ổn định kinh tế vĩ mô .............................................................................. 27

2.4.1. Chỉ số giá tiêu dùng................................................................................. 27
2.4.2. Giá đô la Mỹ và giá vàng ......................................................................... 29
2.4.3. Cán cân thanh tốn quốc tế ...................................................................... 31
2.5

Chính sách tài khóa và tiền tệ ................................................................... 32

2.5.1. Ngân sách và chính sách tài khóa.............................................................. 32
2.5.2. Chính sách tiền tệ và diễn biến tiền tệ ....................................................... 36
2.6

Lao động, việc làm .................................................................................. 39

2.6.1. Cung và cầu lao động .............................................................................. 39
2.6.2. Việc làm ................................................................................................ 41
2.6.3. Trình độ chuyên môn và kỹ thuật của lực lượng lao động ........................... 44
2.6.4. Thất nghiệp ............................................................................................ 46
3.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ NỔI BẬT TRONG NĂM 2009 ............................. 49
3.1

Ứng phó với khủng hoảng kinh tế thế giới ................................................. 49

3.1.1. Những tác động của khủng hoảng đối với kinh tế Việt Nam ........................ 49
3.1.2. Phản ứng chính sách................................................................................ 50
3.1.3. Những kết quả đạt được........................................................................... 51
iii


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

3.1.4. Tiếp tục đổi mới và cải cách kinh tế.......................................................... 53
3.2

Vấn đề an sinh xã hội............................................................................... 55

3.2.1. Một số kết quả thực thi chính sách an sinh xã hội năm 2009........................ 55
3.2.2. Một số vấn đề còn tồn tại ......................................................................... 61
3.3

Đề án 30 và cải cách thủ tục hành chính .................................................... 62

3.3.1. Tổng quan đề án cải cách thủ tục hành chính ............................................. 62
3.3.2. Kết quả thực hiện .................................................................................... 64
3.3.3. Nhận xét và kiến nghị.............................................................................. 65
3.4


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................................ 69

3.4.1. Xung quanh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................... 70
3.4.2. Thực hiện TNXHCDN đối với người tiêu dùng ......................................... 71
3.4.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường ........................... 72
3.4.4. Căn nguyên của vấn đề ............................................................................ 73
3.4.5. Các biện pháp thực hiện TNXHCDN ........................................................ 76
3.5
Tiếp tục thí điểm tập đồn kinh tế và chuyển đổi cơng ty nhà nước sang hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp............................................................................... 80
3.5.1. Thí điểm tập đồn kinh tế ........................................................................ 80
3.5.2. Chuyển đổi cơng ty nhà nước sang Luật Doanh nghiệp............................... 85
3.6

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam ............................................................ 91

3.6.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng thể .......................................................... 91
3.6.2. Xu hướng thay đổi của các chỉ số năng lực cạnh tranh chi tiết ..................... 96
3.6.3. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước ASEAN ....................... 97
4

TRIỂN VỌNG KINH TẾ NĂM 2010.............................................................. 100
4.1

Triển vọng kinh tế thế giới năm 2010 ...................................................... 100

4.2

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010 ................................................... 102


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 108

iv


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng Á Châu (Asia Commercial Bank )

AMCHAM

American Chamber of Commerce in Vietnam

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCĐCCHC

Ban chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CIEM

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Central
Institute for Economic Management)

COMA

Tổng cơng ty cơ khí xây dựng (Construction Machinery
Corporation)

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

CSTT

Chính sách tiền tệ

DANIDA

Danish International Development Agency


DFID

Department for International Development

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

ĐNB

Đông Nam bộ

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

EU

Liên minh Châu Âu

FDI


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GAP

Good Agricultural Practice

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GTGT

Giá trị gia tăng

v


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

GTTT

Giá trị tăng thêm

HĐTV

Hội đồng tư vấn


IFC

Công ty Tài chính Quốc tế

IRC

International Rescue Committee

ISO14000

Hệ thống quản lý mơi trường ở các doanh nghiệp

LICOGI

Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Infrastructure
Development and Construction Corporation)

LILAMA

Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Vietnam Machinery
Erection Corporation)

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước


NSTW

Ngân sách trung ương

NGOs

Các tổ chức phi chính phủ (Non-governmental
organizations)

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

OHSAS1800

Hệ thống tiêu chuẩn an tồn-sức khỏe (Occupational health
and safety management systems)

OOG

Office of the Government


SA8000

Hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội

SCM

Standard Cost Measurement (Mơ hình chi phí tiêu chuẩn)

SMEA

Small and Medium Enterprise Administration

TCT

Tổ chun trách

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTK

Tổng cục Thống kê

TDMNBB

Trung du, miền núi Bắc bộ

TLTS


Tích lũy tài sản

vi


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

TNXHCDN

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

TPTTT

Tổng phương tiện thanh toán

TTHC

Thủ tục hành chính

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UNCTAD


United Nations Conference on Trade and Development

UNDP

United Nations Development Program

UNEP

Chương trình mơi trường Liên hiệp quốc

USAID

United States Agency for International Development

USD

Đô la Mỹ

VAT

Thuế giá trị gia tăng

VBLI

Sáng kiến Liên kết Kinh doanh Việt Nam (Vietnam
Business Links Initiative )

VCCI


Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

Viện NCQLKTTƯ

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

VND

Đồng Việt Nam

VPCP

Văn phịng Chính phủ

WEF

World Economic Forum (Diễn đàn Kinh tế Thế giới)

