Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 2 ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI TẬP ĐOÀN PIONEER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 2
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG MARKETING MIX TẠI TẬP ĐOÀN
PIONEER

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Minh Luân
Sinh viên thực hiện: Trần Hiếu Thiện
Khóa: 07
Lớp 07DHQT4

TP Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2019
i


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 2
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG MARKETING MIX TẠI TẬP ĐOÀN
PIONEER
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Minh Luân
Sinh viên thực hiện: Trần Hiếu Thiện
Khóa: 07
Lớp 07DHQT4

TP Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2019
ii




LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài đồ án học phần 2 này do em cài đặt, cấu hình và nghiên
cứu dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Minh Luân.
Để hoàn thành đồ án học phần này, em đã sử dụng những tài liệu ghi trong mục
tài liệu tham khảo, ngồi ra khơng sử dụng bất cứ tài liệu nào khác.
Nếu sai, em sẽ chịu trách nhiệm.
Tp.HCM, Ngày…Tháng…Năm 2019
(SV Ký và ghi rõ họ tên)

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ
lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại
trường đến nay, nhờ q Thầy Cơ và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dạy cho em
nên em học được rất nhiều điều về kiến thức, thái độ và cách làm việc hiệu quả.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản Trị
Kinh Doanh – Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Họ là người đã tận tâm với em và truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các
thầy cơ mà đồ án học phần 1 của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Minh Luân – Người đã trực
tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt đồ án học phần 2 này trong thời
gian qua. Đây là lần thứ hai em biết đến đồ án và chính thầy Luân đã tận tâm chỉ bảo
và theo dõi quá trình em làm việc từ tháng đầu tháng 10 đến tận lúc em hoàn thành
đồ án. Đây là một sự trân trọng vô cùng lớn của em dành cho thầy Luân.

Với đồ án học phần 2 lần này, mọi thứ đều rất mới mẻ đối với em nên trong q
trình hồn thiện đồ án, em biết mình cịn hạn chế, bỡ ngỡ rất nhiều nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của
q Thầy Cơ để kiến thức của em về ngành Quản trị kinh doanh được hoàn thiện hơn
đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô rất nhiều.
Tp.HCM, Ngày…Tháng…Năm 2019
Sinh viên thực hiện

Trần Hiếu Thiện
iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên

Trần Hiếu Thiện ........................ MSSV: 2013160242

Khóa: 07
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
TP.HCM. Ngày…Tháng…Năm 2019
(Ký và ghi rõ họ tên)


v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tập đoàn Pioneer

Pioneer

Người chơi nhạc trong các hộp đêm,
DJ

quán bar và các sự kiện lễ hội âm nhạc
điện tử
Máy chơi nhạc điện tử dành cho DJ và

CDJ 2000NXS

Nhà sản xuất của Pioneer
Máy trộn âm thanh dành cho Dj và nhà

DJM 9000NXS

xuất của Pioneer

Denon, Traklor, Numark, Roland

Các đối thủ cạnh tranh của Pioneer

Denon DJ SC5000


Máy chơi nhạc điện tử của Denon

Denon DJ X1800

Máy trộn âm thanh của Denon

Producer

Người sản xuất âm nhạc

Cue, Hot Cue

Là điểm đánh dấu trong một bài hát

Effect (Fx), Sweep Fx

Hiệu ứng tích hợp trên bàn DJ

Rekordbox

Phần mềm chuyên dụng dành cho DJ

EQ, Mixer

Âm tầng của bài hát

Loop, Sample

Hiệu ứng lặp đoạn nhạc trên bàn DJ


Pro Link DJ

Phần mềm kết nối CDJ và DJM

Discount Coupon, Key Code

Các phiếu khuyến mãi dành cho DJ

HDJ, RMX

Tai nghe và bộ điều chỉnh hiệu ứng

Package Ticket

Vé trọn gói
vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh đầu CDJ của Pioneer và Denon..................................... Trang 37
Bảng 2.2 So sánh máy trộn DJM của Pioneer và Denon ........................... Trang 44
Bảng 2.3 Bảng so sánh doanh số của sản phẩm CDJ và DJM năm 20172018 ............................................................................................................ Trang 50
Bảng 2.4 So sánh giá của 2 sản phẩm Pioneer và Denon trên các trang thương mại
trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam ...................................................... Trang 53

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Logo của Pioneer......................................................................... Trang 27
Hình 2.2 Logo của Loop Central ở Việt Nam ............................................ Trang 34
Hình 2.3 Đầu CDJ 2000NXS ..................................................................... Trang 36
Hình 2.4 Denon DJ SC5000 và Pioneer 2000NXS .................................... Trang 37

