Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 1945 1946 ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.63 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN
CÁCH MẠNG TRƯỚC TÌNH THẾ NGÀN CÂN TREO SỢI TĨC
CỦA VIỆT NAM SAU THÁNG TÁM NĂM 1945..................................2
1.1. Hồn cảnh nước ta sau Cách mạng Tháng Tám.........................2
1.2. Chủ trương, đương lối của Đảng và chính quyền cách mạng....3
1.2.1. Xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả bộ máy chính quyền
nhà nước dân chủ từ Trung ương đến địa phương................................3
1.2.2. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh - công cụ
bạo lực sắc bén của Đảng, giữ vững chính quyền, bảo vệ Tổ quốc......4
1.2.3. Thực hiện tốt chủ trương về công tác đối ngoại..........................5
II. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG, RÚT KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BẢN THÂN........6
2.1. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của
Đảng........................................................................................................6
2.1.1. Ý nghĩa lịch sử............................................................................6
2.1.2. Một số bài học kinh nghiệm........................................................7
2.2. Rút kinh nghiệm bản thân.............................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................11

i


MỞ ĐẦU
Hơn 76 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành
công, tinh thần bất diệt của những ngày tháng Tám lịch sử vẫn luôn cổ vũ,
động viên mỗi người dân đất Việt vững tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng
suốt của Đảng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành thắng lợi vĩ đại


trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu
tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng
minh, thành cơng đó có được là nhờ một đảng tiên phong thật sự cách mạng,
tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm
vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng
đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và
giữ chính quyền.
Do đó, việc lựa chọn đề tài “Đảng lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh xây
dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 1945-1946. Ý nghĩa
lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc XHCN Việt Nam hiện nay.” vừa có ý nghĩa về lịch sử lẫn thực tại.

1


NỘI DUNG
I. CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH
QUYỀN CÁCH MẠNG TRƯỚC TÌNH THẾ NGÀN CÂN TREO
SỢI TĨC CỦA VIỆT NAM SAU THÁNG TÁM NĂM 1945
1.1. Hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng Tháng Tám
Ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
long trọng tun bố trước toàn thể quốc dân, đồng bào và thế giới về sự ra đời
của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với những quyền dân tộc cơ bản của
một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đây là thành quả của tinh thần quật
cường, khao khát tự do, độc lập; sự nỗ lực phi thường của một dân tộc anh
hùng không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, dù chúng có mạnh đến

đâu chăng nữa. Tuy nhiên, ngay sau khi thành lập, chính quyền Cách mạng
Việt Nam phải đối phó với một tình thế hết sức hiểm nghèo, bởi sự hồnh
hành của nạn “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm1 đang trực tiếp đe dọa
sự tồn vong của dân tộc và nền độc lập nước nhà. Trong khi đó, hệ thống
chính quyền từ Trung ương đến cơ sở mới thành lập cịn chưa được hồn
thiện trên phạm vi cả nước. Quân đội thường trực đang trong quá trình xây
dựng, trình độ tác chiến cịn nhiều hạn chế, vũ khí, trang bị thơ sơ và thiếu
thốn (chủ yếu là giáo mác, dao găm, mã tấu và một số súng trường, súng
máy). Nguy hiểm hơn là chỉ sau 03 tuần Ngày Lễ Độc lập của dân tộc, quân
Pháp đã trở lại xâm lược Việt Nam một lần nữa. Điều đó cho thấy, lãnh đạo
nhân dân giành được chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền cách mạng
và bảo vệ nền độc lập của đất nước trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” đối
với Đảng ta càng trở nên khó khăn gấp bội.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá chính xác tình hình thế giới, khu vực,
nhất là những nguy cơ, thách thức lớn trong nước, Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời hoạch định đường lối chính trị đúng đắn, giữ
vững nguyên tắc chiến lược và linh hoạt trong sách lược, lãnh đạo cách mạng
2


Việt Nam vượt qua mn vàn khó khăn, giữ vững chính quyền cách mạng,
bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của đất nước trong những năm đầu mới
thành lập.
1.2. Chủ trương, đương lối của Đảng và chính quyền cách mạng
Thành cơng đó của Đảng đã khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn,
sáng tạo và sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện đường lối cách mạng một cách xuất
sắc, nổi bật một số nội dung chủ yếu sau:
1.2.1. Xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả bộ máy chính quyền nhà nước
dân chủ từ Trung ương đến địa phương
Để giữ vững và phát huy thành quả cách mạng vừa giành được, một

trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Đảng ta xác định là: xây
dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung ương đến địa phương
phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước. Bởi lẽ, hệ thống chính quyền
mạnh khơng chỉ có khả năng tự bảo vệ mình và khẳng định sự hiện diện của
một chính thể quốc gia độc lập, mà còn là cầu nối thực thi thắng lợi đường lối
chính trị của Đảng. Theo đó, ngay sau khi trở về Thủ đô, dưới sự lãnh đạo của
Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam đã
cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Chính
phủ lâm thời đã nhanh chóng tiếp quản, tiến hành đổi mới một số bộ phận chủ
chốt trong bộ máy chính quyền, điều chỉnh chức năng các ban, ngành chuyển
sang phục vụ chính quyền mới. Đặc biệt, ngày 03-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký ban hành Sắc lệnh 41/SL về việc bãi bỏ tất cả cơ quan thuộc Phủ
Tồn quyền Đơng Dương, sáp nhập vào các bộ của Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa. Ở các địa phương, xóa bỏ hồn tồn bộ máy chính quyền cũ,
thay vào đó là Ủy ban nhân dân cách mạng. Tiếp đó, ngày 25-11-1945, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”,
trong đó xác định nhiệm vụ hàng đầu, bao trùm nhất của cách mạng lúc đó là
củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời, đề ra
3


phương hướng lãnh đạo đẩy nhanh việc tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu
Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, xây dựng hệ thống chính quyền
hợp pháp từ Trung ương đến địa phương.
Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, mềm dẻo, một mặt, Trung ương Đảng
chủ trương đưa Đảng vào hoạt động bí mật, tránh sự tập trung cơng kích của
kẻ thù, mặt khác, lãnh đạo Mặt trận Việt Minh và Chính phủ lâm thời kiên
quyết bác bỏ các yêu cầu phi lý của Việt Quốc, Việt Cách; kiên trì, khôn
khéo, nhân nhượng trong thương lượng, tạo sự ổn định để tiến hành thành
công cuộc Tổng tuyển cử (ngày 06-01-1946), bầu ra những đại biểu, đại diện

cho các tầng lớp nhân dân khắp ba miền, tham gia Quốc hội. Sự ra đời của
Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là một thắng lợi lớn của
đường lối củng cố chính quyền cách mạng của Đảng, tạo cơ sở pháp lý về
quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Kết quả đó đã giáng
một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của các thế lực đế
quốc, tay sai.
1.2.2. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh - cơng cụ bạo lực
sắc bén của Đảng, giữ vững chính quyền, bảo vệ Tổ quốc
Trước sự chống phá quyết liệt của thù trong, giặc ngoài, Đảng đã đề ra
đường lối vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang từ lực lượng chính
trị của quần chúng, khẩn trương xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân đủ mạnh, thực sự trở thành lực lượng chính trị trung thành
của Đảng, công cụ bạo lực sắc bén bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước.
Thực hiện chủ trương đó, khắp nơi trên đất nước ta, phong trào luyện tập
qn sự, tìm sắm vũ khí diễn ra sôi nổi. Ở Bắc Bộ và Trung Bộ, những chi đội
giải phóng quân lần lượt ra đời, đến cuối năm 1945 đã phát triển lên 40 chi
đội với 50.000 người. Tháng 9-1945, Bộ Tổng Tham mưu và ngành Quân
giới được thành lập. Tháng 11-1945, Quân giải phóng Việt Nam được đổi
4


thành Vệ quốc đồn (đội qn chính quy của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa), sau đó phát triển thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Cùng với xây dựng lực lượng quân đội, lực lượng công an nhân dân
được xây dựng và củng cố. Với việc thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả
của Sở Liêm phóng Bắc Bộ, các đội danh dự trừ gian, Ban trinh sát diệt ác đã
kịp thời ngăn chặn, trừng trị các phần tử phản cách mạng, ra mặt chống đối
chính quyền nhân dân. Ở Trung Bộ thành lập các sở Trinh sát, ở Nam Bộ là
Quốc gia tự vệ cuộc3. Ngày 21-02-1946, Việt Nam Công an vụ được thành
lập với nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập thơng tin liên quan đến an toàn quốc gia,

đề xuất thực thi những biện pháp để đề phòng và bảo đảm an ninh trong nước.
Ngày 08-4-1946, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định 131/BNV, quy định cơ cấu,
tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ của Công an vụ.
1.2.3. Thực hiện tốt chủ trương về công tác đối ngoại
Lê–nin chỉ rõ: nếu có lợi cho cách mạng thì dù phải thỏa hiệp với kẻ
thù, chúng ta cũng phải thỏa hiệp. Thấu triệt quan điểm đó. Đảng đã bình tĩnh
đánh giá chính xác tình hình, nhận định đúng âm mưu, thủ đoạn của từng đối
tượng, từng kẻ thù, đề ra đối sách phù hợp, nhằm “Cố gắng đạt được thỏa
hiệp để cứu chính quyền nhân dân khỏi bị tiêu diệt, tranh thủ được thời gian
để tập hợp được lực lượng và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu quyết liệt chống
bọn thực dân”4. Theo đó, đối với Quân đội Trung Hoa dân quốc, dưới danh
nghĩa quân Đồng minh vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật,
nhưng lại không giấu giếm ý định “Diệt Cộng, cầm Hồ”, Đảng đã chủ trương
giao thiệp “Hoa - Việt thân thiện”, tránh xung đột, hịa hỗn với chính quyền
Trung Hoa dân quốc, nhân nhượng nhiều yêu sách về chính trị và kinh tế đối
với đội quân Trung Hoa dân quốc và thế lực tay sai của chúng.
Đối với thực dân Pháp, Đảng ta xác định, đây là kẻ thù chủ yếu của dân
tộc, nên ngay từ khi chúng theo chân quân Anh vào miền Nam, lực lượng vũ
5