WRAP

Sản xuất hàng may mặc có trách nhiệm tồn cầu

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

XDCB

Xây dựng cơ bản


XK

Xuất khẩu

YBA

Hội doanh nhân trẻ (Young Business Association)

vii


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu kinh tế chính của thế giới, 2008-2009 ........................................2
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trước và sau điều chỉnh ...................................5
Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP theo ngành, 2005-2009 ....................................................7
Bảng 2.2: Tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng (khu vực II) theo ngành, 20052009 ...................................................................................................................... 10
Bảng 2.3: Tốc độ tăng GTTT của khu vực dịch vụ, 2005-2009.................................... 12
Bảng 2.4: Cơ cấu GDP theo ngành, 2000-2009 (%).................................................... 14
Bảng 2.5: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, 2005-2009 (%) .......... 15
Bảng 2.6: Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo cấu thành tổng cầu, 2005-2009............ 16
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo sở hữu, 2005-2009 (%)................................. 18
Bảng 2.8: Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư của dự toán ngân sách nhà nước ........................ 18
Bảng 2.9: Mười mặt hàng xuất khẩu chính năm 2009 ................................................. 21
Bảng 2.10: Kim ngạch nhập khẩu mười mặt hàng chính năm 2009 so với năm 2008 .... 24
Bảng 2.11: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, 2007-2009 ............................... 31
Bảng 2.12: Tăng trưởng huy động vốn và tín dụng tháng 5-12/2009 (%) ...................... 36

Bảng 2.13: Lực lượng lao động theo giới tính và khu vực năm 2009 ............................ 39
Bảng 2.14: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo khu vực và giới tính năm 2009 ....... 40
Bảng 2.15: Số lượng và phân bố lao động có việc làm ................................................ 41
Bảng 2.16: Phân bố phần trăm lao động có việc làm theo nghề nghiệp ......................... 42
Bảng 2.17: Số lượng, phân bổ phần trăm lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế,
1999 và 2009 .......................................................................................................... 42
Bảng 2.18: Phân bổ phần trăm lao động có việc làm chia theo loại hình kinh tế và giới
tính, 2009 ............................................................................................................... 43
Bảng 2.19: Phân bổ phần trăm lao động có việc làm chia theo loại hình kinh tế và nhóm
tuổi, 2009 ............................................................................................................... 44
Bảng 2.20: Phân bố phần trăm lực lượng lao động theo thành thị, nơng thơn, các vùng và
trình độ học vấn đạt được, 2009................................................................................ 44
Bảng 2.21: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo CMKT và tỷ trọng lao động có
trình độ từ đại học trở lên theo khu vực và giới tính năm 2009 .................................... 45
Bảng 2.22: Tỷ lệ thất nghiệp theo khu vực và giới tính năm 2009 ................................ 46
viii


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

Bảng 2.23: Số lượng và phân bổ thất nghiệp theo nhóm tuổi và giới tính, 2009............. 47
Bảng 2.24: Số lượng và phân bổ thất nghiệp theo nhóm tuổi ....................................... 47
Bảng 2.25: Số lượng và phân bổ thất nghiệp theo trình độ và giới tính năm 2009.......... 48
Bảng 3.1: Năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ 2007-2009 ........................................ 91
Bảng 3.2: Các chỉ số có mức tăng hạng nhiều nhất ..................................................... 96
Bảng 3.3: Các chỉ số chi tiết có mức giảm hạng nhiều nhất ......................................... 97
Bảng 4.1: Tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu, 2009-2010 (%) ..................... 100
Bảng 4.2: Giả định và kết quả dự báo một số chỉ tiêu ............................................... 105


ix


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Thay đổi của một số mặt hàng xuất khẩu năm 2009 so với 2008 (%) ............. 22
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường.......................... 23
Hình 2.3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ theo thành phần kinh tế.......................................... 26
Hình 2.4: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 (tháng 12/2008=100) ..................... 27
Hình 2.5: Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD năm 2009........................................................ 29
Hình 2.6: Chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng và đơ la Mỹ (tháng 12/2008=100) .................. 31
Hình 3.1: Thay đổi về điểm số và thứ hạng của các chỉ số năng lực cạnh tranh trụ cột năm
2009 so với năm 2008 ............................................................................................. 91
Hình 3.2: So sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam với các nước ASEAN ................. 98

x


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1: Kết quả chính sách hỗ trợ lãi suất tại địa phương .......................................... 52

Hộp 3.2: Hạn chế trong việc tổ chức theo dõi, giám sát tập đồn, tổng cơng ty ............. 83
Hộp 3.3: Nỗ lực ban đầu minh bạch hóa tập đồn và tổng công ty nhà nước ................. 84
Hộp 3.4: Ba rào cản lớn đối với cải thiện môi trường kinh doanh ................................ 93
Hộp 3.5: Phân loại các nước theo tiêu chí của Diễn đàn Kinh tế thế giới ...................... 98

xi


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

xii


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

1. BỐI CẢNH KINH TẾ NĂM 2009
1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới
Năm 2009 là năm kinh tế thế giới suy thoái nặng nề do phải gánh chịu cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu nghiêm trọng. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP của các nền kinh tế
phát triển năm 2009 giảm 3.3%. Tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU tương
ứng là -2,5%, - 5,4% và -3,9% (Bảng 1.1). Suy thoái sâu rộng tại các nền kinh tế phát triển
là đã kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực đối với kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu. Các nước
đang phát triển phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cả trong điều chỉnh chính sách ngắn hạn
và xây dựng một mơ hình phát triển phù hợp hơn trong dài hạn.
Do hoạt động sản xuất cơng nghiệp và nhu cầu tiêu dùng tồn cầu suy giảm, các
chương trình đầu tư bị căt giảm một cách đột ngột, và các nỗ lực làm giảm tồn kho nhằm đối