Hình 2.5 Máy trộn DJM 900NXS .............................................................. Trang 43
Hình 2.6 Máy trộn âm thanh của Pioneer và Denon .................................. Trang 44
Hình 2.7 Denon DJ Prime 4 ....................................................................... Trang 48
Hình 2.8 Chơi DJ trên Ipad ........................................................................ Trang 49
Hình 2.9 DJ sử dụng dàn CDJ và DJM của Pioneer tại hộp đêm .............. Trang 55
Hình 2.10 Hypershop-Shop bán thiết bị dành cho DJ................................ Trang 56
Hình 2.11 Các lễ hội âm nhạc EDM trên thế giới ...................................... Trang 57
Hình 2.12 Các bộ phim mà Pioneer hợp tác với các hãng phim ................ Trang 58

vii


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU VÀ
MARKETING MIX ..................................................................................................4
1.1 Chiến lược định vị thương hiệu .....................................................................4
1.1.1 Giới thiệu về định vị thương hiệu.............................................................4
1.1.1.1 Các khái niệm về thương hiệu .............................................................4
1.1.1.2 Định nghĩa định vị thương hiệu ..........................................................5
1.1.2 Vai trò của định vi thương hiệu ...............................................................5
1.1.3. Quy trình định vị thương hiệu .................................................................5
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến định vị thương hiệu ......................................7
1.1.5 Chiến lược định vị thương hiệu ...............................................................8
1.2 Chiến lược Marketing Mix ...........................................................................10
1.2.1 Giới thiệu về Marketing Mix.................................................................10
1.2.1.1 Các khái niệm về Marketing .............................................................10
1.2.1.2 Vai trò của marketing trong việc quản lý .........................................11
1.2.1.3 Các yếu tố cơ bản của Marketing .....................................................11
1.2.1.4 Quy trình của Marketing ...................................................................12

1.2.2 Khái niệm và vai trò của Marketing Mix ............................................12
1.2.2.1 Các khái niệm về Marketing Mix ......................................................13
1.2.2.2 Tầm quan trọng của chiến lược Marketing Mix trong việc xây dựng
hình ảnh .........................................................................................................13
1.2.2.3 Các chiến lược của Marketing Mix ...................................................13
1.2.2.4 Quy trình của Marketing Mix............................................................15
1.2.3 Mục tiêu của Marketing Mix ..................................................................15
1.2.4 Hệ thống Marketing Mix trong xây dựng sản phẩm .............................16
viii


1.3 Nội dung chính của lập kế hoạch chiến lược Marketing ...........................16
1.3.1 Nội dung chính của lập kế hoạch chiến lược Marketing Mix ..............16
1.3.2 Ưu và nhược điểm của lập kế hoạch Marketing Mix............................19
1.3.2.1 Ưu điểm của lập kế hoạch Marketing Mix ........................................19
1.3.2.2 Nhược điểm của lập chiến lược Marketing Mix ...............................20
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch Marketing Mix ..............22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX
TẠI TẬP ĐOÀN PIONEER ...................................................................................27
2.1 Khái quát chung về tập đoàn Pioneer Coporation ....................................27
2.1.1 Giới thiệu về tập đồn Pioneer ...............................................................27
2.1.2 Q trình hình thành và phát triễn ........................................................27
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh ...............................................................29
2.1.4 Tầm nhìn, triết lý, giá trị cốt lõi, slogan của tập đồn Pioneer.............31
2.1.5 Quy trình làm việc tại tập đồn Pioneer ................................................32
2.1.6 Giới thiệu về máy nghe nhạc kỹ thuật số CDJ 2000NXS tại tập đoàn
Pioneer ..............................................................................................................35
2.1.7 Giới thiệu về máy trộn DJM 900NXS tại tập đồn Pioneer ..................42
2.2. Tình hình kinh doanh hiện nay ...................................................................47
2.2.1 Cơng tác phân tích Marketing Mix 2 sản phẩm tại tập đoàn Pioneer .47

2.2.2 Hoạt động Marketing Mix 2 sản phẩm tại tập đoàn Pioneer................48
2.3 Phân tích thực trạng hoạt động Marketing Mix 2 sản phẩm tại tập đồn
Pioneer ..................................................................................................................51
2.3.1 Tình hình biến động về hoạt động Marketing Mix 2 sản phẩm tại tập
đoàn Pioneer .....................................................................................................51
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động về hoạt động phân tích
Marketing mix tại tập đồn Pioneer ................................................................52
ix


2.3.3 Thực trạng cơng tác phân tích hoạt động Marketing Mix tại tập đồn
Pioneer ..............................................................................................................52
2.4 Đánh giá thực hiện cơng việc........................................................................59
2.4.1 Cơng tác phân tích Marketing Mix tại tập đồn Pioneer ......................59
2.4.2 Công tác hoạt động Marketing Mix tại tập đồn Pioneer .....................60
2.4.3 Thực trạng phân tích hoạt động Marketing Mix tại tập đoàn Pioneer 60
2.5 Đánh giá chung ..............................................................................................61
2.5.1 Ưu điểm của việc phân tích hoạt động Marketing Mix tại tập đồn
Pioneer ..............................................................................................................61
2.5.2 Nhược điểm của việc phân tích hoạt động Marketing Mix tại tập đoàn
Pioneer ..............................................................................................................62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MARKETING
MIX TẠI TẬP ĐỒN PIONEER .........................................................................63
3.1 Định hướng phát triễn của công ty ..............................................................63
3.2 Giải pháp nâng cao chiến lược Marketing Mix............................................65
3.2.1 Giải pháp về chiến lược sản phẩm để nâng cao hiệu quả phân tích
Marketing Mix tại tập đồn Pioneer ...............................................................65
3.2.2 Giải pháp về chiến lược giá cả để nâng cao hiệu quả phân tích Marketing
Mix tại tập đồn Pioneer ..................................................................................66
3.2.3 Giải pháp về chiến lược phân phối để nâng cao hiệu quả phân tích