trang cách mạng miền Nam đã tích cực chiến đấu, kiên quyết ngăn chặn các
đợt tiến công mở rộng vùng lấn chiếm của địch. Tuy nhiên, để tránh một cuộc
chiến tranh nổ ra sớm trong bối cảnh chính quyền cách mạng vẫn còn đang
trong giai đoạn “trứng nước”, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương
ký Hiệp định sơ bộ (06-3-1946) và bản Tạm ước (14-9-1946) với Pháp. Các
văn bản đó đã buộc thực dân Pháp, dù muốn nhanh chóng thực hiện ý định
mở rộng xung đột ra miền Bắc, nhưng phải mất hơn 09 tháng sau (đến cuối
tháng 12-1946), chúng mới tìm cách làm bùng nổ cuộc chiến tranh trên phạm
vi cả nước.

II. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, RÚT KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BẢN
THÂN
2.1. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng
2.1.1. Ý nghĩa lịch sử
Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã
hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông
bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thơng qua và ban hành.
Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, tịa
án, các cơng cụ chun chính như Vệ quốc tồn, Cơng an nhân dân được thiết
lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên
hiệp quốc dân Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội
Việt Nam được thành lập.
Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu
đói, xóa bỏ các thứ thuế vơ lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây
dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm
6


1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định
và có cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc "Cụ Hồ" được phát hành. Đã mở lại
các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân
xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và
tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sơi nổi.
Cuối năm 1946, cả nước đã có thêm 2.5 triệu người biết đọc, biết viết.
Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng
đánh chiếm Sài Gịn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ,
Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát

động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh
ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ
kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân
đội. Tưởng tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng
chổng Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tường ký Hiệp ước Trùng Khánh (28-21946), thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền
Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hào hoãn, dàn xếp với Pháp để
buộc quân Tưởng phải rút về nước. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán
ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô, Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân
dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
2.1.2. Một số bài học kinh nghiệm
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học quý báu, nổi bật
là:
Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu
chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững
hồn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng
đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ,
xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh
7


dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ
chính quyền.
Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết
chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ
mạnh, thu hút được đơng đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so
sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách
mạng đến thành cơng. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa
chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng
lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng
và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà

nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết
định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi
nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng
tháng 3-1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân
lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13-8-1945. Cũng nhờ
chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám
được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi
cả nước trong thời gian ngắn.
2.2. Rút kinh nghiệm bản thân
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người cán bộ, đảng viên vì lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dám xả thân mình để hoạt động
cách mạng. Họ tuyên truyền, vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng đấu
tranh. Sau khi cách mạng thành công, nhất là trong cách mạng XHCN, đảng
viên, cán bộ thường được giao các cương vị cơng tác "có chức có quyền". Từ

8


đó, xuất hiện khơng ít "quan cách mạng" như Bác Hồ đã cảnh báo từ những
ngày đầu của chính quyền cách mạng.
Là một sinh viên trờng Đại học Kinh tế TP.HCM, em rút ra bài học
rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người cán bộ, đảng viên và sinh viên đều
cần nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu. Những nơi địi hỏi phải hy sinh,
khó khăn gian khổ thì "đảng viên, sinh viên đi trước, làng nước theo sau".
Trong đồn biểu tình, cán bộ, đảng viên và sinh viên đi hàng đầu. Trong chiến
đấu, đảng viên, sinh viên xung phong lên phía trước. Đảng viên ln nêu
gương sáng dẫn dắt, cổ vũ quần chúng đi theo cách mạng.


9


KẾT LUẬN
Bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước những thuận lợi, thời cơ,
nhưng đồng thời cũng có khơng ít khó khăn, thách thức. Bài học về nắm bắt
thời cơ và vận dụng sáng tạo thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm xưa vẫn
không ngừng được phát huy, tỏa sáng, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc
để nhân dân ta vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một nước trước Đổi mới cịn khủng
hoảng, trì trệ, lưu thơng phân phối ách tắc, rối ren; hàng hóa, vật phẩm tiêu
dùng khan hiếm; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn; sau Đổi
mới, đã thành một Việt Nam năng động, phát triển, chuyển đổi thành cơng
sang mơ hình và cơ chế quản lý kinh tế mới, có mức tăng trưởng kinh tế cao
liên tục trong nhiều năm; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại giao của Việt Nam
ngày càng rộng mở và nâng cao, được đánh giá là quốc gia có mơi trường
chính trị ổn định, an ninh và an toàn, là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư
quốc tế.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập I (1930- 1954), quyển 2 (19451954), Nxb. CTQG, H. 2018, tr. 116.
2. F.Cô-bê-lép - Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành
chính, H. 2010, tr. 404
3. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 42, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội 2005, tr. 364.
4. V.I.Lênin, Tồn tập, tập 29, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội 2005, tr. 239.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.
57.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.
59.

11



×