mặt sự bất định trong tương lai gia tăng, nên nhìn chung các nền kinh tế đang phát triển cũng
rơi vào suy thoái. Tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển chỉ đạt 1,2% năm 2009,
giảm mạnh từ 5,6% năm 2008. Thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng. Ước tính năm 2009 đã
có thêm 90 triệu người ở các nền kinh tế đang phát triển rơi vào cảnh nghèo đói và khoảng
30-50 nghìn trẻ em đã chết do ảnh hưởng của sự trượt dốc kinh tế.
Cầu nội địa của các nền kinh tế đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy giảm
tích lũy tài sản vốn, với tốc độ tích lũy tài sản vốn giảm từ 13,4% năm 2007 (so với năm
2006) xuống còn 8,5% năm 2008 và 1,3% năm 2009. Cho đến cuối quý 1 năm 2009, sản xuất
công nghiệp của nền kinh tế đang phát triển giảm 12,9% so với 1 năm trước đó. Khối lượng
và giá trị xuất khẩu cũng giảm tương ứng tới 30,2% và 17,6%. Hơn thế nữa, do luồng vốn
chu chuyển thấp, và chi phí vay vốn ngày càng tăng đã tạo ra một lượng vốn cần bù đắp là
690 tỷ USD. Để bù đắp khoản này, việc cắt giảm nhập khẩu, cắt lao động và trong một vài
trường hợp là việc đổ vốn của các tổ chức quốc tế và các cơ quan viện trợ quốc tế.
Từ khoảng giữa năm 2009, nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, hệ
thống tài chính dần ổn định hơn nhờ những nỗ lực can thiệp mạnh mẽ trên thị trường tài
chính và thực thi các gói kích thích kinh tế (thơng qua nới lỏng tiền tệ và tài khóa). Tuy
nhiên, sự phục hồi kinh tế cịn mong manh và rủi ro bất ổn tài chính vẫn còn cao.
Điểm còn tương đối sáng năm 2009 là tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á, đặc
biệt là của Trung Quốc và Ấn Độ nhờ ít dích lứu trực tiếp tới cuộc khủng tài chính, các nền
tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt và việc thực hiện các gói kích thích kinh tế to lớn. So với
năm 2008, tốc độ tăng trưởng của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương năm 2009 chỉ giảm 1,2
điểm phần trăm xuống còn 6,8%, trong khi tốc độ tăng trưởng của khu vực Nam Á vẫn giữ

1


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009


ổn định ở mức 5,7%. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc ước chỉ giảm từ 9% năm 2008
xuống 8,4% năm 2009.

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu kinh tế chính của thế giới, 2008-2009

Các khu vực và nước

Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF)

Ngân hàng thế giới
(WB)

2008

2009

2008

2009

Tăng trưởng GDP toàn cầu (%)

3,0

-0,8

1,7

-2,2


Các nước phát triển

0,5

-3,2

0,4

-3,3

Hoa Kỳ

0,4

-2,5

0,4

-2,5

Nhật Bản

-1,2

-5,3

-1,2

-5,4


Khu vực EU 15

0,6

-3,9

0,5

-3,9

Các nước công nghiệp mới châu Á

1,7

-1,2

Các nước đang phát triển

6,1

2,1

5,6

1,2

Các nước đang phát triển ở châu Á

7,9


6,5
8,0

6,8

9,0

8,4

Các nước Đơng Á-Thái Bình Dương
Trung Quốc

9,6

8,7

ASEAN 5

4,7

1,3

2,8

-12,3

3,0

-14,4


Các nước phát triển

3,4

0,1

3,1

-0,2

Các nền kinh tế đang phát triển

9,2

5,2

Tăng trưởng thương mại (%)
Lạm phát

Nguồn: IMF (April, 2009), World Bank (January, 2010).

Việc các hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ và gia tăng khoảng cách giữa sản
lượng thực tế và sản lượng tiềm năng đã làm giảm sức ép về lạm phát. Vào tháng 7 năm
2009, lạm phát tồn cầu giảm xuống từ 6%/năm xuống cịn 1% so với cùng thời điểm của
năm trước đó. Ở các quốc gia phát triển, lạm phát xuống chỉ cịn 0% vì giá dầu còn ở mức
thấp hơn nhiều so với giá dầu một năm trước đó, dù đã có tăng nhẹ trở lại. Lạm phát cơ bản
đã giảm xuống còn 1,2% từ 2% một năm trước đó. Tương tự, lạm phát cơ bản ở các quốc gia
mới nổi cũng giảm còn 4,2%.


2


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

Do vậy, lãi suất cơ bản được giảm xuống một cách đáng kể, và gần như bằng 0 ở
nhiều nền kinh tế phát triển, dẫn đến tình trạng gần như khơng có khơng gian để cắt giảm
hơn nữa. Thậm chí, Chính phủ ở nhiều quốc gia đã cam kết sẽ duy trì chính sách lãi suất cơ
bản thấp cho tới khi có những dấu hiệu phục hồi kinh tế rõ ràng hơn. Các nền kinh tế mới nổi
cắt giảm lãi suất cơ bản ít hơn, một phần là do sức ép của lạm phát sau khi có những dấu hiệu
phục hồi kinh tế và những sức ép phá giá đồng bản tệ để phản ứng với việc vốn chảy ra
ngoài. Ngân hàng Trung ương ở nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi sử dụng các cách
thức ít được sử dụng để tạo các điều kiện tài chính dễ dàng hơn.
Ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi, các chính sách tài khóa đã tạo những xung
lực để phản ứng lại sự suy giảm kinh tế. Các chính sách tài khóa này đặc biệt có hiệu quả khi
mà chính sách tiền tệ khơng có tác dụng ở nhiều nền kinh tế phát triển. Nhìn chung, thâm hụt
tài khóa năm 2009 tăng khoảng 6 phần trăm điểm so với mức thâm hụt tài khóa năm 2007.
Bên cạnh các nỗ lực của Ngân hàng Trung ương, các chính phủ cũng can thiệp mạnh
vào hệ thống tài chính để làm giảm bớt những lo ngại về sự sụp đổ có tính hệ thống và tái lập
lại sự tin tưởng của công chúng. Các biện pháp này bao gồm đảm bảo các khoản tiền gửi và
nợ, tái cấp vốn cho các định chế tài chính và các chương trình giảm nợ xấu của các định chế
này.
Sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn giữa những năm
2000 và những nhân tố ảnh hưởng tới cung đã đấn đến suy giảm dự trữ dầu, lương thực và
đến sản xuất và dự trữ kim loại. Những nhân tố này, cùng với các hoạt động đầu cơ đã làm
trầm trọng hơn hậu quả của tình trạng cung eo hẹp, dẫn đến tạo áp lực đến giá cả hàng hóa.
Kết quả là từ năm 2003 đến năm 2008, giá hàng hóa phi năng lượng đã tăng gấp đôi trong
khi gia năng lượng tăng 170%.