Marketing Mix tại tập đồn Pioneer ...............................................................66
3.2.4 Giải pháp về chiến lược xúc tiến để nâng cao hiệu quả phân tích
Marketing Mix tại tập đồn Pioneer ...............................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................68

x


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
10 năm trước khi nói về DJ là một cái nghề khá xa lạ ở Việt Nam. Đối với nhiều
người tìm hiểu thì DJ là tên viết tắt của cụm từ Disc Jockey, được hiểu là một người
chuyên làm công việc lựa chọn và phát đi các bản nhạc đã được ghi âm từ trước cho
các đối tượng thính giả nhất định đồng thời điều chỉnh, biến tấu âm thanh cho phù
hợp với các đối tượng thưởng thức âm nhạc khác nhau. Nhìn bề ngoài, dễ cho rằng
DJ là một nghề…nhàn, chỉ cần xoay đĩa, chỉnh mixer lên – xuống là xong. Thực ra
để có thể chơi nhạc một cách hồn chỉnh và chuyên nghiệp, mỗi DJ phải trải qua quá
trình học tập và tự rèn luyện gian khổ. Chuyên môn biểu diễn là điều đương nhiên
mà các DJ cần phải biết nhưng việc lựa chọn các thiết bị để chơi nhạc hay làm nhạc
cũng là một điều rất phổ biến hiện nay. Việc các công ty liên tục đưa ra các thiết bị
để tiện cho việc trình diễn được trên sân khấu trở nên khắc nghiệt hơn. Không chỉ
cạnh tranh về phân khúc thị trường mà cịn làm sao để có thể thu hút khách hàng mua
sản phẩm của mình. Điều đó khiến cho các cơng ty ln phải phân tích và đưa ra các
chiến lược về Marketing để có thể thay đổi cơng ty mình cho tốt hơn
Trong thị trường thiết bị chơi nhạc điện tử thì nổi bật nhất trong đó chính là tập
đồn Pioneer – Tập đồn số 1 trong thị trường thiết bị điện tử tại Nhật Bản và cũng
rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Họ chuyện sản xuất các thiết bị chơi nhạc như loa,
amply và đặc biệt là sản phẩm dành cho các DJ và Producer như dàn CDJ và DJM,
Turntable, Laucherpad, RMX, Hiện tại Pioneer Dj đang thống trị và dẫn đầu trên thị

trường này. Sau bao nhiêu thập kỷ thì Pioneer vẫn là thương hiệu để lại cho biết bao
nhiêu thế hệ DJ trên tồn thế giới.
Đối với một người làm Marketing thì nhận thấy thị trường thiết bị điện tử đã có nhiều
bước cải tiến và cũng đã có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh với nhau. Các
công ty như Denon, Numark, Traklor, Roland đều nhảy vào sản xuất các thiết bị điện
tử dành cho DJ và Producer. Vì sao trong bối cạnh hiện tại là thị trường dành cho dj
gần như bảo hòa cũng như sự xuất hiện các cơng nghệ liên quan đến DJ mà tập đồn
Pioneer cũng như sản phẩm của họ luôn đứng đầu thị trường.
Vì lý do trên, em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động Marketing Mix tại tập đoàn
Pioneer” làm đề tài chính trong đồ án học phần 2 lần này.
1


2. Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu của đề tài
Phân tích hiệu quả của hoạt động Marketing Mix cho sản phẩm CDJ và DJM
tại tập đoàn Pioneer
2.2 Mục tiêu riêng
Xác định các khái niệm về Marketing Mix mà tập đoàn Pioneer áp dụng vào sản
phẩm CDJ và DJM.
Xác định thực trạng phân tích hoạt động Marketing Mix vào 2 sản phẩn CDJ và
DJM tại tập đồn Pioneer
Xác định tính hiệu quả và giải pháp khi phân tích hoạt động 2 sản phẩm CDJ và
DJM tại tập đoàn Pioneer.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tương nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phân tích Marketing Mix sản phẩm CDJ và
DJM
Đối tượng khảo sát: Các DJ và Producer ở Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Địa điểm nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Hoạt động được nghiên cứu: Chủ yếu là phân tích hoạt động Marketing Mix khi
áp dụng vào 2 sản phẩm CDJ và DJM tại tập đoàn Pioneer.
Thời gian nghiên cứu: 2 năm 2017-2018
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng cho mục tiêu thứ 1 là phương pháp phân tích và tổng hợp
lý thuyết. Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các văn bản,
tài liệu khác nhau về một chủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng
mặt về lịch sử thời gian nhằm hiểu chúng một cách đầy đủ, toàn diện và phát hiện ra
những xu hướng mới, thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
2