Mặc dù giá cả hàng hóa đã có dấu hiệu giảm khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng
nhưng do tình hình tài chính và sự trì trệ của các hoạt động kinh tế đã gây ra một sự sụt giảm
về cầu hàng hóa trên tồn cầu. Nhìn chung, thương mại tồn cầu có xu hướng giảm sút cùng
với sản xuất cơng nghiệp mặc dù suy giảm thương mại sâu sắc hơn. Giá trị thương mại toàn
cầu giảm 31% từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009. Tuy thương mại toàn cầu đã
phục hồi một phần nhưng tính đến tháng 10 năm 2009, giá trị thương mại toàn cầu vẫn giảm
2,8% so với mức trước khủng hoảng.
Đầu tư nước ngoài toàn cầu chịu tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế tài
chính. Dịng chảy đầu tư nước ngồi ước tính giảm từ 1.700 tỷ USD xuống còn dưới 1.200 tỷ
USD năm 2009. Khủng hoảng cũng tạo ra những thay đổi trong dịng chảy đầu tư nước
ngồi. Đầu tư vào các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi gia tăng, trong khi

3


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

đầu tư nước ngoài vào các quốc gia phát triển giảm mạnh, chỉ chiếm 29% trong tổng dòng
vốn đầu tư (so với tỷ trọng ??% năm 2008 hoặc 2007).

1.2. Bối cảnh và kết quả kinh tế Việt Nam
Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đánh dấu sự kiện 3 năm gia nhập WTO trong bối cảnh
khủng hoảng khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng nổ vào tháng 9/2008 và nền kinh tế
thế giới bước vào suy thoái nghiêm trọng. Những kênh tác động chủ yếu của khủng
hoảng và suy thối tồn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam là thương mại và đầu tư, nhất
là FDI. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ Việt Nam của các nước bạn hàng chính
suy giảm mạnh. Luồng vốn FDI nước ngoài cũng giảm do số lượng và giá trị đầu tư của
các dự án mới giảm, các dự án đã đăng ký triển khai chậm hoặc đình chỉ, trong khi các dự

án đang hoạt động bị giảm sản lượng. Người lao động bị giảm giờ làm việc hoặc thất
nghiệp, thu nhập giảm. Kết quả là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm. Kinh nghiệm 3 năm
gia nhập WTO cũng cho thấy Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên
ngoài như biến động giá cả trên thị trường thế giới, và tình hình kinh tế của các đối tác
thương mại, đầu tư chính.
Trong 3 năm 2007-2009, Việt Nam đã phải đối mặt với các tình huống khác nhau và do
vậy, có sự chuyển hướng thực thi chính sách một cách rất căn bản. Trước tình hình lạm
phát gia tăng từ Quý III/2007, từ tháng 4/2008 Chính phủ đã có bước ngoặt chính sách từ
thúc đẩy tăng trưởng sang kiềm chế lạm phát bằng thắt chặt chính sách tiền tệ và đầu tư
cơng, chấp nhận đánh đổi tăng trưởng-lạm phát trong ngắn hạn. Từ tháng 10/2008, nền
kinh tế lại phải ra sức chống đỡ tác động tiêu cực của cơn bão khủng hoảng và suy thối
tồn cầu. Trong q I năm 2009, trước bối cảnh kinh tế thể hiện qua các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đầu tư, giải quyết việc làm, thu ngân sách, v.v. đều gặp
nhiều khó khăn, có dấu hiệu giảm sút và hầu hết các chỉ tiêu đều đạt thấp so với kế hoạch
và so với cùng kỳ nhiều năm trước. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2009
chỉ đạt mức 3.1%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Một lần nữa, Chính phủ lại
chuyển hướng chính sách, tập trung chống suy giảm kinh tế cùng tiếp tục duy trì ổn định
kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Ngày 19/6/2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XII đã
ra Nghị quyết số 32/2009/QH12 điều chỉnh mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội năm 2009 là: “Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế,
phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mơ;
chủ động phịng ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh,
giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, trong đó, mục tiêu hàng đầu là ngăn

4


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009


chặn suy giảm kinh tế”. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trước và sau điều chỉnh được thể
hiện trong Bảng 1.2.

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trước và sau điều chỉnh

Trước
(Theo Sau (Theo Nghị
Nghị
quyết quyết
Thực hiện
23/2008/QH12)
32/2009/QH12)
Tốc độ tăng GDP1 (%)

6,5

5

5,32

Bội chi NSNN so với GDP (%)

<7

< 4,82

6,9

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (%)


< 15

< 10

6,88

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%)

13

3

-9,7

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%)

39,5

42,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hai giải pháp chính sách quan trọng được sử dụng để ngăn chặn suy giảm kinh tế
là: Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng. Chính sách tài khóa mở
rộng được thực hiện thơng qua các gói kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh và xuất khẩu (nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa), phát triển kết
cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và hỗ trợ xã hội với các giải pháp chính là hỗ trợ lãi suất
và cho vay ưu đãi, kích thích tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chính sách tiền tệ mở
rộng được thực hiện thơng qua việc: duy trì các loại lãi suất ở mức thấp, lãi suất cơ bản là

7%, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ mức 10% xuống 5%, tăng nguồn cung tiền, các ngân
hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.
Nhờ các giải pháp trên, năm 2009 tổng sản phẩm trong nước tăng 5,3%. Đây là
mức tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh suy thối diễn ra sâu rộng trên thế giới, cả
tại các nước phát triển và đáng phát triển. Các vấn đề xã hội như thất nghiệp, mất việc
làm đã khơng nghiêm trọng như suy tính ban đầu. Lạm phát năm 2009 chỉ còn 6,9%, thấp
hơn rất nhiều mức 23% năm 2008. Mục tiêu “ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì ổn định
kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội” về cơ bản đã đạt được.
Trong Báo cáo tháng 4/2009, WB dự báo về tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam năm 2009 vào khoảng 5,5%;
so với dự báo của IMF là 4,8% của ADB là 4,5%.
1