Phân tích tổng hợp lý thuyết là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận
thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để tạo thành một hệ thống lý thuyết mới
đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu và hồn thiện tài liệu có tính khái quát hơn
tài liệu đã có.
Phương pháp sử dụng cho mục tiêu thứ 2 là phương pháp quan sát và phương
pháp điều tra. Phương pháp quan sát là phương pháp tri giác đối tượng một cách có
hệ thống để thu nhập thông tin về đối tượng. Phương pháp điều tra là phương pháp
dùng hệ thống các câu hỏi (hoặc bài tốn) đặt ra cho nhiều người để thu thập thơng
tin khách quan nhằm biết được ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng cho mục tiêu thứ 3 là phương pháp phân tích và tổng kết
kinh nghiệm. Phương pháp phân tích và tộng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên
cứu xem xét lại những thành quả của hoạt đông thực tiễn trong quá khứ để rút ra
những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học. Tỏng kết kinh nghiệm thường
thường hướng vào nghiên cứu diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện và nghiên
cứu giải pháp thực tiễn đã áp dụng để tìm ra các giải pháp hồn hảo nhất.
5. Ý nghĩa đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học

Hệ thống hóa cơ sỏ lý thuyết về chiến lược Marketing Mix, giúp cung cấp thông
tin và tài liệu cần thiết cho nhà hoạch định.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Hiểu rõ bản chất của 2 sản phẩm CDJ và DJM vào việc áp dụng phân tích hoạt
động Marketing Mix tại tập đoàn Pioneer.
Đề ra giải pháp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả phân tích hoạt động
Marketing cho sản phẩm CDJ và DJM tại tập đoàn Pioneer.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo thì chia ra 3 phần
Chương 1: Cơ sở lý luận về định vị thương hiệu và Marketing Mix
Chương 2: Thực trạng phân tích Marketing Mix tại tập đồn Pioneer
Chương 3: Giải pháp cho thực trạng phân tích Marketing Mix tại tập đoàn
Pioneer
3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
VÀ MARKETING MIX
1.1 Chiến lược định vị thương hiệu
1.1.1 Giới thiệu về định vị thương hiệu
1.1.1.1 Các khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu là một sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức, có tên gọi, nhận diện và uy
tín đã được cơng nhận. (Simon Anholt).
Thương hiệu có thể hiểu như tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối
hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (Philip Kotler).
Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình
vẽ hay tổng thể các yếu tố nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một
(hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân
biệt các sản phẩm dịch vụ đó so với đối thủ cạnh tranh. (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ

- AMA).
Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vơ hình) đặc biệt để nhận biết một
sản phẩm dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một
tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về
sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ
nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới- WPO).
Thương hiệu là một tài sản vơ hình quan trọng đối với doanh nghiệp lớn và
chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị doanh nghiệp (Hendi Cohen).
Thương hiệu là lý do để chọn của khách hàng (Blue Focus Marketing).
Thương hiệu là những gì để lại trong tâm trí của khách hàng thơng qua bản sắc
của mình (Cheryl Burgess).
Thương hiệu là một bản sắc được biết đến của một công ty về các sản phẩm và
dịch vụ họ cung cấp nhưng cũng là bản chất của những gì cơng ty đại diện cho dịch
vụ và các mối quan tâm khác về cảm xúc, không hữu hình của người tiêu dùng.
(Donan Autonucci).
4


Dựa vào các khái niệm của các tác giả thì khái niệm của ơng Philip Kotler
Thương hiệu có thể hiểu như tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối
hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (Philip Kotler).
1.1.1.2 Định nghĩa định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản
phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong
tâm trí khách hàng (Philip Kolter).
Định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi
vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách
hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”. (Marc Filser).
Nói tóm lại, giống như con người cần vị thế trong xã hội để được tơn trọng và

khẳng định bản thân thì thương hiệu cũng cần được định vị để khẳng định sản phẩm
của thương hiệu cũng như khẳng định sức ảnh hưởng của cơng ty đối với thương hiệu.
1.1.2 Vai trị của định vi thương hiệu
Nhận dạnh đối thủ trên thị trường.
Quyết định vị trí của nhà cung cấp so với đối thủ.
Tìm kiếm khoảng trống của thị trường.
Phát triễn một đề xuất bán hàng độc đáo.
Giao tiếp với khách hàng.
Định vị thương hiệu đặt ra mục tiêu là tạo cho thương hiệu hình ảnh riêng so
với các thương hiệu khác. Dù ở hình thức nào, thương hiệu cũng phải có nét riêng
tách biệt, giúp khách hàng phân biệt với những sản phẩm cùng loại.
Việc định vị thương hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn
hiệu và xây dựng thương hiệu.
Đối với doanh nghiệp thì việc định vị thương hiệu được cho là thành hay bại
trong việc bán hàng và khẳng định trong phân khúc thị trường mục tiêu của mình.
1.1.3. Quy trình định vị thương hiệu
5


Quy trình định vị thương hiệu giúp nhanh chóng tạo nên sự khác biệt khi so
sánh tương quan giữa các thương hiệu hay sản phẩm trong cùng phân khúc thị trường
trong tâm trí khách hàng. Làm thế nào để biết rõ cơng ty hoặc doanh nghiệp của mình
nên áp dụng chiến lược định vị thương hiệu thế nào cho phù hợp?
Gồm 5 bước trong quy trình định vị thương hiệu:
Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu (hay thị trường mục tiêu) được hiểu là tập hợp các cá nhân
hay nhóm người mà sản phẩm hướng tới. Nói cách khác họ sẽ là người có thể bỏ tiền
ra mua sản phẩm. Vì vậy việc xác định đúng đối tượng này sẽ giúp cho cơng tác định
vị chính xác hơn.
Muốn biết chi tiết chân dung khách hàng mục tiêu của mình, nhà thiết kế định

vị có thể dựa trên cơng tác phân tích 5 W:
- Who: Ai sẽ là người mua? Ai sử dụng ? Ai gây ảnh hưởng ? …
- What: Họ tìm kiếm điều gì ở sản phẩm ?
- Why: Tại sao họ quan tâm tới điều đó ? Họ mua để làm gì ?
- Where: Họ ở đâu ? Thuộc tầng lớp nào ? Địa điểm mua sắm nào gần gũii với
họ?
- When: Họ mua khi nào? Vào dịp nào ?
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp này cũng có thể là đối tượng của doanh
nghiệp khác. Mà bản chất của định vị là tạo “cá tính” cho sản phẩm trong tâm trí của
người tiêu thụ. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu phương án định vị của đối thủ
trước khi quyết định lựa chọn hướng đi của riêng mình.
Các nghiên cứu có thể tập trung vào đo lường sự cảm nhận của khách hàng về
các sản phẩm hiện có, so sánh tồn diện các đặc tính thương mại, kỹ thuật… và xác
định sự khác biệt của mình trong mối tương quan đó.
Bước 3: Nghiên cứu các thuộc tính sản phẩm
Tất cả những thuộc tính nào có ảnh hưởng tới quyết định mua của khách
hàng đều cần phải được nghiên cứu cẩn thận, từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra ” kẽ hở ”
6


để tiến hành định vị. Có thể phân tích các thuộc tính dựa vào hai trục chính: cơng
dụng cấu tạo (hiệu quả nổi bật, thành phần nguyên liệu, công nghệ sản xuất…) và
dịch vụ thuơng mại (chế độ bảo hành, điều kiện thanh tốn, chính sách hậu mãi….).
Từ kết quả này, nhà thiết kế chiến lược sẽ lập sơ đồ định vị và tìm kiếm phương án
tối ưu.
Bước 4: Lập hồ sơ định vị xác định tiêu thức định vị
Sơ đồ định vị là những trục tọa độ thể hiện giá trị của các thuộc tính khác nhau
mà nhà nghiên cứu có thể dựa vào đó xác định vị trí sản phẩm của mình trong tương
quan với đối thủ cạnh tranh.

Thường người ta lập sơ đồ định vị chủ yếu dựa trên hai trục: giá cả và chất
lượng, có thể được cụ thể hóa bằng một thuộc tính nào đó làm cho sự so sánh rõ ràng
hơn.
Bước 5: Quyết định phương án định vị
Sau một loạt các phân tích thuộc tính kể trên, doanh nghiệp cần cân nhắc 2 điều
kiện cơ bản sau đây trước khi đưa ra tiêu thức định vị cuối cùng.
- Mức cầu dự kiến của thị trường: Nếu doanh nghiệp có lợi thế chi phí và muốn
thực hiện chiến lược thống trị về giá thì có thể định vị hướng vào phân khúc lớn và
lấy giá cả làm thế mạnh nổi bật. Ngược lại nếu sử dụng chiến lược tập trung thì các
phân khúc hẹp sẽ là mục tiêu và những thuộc tính khác sẽ phù hợp hơn.
- Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm hiện có trên thị trường: Hai thương hiệu
có thể tạo nên cảm nhận giống nhau ở người tiêu dùng nhưng ít nhất cũng có sự khác
biệt về cách thức sử dụng. Vì vậy có thể định vị một thương hiệu khác với đối thủ
nhờ vào đặc tính này (ví dụ cà phê phê buổi sáng, cà phê sau bữa ăn, cà phê dành cho
người sành điệu…).
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến định vị thương hiệu
Các yếu tố được sử dụng để thể hiện, đại diện và xác định, phân biệt thương
hiệu.Việc sử dụng nhất quán các yếu tố thương hiệu trong tất cả các chương trình tiếp
thị giúp truyền đạt
Đặc tính thương hiệu đến thị trường. Tên thương hiệu, logo, slogan, âm thanh
và đặc tính là tất cả các ví dụ về các yếu tố ảnh hưởng đến định vị thương hiệu.
7


Các yếu tố thương hiêu mong muốn nên có càng nhiều đặc điểm sau càng tốt:
Có ý nghĩa (Nghĩa là cho phép khách hàng hiểu được ý nghĩa của thương hiệu
một cách hiệu quả như là nhân vật thương hiệu).
Đáng nhớ.
Có thể bảo vệ (Nghĩa là có thể đăng ký hợp pháp).
Thích nghi (Nghĩa là có thể được cập nhật để duy trì, tăng cường khả năng ghi