5


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

Tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với khơng ít thách thức. Kinh nghiệm sau
3 năm gia nhập WTO cho thấy ổn định kinh tế vĩ mơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
đối phó với các cú sốc từ bên ngoài và đảm bảo tăng trưởng hiệu quả, bền vững. Các giải
pháp ổn định kinh tế vĩ mơ đã có những hiệu ứng tích cực, song rủi ro bất ổn kinh tế vĩ
mô vẫn khá cao. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ tiêu về ổn định
kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang hạn chế nhiều năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI)
của Việt Nam.
Nhập siêu cao liên tục vẫn là vấn đề rất đáng lưu ý. Giá trị nhập siêu năm 2009 là
12,853 tỷ USD so với 18,029 tỷ USD năm 2008, song tỷ lệ so với GDP vẫn cao (15,21%
năm 2008 và 10,35% năm 2009). Đặc biệt, với đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
là Trung Quốc, giá trị nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng gia tăng. Tỷ lệ nhập siêu từ

Trung Quốc so với tổng giá trị nhập siêu năm 2007 chiếm 64,4%, năm 2008 chiếm 72%;
và năm 2009 chiếm 94,3%. Cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam trở nên bất định
hơn rất nhiều. Mặc dù đạt thặng dư lên đến 10,2 tỷ USD năm 2007 2, cán cân tổng thể chỉ
đạt thặng dư gần 0,5 tỷ USD năm 2008, và thậm chí cịn thâm hụt khá lớn (khoảng 8,8 tỷ
USD hay 9,2% GDP) trong năm 2009. Cùng với lạm phát cao (tương đối so với các đối
tác thương mại), đây là một lý do chính gây áp lực mất giá VNĐ. Điều đáng lưu ý là,
mức độ bền vững trong tài trợ cho thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai đã trở nên
mong manh hơn nhiều trong 2 năm 2008-2009.
Rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô còn thể hiện ở mức độ thâm hụt ngân sách cao trong
năm 2009, lên tới 6,9% GDP (theo cách tính của Việt Nam). Mức độ thâm hụt ngân sách
cao trong năm 2009 một phần do chính phủ tăng chi để thực hiện gói kích thích kinh tế
và một phần do nguồn thu ngân sách giảm. Nợ cơng cũng có xu hướng tăng nhanh, dù
vẫn được xem là trong phạm vi ngưỡng an toàn (chưa vượt quá 50% GDP). Tuy nhiên,
đây cũng là thời điểm buộc Việt Nam phải cân nhắc tính tốn kỹ lưỡng hơn rất nhiều đối
với các khoản chi đầu tư Nhà nước và vay nợ cả trong nước và nước ngoài.
Sau 3 năm gia nhập WTO, thể chế kinh tế thị trường Việt Nam đã có sự chuyển
biến tích cực, các yếu tố của kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện, phù hợp hơn
với chuẩn mực quốc tế. Việc thực hiện cam kết WTO cũng như các cam kết quốc tế khác
đã góp phần hình thành về cơ bản thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, và hồn thiện
hơn thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường
khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, thị trường dịch vụ chưa phát triển đúng mức; thị trường
chứng khốn chưa ổn định; thị trường tài chính - ngân hàng chưa thực sự an toàn; thị
2

Gấp gần 2,4 lần so với năm 2006.

6


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương


KINH TẾ VIỆT NAM 2009

trường bất động sản vẫn diễn biến phức tạp gây trở ngại cho phát triển kinh tế và đầu tư
có hiệu quả; thị trường khoa học - cơng nghệ chưa phát huy tác dụng cần có; thị trường
lao động còn chia cắt và theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực.
Sâu xa hơn, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những bất cập căn bản về dịch chuyển
cơ cấu kinh tế và mơ hình phát triển, địi hỏi phải có những tư duy mới và cách làm mới
tạo sự bứt phá đảm bảo tăng trưởng hiệu quả và phát triển bền vững. Nhìn nhận từ năm
2009, một số vấn đề cần lưu ý trong cơ chế chính sách của Việt Nam là: cải thiện năng
lực cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng kinh tế; chú trọng vào phát triển kết cấu hạ tầng
và nguồn nhân lực, hoàn thiện khung khổ pháp lý để thực thi có hiệu quả các cam kết về
hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh cơ cấu lại các tập đoàn nhà nước, tiếp tục thực hiện
một cách đồng bộ các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện hệ thống an sinh xã hội.
2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009
2.1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế 3

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Từ cuối năm 2008, nền kinh tế Việt nam - vốn đã có những yếu kém nội tại và lại vừa
trải qua bất ổn kinh tế vĩ mô – đã chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu. Tác động mạnh nhất là vào quý I/2009 với tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,1% so với
cùng kỳ năm 2008. Cùng với sự hồi phục dần, tuy yếu ớt, của kinh tế thế giới và khu vực, và
nhờ những phản ứng tích cực, kịp thời của Chính phủ thơng qua gói kích thích kinh tế, tốc độ
tăng trưởng GDP qua các quý đã nâng dần lên, lần lượt đạt 4,5%, 6%, và 6,9% trong quí II, III,
và IV năm 2009. Kết quả là GDP cả năm 2009 đạt 5,3%. Mặc dù vượt được chỉ tiêu (đã điều
chỉnh từ 6,5% xuống còn 5%) của Quốc hội, song đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm
2000. Tăng trưởng của cả 3 khu vực nông – lâm – thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
năm 2009 đều sụt giảm so với năm 2008 ( Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP theo ngành, 2005-2009

Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

Tốc độ tăng trưởng (%)
GDP
Nông - lâm - thủy sản

3

8,44

8,23

8,46

6,18

5,32

4,02


3,69

3,76

4,07

1,83

Số liệu thống kê năm 2009 trong Mục này đều là ước tính.

7


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

Cơng nghiệp - xây dựng

10,69

10,38

10,22

6,11

5,52

Dịch vụ


8,48

8,29

8,85

7,18

6,63

Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm phần trăm
GDP

8,44

8,23

8,46

6,18

5,32

Nông - lâm - thủy sản

0,82

0,72


0,70

0,73

0,32

Cơng nghiệp - xây dựng

4,21

4,17

4,19

2,54

2,30

Dịch vụ

3,42

3,34

3,57

2,90

2,70


Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo tỷ lệ phần trăm
GDP

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Nông - lâm - thủy sản

9,71

8,77

8,32

11,81

6,03

Công nghiệp - xây dựng

49,83

50,68


49,50

41,16

43,16

Dịch vụ

40,46

40,55

42,17

47,03

50,81

Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính tốn của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương (Viện NCQLKTTƯ).

Trong nhiều năm, khu vực công nghiệp - xây dựng, do chiếm tỷ trọng lớn trong GDP
và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm (GTTT) cao nhất, nên ln có đóng góp lớn nhất vào tốc độ
tăng trưởng chung của nền kinh tế. Song năm 2009 (cũng như năm 2008), do có tốc độ tăng
GTTT thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% năm 2007, nên khu vực công nghiệp -xây dựng
chỉ đứng thứ hai trong đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung, chiếm 43,2% hay 2,3
điểm phần trăm tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng GTTT năm 2009 của khu vực dịch vụ đạt 6,6%
so với 7,2% năm 2008, nhưng vẫn cao hơn nhiều tốc độ tăng GDP, nên vẫn có đóng góp cao
nhất vào tăng trưởng chung, tới 50,8% hay 2,7 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP. Khu

vực nông - lâm - thủy sản năm 2009 có tốc độ tăng GTTT giảm mạnh nhất, chỉ đạt 1,8% so với
4,1% năm 2008, và đóng góp 6,0% hay 0,3 điểm phần trăm trong tăng trưởng GDP.

2.1.1.1.

Khu vực nông - lâm - thủy sản

Năm 2009, trong khu vực nông - lâm - thủy sản, GTTT của ngành nông nghiệp vẫn giữ
tỷ trọng rất lớn, xấp xỉ 80% và tăng 1,3%, thấp đáng kể so mức 3,9% năm 2008. Nguyên nhân
là năm 2008 được mùa lớn, sản lượng lúa đạt mức cao nhất trong 12 năm trước đó, và hơn nữa
vụ mùa năm 2009 ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung bị bão lũ gây thiệt hại
nặng nề. Ngành nơng nghiệp đóng góp 59,1% hay 1,1 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng trong
1,8% của cả khu vực nông - lâm - thủy sản.

8


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

Sản lượng lúa năm 2009 đạt 38,9 triệu tấn, tăng 0,4% so với năm 2008, chủ yếu do diện
tích gieo trồng tăng 25,8 nghìn ha (năng suất khơng tăng). Nếu tính cả 4,4 triệu tấn ngơ thì tổng
sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 43,3 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm 2008. Sản
lượng một số cây hàng năm tăng thấp, thậm chí cịn giảm sút so với năm 2008 do vụ đông bị
bão và lũ. Cây lâu năm có xu hướng phát triển khá, một mặt do giá bán sản phẩm tăng; mặt
khác, những năm trước đây nhiều địa phương đã tiến hành trồng thay thế những diện tích cây
già cỗi bằng loại cây giống mới có năng suất và tạo thu nhập cao hơn, do vậy đã khuyến khích
các doanh nghiệp và người dân mở rộng diện tích gieo trồng.
Chăn ni tiếp tục phát triển, nhất là chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Theo kết quả

điều tra tại thời điểm 01/7/2009, số trang trại chăn nuôi đã tăng 18,5% so với cùng thời điểm
năm 2008, trong đó một số địa phương vùng Đơng Nam Bộ có số trang trại chăn ni tăng trên
50% như: Bình Phước tăng 60%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 58,7%; Bình Dương tăng 51%.
Dịch bệnh vẫn phát sinh nhưng ở phạm vi hẹp nên số lượng gia súc, gia cầm nhìn chung tăng
hơn năm 2008.
GTTT năm 2009 của ngành lâm nghiệp, vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong khu vực nông lâm - thủy sản, tăng 3,4% so với năm 2008. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2000 ngành lâm
nghiệp có tốc độ tăng cao trên 3%. Diện tích rừng trồng tập trung đạt 212,0 nghìn ha, tăng
5,9%; khoanh ni tái sinh đạt 1032,0 nghìn ha, tăng 5,2%; diện tích rừng được chăm sóc đạt
486,0 nghìn ha, tăng 4,3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3.766,7 nghìn m 3 , tăng 5,7%. Kết quả
chủ yếu do đầu tư được tăng cường, kể cả đầu tư lớn từ các chương trình dự án và vốn đầu tư
của các hộ gia đình tại nhiều địa phương (việc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng bảo
đảm được quyền lợi ổn định lâu dài cho các hộ nhận khoán khoanh nuôi tái sinh rừng). Hiện
tượng cháy rừng, chặt phá rừng đã giảm nhiều. Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá năm 2009
là 3221 ha, giảm 18,8% so với năm 2008, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1658 ha, giảm
1,2%; diện tích rừng bị chặt phá 1563 ha, giảm 30,3%.
Ngành thủy sản năm 2009 gặp khơng ít khó khăn, đặc biệt do giá nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ không ổn định. Tốc độ tăng GTTT đạt 4,3%, thấp so với mức tăng 5,4% năm
2008, và thấp hơn nhiều so với năm 2007 (10,6%). Sản lượng thủy sản đạt 4847,6 nghìn tấn,
tăng 5,3% so với năm 2008; trong đó cá 3.654,1 nghìn tấn, tăng 5,3%; tơm 537,7 nghìn tấn,
tăng 7,2%. Diện tích ni trồng cá tra và tôm sú giảm tương ứng 12,4% và 10,7% so với năm
2008. Do vậy, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2569,9 nghìn tấn, tăng 4,2%, thấp so với 5,4%
năm 2008 (và 10,6% năm 2007). Sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.277,7 nghìn tấn, tăng
6,6% so với năm 2008. Đây là tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây. Đặc biệt, khai thác
thủy sản biển đạt 2086,7 nghìn tấn, tăng tới 7,2% do nhiều lọai cá xuất hiện trên ngư trường
với mật độ cao và thời gian kéo dài.