nhớ và ý nghĩa, v.v.).
Có thể chuyển nhượng (Nghĩa là đa văn hóa; hoặc trên các danh mục sản phẩm)
1.1.5 Chiến lược định vị thương hiệu
Định vị dựa vào chất lượng:
Sự cảm nhận về chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng của thương
hiệu và có thể được kết hợp với một trong những cách dưới đây.
Chất lượng hay cảm nhận về chất lượng đều xuất phát từ cảm nhận của người
tiêu dùng. Khi đã lấy được lòng tin của khách hàng về chất lượng, doanh nghiệp sẽ
gặt hái thành công khi xây dựng thương hiệu. Theo Al Reis và Laura Reis, cách tốt
nhất để khẳng định chất lượng là thu hẹp định vị của sản phẩm hay thương hiệu. Khi
đó sản phẩm hay thương hiệu sẽ mang tính đặc thù, riêng biệt hơn là tính chung
chung, đại chúng. Tất nhiên những thương hiệu sản phẩm mang tính đặc thù sẽ được
cho là có “đẳng cấp”, “chất lượng hơn” so với những thương thiệu mang tính chung
chung.
Định vị dựa vào giá trị:
Dù đã có thời điểm khi những sản phẩm được cho là có giá trị “tốt” đều được
đánh đồng với giá rẻ, quan niệm này ngày nay đã thay đổi. Ngày càng có nhiều thương
hiệu có giá trị ra đời. Dựa vào lợi thế là giá trị của sản phẩm và dịch vụ để định vị
thương hiệu. Ví dụ là Southwest Airlines là một ví dụ điển hình về một thương hiệu
vừa có thể đưa ra mức giá rẻ nhưng vẫn duy trì được một hình ảnh thương hiệu mạnh.
Thực tế hầu hết những hãng hàng không lớn khác đều theo chân Southwest giới thiệu
những chuyến bay giá rẻ dưới những thương hiệu mới hay thương hiệu được liên kết.
Định vị dựa vào tính năng:
8


Phương pháp sử dụng những tính năng sản phẩm, dịch vụ để tạo sự khác biệt
cho thương hiệu được rất nhiều marketer vận dụng. Lợi thế của phương pháp này là
thông điệp đưa ra rất cụ thể, rõ ràng và dễ lấy được sự tin tưởng của khách hàng khi
đưa ra được những thông số thực về sản phẩm. Tuy nhiên, định vị dựa vào tính năng

sẽ dễ dàng mất tác dụng nếu đối thủ tung ra những sản phẩm có chức năng mới và ưu
việt hơn.
Định vị dựa vào mối quan hệ:
Một trong những phương pháp hiệu quả thu hút sự quan tâm của người tiêu
dùng dành cho thương hiệu là tạo ra thơng điệp định vị có sự cộng hưởng với người
tiêu dùng. Ví dụ, thương hiệu giầy Sketchers (giày chơi quần vợt) tạo cho người mang
cảm giác rất thích thú. Thương hiệu máy tính Apple, khi bị mất dần thị phần, đã bắt
đầu kêu gọi người sử dụng giải phóng chính họ khỏi chiếc PC (máy tính cá nhân) và
hãy “Suy nghĩ khác”. Những thương hiệu trên đã định vị dựa vào những khách hàng,
không phải dựa vào sản phẩm họ cung cấp.
Định vị dựa vào mong ước:
Đây là những lời mời gọi khách hàng tới những nơi họ muốn, trở thành con
người họ yêu thích hay đạt được một trạng thái tinh thần họ mong muốn.
Ví dụ điển hình là Dove: Từ xưa đến nay các chuyên gia tiếp thị và quảng cáo
luôn biết rằng những người mẫu họ sử dụng trong quảng cáo không thực sự thể hiện
đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc biệt trong ngành chăm sóc sắc đẹp và thời
trang, thế nhưng tại sao họ không dùng “người thật việc thật”? Lý do đơn giản chỉ vì
điều họ đang bán chính là ước mơ hoặc chí ít là những gì họ nghĩ phụ nữ đang mơ
tưởng đến. Dove đã quyết định nói khơng với cách thức quảng cáo truyền thống và
chọn những “người mẫu” giống với khách hàng của mình nhất. Quả thật, đây là nước
cờ thơng minh và Dove có thể tận dụng khai thác ý tưởng này theo nhiều cách khác
nhau.
Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp
Như tên gọi, chiến lược định vị này cho khách hàng thấy những vấn đề khiến
họ đau đầu sẽ sớm được giải quyết khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ thịt đông
lạnh sẽ giảm thời gian chế biến xuống chỉ cịn vài phút so với thịt thơng thường. Các
9


công ty cung cấp bột giặt và các chất tẩy rửa thường xuyên sử dụng chiến lược định

vị trên.
Định vị dựa vào đối thủ:
Chiến lược này giúp định vị thương hiệu dựa trên những yếu tố được so sánh
giữa nó với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Chính vì vậy, ý tưởng này nhiều khi bị cho
là dư thừa nhưng rất nhiều chiến dịch đã vận dụng chiến lược này. Các thương hiệu
giặt tẩy thường xuyên đối đầu với nhau để chứng tỏ rằng mình có sức mạnh tẩy rửa
tốt nhất.
Định vị dựa vào cảm xúc:
Ẩn dưới nhu cầu mua sắm và tiêu dùng là yếu tố cảm xúc. Chính vì vậy, rất
nhiều marketer tấn cơng vào cảm xúc của chúng ta hay còn gọi là khám phá insight
customer. Việc khách hàng cảm nhận thế nào về thương hiệu thường bắt nguồn từ
nhu cầu hay mong muốn, hay nói cách khác phương pháp đánh vào các yếu tố cảm
xúc hay tâm lý sẽ là cách định vị hết sức hiệu quả…
Định vị dựa trên công dụng:
Một số thương hiệu định vị dựa trên những gì họ mang lại cho khách hàng của
mình. Cơng ty thẻ tín dụng Discover đưa thơng điệp định vị của mình là “It Pays to
Discover”, tạm hiểu là hãy sử dụng thẻ và lấy tiền lại. Discover là một trong những
công ty cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng đầu tiên cho phép người sử dụng hưởng những
quyền lợi về tài chính khi sử dụng thẻ.
1.2 Chiến lược Marketing Mix
1.2.1 Giới thiệu về Marketing Mix
1.2.1.1 Các khái niệm về Marketing
Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu
và mong muốn của họ thông qua trao đổi. (Philip Kotler).
Marketing là một hệ thống các phương pháp sử dụng đồng bộ tất cả các sức
mạnh của một đơn vị tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã dự định (J.C.Woer Ner).
Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế
nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để
10



đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức (theo Hiệp
hội Marketing Mỹ-AMA).
Marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa, tổ chức và kiểm tra những khả năng
câu khách của một công ty cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm
thỏa mãn nhu cầu mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu (Philip Kotler).
Marketing bao gồm sự phân tích thường xuyên nhu cầu, xác định những biện
pháp hay phương pháp thỏa mãn các nhu cầu một cách tối ưu (A.Doxer).
Dựa vào các khái niệm của các tác giả thì khái niệm của ông Philip Kotler là
khái quát nhất.
Marketing là sự phân tích, kế hoạch hóa, tổ chức và kiểm tra những khả năng
câu khách của một công ty cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm
thỏa mãn nhu cầu mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu (Philip Kotler).
1.2.1.2 Vai trò của marketing trong việc quản lý
Marketing đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa khách
hàng và các tổ chức cung cấp cho thị trường. Nó giúp hài lịng các khách hàng bằng
sản phẩm của doanh nghiệp qua quá trình nghiên cứu Marketing, xây dựng, thử
nghiệm sản phẩm dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đồng thời, nhờ
chức năng truyền thông được thực hiện qua việc quảng cáo, PR… Marketing cịn
đóng vai trị cung cấp các thơng tin đến khách hàng, là cơ sở chọn lựa của khách hàng.
Quá trình tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và chăm sóc khách hàng của bộ phận và
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Marketing cịn đóng vai trị xây dựng hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp, mang
lại sự uy tín và sức mạnh cạnh tranh. Khi marketing đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng và bám sát thị trường, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp; Gia tăng doanh
thu. Bởi vậy nó đóng vai trị then chốt quyết định thành công của một doanh nghiệp.
1.2.1.3 Các yếu tố cơ bản của Marketing
Trải nghiệm: Một cơng ty có thể tạo dựng và tiếp thị những kinh nghiệm vốn
có của họ.
Người: Cơng nghệ lăng xê người là một ngành kinh doanh chính.

11


Tổ chức: Các tổ chức làm những việc có tính chất củng cố để xây dựng một
hình ảnh vững mạnh, ưu thế, và độc đáo đối với đối tượng chiến lược. Công ty chi trả
tiền bạc cho các quảng cáo xây dựng hình ảnh cơng ty.
Thơng tin: Thơng tin có thể được sản xuất và tiếp thị như một món hàng: từ
điển, báo chí..
Ý tưởng: Mỗi thị trường đều có những ý tưởng được đưa ra.
1.2.1.4 Quy trình của Marketing
Bước 1 – Research: Nghiên cứu thị trường.
Bước 2 – Segmentation: Phân khúc khách hàng theo khả năng chi trả, họ ở đâu,
lối sống, độ tuổi, giới tính…
Bước 3 – Target Market: Thị trường mục tiêu: Khi nào, bao giờ, địa điểm,
phương pháp phân phối…
Bước 4 – Positioning: Định vị thương hiệu/ phương pháp cạnh tranh khác biệt.
Bước 5 – Marketing Mix: bao gồm 4P hay 7P, đại khái như sau:
Product: Sản phẩm gì? Bao bì ra sao?
- Price: Giá bao nhiêu?
- Place: Phương pháp phân phối sản phẩm – Trade marketing.
- Promotion: Quảng bá hình ảnh, thương hiệu ra sao: Nhận diện, định vị, bán
hàng…
- People: Con người ra sao, nhân lực tay nghề cao, thái độ tốt, trách nhiệm…
- Process: Quy trình bán hàng chuyên nghiệp.
- Physical Evidents: Cơ sở vật chất đẹp, rộng, khang trang, độ phủ tốt…
- Bước 6 – Implementation: Thực thi tạo sản phẩm, phân phối, lập Media
plan,
thực thi marketing, truyền thông…
Bước 7 – Control: Kiểm sốt KPI, chi phí marketing/ doanh thu.
1.2.2 Khái niệm và vai trò của Marketing Mix