9


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương


KINH TẾ VIỆT NAM 2009

1.1.1.12.1.1.2. Khu vực công nghiệp - xây dựng
Năm 2009 khu vực công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là cơng nghiệp chế biến, gặp rất
nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu.
Mặc dù gói kích thích kinh tế của Chính phủ giảm bớt được phần nào tác động xấu của cuộc
khủng hoảng, GTTT năm 2009 của khu vực công nghiệp - xây dựng cũng chỉ tăng 5,5%;
trong đó, ngành cơng nghiệp và ngành xây dựng tương ứng tăng gần 4,0% và 11,4% so với
8,0% và - 0,4% năm 2008 (năm 2007: gần 10,0% và 12,2%) (Bảng 2.2).
Năm 2009 sản lượng than sạch đạt 43,7 triệu tấn, tăng 9,9% so với năm 2008; sản
lượng dầu thô khai thác 16,360 nghìn tấn, tăng 9,8% so với năm 2008 4; sản lượng khí hóa lỏng
đạt 362,2 nghìn tấn, tăng 39,3% so với năm 2008. Kết quả, GTTT ngành công nghiệp khai thác
tăng mạnh, tới 7,6%, khác hẳn các năm 2005-2008 khi ngành có tốc độ tăng trưởng rất thấp
hoặc âm. Với tỷ trọng trong khu vực công nghiệp - xây dựng xấp xỉ 10,5%, cơng nghiệp khai
thác đã đóng góp 14,3% hay 0,8 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng của khu vực công
nghiệp - xây dựng.
Công nghiệp chế biến có tốc độ tăng GTTT 2,8%, giảm sâu so với mức 9,9% năm 2008
và những năm trước đó. Sản xuất phục vụ cho thị trường xuất khẩu phải đối mặt với cầu nhập
khẩu suy giảm mạnh và xu hướng bảo hộ tăng. Hàng công nghiệp chế biến phục vụ thị trường
trong nước cũng chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt của hàng nhập khẩu tiếp tục gia tăng sau khi
mức thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm theo lộ trình cam kết WTO và các cam kết khác.
Tuy tốc độ tăng GTTT giảm mạnh, song do chiếm tỷ trọng xấp xỉ 60% trong khu vực công
nghiệp - xây dựng, nên ngành cơng nghiệp chế biến vẫn đóng góp 30,7% hay 1,8 điểm phần
trăm trong tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng.

Bảng 2.2: Tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng (khu vực II)
theo ngành, 2005-2009
Ngành


2005

2006

2007

2008

2009

Tốc độ tăng trưởng (%)
Khu vực công nghiệp và xây dựng

10,69

10,38

10,22

6,11

5,52

10,64

10,20

9,68

7,97


3,98

Công nghiệp khai thác

1,86

-2,00

-2,20

-3,83

7,62

Công nghiệp chế biến

12,92

13,36

12,37

9,94

2,76

Công nghiệp điện, ga, cung cấp
nước


12,30

9,91

9,09

10,49

9,02

Công nghiệp

4

Lưu ý là dầu thô cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất (khoảng trên 2 triệu tấn) và xuất khẩu.

10


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Xây dựng

10,87

11,04

KINH TẾ VIỆT NAM 2009
12,15

-0,38


11,36

Đóng góp vào tốc độ tăng GTTT khu vực II theo điểm phần trăm
Khu vực công nghiệp và xây dựng

10,69

10,38

10,22

6,11

5,52

8,32

7,97

7,55

6,19

3,14

Công nghiệp khai thác

0,29


-0,29

-0,28

-0,44

0,79

Công nghiệp chế biến

7,17

7,56

7,19

5,89

1,70

Công nghiệp điện, ga, cung cấp
nước

0,86

0,71

0,64

0,74


0,66

2,37

2,41

2,67

-0,08

2,38

Cơng nghiệp

Xây dựng

Đóng góp vào tốc độ tăng GTTT khu vực II theo tỷ lệ phần trăm
Khu vực công nghiệp và xây dựng

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00


77,86

76,80

73,92

101,39

56,91

Công nghiệp khai thác

2,74

-2,79

-2,77

-7,15

14,25

Công nghiệp chế biến

67,05

72,79

70,38


96,48

30,71

Công nghiệp điện, ga, cung cấp
nước

8,08

6,80

6,31

12,06

11,94

22,14

23,20

26,08

-1,39

43,09

Công nghiệp

Xây dựng


Nguồn: TCTK và tính tốn của Viện NCQLKTTƯ.

Sản lượng (tính theo đơn vị hiện vật) nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến chủ yếu
giảm sút mạnh so với năm 2008, như quần áo người lớn (giảm 16,2%), giấy, bìa (giảm 14,0%),
vải dệt từ sợi bông (giảm 12,8%), xe tải (giảm 7%), thủy hải sản chế biến (giảm 6,3%) và tivi
(giảm 6,2%). Một số sản phẩm khác có sản lượng giảm khoảng 2-5% như phân bón hóa học,
giày thể thao, máy giặt, và xe chở khách. Tuy nhiên, một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong
nước vẫn duy trì được tốc độ tăng cao so với năm 2008 như điều hòa nhiệt độ (tăng 41,8%), tủ
lạnh, tủ đá (tăng 29,5%), xà phòng giặt (tăng 20,2%), xi măng (tăng 19,2%), thép tròn (tăng
19,1%), và thuốc lá điếu (tăng 10,5%). Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 trong chừng
mực nhất định bộc lộ rõ hơn những điểm yếu của ngành công nghiệp chế biến: hiệu quả sản
xuất thấp và phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu đầu vào.
Năm 2009 GTTT của ngành phân phối điện, ga và nước vẫn giữ được tốc độ tăng, tuy
có thấp hơn mức tăng 10,5% năm 2008, đạt 9,0%, đóng góp gần 12,0% hay 0,7 điểm phần
trăm tốc độ cho tăng trưởng của khu vực công nghiệp-xây dựng.