12


1.2.2.1 Các khái niệm về Marketing Mix
Marketing mix là sử dụng nhiều công cụ cùng lúc để đạt được mục đích là tiếp
thị trong thị trường mục tiêu. Thơng qua kênh Marketing mix sẽ giúp các nhà
Marketer tìm đúng kênh phân phối và tiếp thị trên thị trường.
Marketing mix được phân loại theo mơ hình 4P gồm có: Product (sản phẩm),
Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến). Ngoài ra Marketing mix được
phân loại theo mơ hình 7P, ngồi 4P trên, các chuyên gia marketing còn đưa ra 3P
khác như: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng
vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị trên thị trường.
1.2.2.2 Tầm quan trọng của chiến lược Marketing Mix trong việc xây dựng hình ảnh
Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vơ hình đó là khối lượng sản xuất
hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vơ
hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số
các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối
lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một
lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống
điều hành máy tính. Một hình ảnh được xây dựng trong tâm trí người tiêu dùng càng
rõ nét và chân thực chứng tỏ việc hoạch định chiến lược Marketing Mix trong việc
xây dựng hình ảnh được thực hiện đúng và có hiệu quả.
1.2.2.3 Các chiến lược của Marketing Mix
Gồm 4 hoặc 7 loại chiến lược tùy theo doanh nghiệp đó là doanh nghiệp sản
xuất hay là doanh nghiệp dịch vụ.
1. Product (Sản phẩm)
Product là 1 trong những thành phần của marketing mix đầu tiên trong chuỗi
4p. Đó có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vơ hình nào đó. Ví dụ về
các sản phẩm hữu hình có thể là những chiếc xe có động cơ, một chiếc điện thoại
thông minh,hay một chiếc máy sản xuất,…Ví dụ về các sản phẩm vơ hình (dịch vụ)

là dịch vụ như ngành nhà hàng, khách sạn, spa, các dịch vụ du lịch hay các dịch vụ
tín dụng của ngân hàng,…
2. Price (Giá)
13


Giá sản phẩm hay chính là chi phí khách hàng phải bỏ ra để sở hữu/ sử dụng sản
phẩm dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm
và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm. Việc định giá trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức. Nếu
giá sản phẩm được đặt quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán theo số lượng
lớn hơn để thu về lợi nhuận. Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển hướng
sang sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố chính nằm trong chiến lược giá bao
gồm điểm giá ban đầu, giá niêm yết, chiết khấu %, thời kỳ thanh toán,…
3. Place (Phân phối)
Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi
mua bán, trưng bày, giới thiệu. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các
cửa hàng thương mại điện tử trên internet. Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quan
trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không đầu tư, phát triển
kênh phân phối đúng mức có thể làm lãng phí cơng sức quảng cáo, sản xuất sản phẩm
mà khơng đưa ra thị trường thành công.
4. Promotion (Xúc tiến thương mại)
Các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết được
về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được coi là xúc tiến thương mại. Từ ấn
tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao
dịch mua bán thật sự hơn khiến cho việc gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm
năng được hiệu quả.
Các hoạt động ở khâu này gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán
lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên đài
phát thanh,…Với ngân sách lớn hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện tài trợ cho các

chương trình truyền hình hay các kênh phát thanh được đơng đảo cơng chúng theo
dõi, tổ chức các chương trình dành cho khách hàng thân thiết,… để tăng độ nhận biết
thương hiệu với khách hàng đại chúng.
5. People (Con người)
Con người là yếu tố quyết định trong quá trình phân phối dịch vụ vì dịch vụ là
khơng thể tách rời với người cung cấp. Do đó, một nhà hàng được biết đến nhiều vì
14


thực phẩm của nó cũng như dịch vụ do nhân viên cung cấp. Điều này cũng đúng với
các ngân hàng và cửa hàng bách hóa. Do đó, đào tạo dịch vụ khách hàng cho nhân
viên đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho nhiều tổ chức hiện nay.
6. Process (Quy trình cung ứng)
Quá trình phân phối dịch vụ là rất quan trọng vì nó đảm bảo việc cùng tiêu chuẩn
dịch vụ được phân phối nhiều lần cho khách hàng. Do đó, hầu hết các cơng ty đều có
dịch vụ tốt nhất để đem đến những trải nghiệm chân thực cho khách hàng. Thực hiện
tốt quy trình này sẽ giảm thiểu được các sai sót, phối hợp hiệu quả cung ứng sẽ thu
về phản ứng tốt từ phía khách hàng.
7. Physical Evidence (Điều kiện vật chất)
Vì dịch vụ là vơ hình, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ cố gắng kết hợp các yếu
tố hữu hình nhất định để nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, có những tiệm
làm tóc đầu tư vào thiết kế tốt khu vực chờ đợi, thường xuyên nâng cấp với các tạp
chí và ghế sofa sang trọng cho khách hàng quen đọc và thư giãn trong khi chờ đến
lượt mình. Các nhà hàng đầu tư rất nhiều vào thiết kế và trang trí nội thất của họ để
mang lại trải nghiệm hữu hình và độc đáo cho khách hàng của họ.
Trong doanh nghiệp sản xuất chủ yếu gồm 4P: Product, Price, Place, Promotion.
Trong doanh nghiệp dịch vụ thì gồm 7P: Product, Price, Place, Promotion,
People, Process, Physical Evidence.
1.2.2.4 Quy trình của Marketing Mix
- Xác định mục tiêu

- Phân tích thị trường
- Hoạch định chiến lược Marketing Mix
- Xây dựng đề xuất giá trị
- Lập kế hoạch thực hiện
- Đánh giá và rút kinh nghiệm.
1.2.3 Mục tiêu của Marketing Mix

15


×