11


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

Ngành xây dựng có GTTT tăng cao, đạt 11,4% so với năm 2008, một phần do tốc độ
tăng trưởng năm 2008 giảm -0,38%, phần quan trọng khác, do hưởng lợi rõ rệt của các giải
pháp tăng chi đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ lãi suất,... trong gói kích thích kinh tế
của Chính phủ. Ngành xây dựng có tốc độ tăng GTTT cao nên đã đóng góp tới 43,1% hay 2,4
điểm phần trăm trong tăng trưởng của khu vực công nghiệp – xây dựng.


1.1.1.22.1.1.3. Khu vực dịch vụ
Năm 2009, GTTT của khu vực dịch vụ tăng 6,6% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với
năm 2008). Trong đó, nhóm ngành dịch vụ kinh doanh có tính thị trường và nhóm ngành
dịch vụ sự nghiệp có tốc độ tăng GTTT giảm, đều đạt khoảng 6,6%, cịn nhóm ngành dịch vụ
quản lý hành chính cơng có tốc độ tăng GTTT tăng, đạt 7,3% (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Tốc độ tăng GTTT của khu vực dịch vụ, 2005-2009
Ngành

2005

2006

2007

2008

2009

Tốc độ tăng trưởng (%)
Khu vực dịch vụ

8,48

8,29

8,85

7,18


6,63

Dịch vụ kinh doanh có tính thị
trường

8,67

8,38

9,00

7,13

6,57

Dịch vụ sự nghiệp

8,08

8,09

8,41

7,76

6,64

Dịch vụ quản lý hành chính cơng

7,21


7,57

8,13

6,47

7,27

Đóng góp vào tốc độ tăng GTTT khu vực dịch vụ theo điểm phần trăm
Khu vực dịch vụ

8,48

8,29

8,85

7,18

6,63

Dịch vụ kinh doanh có tính thị
trường

6,79

6,57

7,06


5,60

5,16

Dịch vụ sự nghiệp

1,22

1,21

1,26

1,16

1,00

Dịch vụ quản lý hành chính cơng

0,48

0,50

0,53

0,42

0,47

Đóng góp vào tốc độ tăng GTTT khu vực dịch vụ theo tỷ lệ phần trăm

Khu vực dịch vụ

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Dịch vụ kinh doanh có tính thị
trường

79,98

79,32

79,75

78,02

77,86

Dịch vụ sự nghiệp

14,33

14,63


14,21

16,09

15,02

Dịch vụ quản lý hành chính cơng

5,69

6,05

6,04

5,88

7,12

12


Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

KINH TẾ VIỆT NAM 2009

Nguồn: TCTK và tính tốn của Viện NCQLKTTƯ.

Nhóm dịch vụ kinh doanh có tính thị trường giữ vai trò lớn nhất trong tốc độ tăng
GTTT của khu vực dịch vụ (năm 2009 đóng góp 77,9% hay 5,2 điểm phần trăm trong tốc độ

tăng GTTT của khu vực dịch vụ). Thương nghiệp, vận tải, bưu chính viễn thơng và du lịch, và
tài chính ngân hàng, bảo hiểm là những ngành có tốc độ tăng trưởng cao, trong khi đó khách
sạn nhà hàng và kinh doanh bất động sản là những ngành có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với
năm 2008.
Bán buôn và bán lẻ chiếm khoảng 40% GTTT của khu vực dịch vụ, ước tăng 7,7% so
với 6,4% năm 2008, phần quan trọng do sản xuất phục vụ thị trường trong nước được đẩy
mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng 18,6% so với năm 2008 (nếu loại trừ
yếu tố giá, tăng 11%). Tuy thấp hơn nhiểu mức tăng trên 30% năm 2008, song đây là mức tăng
khá ấn tượng, phản ánh thị trường trong nước giữ được vai trò là “điểm tựa” giúp duy trì sản
xuất và phục hồi tăng trưởng (Bộ Cơng Thương, 2009b).
Những năm gần đây ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ln có mức tăng trưởng
cao. Đây là ngành có mức tăng trưởng cao nhất năm 2009 trong khu vực dịch vụ, đạt 8,7%,
cao hơn nhiều mức tăng 6,6% năm 2008. Kết quả này một phần đáng kể là do ngành tham gia
thực thi gói kích thích kinh tế của Chính phủ, đặc biệt thơng qua vai trị kênh truyền dẫn vốn
cho nền kinh tế, đặc biệt là dòng vốn được hỗ trợ lãi suất.
Ngành vận tải, bưu chính viễn thơng, và du lịch có tốc độ tăng GTTT cao thứ hai, đạt
8,5%, cũng cao hơn nhiều so với mức tăng 6,6% năm 2008. Năm 2009 vận tải hành khách tăng
8,2%, trong đó vận tải trong nước tăng 8,4%; doanh thu thuần dịch vụ bưu chính viễn thơng
tăng 39,7%. Thị trường viễn thông ngày càng phát triển do khách hàng thuê bao gia tăng nhờ
hàng loạt chính sách khuyến mại, giảm giá của các mạng điện thoại và internet. Khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam năm 2009 đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 10,9% so với năm 2008 do kinh
tế của nhiều nước và vùng lãnh thổ suy thối.
Tốc độ tăng GTTT của nhóm dịch vụ sự nghiệp có xu hướng giảm trong 2 năm 2008 và
2009, do người dân thắt chặt chi tiêu cho đào tạo và y tế trước tác động của bất ổn kinh tế vĩ
mô (2008) và suy giảm kinh tế (2009). Năm 2009, tốc độ tăng GTTT của ngành giáo dục đào
tạo, y tế và thể thao đạt tương ứng 6,6%, 6,7%, và 7,2% so với năm 2008.
Năm 2009, nhóm ngành dịch vụ quản lý hành chính cơng có tốc độ tăng trưởng cao
nhất trong ba nhóm ngành dịch vụ, đạt 7,3% do Chính phủ thực hiện chính sách kích thích
kinh tế và lương có mức tăng thực.


13


×